Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn-giúp trẻ khám phá khoa học...

Tài liệu Skkn-giúp trẻ khám phá khoa học

.PDF
22
1682
103

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÚP TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC I/ PHẦN MỞ ĐẦU A/Lý do chọn đề tài: 1/ Lý do khách quan: Theo kết quả nghiên cứu của ngành giáo dục thì mầm non là bậc học quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở hình thành tính cách ban đầu cho trẻ. Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà trẻ còn được làm quen nhiều hoạt động khác nhau, trong đó hoạt động : “ Khám phá khoa học” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Như chúng ta đã biết trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc tiếp xúc và nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ nhỏ nào cũng rất say mê với những trò đuổi bướm, bắt ve, hái hoa... Trẻ thích ngắm nhìn trời đất, nhìn mây bay, 9 nhìn những giọt mưa rơi tí tách . Những lúc ấy trong đầu trẻ có bao nhiêu điều thắc mắc. Tại sao lại có mưa? Mưa từ đâu rơi xuống? Cây xanh có từ đâu? Vì sao nó sống được? Mây từ đâu bay đến và sẽ bay về đâu? Tối nó có đi ngủ không như mình không?... Trẻ em sinh ra đã có tính tò mò, ham hiểu biết, điều đó thôi thúc trẻ tích cực hoạt động, phát triển óc tìm tòi ham hiểu biết của trẻ.Vì vậy hoạt động khám phá khoa học là một trong những nội dung cơ bản của chương trình mầm non mới, nó chiếm vị trí quan trọng cho việc tổ chức cho trẻ tính tích cực khám phá, hình thành củng cố và phát triển những tri thức cơ bản về tính chất, nguyên liệu của đối tượng mà mình muốn tìm hiểu nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức và mở rộng cho trẻ về: cảm giác , tri giác, tư duy, tưởng tượng... Các năng lực hoạt động trí tuệ như: quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, suy luận. Từ trước đến nay, trong trường Mầm Non vẫn dạy trẻ “ Tìm hiểu môi trường xung quanh” “ Hoặc làm quen với môi trường xung quanh”. Trong thực tế, nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài của các đối tượng, đa số trẻ chỉ được hỏi và trả lời, ít khi cho trẻ sờ, mó, nếm các đồ vật mà trẻ được thí nghiệm. Giáo viên ít đưa ra câu hỏi mở khích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ, chính vì vậy trẻ có ít trải nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn đề mà trẻ dự đoán. Đối với trẻ mầm non việc cho trẻ “khám phá khoa học” là tạo điều kiện hình thành và phát triển ở trẻ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân ái, tình cảm yêu thương với người thân, với cuộc sống xung quanh trẻ, biết yêu quí bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những truyền thống của quê hương đất nước, trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động tự làm ra. 2. Lý do chủ quan: Dựa trên đặc điểm tâm lý, nhận thức của trẻ mẫu giáo nói chung, mẫu giáo lớn nói riêng, các nhà tâm lý học, giáo dục học đã chứng minh rằng quá trình khám phá khoa học được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương thức “Trẻ em chơi mà học,học mà chơi” là phù hợp với trẻ. Việc sử dụng trực quan, trò chơi, đàm thoại, thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích tính tích cực hoạt động, phát triển tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán... Vì vậy, việc tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo “Khám phá khoa học” ở lớp đã theo hướng đổi mới đóng một vai trò quan trọng cần thiết dối với trẻ, và bản thân đã được dự giờ một vài giờ hoạt động khám phá khoa học của đồng nghiệp tổ chức. Nhận thức được vấn đề này, tôi và đồng ngihiệp đã tích cực tìm tòi, học hỏi làm thế nào để tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với chương trình mới được tốt hơn. Những suy nghĩ, câu hỏi đó đã làm tôi trăn trở và cuối cùng tôi đã tìm ra một số hoạt động của “Khám phá khoa học” để tôi và trẻ lớp tôi cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cùng trải nghiệm và kết quả đó các cháu thích học, tiết học vô cùng sinh động và đặc biệt các cháu tự tìm ra, tự khám phá ra kết quả mà các cháu vừa tìm được. 2. Mục tiêu,nhiệm vụ của đề tài: Nhằm giúp các cháu tiếp xúc và nhận thức thế giới xung qunh một cách nhanh chống ,dễ dàng ,làm nền tảng ban đầu cho trẻ phát triển toàn diện một cách tốt nhất 3. Đối tượng nghiên cứu: Các cháu học sinh lớp lá 2 thuộc trường Mẫu giáo Hoa Lan - Xã EaTóh-Krông Năng. Phụ huynh của các cháu: để dễ dàng trao đổi về tình hình của trẻ những lúc ở nhà cũng như ở trường 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Vì điều kiện thời gian có hạn, nghiên cứu này chỉ giới hạn nghiên cứu về việc tiếp thu của trẻ hiện đang học tại lớp lá 2 thuộc Trường MG Hoa Lan- Xã EaTóh-Krông Năng 5. Phương pháp nghiên cứu: Việc sử dụng các phương pháp như: phương pháp trực quan ,phương pháp trò chơi,phương pháp đàm thoại, phương pháp thí nghiệm đơn giảng.... Luôn luôn tạo cho trẻ sự hứng thú ,kích thích tính tích cực hoạt động,phát triển tính tò mò,ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi.phát triển óc quan sát ,phán đoán của trẻ II: PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Việc thực hiện đề tài trên là nhằm tổ chức cho trẻ phát huy được tính ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá những điều mới lạ xung quanh mà trẻ chưa được biết, đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta cần phải tìm tòi, tự nghiên cứu, tự điều chỉnh để tìm ra những giải pháp tốt nhất, phù hợp với hoạt động học “Khám phá Khoa học”. 2. Thực trạng tình hình Đề cập đến một số vấn đề cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động Khám phá Khoa Học cho trẻ mẫu giáo. Chỉ ra việc thực trạng tổ chức dạy khi cho trẻ làm quen với hoạt động Khám phá Khoa Học. Tạo một môi trường trong sạch, lành mạnh để trẻ khám phá khoa học thông qua các hoạt động chơi của trẻ. Như : Hoạt động góc,hoạt động ngoài trời… Từ đó đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú khi cho tự làm quen với hoạt động này. a) Thuận lợi và khó khăn Thuận lợi Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo phòng giáo dục, sở giáo dục và vụ giáo dục, đã mở nhiều lớp chuyên đề tập huấn về chương trình mầm non mới tạo điều kiện cho giáo viên trường học tập thêm để nâng cao tay nghề. Là một giáo viên đứng lớp trực tiếp trong công tác chăm sóc giáo dục tôi có gặp nhiều thuận lợi: Trường nằm ngay trung tâm xã EaToh - là đơn vị đạt chuẩn văn hóa cấp Huyện năm 2007, Tuy trường còn thiếu giáo viên , nhưng các phong trào của phòng đề ra thì trường Mầm Non Hoa Lan luôn luôn đạt những thành tích cao như: Ví dụ: Năm học 2009-2010 đạt giải Nhất hội thi “ Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Liên đoàn lao động huyện tổ chức. Ví dụ: Năm học 2010-2011 đạt giải Nhì cấp huyện và huy chương Đồng cấp Tỉnh môn Đá Cầu do hội thao toàn nghành giáo dục phát động. Trong năm học 2010-2011 được sự quan tâm của phòng Giáo dục Huyện Krông Năng, Lãnh đạo phòng đã chỉ đạo và tạo điều kiện cho trường Mầm Non Hoa Lan – xã EaTóh đã tiếp cận với chương trình mới. Được sự quan tâm, ủng hộ của phụ huynh về nguyên vật liệu. Ví dụ: Những đồ dùng, đồ chơi của các cháu ở nhà đã được chơi nhiều lần mà các cháu không thích chơi nữa , như máy bay, xe, búp bê,… thì phụ huynh mang đến lớp cho cô giáo ,để cô giáo bổ sung vào đồ chơi của lớp cho phong phú thêm Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của Ban giám hiệu trường Mầm Non Hoa Lan. Đặc điểm của lứa tuổi Mầm Non là sự tò mò, ham hiểu biết những gì mới lạ nhất. Có nề nếp, thói quen trong học tập. Bản thân được tham gia đầy đủ các chuyên đề cho trường, do phòng, sở tổ chức, nhưng bên cạnh đó tôi cũng gặp không ít vấn đề khó khăn. Khó khăn: Bản thân tôi là một giáo viên đã trực tiếp đứng lớp trên 5 năm, trong những năm vừa qua bản thân tôi đã được tham gia giảng dạy chương trình thực nghiệm được 1 năm, đến năm 2010-2011 lại đựoc tiếp cận với chương trình mới. Một số trẻ còn nhút nhát, số lượng trẻ khá đông so với yêu cầu của ngành học. Bở vì xã EaTóh là một địa bàn rất rộng nhưng mới chỉ có một trường Mầm Non công lập duy nhất . Còn hạn chế những dụng cụ thí nghiệm , đồ dùng , đồ chơi để cho trẻ được thực hành. Môi trường và các đồ dùng đồ chơi chưa mang tính động để gây hứng thú cho trẻ và kích thích trẻ tìm tòi khám phá. Phương pháp mà giáo viên sử dụng để tổ chức cho trẻ khám phá khoa học chủ yếu là tranh ảnh, và dùng lời nên việc truyền thụ những kiến thức khoa học trừu tượng cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Chưa có máy chiếu để cho trẻ được học. Bản thân trẻ chưa được trải nghiệm qua các hoạt động Khám phá khoa học trên máy. Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi vừa thực hành vừa rút ra một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ làm quen với hoạt động này. b, thành công và hạn chế Thành công: Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường và bộ phận chuyên môn, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi của các cháu. Nhà trường đã tạo điều kiện mua sắm cho giáo viên nhiều tài liệu tham khảo. Trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt động mà cô đưa ra Tỉ lệ tiếp thu và nhận thức của trẻ trên 90% Hạn chế: Do trình độ nhận thức không đồng đều, trong lớp có một số còn rụt rè ,chưa qua lớp mầm và lớp chồi,do đó tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy các cháu Khả năng chú ý của trẻ còn yếu, không đồng đều, không ổn định, vì vậy nên trẻ chưa chú ý đều đến các thành phần trong giờ học, . kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức hạn chế dẫn đến tình trạng trẻ dùng từ không chính xác, câu lủng củng trẻ nói, phát âm do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh trẻ nói tiếng địa phương. Đa số phụ huynh làm nông bận công việc không trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói,phụ huynh nói chuyện với trẻ bằng tiếng mẹ đẻ không trò chuyện hoặc dạy cho trẻ tiếng phổ thông nên khi tới trường học chung với các trẻ nhút nhát ,rụt rè khi trẻ muốn bày tỏ nhu cầu của mình. Với những hạn chế như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi và hướng dẫn trẻ ở mọi lúc mọi nơi ,và thường xuyên trao đổi với phụ huynh nhằm giúp trẻ nhận thức một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và tập cho trẻ giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh . c) Mặt mạnh, mặt yếu: Mặt mạnh: Các cháu được đến lớp và tham gia đầy đủ các hoạt động một cách sôi nổi và tích cực. BGH nhà trường quan tâm giúp đở một cách nhiệt tình Mặt yếu: Bên cạnh mặt mạnh trên thì đa số các cháu chưa đi học qua lớp chồi nên các cháu lười đi học khi học chung với các cháu lớp lá, trẻ không bày tỏ được nhu cầu ý muốn của mình khi chơi cùng Ngoài ra các cháu còn do ít sự quan tâm của phụ huynh d). Các nguyên nhân, yếu tố tác động : Thành công: Từ khi áp dụng giảng dạy theo hướng đổi mới thì hình thức tổ chức các tiết học cùng với sự yêu nghề mến trẻ tôi đã tận tình dạy dỗ. Qua hơn một học kỳ tôi thấy các cháu có tiến bộ một cách rõ rệt những chủ điểm sau các cháu tiếp thu bài dễ dàng hơn,trẻ ít gặp khó khăn hơn khi bày tỏ nhu cầu của mình với người khác . Lớp học kiến thức không đồng đều có một số cháu chưa qua lớp 4-5 tuổi, nên nhận thức của trẻ còn hạn chế, e.) Phân tích ,đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra Khi đã thu hút được sự quan tâm, chú ý, tạo ra được sự hứng thú của trẻ đối với hoạt động này, giáo viên lần lượt đặt các câu hỏi, đưa ra các vấn đề mà trẻ chưa biết, chưa trả lời được, chưa giải quyết được, để kích thích nhu cầu muốn tìm hiểu nơi trẻ, đồng thời đây cũng là cách giáo viên thăm dò những trẻ có những biểu hiện cá biệt, và cũng phát hiện trẻ bị nói ngọng, nói đớt... Trong quá trình đàm thoại, nếu giáo viên không có biện pháp và thủ thuật xen kẽ thì không khí đàm thoại sẽ trở nên căng thẳng. Vì vậy, cô giáo phải tạo tình huống, câu hỏi phải rõ ràng, logic. Khi hỏi, không nên áp đặt trẻ trả lời “có” hoặc “ không” Ví dụ: - Trong chủ đề thế giới thực vật: Cô cho trẻ xem màn hình đã cài sẵn hình ảnh của các loại trái cây. §è bÐ qu¶ g×? Khi cô click đến loại quả nào, trẻ sẽ tự nói tên loại quả màu sắc, cách sử dụng,... Đàm thoại trong lúc quan sát giáo viên phải dùng hệ thống các câu hỏi trong quá trình quan sát. Đa số giáo viên sợ trẻ trả lời không được, thường nói dùm trẻ, và cho trẻ nhắc lại. Vì vậy những câu hỏi của cô có khi phải dùng thủ thuật, vì nó có tác dụng kích thích sự tập trung chú ý tự giác đối tượng của trẻ. Ví dụ: Cho trẻ làm quen với các động vật sống trong rừng: Cô hát những bài hát có tính cách nổi bật của các con vật, sau đó trẻ đoán và nói tên. Cô có thể làm cho quá trình đàm thoại gây hứng thú cho trẻ bằng cách nói về sự sinh sản, ăn uống, trưởng thành của loài vật đó. Hoặc về chủ đề các con vật nuôi: Đối với lớp mẫu giáo lớn yêu cầu câu hỏi của cô phải cao hơn, tạo cho trẻ sự suy nghĩ nhiều hơn. Ngoài việc cung cấp cho trẻ những thông tin cơ bản của con vật như: có mấy chân? Sống ở đâu? Thuộc giống gì?... cô cần nâng yêu cầu việc đàm thoại cao hơn. Ví dụ: Những loài vật nào ăn cỏ? Thuộc tính gì? Những loài vật nào ăn thịt? Thuộc tính gì?... Hoặc cô đặc câu hỏi trẻ nói về tính chất của nước: Nước có màu gì? Mùi gì? Có vị gì? Câu hỏi nâng dần từ dễ đến khó, tại sao nước lại bốc hơi? NƯỚC BỐC HƠI LÊN                                                                                                  2 12 Nước ở sông suối có bay hơi không? Nước mưa rơi xuống đất chảy đi đâu? Để kích thích thêm vốn từ của trẻ?. Đối với tất cả các hình thức đàm thoại nói trên, tuỳ từng tình huống cụ thể, giáo viên phải tạo điều kịện và khuyến khích trẻ đặt câu hỏi lại đối với cô và bạn. Ví dụ: Về cây xanh, để phát triển thêm lời nói của trẻ, cô tổ chức vừa chơi nhưng vừa phát triển được ngôn ngữ. Yêu cầu lúc này cao hơn. Cô có thể đặt những câu hỏi: thế nào là cây dược liệu? Cây nào là cây lấy gỗ? Cây nào là cây cảnh?... Và để kích thích thêm vốn từ của trẻ, tình yêu của trẻ đối với cây xanh, cô có thể cho trẻ đọc thơ “Cây Bàng”: là cây xanh thân yêu và gần gũi với trẻ nhất trong những giờ hoạt động ngoài trời Hoặc khi đàm thoại về các mùa trong năm, cô kể cho trẻ nghe về mùa xuân và mùa hè. Sau đó cô hỏi trẻ còn mùa nào trong năm mà cô chưa kể để phát triển thêm tư duy, trí nhớ của trẻ và trẻ sẽ dùng lời nói để kể lại những gì mà mình biết. Ngoài những biện pháp trên giáo viên cần chọn thêm những nội dung đàm thoại về một câu chuyện, một bài hát, một bài thơ hoặc lời độc thoại của trẻ để giúp trẻ biểu đạt ra bên ngoài những suy nghĩ, sự hiểu biết của mình về các đối tượng nhằm củng cố tri thức và phát huy lời nói mạch lạc cho trẻ. 3: Các giải pháp, biện pháp: a) Mục tiêu của giải pháp ,biện pháp: Tận mắt nhìn thấy các đối tượng xung quanh, điều đó có tác dụng làm chính xác những biểu tượng đã được hình thành trong đầu óc trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo, phạm vi hiểu biết và học hỏi, tìm tòi rộng hơn do đó cô giáo cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với các vật có thật để cho trẻ được hoạt động tìm tòi, khám phá và phát hiện. Nhờ có trực quan, trẻ nhận biết đối tượng hứng thú hơn, dễ dàng hơn, chính hơn, trực quan cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ, đẹp, rõ ràng, không gây nguy hiểm đối với trẻ... b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp ,biện pháp Bằng những dụng cụ trực quan thật hấp dẫn của giáo viên, quá trình tri giác của các đối tượng sẽ làm nảy sinh tính ham hiểu biết, khám phá và phát hiện đối tượng của trẻ. Việc lựa chọn đồ dùng trực quan phải phù hợp và phải tuân theo qui luật của tự nhiên của chính bản thân đối tượng. Ví dụ: Trong chủ đề “Trường Mầm non”, cô cho trẻ hoạt động trực tiếp nhìn vào đồ dùng đồ chơi ở sân trường cầu tuột, xích đu, hoặc đồ chơi các góc ở trong lớp, sau đó cô dùng thủ thuật của mình để “biến” đối tượng đã quan sát này thành một đề tài hấp dẫn, dẫn dắt trẻ từ những cái trẻ không biết để đi đến cái trẻ sẽ biết như những đồ dùng này đến làm từ đâu? Chất liệu như thế nào? Vì sao để ngoài trời mà không bị hỏng? Hoặc cho trẻ xem, học những đồ dùng trẻ đã sử dụng hàng ngày ở nhà cũng như trong lớp,như: khăn lau mặt, chén ăn cơm, bàn chải đánh răng, ly nước...Từ những vật thân thuộc trẻ sử dụng hàng ngày, cô sẽ tạo ra một buổi hoạt động học “Khám phá Khoa Học” trên những đồ dùng của trẻ, từ đó trẻ sẽ có ý thức hơn khi sử dụng đồ dùng cá nhân của mình. Cô có thể kích thích trẻ tự khám phá qua sách, tranh ảnh, qua xem ti vi...cho trẻ tham quan trực tiếp hình ảnh mà giáo viên muốn truyền đạt để tạo cơ hội cung cấp, cũng cố kinh nghiệm, làm tăng sự tò mò, hứng thú, hài lòng của trẻ, tạo những động cơ mới để tạo cơ hội cho trẻ nắm chắc về bộ môn này. Vì vậy, việc luôn chọn dụng cụ trực quan quen thuộc rất quan trọng. Trước khi tổ chức cho trẻ quan sát, cô giáo cần xác định mục tiêu, yêu cầu của hoạt động học. Mục tiêu là cái cần phải đạt được của hoạt động, còn yêu cầu là mức độ cần đạt được của mục tiêu. Tuỳ theo mục tiêu và yêu cầu đã xác định, cùng với tình hình thực tế của mỗi địa phương, cô giáo nên luôn chọn dụng cụ trực quan sao cho thích hợp. Đối tượng cho trẻ quan sát có thể là vật thật, tranh ảnh, mô hình và màn hình nhưng phải đảm bảo tính sư phạm. Tuỳ theo đặc điểm tâm lý của trẻ trong lớp mà mình dạy, cô giáo cần xác định số lượng đối tượng quan sát như thế nào cho phù hợp. Ví dụ: Với chủ đề thực vật, cô cho trẻ quan sát sự phát triển của cây xanh là từ hạt - nảy mầm – cây non – cây trưởng thành – ra hoa - kết quả - hạt., cho trẻ quan sát sự biến đổi của hoa thành quả, điều kiện sống của cây như nước, ánh sáng, không khí, nhờ bàn tay chăm sóc của con người, phân bón... Điều quan trọng khi sử dụng công cụ trực quan: cô giáo nên đặt ở chỗ nào để tất cả trẻ đều nhìn rõ và quan sát đối tượng một cách dễ dàng nhất để trẻ dễ dàng hành động và hoạt động với đối tượng. Ví dụ: Trong chủ đề “một số động vạt sống trong rừng”: cô sẽ phát cho mỗi trẻ một biểu tượng 1 con vật (tranh hoặc tượng). Sau khi cô hát hoặc đặt câu đố liên quan đến động vật, trẻ có con vật nào cầm trên tay, trẻ sẽ đưa con vật đó ra và tự giới thiệu tên, thức ăn, vận động, cách sinh sống của chúng. (Trẻ dễ dàng hành động và hoạt động với đối tượng). Cô cũng cần cho trẻ biết sự phát triển của động vật là từ trứng – nở ra con( Hoặc con mẹ) – con con – con trưởng thành – con mẹ... Tuy nhiên, lưu ý là giáo viên phải hình dung trước những tình huống bất lợi có thể xảy ra khi cho trẻ xem những trực quan thật nhỏ: con chim, con mèo, con gà, con vịt... Để giờ quan sát với giáo cụ trực quan thêm sinh động và gây hứng thú nhiều hơn (nếu có điều kiện), cô cho sử dụng các phim tài liệu hoặc phóng sự ngắn về thế giới động vật (có thể lấy từ trên mạng hoặc các loại băng đĩa). Khi sử dụng các loại phim tài liệu này thì nội dung phim phải phục vụ một chủ đề nào đó cho hợp lý đối với trẻ. Những hình ảnh diễn ra trên màn hình vi tính có sức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ mạnh mẽ và nhất định sẽ có sự đóng góp đáng kể vào hiệu quả giáo dục ở Mầm non (Nhưng giáo viên không nên phụ thuộc quá nhiều vào máy vi tính, mà phải có sự chuẩn bị của mình về cách dẫn dắt bằng lời nói cho xuyên suốt và logic) Hoặc cô sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú trong việc cho trẻ gieo trồng, theo dõi, chăm sóc sự phát triển của cây. Vòng đời phát triển của cây đậu Cùng trẻ làm đất cho vào chậu cây, cho trẻ gieo hạt, tìm nơi có ánh sáng, hướng dẫn trẻ tưới nước và cho trẻ theo dõi hàng ngày để trẻ cảm nhận sâu sắc hơn về sự phát triển của cây, sau đó cô hướng dẫn trẻ đánh dấu theo hình ảnh để trẻ nói lên được cảm nghĩ của mình C . Điều kiện thực hiện giải pháp ,biện pháp Biện pháp đàm thoại là một trong những điều kiện phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ trong quá trình khám phá khoa học, nhờ có biện pháp đàm thoại sự hiểu biết của trẻ về môi trường của trẻ được cũng cố, mở rộng và chính xác hơn, ghi nhớ lâu hơn, chú ý có chủ định sâu hơn và ngôn ngữ cũng phát triển một bước cao hơn. Thông qua biện pháp đàm thoại trẻ có thể hình dung được những đối tượng mà trẻ chưa có điều kiện tiếp xúc trực tiếp. Ví dụ: Nhờ hỏi – đáp với cô giáo mà trẻ chưa có điều kiện đi biển thì cũng hình dung mình được đi biển như thế nào. Trẻ chưa có điều kiện ra Hà Nội, chưa đi viếng lăng Bác, thì cũng hình dung mình được đi lăng Bác Hồ như thế nào! đi hồ con Rùa... trẻ cũng sẽ hình dung được qua sự trao đổi giữa cô và trẻ giữa trẻ và trẻ... Trò chuyện, đàm thoại để giúp trẻ nhớ lại những kinh nghiệm và những kiến thức liên quan đến việc khám phá khoa học. Hình thành ở trẻ một số nề nếp tốt trong học tập: Biết tập trung chú ý, biết làm theo chỉ dẫn của cô, biết trả lời và nói năng mạch lạc... Biện pháp này giúp trẻ củng cố vốn từ và làm sâu sắc hơn những biểu tượng mà trẻ đã tri giác được , thông qua hình ảnh trực quan, tri thức của trẻ lĩnh hội được còn thiếu chính xác, hời hợt và chưa có hệ thống. Nhờ có lời nói, những tri thức này sẽ được chính xác hoá, sâu sắc và có hệ thống hơn. d.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Trong quá trình cho trẻ khám phá khoa học, để đạt được mục đích này việc sử dụng trò chơi là biện pháp hỗ trợ hữu hiệu nhất giúp trẻ tham gia vào hoạt động khám phá khoa học một cách sinh động, thoả mái và đem lại hiệu quả cao Đây là một trong những mối quan hệ tốt nhất để cho trẻ tự tìm kiếm, phát hiện, khám phá những điều mới lạ của các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Việc lựa chọn và sử dụng các trò chơi phải phù hợp với mục đích, nội dung giáo dục đặt ra trong mỗi bài học, trong mỗi hoạt động; hoặc đến giai đoạn thực hiện chủ đề phải phù hợp với tình hình lớp của mình và phải đảm bảo tính phát triển. Dựa vào đặc điểm cá nhân của trẻ trong lớp mà lựa chọn trò chơi, phân nhóm cho cháu sao cho hợp lý. Ví dụ: Những trẻ chậm và yếu hơn các bạn trong lớp thì cô giáo cần phân nhóm chơi và nội dung chơi sao cho phù hợp. Sau khi trẻ đã biết rồi cô nâng dần độ khó để tạo sự tự tin cho trẻ. Trò chơi được sử dụng rất nhiều trong quá trình cho trẻ khám phá khoa học để củng cố, bổ sung và mở rộng những hiểu biết của trẻ về các sự vật và hiện tượng xung quanh. Trong chủ để về trường lớp mẫu giáo cô cần lựa chọn nội dung chơi cho phù hợp và gần gũi với trẻ mà vẫn gây sự hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Cô chỉ cần chọn những đồ chơi trong lớp đã có sẵn và tổ chức cho trẻ chơi “cái túi kì lạ” từ những đồ chơi gần gũi với trẻ. Qua trò chơi, cô đã giúp trẻ tìm hiểu thêm về tính chất, công dụng, màu sắc. Nó đặc biệt phát triển được sự phán đoán, suy luận của trẻ. Để tổ chức tốt trò chơi, cô giáo cần làm tốt công tác chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ đề, đồ chơi phải an toàn, phù hợp, bố trí thời gian chơi và không gian chơi hợp lý. Ví dụ: Trong chủ đề nghề phổ biến ở địa phương, cô chuẩn bị đề tài sát với thực tế nơi địa phương mà mình có, như cho trẻ tìm hiểu về hạt cà phê. Cô tổ chức cho trẻ chơi như: xay cà phê, chế cà phê, thi đua nhóm nào đóng gói được nhiều cà phê nhất, sẽ tạo ra sự hưng phấn chơi trong trẻ rất nhiều. Ngoài ra cô cũng cần tạo ra các tình huống mang tính hướng dẫn để kích thích trẻ chơi một cách hứng thú, tích cực, tự do, tự nguyện, không gò bó, áp đặt. Có như vậy trẻ mới chơi hết mình và phát huy được hết tác dụng của trò chơi. Ví dụ: Trong chủ đề Thế giới động vật, cô chuẩn bị trò chơi trong máy vi tính về các con vật sống trong rừng. Cô có thể tổ chức cho trẻ chơi như sau: nhìn hình nói tên con vật, đoán xem con vật ở xa thì thế nào? Khi cô click thì con vật nhìn gần sẽ như thế nào? Hoặc khi cô click vào hình con vật nào, trẻ sẽ nói về thức ăn, cách vận động của chúng,...hoặc cô tổ chức cho trẻ xem thí nghiệm về nước bốc hơi thông qua chơi. Cô có thể tổ chức cho trẻ lao động xới đất, gieo hạt, tưới nước vừa thí nghiệm vừa thực hành vừa chơi lại đạt hiệu quả cao. Ví dụ: Trong chủ đề thế giới thực vật tìm hiểu về một số loại hạt cô tổ chức cho trẻ chơi hạt nào cây nấy, cho nhóm trẻ lên tìm và gắn cho đúng hạt của cây, hoặc cho trẻ vừa chơi vừa so sánh giữa hạt lúa và hạt gạo, trẻ tự tìm kiếm và phát hiện, thông qua hoạt động này cũng giúp bản thân trẻ kiến thức khắc sâu hơn... Nhiệm vụ cơ bản của giáo viên trong hoạt động này là khuyến khích trẻ sáng tạo khi sử dụng đồ chơi, biết chơi thành thạo, sử dụng đồ chơi phù hợp với trò chơi, đặc biệt cô luôn quan sát, theo dõi trẻ chơi để ghi nhận, động viên trẻ, giúp đỡ trẻ khi gặp khó khăn, đáp ứng nhu cầu của trẻ. Nhưng khi tổ chức một trò chơi cô không nên quá đà vì như vậy dễ làm cho trẻ mau nản, vì không hứng thú với trò chơi nữa... Ngoài các biện pháp đã nêu trên cô cần tiến hành biện pháp kết hợp, nhằm cho trẻ nắm chắc kiến thức để sử dụng đúng dụng cụ trực quan, dùng lời nói phù hợp khi đàm thoại với cô hoặc bạn, hoặc cô cần kết hợp những bài thơ, câu đố... thông qua trò chơi giúp trẻ tự khám phá đối tượng...Việc kết hợp giữa các mối quan hệ biện pháp,giải pháp làm cho giờ lượng hoạt động khám phá khoa học của trẻ được tốt hơn, cung cấp sự khám phá mở đạt hiệu quả cao hơn. 4.Kết quả khảo nghiệm,giá trị khoa học của vấn dề nghiên cứu Qua một vài kinh nghiệm tôi tự nghiên cứu và áp dụng cung cấp về kiến thức khám phá khoa học cho trẻ đạt được kết quả như sau: Đến nay đã có hơn 95%các cháu nhận biết và khám phá các giờ học đạt kết quả rất cao . 95% cháu đã biết kết hợp với nhau trong các hoạt động ,đặc biệt là hoạt động khám phá khoa học . Ngoài ra trẻ còn rất tự tin khi giao tiếp với cô với các bạn trong lớp cũng như trong trường. III: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ a) Kết luận Qua các biện pháp tôi đã sử dụng trong quá trình cho trẻ vừa chơi, vừa đàm thoại, vừa khám phá, bản thân tôi đã được một số kết quả như sau: NĂM HỌC 2010-2011 NĂM HỌC 2011 - 2012 * 80 – 85% Trẻ biết cách sử dụng đồ * 95 -100% Trẻ biết cách sử dụng đồ dùng trực quan. dùng trực quan. * 75 – 80% Trẻ biết dùng lời nói rõ * 90 – 95% Trẻ biết dùng lời nói rõ ràng, hết ý, trả lời câu hỏi gãy gọn lô ràng, hết ý, trả lời câu hỏi gãy gọn lô gich phù hợp với bài dạy. gich phù hợp với bài dạy. * 80 – 85% Trẻ thích tự mình tìm hiểu * 95 – 100% Trẻ thích tự mình tìm khám phá khoa học thông qua trò chơi. hiểu khám phá khoa học thông qua trò chơi. Khái quát ,kết quả của nội dung nghiên cứu Với những biện pháp sử dụng trong quá trình giảng dạy tôi đã rút ra một số kết quả sau: Cần phải đọc kỹ, nắm vững chủ đề nhánh để đưa ra yêu cầu cho phù hợp với hoạt động học của lớp mình. Linh hoạt, nhẹ nhàng, đặt câu hỏi có sự gợi mở của cô để trẻ dễ trả lời, không nên đặc câu với quá nhiều từ lập đi, lập lại, không nên dùng câu hỏi “ Có” “Không” để “ ép” trẻ phải trả lời miễn cưỡng. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ, đẹp, có tính khoa học, phù hợp với đề tài. Sử dụng hết công dụng của đồ dùng, đồ chơi, giáo cụ trực quan. Giáo viên phải thật sự nhiệt tình với nhiệm vụ giáo dục của mình, tận dụng thời gian để nghiên cứu tài liệu, tham khảo sách viết về cách tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường mầm non và tham khảo thêm các loại sách khác viết về đề tài khám phá khoa học... Luôn lấy trẻ làm trung tâm cô đóng vai trò gợi smở truyền đạt... Phối hợp vận động phụ huynh đóng góp thêm các nguyên vật liệu dễ tìm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng