Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn kết hợp thí nghiệm vui cùng với hiện tượng thực tế giúp tăng hứng thú và nâ...

Tài liệu Skkn kết hợp thí nghiệm vui cùng với hiện tượng thực tế giúp tăng hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh lớp 11

.DOC
47
1305
64

Mô tả:

Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 MỤC LỤC 1. Cơ sở đề xuất giải pháp................................................................................................................2 1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp.............................................................................................2 1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp....................................................................3 1.3. Mục tiêu của giải pháp........................................................................................................12 1.4. Các căn cứ đề xuất giải pháp..............................................................................................12 1.5. Phương pháp thực hiện.......................................................................................................13 1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng...........................................................................................14 2. Quá trình hình thành và nội dung giải pháp...............................................................................14 2.1. Quá trình hình thành nên giải pháp.....................................................................................14 2.2. Những cải tiến để phù hợp với thực tiến phát sinh.............................................................15 2.3. Nội dung của giải pháp mới hiện nay.................................................................................15 2.3.1. Thí nghiệm vui cùng với hiện tượng thực tế dùng để đặt tình huống vào bài mới......16 2.3.2. Thí nghiệm vui cùng với hiện tượng thực tế đặt ra trong quá trình dạy......................20 2.3.3.Thí nghiệm học sinh tự làm ở nhà................................................................................28 3. Hiệu quả giải pháp.....................................................................................................................33 3.1. Thời gian áp dụng hoặc áp dụng thử của giải pháp............................................................33 3.2. Hiệu quả đạt được hoặc dự kiến đạt được..........................................................................33 3.3. Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp..............................................................................37 3.4. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp.....................................................................37 4. Kết luận và đề xuất, kiến nghị...................................................................................................38 4.1. Kết luận...............................................................................................................................38 4.2. Tính khả thi.........................................................................................................................38 4.3. Đề xuất, kiến nghị..............................................................................................................38 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................39 PHỤ LỤC......................................................................................................................................41 0 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 CHỮ VIẾT TẮT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. GV: HS: TN: ĐC: SGK: PPDH: THPT: Giáo viên Học sinh Thực nghiệm (Thí nghiệm) Đối chứng Sách giáo khoa Phương pháp dạy học Trung học phổ thông 1 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 Giải pháp KẾT HỢP THÍ NGHIỆM VUI CÙNG VỚI HIỆN TƯỢNG THỰC TẾ GIÚP TĂNG HỨNG THÚ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 11 1. Cơ sở đề xuất giải pháp. 1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp. Đại hội XII tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, với tiến bộ khoa học – công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động”. Như vậy, phải nói rằng giáo dục và công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục. Để đạt được hiệu quả trong công tác đổi mới thì sự hứng thú, thái độ và sự quan tâm của người học đối với môn học đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay tại các trường trung học phổ thông tồn tại thực trạng là học sinh không hứng thú với các môn học nói chung và môn hóa học nói riêng. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng rất nhiều cho quá trình dạy học trên lớp của giáo viên và sự hưng phấn của giáo viên trong quá trình dạy học. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. 2 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiện trong giảng dạy bộ môn hóa học, tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn hóa học cao, người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các thí nghiệm hóa học vui trong đời sống, câu hỏi thực tiễn đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn giải pháp: “Kết hợp thí nghiệm vui cùng với hiện tượng thực tế giúp tăng hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh lớp 11”. 1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp. 1.2.1. Hứng thú. a) Khái niệm hứng thú. Hứng thú là một thuộc tính tâm lý của nhân cách, là một hiện tượng tâm lý phức tạp được thể hiện khá rộng rãi trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Có nhiều quan điểm khác nhau về hứng thú, thậm chí trái ngược nhau: Theo các nhà tâm lý học nước ngoài: A.K. Markova và V.V. Repkin cho rằng: “Hứng thú học tâ p là mô t loại hứng thú â â chưa được ý thức mô t cách rõ ràng, có tính chất tình huống, thường chú ý tới những â khía cạnh bên ngoài của đối tượng hoạt đô âng học tâ âp, ít có tác dụng thúc đẩy hành đô ng học tâ âp theo sáng kiến riêng của người học, được xuất hiê n dưới những phản â â ứng rất mãnh liê ât nhưng ngắn ngủi”. A.G. Covaliop cho rằng: “Hứng thú học tâ p chính là thái đô â lựa chọn đă c biê t â â â của chủ thể với đối tượng của hoạt đô âng học tâ âp về sự cuốn hút về tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân”. 3 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 Nhà tâm lý học I.PH. Shecbac cho rằng: “Hứng thú là thuộc tính bẩm sinh vốn có của con người, nó được biểu hiện thông qua thái độ, tình cảm của con người vào một đối tượng nào đó trong thế giới khách quan”. Annoi nhà tâm lý học người Mỹ lại cho rằng: “Hứng thú là một sự sáng tạo của tinh thần với đối tượng mà con người hứng thú tham gia vào”. Theo các nhà tâm lý học, giáo dục học Việt Nam Các tác giả: Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thủy cho rằng: Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó . Có nhiều quan niệm khác nhau về hứng thú, tuy nhiên có thể coi quan niệm của GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn là bao hàm nhất: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”. Khái niệm này vừa nêu được bản chất của hứng thú, vừa gắn hứng thú với hoạt động của cá nhân. Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng sự thích thú được thỏa mãn với đối tượng. b) Vai trò của hứng thú trong dạy học. Có nhiều công trình nghiên cứu đã đồng nhất hứng thú học tập với hứng thú nhận thức. Theo chúng tôi thì hứng thú học tập chỉ là một bộ phận của hứng thú nhận thức. Hứng thú nhận thức là một hiện tượng tâm lý diễn ra trong quá trình con người tiến hành hoạt động nhận thức. Hứng thú nhận thức là khuynh hướng lựa chọn của cá nhân nhằm vào việc nhận thức được hoặc một số lĩnh vực khoa học nhằm vào mặt nội dung và quá trình hoạt động của nó. Trong quá trình này cá nhân không chỉ dừng lại ở 4 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 những đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng mà còn xu thế đi sâu vào cái bản chất bên trong của sự vật hiện tượng muốn nhận thức. Hứng thú học tập quan hệ mật thiết với tính tò mò, ham hiểu biết của cá nhân. Hứng thú là nguồn kích thích mạnh mẽ tính tích cực cá nhân. Khi có hứng thú học sinh sẽ tích cực học tập hơn và học tập có hiệu quả hơn. Thái độ học tập tích cực được thể hiện ở việc tiến hành nhiều hình thức học tập khác nhau và học tập một cách không mệt mỏi . c) Hứng thú và vấn đề tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh Để tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS thì hứng thú được các thầy giáo quan tâm nhất, vì: 1. Hứng thú có quan hệ rất chặt chẽ đến tinh thần học tập. Khi học sinh đã hứng thú vấn đề nào đó thì các em tích cực học tập ngay, điều đó xảy ra như một phản ứng dây chuyền một cách tự nhiên và trực tiếp mà không cần một thao tác trung gian nào khác. 2. Hứng thú là một yếu tố có tính biện chứng rất cao, có thể hình thành ở HS một cách nhanh chóng bất cứ lúc nào trong quá trình dạy học. 3. Điều quan trọng hơn cả là nó nằm trong tay của người thầy. Người thầy có thể điều khiển hứng thú của HS qua các yếu tố của quá trình dạy học: Nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức qua các bước lên lớp: Mở bài, giảng bài mới, củng cố, vận dụng, kiểm tra kiến thức, qua mối quan hệ thầy, trò v.v…, nghĩa là qua hoạt động hàng ngày của họ. Để kích thích hứng thú học tập cần chú ý những vấn đề gì? Hứng thú là sự phản ánh thái độ (mối quan hệ) của chủ thể đối với thế giới khách quan. Như vậy hứng thú không phải mà một quá trình khép kín mà phải có nguồn gốc từ cuộc sống tự nhiên và xã hội xung quanh. Nếu điều kiện thay đổi thì hứng thú có thể 5 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 thay đổi. Điều đó có nghĩa là có thể điều khiển được hứng thú, khác với quan niệm cho rằng hứng thú là một cái gì bẩm sinh, bất biến. Điều mà thầy giáo phải thực hiện thường xuyên là kích thích hứng thú trong quá trình dạy học thông qua: Nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức… Hiện nay việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS chủ yếu tập trung vào hướng này. d) Hứng thú học tập môn Hóa học Vai trò của hứng thú trong học tập môn hóa học: Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. Vì thế cùng với nhu cầu hứng thú là một trong những hệ thống động lực của nhân cách. Trong bất kỳ hoạt động nào, tạo được hứng thú là điều cực kỳ quan trọng, làm cho các em say sưa với công việc của mình, đặc biệt là học tập. Đối với môn Hóa học, có hứng thú các em sẽ có tinh thần học bài, tìm thấy các lý thú, cái hay trong môn học, không cảm thấy môn học khô khan, khó hiểu nữa. Từ đó tạo niềm tin say mê học tập, đồng thời nó làm cho các em nhận thức đúng đắn hơn vai trò của môn Hóa học trong trường phổ thông. Hứng thú học tập môn Hóa học còn tạo ra những xúc cảm, tình cảm tích cực ở HS trong quá trình học tập. Nó tạo ra sự say mê, thích thú khi tiếp nhận tri thức, tạo ra sự hài lòng với kết quả học tập. Đây chính là động lực thúc đẩy các em tìm tòi, sáng tạo trong học tập hóa học. Vì vậy, hứng thú học tập hóa học tác động đến toàn diện bản thân người học và hiệu quả của quá trình dạy học môn Hóa học. Hứng thú học tập môn Hóa học tác động đến HS cả trong và ngoài giờ lên lớp, kích thích họ tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo để thỏa mãn nhu cầu nhận thức, đồng thời suy nghĩ tìm ra nhiều hình thức học tập hiệu quả hơn. 6 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 Chính vì vậy, hình thành và phát triển hứng thú học tập cho HS là mục tiêu quan trọng mà mỗi GV hướng tới để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Các biểu hiện của hứng thú học tập hóa học: Hứng thú học tập hóa học biểu hiện ở cả trong và ngoài giờ học, bao gồm biểu hiện về mặt nhận thức, về mặt thái độ và về mặt hành vi. Những biểu hiện của hứng thú học hóa học có thể được liệt kê qua các chỉ số tiêu biểu sau : + Hào hứng say mê khi học tập, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến. + Mong muốn được thầy cô gọi trả lời câu hỏi, thường nêu thắc mắc nhờ thầy cô giải đáp. + Thích thú với nhiều hình thức học tập: nghe giảng lý thuyết, làm thí nghiệm ứng dụng kiến thức vào thực tiễn… + Thực hiện đầy đủ, có chất lượng nhiệm vụ học tập ở nhà. + Đọc thêm các sách tham khảo về hóa học, tìm hiểu các hiện tượng hóa học trong tự nhiên, tìm cách giải thích dựa vào kiến thức đã học. + Cảm thấy giờ học trôi nhanh, sảng khoái với giờ học, không muốn nghỉ buổi học có môn Hóa học. + Thích thú làm các thí nghiệm hóa học, hăng hái tham gia các buổi sinh hoạt tìm hiểu về hóa học, câu lạc bộ Hóa học… Những biểu hiện của hứng thú học tập của mỗi HS về môn Hóa học ở mỗi lớp, mỗi lứa tuổi là khác nhau. Tuy nhiên nếu chịu khó quan sát ta có thể nhận biết được, bởi các em thường bộc lộ cảm xúc, tình cảm ra bên ngoài rất dễ nhận biết. 1.2.2. Đặc điểm cơ bản của lứa tuổi học sinh THPT với việc tiếp thu môn Hóa học Mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng biệt, với lứa tuổi từ 15 đến 18 tuổi là giai đoạn đầu tuổi thanh niên (thanh niên học sinh). Nội dung và tính chất của hoạt động học tập khác rất nhiều so với hoạt động học tập của thiếu niên, hoạt động học tập và độc lập ở mức cao hơn nhiều, kinh nghiệm sống các em phong phú hơn, các em ý thức 7 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy, thái độ có ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển . Thái độ đối với các môn học trở nên có lựa chọn hơn. Ở các em hình thành hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Các em đã xác định cho mình một hứng thú ổn định về một số môn học nào đó và thường liên quan đến việc chọn nghề của HS, nên nhiều em rất tích cực học một số môn mà các em chọn thi đại học, mặt khác các em lại sao nhãng các môn học khác. Hơn nữa, hứng thú nhận thức của thanh niên sâu và bền vững hơn thiếu niên. Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo, tư duy của các em chặt chẽ, có căn cứ và nhất quán hơn. Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho HS thực hiện các thao tác tư duy phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên. Các em có khả năng tự làm thí nghiệm, tự tạo ra các thí nghiệm đơn giản, sử dụng được các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Do vậy, các em thuận lợi hơn trong việc tiếp thu các kiến thức về Hóa học và vận dụng vào thực tiễn. 1.2.3. Thực trạng về hứng thú học tập hóa học của học sinh. a) Hứng thú của HS đối với giờ học hóa học Với mục đích tìm hiểu mức độ biểu hiện hứng thú của HS đối với giờ học hóa học đưa ra các mức độ. Kết quả điều tra 62 HS (2 lớp) về mức độ biểu hiện hứng thú của HS: Bảng 3.1. Hứng thú của HS đối với giờ học hóa học Mức độ Số lượng % Rất thích 6 10 Thích 20 32 Bình thường 31 50 Không thích 5 8 Biểu đồ 3.1. Biểu thị hứng thú của HS đối với giờ học Hóa học 8 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 Số HS “rất thích” giờ học hóa là 10%, “thích” là 32%, trong đó có 8% không thích giờ hóa, vậy số HS thật sự hứng thú với giờ học hóa đối với các em là thấp. Điều này chứng tỏ vai trò của thầy giáo trong dạy học hóa học chưa kích thích hứng thú học hóa cho các em. b) Những hoạt động học tập tác động đến hứng thú của HS Kết quả điều tra 62 HS về sở thích, hứng thú của HS trong giờ hóa cho thấy các hoạt động đem lại hứng thú nhất cho người học là những hoạt động trong đó người học phát huy tính tự lực như: tự làm thí nghiệm, làm bài tập ... Đặc biệt đáng mừng là người học trong giờ hóa học rất thích được tự tay làm thí nghiệm (27,7%). Biểu đồ 3.2. Các hoạt động ảnh hưởng hứng thú học tập môn Hoá học 9 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 Trong khi các hoạt động tự lực kích thích hứng thú của HS thì các hoạt động thụ động không thể làm được điều đó, chỉ có 8,5% số HS được điều tra cảm thấy hứng thú khi theo dõi GV làm thí nghiệm và 15,6% tìm thấy sự hứng thú khi ngồi nghe thầy giáo giảng bài. - Tình trạng lớp học tương đối trầm ở các trường lớp THPT khá phổ biến hiện nay. Khi khảo sát ngẫu nhiên 2 lớp THPT, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ phát biểu ít chiếm quá nửa 50% , rồi đến tỷ lệ những học sinh chưa bao giờ phát biểu khá cao (xấp xỉ 43%), còn lại lượng học sinh hăng hái phát biểu không đáng kể. 10 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 Nguyên nhân gây nên hiện tượng này khá phức tạp, bắt nguồn từ tâm lý chung của học sinh (sợ bị chê cười khi phát biểu sai, chưa tự tin vào năng lực của mình, chưa hiểu rõ tác dụng của việc phát biểu xây dựng bài), do cá nhân chưa chuẩn bị bài kỹ, đến phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa gây hứng thú tới học sinh… 1.2.4. Vai trò của thí nghiệm vui cùng với hiện tượng thực tế trong dạy học bộ môn hóa học Đối với bộ môn Hóa học: Các khái niệm, định luật, hiện tượng, bản chất hóa học nhiều khi rất trìu tượng, khó hiểu, khô cứng làm HS khó tiếp thu, dễ nhàm chán, đặc biệt các HS có tư duy không tốt sẽ có xu hướng sợ bộ môn Hóa học. Để nâng cao hứng thú học tập bộ môn hóa của học sinh ở trường phổ thông hiện nay, người giáo viên ngoài các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống, các thí nghiệm vui hóa học đưa vào bài giảng nhằm phát huy tính tích cực, tạo niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. a) Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh lập mối liên hệ giữa nội dung bài học và thực tiễn. Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học, giáo viên luôn có liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa và thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức hóa học có thể liên hệ được với các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta bằng các thí nghiệm hóa học. b) Liên hệ thức tế trong bài dạy Khi học xong vấn đề gì học sinh thấy có ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống thì sẽ chú ý tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu và dễ nhớ hơn. Do đó mỗi bài học giáo viên đưa ra những ứng dụng thực tiễn, những thí nghiệm vui sẽ lôi cuốn sự chú ý của học sinh. 11 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 1.3. Mục tiêu của giải pháp. - Xây dựng hệ thống các thí nghiệm vui cùng với hiện tượng thực tế cho các bài giảng trong chương trình hóa học THPT - Vận dụng hệ thống các thí nghiệm vui cùng với hiện tượng thực tế để xây dựng các bài dạy nhằm tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. 1.4. Các căn cứ đề xuất giải pháp. - Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, hầu hết kiến thức hóa học đều được rút ra từ quan sát thí nghiệm, trong dạy học hóa học ở trường phổ thông TN luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng. - Trước hết TN hóa học góp phần tạo trực quan sinh động, nhằm hổ trợ cho tư duy trừu tượng của HS, giúp cho HS tư duy trên những hiện tượng cụ thể, xảy ra trước mắt họ. Nhờ TN góp phần làm đơn giản hoá hiện tượng, làm nổi bậc những khía cạnh cần nghiên cứu. Tức là nhờ TN mà các quá trình tự nhiên được tái hiện lại trước mắt HS ở dạng rõ ràng nhất. Nhờ đó, HS dễ dàng nhận ra những tính chất đặc trưng của các hiện tượng, quá trình và mối quan hệ giữa các tính chất đó. - Sử dụng thí nghiệm hoá học trong dạy học hoá học được coi là tích cực khi thí nghiệm hoá học được dùng làm nguồn kiến thức để học sinh khai thác, tìm tòi kiến thức hoặc dùng để kiểm chứng, kiểm tra những dự đoán, suy luận lý thuyết, hình thành khái niệm. Các thí nghiệm trong giờ học chủ yếu do học sinh thực hiện nhằm nghiên cứu kiến thức, kiểm tra dự đoán. - Thí nghiệm hóa học là một trong những PPDH hóa học ở trường phổ thông, giúp cho HS tự chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, đặc biệt rèn luyện cho các em kỹ năng, kỹ xảo thực hành. Ngoài ra, TN còn giúp cho việc dạy học hóa học không còn xa vời với thực tiễn. - Nếu vận dụng tốt hệ thống các thí nghiệm hóa học vui cùng với hiện tượng thực tế vào bài giảng trong chương trình hóa THPT sẽ làm tăng ý nghĩa thực tiễn của 12 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 môn học, làm cho các bài học trở nên hấp dẫn và lôi cuốn học sinh hơn. Đồng thời góp phần năng cao năng lực nhận thức, tự học, tích cực chủ động học tập của học sinh. Điều đó làm tăng hứng thú học tập mang lại kết quả học tập bộ môn cao hơn. Với mong muốn cải thiện thực trạng hứng thú học tập bộ môn của học sinh hiện nay nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh chúng tôi đã chọn giải pháp: “Kết hợp thí nghiệm vui cùng với hiện tượng thực tế giúp tăng hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh lớp 11”. 1.5. Phương pháp thực hiện. 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: - Tài liệu chuyên môn: Bộ sách giáo khoa và sách GV môn hóa học 11; Tài liệu bồi dưỡng giảng dạy thực hiện chương trình sách giáo khoa môn Hóa học, Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học THPT; Tài liệu tâp huấn GV dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học cấp THPT; Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn hóa cấp trung học phổ thông. - Tài liệu sư phạm: Lý luận dạy học hóa học; - Tạp chí hóa học và ứng dụng. - Trang website: Dạy và học môn hóa học. 1.5.2. Phương pháp thống kê phân tích số liệu Thu thập các số liệu, xử lý thống kê và đánh giá. 1.5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Tiến hành thực nghiệm sư phạm cho lớp thực nghiệm (TN) 11a11 và lớp đối chứng (ĐC) 11a12, năm học 2016 – 2017 tại THPT Nguyễn Du, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hệ thống câu hỏi qua bài kiểm tra 15 phút và bài kiểm tra 45 phút. 13 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng. 1.6.1. Đối tượng: Chương trình hóa học lớp 11 1.6.2. Phạm vi áp dụng: Đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các đơn vị trường học nhất là các trường THPT. 2. Quá trình hình thành và nội dung giải pháp 2.1. Quá trình hình thành nên giải pháp Stt 1 2 3 4 5 6 Thời gian Từ 1/8/2016 Kế hoạch thực hiện Xác định đề tài nghiên cứu đến 20/8/2016 Từ 20/8/2016 Xây dựng đề cương chi tiết Thu thập tư liệu lý luận dạy học, tư liệu phương tiện dạy đến 21/9/2016 Từ 21/9/2016 học đến 18/10/2016 Từ 18/10/2016 đến 30/11/2016 Từ 30/11/2016 đến 15/12/2016 Từ 15/12/2016 đến 4/1/2017 Nghiên cứu, viết phần cơ sở lý luận Thực nghiệm sư phạm và khảo sát đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. Viết, kiểm tra và hoàn tất đề tài. 2.2. Những cải tiến để phù hợp với thực tiến phát sinh. Với những giải pháp hiện có thì phần lớn là GV tự làm TN. Với giải pháp mới của chúng tôi là muốn học sinh tự thực hiện các thí nghiệm đó dưới sự hướng dẫn của GV sẽ giúp học sinh có kĩ năng làm thí nghiệm và khắc sâu được kiến thức Để làm TN thành công không những hóa chất phải đúng, tốt mà người giáo viên phải có, kinh nghiệm, kiến thức vững thì vận dụng mới đạt kết quả cao. Tuy nhiên mỗi giáo viên có một phong cách dạy riêng nên tùy vào mỗi giáo viên mà thí nghiệm đó, 14 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 câu hỏi đó có thể vận dụng vào những tình huống khác nhau trong quá trình dạy học hóa học cho hiệu quả. Có những kinh nghiệm có thể áp dụng cho nhiều người, nhưng có những phong cách không thể áp dụng cho giáo viên khác. Vì phong cách dạy “nó như tính cách của mỗi con người không thể ai cũng giống ai” nhưng phải đảm bảo được nội dung dạy học theo yêu cầu của chương trình. như vậy không có nghĩa người giáo viên không đổi mới phương pháp giảng dạy mà mỗi giáo viên luôn phải tìm cách đổi mới trong phong cách dạy của mình theo yêu cầu của thực tiễn hiện hành. 2.3. Nội dung của giải pháp mới hiện nay TN hóa học cùng với hiện tượng thực tế được sử dụng ở nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình học. Chẳng hạn, TN được tiến hành nhằm đề xuất vấn đề, nghiên cứu tài liệu mới hoặc củng cố bài. TN có thể do GV tiến hành hay HS tiến hành dưới sự chỉ dẫn của GV. Tuy nhiên, HS hứng thú nhất khi trực tiếp làm TN. Vì vậy, với giải pháp này thì chủ yếu GV tạo điều kiện cho các em được trực tiếp thực hiện đặc biệt là các TN đơn giản mà các em tự tạo được và TN thực hành hóa học. Khi dạy học và biểu diễn thí nghiệm minh họa về hiện tượng hóa học, giáo viên có thể gia công những thí nghiệm đó bằng những dụng cụ đơn giản trong đời sống để học sinh dễ thực hiện, điều đó sẽ giúp học sinh có thể tự thực hành và kích thích sự tìm hiểu, khám phá ở học sinh. 2.3.1. Thí nghiệm vui cùng với hiện tượng thực tế dùng để đặt tình huống vào bài mới Tình huống có vấn đề là hoàn cảnh trong đó xuất hiện mâu thuẫn nhận thức mà HS chấp nhận việc giải quyết mâu thuẫn đó như một nhiệm vụ học tập và sẵn sàng đem sức lực trí tuệ ra giải quyết. Khi ở trong tình huống có vấn đề, trạng thái tâm lý của HS có sự chuyển biến rõ rệt. Học sinh sau khi chấp nhận mâu thuẫn của bài toán nhận thức, sẽ xuất hiện nhu cầu bức thiết muốn tìm đáp số của bài toán. Lúc này tính tò mò vốn có ở HS bị kích 15 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 thích.Trạng thái tâm lý ngạc nhiên, tò mò, hứng thú là điểm khởi đầu để các em đi tìm lời giải đáp. Những yếu tố đó tạo nên động cơ học tập của HS trong giờ học. Liên hệ thực tế khi giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập. a) Bài: “Hợp chất của cacbon” – Hóa học 11. - GV đặt vấn đề: Vì sao khi mở nắp chai nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra? Đó là khí gì? Những ngày nóng nực vì sao mọi người thích uống nước uống có gas? Hãy làm thí nghiệm sau để tìm các câu giải đáp. - Chuẩn bị: + Tìm một miếng bọt xốp gọt thành một chiếc nút chai, đục một lỗ ở góc nút để lồng khít vào một ống cao su. + Ở trong một lọ rộng miệng, đặt vào một cây nến đang cháy. + Cốc thủy tinh chứa nước vôi trong. - Cách làm: + Mở nắp chai nước uống có gas, dùng chiếc nút chai đã chuẩn bị để nút miệng chai nước uống có gas, để một đầu ống cao su thò vào trong lọ rộng miệng, rồi nhè nhẹ xóc chai nước uống có gas thì chất khí bốc lên trong chai nước uống có gas sẽ theo ống cao su sang lọ rộng miệng, chỉ lát sau đã làm tắt ngọn nến đang cháy. + Nếu thử chuyển đầu ống cao su cắm vào trong nước vôi, nước vôi trong sẽ trở nên đục ngầu. + Chúng ta có thể phán đoán chất khí trong nước uống có gas chính là khí cacboníc. Ở các nhà máy nước ngọt người ta dùng áp lực lớn để ép CO 2 hòa tan trong nước sau đó nạp vào bình đóng kín thu được nước ngọt. Những ngày nóng nực, mọi người thích uống nước uống có gaz vì khi uống nước có gas, dạ dày và ruột không hấp thu CO 2, 16 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 nhiệt độ ở dạ dày cao hơn nên khí thoát ra ngoài theo đường miệng thì sẽ không ngừng ợ ra thứ khí đó, từ đó mà thải ra theo một phần nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Ngoài ra, CO 2 có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường tiết dịch vị giúp dễ tiêu hóa . b) Bài : Silic và hợp chất của silic “Hợp chất của silic” – Hóa học 11 - GV đặt vấn đề: Dung dịch HF là một axit yếu, SiO2 (thành phần chính của thủy tinh) là một oxitaxit, vậy giữa chúng có phản ứng hóa học xảy ra hay không? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta cùng làm thí nghiệm sau: - Chuẩn bị: + Một tấm thủy tinh trơn không màu. + Parafin + Dung dịch axit flohiđric -Cách làm: + Muốn chạm khắc các hoa văn hay khắc chữ trên bề mặt thủy tinh. Trước tiên ta quét đều đặn lên bề mặt thủy tinh một lớp parafin. + Sau đó ta chạm trổ các hình hoa văn lên lớp parafin đó, làm cho phần thủy tinh cần khắc sẽ lộ ra. + Sau khi khắc, trổ xong , dùng một lượng axit Flohiđric (HF) quét, bôi nhẹ nhàng lên lớp parafin; chất này gặp phần thủy tinh lộ ra do chạm khắc liền ăn mòn và tạo nên hoa văn trên thủy tinh + Có một số sản phẩm thủy tinh sau khi dùng axit Flohiđric làm xong công việc điêu khắc lại gia công thêm màu sắc rực rỡ làm cho tác phẩm điêu khắc trên thủy tinh càng thêm lộng lẫy, đẹp mắt. -Chứng tỏ: Thủy tinh bị ăn mòn bởi axit Flohiđric. (Axit Flohiđric có khả năng ăn mòn thủy tinh) Phản ứng hóa học xảy ra: 4HF + SiO2  SiF4 + 2H2O 17 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 Chính vì vậy trong phòng thí nghiệm, axit Flohiđric không đựng trong bình thủy tinh được, thường đựng trong bình bằng chì hay bằng nhựa. c) Bài: “Photpho” – Hóa học 11 GV đặt vấn đề: Trong “Văn tế thập loại chúng sinh”, thi hào Nguyễn Du đã viết : “Lập lòe ngọn lửa ma trơi Tiếng oan văng vẵng tối trời còn thương” Thế “ma trơi” là hiện tượng gì ? Các nhà văn tưởng tượng ra chăng ? Không phải, “ma trơi” quả là có thật. Nếu các em có dịp đi qua các nghĩa trang hoặc đầm lầy (nơi có xác chết của động thực vật) vào ban đêm thì các em sẽ thấy những ngọn lửa màu xanh lãng đãng lập lòe mà dân gian thường gọi là “ma trơi”. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu được hiện tượng này. Đó là bài PHOT PHO. Sau khi học xong bài Photpho giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu được hiện tượng trên là do : Trong cơ thể người, động vật (chủ yếu là xương ) có chứa một hàm lượng photpho khi chết phân hủy tạo một phần thành khí PH 3 (photphin), khi có lẫn một chút khí P 2H4 (diphotphin), khí PH3 tự bốc cháy ngay trong điều kiện thường tạo thành khối cầu khí (lửa “ma trơi”) bay trong không khí khi có gió hoặc người di chuyển (sợ mà chạy). Bất kể ngày hay đêm đều có PH3 bay ra ở các nghĩa trang, chỉ có điều là ban ngày ánh sáng mặt trời quá mạnh nên ta không thấy được hiện tượng. 2PH 3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O. Điều trùng lặp ngẫu nhiên là : Người ta thường gặp “Ma trơi” ở các nghĩa địa càng tăng thêm sự mê tính dị đoan. GV có thể hướng dẫn HS làm thí nghiệm này sau buổi học (tiết thực hành tại phòng thí nghiệm): Thí nghiệm : Hiện tượng “ma trơi” Dụng cụ, hoá chất: chậu thủy tinh, canxi photphua, nước. Tiến hành TN: Lấy một chậu thủy tinh đựng đầy nước rồi cho vào đó vài mẫu canxi photphua Ca3P2. 18 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 Những bong bóng khí sẽ xuất hiện, khi thoát lên mặt nước chúng sẽ cháy tạo ra những vòng sáng lập lòe và để lại những vòng khói trắng. Phân tích: - TN có hiện tượng rất giống với hiện tượng trong đời sống nên kích thích hứng thú của HS. - Để phát triển tư duy cho HS GV đưa ra các câu hỏi có vấn đề: + Chất nào sinh ra khi cho Ca3P2 vào nước? Khí gì thoát ra? Trong không khí có khí nào oxi hóa được khí đã thoát ra? - Từ gợi ý của GV, HS vận dụng kiến thức để giải thích bằng phản ứng xảy ra. Biết được P2O5 được điều chế từ PH3 và O2 nên các em sẽ suy luận được chất khí bay ra khi cho Ca3P2 tác dụng với nước là PH3. Giải thích: Canxi photphua tác dụng với nước theo phản ứng: Ca3P2+ 6H2O → 3Ca(OH)2 + 2PH3 Khí photphua hidro PH3 thoát lên mặt nước, gặp không khí nó sẽ tự bốc cháy 2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O Khói trắng là những hạt P2O5 rất nhỏ. Biểu diễn thí nghiệm không có ánh đèn sẽ nhìn rõ ánh sáng lập lòe. 2.3.2. Thí nghiệm biểu diễn cùng với hiện tượng thực tế đặt ra trong quá trình dạy. TN biểu diễn là TN do GV tiến hành trên lớp để khảo sát hay kiểm chứng một hiện tượng, định luật hay giả thuyết nào trong khi nghiên cứu tài liệu mới. TN biểu diễn nếu tổ chức hợp lý sẽ giúp cho HS tiếp thu bài dễ dàng và nhanh chóng hơn. Với các thí nghiệm đơn giản, sử dụng hoá chất ít độc hại khó gây nguy hiểm cho học sinh ta có thể cho học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 19 GV: Đinh Thị Bé
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan