Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình sách giáo khoa lịch sử 9...

Tài liệu Skkn hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình sách giáo khoa lịch sử 9

.DOC
7
1167
128

Mô tả:

MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu 2 2. Tên sáng kiến 2 3. Tác giả, đồng tác giả sáng kiến 2 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 3 5. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến 3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 3 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 3 8. Những thông tin cần được bảo mật 10 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 10 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được... 10 11.Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng lần đầu 12 1 1. Lời giới thiệu Lịch sử là môn khoa học đòi hỏi người học cần có hứng thú và kĩ năng hợp lí mới mang lại kết quả cao. Cách học truyền thống đọc chép hay đơn thuần đưa ra những số liệu,những diễn biến của một hiện tượng một sự kiện lịch sử chưa đủ để tạo hứng thú cho người học đặc biệt với lứa tuổi học sinh THCS trong khi đó một kênh thông tin khác đó chính là kênh hình mang lại hiệu quả rõ rệt nếu khai thác được một cách triệt để thì đôi khi lại chưa được chú trọng học chưa tận dụng được một cách triệt để. Thực trạng học sinh không thích hoặc coi lịch sử là môn học phụ một phần là do những lí do kể trên. Là một giáo viên được đào tạo chuyên môn sử cùng với những kinh nghiệm thực tế nhiều năm giảng dạy ở trường THCS tôi nhận thấy việc thay đổi phương pháp dạy học môn lịch sử nói chung và đặc biệt là việc tận dụng triệt để khai thác kênh hình trong sách giáo khoa là rất hữu ích có thể làm cho vai trò của môn lịch sử đặc biệt là trong cấp THCS ngày càng được học sinh coi trọng hơn vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này với đề tài”Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình sách giáo khoa lịch sử 9” Đây là sản phẩm được tôi nghiên cứu và tích lũy qua quá trình công tác và học hỏi các đồng nghiệp do đó có rất nhiều thiếu sót. Rất mong được BGH nhà trường cùng các cán bộ giáo viên đóng góp thêm ý kiến cho tôi để chất lượng dạy học môn lịch sử dần được nâng cao. 2. Tên sáng kiến “Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình sách giáo khoa lịch sử 9” 3. Tác giả, đồng tác giả sáng kiến - Họ và tên: Lương Ngọc Cảnh - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Xóm Viện Tân, xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. - Số điện thoại: 0949319550 Email: [email protected] 4. Chủ đầu tư ra sáng kiến 2 Lương Ngọc Cảnh 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến là tác nghiệp. Tiến hành nghiên cứu việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 9, cụ thể là hướng dẫn học sinh khối 9 trường THCS Yên Lạc khai thác các hình ảnh trong sách giáo khoa qua đó nắm rõ hơn về một nhân vật lịch sử, một sự kiện lịch sử rộng hơn là cả một giai đoạn lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử, tạo sự hứng thú,yêu thích với môn lịch sử của các em học sinh. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Thời gian nghiên cứu: Năm học 2014 – 2015 7. Mô tả bản chất của sáng kiến - Về nội dung của sáng kiến Đối với bộ môn lịch sử nói chung và ở cấp THCS nói riêng kênh hình là một kênh rất quan trọng, qua các hình ảnh lịch sử người học có cái nhìn toàn diện hơn đối với một sự kiện hay một nhân vật lịch sử vì các hình ảnh trong bài học phản ánh trung thực về các sự kiện hay nhân vật lịch sử đó. Tuy nhiên để khai thác có hiệu quả nhất kênh này thì cần đòi hỏi những yêu cầu nhất định từ cả phía người dạy và người học, sau đó là cách lựa chọn các loại kênh hình và cách hướng dẫn học sinh khai thác các kênh hình đó. Khi học sinh được hướng dẫn và biết cách khai thác các kênh hình đó thì việc nắm kiến thức sẽ do các em chủ động nên kiến thức sẽ được khác sâu hơn, rỗ ràng hơn. Từ cơ sở trên tôi chọn SKKN của mình là: “Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình sách giáo khoa lịch sử 9”. * Các giải pháp thực hiện 1. Những yêu cầu đối với giáo viên và học sinh. 1.1. Những yêu cầu đối với giáo viên: Nội dung chương trình Lịch sử 9 là năm thứ 3 các em được học bộ môn này ở trường THCS. Chương trình này nó tiếp tục cho quá trình nhận thức Lịch sử 3 với tư cách nó là một môn khoa học xã hội đòi hỏi có tư duy khá sâu rộng ở trường THCS. Nội dung của chương trình gồm Lịch sử thế giới hiện đại (19452000). Lịch sử Việt Nam (1919-2000) từ khi Pháp khai thác thuộc địa lần thứ 2 cho đến nước ta thời kì đổi mới nay 2000) . Các em đã có tiếp xúc với phương pháp khai thác kênh hình qua sách giáo khoa ở lớp 6, cho nên việc khai thác kênh hình đã trở thành kỹ năng của học sinh. Nhưng các kênh hình trong sách giáo khoa 9 còn rất trừu tượng đòi hỏi học sinh phải tư duy khai thác nhiều hơn . Vì muốn hình thành được kỹ năng đòi hỏi người học phải rèn luyện trong một thời gian dài và đúng trình tự. Yêu cầu đổi mới phương pháp đòi hỏi người học phải nâng cao tính chủ động trong quá trình học tập điều này càng làm phức tạp khó khăn thêm cho các em. Do vậy chắc chắn các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong nhận thức lịch sử qua các kênh hình là điều tất yếu. Hơn nữa trong cấu trúc chương trình sách giáo khoa Lịch sử 9 phần l: Lịch sử thế giới hiện đại phần này kiến thức khá rộng, phức tạp nên học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Thực tế đó đòi hỏi người giáo viên dạy Lịch sử phải cố gắng nổ lực nhiều hơn, tận dụng tối đa các phương pháp dạy học tối ưu và đồ dùng dạy học một cách linh hoạt và sáng tạo thì mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra của bộ môn Lịch sử . Hiện nay, cùng với viêc đổi mới phương pháp dạy học, khai thác và sử dụng thiết bị dạy học và kênh hình trong sách giáo khoa là một yêu cầu bắt buộc mang tính chất pháp lý và định hình cho phương pháp dạy học tiên tiến. Nó đảm bảo con đường biện chứng của nhận thức chân lý .Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng quay về với thực tiễn. Đó là con đường của nhận thức chân lý. (V.L Lê Nin) Vì vậy, để tiết dạy có hiệu quả người dạy cần chuẩn bị chu đáo và đầy đủ các tư liệu dạy học kênh hình kênh chữ, tranh ảnh liên quan đến bài học Lịch sử . Đối với các kênh hình quan trọng như Lược đồ, biểu đồ, sơ đồ... một yêu cầu đặt ra đó là phải đảm bảo sự chính xác tuyệt đối về Địa lí về phương pháp vẽ biểu đồ ,sơ đồ có tính thẩm mỹ, tính giáo dục cao. Đối với các tranh ảnh và tư liệu lịch sử phải phân biệt tư liệu nguyên bản và tư liệu sao, chụp, phục chế lại, 4 nắm vững hệ thống những nội dung, kí hiệu... Điều quan trọng là người giáo viên cần phải biết khai thác như thế nào với kênh hình đó là hợp lí nhất, phù hợp nhất mà lại mang lại hiệu quả giáo dục tối ưu. Bên cạnh đó người giáo viên nhất là giáo viên trẻ - mới ra trường cần phải trao đổi thêm với các đồng nghiệp có kinh nghiệm để từ đó rút ra những phương pháp, xác lập các ngôn ngữ giàu hình tượng và tác động mạnh mẽ đến tư tưởng và nhận thức của các em. Tạo cho học sinh những biểu tượng lịch sử cụ thể thông qua việc tự khai thác và hướng dẫn khai thác kênh hình kết hợp với kênh chữ trong sách giáo khoa trên lớp cũng như ở nhà. Trong quá trình học tập trên lớp, khi khai thác các tư liệu lịch sử người giáo viên cần phải giúp học sinh rút ra được mối quan hệ giữa kênh hình và kênh chữ đối với nội dung kiến thức như: Kênh hình đó là loại gì ? bản đồ, biểu đồ, lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh... Nội dung kênh hình đó nói về nội dung gì ? Diễn biến một trận đánh nào đó, hình ảnh thành tựu văn hoá, khoa học kĩ thuật ...Nằm ở phần nào, minh hoạ cụ thể cho phần nào trong sách giáo khoa ?... Người giáo viên còn phải biết lắng nghe việc tự khai thác của các em, ghi tóm tắt những gì các em đã tìm ra, rút ra được. Trên cơ sở đó để bổ sung hướng dẫn các em hoàn thiện các kĩ năng sử dụng kênh hình vào trong học tập một cách tối ưu nhất. Một đối tượng học sinh cần chú ý đến là các học sinh yếu kém, ngay cả việc tiếp nhận tri thức Lịch sử qua kênh chữ các em cũng đã gặp những khó khăn rồi huống gì là khai thác thêm kênh hình. Cho nên cần chú ý giúp đỡ đối tượng này để các em có hướng đi dần dần và hình thành những tri thức Lịch sử cơ bản và dần có kỹ năng học lịch sử như các bạn khác. Ngoài ra để thực hiện tốt phương pháp giảng dạy hiện nay, mỗi giáo viên phải sử dụng thêm nhiều hình ảnh trực quan đơn giản khác để kết hợp, minh hoạ thêm bài giảng. Ngoài các tài liệu kênh hình trong sách giáo khoa sẵn có giáo viên dạy Lịch sử không chỉ nên lấy đó làm thoả mãn vừa đủ mà phải sưu tầm thêm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau để làm cho nội dung của bài học thêm phong phú. Từ đó 5 người giáo viên phải bám sát nội dung của sách giáo khoa, sưu tầm tranh ảnh, biểu đồ... 1.2.Những yêu cầu đối với học sinh: Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 9 là một công việc đòi hỏi không chỉ giáo viên mà học sinh cũng phải có sự chuẩn bị chu đáo để tiếp cận bài học. Học sinh phải có sự chủ động lĩch hội tri thức Lịch sử ngay ở nhà nghĩa là mỗi cá nhân học sinh cần phải chuẩn bị các bài soạn, nội dung kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa. Trước đây, trong cấu tạo của chương trình của sách giáo khoa cũ số lượng kênh hình so với kênh chữ rất hạn chế nên học sinh rất khó rèn luyện kĩ năng khai thác kênh hình có hiệu qủa mà chủ yếu các em nghe giáo viên mô tả sau đó ghi nhớ một cách thụ động máy móc mà không có tư duy lôgic, đôi khi các em không hiểu đó là kênh hình (tranh ảnh, biểu đồ) để làm gì, nằm trong phần nào của bài học. Hiện nay việc biên soạn chương trình giáo trình mới đã phần nào khắc phục được những khó khăn trên cho cả người dạy và người học. Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 9 rất phong phú, nhiều chủng loại, đẹp và khá rõ nét như; lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh về nhân vật lịch sử, về thành tựu khoa học kĩ thuật, phong cảnh...Cho nên học sinh có đều kiện để chủ động trong việc tiếp cận các tri thức Lịch sử ngay từ trước lúc đến lớp. Để thực hiện tốt phương pháp học tốt này đòi hỏi các em phải có sự chuẩn bị chu đáo, đọc trước nội dung sách giáo khoa, tập suy nghĩ và trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung của bài học và nội dung của kênh hình trong sách giáo khoa. Nếu có bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh...học sinh phải đọc kĩ phần chú giải, các kí hiệu của kênh hình, tập mô tả, trình bày diễn biến .... tuỳ theo yêu cầu của câu hỏi mà giáo trình đặt ra. Nếu các em chưa hình dung được cách khai thác kênh hình thì có thể làm theo các bước sau: Kênh hình đó là kênh gì ? kênh hình đó nói về cái gì ? Tác dụng của nó đối với phần nào của bài học ? Tại sao sách giáo khoa lại dẫn kênh hình đó vào ? Bên cạnh đó học sinh còn có thể tham khảo các 6 tài liệu khác để phục vụ cho bài học của mình. Có thực hiện được như vậy thì mới đem lại kết quả trong việc lĩnh hội kiến thức. 2.Việc sử dụng các loại kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 9: ..................................... CÁC PHẦN CÓ DẤU CHẤM VÀ PHẦN CUỐI ĐÃ BỊ ẨN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MẪU MỚI, ĐẦY ĐỦ, THỰC TẾ MẪU NHƯ TRÊN, THẦY ,CÔ CẦN ĐẦY ĐỦ XIN LIÊN HỆ SỐ ĐT : 01629.665.572 Ngày……tháng……năm BAN GIÁM HIỆU ( ký tên, đóng dấu) Ngày……tháng……năm….. Tác giả sáng kiến ( Ký, ghi rõ họ tên) Lương Ngọc Cảnh 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng