Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường thcs & thpt huỳnh văn nghệ...

Tài liệu Skkn giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường thcs & thpt huỳnh văn nghệ.

.DOC
62
1249
85

Mô tả:

Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ ___________________________________________________________ Võ Thị Thúy Liễu SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC CHO HỌC SINH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG THCS & THPT HUỲNH VĂN NGHỆ Người thực hiện: Võ Thị Thúy Liễu Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục:  Phương pháp dạy học bộ môn: Phương pháp giáo dục: Lĩnh vực khác: Có đính kèm: Mô hình Phần mềm  Đĩa CD Hiện vật khác Tháng 5, năm 2012 1 Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ ___________________________________________________________ Võ Thị Thúy Liễu SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: Họ và tên: Võ Thị Thúy Liễu Ngày, tháng, năm sinh: 22/3/1975 Nam, nữ: Nữ. Địa chỉ: Trường THCS Và THPT Huỳnh Văn Nghệ. Điện thoại: 0613 862 034 (CQ); ĐTDĐ: 0983 862 890 Fax: 0613 862 034; E-mail: [email protected] Chức vụ: Phó hiệu trưởng. Đơn vị công tác: Trường THCS Và THPT Huỳnh Văn Nghệ. II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân sư phạm Năm nhận bằng: 2010. Chuyên ngành đào tạo: Tin học. III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC: Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: dạy Toán – Tin học; Quản lý giáo dục Số năm có kinh nghiệm: 10 năm. Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong năm năm gần đây: - Dạy học định lý trong chương trình Toán 8. - Thực trạng về việc sử dụng phương pháp mới trong giảng dạy và công tác chỉ đạo của hiệu trưởng. - Quản lý việc sử dụng phương pháp tích cực trong giảng dạy ở khối THCS theo chương trình thay SGK. - Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở trường THCs - Quản lý giảng dạy “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” trong chương trình phổ thông - Tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy từ đó đưa ra biện pháp chỉ đạo thực hiện không giảng dạy bằng phương pháp đọc-chép ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ” - Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ 2 Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ ___________________________________________________________ Võ Thị Thúy Liễu GIÁO DỤC CHO HỌC SINH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG THCS & THPT HUỲNH VĂN NGHỆ I/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: S ự nghiệp bảo tồn thiên nhiên lâu dài chỉ có thể đi đến thành công khi mọi cá nhân đều có trách nhiệm bảo vệ các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học. Để khuyến khích con người thay đổi hành vi và tham gia hoạt động bảo tồn, mỗi cá nhân cần có 3 điều. Thứ nhất, họ cần phải thấy rõ và hiểu rõ những vấn đề mà con người và môi trường đang phải đối mặt. Thứ hai, họ cần biết chắc họ sẽ được lợi gì nếu phải thay đổi và phải gánh chịu những hậu quả gì nếu họ không thay đổi. Và cuối cùng, họ cần có những giải pháp thay thế cho lối sống ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường như hiện nay mà lợi ích của họ vẫn được bảo đảm. Những nguyên tắc này thực sự đứng đắn cho cả người lớn lẫn trẻ em. Từ bao lâu nay, chúng ta vẫn thường quan niệm “Trẻ em chính là tương lai”. Thật chí lý khi nhắc lại điều này và chúng tôi thật sự rất tâm đắc với nhận xét đó. Dù sớm hay muộn thì trẻ em cũng sẽ là người đứng ra gánh vác trách nhiệm bảo vệ môi trường. Cùng với thế hệ cha anh, tương lai của sự nghiệp này tùy thuộc vào các thế hệ con em và cháu chắt của chúng ta trong nỗ lực nhằm đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống hàng ngày, đồng thời bảo vệ được môi trường của trái đất này. Thông thường trẻ em học tập và lĩnh hội thông qua những điều các em nhìn và nghe thấy. Từ khi sinh ra cho đến tuổi trưởng thành việc học của trẻ em bắt đầu bằng định hình ý tưởng, tiếp đó học cách phân tích bản chất sự việc và sau đó đưa ra các quyết định. Những kiến thức mà trẻ em học được hôm nay sẽ tạo dựng nền tảng cho quan điểm và giá trị mà các em sẽ theo đuổi trong tương lai. Vì thế điều cấp thiết là chúng ta phải tiếp tục dạy cho trẻ em về môi trường, mang đến cho các em những cơ hội khám phá thực tế thiên nhiên và tạo dựng cho các em mối quan tâm đến môi trường. Chúng ta cũng phải trang bị cho trẻ em những kỹ năng cần thiết để các em trở nên những công dân có trách nhiệm và biết sống hài hòa với thiên nhiên. Sở GD&ĐT đã chỉ đạo về công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong Ngành trên địa bàn tỉnh dựa trên các văn bản chỉ đạo của cấp trên: Nghị quyết số 25/2001/NQ.HĐND ngày 12/01/2001của HĐND tỉnh Đồng Nai về đề án bảo vệ môi trường giai đoạn 2001 - 2005 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân; Quyết định số 6621/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt “Chính sách và Chương trình hành động Giáo dục Môi trường trong trường phổ thông giai đoạn 2001 - 2010”; Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường; Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 05/01/2007 của UBND 3 Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ ___________________________________________________________ Võ Thị Thúy Liễu tỉnh Đồng Nai về việc “Thực hiện Chương trình hành động số 05-CTr/TU ngày 20/02/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai”. Thông qua các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) lồng ghép nội dung chỉ đạo về việc đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) vào các môn học tại các cơ sở giáo dục mầm non và các trường phổ thông; xem đó là một chuyên đề trong kế hoạch năm học và được cơ quan quản lý giáo dục thường xuyên theo dõi kiểm tra, đôn đốc các trường học, cơ sở giáo dục. Trên cơ sở hướng dẫn của Sở GD&ĐT, các trường THPT triển khai thực hiện; các phòng GD&ĐT hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non, các trường tiểu học và trung học cơ sở xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Là một trong những tỉnh trọng điểm phía Nam, có nền công nghiệp phát triển, tập trung đông dân cư…là điều kiện hết sức thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế của Đồng Nai, song theo ông Nghiêm Vũ Khải, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thì đây cũng là những yếu tố dễ gây ô nhiễm môi trường. Theo kết quả điều tra, thống kê và quan sát thời gian qua cho thấy, chất lượng môi trường ở Đồng Nai đang có biểu hiện suy giảm và xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ. - Đó là sự hình thành và phát triển khu công nghiệp dẫn đến việc “hình thành” các bãi rác thải gây ô nhiễm môi trường - Đó là công ty Công ty cổ phần mía đường La Ngà và Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam . Hệ thống xử lý nước thải của Công ty TNHH Mauri Việt Nam xả nước thải chưa đạt tiêu chuẩn gây ô nhiễm hồ Trị An. Ngoài gây ô nhiễm nguồn nước, Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam còn đối mặt với đơn kiện của hàng trăm hộ dân thuộc các ấp 1, 3 và 4 (xã La Ngà), do công ty này xả khí thải gây ô nhiễm nghiêm trọng, nước thải ra lòng hồ Trị An của công ty này không đảm bảo chất lượng, nước thải vượt ngưỡng về độ màu gần 23 lần, chỉ tiêu COD vượt 5,7 lần… Cá bè chết hàng loạt do nguồn nước ô nhiễm từ hai công ty TNHH AB Mauri... - Gần đây, vụ việc Vedan khiến chúng ta phát hiện nhiều bất cập trong khâu quản lý nhà nước cũng như trào lưu ứng xử lách luật của không ít doanh nghiệp. 4 Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ ___________________________________________________________ Võ Thị Thúy Liễu Miệng cống xả nước thải ra sông Thị Vải Chính vì thế, giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT) là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất để phát triển đất nước. Thông qua giáo dục các em học sinh sẽ được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức BVMT, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề về môi trường. Ngày 31/1/2005, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT đã ra chỉ thị “Về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”. Chỉ thị đã xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đền năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho HS kiến thức, kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các mô học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng, miền”.. Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ là một trường nằm trong khu vực vùng đệm của vườn quốc gia do Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên -Văn hóa Đồng Nai quản lý, học sinh của trường phần lớn là con em của người dân lao động sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy tác động trực tiếp đến rừng, vì vậy việc tăng cường giáo dục BVMT cho học sinh là một vấn đề cần thiết, thông qua giáo dục BVMT, các em học sinh góp sức xây dựng khuôn viên môi trường học tâ âp thân thiê nâ , góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, đồng thời giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vê â sinh trường lớp, tham gia bảo vê â mô âi trường. Mỗi học sinh sẽ là một tuyên truyền viên tích cực đến từng người dân. 5 Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ ___________________________________________________________ Võ Thị Thúy Liễu II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. 1) Cơ sở lý luận: a. Khái niệm quản lý, lãnh đạo: * Quản lý: Là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, lựa chọn trong cơ sở những tác động có thể có, dựa trên những thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển đến mục đích đã định. Quản lý là đảm nhận trách nhiệm nhằm đạt được những mục tiêu đề ra bằng cách sử dụng nổ lực của người khác. Trong bộ Tư Bản, Mác nói: “ . . . đó là những hoạt động của người chỉ huy một dàn nhạc. Người này không đánh trống, không chơi một nhạc cụ nào, chỉ dùng cây đũa của người chỉ huy mà chỉ huy, phối hợp với các nhạc công chơi các nhạc cụ khác nhau để tạo nên bản giao hưởng”. * Lãnh đạo: Là định ra phương hướng chung nhất cho sự phát triển của xã hội, lãnh đạo không đi sâu vào những vấn đề cụ thể, không làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện. b) Đặc điểm cơ bản của quá trình dạy học trong giai đoạn hiện nay: - Một trong những đặc điểm của thời đại hiện nay là cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang phát triển như vũ bão dẫn đến sự bùng nổ thông tin. Trước tình hình đó, đòi hỏi không ngừng đổi nới, hiện đại hóa nội dung và phương pháp dạy học để phản ánh những thành tựu hiện đại về các lĩnh vực khoa học. Sự thay đổi về khối lượng và tính chất của nội dung dạy học đã mâu thuẫn với thời hạn học tập không thể gia tăng. Để giải quyết mâu thuẫn này phải đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, mà bản chất của hướng này là khơi dậy và phát huy năng lực tìm tòi độc lập, sáng tạo của người học thông qua việc tạo điều 6 Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ ___________________________________________________________ Võ Thị Thúy Liễu kiện cho họ phát hiện và giải quyết vấn đề, nhờ vậy mà họ lĩnh hội khái niệm khoa học và học được cách học. Trong cơ chế thị trường hiện nay, giáo dục được quan niệm như là động lực của sự phát triển ở việc bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Do vậy, đổi mới mục tiêu, nội dung lẫn phương pháp là lẽ sống còn của nhà trường trong cơ chế thị trường. Nhà trường muốn tồn tại và phát triển phải sáng tạo ra những hệ dạy học mềm dẻo, đa năng và hiệu nghiệm thích ứng với khách hàng (học sinh) rất khác nhau về nhu cầu, trình độ, khả năng, nhưng giống nhau ở mong muốn đạt chất lượng và hiệu quả trong học tập. Quá trình dạy học được phân hóa – cá thể cao độ, nó cho phép người học có thể “vào” hay “ra” khỏi hệ không mấy khó khăn và tiến lên theo nhịp độ cá nhân. Sự điều khiển của giáo viên phần lớn được chuyển vào trong giáo trình, sách hướng dẫn học tập và hình thức tổ chức dạy học. Đấy là hệ dạy học theo nguyên lý ‘tự học có hướng dẫn’, đòi hỏi người học phải tự lực rất cao và sự điều khiển thông minh, khéo léo của người thầy (không phải tự học thuần túy). Sự thâm nhập giữa các lĩnh vực khoa học cho phép người ta chuyển dịch những tiếp cận khoa học: tiếp cận hệ thống, tiếp cận môđun . . . vào quá trình dạy học, làm xuất hiện những tổ hợp phương pháp phức hợp: Algorit dạy học, mô đun dạy học, . . . chúng ta rất thích hợp với những hệ dạy học mới trong điều kiện cơ chế thị trường hiện đại, và cũng chỉ có chúng cho phép giáo viên sử dụng phối hợp, hiệu quả những hệ truyền thông đa kênh, kể cả kỹ thuật, vi tính, điều mà các phương pháp dạy học cổ truyền khó có khả năng. Với những đặc điểm của họat động nêu trên, đòi hỏi và cho phép đổi mới hoạt động dạy học theo ba hướng đó là: - Tích cực hóa họat động dạy học - Cá biệt hóa họat động dạy học - Công nghệ hóa hoạt động dạy học - Hoạt động ngoại khóa c) Khái niệm môi trường: Tổng hợp tất cả các yếu tố tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi, động vật, thực vật, đất đại…) và các yếu tố nhân tạo (nhà cửa, đồng ruộng, nhà máy…) có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. d) Quan niệm về giáo dục môi trường: Giáo dục BVMT là quá trình giáo dục giúp học sinh có nhận thức về môi trường thông qua kiến thức về môi trường (khái niệm, mối liên hệ, quy luật…), tạo cho học sinh có ý thức, thái độ đối với môi trường, trang bị các kỹ năng thực hành. Kết quả là học sinh có ý thức trách nhiệm với môi trường và biết hành động thích hợp để bảo vệ môi trường. ứng xử thích nghi, thông minh với môi trường. d) Bảo vệ môi trường: Ý thức và hành động giữ gìn môi trường sạch đẹp đồng thời có biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường Việc giáo dục môi trường được tiếp cận theo 3 hướng 1. Tiếp cận từ dưới lên :GD ĐĐMT ngay từ bậc học mầm non, mẫu giáo theo tinh thần đề án " Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân " được Thủ tướng CP phê duyệt ngày 17/10/2001 "Giáo dục thông qua các môn học và các hoạt động ngoại khoá ở các bậc học. Chính thông qua các môn học và hoạt động ngoại khoá mà giúp các em có được tình yêu thương đối với con ngưòi, các con vật, cỏ cây, hoa lá, tia nắng, giọt mưa,… tạo cho 7 Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ ___________________________________________________________ Võ Thị Thúy Liễu các em cái tâm “ thiện” để các em có được những hành vi ứng xử đúng đắn với con người cũng như với môi trường sinh thái và môi trường sống xung quanh. Những tri thức khoa học mà các môn học trang bị cho các em sẽ đặt nền móng cho việc xây dựng tình cảm và hành vi đạo đức môi trường cho chính bản thân các em. chẳng hạn, các môn như: sinh học, lịch sử, địa lý, ngữ văn, hoá học,… sẽ giúp các em có các tri thức về đa dạng sinh học, về nguồn tài nguyên thiên nhiên, về sự phong phú và đa dạng của thế giới tự nhiên, về mối quan hệ giữa con người với con người, về mối quan hệ tương hỗ giữa con người với thế giới tự nhiên,… Việc giáo dục giúp các em nhận thức được mỗi dạng sống đều xứng đáng được tôn trọng, bảo tồn và phát triển cho hài hoà với tự nhiên;…” (Mai Thanh Thế) 2.Tiếp cận thứ hai là giáo dục ĐĐMT bằng hoàn cảnh cụ thể là cho con người đối mặt với các "khủng hoảng" môi trường cụ thể như thiếu nước, thiếu đất canh tác, và từ thực tế thay đổi tính cách của họ 3. Tiếp cận nhẹ nhàng hơn là tiếp cận giáo dục ĐĐMT bằng chuyển đổi tính cách, vừa giáo dục trong mọi tình huống, vừa sử dụng những tình huống khó khăn thực tế về môi trường để làm cho con người nhận thức sâu sắc và chuyển hướng quan niệm về đạo đức của họ. 2) Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1) Vai trò và tính thực tiễn của việc tích hợp giáo dục môi trường vào các môn học THCS:  Nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến căn bản cho toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh phổ thông các cấp về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và trong các trường phổ thông nói riêng.  Công tác giữ gìn và bảo vệ môi trường phải trở thành đạo lý, niềm tin và lẽ sống và được thể hiện bằng hành động thực tiễn, cụ thể của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày  Các nội dung cơ bản về giáo dục môi trường được đưa vào nội dung, chương trình giáo dục phổ thông và được thực hiện thường xuyên, có hệ thống phù hợp với mục tiêu, chương trình và kế hoạch đào tạo ở tất cả các cấp, bậc học phổ thông đem lại cho học sinh những hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường; Quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu.  Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề của môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ.  Có tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lý và khôn ngoan các nguồn 8 Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ ___________________________________________________________ Võ Thị Thúy Liễu tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống, học tập và làm việc. 2.2) Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối THCS trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ *) Những thuận lợi và khó khăn: a) Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của SGD & ĐT Đồng Nai, PGD & ĐT Vĩnh Cửu - Được sự quan tâm giúp đỡ của Khu Bảo tồn Thiên nhiên-Văn Hóa Đồng Nai đối với các trường thuộc khu vực vùng đệm - Đội ngũ BGH và giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. b) Khó khăn: - Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ đóng trên địa bàn xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Xã Phú Lý hiện nay là tiền thân xã Lý Lịch của đồng bào dân tộc Châuro được hình thành từ rất lâu nằm trong vùng chiến khu Đ - Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các em học sinh còn phải phụ giúp việc nhà, làm thuê kiếm tiền nên thời gian học tập ở nhà còn ít, có thói quen với phương pháp học tập thụ động đọc chép, học thuộc lòng những gì thầy đọc chép vào vở, trông chờ, ỉ lại vào thầy. - Nhiều học sinh nhà ở nông thôn còn thói quen vứt rác bừa bãi trong sinh hoạt. - Số đông học sinh không có thời gian tham gia sinh hoạt ngoại khóa do phải phụ giúp gia đình. - Một số cha mẹ học sinh còn ngại cho con em tham gia câu lạc bộ do e ngại không quản lý được các em nói dối để đi chơi. 2.3) Nội dung: * Tích hợp giáo dục BVMT vào các môn học trong chương trình chính khóa * Tổ chức hoạt động ngoại khóa giáo dục BVMT cho học sinh 2.4) Biện pháp thực hiện: a/ Tích hợp giáo dục BVMT vào các môn học trong chương trình chính khóa: Để thực hiện chuyên đề này, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng về nội dung giáo dục môi trường thông qua chương trình học các môn học: Sinh học, Địa lý, Vật lý, Hoá học, Văn học, Giáo dục công dân, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các khối lớp 6 đến lớp 9 thuộc chương trình THCS. Quá trình khảo sát tìm ra những nội dung của các bài trong các môn học có liên quan đến nội dung giáo dục môi trường, trên cơ sở đó nghiên cứu lựa chọn phương pháp giáo 9 Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ ___________________________________________________________ Võ Thị Thúy Liễu dục môi trường thông qua các môn học. - Khảo sát thực trạng giáo viên giảng dạy ở các môn: Sinh học, Địa lý, Vật lý, Hoá học, Văn học, Giáo dục công dân của các khối lớp 6 đến lớp 9 của trường. Kết quả khảo sát, cho thấy 100% giáo viên bộ môn được hỏi khẳng định việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào một số bài thuộc một số môn học là cần thiết. - Khảo sát về phương pháp giảng dạy, đa số giáo viên đã sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như: + Phương pháp trần thuật (mô tả sự vật, hiện tượng của môi trường, kể chuyện..) + Phương pháp giảng giải (giải thích, làm rõ các kiến thức mới, khó về môi trường) + Phương pháp vấn đáp (GV hỏi – HS trả lời, hoặc HS hỏ - GV trả lời) + Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (tranh, ảnh, băng hình…) + Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ (báo cáo, thảo luận dưới nhiều hình thức: nói, viết, vẽ tranh..) + Phương pháp đặt vấn đềvà giải quyết vấn đề (GV tạo tình huống có vấn đề, nêu vấn đề - HS thảo luận để bảo vệ giả thuyết của mình, bác bỏ giả thuyết khác; hoặc HS nêu vấn đề - GV hướng dẫn HS thảo luận để bảo vệ giả thuyết của mình, bác bỏ giả thuyết khác và đi đến kết luận, nêu ra biện pháp giải quyết vấn đề) + Phương pháp giao cho HS thực hành ở nhà + Phương pháp thí nghiệm Sau đây là một số giáo án có tích hợp giáo dục BVMT: GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 8 Ngày soạn : ………….. Ngày dạy : …………… TUẦN 29. TIẾT 37 BÀI 33 : ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau bài học, giúp HS : 1. Kiến thức : - Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. - Nêu được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông. 2. Kỹ năng : - Phân tích bản đồ sông ngòi, bảng thống kê. 3. Thái độ : - Có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế bền vững II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Giáo án, Bản đồ sông ngòi Việt Nam, Bảng thống kê, Hình ảnh. 2. Học sinh : Học bài, đọc trước bài, trả lời trước các câu hỏi của bài 33. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ : - Nước ta có mấy mùa khí hậu ? Đặc trưng khí hậu từng mùa ? - Khí hậu ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân như thế nào ? 3. Bài mới : GV giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CHÍNH 10 Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ ___________________________________________________________ Võ Thị Thúy Liễu * Hoạt động 1 : Nhóm HS dựa vào hình 33.1, bảng 33.1, kết hợp nội dung SGK và kiến thức đã học hoàn thành các việc sau : - Nêu tên các sông lớn, nhận xét và giải thích mật độ sông ngòi, hướng chảy. - Nhận xét và giải thích về chế độ đước, hàm lượng phù sa của sông ngòi nước ta HS trình bày, chỉ bản đồ. GV chuẩn kiến thức. 1. Đặc điểm chung - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc (2360 con sông dài trên 10 km),, phân bố rộng khắp trên cả nước. Chủ yếu sông nhỏ, ngắn và dốc. - Hướng chảy : hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung. - Chế độ nước : theo mùa, mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. - Lượng phù sa : hàm lượng phù sa lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223g cát bùn và các chất hòa tan khác. 2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông a. Giá trị của sông ngòi : thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải, du lịch, … - Khó khăn : chế độ nước thất thường, gây ngập úng một số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long, lũ quét ở miền núi, … b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm, nhất là sông ở các thành phố, các khu công nghiệp, các khu tập trung dân cư, … - Nguyên nhân : mất rừng, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, … - Biện pháp bảo vệ : không chặt phá rừng đầu nguồn, các chất thải xuống sông phải qua xử lí, không dùng hóa chất, thuốc nổ để đánh bắt cá, … * Hoạt động 2 : Cá nhân – Cặp - HS quan sát hình ảnh, dựa vào nội dung SGK và kết hợp kiến thức đã học, vốn hiểu biết : + Nêu giá trị của sông ngòi. + Nguyên nhân làm cho sông ngòi nước ta bị ô nhiễm và một số biện pháp để bảo vệ các dòng sông. HS trình bày. GV chuẩn kiến thức. + GV cho HS liên hệ tới sông ngòi ở địa phương : - Vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ở địa phương (nguồn nước tưới cho trồng trọt, nước sinh hoạt, thủy điện, ...). - Hiện trạng nguồn nước sông : chưa hoặc đã bị ô nhiễm ? mức độ ô nhiễm ? - Nguyên nhân làm cho nước sông ở địa phương bị ô nhiễm. (Do hoạt động công nghiệp như khai thác mỏ, nước thải công nghiệp, ..., chất thải của hoạt động sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, ...; chất thải sinh hoạt như rác, nước thải sinh hoạt, ... - Hậu quả : thiếu nước sạch, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, ... - Biện pháp giải quyết như không xả nước bẩn, rác thải vào sông hồ; các chất thải phải được xử lí trước khi thải vào các nguồn nước để chống ô nhiễm nước, ... + GDSDNLTK&HQ : giá trị của sông (thủy điện) → cần chú ý tiết kiệm và sử dụng điện hiệu quả. Biện pháp ? 4. Đánh giá : - Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. - Cho biết một số giá trị của sông ngòi nước ta. - Nêu một số nguyên nhân làm cho sông ngòi nước ta bị ô nhiễm và biện pháp khắc phục. 11 Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ ___________________________________________________________ Võ Thị Thúy Liễu 5. Hoạt động nối tiếp : - Học bài và làm phần câu hỏi bài tập trong SGK. - Đọc bài và trả lời trước các câu hỏi bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta. * Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ---------------------------Ngày soạn : ………….. Ngày dạy : …………… TUẦN 23. TIẾT 25 BÀI 24 : VÙNG BIỂN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau bài học, HS cần : 1. Kiến thức : - Biết diện tích; trình bày được một số đạc điểm của biển Đông và vùng biển nước ta. - Biết biển nước ta có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng; một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta; sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển. 2. Kỹ năng : - Xác định và nhận xét vị trí, giới hạn của Biển Đông. - Sử dụng bản đồ, lược đồ, các sơ đồ để xác định và trình bày một số đặc điểm của vùng biển Việt Nam, phạm vi một số bộ phận trong vùng biển chủ quyền của nước ta. * Các kns cơ bản được giáo dục trong bài : Tư duy, Giao tiếp, Làm chủ bản thân, Tự nhận thức. * Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng : Động não; bản đồ tư duy; suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ; thảo luận nhóm; thuyết trình tích cực; trình bày 1 phút. 3. Thái độ : - Có ý thức bảo vệ, xây dựng vùng biển quê hương, đất nước giàu đẹp. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Giáo án, Bản đồ Biển Đông, Bản đồ khu vực Đông Nam Á, Tranh ảnh về tài nguyên và cảnh đẹp vùng biển Việt Nam, Cảnh biển bị ô nhiễm. 2. Học sinh : Học bài; Đọc trước bài, trả lời trước các câu hỏi của bài 24. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ : - Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay ? - Xác định và nhận xét vị trí, giới hạn, hình dạng của lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ. 3. Bài mới : GV giới thiệu bài Động não : GV đặt câu hỏi cho cả lớp : Hãy nêu vai trò của biển Việt Nam đối với đời sống và sản xuất của con người. Bản đồ tư duy : GV yêu cầu 1 HS liệt kê trên bảng các ý tưởng dưới hình thức bản đồ tư duy. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CHÍNH * Hoạt động 1 : 1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt + Suy nghĩ - cặp đôi - chia sẻ Nam + KNS : Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ/ bản đồ và bài viết để tìm hiểu về vùng biển Việt Nam.Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc cặp đôi, nhóm. - Biển Đông là một biển lớn với diện tích 12 Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ ___________________________________________________________ Võ Thị Thúy Liễu - Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS : + Xác định trên lược đồ (hình 24.1- SGK) vị trí, giới hạn của Biển Đông, 2 vịnh lớn thuộc Biển Đông. + Diện tích của Biển Đông là bao nhiêu ? Biển Đông thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển nào ? + Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào? - Bước 2. HS sẽ thực hiện nhiệm vụ này một mình (suy nghĩ). - Bước 3. Thảo luận cặp đôi. - Bước 4. Một số cặp đôi trình bày ý kiến của mình với cả lớp (chia sẻ). - Bước 5. GV tóm tắt và chuẩn kiến thức. * Thuyết trình tích cực - GV nêu câu hỏi và lưu ý HS tìm câu trả lời trong khi lắng nghe thuyết trình : Khí hậu và hải văn của Biển Đông nói chung và biển Việt Nam nói riêng có những đặc điểm gì ? Tại sao lại có những đặc điểm đó ? - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6, cho biết độ muối trung bình của nước biển và đại dương và so sánh với độ muối trung bình của biển Việt Nam. * Hoạt động 2 : + Thảo luận nhóm - Bước 1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ : Dựa vào hiểu biết của bản thân và đọc mục 2 SGK, hãy : + Kể tên một số loại tài nguyên biển Việt Nam và cho biết chúng là cơ sở để phát triển những ngành kinh tế nào. + Cho biết một số thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta. + Cho biết hiện trạng tài nguyên và môi trường biển Việt Nam. Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ môi trường biển Việt Nam, chúng ta phải làm gì ? - Bước 2. HS thảo luận nhóm. - Bước 3. Mỗi nhóm sẽ cử một bạn lên trình bày. - Bước 4. GV tóm tắt và chuẩn kiến thức. + GDBVMT : - Biết nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú, song không phải là vô tận → cần phải khai thác hợp lí và BVMT biển Việt Nam. khoảng 3 447 000 km2, tương đối kín, nằm trải rộng từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc. - Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, diện tích khoảng 1 triệu km2. - Đặc điểm của Biển Đông và vùng biển nước ta : + Biển nóng quanh năm. + Chế độ gió, nhiệt của biển và hướng chảy của các dòng biển thay đổi theo mùa. + Chế độ triều phức tạp. + Độ muối trung bình : 30 - 33 ‰. 2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam a. Tài nguyên biển : - Nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng (thủy sản, khoáng sản – nhất là dầu mỏ, khí đốt, muối, du lịch – có nhiều bãi biển đẹp, …). - Một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta : mưa bão, sóng lớn, triều cường. b. Môi trường biển : - Vấn đề ô nhiễm nước biển, suy giảm nguồn hải sản → khai thác hợp lí, bảo vệ môi trường biển. 13 Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ ___________________________________________________________ Võ Thị Thúy Liễu - Biết vùng ven biển nước ta đã bị ô nhiễm, nguyên nhân của sự ô nhiễm và hậu quả → Nhận biết sự ô nhiễm các vùng biển của nước ta và nguyên nhân của nó qua tranh ảnh, trên thực tế. 4. Đánh giá: - HS dựa vào kiến thức đã học và hoàn thành nội dung của phiếu học tập dưới đây : PHIẾU HỌC TẬP ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU CỦA BIỂN VIỆT NAM Yếu tố Đặc điểm - Chế độ gió .................................................................................................... .................................................................................................... - Chế độ nhiệt .................................................................................................... .................................................................................................... - Chế độ mưa .................................................................................................... .................................................................................................... Trình bày 1 phút : GV chỉ định một vài HS trình bày trong 1 phút những nội dung đã trình bày trong phiếu học tập. 5. Hoạt động nối tiếp: - Học bài và làm phần câu hỏi, bài tập trong SGK. Sưu tầm tranh ảnh về các tài nguyên biển, các ngành kinh tế biển, hiện tượng ô nhiễm biển, thiên tai trên biển của Việt Nam. - Đọc bài và trả lời trước các câu hỏi bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam * Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………… ---------------------------Ngày soạn : 19/02/2012 Ngày dạy : …………… TUẦN 26. TIẾT 32 BÀI 28 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau bài học, giúp HS : 1. Kiến thức : - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. 2. Kỹ năng : - Kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ địa hình Việt Nam. - Phân tích các mối liên hệ địa lí. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Giáo án, Bản đồ tự nhiên Việt Nam, Lược đồ địa hình Việt Nam, Hình ảnh về địa hình Việt Nam. 2. Học sinh : Đọc trước bài, trả lời trước các câu hỏi của bài 28. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : GV giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CHÍNH * Hoạt động 1 : Cá nhân 1. Đồi núi là bộ phận quan trong nhất của 14 Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ ___________________________________________________________ Võ Thị Thúy Liễu HS dựa vào hình 28.1, kết hợp nội dung SGK và kiến thức đã học : - Đọc tên các dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng lớn ở nước ta. - Nước ta có mấy dạng địa hình ? Dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn ? - Nêu đặc điểm từng dạng địa hình, có ví dụ minh họa. - Địa hình có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội ? HS trình bày, xác định trên lược đồ. GV chuẩn kiến thức. * Hoạt động 2 : Cá nhân, nhóm - HS nhắc lại ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay. - GV hướng dẫn HS làm rõ hiện tượng trẻ lại : + Nâng cao với biên độ lớn → núi trẻ có độ cao lớn, điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn. + Sự cắt xẻ sâu của dòng nước tạo ra các thung lũng sâu, hẹp, vách dựng đứng, điển hình là thung lũng sông Đà. + Núi lửa → cao nguyên ba dan với các đứt gãy sâu tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. + Sụt lún sâu → đồng bằng, khu vực vịnh Hạ Long. - Phân bậc địa hình : GV hướng dẫn học sinh đọc lát cắt. - HS tìm trên hình 28.1 các vùng núi cao, các cao nguyên ba dan, các đồng bằng trẻ, phạm vi thềm lục địa. Nhận xét về sự phân bố và hướng nghiêng của chúng. - Xác định các dãy núi chính theo hướng TB – ĐN và hướng vòng cung. - HS trình bày, xác định trên lược đồ. GV chuẩn kiến thức. * Hoạt động 3 : Cá nhân HS dựa vào hình ảnh, nội dung SGK và vốn hiểu biết : - Địa hình nước ta bị biến đổi to lớn bởi những nhân tố chủ yếu nào ? - Kể tên một số hang động nổi tiếng ở nước ta. Giải thích sự hình thành của chúng. - Khi con người chặt phá rừng thì địa hình thay đổi như thế nào ? Tại sao ? Hướng giải quyết ? - Kể tên các dạng địa hình nhân tạo trên đất nước ta. cấu trúc địa hình Việt Nam - Địa hình nước ta đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trong nhất, chủ yếu là đồi núi thấp. 2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau - Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau. - Hướng nghiêng của địa hình là hướng tây bắc - đông nam. - Hai hướng chủ yếu của địa hình là tây bắc đông nam và vòng cung. 3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người - Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người. 15 Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ ___________________________________________________________ Võ Thị Thúy Liễu + GDBVMT : Biết vai trò của địa hình đối với đời sống, sản xuất của con người; một số tác động tích cực, tiêu cực của con người tới địa hình ở nước ta; sự cần thiết phải bảo vệ địa hình. Nhận xét tác động (tích cực và tiêu cực) của con người tới địa hình qua hình ảnh và thực tế. HS trình bày, xác định trên lược đồ. GV chuẩn kiến thức. 4. Đánh giá : - Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta. 5. Hoạt động nối tiếp : - Học bài và làm phần câu hỏi bài tập trong SGK. - Đọc bài và trả lời trước các câu hỏi bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình * Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… GIÁO ÁN SINH HỌC Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 17 Tiết 33 Bài 32: CÔNG NGHỆ GEN I/ Mục tiêu 1/Kiến thức Đạt chuẩn - Nêu được khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen. - Xác định được các lĩnh vực ứng dụng kĩ thuật gen - Nêu lên được: Công nghệ sinh học là gì? - Xác định được các lĩnh vực chính trong công nghệ sinh học Trên chuẩn 1 Vai trò từng lĩnh vực công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống 2/ Kỹ năng - Rèn kĩ năng tự nghiên cứu sgk và thảo luận theo nhóm. 3/ Thái độ: Yêu thích môn học II/ Phương tiện dạy học: - GV: Tranh vẽ hình 32/SGK/92 - HS: Xem trước bài ở nhà III/ Phương pháp Dạy học nhóm, Vấn đáp – tìm tòi III/ Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định lớp: Kiểm diê ên 2. Bài cũ: - Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào? - Nêu ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm? 3. Bài mới: 16 Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ ___________________________________________________________ Võ Thị Thúy Liễu HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS * Hoạt động 1: Tìm hiểu về kĩ thuật gen( kĩ thuật di truyền) GV:Cho hs quan sát hình 32/SGK/92, đọc thông tin trả lời câu hỏi ở lệnh sgk/93 - Người ta sử dụng kĩ thuật gen vào mục đích gì? - Kĩ thuật gen là gì? - Kĩ thuật gen gồm những khâu chủ yếu nào? - Công nghệ gen là gì? HS: Quan sát tranh, đọc thông tin , trao đổi, thảo luận theo nhóm thục hiện lệnh Tr.93 - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận , nhóm khác nhận xét, bổ sung GV: Nhận xét, chốt ý. GV: lưu ý phân biệt sự chuyển gen vào tế bào vi khuẩn và tế bào động vật. * Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng kĩ thuật gen: GV: cho hs đọc thông tin mục 1,2 , 3/SGK/93 HS: đọc thông tin, trả lời câu hỏi: - Công nghệ gen có những ứng dụng gì? VD? GV: liên hệ thực tế: * Ecoli dùng để cấy gen mã hóa hoocmon insulin để chữa bệnh đái tháo đường * Chuyển gen:  -casten => lúa giàu Vitamin A * Chuyển gen tổng hợp hoocmon sinh trưởng ở người vào cá trạch NỘI DUNG I/Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen: * Kĩ thuật gen Kĩ thuật gen là ứng dụng của kĩ thuật di truyền nhằm chuyển một đoạn ADN mang moat hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận thông qua 1 phân tử ADN trung gian đóng ai trò làm “thể truyền “ * Kĩ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản: - Khâu 1: Tách AND trên NST của tế bào cho vàtách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút. . - Khâu 2: Tạo dòng ADN tái tổ hợp ( ADN lai) + Dùng enzim cắt.để cắt gen của tế bào cho và cắt moat đoạn tương ứng trên ADNlàm thể truyền. + Dùng enzim nối để nối ghép gen của ADNtế bào cho và ADNlàm thể truyềntạo ADNtái tổ hợp. - Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận tạo điều kiện cho gen được ghép thể hiện. * Công nghệ gen : là ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng kĩ thuật gen. II/ Ứng dụng công nghệ gen 1. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới. Kĩ thuật này được ứng dụngđể tạo ra các chủng vi sinh vật mới. Các chủng này có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học (axít amin, prôtêin, vitamin, enzim, hóc môn kháng sinh, …)với số lượng lớn và giá thành rẻ. 2. Tạo giống cây trồng biến đổi gen. Trên thế giới bằng kĩ thuật gen người ta đã đưa nhiều gen qui định nhiều tính trạng quínhư năng suất và hàm lượng dinh dưỡngcao, kháng sâu bệnh,kháng thuốc diệt cỏ dại và chịu được các điều kiện bất thuận, tăng thời hạn bảo quản, ….vào cây trồng. 3. Tạo động vật biến đổi gen. 17 Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ ___________________________________________________________ Võ Thị Thúy Liễu Thành tựu chuyển gen vào động vật còn rất hạn chế vì các hiệu quả phụ do gen được chuyển gây ra ở con vật biến đổi * Hoạt động 3: Tìm hiểu về công nghệ gen. sinh học: GV: cho hs đọc thông tin sgk III/ Khái niệm công nghệ sinh học - Công nghệ sinh học là gì? Gồm những * Công nghệ sinh học là 1 ngành công lĩnh vực nào?  Liên hệ ở Việt Nam nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình HS: Đọc thông tin, trao đổi, thảo luận, sinh học để tạo ra các sản phẩm cần thiết thực hiện lệnh SGK/94 = > trả lời bổ cho con người. sung => Kết luận . * Công nghệ sinh học gồm các lĩnh vực GV: Tích hợp GDMT là: - Công nghệ lên men, công nghệ tế Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo bào,công nghệ enzim, công nghệ chuyển tồn nguồn gen quý hiếm và lai tạo các nhân và phôi , công nghệ sinh học sử lí giống sinh vật có năng suất, chất ượng môi trường , công nghệ gen. cao và khả năng chống chịu tốt là việc làm hết sức cần thiết và có hiệu quả để bảo vệ thiên nhiên 4. Củng cố: - Kĩ thuật gen là gì? Công nghệ gen là gì? Công nghệ sinh học là gì? VD? - Chọn câu trả lời đúng: 1/ Trong kĩ thuật gen, tế bào nhận có thể là tế bào của: a- Cơ thể động vật b- Cơ thể thực vật c- Nấm , men và vi khuẩn d- cả a,b,c đều đúng 2/ Phân tử ADN tái tổ hợp được tạo ra trong kĩ thuật gen là: a- Phân tử ADN của tế bào cho b- Phân tử ADN của tế bào nhận c- Phân tử ADN của thể truyền có mang 1 đoạn ADN của tế bào cho. d- Phân tử ADN của tế bào cho đã bị cắt bỏ 1 hay 1 cụm gen. 5. Dặn dò - Học bài, làm bài tập 1,2,3SGK - Xem lại kiến thức phần di truyền và biến dị để tiết sau ôn tập tổng kết 6. Điều chỉnh : .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 16 Tiết 31 Bài: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI I/ Mục tiêu 1/Kiến thức Đạt chuẩn 18 Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ ___________________________________________________________ Võ Thị Thúy Liễu - Nêu được di truyền y học tư vấn và nội dung của nó. - Thấy được tác hại của ô nhiễm môi trường đối với CSVC của hiện tượng DT Trên chuẩn 1 Giải thích được cơ sở di truyền học của việc kết hôn và kế hoạch hóa gia đình. Giải thích được : Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 2/ Kỹ năng Kỹ năng - Vận dụng thực tế. Kỹ năng sống - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ thông tin - kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm. - Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng trong hoạt động nhóm 3/ Thái độ: - Yêu thích môn học II/ Phương tiện dạy học: - GV: Bảng 30.1 và bảng 30.2/SGK/88 - HS: Xem trước bài ở nhà III/ Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học Dạy học nhóm, hỏi trả lời, Vấn đáp – tìm tòi III/ Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định lớp: Kiểm diê ên 2. Bài cũ: - Phân biệt bệnh di truyền và tật di truyền? - Nguyên nhân phát sinh tật, bệnh di truyền ở người ? Biện pháp hạn chế? 3. Bài mới: Mở bài:Di truyền y học tư vấn là gì? HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS  Hoạt động 1: Tìm hiểu di truyền y học tư vấn: Đạt chuẩn - Nêu được di truyền y học tư vấn và nội dung của nó. GV: Cho hs đọc thông tin, lấy VD HS: Đọc thông tin, trao đổi, thảo luận theo nhóm thực hiện lệnh sgk/86 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận , nhận xét, bổ sung cho nhau. GV: nhận xét , yêu cầu hs qua lệnh trên hãy cho biết: - Di truyền y học tư vấn là gì? - Chức năng của ngành di truyền học tư vấn ? NỘI DUNG I/ Di truyền y học tư vấn * Di truyền y học tư vấn được hình thành do sự phối hợp các phương pháp xét nghiệm , chẩn đoán hiện đại về mặt di truyền cùng với nghiên cứu phả hệ. * Chức năng: Chẩn đoán, cung cấp các thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh , tật di truyền. 19 Giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ ___________________________________________________________ Võ Thị Thúy Liễu HS: Trả lời => Kết luận  Hoạt động 2: Tìm hiểu di truyền học với kết hôn và kế hoạch hóa gia đình: Trên chuẩn 1 Giải thích được cơ sở di truyền học của việc kết hôn và kế hoạch hóa gia đình. Giải thích được : Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 GV: Cho hs đọc thông tin, quan sát bảng 30.1/SGK/87, trả lời: - Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống? - Di truyền học với hôn nhân có ý nghĩa gì? HS: đọc thông tin, quan sát tranh , thảo luận thực hiện lệnh Tr.86,87 và trả lời các câu hỏi  rút kết luận GV: phân tích bảng 30.1: Tỉ lệ nam : nữ ở tuổi trưởng thành xấp xỉ 1 : 1 * GV: cho hs đọc thông tin , quan sát bảng 30.2/87, trả lời: - Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở ngoài tuổi 35? ( Liên hệ, vận dụng vào thực tế) HS: Đọc thông tin thực hiện lệnh Tr.87, trả lời bổ sung cho nhau = > Đáp án. II/ Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình 1- Di truyền học với hôn nhân: - Kết hôn gần suy thoái nòi giống là vì các đột biến lặn có hại có nhiều cơ hội ở trạng thái đồng hợp biểu hiện trên cơ thể. .- Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau . - Luật hôn nhân và gia đình qui định chỉ được lấy I vợ , một chồng vì tỉ lệ nam / nữ ở tuổi trưởng thành xấp xỉ 1: 1. - Cấm chuan đoán giới tính thai nhi để hạn chế sinh con trai theo tư tưởng trọng nam khinh nữ dẫn đến mất cân băng tỉ lệ nam / nữ ở tuổi trưởng thành. 2- Di truyền học và kế hoạch hóa gia đình - Không nên có con quá sớm hoặc quá muộn, phụ nữ tuổi cao không nên sinh con , nên sinh con ở tuổi 25  35 tuổi ,giữ mức 2 con tránh 2 lần sinh gần nhau và giảm tỉ lệ sơ sinh mắc bệnh Đao.  Hoạt động 3: Tìm hiểu hậu quả III/ Hậu quả di truyền do ô nhiễm di truyền do ô nhiễm môi môi trường trường Đạt chuẩn - Thấy được tác hại của ô => Chống vũ khí hạt nhân, vũ khí chống ô nhiễm môi nhiễm môi trường đối với hoá học trường.nhằm bảo vệ con người tránh CSVC của hiện tượng DT HS: đọc thông tin sgk, tìm ra: Hậu quả khỏi các tác nhân gây nên các bệnh , tật di truyền. của di truyền do ô nhiễm môi trường - 1 vài hs phát biểu ý kiến GV: Tổng kết ý kiến  Vậy nhiệm vụ của chúng ta là phải làm gì để tránh được các tật, bệnh di truyền? 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng