hoạt động học tập của học sinh cũng khác nhiều so với giai đoạn đầu bậc
học- “Trẻ em tự sản sinh ra mình bằng hoạt động của chính mình”.
Việc học của học sinh cũng giống như việc ăn uống và hít thở khí trời
của mỗi con người, không ai có thể làm thay. Trong hoạt động học, mỗi
học sinh làm việc theo sự tổ chức, hướng dẫn của thầy giáo để lĩnh hội tri
thức và trên cơ sở đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo nhờ vậy mà trí tuệ các em
phát triển, tâm hồn các em phong phú. Nhà trường có nhiệm vụ tổ chức
quá trình phát triển của trẻ bằng cách tổ chức cho các em tiến hành hoạt
động lĩnh hội vốn kinh nghiệm của thế hệ trước để lại. Trong giáo dục
người thầy là người tổ chức cho các em hoạt động để các em tự làm ra các
sản phẩm giáo dục, cần nuôi dưỡng và phát triển nhu cầu học tập của trẻ
làm cho các em có hứng thú học tập.
2. Đặc điểm về tư duy của học sinh
Tư duy của học sinh là quá trình tâm lí, nhờ đó mà các em hiểu được,
phản ánh được bản chất của đối tượng, bản chất của các sự vật, hiện tượng
được học sinh nghiên cứu, xem xét trong quá trình học tập. Tư duy của học
sinh được các nhà nghiên cứu chia ra thành các loại hình, các kiểu khác
nhau, đáng chú ý là kiểu phân biệt tư duy thành tư duy kinh nghiệm, tư
duy tái tạo, tư duy khoa học, tư duy sáng tạo.
Tư duy kinh nghiệm có ở các em từ trước lúc các em tới trường. Đó
là kiểu tư duy hình thành và phát triển trên cơ sở vốn kinh nghiệm mà mỗi
em tích luỹ được nhờ cuộc sống hàng ngày và quá trình học tập mang lại.
Kiểu tư duy này chủ yếu dựa vào việc so sánh, đối chiếu đối tượng đang
xem xét, nhiệm vụ cần giải quyết với những cái tương tự. Nó được sử
dụng và phát triển trong quá trình học tập của học sinh. Bên cạnh đó thì
kiểu tư duy khoa học cũng được hình thành dần ở các em. Đây là kiểu tư
-4-