Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn giải pháp bước đầu trong việc xây dựng trường điển hình đổi mới dạy học ngo...

Tài liệu Skkn giải pháp bước đầu trong việc xây dựng trường điển hình đổi mới dạy học ngoại ngữ theo đề án nnqg 2020 ở trường thpt dương quảng hàm

.DOC
27
1780
91

Mô tả:

Phần 1 LÝ LỊCH ĐỀ TÀI KHOA HỌC 1. Tác giả TT Họ tên Chức vụ 1 Nguyễn Văn Thiều Hiệu trưởng 2 Nguyễn Thị Kim Anh Tổ trưởng CM Đơn vị công tác THPT Dương Nhiệm vụ Chủ trì đề tài Cộng sự Quảng Hàm nghiên cứu 2. Tên đề tài khoa học Giải pháp bước đầu trong việc xây dựng trường điển hình đổi mới dạy học Ngoại ngữ theo đề án NNQG 2020 ở trường THPT Dương Quảng Hàm Phần 2 NỘI DUNG ĐỀ TÀI A. Phần mở đầu 1. Đặt vấn đề 1.1. Thực trạng đòi hỏi có giải pháp mới Từ nhiều năm qua chất lượng dạy và học Ngoại ngữ ở các trường phổ thông, trong đó có trường THPT Dương Quảng Hàm còn nhiều hạn chế, chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong nhà trường còn là điểm trũng so với các bộ môn văn hóa khác. Trường THPT Dương Quảng Hàm được Sở Giáo dục Đào tạo chọn, giao nhiệm vụ xây dựng trường điển hình về đổi mới dạy học Ngoại ngữ. Từ những thực trạng nói trên đã thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu đề xuất các giải pháp, hoàn thiện đề tài khoa học: “Giải pháp bước đầu trong việc xây dựng trường điển hình đổi mới dạy học Ngoại ngữ theo đề án NNQG 2020 ở trường THPT Dương Quảng Hàm” 1.2.Ý nghĩa, tác dụng của giải pháp mới Làm chuyển biến tích cực chất lượng dạy học môn Tiếng Anh của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực giao tiếp. Xây dựng nhà trường trở thành đơn vị tiên phong, đi đầu trong việc đổi mới về hình thức, nội dung dạy học, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo hỗ trợ dạy học Ngoại ngữ, khai 1 thác hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học. Giúp học sinh tự tin sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp, hướng tới đạt chuẩn năng lực đầu ra theo quy định của chương trình Tiếng Anh thí điểm, thiết lập mô hình đổi mới toàn diện dạy học Ngoại ngữ để nhân rộng đến các trường phổ thông trong địa bàn tỉnh Hưng Yên. 1.3.Phạm vi nghiên cứu của đề tài Từ thực trạng hoạt động dạy và học ngoại ngữ ở trường THPT Dương Quảng Hàm trong khuôn khổ xây dựng trường điển hình đổi mới dạy học Ngoại ngữ, các tác giả đã nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm, tham khảo ý kiến chuyên gia, đề xuất các giải pháp mang tính sáng tạo, đột phá trong việc tổ chức hoạt động thiết lập môi trường học tiếng trong nhà trường, kỳ vọng phổ biến và ứng dụng đề tài, chia sẻ kinh nghiệm với các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhiệm vụ đổi mới toàn diện dạy và học Ngoại ngữ theo đề án NNQG 2020. 2.Cở sở khoa học cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp mới 2.1.Cơ sở lý luận 2.1.1.Căn cứ pháp lý nghiên cứu đề tài khoa học, đề xuất các giải pháp mới + Quyết định 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”; + Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 30/8/2012 của UBND tỉnh Hưng Yên về dạy và học Ngoại ngữ đối với giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2020; + Công văn số 2205/BGDĐT-GDTrH ngày 03/4/2013 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn chuẩn bị triển khai dạy học thí điểm Tiếng Anh cấp THPT từ năm học 2013-2014; + Công văn số 11/CV-ĐANN ngày 25/01/2014 của Ban quản lý đề án NNQG 2020 về việc hướng dẫn triển khai nhiệm vụ đề án NNQG 2020 năm 2014; + Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT. 2.1.2.Khái niệm về trường học điển hình; trường điển hình dạy học ngoại ngữ 2 * Khái niệm về trường học điển hình Theo PGS.Tiến sĩ Lê Văn Canh – thành viên Ban nội dung Hội thảo tập huấn thuộc đề án NNQG 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Đại học Vinh năm 2015 về việc xây dựng đơn vị điển hình đổi mới dạy học Ngoại ngữ cho rằng: Trường điển hình đổi mới dạy học Ngoại ngữ cần đáp ứng được các tiêu chí: có chiến lược phát triển năng lực sư phạm và lộ trình thực hiện chiến lược đó; có kế hoạch về các hoạt động phát triển chuyên môn nghiệp vụ; tất cả giáo viên đạt chuẩn về năng lực; cán bộ quản lý tạo điều kiện tối đa cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo chuyên môn; giáo viên hiểu được nhu cầu học tập của học sinh và có cách dạy học đáp ứng nhu cầu đó; quá trình hoạt động dạy và học được các giáo viên chia sẻ, công khai cách dạy, hướng tới mục tiêu giúp học sinh học tập thân thiện có hiệu quả; cán bộ quản lý và giáo viên có sự đồng thuận cao về mục tiêu giáo dục và con đường đạt tới những mục tiêu đó, khuyến khích giáo viên chấp nhận rủi ro để thử nghiệm cách dạy mới, sáng tạo. * Khái niệm về trường điển hình dạy học ngoại ngữ Từ thực trạng, kinh nghiệm công tác quản lý về việc xây dựng trường điển hình, sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia chúng tôi đã nghiên cứu định nghĩa khái niệm và đề xuất: “Trường điển hình về đổi mới dạy học Ngoại ngữ là đơn vị hướng tới thực hiện thành công các tiêu chí, tiêu chuẩn về đội ngũ, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Ngoại ngữ trong môi trường giáo dục mở, nhằm phát triển năng lực Ngoại ngữ của người học, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ và chỉ đạo thực hiện”. * Yêu cầu đối với lãnh đạo quản lý và giáo viên tham gia xây dựng trường điển hình Qua trải nghiệm công tác quản lý, chúng tôi nhận thấy để kỳ vọng xây dựng trường điển hình thì cán bộ quản lý và giáo viên cần đáp ứng các yêu cầu: + Đối với hiệu trưởng và ban giám hiệu: Phải gương mẫu, nhiệt tình, có phương châm hành động “Hãy làm tốt tất cả những gì mà thượng đế đòi hỏi”, thay vì “Hãy làm tốt những gì mà thượng đế ban phát” (Thượng đế như là nhu cầu của xã hội). Yêu cầu cán bộ quản lý phải máu lửa, đam mê, minh mẫn và mượt mà (4M3 máu, mê, minh, mượt). Khi tiếp cận với công tác xây dựng trường điển hình hiệu trưởng và ban giám hiệu nhà trường phải có kế hoạch phát triển chuyên môn nghiệp vụ một cách khoa học, toàn diện, động viên và lôi cuốn cán bộ giáo viên đồng thuận cao trong việc thực hiện kế hoạch, có biện pháp xây dựng môi trường thân thiện, dân chủ, tạo lập sự đồng thuận về mục tiêu chất lượng. Hiệu trưởng và cán bộ giáo viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự giác, không ngừng cải tiến phương pháp, hỗ trợ, tôn trọng lẫn nhau, cởi mở để mọi người sẵn sáng đưa ra những ý kiến khác nhau rồi cùng nhau thống nhất trong hành động. + Đối với giáo viên: Tất cả giáo viên trong nhà trường, đặc biệt là giáo viên Tiếng Anh đều tự giác tự bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực sử dụng Ngoại ngữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một số giáo viên bộ môn Toán, Lý, Hóa, Sinh có năng lực về Tiếng Anh chuyên ngành sẵn sàng tham gia tự bồi dưỡng, đăng ký dạy tự chọn song ngữ các môn khoa học bằng Tiếng Anh. Cán bộ giáo viên trong nhà trường đều yêu trường, yêu nghề, yêu trò và sẵn sàng tiếp nhận, đề xuất với hiệu trưởng và ban giám hiệu trong việc lựa chọn các giải pháp tối ưu xây dựng trường điển hình. 2.2.Cơ sở thực tiễn -Về ưu điểm, trong thời gian qua các trường THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói chung, trong đó có trường THPT Dương Quảng Hàm đã triển khai dạy học Tiếng Anh đảm bảo phân phối chương trình và kế hoạch dạy học, bước đầu đã triển khai đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh; tổ chức hoạt động ngoại khóa cũng như việc khuyến khích học sinh tham gia học và thi trực tuyến trên Internet. Nhà trường đã có những chuyển động tích cực trong dạy học Tiếng Anh theo hướng nâng cao năng lực giao tiếp, đổi mới không gian học tiếng. Từ năm học 2014-2015 theo kế hoạch số 646/SGD&ĐT-ĐANN ngày 13/5/2014 về việc xây dựng trường điển hình đổi mới dạy và học Ngoại ngữ giai đoạn 2014-2020 tỉnh Hưng Yên, Sở Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ cho trường THPT Dương Quảng Hàm xây dựng trường điển hình đổi mới toàn diện dạy và học Ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh, làm mô hình để nhân rộng đến các trường phổ thông khác trong tỉnh. -Về tồn tại, cán bộ quản lý và giáo viên còn có một số nhận thức chưa đầy đủ về đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá môn học Tiếng Anh. Hoạt động thiết lập môi 4 trường học tiếng chưa được quan tâm, chất lượng dạy học Tiếng Anh còn hạn chế. Một số giáo viên Tiếng Anh chưa đáp ứng yêu cầu năng lực, nhận thức đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá còn chậm. Lãnh đạo quản lý có nhiều lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch đổi mới dạy học ngoại ngữ. 2.3.Nội dung các giải pháp được đề xuất * Nhóm giải pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động dạy và học Ngoại ngữ. * Nhóm giải pháp 2: Tích cực xây dựng môi trường học tiếng thông qua các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường, gây hứng thú cho học sinh, rèn kỹ năng nghe nói Tiếng Anh trong môi trường học tiếng. B. Nội dung giải quyết vấn đề 1. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Đề xuất các giải pháp mới, cách làm mới trên cơ sở phân tích, so sánh và đối chiếu với cách làm cũ, chỉ ra những hiệu quả đạt được từ những giải pháp mới có tính khả thi, tác động tích cực đến quá trình dạy học và giáo dục, cải thiện môi trường học Tiếng Anh một cách rõ rệt, làm nền tảng nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, góp phần đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo tinh thần chỉ đạo của Ngành. 2. Mô tả giải pháp của đề tài 2.1. Nhóm giải pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động dạy và học Ngoại ngữ. 2.1.1. Tuyên truyền trong cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh thông qua việc quán triệt các nội dung chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục. Giải pháp này được thực hiện liên tục trong các năm học 2013-2014; 2014-2015 và năm học 2015-2016. 2.1.1.1. Tuyên truyền đến cán bộ giáo viên trong hội nghị công chức, viên chức; trong lễ khai giảng và tổng kết năm học; trong hội thảo khoa học,... a) Cách làm cũ: Hiệu trưởng và ban giám hiệu nhà trường tổ chức hội nghị quản triệt nội dung chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục. Yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch, thực hiện. 5 b) Cách làm mới: Công văn chỉ đạo của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng trường điển hình đổi mới dạy học Ngoại ngữ được nhà trường gửi mail đến ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên Tiếng Anh và giáo viên dạy song ngữ trước khi tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên Tiếng Anh, giáo viên dạy song ngữ truy cập mạng Internet, bổ sung thông tin về việc xây dựng trường điển hình đổi mới dạy học Ngoại ngữ. * Mục đích: Chia sẻ thông tin rộng rãi trong cán bộ giáo viên, tăng cường tính chủ động trong việc đề xuất giải pháp thực hiện chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục. * Nội dung và cách tiến hành: + Bước 1 – Hiệu trưởng chỉ đạo văn phòng nhà trường gửi mail chuyển tiếp nội dung công văn chỉ đạo của các cấp quản lý đến cán bộ giáo viên có liên quan. + Bước 2 – Cán bộ giáo viên nghiên cứu tài liệu + Bước 3 – Hiệu trưởng tổ chức hội nghị quán triệt nội dung chỉ đạo công tác xây dựng trường điển hình trong cán bộ giáo viên. * Hiệu quả: Nâng cao nhận thức trong cán bộ giáo viên về thực hiện chỉ đạo chuyên môn của ngành và lãnh đạo nhà trường, làm cơ sở giúp cán bộ giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn đầy đủ và toàn diện. 2.1.1.2. Tuyên truyền trong phụ huynh học sinh vào các kì họp phụ huynh đầu năm học, giữa kì và cuối năm học; trong hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh và hội nghị phụ huynh học sinh có con em tham gia học chương trình thí điểm a) Cách làm cũ: Ban giám hiệu yêu cầu giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền, quán triệt nội dung dạy và học trong các hội nghị phụ huynh học sinh đầu năm, giữa kỳ và cuối năm học. b) Cách làm mới: Ban giám hiệu tổ chức hội nghị toàn thể phụ huynh theo khối lớp, hiệu trưởng chủ trì việc tuyên truyền, quán triệt nội dung xây dựng trường điển hình đổi mới dạy học Ngoại ngữ. Nhà trường tổ chức tọa đàm về thực hiện chương trình thí điểm Tiếng Anh đối với phụ huynh có con em theo học. * Mục đích: Nâng cao nhận thức đối với cha mẹ học sinh, tạo sự đồng thuận cao giữa nhà trường với cha mẹ học sinh về việc đổi mới dạy học, đặc biệt dạy học Ngoại ngữ theo chương trình mới. * Nội dung và cách tiến hành : 6 + Bước 1 – Hiệu trưởng chủ trì hội nghị toàn thể phụ huynh học sinh theo khối lớp, triển khai và quán triệt các nội dung chỉ đạo xây dựng trường điển hình. + Bước 2 – Hiệu trưởng chủ trì tọa đàm, giải đáp băn khoăn thắc mắc của phụ huynh về việc thực hiện chương trình thí điểm Tiếng Anh, đổi mới dạy học Ngoại ngữ trong nhà trường. * Hiệu quả: Phụ huynh học sinh toàn trường có nhận thức đầy đủ, cùng nhà trường tham gia tuyên truyền về chủ chương xây dựng trường điển hình đổi mới dạy học Ngoại ngữ. Phụ huynh học sinh có con em học chương trình thí điểm an tâm, động viên con em mình, sẵn sàng ủng hộ tinh thần và vật chất, tích cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục. 2.1.1.3. Tuyên truyền đến học sinh trong các giờ chào cờ đầu tuần, trong các giờ sinh hoạt lớp và các hoạt động trải nghiệm a) Cách làm cũ: Đại diện ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm quán triệt nội dung chỉ đạo hoạt động dạy và học trong các giờ chào cờ đầu tuần, giờ sinh hoạt lớp. b) Cách làm mới: Chỉ đạo Thường trực đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm xây dựng và trình diễn các tiểu phẩm với chủ đề xây dựng môi trường học tiếng trong các giờ chào cờ đầu tuần và giờ sinh hoạt lớp. * Mục đích: Nâng cao nhận thức, giúp học sinh chuẩn bị tốt tâm thế tham gia các hoạt động xây dựng trường điển hình đổi mới dạy học ngoại ngữ, hưởng ứng việc xây dựng môi trường học tiếng trong nhà trường. * Nội dung và cách tiến hành : + Bước 1 – Hiệu trưởng nhà trường phổ biến, quán triệt nội dung xây dựng trường điển hình và triển khai kế hoạch tuyên truyền. + Bước 2 – Các lớp, trước hết là lớp học chương trình thí điểm, lớp có nhiều học sinh tham gia học chuyên đề Tiếng Anh chuẩn bị, tập luyện và đăng ký trình diễn các tiểu phẩm ( “lớp học online”;”happy birthday”; “using modern devices in the class”...) với thời lượng từ 7 đến 10 phút vào giờ chào cờ đầu tuần, giờ sinh hoạt lớp. * Hiệu quả: Học sinh phấn khởi, tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền xây dựng trường điển hình đổi mới dạy học Ngoại ngữ. Hiệu quả tuyên truyền nâng cao nhận thức theo nhóm giải pháp 1 được giáo viên, học sinh và phụ huynh phản hồi thông qua phiếu điều tra, thu được kết quả sau: 7 Mức độ tác dụng của việc tuyên truyền xây dựng môi trường Đối Số tượng lượng Giáo viên Học sinh Phụ huynh học tiếng trong nhà trường Rất cần thiết Cần thiết Chưa cần thiết Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số lượng (%) lượng (%) lượng 66 65 98,5 1 1,5 0 0 108 106 98,2 2 1,8 0 0 108 105 97,2 3 2,8 0 0 Tỉ lệ (%) 2.1.2. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực dạy và học. Giải pháp này được thực hiện liên tục từ năm học 2012-2013 đến năm học 2015-2016 a) Cách làm cũ: Ban giám hiệu nhà trường và Ban chấp hành hội khuyến học Dương Quảng Hàm tham gia tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, người con quê hương thuộc vùng tuyển sinh tham gia ủng hộ quỹ khuyến học. b) Cách làm mới: Ban giám hiệu phối hợp với Ban chấp hành hội khuyến học Dương Quảng Hàm thống nhất chủ chương mở rộng đối tượng ủng hộ quỹ khuyến học đối với cựu phụ huynh có con em học tập thành đạt tại trường. Mở rộng quỹ khuyến học Dương Quảng Hàm như quỹ “Tài năng trẻ Dương Trọng Bái”. Tổ chức định kỳ hội nghị khen thưởng học sinh giỏi, học sinh đỗ đại học vào tuần 1 của tháng 10 hàng năm (tháng khuyến học). * Mục đích: Nâng cao nhận thức trong nhân dân, cha mẹ học sinh về công tác xã hội hóa giáo dục. Từ đó huy động các nguồn lực, tài chính xây dựng quỹ khuyến học làm động lực thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần đảm bảo các hoạt động trải nghiệm, xây dựng môi trường học tiếng trong nhà trường. * Nội dung và cách tiến hành : + Bước 1 – Hiệu trưởng phối hợp với chủ tịch hội khuyến học Dương Quảng Hàm xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động các tổ chức cá nhân tham gia ủng hộ tinh thần và vật chất cho quỹ khuyến học Dương Quảng Hàm, quỹ tài năng trẻ Dương Trọng Bái. 8 + Bước 2 – Nhà trường và hội khuyến học Dương Quảng Hàm phân công cán bộ giáo viên và đại diện phụ huynh học sinh vận động các doanh nghiệp, cựu phụ huynh có con thành đạt. Tổ chức hội nghị biểu dương, khen thưởng học sinh giỏi, học sinh đỗ đại học và đại hội khuyến học theo nhiệm kỳ, trong đó có nội dung phát động ủng hộ quỹ. * Hiệu quả: Năm 2012 Hội khuyến học Dương Quảng Hàm tổ chức đại hội khuyến học giữa nhiệm kỳ 2011-2015 đã nhận được sự ủng hộ 297,7 triệu đồng; năm 2014 hội nghị biểu dương khen thưởng học sinh giỏi, học sinh đỗ đại học nhận được sự ủng hộ 130 triệu đồng. Năm 2015 Hội khuyến học Dương Quảng Hàm tổ chức đại hội khuyến học nhiệm kỳ 2015-2020 nhận được sự ủng hộ 312,2 triệu đồng. - Tổng hợp kết quả ủng hộ quỹ khuyến học Dương Quảng Hàm Năm Cán bộ giáo viên Số Số tiền 2012 2014 2015 đại ủng hộ biểu 65 66 71 (Trđ) 25,5 22,2 26,7 Đối tượng tham gia Dòng Doanh nghiệp họ Số Số tiền Dương đại ủng hộ (Trđ) biểu (Trđ) 6 24,0 28,0 10 22,0 15,0 12 35,0 15,0 9 Tổng số tiền Cựu phụ huynh học sinh Số Số tiền đại ủng hộ biểu 450 250 500 (Trđ) 220,2 70,8 235,5 ủng hộ (Triệu VNĐ) 297,7 130,0 312,2 Toàn cảnh đại hội khuyến học Dương Quảng Hàm nhiệm kỳ 2015-2020 2.2. Nhóm giải pháp 2: Tích cực xây dựng môi trường học tiếng thông qua các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường, gây hứng thú học tập cho học sinh, rèn kỹ năng nghe nói Tiếng Anh. 2.2.1. Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực cho giáo viên Tiếng Anh và giáo viên dạy song ngữ các bộ môn Toán, Lý, Hóa. Giải pháp này thực từ năm học 20112012 a) Cách làm cũ: Hiệu trưởng động viên khuyến khích giáo viên Tiếng Anh, giáo viên bộ môn Toán, Lý, Hóa tự bồi dưỡng và tham gia các lớp tập huấn do Sở và Bộ giáo dục đào tạo tổ chức b) Cách làm mới: Lãnh đạo quản lý cùng giáo viên xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, tìm kiếm cơ hội tham gia học tập, bồi dưỡng, tham dự tọa đàm và hội thảo khoa học 10 * Mục đích : Nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ cho giáo viên Tiếng Anh và giáo viên Toán, Lý, Hóa tham gia dạy song ngữ * Nội dung và cách tiến hành : Hiệu trưởng động viên, khuyến khích, tạo điều kiện về thời gian, tinh thần và vật chất cho giáo viên Tiếng Anh và một số giáo viên các bộ môn Toán, Lý, Hóa tham gia tự bồi dưỡng, dự các lớp đào tạo tại các trung tâm Anh ngữ, các khóa bồi dưỡng về đổi mới dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham gia tọa đàm, hội thảo khoa học, dự giờ dạy thử nghiệm theo chương trình mới. Nhà trường thực hiện khuyến khích giáo viên tham gia dạy song ngữ năm học thứ nhất 30.000đ/tiết, năm thứ hai 40.000/tiết, năm thứ ba trở lên 50.000/tiết. * Hiệu quả: Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên Tiếng Anh, giáo viên dạy song ngữ. TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năng lực sau Họ tên bồi dưỡng/ thời điểm Nguyễn Thị Kim Anh Tiếng Anh B1-2011 C1-2013 Hà Thị Thơm Tiếng Anh B2-2011 C1-2013 Lê Thị Huệ Tiếng Anh B2-2011 C1-2013 Nguyễn Thị Hòa Tiếng Anh B1-2011 C1-2015 Học viên cao Vũ Thị Thu Huyền Tiếng Anh B1-2011 học Tiếng Anh Nguyễn Thị Hồng Nhung Tiếng Anh B2-2011 B2-2015 Lê Thị Tiệp Tiếng Anh B1-2011 B1-2015 Phan Thị Kim Ngân Toán TOEFL-2011 B1-2015 Đào Thị Phương Liên Toán B-2011 B1-2014 Nguyễn Thị Hiền Lý B-2011 B1-2014 Nguyễn Thị Khánh Chi Hóa Đã tham gia B-2011 lớp bồi dưỡng Triệu Thị Dịu Hóa của Bộ Qua 04 năm thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực Ngoại ngữ, nhà trường đã Chuyên ngành đào tạo Năng lực/ thời điểm có 04 giáo viên đạt trình độ C1. Đặc biệt đã có 05 giáo viên tự nguyện tham gia dạy chương trình song ngữ các môn khoa học bằng Tiếng Anh. Tuy nhiên còn 02 giáo viên Tiếng Anh chưa đạt trình độ theo yêu cầu, nhà trường có kế hoạch tiếp tục bồi dưỡng kỳ vọng 100% giáo viên Tiếng Anh của nhà trường đạt trình độ C1 vào năm 2018. 11 2.2.2.Tổ chức bồi dưỡng học sinh dự thi chọn học sinh giỏi giải toán bằng Tiếng Anh do Sở giáo dục đào tạo Hà Nội tổ chức thường niên. Giải pháp này được thực hiện từ năm học 2012-2013 đến nay. a) Cách làm cũ: Nhà trường chỉ đạo tổ chức thi chọn học sinh giỏi giải Toán bằng Tiếng Anh theo quy mô cấp trường. b) Cách làm mới: Nhà trường chỉ đạo giáo viên dạy Toán, Tiếng Anh bồi dưỡng, thành lập đội tuyển dự thi chọn học sinh giỏi giải Toán bằng Tiếng Anh cấp trường (Tháng 01 hàng năm) và cấp Sở (Tháng 03 hàng năm) do Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội tổ chức. * Mục đích: Mở rộng cơ hội cho học sinh được tiếp cận với ngôn ngữ chuyên ngành Toán bằng Tiếng Anh, nâng cao năng lực, kỹ năng mềm và giao lưu với học sinh các tỉnh Bạn. Tăng cường nội dung bồi dưỡng năng lực Tiếng Anh chuyên ngành cho học sinh. * Nội dung và cách tiến hành: + Bước 1: Xây dựng kế hoạch, chương trình dạy tự chọn Toán – Anh cho học sinh lớp 10 làm cơ sở bồi dưỡng thành lập đội tuyển. + Bước 2: Chỉ đạo chọn và phân công giáo viên Toán phối hợp với giáo viên Tiếng Anh tham gia chuẩn bị nội dung ôn tập, bồi dưỡng đội tuyển từ tháng 10 (học kỳ 1), hướng tới kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Trường và cấp Thành phố tháng 3 (học kỳ 2). + Bước 3: Hiệu trưởng tổ chức kỳ thi cấp trường, ban hành quyết định thành lập đội tuyển dự thi cấp thành phố (Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội tổ chức) theo chỉ đạo của Sở Giáo dục Đào tạo Hưng Yên và quy chế hội thi. * Hiệu quả : + Đối với nhà trường : Bổ sung giải pháp nâng cao năng lực sử dụng Ngoại ngữ trong việc học tập và nghiên cứu khoa học, giúp giáo viên tiếp cận nội dung dạy học bộ môn Toán kết hợp Tiếng Anh chuyên ngành. + Đối với học sinh : Học sinh được tiếp cận với môi trường học tiếng trong việc học tập, rèn luyện kĩ năng mềm, chia sẻ và mở rộng quan hệ với học sinh các trường phổ thông trong cả nước. Từ năm học 2012-2013 đến nay nhà trường liên tục tổ chức cho học sinh tham dự các kỳ thi chọn học sinh giỏi giải toán bằng Tiếng Anh. 12 Kết quả cuộc thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố ( Sở giáo dục đào tạo Hà Nội tổ chức-HOMC ) của học sinh Dương Quảng Hàm qua các năm học : Số HS đạt giải Số HS Năm học dự thi Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải Tổng số giải KK 2012-2013 05 01 01 01 01 04 2013-2014 05 0 01 0 0 01 2014-2015 05 01 01 03 0 05 2015-2016 05 0 0 01 02 03 Cộng 20 02 03 05 03 13 2.2.3. Sắp xếp thời khóa biểu ngày thứ sáu trong tuần là “Ngày Tiếng Anh” cho các lớp học chương trình thí điểm được thực hiện từ năm học 2015-2016 a) Cách làm cũ: Trước năm học 2015-2016 nhà trường chưa thực hiện sắp xếp thời khóa biểu “Ngày Tiếng Anh” cho học sinh các khối lớp b) Cách làm mới : Trên cơ sở kế hoạch thời khóa biểu thực hiện chương trình dạy học, Ban giám hiệu nhà trường sắp xếp thời khóa biểu định kỳ “Ngày Tiếng Anh” trong tuần. * Mục đích : Học sinh được bổ sung không gian, thời gian tăng cường môi trường thực hành tiếng, làm phong phú nội dung học tập, nghiên cứu khoa học. * Nội dung và cách tiến hành: + Bước 1 : Rà soát chương trình bộ môn, định lượng số tiết dạy tự chọn song ngữ : Toán, Lý, Hóa thực hiện 1tiết/ tuần đối với học sinh học chương trình thí điểm Tiếng Anh 10 + Bước 2 : Sắp xếp thời khóa biểu cố định vào ngày thứ sáu trong tuần Lớp 10A1 10A2 Tiết 1 Toán Tiết 2 Vật Lý song ngữ Vật Lý song ngữ song ngữ Tiếng Anh Tiết 3 Tiết 4 Hóa Học Tiết 5 Sinh hoạt Hóa Học song ngữ Toán lớp Sinh hoạt song ngữ song ngữ lớp Tiếng Anh * Hiệu quả : + Học sinh phấn khởi, tích cực trong việc sử dụng Tiếng Anh trao đổi bài, tiếp cận tài liệu với thầy cô và bạn bè làm phong phú nội dung tiết học. 13 + Giáo viên tăng cường trách nhiệm, bồi dưỡng và tự hoàn thiện nâng cao chất lượng thiết kế và thi công bài giảng phù hợp với đối tượng học sinh, hỗ trợ việc tạo lập môi trường học tiếng trong nhà trường. 2.2.4. Đổi mới nội dung trang trí lớp học, tựa đề Pano sân trường thông qua các danh ngôn, tục ngữ bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh thực hiện từ năm học 2015-2016 a) Cách làm cũ: Các thông tin tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong lớp học, ngoài sân trường chỉ được viết bằng Tiếng Việt. b) Cách làm mới: Các thông tin tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong lớp học, ngoài sân trường được viết bằng hai thứ tiếng : Tiếng Việt và Tiếng Anh. Bổ sung thiết bị dạy học, trang trí nội thất phòng học theo hướng đổi mới. * Mục đích: Tăng cường môi trường học tiếng trong nhà trường, giúp thầy và trò có nhãn quan về không gian Ngoại ngữ nhằm kích thích học sinh hứng thú học tập * Nội dung và cách tiến hành: + Bước 1: Rà soát các thông tin trên pano, khẩu hiệu tuyên truyền và nội thất lớp học + Bước 2: Lập kế hoạch thay đổi nội dung các thông tin tuyên truyền trong lớp học và ngoài sân trường. + Bước 3: Thực hiện nội dung trang trí nội thất lớp học, bổ sung bảng học sinh (05 chiếc / phòng học - kích thước 1,2m x 0,8m) cho hoạt động nhóm; bổ sung thiết bị nghe nhìn hỗ trợ hoạt động đổi mới dạy học. Nội dung trang trí phòng học hướng tới các thông tin cụ thể là: Thầy cô, bạn bè và các ngày lễ, các hoạt động sinh hoạt tập thể bằng Tiếng Anh. Nội dung tuyên truyền ngoài sân trường là những danh ngôn, tục ngữ liên quan đến phẩm chất đạo đức, lối sống và nhân cách học sinh bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh. * Hiệu quả: Thầy và trò có cảm quan mới về không gian môi trường học tiếng. Học sinh tích cực nghiên cứu, thường xuyên bổ sung các thông tin làm giàu nội dung tuyên truyền giáo dục và đặc biệt là thái độ ứng xử với môn học. 14 Panô tuyên truyền ngoài sân trường Hình ảnh trang trí trong phòng học 2.2.5. Tổ chức cho học sinh học tập, rèn luyện kỹ năng mềm tại các trung tâm Anh ngữ và các trường THPT điển hình đổi mới dạy học Ngoại ngữ được thực hiện từ năm học 2013-2014 đến năm học 2015-2016. a) Cách làm cũ: Nhà trường chưa thực hiện kế hoạch giao lưu, chưa tạo điều kiện, cơ hội cho giáo viên và học sinh trao đổi học tập kinh nghiệm với các trung tâm Anh ngữ, với các trường xây dựng điển hình đổi mới dạy học Ngoại ngữ. 15 b) Cách làm mới: Từ năm học 2013 – 2014, đến năm học 2015 – 2106 nhà trường bổ sung vào kế hoạch nhiệm vụ năm học nội dung học tập trao đổi kinh nghiệm, hoạt động trải nghiệm mang màu sắc Anh ngữ. * Mục đích: Tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tăng cường giao lưu, học tập và trao đổi kinh nghiệm trong việc thực hành tiếng, các giải pháp xây dựng môi trường học tiếng, đẩy mạnh chất lượng dạy học Ngoại ngữ trong nhà trường. * Nội dung và cách tiến hành: + Bước 1: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, báo cáo Sở Giáo dục Đào tạo. + Bước 2: Hiệu trưởng phối hợp với các trung tâm Anh ngữ, trường xây dựng điển hình, hội khuyến học, ban đại diện cha mẹ học sinh chuẩn bị nội dung, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu học tập và nguồn kinh phí đáp ứng các hoạt động theo quy định. + Bước 3: Hiệu trưởng ban hành quyết định cử cán bộ giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường; mời đại diện cha mẹ học sinh tham gia giúp việc quản lý học sinh. * Hiệu quả: + Đối với cán bộ quản lý và giáo viên: Phấn khởi tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý, đổi mới dạy học. Thông qua hoạt động trải nghiệm giúp giáo viên mở rộng kiến thức, tầm nhìn; bổ sung các giải pháp xây dựng trường điển hình từ những bài học kinh nghiệm của các đơn vị Bạn. + Đối với học sinh: Hăng hái tích cực ôn tập kiến thức, chuẩn bị nội dung giao lưu, giao tiếp ứng xử thực hành tiếng và đặc biệt giúp học sinh tự tin trong giao tiếp Tiếng Anh với thầy cô và bạn bè ngoài nhà trường. + Các hoạt động trải nghiệm đã thực hiện có hiêu quả tích cực, tạo hiệu ứng tốt trong việc nâng cao chất lượng thực hành tiếng cho giáo viên và học sinh. STT Thời gian 1 Tháng 3/2013 2 Tháng 7/2014 Địa điểm Trung tâm Anh ngữ IGIS Hà Nội Trung tâm văn hóa Mỹ 16 Nội dung Học Demo nâng cao năng lực nghe nói cho học sinh tham gia thi hùng biện Tiếng Anh cấp trường Tham quan, học tập nâng cao năng Tháng 9, 10, 11, 12/2015 3 4 5 6 7 8 9 Tháng 12/2015 - Đại sứ quán Hoa Kỳ lực nghe nói với người bản ngữ Trung tâm Anh ngữ Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm học Washington Hà Nội tiếng, tư vấn du học New Zealand Tọa đàm trao đổi, giải pháp đổi Tháng 10, 11, Trung tâm Anh ngữ 12/2015 Blessing Hưng Yên Tháng 8/2014 Tháng 02/2015 Tháng 9/2015 THPT Lomonoxop Hà Nội mới dạy học, nâng cao năng lực nghe nói Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm dạy học chương trình thí điểm Tiếng Anh Tọa đàm trao đổi, học tập kinh THPT Số 1 Lào Cai nghiệm tổ chức - dạy học chương trình thí điểm Tọa đàm trao đổi, học tập kinh THPT Việt Bắc – Lạng Sơn nghiệm tổ chức - dạy học chương trình thí điểm Liên hoan Anh ngữ lần thứ nhất, Tháng 02/2014 THPT Tháng 01/2016 Lương Sơn – Hòa Bình Tháng 5/2016 THPT Bùi Thị Xuân nghiệm giảng dạy chương trình thí (Dự kiến) Thành phố Đà Lạt điểm 10 và kế hoạch thực hiện lần thứ 2 với trường xây dựng điển hình đổi mới dạy học ngoại ngữ Tọa đàm trao đổi, học tập kinh chương trình lớp 11 17 Trải nghiệm tại trung tâm Anh ngữ IGIS – Hà Nội Trải nghiệm tại trung tâm Văn hóa Mỹ - Đại sứ quán Hoa Kỳ 18 Hội thảo tại THPT Việt Bắc- Lạng Sơn Hội thảo tại THPT số 1 Lào Cai Thầy trò tham gia lớp tập huấn bồi dưỡng tại ĐH Hà Nội 19 2.2.6. Tổ chức hoạt động trải nghiệm nâng cao năng lực nghe, nói Tiếng Anh cho học sinh theo lớp học, theo khối lớp và liên hoan Anh ngữ cấp trường. Giải pháp này được tổ chức thực hiện từ năm học 2014-2015 a) Cách làm cũ: Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động thi hùng biện Tiếng Anh, sân chơi trí tuệ - 02 cuộc/năm học. Tuy nhiên các hoạt động trên chưa được thực hiện liên tục, chưa phát huy hết vai trò của giáo viên, học sinh chưa được tăng cường rèn luyện kỹ năng học tiếng theo quy mô cấp khối lớp, cấp trường. b) Cách làm mới: Tất cả các giáo viên Tiếng Anh và giáo viên dạy song ngữ đều tham gia và phụ trách các nội dung trong kế hoạch tổng thể của nhà trường, trong kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và trong kế hoạch của giáo viên. Ban giám hiệu chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo các cấp độ: giờ học trên lớp, theo khối lớp và liên hoan Anh ngữ cấp trường. * Mục đích: Nâng cao năng lực và kĩ năng xây dựng kế hoạch của giáo viên Tiếng Anh. Huy động toàn thể giáo viên Tiếng Anh và giáo viên dạy song ngữ trực tiếp tham gia các hoạt động trải nghiệm, sử dụng ngoại ngữ cho học sinh trong môi trường mở, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. * Nội dung và cách tiến hành: Học sinh tiếp cận với các hình thức trải nghiệm bằng Tiếng Anh: Hùng biện, sân chơi trí tuệ, văn hóa ẩm thực, văn hóa lễ hội, văn hóa tình yêu tiền hôn nhân, giới thiệu di tích lịch sử, hoa cây cảnh và các sản vật của địa phương được tổ chức theo quy mô: + Trải nghiệm trên lớp học: Hướng tới các hoạt động như tổ chức sinh nhật giáo viên và học sinh, kỷ niệm các ngày lễ (Ngày quốc tế phụ nữ, ngày phụ nữ Việt Nam, lễ hội Hallowen,...), các chủ đề liên quan đến thầy cô và mái trường, tệ nạn xã hội, các vấn nạn học sinh hay mắc phải, thi hùng biện tranh cử các chức vụ trong trường trong lớp, thi làm profile,... được giáo viên Tiếng Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện thường xuyên trong giờ sinh hoạt lớp và một số tiết học Tiếng Anh. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng