Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tin học Skkn hiểu năng lực bên trong của học sinh để lựa chọn phương pháp dạy học hiệu q...

Tài liệu Skkn hiểu năng lực bên trong của học sinh để lựa chọn phương pháp dạy học hiệu quả

.DOC
18
1502
113

Mô tả:

MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................2 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..........................................................3 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................3 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.......................................................................................3 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP............................................5 1. Hiểu tính cách bẩm sinh của học sinh...........................................................5 1.1. GENECODE vân tay là gì?.......................................................................5 1.2. Mô tả một số dạng vân chính trên đầu ngón tay........................................6 1.2.1. Dạng vân W.........................................................................................7 1.2.2. Dạng vân U.........................................................................................7 1.2.3. Dạng vân R..........................................................................................7 1.2.4. Dạng vân A..........................................................................................8 1.3. Tác dụng của việc hiểu tính cách bẩm sinh của trẻ...................................8 1.3.1. Chấp nhận học sinh.............................................................................8 1.3.2. Chọn từ khóa phù hợp.........................................................................8 2. Học sinh thông minh theo cách nào?...........................................................10 2.1. Học sinh như thế nào được xem là thông minh.......................................10 2.2. Các loại hình trí thông minh....................................................................11 2.2.1. Trí thông minh hình tượng.................................................................11 2.2.2. Trí thông minh ngôn ngữ...................................................................11 2.2.3. Trí thông minh logic-toán học...........................................................12 2.2.4. Trí thông minh thiên nhiên (tự nhiên)...............................................12 2.2.5. Trí thông minh âm nhạc....................................................................12 2.2.6. Trí thông minh nội tâm......................................................................12 2.2.7. Trí thông minh giao tiếp....................................................................12 2.2.8. Trí thông minh vận động...................................................................13 2.3. Hiểu về các loại hình thông minh có ý nghĩ gì?.......................................13 3. Học sinh thích học theo phong cách học nào?............................................14 3.1. Học qua quan sát (VISUAL)....................................................................14 3.2. Học qua lắng nghe (AUDITORY)............................................................15 3.3. Học qua đọc/viết (READ/WRITE)............................................................15 3.4. Học qua hành động (KINESTHETIC).....................................................15 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................16 V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG..........................17 VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................18 1 BM03-TMSKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HIỂU NĂNG LỰC BÊN TRONG CỦA HỌC SINH ĐỂ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆU QUẢ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Có thể khẳng định rằng những bậc làm cha, làm mẹ, những người thầy giáo, cô giáo luôn mong muốn con cái mình, học trò mình hiếu thảo, chăm ngoan, học giỏi, nghe thầy, yêu bạn. Nhưng trong thực tế xã hội mỗi con người mỗi hoàn cảnh, tính cách khác nhau. Cũng vậy, trong một gia đình, một tập thể lớp có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, mỗi em có một cách thể hiện cá tính riêng của mình. Điều quan trọng ở đây là người giáo viên, người làm công tác giáo dục phải nắm vững được bản chất bên trong của từng đối tượng học sinh. Để từ đó có những phương pháp giáo dục, giảng dạy phù hợp nhất. Dạy học là một quá trình thuận nghịch, thống nhất của hai loại hoạt động dạy và học do hai thực thể (thầy và trò) đảm nhiệm. Trong quá trình đó, chức năng của thầy là tổ chức và điều khiển hoạt động của trò, chức năng của trò chiếm lĩnh nền văn hóa xã hội. Dạy học chỉ có hiệu quả cao khi quá trình đó thực sự là quá trình điều khiển được. Kết quả của sự điều khiển một phần tùy thuộc vào “tần số” trao đổi thông tin giữa người dạy và người học, nói cách khác, thầy càng hiểu trò, hiểu kịp thời bao nhiêu thì càng có căn cứ để tổ chức và điều khiển quá trình dạy học và giáo dục của mình bấy nhiêu. Vì vậy, tôi cho rằng thấu hiểu được bản chất của mỗi học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục là hết sức quan trọng. Đó là việc “thâm nhập” vào thế giới bên trong của học sinh, sự hiểu biết tường tận về nhân cách của chúng, cũng như năng lực thật sự của học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục. Một thầy giáo hiểu được học sinh là khi chuẩn bị bài giảng đã biết tính đến trình độ văn hóa, trình độ phát triển của chúng, hình dung được từng em cái gì chúng biết, biết đến đâu, cái gì có thể quên hoặc khó hiểu. Về vấn đề này, ở những giáo viên ít kinh nghiệm, vì không biết đánh giá đúng trình độ học sinh, nên đối với họ tài liệu nào cũng dường như đơn giản, dễ hiểu và không đòi hỏi một thủ thuật trình bày đặc biệt nào. Rõ ràng là đối với họ tất cả học sinh đều như nhau. Sự phân biệt của họ có chăng chỉ có hai loại: cố gắng hoặc lười biếng, học khá hoặc học kém. Do đó, trong khi chế biến và trình bày bài giảng, họ đã hướng về mình chứ không phải hướng về học sinh. Trái lại, người thầy có kinh nghiệm, khi chế biến hay, trình bày tài liệu lại biết đặt mình vào địa vị người học. Do đó, họ đặc biệt suy nghĩ về đặc điểm của nội dung, xác định khối lượng, mức độ khó khăn và hình thức trình bày sao cho thuận lợi nhất đối với học sinh. Vì vậy, giáo viên muốn có được những phương pháp dạy học sao cho phù hợp, đạt hiểu quả nhất thì trước hết phải hiểu được năng lực, bản chất vốn có của mỗi học sinh. Đó là kết quả của một quá trình lao động đầy trách nhiệm, thương yêu và sâu sát học sinh, nắm vững môn mình dạy, am hiểu đầy đủ về tâm lí học trẻ em, tâm lí học trò. 2 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Để giáo dục được học sinh thì việc đầu tiên chúng ta cần phải thực hiện đó là phải hiểu được bản chất, phải hiểu được lẽ tự nhiên của một học sinh. Trước đây theo quan điểm giáo dục bình thường thì mỗi một đứa trẻ sinh ra được xem là một tờ giấy trắng và chúng ta cho rằng việc chúng ta giáo dục trẻ, giáo dục học sinh như là chúng ta đang vẽ lên tờ giấy trắng đó như thế nào thì nó sẽ được như vậy. Hiện nay, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh giấy thì có rất nhiều loại giấy khác nhau và khi muốn vẽ một điều gì đó trên một tờ giấy trắng thì như một nhà họa sĩ, chúng ta phải hiểu được bản chất của tờ giấy trắng đó là như thế nào? cái chất liệu mà chúng ta định vẽ là như thế nào? Có rất nhiều các loại giấy khác nhau, có những loại giấy thì rất là dày, rất là ăn mực cho nên chúng ta có thể vẽ ngay lập tức nhưng cũng có rất nhiều loại giấy rất mỏng, chỉ cần nhấp bút vào một cái là có thể thủng hoặc cũng có những loại giấy nó bị phủ sáp để có thể ăn mực được chúng ta cần phải làm thêm một nhiệm vụ nữa đó là cần phải loại bỏ lớp sáp đã được phủ trên giấy đó đi, thì tương tự như vậy khi giáo dục một học sinh (tờ giấy trắng) thì người giáo cũng phải hiểu được bản chất, cá tính, năng khiếu, sở thích của mỗi một học sinh là như thế nào? Do đó phải giáo dục từ cái bên trong. Nghĩa là, người giáo viên cần phải hiểu được cái bản chất tự nhiên của học sinh, cái yếu tố bẩm sinh của học sinh để chúng ta có thể có được một cách giáo dục tốt nhất. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Để đổi mới phương pháp giảng dạy có hiệu quả, Giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. Với sự nhận thức đúng đắn, với tinh thần trách nhiệm và sự quyết tâm cao, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và tổ chức hướng dẫn học sinh học tập tốt là những phẩm chất cần thiết của người giáo viên trong nhà trường. Là thầy cô giáo, ai cũng mong muốn giáo dục trẻ nên người, với các biện pháp đa dạng và phong phú; song trong quá trình giáo dục có những trường hợp học sinh vi phạm nội quy như không học bài, không làm bài, nói chuyện, mất tập trung trong lớp học,… Không ít giáo viên hiện nay vẫn quan niệm khi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là trừng phạt. Điều này do hai nguyên nhân: Giáo viên chưa hiểu được tâm lý lứa tuổi học sinh “trong xã hội mở” hiện nay và coi nhẹ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ. Một số thầy cô giáo lại có cách giáo dục bột phát, họ thực hiện và thấy được hiệu quả tức thì nên áp dụng như một kinh nghiệm. Ví dụ: phạt học sinh chép lại 20 lần một bài sử dài 4 trang giấy; bắt học sinh đứng một chân trong vòng tròn trong suốt một giờ học, cho cả lớp lên tát một học sinh vì hỗn với cô… Những biện pháp như vậy chỉ làm cho học sinh thêm tủi, thêm hận, có thể có những học sinh vì ngoan ngoãn mà gắng chịu nhưng chắc chắn các em sẽ in hằn dấu ấn không tốt suốt cả cuộc đời. Một vài trường hợp học sinh phản ứng bằng cách sừng sộ khiến cô giáo phải cầu cứu bảo vệ,… 3 Còn có những trường hợp giáo viên nhận xét “trò giỏi, trò kém” chỉ là vô tình nhưng có tác dụng lớn với trò. Học trò nào được khen thì cố gắng để xứng đáng với sự chờ đợi của thầy; ngược lại trò nào bị chê thì nản chí và dẫn đến thất bại trong học hành. Thật vậy, định kiến “giỏi” hay “kém” không dừng ở đấy. Theo các nghiên cứu đã thực hiện, trò được xem là “giỏi” sẽ thành hăng hái, sáng tạo, can đảm, chuyên cần, ... trong khi trò bị xem là “kém”, sau đó mất hăng hái, không sáng tạo, lười biếng, ... Rốt cuộc, cuối năm, phần đông “trò giỏi” có kết quả tốt, thi đậu hay lên lớp còn “trò kém” thì thi rớt. Các nhà giáo dục gọi đó là hiệu ứng Pygmalion hay hiệu ứng Rosenthal (kết quả học hành của học sinh tùy thuộc cách đối xử của giáo viên với các em). Trường học có rất nhiều vai trò. Truyền kiến thức cho các em, tập cho các em sống với xã hội, giúp các em suy nghĩ về nhân nghĩa hay đạo làm người, hướng nghiệp cho tương lai,... Nhất là giúp các em có một môi trường để lớn lên phát triển và sống hạnh phúc. Đi học 6 hay 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày, tức là một khoảng thời gian rất lớn, nếu không hạnh phúc thì quả là một cực hình cho các em. Dạy cho các em sống với xã hội. Mà trong xã hội thì có ngôi thứ, người già người trẻ, người lớn người nhỏ, người giàu người nghèo. Nhưng không phải vì thế mà trong lớp học cũng phải xếp “thứ bậc” theo giỏi hay kém. Lúc các em học xong, được trường chuẩn bị “hành trang” rồi, lúc đó các em sẽ đủ “bản lĩnh” để đối diện với những thứ bậc, những sàng lọc của xã hội. Tuy không phải là “tháp ngà”, nhưng ít nhất trường học, cũng như gia đình, phải là nơi mà các em cảm thấy được bảo vệ, được yên ổn. Qua kinh nghiệm, chúng ta ít nhất đã một lần gặp trường hợp giáo viên “phân hạng” học trò trong lúc lên lớp mỗi ngày, qua những cách đối xử nhiều khi rất là vô tình: cho phép “trò giỏi” trả lời thường xuyên hơn, quên khuyến khích các trò thụ động. Những nhận xét, rất dễ hiểu thật đấy nhưng cũng rất nguy hiểm, chẳng hạn như: trò A là đèn đỏ của lớp, trò B khôn như Lê quý Đôn, ... ghi điểm xếp hạng của các em trong học trình trước và liên tục so sánh với kết quả hiện tại, khi “trò kém” thành công thì nghĩ “em ấy gặp may mắn kỳ này”. Còn khi “trò giỏi” có điểm xấu thì đổ tội cho “chắc rủi ro tai nạn ấy thôi” vài giáo viên còn nghĩ : “vịt đẹt thì suốt đời sẽ đẹt”. Về tâm lý mà nói, trò giỏi, hấp thụ mau, ... làm người đứng trên bục giảng vui vì thấy kết quả tốt đẹp của lao động của chính bản thân mình. Trò giỏi “vinh danh thầy”. Thế nên trò giỏi dễ được thầy “thương”. Công việc dạy học cần sự tiếp tay của yếu tố tâm lý nhưng nhiều khi tiếng nói thuần của trái tim là tiếng nói “không có lý” (irrationnel) mà chúng ta phải loại bỏ. . 4 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Tiến trình hiểu và tác động để đưa đến những biện pháp giáo dục thì nó phải đi qua các bước: Thứ nhất là hiểu tính cách bẩm sinh của học sinh như thế nào? Thứ hai là hiểu được mỗi một học sinh nó sẽ sở hữu một loại hình trí tuệ khác nhau; Cuối cùng là hiểu phong cách học tập của mỗi một học sinh. Và từ cái thấu hiểu tính cách bên trong của học sinh, người giáo viên sẽ đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp và nhằm phát triển tốt nhất giá trị bên trong của học sinh. TIẾN TRÌNH HIỂU – TÁC ĐỘNG . BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG PHÙ HỢP PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ BÊN TRONG 1. Hiểu tính cách bẩm sinh của học sinh Bình thường, là một giáo viên. Chúng ta thường dựa vào hai cách rất là phổ thông đó là: Quan sát hành vi của học sinh hàng ngày, hoặc thông qua giao tiếp, nói chuyện với học sinh. Chúng ta có thể hiểu tính cách, sở trường, sở đoạn của học sinh, hiểu được em này thích cái này hay không thích cái kia. Tuy nhiên chỉ mới dừng lại ở mức quan sát hành vi và giao tiếp thì thực sự cũng có những lúc mà giáo viên thường đặt câu hỏi là tại sao em này lại như thế này mà em kia lại thế khác? Chúng ta chưa đủ cơ sở khoa học để xác nhận được chính xác và trả lời câu hỏi tại sao đó. Ngoài hai cách đó thì có thêm một công cụ đã được thế giới chấp nhận và chứng minh đây là một cơ sở khoa học cho phép chúng ta có một cách nhìn khoa học để hiểu về khả năng bẩm sinh của một học sinh. Đó là công cụ GENECODE (sinh trắc dấu vân tay) 1.1. GENECODE vân tay là gì? Khoa học đã chứng minh được rằng sự hình thành các vân tay trên ngón tay của mỗi con người từ tuần thứ 13 là bắt đầu hình thành song song với quá trình hình thành của não bộ. Việc hình thành vân tay có ảnh hưởng rất nhiều đến các vùng chức năng của não bộ và đã có rất nhiều các công trình khoa học chứng minh 5 được sự liên kết chặt chẽ này, giữa não bộ, giữa các vùng khác nhau của não bộ với mười đầu ngón tay của chúng ta. Chính vì vậy, trên thế giới đã phát triển một ngành khoa học được gọi là ngành khoa học “sinh trắc dấu vân tay” (GENECODE) và từ nằm 1926 đã được ứng dụng rộng rãi trong khoa học lịch sử, sau đó được ứng dụng trong thể thao và hiện nay được ứng dụng rất nhiều trong giáo dục. Như chúng ta biết, bộ não con người có hai bán cầu não. Bán cầu não trái chỉ huy vùng tay ở bên phải và bán cầu não phải thì liên quan đến vùng tay ở bên trái. Sắp xếp từ trên xuống dưới là từ còn tay cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út và ngón út thì phụ cách các vùng khác nhau trên não và các con số trên ngón tay của chúng ta từ số một đến số mười thực chất là thể hiện những năng lực bẩm sinh của con người được sắp xếp từ cao xuống thấp, từ một đến mười và một số chữ ở phía dưới của các ngón tay đó, ví dụ như chữ UL, WS,.. Thì đó là các dạng vân tồn tại trên các ngón tay của chúng ta và nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bẩm sinh của mình. Để có bản GENECODE đầy đủ và tìm hiểu được tiềm năng sắp xếp đầy đủ như trên hình thì chúng ta phải làm một bài sinh trắc vân tay một cách đầy đủ, bài bản. Tuy nhiên, ở đây chúng ta không cần phải làm một bài sinh trắc vân tay mà chỉ cần bằng mắt thường, chúng ta quan sát chính tay của chúng ta, chúng ta có thể hiểu biết về tính cách bẩm sinh của mình cũng như là của học sinh. 1.2. Mô tả một số dạng vân chính trên đầu ngón tay Tiến hành quan sát kĩ 10 đầu ngón tay của mình để nhận diện xem là trên mười đầu ngón tay của mình thì cái dạng hoa tay của nó hình thù như thế nào? Đặc biệt là hai ngón tay cái, vì hai ngón tay cái chính là hai ngón tay có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách bẩm sinh của một con người. Các nhà khoa học phân chia thành bốn dạng vân chính, mỗi dạng quy định những tính cách bẩm sinh khác nhau. 6 1.2.1. Dạng vân W Dạng vân này có khá nhiều chủng loại khác nhau: WS, WE, WI, WC,… Những người có dạng vân này đặc biệt là hai ngón tay cái là những người có tính cách Ý CHÍ: Là những người có cá tính tương đối là mạnh, họ quyết định tự mình đặt ra mục tiêu và theo đuổi mục tiêu đến cùng, không cần có quá nhiều sự tác động từ bên ngoài, họ không sống phụ thuộc vào tình cảm của người khác, tự mình quyết định trong mọi vấn đề, họ không bị áp đặt, sự bắt buộc từ người khác, nếu như cả mười ngón tay đều có dạng W thì những người này có tính cách hơi bảo thụ. 1.2.2. Dạng vân U Những người này có tính cách ngược lại với những người có dạng vân W. Đặc biệt, với những người có vân U ở cả hai ngón tay cái, họ có tính cách TÍNH CẢM. Họ sống thiên về tình cảm, họ chịu tác động bởi tình cảm khá là nhiều, bị cảm xúc chi phối. Khi họ làm một việc gì đó họ thường chỉn chu và cầu toàn trong trong công việc, hay lo sợ phập phồng kết quả xấu trong công việc, họ thường quan tâm đến người khác nghĩ gì sau đó mới quyết định có làm hay không, họ thích thì có thể làm rất là tốt, không thích thì buông xuôi rất là nhanh, họ không có khả năng bám sát mục tiêu giống như những người có tính cách Ý CHÍ. Những người có tính cách tình cảm rất cần sự động viên, khen ngợi từ những người khác. 1.2.3. Dạng vân R Những người có dạng vân tay này thường có tính cách TRÁI NGƯỢC, hay còn gọi KHÁC BIỆT. Những người này thường được gán những NHÃN như là nổi loạn, lập dị, quái dị, cá biệt,... vì họ sỡ hữu những cách suy nghĩ rất độc đáo, họ thường nhìn nhận vấn đề không giống những người bình thường. Họ thích làm mọi việc với suy nghĩ đối lập, hay phán đoán, thường sử dụng cách đánh giá, lập luận trái ngược. Họ hứng thú với những điều huyền bí, thích suy luận, có khả năng làm việc và kiểm soát mọi việc vào phút chót. Họ thường gây sốc với người khác bằng ngôn từ. Chính vì vậy những người có tính cách này thường phù hợp với những nghề đòi hỏi sự sáng tạo, đòi hỏi những suy nghĩ mới mẻ,… 7 1.2.4. Dạng vân A Là những người có tính cách NOI GƯƠNG. Những người này có xu hướng là sao chép lại những gì từ môi trường mà họ đang sống. Những người này có khả năng học tập vô hạn, có khả năng học nhanh, cho nên họ thường học những điều tốt rất là nhanh nhưng đồng thời cũng học những điều xấu rất là nhanh. Chính vì vậy những người này được đặt trong môi trường nào thì họ sẽ gần như giống môi trường mà họ được đặt vào. Phương pháp trên cho ta một kết quả rất chính xác đối với trẻ em vì đây là đặc tích bên trong tiềm thức của não bộ vì trẻ em chưa được tiếp xúc nhiều với môi trường xã hội. Còn đối với người trưởng thành, do môi trường tác động có một số người có thể khó nhận thấy được tính cách của mình thông qua phương pháp này nhưng chắc chắn nó thể hiện được tích cách đặc trưng nhất của mỗi người chúng ta. 1.3. Tác dụng của việc hiểu tính cách bẩm sinh của trẻ Vậy khi người giáo viên hiểu về tính cách bẩm sinh của học sinh rồi thì việc hiểu đó có tác dụng gì? 1.3.1. Chấp nhận học sinh Khi người giáo viên hiểu được về học sinh có tính cách bẩm sinh như vậy thì việc đầu tiên cần phải làm là chấp nhận tính cách của từng học sinh-là như vậy, học sinh nào có tính cách ý chí, hoặc tính cách tính cảm,... Ngay từ khi đẻ ra thì học sinh đó đã có tính cách như vậy rồi. Tiếp theo, giáo viên sẽ lựa chọn các giải pháp hiệu quả, từ đó giáo viên thay đổi cách nhìn, thay đổi tư duy với học sinh, ví dụ như đối với những em học sinh mà có tính cách R, vì giáo viên không hiểu học sinh nên thường gán cho nó với nhãn là lập dị, cá biệt, là không giống ai. Nhưng khi giáo viên hiểu ra rồi, thay vì một tư duy tiêu cực như vậy thì giáo viên nên có tư duy tích cực rằng học sinh này có một tính cách, tư duy khác biệt và học sinh này hoàn toàn có một khả năng thành công hơn các bạn khác trong tương lai, bởi vì thế giới hiện nay của chúng ta đang đòi hỏi sự khác biệt. Do đó chỉ cần có phương pháp phù hợp với từng tính cách thì khả năng thành công của học sinh sẽ rất cao. 1.3.2. Chọn từ khóa phù hợp Với một loại tính cách giáo viên cần tìm một từ khóa sao cho nó phù hợp nhất để tác động, đối xử với học sinh để có thể phát huy được tối đa khả năng của từng học sinh. Đối với từng loại tính cách giáo việc có thể đưa ra một từ khóa như sau:  Đối với tính cách Ý CHÍ thì từ khóa cần cung cấp cho nhóm này là LỰA CHỌN. Đỗi với những học sinh có tính cách này, thì giáo viên hãy cung cấp cho học sinh sự lựa chọn vì các em thích tự mình ra quyết định, thích tự mình đặt ra mục tiêu cho mình, thường các em không thích sự áp đặt. Cho nên giáo viên cần phân tích hậu quả của mỗi lựa chọn và để học sinh tự chọn. Giáo viên có thể sử dụng một số mẫu câu LNP. 8 - Câu trói buộc đôi: Đây là mẫu câu cung cấp cho học sinh tưởng rằng các em được lựa chọn nhưng thực ra sự lựa chọn đó được nằm trong chủ ý của giáo viên. Ví dụ: Em hãy học môn toán hoặc môn văn? Nếu như chúng ta chỉ nói là: em hãy học bài đi thì có thể em đó sẽ không thích, không có sự lựa chọn cho nên là thay vì học môn toán, môn văn thì em đó sẽ không học môn nào cả. Nhưng khi giáo viên nói là em hãy học môn toán hoặc môn văn, thì đó là sự cung cấp sự lựa chọn và khi đó học sinh sẽ có xu hướng là học một trong hai môn toán hoặc văn. - Câu hỏi đuôi: Dạng câu hỏi này làm giảm nhẹ các mệnh lệnh mà giáo viên muốn học sinh thực hiện. Ví dụ thay vì giáo viên bảo: các em hãy học bài đi thì đây là một mệnh lệnh không hề cho phép học sinh được lựa chọn và nó gây ra sự áp đặt, nhưng giáo viên có thể nói là: Các em sẽ học bài sau 5 phút nữa chứ, thì nó sẽ giảm nhẹ các mệnh lệnh và học sinh thấy được mình có sự lựa chọn và khi đó các em sẽ trả lời: vâng ạ và các em sẽ chấp nhận yêu cầu của giáo viên.  Đối với những học sinh có tính cách TÍNH CẢM thì giáo viên cần phải sử dụng thường xuyên đối với những em thuộc nhóm này. Đó là từ khóa ĐỘNG VIÊN. Những học sinh thuộc nhóm này rất cần được khích lệ, động viên một cách nhẹ nhàng. Vì những em này thường khả năng theo đuổi mục tiêu rất thấp, nên giáo viên cần thỉnh thoảng nhắc nhở về mục tiêu và có thể đưa ra các hình mẫu để các em noi theo. Khi giáo viên yêu cầu các em này học thì nên bắt đầu từ dễ đến khó và động viên dần dần thì các em này sẽ được khích lệ và học tập rất tốt.  Đối với những học sinh có tính cách TRÁI NGƯỢC thì giáo viên có thể đưa ra từ khóa là TÔN TRỌNG. Giáo viên cần tôn trọng sự đóng góp ý kiến, sự sáng tạo độc đáo của các em, khi mà những em này đưa ra những ý kiến mới lạ, nó không giống với ý kiến của giáo viên thì đừng ngay lập tức giáo viên phản kháng và bắt học sinh phải theo ý kiến của mình, mà giáo viên cần tôn trọng ý kiến đó, giáo viên hãy nói với học sinh là: à, ý kiến của em là một ý kiến rất độc đáo, thầy (cô) ghi nhận những điều đó và thực sự đó là khía cạnh rất là mới mà em đóng góp cho cho cả lớp. Khi đó các em sẽ cảm thấy được tôn trọng và ngược lại các em sẽ tôn trọng giáo viên. Giáo viên hãy cố gắng chấp nhận các em như các em vốn có, thay vì ép các em có tính cách trái ngược phải giống như các em bình thường khác. Đối với những học sinh có tính cách này luôn luôn có một tư duy sáng tạo rất cao cho nên giáo viên có thể định hướng những ngành nghề phù hợp với sở trường của các em .  Đối với nhóm tính cách NOI GƯƠNG, giáo viên có thể dùng từ khóa là MÔI TRƯỜNG (hoặc ĐỊNH HƯỚNG). Những học sinh này có khả năng học tập rất đa dạng, học giống như một “miếng bông thấm nước”. Do vậy, các em học được rất nhiều thứ nên giáo viên cần tạo ra môi trường học tập đa dạng, có thể cho các em học nhiều thứ cùng một lúc để các em được phát triển một cách toàn diện. Vì những em này ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường, cho nên khi các em có những hành vi tích cực thì ngay lập tức giáo viên cần động viên, khuyến khích để các em được củng cố những hành vi tích cực, còn khi các em có những biểu hiện tiêu cực thì giáo viên cần chấn chỉnh kịp thời để các em không sa đà vào các hành vi tiêu cực. Những học sinh này nếu được giáo dục một cách phù hợp thì các em 9 hoàn toàn có thể trở thành những chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thực sự bốn từ khóa này đều cần cho tất cả các em. Tuy nhiên, với từng nhóm tính cách một thì tầm quan trọng của mỗi từ khóa sẽ nặng hơn một chút Với những em mà mỗi ngón tay có một loại vân khác nhau thì người ta gọi đây là tính cách HỖN HỢP và chúng ta nhớ là tay phải thì do não trái chỉ đạo và nó thể hiện tính cách bên trong, còn tay trái do não phải chỉ đạo, nó thể hiện tính cách bộc lộ bên ngoài. Ví dụ một em có tính cách tay phải là Ý CHÍ và tay trái là TÍNH CẢM thì những em đó bên ngoài tỏ ra khá tình cảm, thư sinh, yểu điểu,… nhưng bên trong thì là người có ý chí, có khả năng theo đuổi mục tiêu. Tóm lại, khi người giáo viên hiểu được tính cách bẩm sinh của một học sinh thì sẽ tạo ra được môi trường phù hợp cho từng nhóm học sinh cũng như là lựa chọn được những biện pháp giáo dục hiệu quả . 2. Học sinh thông minh theo cách nào? Tại sao có những học sinh rất là ngoan, luôn tập trung ngồi học, trong khi đó có những học sinh luôn luôn nghịch ngợm, hay vận động làm cho giáo viên rất là đau đầu. Rất nhiều giáo viên thường có biểu hiện là so sánh học sinh này với học sinh khác. Tại sao em này lại không ngoan như em khác, tại sao em này không chịu học hành chăm chỉ, nghiêm túc như học sinh kia. Vậy thì vấn đề nằm ở đâu? Cách mà giáo viên đối xử, so sánh giữa học sinh này với học sinh kia thì liệu như vậy đã công bằng đối với học sinh chưa? 2.1. Học sinh như thế nào được xem là thông minh Theo bạn thì một học sinh được gọi là thông minh, nó sẽ biểu hiện ra bên ngoài như thế nào? Thông thường, chúng ta thường đánh giá theo một số tiêu chí sau: - Phản ứng nhanh, hay tò mò các vấn đề - Hay hỏi, bắt chước nhanh khi người lớn làm việc gì đó - Khả năng sáng tạo các mô hình, các trò chơi riêng - Khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề nhanh - Điểm số các môn (Toán, văn, …) cao - vv… Đó là những tiêu chí mà chúng ta thường đưa ra để đánh giá xem một học sinh có thông minh hay không. Tuy nhiên, có những học sinh không học giỏi ở trên lớp, không thực sự sáng tạo trong quá trình học cũng như là trong quá trình chơi, nhưng những học sinh đó lại có những biểu hiện như sau: - Chơi thể thao giỏi - Vẽ đẹp - Khả năng âm nhạc tốt 10 - Nấu ăn ngon - Thiết kế thời trang đẹp - Bán hàng giỏi, giao tiếp khéo - vv… Vậy thì những học sinh đó thì liệu theo đánh giá của mọi người thì có được coi là thông minh hay không? Và liệu cách mà chúng ta đưa ra tiêu chí như là phải giải quyết nhanh, học toán giỏi, phải học văn giỏi ở trên lớp thì liệu đã đủ để đánh giá mức độ thông minh của học sinh hay chưa? Tiến sĩ Howard Gardner – một nhà tâm lý học nổi tiếng của Đại học Harvard đã nghiên cứu rất nhiều năm về thần kinh học. Để đánh giá một cách công bằng cho tất cả mọi người trên thế giới thì ông đã nghiên cứu rất nhiều năm và đưa ra một lí thuyết, được gọi là thuyết ĐA TRÍ TUỆ. Hiện nay thuyết đa trí tuệ được xem là thuyết nhân văn nhất của giáo dục. Trong thuyết đa trí tuệ thì Howard Gardner có giới thiệu và cho rằng là con người chúng ta không chỉ là có trí thông minh về lôgic cũng như là trí thông minh về ngôn ngữ mà mỗi một người chúng ta thì có cả tám loại hình trí thông minh chứ không phải là một, hai loại. Tám loại hình trí thông minh theo Howard Gardner đó là: Trí thông minh về hình ảnh, tự nhiên, ngôn ngữ, logic, nội tâm, vân động, giao tiếp, và âm nhạc. 2.2. Các loại hình trí thông minh 2.2.1. Trí thông minh hình tượng Loại hình trí thông minh này liên quan đến khả năng đánh giá hình ảnh, không gian. Những người có trí thông minh hình tượng thì thường họ có một trí nhớ hình tượng rất tốt, họ có khả năng định hướng, định vị trong không gian tốt, những người này có khả năng nhớ đường và định vị đường phố rất tốt; Có thiên hướng nghệ thuật, học qua hình ảnh rất tốt. Những người này thường phù hợp với một số nghề nghiệp như là: Kiến trúc, quy hoạch đô thị, họa sĩ, nhiếp ảnh, thuyền trưởng, phi công, … Những học sinh này có thể ở tuổi nhỏ, thường học không được giỏi lắm, bởi vì những học sinh có trí thông minh hình tượng khi mà học thì các em thường tư duy theo không gian ba chiều, cho nên rất là dễ có những trường hợp các em nhầm dấu, ví dụ như dấu huyền và dấu sắc. Nhưng trí thông minh hình tượng thường là của những bậc thiên tài, ví dụ như là Leonardo di ser Piero da Vinci (Lê-ô-na đờ Vanh-xi), Albert Einstein (Anhxtanh),… đều là những người có trí thông minh hình tượng, khả năng tưởng tượng của họ rất tốt. Nhờ có những khả năng này mà họ có những khám phá, phát minh rất lớn cho nhân loại. 2.2.2. Trí thông minh ngôn ngữ Những người có trí thông minh ngôn ngữ là những người có khả năng sử dụng ngôn từ rất tốt trong văn nói và văn viết; có khả năng đọc, viết, ghi nhớ từ vững rất tốt; khả năng giảng giải, hùng biện. Thường họ thích học thông qua việc đọc, ghi chép, nghe giảng, tranh luận. Những người này thường phù hợp với những nghề: nhà văn, luật sư, nhà báo, biên tập viên, giáo viên, tư vấn, 11 2.2.3. Trí thông minh logic-toán học Đây là loại hình mà trước đây cả thế giới thiên về thông qua những bài Test như là những bài test IQ. Đây là loại hình mà chúng ta hay đặt nặng. Nhưng theo Howard Gardner thì đây cũng chỉ là một trong số tám trí thông minh. Những người có trí thông minh này thường có khả năng suy luận logic, lập luận là việc với các con số. Họ có khả năng học toán, chơi cờ giỏi, họ thích lập trình, tính toán, suy luận khoa học. Họ có khả năng suy đoán và thực hiện các phép tính phức tạp. Họ thường phù hợp với những nghề như là nhà toán học, kế toán, thống kê, nhân viên thuế, kĩ sư máy tính,… 2.2.4. Trí thông minh thiên nhiên (tự nhiên) Loại hình này đề cập đến khả năng hiểu biết về thế giới tự nhiên, cỏ cây, động vật, …, về môi trường tự nhiên. Họ có xu hướng thích gần gủi, khám phá thiên nhiên. Có những người nếu như mà trí thông minh thiên nhiên tương đối là cao thì họ thường có một mối ràng buộc chặt chẽ với thiên nhiên, thậm chí có những người còn được gọi là máy dự báo thời tiết, vì khi trong tự nhiên, thời tiết có sự thay đổi thì họ cảm nhận được sự thay đổi đó. Những người này khi học, tốt nhất là khi được tiếp xúc với thiên nhiên. Những người này thường phù hợp với các ngành nghề như là nhà khoa học, bác sĩ thú y, khảo cổ, khí tượng, bảo vệ môi trường. 2.2.5. Trí thông minh âm nhạc Loại hình này liên quan đến khả năng thẩm âm, cảm nhận âm nhạc, nhịp điệu, …; Họ có khả năng hát, sáng tác, chơi nhạc rất tốt; Khả năng ghi nhớ thông tin bằng vần điệu. Khi học thì họ thích học qua lắng nghe, họ sẽ học tốt nhất khi họ vừa nghe nhạc và vừa học. Những nghề phù hợp đối với loại hình trí thông minh âm nhạc thường là nghề nhạc công, nhạc sĩ, ca sĩ, chỉ đạo dàn nhạc, kinh doanh âm nhạc,… 2.2.6. Trí thông minh nội tâm Đây là loại hình khá là đặc biệt, loại hình này nó liên quan đến việc mình hiểu bản thân của mình, liên quan đến khả năng quan sát, cảm nhận, thấu hiểu về bản thân mình, hiểu được cảm xúc, mục tiêu, động cơ của mình. Họ thường thích thu mình lại để suy nghĩ, suy nghiễm về bản thân của mình. Họ thích làm việc một mình và họ thường có độ tập trung, cầu toàn cao khi họ làm việc. Họ thường thiên về lĩnh vực tư tưởng học, thích chiêm nghiễm. Do vậy nghề nghiệp phù hợp là nghề bác sĩ tâm lí, tư vấn, giáo viên,… 2.2.7. Trí thông minh giao tiếp Đây là loại hình có khả năng giao tiếp, khả năng tương tác với người khác rất tốt. Họ có xu hướng là hướng ngoại, nhảy cảm với động cơ, cảm xúc của người khác. Những người này rất hòa đồng, thân thiện nên có khả năng hợp tác, làm việc nhóm rất tốt. Những người này học tốt nhất thông qua việc học nhóm, học qua trao đổi, thảo luận, tranh luận,.. Thường phù hợp với những ngành nghề như là chính trị gia, ngoại giao, giáo viên, nhân viên bán hàng,… 12 2.2.8. Trí thông minh vận động Loại hình này liên quan đến khả năng vận động và thực hiện công việc bằng tay chân. Họ thích chơi thể thao, khiêu vũ,... Họ có khả năng phối hợp cơ thể như là chân, tay rất tốt. Họ có mức năng lượng rất cao, sức bền tốt. Chính vì thế những người có trí thông minh này thường ngứa ngoáy không yên, ví dụ như trong lớp các em thường xoay bút liên tục, hoặc chân thì cứ rung lên, thỉnh thoảng thì nhấp nha, nhấp nhổm,… Những người này thích học thông qua các hoạt động vận động. Do vậy mà bắt những em này ngồi im một chỗ, học theo kiểu nghe giảng thì là một việc khá khó khăn cho các em. Những người này thường phù hợp với những nghề như là vận động viên, giáo viên thể dục, diễn viên múa, lái xe, thợ cơ khí,… 2.3. Hiểu về các loại hình thông minh có ý nghĩ gì? Với thuyết đa trí tuệ, nó cho phép mình có thể hiểu rằng mỗi một người thì đều có đầy đủ tám loại hình trí thông minh. Tuy nhiên, tỉ lệ của từng trí thông minh thì không giống nhau ở mỗi người. Khi mà chúng ta đã hiểu về tám loại hình trí thông minh này thì ý nghĩa lớn nhất của nó cho giáo dục, đó là chúng ta có thể đánh giá một cách công bằng về mỗi học sinh, chúng ta nên coi trọng mỗi loại hình trí thông minh của học sinh. Mỗi một học sinh đều thông minh theo một cách khác nhau. Ví dụ có những học sinh thông minh về logic thì có thể học rất giỏi toán, nhưng cũng có những học sinh thông minh về vận động thì học sinh đó sẽ chơi thể thao rất tốt. Vậy không có một sự so sánh nào giữa một học sinh thông minh về toán học với một học sinh thông minh vận động. Không có một sự đảm bảo nào rằng là một giáo sư giỏi toán thì sẽ có một cuộc sống giàu có và hạnh phúc hơn một vận động viên giỏi. Cũng chẳng có sự đảm bảo nào giữa một nhà văn với một diễn viên giỏi hay một đầu bếp tốt trong một khách sạn lớn. Vậy thi khi học sinh thông minh theo một cách khác nhau thì giáo viên cần tôn trọng cái thông minh đó và đừng ép học sinh phải không được thông minh vận động nữa mà phải thông minh toán học, điều đó là không thể vì đứa trẻ sinh ra với sự bẩm sinh của nó rồi. Khi chúng ta hiểu được điều đó thì hãy công bằng với học sinh hơn. Giáo viên cần tránh so sánh, tạo áp lực cho học sinh. Sẽ là tốt nhất nếu mỗi học sinh được học bài theo đúng trí thông minh của mình. Câu chuyện ngụ ngôn “Ai cũng là nhân tài” có nội dung đó là: Trong một khu rừng nọ có rất nhiều loài động vật khác nhau như là Quạ, khỉ, chim cánh cụt, voi, cá, hải cẩu và chó. Nhằm tìm ra những con vật tài giỏi để giao một số trọng trách thì người ta tổ chức một cuộc thi. Nhiệm vụ mà chúng phải thực hiện đó là phải thi leo cây. Nếu con vật nào trải qua được bài thi này thì được đánh giá là tài giỏi, thông minh còn những con vật nào không vượt qua được bài thi này thì được xem là không có năng lực, kém thông mình…. Chúng ta biết răng leo cây thì chỉ có khỉ, sóc hay là một vài con vật khác có thể làm được còn lại đa phần các con vật khác thì đó không phải là sở trường của chúng cho nên chúng không thể nào thực hiện được nhiệm vụ đó. Chính vì thế mà chúng được đánh giá là không có năng lực, không thông minh. Vậy thì khi chúng ta đánh giá học sinh chỉ thiên về một số môn như toán, văn, ngoại ngữ thì liệu đã thực sự công bằng với học sinh hay chưa? Tóm lại, tất cả những thang đánh giá 13 hiện nay chỉ là khập khiểng và khi chúng ta đánh giá một học sinh thì chúng ta hãy thực sự công bằng, chúng ta hãy nhìn một cách toàn diện để phát huy được đối đa những sở trường của học sinh. 3. Học sinh thích học theo phong cách học nào? Tại có những học sinh có thể ngồi học rất là nghiêm túc trên lớp, chăm chú nghe giảng bài và khi giáo viên giảng dạy, hướng dẫn một vài lần thì các em có thể làm bài được. Nhưng cũng có những học sinh thì học rất là mất tập trung, hay nói chuyện, cứ 5 phút, 10 phút thì lại đứng lên, đi lại, vừa đi vừa học, vừa đi vừa lẩm bẩm,… làm cho giáo viên cảm thấy rất là khó chịu, sốt ruột vì cách học của học sinh. Nhưng thực sự thì mỗi một đứa trẻ sinh ra thì đều có những tính cách bẩm sinh, và chính những tính cách bẩm sinh đó, nó quy định rất nhiều thứ trong đó có phong cách học của mỗi một con người. Bạn thường học dễ nhất bằng cách nào? Học sinh của bạn thường học dễ nhất bằng cách nào? Theo những nhà nghiên cứu trên thế giới thì mỗi một người học đều có các cách học khác nhau và người ta đã tổng kết là thông thường, thì con người thường có bốn kiểu học chính liên quan đến những việc tiếp nhận những kênh thông tin của họ. Họ sử dụng chính là kệnh nào? Người ta gọi là phong cách học (Learning Style) 3.1. Học qua quan sát (VISUAL) Khi dạy cho học sinh thuộc cách học này thì giáo viên hãy sử dụng nhiều thông tin liên quan đến việc các em có thể quan sát được, ví dụ như sử dụng hình ảnh, video, biểu đồ,.... Hoặc khi giáo viên giảng thay vì chỉ sử dụng lời nói thì hãy kết hợp vừa giảng vừa vẽ hình minh họa cho lời giảng hoặc hướng dẫn học sinh sử dụng các flash card, bút màu để gạch, tạo ra những màu sắc trên trang vở, mỗi loại màu như vậy cũng liên quan đến hình ảnh. Vì thế học sinh có thể học bài tốt hơn. Hoặc giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thay vì viết thì hãy ghi chú lại bài học bằng cách là vẽ hình, sử dụng các biểu tượng để ghi chú, hoặc hướng dẫn học sinh ghi chú bằng sơ đồ tư duy Những học sinh học theo phong cách này thường nói: Em thấy rồi. Những em này thích quan sát, thích ghi nhớ hình ảnh, hứng thú với các thông tin được trình bày dưới dạng hình ảnh, biểu đồ, đồ thị, biểu tượng,.. Ngay lập tức những thông tin đó sẽ thu hút các em. Những học sinh này rất chăm chú nhìn vào hình dạng bề ngoài của người đối diện cũng như là chăm chú nhìn vào miệng của giáo viên. Những em này thích được minh họa, được làm mẫu hơn là chỉ nghe giảng. Vậy khi dạy cho những học sinh thích học qua quan sát thì tốt nhất giáo viên hãy làm mẫu cho các em. Các em sẽ thích và ghi nhớ thông tin dễ hơn. Những em này thường thích học một mình, thích tìm một nơi yên tĩnh để quan sát, để suy ngẫm hơn là học nhóm tranh luận, thảo luận ồn ào. 3.2. Học qua lắng nghe (AUDITORY) Những học sinh này thường nói là “em nghe thầy nói rồi” hoặc “em hiểu thầy nói rồi”. Họ thường thích học thông qua việc lắng nghe và ghi nhớ những 14 điều học được tranh luận hơn là nhìn thấy. Những người này khi nói chuyện thường nghiêng tai về phía người nói. Một số học sinh khi học thường đi đi lại lại, vừa đi vừa lẩm nhẩm đọc và khi giải quyết vấn đề thì các em thường nói ra miệng. Những em này cũng thích ngồi nghe giảng, thích được người khác đọc cho mình nghe, thích tham gia vào các cuộc tranh luận, thảo luận bởi vì họ thích nói thích lắng nghe. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh này hãy đọc to lại bài giảng sau đó ghi âm lại và nghe lại. Sau khi học xong thì yêu cầu các em hãy giải thích lại những điều vừa học cho các bạn khác hiểu. Thường xuyên tổ chức các hoạt động học nhóm cho các em tham gia tranh luận, thảo luận. Những em này thương rất nhảy cảm với âm thanh, với tiếng ồn. Do vậy mà khi học bài có thể bật một số loại nhạc nhẹ. 3.3. Học qua đọc/viết (READ/WRITE) Những học sinh này thích ghi nhớ thông tin thông qua việc đọc, tự nghiên cứu tài liệu. Đi kèm với các em luôn luôn có một quyển sách và một cái bút, đi đến đâu các em thường ghi chú lại bằng các từ khóa hoặc gạch đầu dòng. Những bạn học sinh học theo cách này thường học rất ngoan, chịu khó ghi chép hay cúi đầu xuống để ghi. Những em này cũng thích học ở nơi yên tĩnh, thích tự nghiên cứu, tự mình chiêm nghiễm hơn là tham gia vào hoạt động nhóm. Giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh cách ghi chú lại sao cho tốt nhất và có thể yêu cầu các em diễn đạt lại những điều các em học được bằng chính ngôn từ của mình, có thể bằng ngôn ngữ nói hoặc viết; Hướng dẫn cho các em cách viết và đọc lại từ khóa, gạch chân vào những từ khóa. 3.4. Học qua hành động (KINESTHETIC) Đây là cách học liên quan rất nhiều đến trí thông minh vận động, những em này thường có trí thông minh về vận động rất cao và thông minh về giao tiếp cũng rất tốt. Các em thường học tốt nhất thông qua việc vận động, làm, sờ, chạm vào đồ vật. Nghĩa là các em này sử dụng giác quan xúc giác rất nhiều. Những em này rất thích thử nghiệm những cái mới, thích các quyển sách có liên quan đến phiêu lưu hành động. Để cho những em này ngồi yên một chỗ thì rất là khó vì những em này có rất nhiều năng lượng. Thường thì các em diễn đạt bằng lời rất khó và trong quá trình diễn đạt bằng lời thì các em sử dụng rất nhiều các ngôn ngữ cử chỉ. Đặc biệt những em này thích tham gia các hoạt động trò chơi. Giáo viên cần tôn trọng cách học của những em này, không thể bắt các em thay đổi cách học của mình được. Do vậy nên để các em học trong khoảng thời gian ngắn, nên chia nhỏ quá trình học thành các khoảng thời gian và tránh cho các em ngồi lâu một chỗ. Nên cho các em tham gia vào các hoạt động nhiều hơn ví dụ như là hoạt động nhóm, hoạt động thực hành. Có thể có các em học bằng cách là vừa đi lại, vừa vận động và vừa học bài chứ không nhất thiết là phải ngồi ở một cái bàn mới gọi là học. Nghĩa là các em có thể vừa đi đi lại lại, vừa đi vừa lẩm nhẩm học cũng được hoặc chạy một vòng xung quanh sân, vừa chạy vừa học. Đối với 15 những em này nên hạn chế việc giảng dạy, tốt nhất là giáo viên làm mẫu rồi để các em tự làm. Khi mà giáo viên đã hiểu phong cách học của học sinh rồi thì điều lưu ý của giáo viên trong quá trình dạy học là: để các em học sinh học tốt nhất thì giáo viên cần đưa ra các phong cách học tốt nhất hay giáo viên hãy giảng theo cách mà học sinh thích nhất. Nói cách khác là khi giáo viên tạo ra những bài giảng thì giáo viên cần cố gắng lưu ý, đưa vào các yếu tố V – A – R – K vào cho người học. Chứ không phải chỉ tập trung vào việc giảng giải, nó chỉ phục vụ cho những người học thông qua nghe hoặc chúng ta chỉ tập trung vào việc nhìn thì chỉ tập trung vào việc học thông qua nhìn, còn lại những học sinh học thông qua thảo luận, học thông qua vận động thì bỏ rơi ở trên lớp và lại gán cho các em NHÃN là tăng động, giảm chú ý, nói leo,… Đó là lỗi của chính giáo viên chứ không phải là lỗi của học sinh. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Năm học vừa qua với sự áp dụng các biện pháp nói trên đối với những học sinh lớp 9/2 (thuô ôc nhóm thực nghiê ôm), tôi nhận thấy đa số học sinh đều rất hứng thú học tập, không khí các giờ học vui vẻ, sôi nổi hơn do các em tích cực xây dựng bài, số lượng học sinh làm viê ôc riêng trong giờ gần như không còn, qua kiểm tra và thi học kỳ I điểm khá giỏi tăng lên rõ rê ôt, điểm yếu kém không còn. Quá trình thực hiê ôn của tôi diễn ra như sau: Từ thực trạng đã nêu ở trên, sau 4 tuần đầu tôi bắt đầu áp dụng triệt để và liên tục mô t số các biện pháp đã nêu đối với lớp 9/2, tôi thấy các em có sự tiến bộ ô nhiều hơn thể hiê n ở thái đô ô và ý thức với môn học. ô Sau 6 tuần thực hiện thường xuyên biện pháp giảng dạy mới tôi thấy có kết quả rõ rệt, không khí học tập sôi nổi hơn, học sinh phát biểu xây dựng bài nhiều hơn, học sinh được kiểm tra bài cũ thuộc bài nhiều hơn. Hết học kỳ I không còn học sinh nào ngủ gâ ôt trong giờ. Điều đặc biệt là tỉ lệ học sinh yếu, kém giảm đáng kể và tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình, khá, giỏi tăng lên khá rõ so với đầu năm học. Lớp thực nghiê ôm đã có 18 HS đạt điểm giỏi. Cứ liên tục thực hiê ôn các biê ôn pháp gây hứng thú trong các giờ học cho các em đến cuối năm học thì kết quả lại càng đáng mừng hơn. Cuối năm học lớp 9/3 (thuộc nhóm đối chứng) vẫn còn hiê ôn tượng học sinh làm viê ôc riêng trong giờ, số lượng học sinh xây dựng bài không cao hơn thời điểm trước là bao, nhưng lớp 9/2 đã không còn học sinh nào ngủ gâ ôt hoă ôc vắng học, số học sinh thuô ôc bài cũ tăng lên nhanh, số học sinh tham gia các hoạt động học, đóng góp xây dựng bài khoảng gần như cả lớp, đặc biê ôt căn cứ vào kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng cuối kì thì sự phân hóa về tỉ lê ô điểm khá, giỏi ở hai lớp càng có sự chênh lê ôch rõ ràng. Để minh chứng cho điều đó ta có thể theo dõi các tổng hợp sau đây: Bảng. Kết quả thu được sau thực nghiê ôm tính đến hết học kỳ 1 16 Thời điểm Trước thực nghiê êm Sau thực nghiê êm Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiê êm Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiê êm 2 3 2 0 Số HS không chú ý 4-7 5-10 3-4 1- 2 Số HS thuô c bài cũ ô 3- 5 2- 5 4- 6 8-10 Số HS xây dựng bài trong giờ 3 3 5 9 Số HS đạt điểm giỏi 5 7 10 18 Số HS đạt điểm khá 10 10 14 12 Số HS đạt điểm trung bình 15 13 10 4 Số HS bị điểm yếu, kém 5 4 1 0 Tiêu chí Số HS ngủ gâ ôt trong giờ V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG  Đối với BGH nhà trường - Tổ chức các buổi tập huấn về tâm sinh lí, về khả năng vốn có của học sinh cho giáo viên - Cần có những cơ chế khen thưởng cho những giáo viên giỏi, có những phương pháp dạy học tích cực  Đối với giáo viên - Cần có kiến thức sâu rộng không chỉ về chuyên môn mà về tính cách, khả năng bẩm sinh của học sinh - Cần quan tâm, thấu hiểu, đến từng nhóm đối tượng học sinh - Cần trang bị những kĩ năng sư phạm, phải chủ động và sáng tạo để có những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh - Cần tôn trọng những tích cách, phong cách học của học sinh VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Khánh Ngọc. Chương trình dạy học tích cực 17 http://dayhoctichcuc.com/ 2. Howard Gardner. Thuyết đa trí tuệ http://geniusprint.vn/san-pham/91-thuyet-da-thong-minh-cua-howardgardner.html 3. Hướng dẫn xem tính cách qua dấu vân tay http://dayconthanhtai.com/huong-dan-xem-tinh-cach-qua-dau-van-tay.html NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Hồ Nhật Đại 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan