Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy...

Tài liệu Skkn kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn gdcd 10

.DOC
9
1551
134

Mô tả:

KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY MÔN GDCD LỚP 10 Nguyễn Thị Hải Yến - Tổ KHXH 1. Vì sao phải kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn GDCD 10? Nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và pháp luật cho học sinh được thực hiện ở tất cả các môn học nhưng chỉ có môn GDCD mới trực tiếp trang bị cho học sinh những tri thức đó theo một hệ thống xác định, toàn diện. Tuy nhiên, trong thực tế dạy và học, vai trò môn GDCD từ trước tới nay chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn vì sự coi nhẹ đó mà chất lượng học môn GDCD ở nhiều trường không cao, không hiệu quả. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng không có mô tô phương pháp nào là tối ưu tuyê tô đối, phù hợp với mọi đối tượng của hoạt đô nô g. Chính vì vậy, kết hợp phương pháp là điều quan trọng và cần thiết trong hoạt động dạy học của giáo viên nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Hơn nữa, mỗi phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD đều có mặt mạnh và hạn chế riêng, không nên quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp hoặc hình thức dạy -học nào. Điều quan trọng là cần phải lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp lí. Trong hệ thống các phương pháp dạy học, phương pháp thuyết trình đã và đang được sử dụng khá phổ biến ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học. Tuy nhiên, đến nay, khi ngành giáo dục - đào tạo đang hướng tới rèn luyện tính tích cực, chủ động, phát huy năng lực sáng tạo của người học thì phương pháp này đã bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy cần phải kết hợp với các phương pháp khác để tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy... Trong khi đó, phương pháp nêu vấn đề là một phương pháp có nhiều ưu điểm giúp học sinh có sự tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra, phát huy tính chủ động, sáng tạo đối với việc chiếm lĩnh tri thức môn học. Do đó, việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề khi giảng dạy nhằm làm cho HS phải tích cực, chủ động trong học tập là cần thiết. Giáo dục công dân (GDCD) là một bộ môn đã được giảng dạy từ lâu ở trường trung học phổ thông. Trong những năm qua, việc cải tiến nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học bộ môn GDCD đã được tiến hành và bước đầu thu được những thành tựu, có những chuyển biến tích cực. Mặc dù vâ ôy, SGK GDCD lớp 10 vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, mà đặc biệt là phần I của SGK GDCD lớp 10 “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”. Trong phần này, nhiều bài, nhiều mục nội dung kiến thức còn quá cao, quá rộng với nhận thức của học sinh lớp 10. Điều này vừa tạo ra cái khó với cả người dạy lẫn người học. Từ đó, học sinh cảm thấy môn học quá cao xa với tầm nhận thức của mình vì thế không thể tạo ra được sự thích thú đối với môn học. Qua thực tiễn giảng dạy môn GDCD ở trường THPT Phúc Yên - Vĩnh Phúc, chúng tôi nhận thấy rằng: Phương pháp nêu vấn đề vẫn chưa được giáo viên sử dụng phổ biến, hiệu quả, học sinh vẫn quen với cách dạy thuyết trình truyền thống nên có tư tưởng trì trệ, ngại suy nghĩ và thụ động trong cách tiếp cận tri thức. Trước yêu cầu cấp thiết của cuộc sống, việc kết hợp các phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt là phương pháp nêu vấn đề với phương pháp thuyết trình trong giảng dạy môn GDCD lớp 10 tại trường THPT Phúc Yên - Vĩnh Phúc nói riêng và các trường THPT khác nói chung sẽ giữ một vai trò vô cùng quan trọng, nâng cao hiê ôu quả dạy học, góp phần tạo bước nhảy vọt cho công cuộc cải cách nền giáo dục Việt Nam. 2. Một số ví dụ kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Có thể nói, giáo án là công cụ làm việc quan trọng trên lớp của GV, có giá trị và ý nghĩa quan trọng trong hoạt động giảng dạy của giáo viên. Trong quá trình soạn giáo án, với từng bài, giáo viên lại có cách trình bày riêng, phối kết hợp nhiều phương pháp trong dạy học. Tuy nhiên, môn GDCD lớp 10 có những bài có nội dung mới và khó nên tác giả đã sử dụng chủ yếu phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp nêu vấn đề giúp HS lĩnh hội được kiến thức mà vẫn đảm bảo nguyên tắc dạy học lấy người học làm trung tâm, học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh. Bài 1: Thế giới quan và phương pháp luận của triết học Phần Giới thiệu bài GV: Sử dụng phương pháp trình bày nêu vấn đề - Đặt ra tình huống : Lan là một học sinh giỏi toàn diện và được gia đình đặt rất nhiều kỳ vọng. Trong đó, Lan đặc biệt yêu thích môn Văn để mai kia thi vào trường ĐHSP. Nhưng bố mẹ Lan lại muốn Lan học khối A để sau này thi vào một trường kinh tế. Lan rất băn khoăn không biết giải quyết như thế nào, làm theo ý bố mẹ hay tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình. Nếu em là Lan em sẽ giải quyết như thế nào? GV: Sử dụng phương pháp thuyết trình giải quyết vấn đề Đứng trước một tình huống sự việc trong cuộc sống mỗi người đều có những cách nhìn nhận và giải quyết riêng. Vậy muốn có một cách nhìn nhận và giải quyết đúng đắn cần có nền tảng khoa học. Đó chính là thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. Triết học là môn khoa học trực tiếp cung cấp cho chúng ta tri thức ấy. Đối với kiến thức phần 1- Vai trò triết học GV đặt vấn đề: Để nhận thức và cải tạo thế giới khách quan, con người đã xây dựng nên nhiều môn khoa học khác nhau, trong đó có Triết học! Tuy có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, nhưng giữa Triết học và các môn khoa học cụ thể có đối tượng nghiên cứu riêng. Em hãy kể tên một số môn khoa học cụ thể và đối tượng nghiên cứu của nó mà em biết? Chuẩn bị một bảng so sánh về đối tượng nghiên cứu của các môn học và treo lên bảng đen, gọi học sinh trả lời. Môn học Đối tượng nghiên cứu Toán Văn Địa Sinh Triết học - GV nhận xét kết luận: Toán học (con số, hình học), Vật lí học (Sự vận động các phân tử), Lịch sử học (lịch sử của một dân tộc, quốc gia và của xã hội loài người), Địa lí học (....), Văn học (hình tượng, ngôn ngữ),.... - GV giảng giải: Các môn khoa học cụ thể chỉ đi sâu nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực, một khía cạnh riêng biệt nào đó của thế giới. Trong lịch sử phát triển của XH loài người, có một môn khoa học cũng xuất hiện rất sớm, nhưng nó không đi sâu nghiên cứu một bộ phận hay một lĩnh vực riêng biệt nào của thế giới, mà nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới, được gọi là Triết học. Có nhiều định nghĩa về Triết học, nhưng định nghĩa Triết học theo quan điểm của Triết học Mác là khoa học nhất. GV nhận xét và giảng giải về đối tượng nghiên cứu của triết học cũng như khái niệm, vai trò của triết học. Đối với kiến thức c) Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp nêu vấn đề toàn phần Hương và Bình cùng học một lớp. Ở lớp, hai bạn đều chú ý nghe giảng, về nhà đều làm bài tập rất đầy đủ. Nhưng kết quả học tập của hai bạn lại khác nhau. Bình thường đạt được kết quả cao, còn Hương thì dù rất cố gắng nhưng kết quả cũng chỉ đạt ở mức khá. Tại sao lại có sự khác nhau đó? GV: sử dụng phương pháp thuyết trình giải quyết vấn đề Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của Hương và Bình (mức độ nhận thức của mỗi người, đặc điểm tâm sinh lý…). Nhưng quan trọng nhất là do phương pháp học tập của hai người. Nếu phương pháp hiệu quả, hợp lý sẽ đem lại kết quả cao và ngược lại. Vậy phương pháp là gì? Đối với khái niệm thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm GV nêu vấn đề: Để nghiên cứu một sự vật, hiện tượng, quá trình, mỗi người có cách xem xét khác nhau. VD: Trước một bức tranh, một ngôi nhà, một cô gái hay một chàng trai,… mỗi người lại có quan điểm khác nhau: xấu, đẹp, không có gì đặc biệt… vì cách nhìn nhận, cảm nhận, tiếp nhận của họ khác nhau. Đó là thế giới quan. Lịch sử phát triển của con người là từ thế giới quan thần thoại -> thế giới quan tôn giáo -> thế giới quan triết học. - GV: Cho HS lấy ví dụ về thế giới quan thần thoại, tôn giáo thông qua các truyện ngụ ngôn, thần thoại… (các truyện: Nữ Oa vá trời, Adam và Eva, Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thần trụ trời, Sơn Tinh, Thủy Tinh…) - GV: Em có nhận xét gì về cách lý giải về thế giới và con người thông qua các câu chuyện trên. - GV: Thế giới quan nguyên thủy dựa vào các yếu tố cảm xúc và lý trí, cái thực và cái ảo, thần và người… Phần Củng cố - GV: Nêu vấn đề một phần Giải quyết tình huống sau: Sáng sớm một anh nông dân nhìn thấy mặt trời nhô cao, anh nghĩ thầm : hôm nay trời nắng chói chang sẽ rất thuận lợi… mình sẽ trồng được một ruộng dưa tốt, quả to, ngọt… vì “nắng tốt dưa, mưa tốt lúa” mà. Nghĩ rồi anh ta đắc ý cười rồi vác cuốc ra đồng. Em có nhận xét gì về suy nghĩ của anh nông dân ? - GV: Nhận xét và đưa ra kết luận giải quyết vấn đề Suy nghĩ của anh nông dân phản ánh sự nhìn nhận phiến diện, siêu hình không nhìn sự vật trong sự ràng buộc lẫn nhau. Anh ta không thấy được rằng đó là kinh nghiệm dân gian không phải đều đúng trong mọi trường hợp. Mặt khác, để có một ruộng dưa tốt không chỉ phụ thuộc vào mỗi thời tiết mà còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: giống, kỹ thuật canh tác, độ màu mỡ của đất đai,… Bài 3: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng Phần Giới thiệu bài mới - GV: Tục truyền: Trong một cuộc tranh luận giữa các nhà Triết học cổ đại Hy Lạp, một bên khẳng định là sự vật là tĩnh tại, bất động; còn bên kia thì ngược lại. Thay cho lời tranh luận, một nhà triết học đã đứng dậy, dời bỏ phòng họp. Cử chỉ ấy nói lên ông ta thuộc phía nào của phe tranh luận ? Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng Tìm hiểu về khái niệm phủ định, phủ định biện chứng và phủ định siêu hình - GV: Nêu vấn đề: Tiết trước cô đã giao nhiệm vụ cho các em về nhà quan sát quá trình nảy mầm, quá trình sinh trưởng, phát triển của các sự vật, hiện tượng và yêu cầu các em mang sản phẩm thực nghiệm của mình để chứng minh. Sau đây, các em sẽ trả lời câu hỏi sau: Khi gieo những hạt đậu được chọn làm giống xuống đất, trong điều kiện thích hợp, điều gì sẽ xảy ra? Hạt đậu ban đầu còn tồn tại không? - HS: Trả lời - GV: Nhận xét, chiếu video về quá trình nảy mầm của hạt đậu. - GV: Tiếp tục chiếu hình ảnh, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Quan sát các hiện tượng và nhận xét: a. Nụ hoa nở thành bông hoa. b. Hạt thóc xay thành gạo, nấu thành cơm. - HS: Trả lời - GV: Nhận xét, phân tích: Các sự vật, hiện tượng trên đã bị xóa bỏ sự tồn tại. Việc xoá bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó gọi là phủ định. CH: Vậy, phủ định là gì? Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức Giới thiệu bài GV: Sử dụng phương pháp thuyết trình nêu vấn đề Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới đã có một nhận định rất sâu sắc: Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông. Từ câu nói của Bác, các em có suy nghĩ và hiểu như thế nào? Để thấy hết được tính đúng đắn, sáng suốt trong câu nói của Bác, cô trò ta sẽ tìm hiểu bài học mới: Phân tích làm rõ hai giai đoạn của quá trình nhận thức. - GV: Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp nêu vấn đề bộ phận Đặt hộp giấy kín, bên trong có một quả cam lên bàn giáo viên. Các em hãy cho biết vật gì đang được đựng trong hộp này? Vật đó có màu sắc, kích thước, hình dạng… như thế nào? - GV kết luận và nêu câu hỏi: Tất cả các em đều không biết hoặc đã nói sai. Vì sao vậy? Các em đã nhìn thấy, sờ thấy… hay các em đã được tiếp xúc trực tiếp với sự vật đó hay chưa? - GV nêu vấn đề bộ phận Sự tiếp xúc vừa rồi đem lại cho các em hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài (hình thức) hay là đặc điểm bên trong (nội dung) của quả cam? Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng và đem lại cho chúng ta hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng được gọi là gì? Đó là nhận thức cảm tính -giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Vậy thế nào là nhận thức cảm tính? Cho ví dụ. - GV sử dụng phương pháp thuyết trình nêu vấn đề bộ phận + Bác thợ rèn đang rèn dao. + Nghệ sĩ đang đánh đàn. + Chị công nhân đang may áo. + Minh đang thi đấu cầu lông. + Trong các hoạt động trên, đâu là hoạt động vật chất, đâu là hoạt động tinh thần? + Ý nghĩa của các hoạt động đó đối với con người và xã hội? Giai đoạn nhận thức Quả cam Thanh sắt - Nhìn thấy quả cam màu vàng Nhận thức cảm tính Nhận thức lý tính - Đặt vào tay thấy hơi nặng - Nhìn thấy thanh sắt nhỏ - Hình tròn dài khoảng 20cm - Màu đen, sù sì - Có mùi thơm - - Ăn có vị ngọt - Lượng đường của quả cam nặng - Tính chất lý học của Cầm trong tay thấy - Ăn cam có lợi cho sức khỏe thanh sắt - Loại đất thích hợp để cam - Nhiệt độ là sắt nóng chảy - Sắt dẫn điện phát triển - Sắt là kim loại Bài 10: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học 1. Nghĩa vụ Giáo viên sử dụng phương pháp nêu vấn đề: Chúng ta cùng nhau đọc và thảo luận ví dụ SGK trang 68 Sói mẹ nuôi con. Khi sói con đã lớn, sói mẹ xua đuổi con đi nơi khác sống tự lập. Khi ấy quan hệ giữa sói mẹ chỉ còn là quan hệ bình thường giữa những loài sói. Ta nói, hoạt động nuôi con của sói mẹ là hoạt động thể hiện bản năng của loài sói. Cha mẹ nuôi con đến tuổi trưởng thành. Bên cạnh việc khuyến khích và tạo điều kiện để con cái biết tự lập, cha mẹ luôn luôn yêu thương, quan tâm, giúp đỡ con mình cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Ta nói,cha mẹ thực hiện nghĩa vụ với con cái. Hỏi: Em có nhận xét gì về hoạt động nuôi con của sói mẹ? Cha mẹ nuôi con đến khi trưởng thành? Sói mẹ nuôi con theo bản năng của loài sói Cha mẹ thực hiện nghĩa vụ với con cái. GV nhấn mạnh điểm khác nhau giữa người và động vật là con người có ý thức, có văn hóa và có đạo đức. GV nêu vấn đề cho HS giải quyết Câu 1: Theo em, cá nhân có thể tự thỏa mãn tất cả nhu cầu của mình không? Vì sao? Câu 2: Dựa và ví dụ sau em hãy cho biết nghĩa vụ đặt ra ở đây là gì ? Con người cần có cuộc sống tự do, bình đẳng, và được sống trong một đất nước hòa bình Nghĩa vụ đặt ra: - Mọi người phải cùng nhau bảo vệ tổ quốc - HS đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự GV: Nghĩa vụ là gì? HS: Nghĩa vụ là ý thức trách nhiệm của bản thân cá nhân trong mối quan hệ với người khác và xã hội GV tiếp tục cho HS thảo luận các tình huống sau: Ông giám đốc A thu vén, lấy tài sản của Nhà nước làm giàu cho bản thân. Công ty Vedan xã nước thải ra dòng sông Thị Vải làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân quanh vùng. GV : - Nhận xét chung - Em rút ra bài học gì ? Bài học : Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Khi cần cá nhân còn phải biết hy sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. GV: cho HS nêu ví dụ minh họa 2. Lương Tâm GV sử dụng tình huống có vấn đề: HS trao đổi ví dụ SGK trang 69 Bà A mất một con gà mái, tìm mãi không thấy nên bà có ý nghi ngờ nhà hàng xóm bắt trộm, đã nói bóng gió sự nghi ngờ của mình. Mấy tuần trôi qua, một hôm con gà mái trở về nhà và dẫn theo gần chục gà con. Hóa ra, con gà đẻ trứng trong bụi cây đến ngày ấp nó nằm ở đó. Nay trứng nở, gà mẹ dẫn con về nhà. Nhìn đàn gà nằm sưởi nắng trước sân, bà A thấy hối hận vì đã nghi ngờ cho nhà bên cạnh. Bà tự nhủ: Nếu sau này có mất gì thì mình cần phải bình tĩnh xem xét, không nên phản ứng vội vàng, làm tổn hại đến tình làng nghĩa xóm! Cảm giác hối hận của bà A được gọi là gì? Tác động như thế nào đến bà ta? GV: Bản thân em có khi nào cắn rứt lương tâm chưa? Cho ví dụ? Làm thế nào để trở thành người có lương tâm? Liên hệ bản thân HS? 3. Kết luận và khuyến nghị Trên đây là một số ví dụ cụ thể về kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề ở một số bài học mà bản thân tôi đã tổng kết và thực hiện khi dạy môn GDCD khối lớp 10 ở trường THPT. Trong quá trình thiết kế bài giảng, tác giả đã căn cứ vào nội dung từng bài để vận dụng linh hoạt các kiểu dạy học nêu vấn đề: Nêu vấn đề một phần, nêu vấn đề toàn phần, nêu vấn đề có tính giả thuyết và nêu vấn đề có tính chất so sánh, tổng hợp. Ví dụ, với kiểu nêu vấn đề toàn phần, tác giả sử dụng giảng dạy những nội dung khó, trừu tượng, kiểu nêu vấn đề một phần được sử dụng để tìm hiểu các phần, mục trong nội dung của bài, kiểu nêu vấn đề giả thuyết và nêu vấn đề có tính chất so sánh, tổng hợp, tác giả sử dụng để củng cố bài học nhằm khắc sâu kiến thức của học sinh. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy các kiểu dạy học nêu vấn đề, tác giả không tách rời phương pháp thuyết trình để dẫn dắt HS vào tình huống có vấn đề, gợi mở rồi giải quyết vấn đề. Như vậy, trong hoạt động dạy học, không có một phương pháp nào là phương pháp vạn năng. Trong bài giảng của mình, tác giả sử dụng nhiều phương pháp để việc lĩnh hội tri thức Triết học của HS được dễ dàng, gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ, đồng thời vận dụng linh hoạt trong thực tiễn cuộc sống. Với ý nghĩa lí luận và thực tiễn đó, tác giả hi vọng rằng việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 10 sẽ đóng góp không nhỏ vào mục tiêu giáo dục - đào tạo của nhà trường và sẽ đi vào thực tiễn giáo dục ở các trường THPT một cách tự nhiên, hiệu quả. Qua đây, tác giả cũng xin có một số ý kiến để sớm hoàn chỉnh và áp dụng phương pháp này một cách tốt hơn ở nhà trường phổ thông: Một là: Về SGK cần bổ sung thêm những phần HS tự nghiên cứu để rút ra kiến thức của bài học, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS. Hai là: Cần bổ sung thêm tài liệu tham khảo cho bộ môn, tạo điều kiện cho GV cập nhật kịp thời những kiến thức mới, những thay đổi về chủ trương, chính sách, đường lối, pháp luật của nhà nước để giảng dạy cho phù hợp. Ba là: Đội ngũ giáo viên cần được tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao hơn nữa về chuyên môn, phương pháp giảng dạy để lôi cuốn HS học tập bộ môn ngày càng tốt hơn và đạt kết quả cao hơn. Tóm lại, tất cả các môn học đã đưa vào giảng dạy trong nhà trường đều rất cần thiết với học sinh không có môn quan trọng và không quan trọng mà hoàn toàn chỉ do quan niệm của chúng ta. Dạy một môn học nào đó như thế nào để học trò hứng thú học đòi hỏi cái tâm của người đứng lớp. Hy vọng rằng với phong trào xây dựng: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” các thầy cô giáo sẽ giáo dục các em trở thành những con người toàn diện cả về tài năng và đạo đức, hành xử có văn hóa.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng