Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp...

Tài liệu Skkn giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp

.PDF
15
667
110

Mô tả:

SKKN 2011-2012 Trường THPT Long Phước GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Bước chân vào ngành sư phạm trở thành một giáo viên, chúng ta không chỉ là người truyền đạt cho HS kiến thức chuyên môn của mình mà còn đóng vai trò là một nhà giáo dục qua công tác chủ nhiệm lớp. Đó là một nhiệm vụ, một trọng trách lớn lao vì sản phẩm của chúng ta là Con Người. Công việc giáo dục của chúng ta được đo bằng sự trưởng thành, sự lớn lên trong tâm hồn, trong nhận thức, tình cảm và hành động cũng như tiếp thu các giá trị sống.. của HS. Tuy nhiên, trong nhịp sống của XH hiện nay, những ai quan tâm đến thanh thiếu niên không khỏi e ngại trước một số biểu hiện suy thoái về đạo đức, về bạo lực học đường cũng như sự vô cảm trong tâm hồn thanh thiếu niên nói chung và học sinh nói riêng. XH đã gióng lên hồi chuông báo động trước thực trạng này và đòi hỏi nhà trường cần phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm cũng như các biện pháp giáo dục đạo đức nhân cách cho HS và đó lại là một thách thức lớn đặt ra đối với GV trong trách nhiệm “ trồng người” và trong công tác chủ nhiệm lớp của mình. Là một giáo viên, hằng năm đều kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm tôi rất quan tâm và lo lắng trước những hiện tượng xấu trong xã hội có thể có những tác động xấu đến học sinh của mình- lứa tuổi dễ bị tác động, dễ có những hành động nông nổi, bồng bột- Và hơn nữa là sự lo ngại trước sự suy thoái về đạo đức thấy rõ của HS hiện nay nên càng ý thức được trọng trách không nhỏ đặt trên vai người GVCN lớp trong việc giáo dục nhân cách của học sinh. Chính vì vậy mà tôi rất chú trọng công tác chủ nhiệm và việc giáo dục đạo đức với mong muốn hỗ trợ tốt nhất cho học sinh, tôi ghi lại những việc mình đã làm qua đề tài này, “Giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp” với chuyên đề này tôi mong muốn chia sẻ với đồng nghiệp ít nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp của mình đặc biệt là vấn đề giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HS- điều mà tôi cho rằng quan trọng nhất trong công tác chủ nhiệm lớp. GV: Trần Thị Thảo Linh 1 SKKN 2011-2012 Trường THPT Long Phước II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1. Thuận lợi: - Hai năm học 2009 – 2010 và 2010 – 2011, BGD & ĐT phát động chủ đề “Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”, với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và trường học không còn tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, BGD còn phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013 (ngày 27/7/2008 của Bộ GD&ĐT). Và để “trường học thân thiện học sinh tích cực” Bộ GD có nhấn mạnh vai trò của công tác CN lớp. - Hưởng ứng phát động của Bộ GD, năm học 2010-2011 Sở GD-ĐT Đồng Nai có tổ chức hội nghị: “ Một số chuyên đề về công tác giáo viên chủ nhiệm trong các trường THPT” để nâng cao hiệu quả và vai trò của GV trong công tác CN lớp. (Trường THPT Long Phước có GV được vinh dự là báo cáo viên về công tác chủ nhiệm tại hội nghị này là thầy Huỳnh Quang Sơn và sau đó Thầy được chọn làm báo cáo viên của Tỉnh đi tham dự hội nghị về công tác chủ nhiệm do Bộ GD tổ chức tại thành phố Đà Lạt). - Tiếp tục phát huy vai trò của GVCN lớp, đầu năm học 2011-2012 Sở GDĐT Đồng Nai có mở lớp tập huấn về công tác chủ nhiệm bậc THPT cho giáo viên các trường trung học, giáo viên được tập huấn về kĩ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp, về công tác CN trong giờ sinh hoạt, về GD kĩ năng sống cho Hs.. - Trong nhà trường, Cấp lãnh đạo và quản lí trường THPT Long Phước rất quan tâm, hỗ trợ và có nhiều giải pháp đôn đốc, thúc đẩy công tác CN. - Bản thân GV được tập huấn công tác chủ nhiệm lớp, được tham khảo tài liệu về công tác CN. Nhiều năm liền làm công tác chủ nhiệm lớp. Có TY sâu sắc đối với nghề, đặc biệt là có TY sâu sắc đối với con người- với HS, yêu thích công tác chủ nhiệm lớp. - Ở vùng nông thôn nên số HS ngoan vẫn nhiều, dễ uốn nắn. 2. Khó khăn: - Thách thức lớn nhất đối với GVCN- người làm công tác giáo dục- là những tác động từ phía bên ngoài XH đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm hồn, tính cách, tâm lý của HS như:cơ chế thị trường, đời sống hiện đại và nhu cầu thời đại sớm làm cho HS có tính thực dụng, thiếu lí tưởng, xa rời các giá trị văn hóa truyền thống, sự ảnh hưởng của văn hóa phẩm thiếu lành mạnh và thế giới trò chơi trên mạng cũng khiến GV: Trần Thị Thảo Linh 2 SKKN 2011-2012 Trường THPT Long Phước cho nhiều HS bê trễ học hành, sống thiếu lành mạnh, đắm chìm trong thế giới ảo không xác định được mục tiêu, phương hướng cho đời mình. Nhiều biểu hiện không tốt nổi bật của HS hiện nay như yêu đương sớm, bạo lực học đường..nói chung là suy thoái về đạo đức một cách đáng lo ngại. Làm sao lôi kéo HS về phía mình, phát triển nhân cách như mình mong muốn không phải là vấn đề dễ dàng. Đây là một thách thức lớn. - Hơn nữa, các em HS ở độ tuổi đang trưởng thành còn nhiều nông nỗi, bồng bột, dễ bị kích động, dễ bị cám dỗ và sa ngã nếu như thiếu sự quan tâm, thấu hiểu, uốn nắn và giáo dục kịp thời của gia đình và nhà trường. - Bên cạnh đó, HS bây giờ phần đa ít chịu đọc sách, nhiều em thụ động, ngại khó, ít chịu động não nên có nhiều hạn chế về kĩ năng sống, khả năng giao tiếp, có biểu hiện thiếu văn hoá… III.NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN: Theo PGS.TS.Nguyễn Thanh Bình - Viện Nghiên cứu sư phạm – Trường ĐHSP Hà Nội trong bài viết: “ Tạo động lực học tập và hoàn thiện nhân cách cho học sinh” ( được in trong tài liệu “ Bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường THCS,THPT”) thì: “Một trong những tư tưởng chủ yếu trong chiến lược phát triển giáo dục thế kỷ XXI của UNESCO là giáo viên phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức. Tư tưởng đó nhấn mạnh người giáo viên phổ thông trong thời đại mới phải biết phát triển ở người học ý thức về các giá trị đạo đức, tinh thần, thẩm mĩ tạo nên bản sắc văn hoá truyền thống riêng của từng dân tộc. Giáo viên hơn ai hết phải là nhà giáo dục, bằng chính nhân cách của mình tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.” Và cũng theo PGS“Người GV chủ nhiệm lớp là người phải chăm lo giáo dục động cơ học tập, giá trị, hành vi tích cực, lành mạnh về mọi mặt cho HS trong lớp chủ nhiệm. GVCN là người đánh thức, khơi dậy hứng thú nhiều mặt của HS; là người kìm hãm, ngăn chặn những hoạt động tiêu cực của HS và kích thích, tích cực hoá các hoạt động có giá trị xã hội và là người hình thành, rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống” GV: Trần Thị Thảo Linh 3 SKKN 2011-2012 Trường THPT Long Phước - Để chuyển hóa những giá trị xã hội thành giá trị cá nhân thì người giáo viên chủ nhiệm phải có những tác động tích cực giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho HS. PGS.TS Hà Nhật Thăng trong tài liệu “ Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông” ( NXB GD-2005) cho rằng: “ Giáo dục đạo đức cho HS là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường nói riêng, của gia đình và xã hội nói chung. Đạo đức là yếu tố chi phối hoạt động và giao lưu của con người suốt thời gian tồn tại và phát triển họ. Dù diễn ra trong hoàn cảnh, điều kiện nào, mọi hoạt động và giao lưu đều góp phần hình thành bộ mặt đạo đức của con người”. Nói như vậy thì GVCN là người chịu trách nhiệm giáo dục toàn diện cho HS lớp chủ nhiệm nên cần chủ động triển khai tổ chức các dạng hoạt động và giao lưu chứa đựng những giá trị, kĩ năng sống, nhằm giáo dục giá trị và kĩ năng sống cần thiết cho các em. Hơn nữa, trong xã hội hiện đại có rất nhiều vấn đề nảy sinh đòi hỏi con người phải có năng lực ứng phó để tránh rủi ro, thất bại. Những năng lực đó phải dựa trên nền tảng của những giá trị đích thực hướng tới hạnh phúc, hòa bình, và chất lượng cuộc sống cho con người. Vì vậy, giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống trở thành những nội dung cấp thiết hiện nay. GVCN lớp cũng nên biết: Bốn trụ cột trong giáo dục thế kỉ XXI được xác định là “ Học để biết; Học để làm; học để tự khẳng định; Học để chung sống với mọi người” được xem là một cách tiếp cận kĩ năng sống đối với những nội dung cần giáo dục cho HS. Học để biết ( kiến thức) Học để làm ( Kĩ năng) Bốn trụ cột của GD TK XXI Học để chung sống ( hội nhập) Học để khẳng dđịnh mình ( nhân cách) Nói chung, người GVCN lớp cần giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, nhằm hình thành nhân cách con người GV: Trần Thị Thảo Linh 4 SKKN 2011-2012 Trường THPT Long Phước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. (Theo tài liệu “ Bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường THCS,THPT”) 2. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: Khi tiếp nhận lớp chủ nhiệm- tôi lần lượt thực hiện theo qui trình sau: a) Ổn định tổ chức lớp:  Điều đầu tiên : Tạo thiện cảm ban đầu đối với lớp  Tiếp theo: Tổ chức chỉn chu lớp chủ nhiệm của mình - Tạo thiện cảm ban đầu đối với lớp: ấn tượng ban đầu rất quan trọng – thái độ thân thiện, gần gũi nhưng không suồng sã (vì suồng sã thì khó bảo ban HS) cũng không tỏ ra quá lạnh lùng, nghiêm khắc gây tâm lí bất ổn cho HS. Lời nói nghiêm túc nhưng nhẹ nhàng, tao nhã, ánh mắt hướng về HS để thể hiện sự giao cảm tốt nhất ( tránh đùa giỡn, bỡn cợt..) bày tỏ thiện cảm, thiện chí, niềm tin đối với các em.. -Mục đích: Tạo ấn tượng đẹp trong lòng HS, dùng tình cảm để kéo HS gần lại với mình, các em sẽ cố gắng hợp tác tốt để làm đẹp lòng cô. Tạo một tác phong sư phạm – gần gũi, yêu thương nhưng nghiêm túc, đúng mực. ( cũng là dạy cho HS kĩ năng giao tiếp) - Tổ chức chỉn chu lớp CN của mình: + Các bước tiến hành:  Trao đổi với HS nhằm thu thập thông tin về tình hình lớp, dự kiến ban cán sự lớp, nắm từng đối tượng, hoàn cảnh, đặc điểm của HS lớp mình chủ nhiệm.  Cho HS viết sơ yếu lí lịch theo mẫu mình đưa ra để thu thập thông tin cụ thể  Hình thành một số biểu mẫu để quản lí lớp- xây dựng các chuẩn mực và tiêu chí thi đua cho các tổ, cá nhân phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự, các tổ.. ( một số biểu mẫu đính kèm phía sau)  Phối kết hợp với các giáo viên bộ môn, đoàn trường, quản sinh, ban giám hiệu và cha mẹ học sinh.  Thường xuyên trao đổi, gặp gỡ với các giáo viên bộ môn, lắng nghe sự GV: Trần Thị Thảo Linh 5 SKKN 2011-2012 Trường THPT Long Phước trao đổi của đồng nghiệp về lớp mình. Em nào học yếu, em nào học giỏi, giáo viên phải biết rõ để nhắc nhở và tuyên dương các em kịp thời.  Nắm chắc các công tác của đoàn, của trường để phổ biến cho lớp kịp thời.  Cần nhanh chóng tổ chức chỉn chu lớp học để đưa HS đi vào nề nếp, thực hiện theo quỹ đạo thi đua của lớp, của trường. GV vạch đường lối sẵn- HS thực hiện theo qui cũ. Nếu việc tổ chức lớp học không chỉn chu thì không thể phát huy được các hoạt động giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho HS được.  Khích lệ mọi thành viên trong lớp suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân và hành động vì sự phát triển của tập thể lớp.  Lôi cuốn sự tham gia của HS trong việc xây dựng nội quy lớp học  Nội quy, nề nếp một mặt cũng phản ánh văn hóa, truyền thống của tập thể lớp, mặt khác là cơ sở cho HS hiểu xem những hành vi nào là phù hợp, những hành vi nào là không phù hợp và đâu là giới hạn không được vượt qua. => Từ đó, góp phần giáo dục đạo đức, tác phong. Đó là hai điều căn bản đầu tiên rất quan trọng và cần thiết để xây dựng một lớp học thân thiện, học sinh tích cực. b) Tổ chức tốt tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần :  GVCN phải có kĩ năng tổ chức tốt tiết sinh hoạt chủ nhiệm - Hoạt động tiết CN hàng tuần của lớp o Năm học này tôi CN lớp 12A4 và nội dung sinh hoạt hằng tuần của lớp 12A4 theo mẫu sau: GV: Trần Thị Thảo Linh 6 SKKN 2011-2012 Trường THPT Long Phước CHỦ NHIỆM TUẦN….. ( Từ ………… đến …………..) 1.Thông tin trong tuần : 1. Sơ kết tuần … 2.Thông báo tuần…. Xếp hạng thi đua Trực lớp 2. Theo dõi thi đua: Ngày Vi phạm nề nếp học (không thuộc bài, k làm bài tập, cúp tiết…) Vi phạm nội qui ( tên- lỗi vi phạm) Học sinh vắng + đi trễ 2345673. Hoạt động GDNG, phong trào, văn – thể - mỹ. Nội dung Phân công thực hiện 4. Bài học ( câu chuyện) GD đạo đức, GD kĩ năng sống trong tuần: Tiêu đề: Nội dung Lớp trưởng Lê Xuân Cường GV: Trần Thị Thảo Linh Thư kí Nguyễn Thị Mỹ Linh 7 GVCN Trần Thị Thảo Linh SKKN 2011-2012 Trường THPT Long Phước Một số tiêu chí tôi đặt ra cho mình trong công tác CN và tiết sinh hoạt CN.  Tiết sinh hoạt CN phải có tính giáo dục, tính nhân văn. Lồng ghép giáo dục đạo đức, giáo dục KNS.  Tạo bầu không khí tâm lí tốt  Ứng xử và giải quyết vấn đề nhẹ nhàng, khéo léo, bao dung. - Với mỗi tiết CN, tôi phải thật cố gắng vì thật ra không cố gắng thì không được: thời gian ít ỏi, lại có bao nhiêu việc phải xử lí, lo toan, đôi khi tâm lí không tốt vì bực bội HS vắng nhiều, không thuộc bài, vi phạm nội qui… - Mỗi tuần có một tiết chủ nhiệm, tôi cố gắng tạo một tiết sinh hoạt nhẹ nhàng, thoải mái, có nhắc nhở răn đe, xử lí kỉ luật nhưng mềm mỏng không quát nạt, giáo điều, khuyên nhủ là chính. Tôi bao dung với các em những lỗi vi phạm (mà là HS thì không thể không phạm phải như nói chuyện, không thuộc bài, vi phạm nội qui, quên này quên kia..) rồi khiển trách nhẹ nhàng và phân tích cho các em ý nghĩa của từng sự việc nhỏ nhất để các em hiểu được mình cần phải làm gì, tại sao mình phải chấp hành nội qui, tại sao lớp mình phải đoàn kết.. tạo cho các em động lực để các em cố gắng sửa đổi. - Người GVCN cần tránh đụng một tí là lấy việc hạ hạnh kiểm ra hù dọa, chửi bới, tức giận..một vài sai phạm đã vội qui chụp nhân cách các em. - Tôi ý thức được điều quan trọng nhất trong hành xử của GVCN là cần phân biệt giữa đánh giá hành vi và đánh giá nhân cách HS, tránh từ hành vi không mong đợi đơn lẻ của HS quy kết thành đặc điểm nhân cách. Tôi sẽ rất áy náy nếu cách cư xử của mình làm các em cảm thấy ấm ức mà không dám nói, cảm thấy cần được cô cảm thông, thấu hiểu mà không đón nhận được điều đó từ cô. Với cách cư xử thiển cận nhiều khi phản tác dụng GD, vô hình chung chúng ta đã tạo nên sự ương bướng, bất hợp tác, bất cần hoặc cô càng hạnh họe thì các em càng làm ngược lại. Như vậy, vô tình tạo nên bức tường định kiến vô hình giữa thầy và trò và từ đó lớp chúng ta sẽ có “ HS cá biệt” sản phẩm của chính cách cư xử của mình mà mình không nhận ra ( không thấy được cái “nhân” trong cái “quả”. VD: với tình huống sau: GV: Trần Thị Thảo Linh 8 SKKN 2011-2012       Trường THPT Long Phước GV: Em đang làm cái gì vậy? Tại sao em cười trong giờ học? HS: Chẳng có gì cả! Không phải em! GV: (Bực tức hơn) Nếu không phải em thì ai cười? HS: Em không biết. GV: Nếu không biết, mời em ra khỏi lớp. HS: Không… Vô lý! Em không có lỗi. Tại sao em phải ra khỏi lớp. - Chúng ta – bằng sự tức giận và để cho sự tức giận ấy chi phối cách hành xử- đã biến một vấn đề nhỏ xíu trở nên căng thẳng, trò đôi co với thầy và chính thầy đẩy trò đi đến chỗ “ hỗn láo” ( nếu mà gán cho HS những từ như “ hỗn láo” “ vô lễ” rồi xếp loại hạnh kiểm có phải oan cho HS không). Người GVCN không thể coi mình có quyền đứng ở vị thế của người trên, hoặc có thể xem nhẹ cảm xúc, lòng tự trọng của HS mà thể hiện thái độ, lời nói và hành động thiếu cân nhắc. Những câu nói vô tình hay hữu ý, nếu nó phản cảm, sẽ để lại những dấu ấn không đẹp trong HS. c) Một số giải pháp GD đạo đức – KNS:  Kĩ năng giáo dục học sinh cá biệt và HS có hành vi không mong đợi: Đó là những học sinh có thái độ lười biếng trong học tập, thường xuyên gây mất trật tự, vô kỉ luật, nghỉ học, cúp tiết gây nhiều trở ngại cho việc tổ chức và tiến hành các hoạt động của tập thể… Nếu có HS cá biệt GV cần phải biết đó là kiểu cá biệt gì để có biện pháp uốn nắn hiệu quả. Có nhiều loại cá biệt: cá biệt do tâm lí bị ức chế vì một điều gì đó, chuyện gì đó đã xảy ra đối với bản thân HS dẫn đến nhiều hành vi cư xử tiêu cực ( đối tượng này mình phải tìm hiểu nguyên nhân và cư xử, cảm hóa bằng tình cảm sẽ giúp được HS thay đổi). Cá biệt do sa đà vào game điện tử, kết giao với bạn xấu, tiêm nhiễm lối sống buông thả hư hỏng mà biểu hiện thường thấy là biếng học, cúp học, vào lớp chán chường- thụ động, k động não…đối tượng cá biệt này tương đối khó GD, để lôi kéo đối tượng này về với mình thật không dễ, đòi hỏi ở GV lòng kiên nhẫn, mình phải tác động cả về nhận thức ( để HS thay đổi nhận thức) vừa tác động về mặt tình cảm để HS có động lực dần dần “ vượt lên chính mình” để tác động cả 2 mặt trên GVCN phải phân tích, vừa dạy vừa dỗ, vừa giáo dục KNSnhững câu chuyện, những bài học làm người.. GV: Trần Thị Thảo Linh 9 SKKN 2011-2012 Trường THPT Long Phước Đây là đối tượng HS nếu có trong lớp CN của mình thì ngay từ đầu tôi đã chú ý và xử lí ngay để “ chặn đứng những biểu hiện cá biệt” điều quan trọng trong ứng xử với đối tượng này là phải mềm mỏng, thật nhẹ nhàng nhưng kiên quyết, phải đối xử trên mức HS đó được hưởng, đối xử ngang mức được hưởng thì chặn đứng sự tiến bộ của chúng, không phê phán, la mắng nặng nề trước lớp, gặp PHHS thì “ tố cáo quá thành thật” sẽ không có tác dụng GD mà đôi khi còn đẩy HS đến sự ương bướng bất hợp tác nhiều hơn. Cần phải tỏ ra tin tưởng chúng, khen ngợi một vài điểm tốt, khích lệ tinh thần..làm sao cho HS đó cảm nhận được rằng: thầy cô vì yêu thương và quan tâm mình nên mới nhắc nhở. + Tôi nhận ra rằng thật lòng yêu thương các em, quan tâm hết mình, cư xử tình cảm và đúng mực, lời nói nhẹ nhàng, khéo léo ứng xử, mực thước của người GV là cách GD đạo đức, nhân cách HS tốt nhất. + Tôi nhận thấy rằng, HS ngoan hay không ngoan- vâng lời hoặc không vâng lời, hợp tác hay không hợp tác tùy thuộc rất nhiều vào cách cư xử, cách nghĩ và giải quyết vấn đề của GVCN.  Kĩ năng tổ chức giáo dục KNS cho HS Mục đích: Thường xuyên làm hưng phấn tinh thần, tạo một trạng thái tinh thần tích cực lạc quan vui tươi cho HS. Tôi lồng ghép dạy KNS cho HS trong những tiết CN. KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển của một cá nhân, phát triển nhân cách. Mỗi câu chuyện, mỗi đề tài đôi khi chỉ mất vài phút đồng hồ nhưng ít nhiều cũng góp phần GD đạo đức cho HS. Mỗi tuần, GD đạo đức và kĩ năng sống cho HS bằng phương pháp dạy mà như không dạy qua một vài mẫu chuyện nhẹ nhàng ( đọc hoặc kể). VD “cô sẽ kể em nghe một câu chuyện vui, câu chuyện hay”, “ nè em- cô mới biết được câu chuyện làm cô cảm động” ( kích thích trí tò mò của các em) (chọn chuyện kể một cách chủ ý). Chính là dạy cho HS những giá trị XH- để chuyển hóa thành những giá trị cá nhân, giá trị nhân cách..( ngoài ra còn kết hợp trong HĐNGLL) GV: Trần Thị Thảo Linh 10 SKKN 2011-2012 Trường THPT Long Phước VD: Một vài mẩu chuyện nhỏ Bài học từ câu chuyện Trong một cuộc thi Thế vận hội được tổ chức ở thành phố Settle, có 9 nhà điền kinh tham gia cuộc thi chạy 100m. Khi cuộc đua bắt đầu được hơn chục mét thì một vận động viên trượt chân, ngã khịu xuống. Anh ta đã không thể chạy được nữa và… đã khóc. Tiếng khóc khiến cho 8 người còn lại chạy chậm lại rồi dừng hẳn. Họ nhìn nhau và cùng đi về phía người bị ngã. Họ nâng chàng trai dậy, rồi… cả 9 người cùng tiến về đích. Sau một thoáng ngỡ ngàng, tất cả khán giả chứng kiến cuộc đua hôm ấy đã đứng dậy, vỗ tay rất to và tràng vỗ tay đã kéo dài rất lâu. Câu chuyện đề cao cách hành xử Kĩ năng giao đầy tinh thần nhân văn và cao tiếp, ứng xử thượng của con người Kĩ năng ra quyết - Điều vĩ đại nhất trong cuộc sống chưa phải là sự thắng lợi của bản định và giải thân mà là giúp người khác cùng quyết vấn đề hiệu quả chiến thắng. Sự quan tâm, chia sẻ với những thất bại (đau khổ, bất hạnh…) của người khác làm cho cuộc sống trở nên nhân văn hơn, tốt đẹp hơn. - Ngược lại với cách hành xử trên là thái độ vô cảm – một thái độ đáng phê phán.. VẾT THƯƠNG Một cậu bé có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu bé rằng mỗi khi cậu nổi nóng thì hãy chạy ra đằng sau nhà đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ. Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào mỗi ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình thì dễ hơn là phải đóng cây đinh lên hàng rào. Một ngày kia, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu nói với cha và ông bảo cậu hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào mỗi một ngày mà cậu không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần. Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một bữa cậu bé tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu đã cùng cậu đến bên hàng rào. Ở đó ông nói với cậu rằng "Con đã làm rất tốt, nhưng hãy nhìn những lỗ đinh trên hàng rào. Hàng rào đã không thể giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói đó cũng giống như những lỗ đinh này, để lại những vết sẹo trong lòng người khác. Dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn ở lại. Vết thương tinh thần cũng đau đớn như những vết thương thể xác vậy. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con trong mọi chuyện. Họ nghe con nói khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở rộng tấm lòng mình cho con. Hãy nhớ lấy lời cha..." Từ mỗi câu chuyện mình đúc kết lại bằng những lời hay ý đẹp: VD Một lời bất cẩn có thể gây bất hoà .Một lời độc ác có thể làm hỏng cả một cuộc đời .Một lời đúng lúc có thể làm giảm căng thẳng .Một lời yêu thương có thể đem lại hạnh phúc. Chúc bạn biết điền vào chỗ trống. - Một nụ cười có thể thay đổi một ngày. Một lời nói có thể thay đổi được GV: Trần Thị Thảo Linh Hình thành kĩ năng sống 11 - Kĩ năng tự nhận thức, KN giao tiếp, xây dựng mối quan hệ tốt giữa các cá nhân, biết cảm thông với mọi người -GV đôi khi dùng chính lời nói của mình để dạy em kĩ năng giao tiếp. Nói với em những lời hay, dẫn dắt những câu nói hay.. => hình thành kĩ năng giao tiếp SKKN 2011-2012 Trường THPT Long Phước một cuộc sống..hãy nói những lời thân thương khi bạn còn nghe được và tim bạn còn rung động.. Phẩm chất nhà vô địch Joe Louis là nhà vô địch quyền anh hạng nặng thế giới trong khoảng thời gian 1937-1949. Trong thời gian tại ngũ, một lần cùng đồng đội lái xe trên đường đi công tác, ông đụng phải một chiếc xe tải chạy ngược chiều. Hai bên cùng có lỗi nhưng vốn quen thói côn đồ, tên lái xe tải kia liền nhảy xuống xe và mắng xối xả như để khỏa lấp lỗi của mình. Phần ông chỉ nhẫn nại ngồi sau tay lái và mỉm cười. Ông biết đó là cách tốt nhất để làm dịu con hung hăng của tên kia. Mắng chửi chán một hồi, tên tài xế cụt hứng vì không có ai đối đáp, hắn liền bỏ đi. Lúc này, người đồng nghiệp đi cùng chuyến xe với Louis mới hỏi ông: ‘Anh để gã chửi bới mình thế mà chịu được à? Nêú tôi là anh tôi đã xuống xe và nện cho gã kia một trận, để gã biết thế nào là cú đấm của nhà vô địch’. Louis trả lời: ‘Có cần thiết phải làm thế không? Dùng bạo lực chỉ là chứng tỏ mình bất lực trước đối thủ mà thôi. Hãy để gã nhận ra sự lố bịch của mình” Câu chuyện trên quả là một bài học sinh động về sự chứng tỏ mình đúng lúc. Gã tài xế kia chưa biết gì về người mình đang chửi mắng, mới có thái độ hống hách thế. Hẳn là gã sẽ bẹp dí nếu Louis ra tay! Nhưng ông không làm thế. Qua câu chuyện, tôi nói với Hs rằng ‘ Dùng vũ lực là cách giải quyết vấn đề của những kẻ không có cái đầu” => GD kĩ năng giao tiếp, KN đương đầu với cảm xúc, căng thẳng kĩ năng giải quyết xung đột không dùng bạo lực..-> liên hệ đến bạo lực học đường. Tóm lại là thường xuyên làm vệ sinh tinh thần cho HS ( tôi thường xuyên sưu tầm truyện, lựa chọn truyện phù hợp, danh ngôn- lời hay ý đẹp..) Có những bài học hôm nay nhưng sẽ thấm thía cho các em ở ngày mai- vậy ngay hôm nay cố gắng một chút- để cho em những bài học cuộc đời, dạy một cách ứng xử đẹp... Vì vậy, để GD KNS GVCN cần chú ý một số kĩ năng sau:  Nhóm Kĩ năng nhận biết và sống với chính mình.  Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với người khác.  Nhóm kĩ năng Ra quyết định và giải quyết vấn đề. Những KNS để ứng phó với những vấn đề của lứa tuổi THCS, THPT - Phòng tránh lạm dụng Game - Phòng tránh rủi ro trong quan hệ giới tính - Phòng tránh sử dụng chất gây nghiện  Hướng các em đến những giá trị sống: Giá trị sống định hướng hành vi ứng xử, hoặc hành động của con người trong các mối quan hệ. Tôi hướng các em đến những giá trị sống theo bốn chuẩn của UNESCO: GV: Trần Thị Thảo Linh 12 SKKN 2011-2012 Trường THPT Long Phước Các giá trị định hướng trong việc hình thành nhân cách của người HS Nhóm 1: Các giá trị định hướng thể hiện sự liên quan chủ yếu đến bản thân: 1. Lòng tự tin 11. Quyết đoán 2. Lòng tự trọng 12. Siêng năng 3. Trung thực, thật thà 13. Có bản lĩnh 4. Có nề nếp 14. Lạc quan 5. Có tính kỉ luật 15. Năng động 6. Có niềm tin 16. Tiết kiệm 7. Có hoài bão 17. Ham học hỏi 8. Kiên trì 18. Giữ gìn vệ sinh 9. Dũng cảm 19. Giữ gìn và tăng cường sức khỏe 10. Quyết tâm Nhóm 2: Các giá trị định hướng thể hiện mối quan hệ chuẩn mực chủ yếu đối với gia tộc, gia đình 20. Tôn trọng con người 26. Bổn phận đối với ông bà, cha mẹ 21. Nhân hậu 27. Trách nhiệm đối với con cái 22. Khiêm tốn 28. Quan hệ với họ hang 23. Lễ phép 29. Tình yêu chân chính 24. Giữ lời hứa 30. Thủy chung 25. Kính trên nhường dưới Nhóm 3: Các giá trị định hướng thể hiện mối quan hệ ứng xử chuẩn mực chủ yếu với cộng đồng xã hội: 31. Công bằng 39. Tự hào dân tộc 32. Bình đẳng 40. Giữ gìn và phát huy truyền thống 33. Yêu thiên nhiên dân tộc 34. Yêu cuộc sống 41. Yêu CNXH 35. Yêu hòa bình 42. Có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo 36. Yêu độc lập 43. Hiểu biết về pháp luật, dân số, sức 37. Yêu tự do khỏe, môi trường.. 44. Quí trọng lao động 38. Trung thành với TQ IV: KẾT QUẢ THỰC HIỆN Cho tức là nhận, dạy tức là học, gieo gì gặt nấy: tôi gieo tình cảm, lòng tin yêu, độ lượng đối với học sinh, giáo dục HS bằng tình cảm và tôi cũng nhận lại ở các em tình cảm và cách cư xử tình cảm - biết ái ngại, ăn năn hối hận với cô khi phạm lỗi, biết buồn khi cô buồn, biết nói lời xin lỗi khi làm mất niềm tin của cô, biết gật đầu vâng lời cô và cố gắng khắc phục, biết đoàn kết và phát huy tinh học xây dựng lớp học thân thiện, tiến bộ. Tôi nhận thấy các em cũng đã và đang vươn tới khát vọng sống tốt, sống đẹp qua một số biểu hiện phấn đấu tích cực. Lớp tôi chủ nhiệm thường không có học sinh bị xếp hạnh kiểm yếu. VD: GV: Trần Thị Thảo Linh 13 SKKN 2011-2012 Trường THPT Long Phước Năm học 2009 - 2010 2010- 2011 Lớp 11A5 12A5 Hạnh kiểm Khá Trung bình 25,8% 4,2% 20,8% 2,1% Tốt 70% 77,1% Yếu 0.0% 0.0% Có những kết quả tốt đẹp thầm lặng không biết gọi tên là gì, và căn cứ vào tiêu chí thi đua nào để đánh giá kết quả đạt được của một GVCN dạy HS bằng tình yêu và tâm hồn, nhân cách của chính mình? Khi làm công tác CN tôi xác định rõ: “Làm việc một cách đáng khen chứ không phải để được khen”. Giáo dục học sinh bằng chính tình yêu thương, tâm hồn rộng mở và bao dung của mình, không gò ép học trò để chạy theo những “ chỉ tiêu” thi đua.. Nhìn chung tôi tạo được một lớp học thân thiện, chan chứa tình cảm đẹp giữa thầy và trò. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Không có cái gì dửng dưng mà thành công được. - Hãy sống tốt, làm gương, giáo dục học sinh bằng chính nhân cách của mình, bằng tình yêu thương và trách nhiệm thật sự. - Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiên trì và mềm mỏng. Đó là những phẩm chất cần có của GVCN. VI. KIẾN NGHỊ: - GVCN sẽ không thể làm tốt công tác chủ nhiệm nếu thiếu sự hỗ trợ của các cấp quản lí trong nhà trường. Do đó, lãnh đạo nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến công tác chủ nhiệm và tạo điều kiện tốt nhất để GVCN hoàn thành nhiệm vụ của mình. VII.KẾT LUẬN: Ý thức được đối tượng lao động của mình là con người đang hình thành và phát triển nhân cách, có nhiều tiềm năng và là những mầm xanh tương lai của đất nước tôi cố gắng từng ngày trong GD đạo đức cho các em qua công tác CN lớp. Cố gắng dạy các em bằng chính tình yêu thương và nhiệt huyết của chính mình. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ trong công tác chủ nhiệm lớp của cá nhân mà tôi tâm huyết, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía quý thầy cô và anh chị em đồng nghiệp để bản thân tôi có thêm những kinh nghiệm mới giúp tôi làm tốt hơn công tác chủ nhiệm lớp của mình. GV: Trần Thị Thảo Linh 14 SKKN 2011-2012 Trường THPT Long Phước MỘT SỐ KÍ HIỆU VIẾT TẮT GD: giáo dục HS: học sinh GVCN: giáo viên chủ nhiệm CN: chủ nhiệm KNS: kĩ năng sống PHHS: Phụ huynh học sinh GDNGLL: giáo dục ngoài giờ lên lớp TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu “ Bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường THCS,THPT” Tài liệu “ Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông” ( NXB GD-2005) Một số chuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp Người viết Trần Thị Thảo Linh GV: Trần Thị Thảo Linh 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng