Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn kinh nghiệm đầu tư xây dựng trường thcs đạt chuẩn quốc gia ...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm đầu tư xây dựng trường thcs đạt chuẩn quốc gia

.PDF
14
1186
110

Mô tả:

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÀNH CÔNG TRƯỜNG THCS ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA A- LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Văn kiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã xác định: “ Hiện nay sự nghiệp giáo dục đào tạo đang đứng trước mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phảt triển nhanh quy mô giáo dục vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn hạn chế. Đó là mâu thuẩn trong quá trình phát triển. Những thiếu sót chủ quan, nhất là những yếu kém về quản lý đã làm cho mâu thuẫn đó càng thêm gay gắt”. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là bước giải quyết mâu thuẫn găy gắt đó. - Xây dựng trường Trung học đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu quan trọng trong những năm học gần đây. Đó là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng Nhà trường phát triển một cách toàn diện về mọi mặt để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Nhà trường - Chủ trương của Ngành về việc xây dựng trường Trung học đạt chuẩn quốc gia có từ năm 1997. ( Khi Bộ GD-ĐT ban hành công văn số: 10167/THPT ngày 18-11-1997 về việc lấy ý kiến xây dựng trường chuẩn quốc gia). Nhưng cho đến ngày 05 tháng 7 năm 2001 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chính thức có Quyết định số 27/2001/QĐBGD&ĐT ban hành quy định các tiêu chuẩn trường Trung học đạt chuẩn quốc gia. - Tuy nhiên, xây dựng trường Trung học đạt chuẩn quốc gia theo các tiêu chuẩn của Quyết định số 27/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 5-7-2001 của Bộ GD-ĐT là mục tiêu cần phấn đấu đã có từ lâu của tất cả các trường Phổ thông Trung học, vì vậy quyết định đó trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các Nhà trường và phù hợp với nguyện vọng thiết tha của cán bộ, nhân dân, thầy và trò. - Khi chủ trương đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của mọi người thì chắc chắn sẽ thực hiện được. Vấn đề tổ chức thực hiện đạt kết quả sớm hay muộn thuộc về ý thức chủ quan và điều kiện của từng trường. - Xác định được quan điểm đó nên trong những năm qua ( kể từ năm 1998 - khi nhận được chủ trương của ngành về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia). Trường THCS Lao Bảo đã quyết tâm đầu tư xây dựng nhà trường phát triển mọi mặt theo các tiêu chuẩn của trường Trung học đạt chuẩn quốc gia. Sự nổ lực cố gắng đó của CBGV Nhà trường đã đạt kết quả . Với tư cách là người trực tiếp quản lý Nhà trường tôi xin phép được trao đổi kinh nghiệm thực hiện các nhiệm vụ Kinh nghiãûm âáöu tæ vaì xáy dæûng træåìng Trung hoüc âaût chuáøn quäúc gia quan trọng đó. Có gì chưa thoả mãn, tôi rất mong được các đồng nghiệp góp ý kiến giúp đỡ thêm 2. TÓM TẮT VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH THỰC TẾ TRƯỜNG THCS LAO BẢO : Trường THCS Lao Bảo là một trường miền núi biên giới, mới được thành lập từ năm 1992. Khó khăn không ít như những trường khác của một Huyện miền Núi: - Nhà trường được sự quan tâm rất lớn của Đảng Ủy, Chính quyền địa phương, đặc biệt có truyền thống hiếu học của phụ huynh và học sinh, sự phối hợp, tạo điều kiện của các ban ngành trong thị trấn. - Đội ngũ Cán bộ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, chăm lo công việc tập thể như việc của gia đình. Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. - Quy mô nhỏ, từ khi thành lập, trường chỉ có 4 lớp với 98 học sinh; Hiện nay đã phát triển được 21 lớp với 826 học sinh. - Do xa trung tâm nên cùng một lúc nhà trường thực hiện khá nhiều nhiệm vụ: ngoài việc chăm sóc giáo dục học sinh trong độ tuổi THCS, Nhà trường còn phải thực hiện nhiệm vụ phát triển các loại hình đào tạo như: GDTX ( Dạy các lớp BTCS, BTTH, Dạy tin học và ngoại ngữ); Dạy nghề phổ thông cho học sinh lớp 8 & 9... - Chất lượng giáo dục ngày càng tiến bộ, tuy không sánh kịp với các trường vùng thành phố, thị xã nhưng là trường đầu tiên của Huyện có Giáo viên Giỏi và học sinh giỏi cấp Tỉnh, là trường đầu tiên của Huyện đưa ngoại ngữ và Tin học vào giảng dạy trong Nhà trường, là trường đầu tiên kết nối mạng internet để CBGV học tập nghiên cứu, hằng năm đều dẫn đầu về chất lượng dạy học và các hoạt động giáo dục. - CSVC-KT của nhà trường ban đầu cũng chỉ có bốn phòng học cấp 4 và một khu Hiệu bộ tạm thời. Nhà trường không có được sự ưu tiên đầu tư từ các chương trình Quốc gia, Với phương châm huy động sự đóng góp từ phụ huynh và địa phương để đầu tư, xây dựng và mua sắm dần, nên trong những năm qua Nhà trường đã tích luỹ và xây dựng được khá nhiều điều kiện đảm bảo yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia, phục vụ việc đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Tranh thủ được những thuận lợi, tập trung khắc phục những khó khăn, trong một thời gian ngắn, tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên của Nhà trường đã huy động các nguồn lực, dóc sức xây dựng trường Trung học cơ sở theo các tiêu chuẩn của một trường chuẩn quốc gia như quyết định 27/2001/ QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến nay, trường THCS Lao Bảo đã được UBND Tỉnh Quảng Trị ra quyết định cấp - 2 -Hoaìng Phuï Âæïc Træåìng THCS Lao Baío Kinh nghiãûm âáöu tæ vaì xáy dæûng træåìng Trung hoüc âaût chuáøn quäúc gia bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010. (Là trường đầu tiên của tỉnh được công nhận) B- NỘI DUNG CƠ BẢN KINH NGHIỆM CÔNG TÁC ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA: Nói đến việc xây dựng trường Trung học đạt chuẩn quốc gia là nói đến toàn bộ hoạt động của Nhà trường đều phải đảm bảo tính toàn diện và chất lượng. Từ việc xây dựng các tổ chức nhà trường; Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; Các hoạt động để huy động, duy trì và phát triển số lượng học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục; Xây dựng cơ sở vật chất thiết bị dạy học và công tác xã hội hóa giáo dục. Đó là việc làm khó, đòi hỏi có sự chuẩn bị chu đáo từ khâu nhận thức, tuyên truyền, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện... theo từng bước khoa học, tránh nóng vội, chủ quan. Quá trình xây dựng có thể tạm chia thành từng bước như sau: I-NHẬN THỨC, TUYÊN TRUYỀN CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA: Hơn ai hết Người cán bộ quản lý phải thông suốt về nhận thức sự cần thiết phải xây dựng trường Trung học đạt chuẩn quốc gia. - Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THCS góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách học sinh, đồng thời tạo cơ sở cho việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong vài thập kỹ gần đây , do sự đổi mới của đất nước, do những thành tựu to lớn và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ , do yêu cầu bức xúc của kinh tế - xã hội của đất nước ta, do sự biến đổi nhiều mặt của đối tượng giáo dục... Bậc Trung học nói chung và bậc học THCS nói riêng đang cần đổi mới toàn diện từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp dạy học. Chỉ có xây dựng trường Trung học đạt chuẩn quốc gia mới có thể đưa nhà trường phát triển một cách toàn diện, nâng cao được chất lượng giáo dục một cách vững chắc, đáp ứng đuợc yêu cầu hiện nay. Không thể nói đến chất lượng khi tổ chức nhà trường còn nhiều yếu kém, đội ngũ CBGV còn non yếu, cơ sở vật chất thiếu thốn... - Chính vì vậy mà bản thân người CBQL phải nhận thức đúng đắn và có thái độ học tập, tìm hiểu, tích lũy kinh nghiệm nghiêm túc mới có thể tổ chức thực hiện thành công việc xây dựng trường Trung học đạt chuẩn quốc gia. Tránh tư tưởng ngại khó khi thấy yêu cầu quá cao, đồng thời cũng tránh tư tưởng nóng vội, khi mình chưa đủ điều kiện. - 3 -Hoaìng Phuï Âæïc Træåìng THCS Lao Baío Kinh nghiãûm âáöu tæ vaì xáy dæûng træåìng Trung hoüc âaût chuáøn quäúc gia - Khi nhận thức đúng và có quyết tâm thì mọi khó khăn có thể từng bước tháo gở và đi đến thành công. Mặt khác, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mọi người cùng nhận thức đúng và thực hiện: Bất cứ công việc gì nếu không có sự đồng lòng đồng sức của mọi người liên quan sẽ khó thành công. Xây dựng trường Trung học đạt chuẩn quốc gia là việc làm khó khăn lại càng rất cần công sức và trí tuệ của tập thể. Bởi vậy, cần làm tốt công tác vận động, tuyên truyền về sự cần thiết xây dựng trường Trung học đạt chuẩn quốc gia không những trong cán bộ giáo viên mà trong cả các tổ chức, các ban ngành, cán bộ, nhân dân, các em học sinh và các bậc phụ huynh. Tuyên truyền với các đối tượng ngoài trường là tranh thủ sự ủng hộ về vật chất cũng như tinh thần, phối hợp công tác tốt hơn. Đó là công việc không thể thiếu. Tuy nhiên, các đối tượng trong trường là những người trực tiếp thực hiện càng phải được tuyên truyền tốt nhất. Khi mọi người thấy rõ sự cần thiết và lợi ích cũng như tác dụng của một trường chuẩn quốc gia thì mới tự giác, đồng lòng đồng sức tổ chức thực hiện có kết quả. II- XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÓ: Điều hành một hoạt động dù đơn giản đến đâu cũng không thể thiếu kế hoạch. Xây dựng kế hoạch là bước quan trọng có tính quyết định sự thành công hoặc thất bại của việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. 1- Để xây dựng kế hoạch khoa học, người Hiệu trưởng cần: a) Nghiên cứu các Chỉ thị Nghị quyết của Đảng, văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của cấp trên, quy định các tiêu chuẩn về trường chuẩn quốc gia của Bộ GD-ĐT. b) Điều tra nắm rõ tình hình, các điều kiện liên quan đến việc xây dựng trường chuẩn quốc gia như về tổ chức Nhà trường; Chất lượng đội ngũ CBGV, nhân viên; Tình hình học tập của học sinh; Điều kiện về CSVC, thiết bị của Nhà trường; Công tác xã hội hoá Giáo dục ở địa phương... c) Sau khi nắm kỹ tình hình và các điều kiện, người Hiệu trưởng cần dự báo được khả năng thực hiện, các nguồn đầu tư về tài chính, tranh thủ ý kiến của tập thể để chọn những giải pháp tối ưu để đạt được kết quả cao và nhanh nhất. d) Những điểm cần chú ý khi thực hiện chức năng kế hoạch: - Những nội dung chính cần hoạch định để thực hiện. Trong các nội dung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nội dung nào cần đựoc ưu tiên, nội dung nào phải tập trung các nguồn lực để có thể xây dựng thành công... - 4 -Hoaìng Phuï Âæïc Træåìng THCS Lao Baío Kinh nghiãûm âáöu tæ vaì xáy dæûng træåìng Trung hoüc âaût chuáøn quäúc gia - Phân công người phụ trách từng công việc cụ thể, tránh hình thức, chung chung. - Định rõ thời gian, phải thực hiện và hoàn thành từng nội dung trong kế hoạch, cụ thể hoá các công việc đó trong kế hoạch hàng tuần, tháng, học kỳ hoặc năm. - Chọn những giải pháp khả thi, cụ thể; Không nên làm kế hoạch với những giải pháp chung chung. - Kế hoạch phải được kiểm tra việc thực hiện, dự báo được kết quả, điều chỉnh bổ sung kế hoạch sao cho phù hợp nhưng phải chú ý đến nguyên tắc phải đảm bảo tính mục đích và hệ thống các văn bản chỉ đạo của Ngành. 2- Tổ chức thực hiện và kiểm tra: Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch là một trong những chức năng của Hiệu trưởng. Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác xây dưüng trường đạt chuẩn quốc gia có tầm quan trọng vì trong một thời gian ngắn, phải tập trung thực hiện nhiều nội dung quan trọng ở mức độ đạt chất lượng cao. Để thực hiện chức năng nầy cần tập trung chú ý một số vấn đề sau: - Tuỳ theo điều kiện của địa phương ở từng thời điểm khác nhau để tham mưu thực hiện một số nhiệm vụ phù hợp. - Khi đã có kế hoạch, đã giao việc cho từng người, cần xem xét điều kiện để tổ chức thực hiện kế hoạch đó đảm bảo không, nếu không cần bổ sung kịp thời. - Quá trình thực hiện nhiệm vụ chắc chắn một số công việc sẽ gặp khó khăn do chưa biết cách làm. Tránh mò mẩm mà phải tham quan học tập kinh nghiệm của những điển hình tiên tiến, những đơn vị làm trước. - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ quản lý ngoài việc thực hiện công việc quản lý các hoạt động của Nhà trường cần thường xuyên kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn. Kiểm tra để nắm đực tiến độ, cái đúng, cái sai để kịp thời điều chỉnh hoặc bổ sung các giải pháp. - Quá trình kiểm tra cần đối chiếu với tiêu chuẩn cụ thể, khẳng định được những công việc sẽ làm được, những công việc cần sự hổ trợ của các lực lượng ngoài trường, để chỉ đạo, điều chỉnh kế hoạch. III- CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TỔ CHỨC XÂY DỰNG NHỮNG TIÊU CHUẨN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ GD-ĐT VỀ TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA: 1-Xây dựng các tổ chức nhà trường: Khẳng định không thể có giáo viên giỏi khi các tổ chức trong nhà trường yếu kém. Tổ chức có vai trò giáo dục cá nhân, xây dựng trường - 5 -Hoaìng Phuï Âæïc Træåìng THCS Lao Baío Kinh nghiãûm âáöu tæ vaì xáy dæûng træåìng Trung hoüc âaût chuáøn quäúc gia đạt chuẩn quốc gia tất yếu việc đầu tiên là xây dựng các tổ chức trong nhà trường. Sau đây là một số giải pháp cơ bản: - Coi trọng công tác xây dựng Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Chi bộ Đảng trong trường học, các đảng viên trong chi bộ đều được bố trí các công việc chủ chốt: Lãnh đạo trường, tổ trưởng chuyên môn, Bí thư Chi Đoàn, Chủ tịch Công đoàn... - Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, có như vậy mới đảm bảo tổ chức thực hiện các kế hoạch của trường có chất lượng. - Coi trọng việc xây dựng các tổ chức đoàn thể trong trường - Xác định là lực lượng phối hợp nên cần thống nhất ý chí và hành động. - Lấy trật tự, kỷ cương, nề nếp làm thước đo ý thức tổ chức kỷ luật; Lấy chất lượng và hiệu quả công tác để đánh giá năng lực tổ chức và giảng dạy của CBGV, nhân viên của trường. - Đảm bảo các hoạt động của các tổ chuyên môn, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các Tổ để tham gia thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo kế hoạch. Đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học, tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn... - Không xem nhẹ các tổ chức của học sinh như: Tổ chức lớp học, Chi Đội, Liên Đội, Đội cờ đỏ... tôn trọng quyền làm chủ của các tổ chức đó, đồng thời phát huy tính độc lập, sáng tạo của các học sinh, hướng cho các tổ chức hoạt đọng theo chủ đề, chủ điểm theo kế hoạch của nhà trường. 2-Xây dựng và triển khai chương trình “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý một cách toàn diện”: - Trong tất cả các lực lượng tham gia xây dựng Nhà trường, có thể nói đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên Nhà trường giữ vai trò quyết định. Việc coi trọng công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên là tất yếu. - Khuyến nghị của UNESCO về chiến lược giáo dục đã yêu cầu đối với công tác đào tạo người thầy giáo trong thời đại mới: “ Thầy giáo phải được đào tạo để trở thành Nhà Giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia truyền thụ kiến thức”, “Các chương trình đào tạo thầy giáo cần triệt để sữ dụng các thiết bị mới nhất”... - Chiến lược phát triển GD-ĐT của Chính phủ nhận định về đội ngũ: “ Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu vừa phải tăng nhanh quy mô, vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục...” đó là một thực tế phải trăn trở để thực hiện nhiệm vụ xây dựng đội ngũ. Do vậy, xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên cần: - 6 -Hoaìng Phuï Âæïc Træåìng THCS Lao Baío Kinh nghiãûm âáöu tæ vaì xáy dæûng træåìng Trung hoüc âaût chuáøn quäúc gia - Làm tốt công tác chính trị tư tưởng: Nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống cho CBGV, nhân viên. - Thực hiện nghiêm túc việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ - Coi trọng công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ., tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian tự học, tự bồi dưỡng, và tham gia học tập các lớp nâng cao trình độ, các lớp chuyên đề về chuyên môn nghiệp vụ. Tạo điều kiện để CBGV bắt kịp những thông tin, những tiến bộ của nhân loại... + Bên cạnh đầu tư sách, báo chí, tài liệu, phương tiện nghe nhìn... Nhà trường còn nối mạng để truy cập thông tin, sữ dụng sách điện tử... + Động viên CBGV tham gia học các lớp nâng cao trình độ: Hiện tại Nhà trường có 45 CBGV thì 100% CBGV đều đã đạt chuẩn đào tạo, trong đó có 55,5% đạt trên chuẩn nhờ quá trình công tác CBGV đều có ý thức tự học thêm qua các hình thức đào tạo. + Nhà trường chủ động hợp đồng với các Trung Tâm mở các lớp Tin học và ngoại ngữ cho giáo viên học tại chổ, tạo điều kiện cho phần lớn CBGV đều có thể tham gia học tập: Hiện nay có 93,3% CBGV sữ dụng thành thạo máy vi tính để làm việc; 57,7% CBGV có trình độ ngoại ngữ từ trình độ A trở lên. - Tìm hiểu kỹ đối tượng, bố trí phân công nhiệm vụ phù hợp, tránh áp đặt chủ quan trong nhìn nhận và bố trí công việc mà phải tùy theo từng đối tượng bằng nhiều hình thức thích hợp để tiếp cận và hiểu rõ từng ngưòi. - Bồi dưỡng cán bộ cốt cán về chuyên môn, biết khai thác thế mạnh của từng giáo viên . - Xây dựng đội ngũ CBGV không thể quên nhiệm vụ chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho họ. Đây là việc làm thiết thực nhất, bởi không thể tham gia các hoạt động tốt khi điều kiện về đời sống có nhiều khó khăn. Bởi vậy trong năm qua lãnh đạo trường đã tham mưu đắc lực với chính quyền địa phương cấp đất làm nhà cho CBGV, Nhà trường dành phần lớn kinh phí để xây dựng nhà ở tập thể cho CBGV nội trú, tổ chức cho CBGV tham quan, du lịch cuối mỗi năm học. Đặc biệt còn quan tâm đến cuộc sống hạnh phúc của từng gia đình. Thực hiện chế độ chính sách cho CBGV đầy đủ, càng không xem nhẹ đời sống chính trị của CBGV. 3-Các hoạt động để huy động, duy trì và phát triển số lượng học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục: Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 của BCH TW 6 (Khoá IX) chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn trước mắt: “ Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục... phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn... hoàn thành phổ cập THCS, cũng cố kết quả phổ cập tiểu học... phát triển giáo dục không chính quy, các hình thức học tập cộng đồng... - 7 -Hoaìng Phuï Âæïc Træåìng THCS Lao Baío Kinh nghiãûm âáöu tæ vaì xáy dæûng træåìng Trung hoüc âaût chuáøn quäúc gia thực hiện công bằng trong giáo dục...” Các hoạt động để huy động, duy trì và phát triển số lượng học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia không thể tách rời nhiệm vụ đó. Quá trình thực hiện nhiệm vụ nhà trường đã bền bỉ thực hiện các giải pháp cơ bản sau:  Nhóm giải pháp để phát triển quy mô, phổ cập GD THCS: - Làm tốt công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp: Phối hợp với trường tiểu học và BQL các khóm bản tốt nên hằng năm đều huy động từ 98% đến 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6. - Tổ chức nhiều hoạt động vui tươi lành mạnh lôi cuốn học sinh đến trường: Như hoạt động cắm trại, văn nghệ, đố vui để học, ... Duy trì được số lượng học sinh khá tốt, tỷ lệ bỏ học không vượt quá 1%. - Chăm lo phụ đạo học sinh yếu kém để nâng cao tỷ lệ lên lớp: Công việc này được đưa và kế hoạch thực hiện thường xuyên ngay các tiết trong giờ dạy, một số khối còn dạy thêm buổi ( không thu tiền học sinh). - Chuyển học sinh lớn tuổi học các lớp BTCS để đẩy nhanh tiến độ phổ cập. - Mở các lớp BTCS dành riêng cho học sinh con em dân tộc, dành những ưu tiên cho đối tượng học sinh về sách vở, áo quần và các điều kiện học tập khác. - Mở các lớp BTTH cho đối tượng cán bộ thanh niên trên địa bàn theo học (đây là nhiệm vụ đặc biệt mà có thể chỉ có trường THCS Lao Bảo mới có), Tính cho đến thời điểm hiện nay đã có 11 lớp BTTH, huy động hằng trăm cán bộ, thanh niên theo học và đạt kết quả tốt. Chính nhờ các lớp này mà động viên được số học sinh bỏ học các lớp THCS tiếp tục theo học để đẩy nhanh tiến độ phổ cập THCS.  Nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục: - Tập trung xây dựng đội ngũ CBGV. Xcá định đây là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. ( Cụ thể đã trình bày trong phần trên) - Đầu tư CSVC, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. Đây là giải pháp quan trọng, bởi không thể tiến hành giảng dạy theo phương pháp mới trong điều kiện nhà trường không đầy đủ CSVC- thiết bị dạy học. Mặt khác thiết bị cần đảm bảo tiêu chuẩn, tiên tiến, theo kịp tình hình phát triển kinh tế xã hội (Như phần dưới sẽ báo cáo chi tiết). - Đưa việc bồi dưỡng học sinh giỏi; Phụ đạo học sinh yếu kém vào kế hoạch thực hiện hàng ngày, hàng tuần và chỉ tiêu phấn đấu của từng cán bộ giáo viên. Xem đây là nhiẹm vụ trọng tâm của nhà trường. - Thực hiện các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của ngành một cách nghiêm túc, đảm bảo tối thiểu hai tuần một lần sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề đổi mới. - 8 -Hoaìng Phuï Âæïc Træåìng THCS Lao Baío Kinh nghiãûm âáöu tæ vaì xáy dæûng træåìng Trung hoüc âaût chuáøn quäúc gia - - - - - Thực hiện và ứng dụng các kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học nghiêm túc, đầy trách nhiệm và được 100% CBGV hưởng ứng tham gia. - Thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên môn đầy đủ theo yêu cầu kế hoạch hàng tuần, kiểm tra vì yêu cầu công việc chứ không tập trung kiểm tra vì đối tượng là con người. - Tổ chức những hoạt động giáo dục bổ trợ khác như: Sinh hoạt ngoài giờ, sinh hoạt cuối tuần, ngoại khoá, các hội thi về chất lượng, các hoạt động xã hội và đoàn thể, hội thi đố vui để học... một cách thường xuyên, liên tục, có chất lượng. - Giữ vững kỷ cương, nề nếp dạy học. 4-Xây dựng cơ sở vật chất thiết bị dạy học: Như trên đã trình bày, do yêu cầu rất cao và rất toàn diện của trường Trung học đạt chuẩn quốc gia. Chính vì vậy xây dựng các điều kiện cho nó đòi hỏi có một quá trình chuẩn bị chu đáo: Đây là công việc khó khăn nhất bởi yêu cầu của trường chuẩn dặt ra rất cao - không những phải đảm bảo về số lượng mà còn phải đảm bảo về hiệu quả sử dụng của các loại CSVC, thiết bị; Trong lúc đó điều kiện thực tế của các trường lại rất thiếu thốn. Vấn đề đặt ra là trong điều kiện như vậy, làm thế nào để đầu tư, xây dựng, mua sắm CSVC-KT, thiết bị và đồ dùng dạy học đảm bảo yêu cầu của trường chuẩn quốc gia? Tôi xin báo cáo kinh nghiệm của mình trong những năm qua như sau: a- Phải biết khai thác và huy động từ nhiều nguồn lực: Sữ dụng lao động của thầy và trò: Lao động của thầy trò là nguồn vô tận, thực hiện kế hoạch lao động trong trường học để tạo ra tiền bạc là khó nhưng tổ chức thực hiện tốt kế hoạch lao động trong trường học góp phần xây dựng cảnh quan môi trường, trồng cây, tu sửa CSVC, tài sản, xây dựng thư viện, thiết bị... rất có kết quả vừa có tác dụng giáo dục học sinh tốt. Huy động sự đóng góp của phụ huynh học sinh: Đây là nguồn quan trọng, chính từ nguồn nầy Nhà trường đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động giáo dục tốt và đầu tư xây dựng, mua sắm CSVC-Thiết bị cho Nhà trường khá nhiều.( Tổ chức học ngoại ngữ, mua sắm máy vi tính, xây dựng phòng học, xây dựng thư viện, mua sắm đồ dùng dạy học...). Vấn đề là làm tốt công tác tuyên truyền, khi phụ huynh hiểu rõ và tin tưởng thì họ sẳn sàng ủng hộ Nhà trường. Sữ dụng hợp lý các nguồn quỷ học phí và quỹ xây dựng CSVC đầu năm học: Đây là nguồn quỹ mà Nhà trường có thể chủ động thu chi, vì vậy cần dành tỷ lệ thích đáng cho việc đầu tư xây dựng các điều kiện. Tham mưu để có sự đầu tư của địa phương và sự giúp đở của các tổ chức, ban ngành trong địa phương: Đây cũng là nguồn không nhỏ để - 9 -Hoaìng Phuï Âæïc Træåìng THCS Lao Baío Kinh nghiãûm âáöu tæ vaì xáy dæûng træåìng Trung hoüc âaût chuáøn quäúc gia - b- c- d- e- xây dựng CSVC - KT cho nhà trường. Vì vậy những đầu tư lớn cần tham mưu đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, quan hệ mật thiết với các ban ngành để cùng họ tham gia các hoạt động gaió dục. ( Thực tế trong những năm qua, Thị trấn Lao Bảo là điển hình về việc đầu tư xây dựng CSVC cho các trường học, các Ban nghành đã tham gia tốt công tác giáo dục) Tranh thủ sự đầu tư của các chương trình của Nhà nước, sự giúp đở của cấp trên: Đây là nguồn cơ bản và quan trọng nhất. Người cán bộ quản lý không thể chờ Nhà nước đầu tư mà phải chủ động tìm nguồn thông qua các chương trình có thể được, tích cực tham mưu với cấp trên để kịp thời tranh thủ sự đầu tư. ( Ví dụ như: Xây trường qua vốn của khu thương mại, Xây dựng khu hiệu bộ, hoàn chỉnh các chuẩn mực để công nhận trường đạt chuẩn quốc gia... lãnh đạo trường đều tích cực tham mưu với cấp trên để xin kinh phí) Cần ưu tiên mua sắm xây dựng thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo tính khoa học, hiện đại, phục vụ đắc lực cho các hoạt động của Nhà trường. Bên cạnh việc đầu tư đầy đủ CSVC-TB, cần chú trọng tính khoa học và hiện đại của nó. (Cụ thể: Mua sắm sách, thiết bị đảm bảo đúng tiêu chuẩn, Nhà trường cần đầu trong việc tiếp cận với thông tin và công nghệ tiên tiến - ứng dụng thành tựu của khoa học, sữ dụng công nghệ thông tin, thư viện có nối mạng, trang bị máy để đọc sách điện tử...) Những gì chưa biết cần tham quan, học hỏi và rút kinh nghiệm thêm các đơn vị khác, để tránh tình trạng mò mẩm mua sắm sai yêu cầu, phải tu sửa hoặc mua sắm lại tốn kém. Những công việc dù nhỏ nhưng chưa biết đều cần học hỏi, tham quan trước khi tổ chức thực hiện. ( Xây dựng Nhà truyền thống, xây dựng phòng thực hành, thư viện, thậm chí những việc rất nhỏ như đóng một tủ sách, tủ thiết bị như thế nào cho hợp lý...) Những trang thiết bị đắt tiền, thiếu vốn đầu tư thì phải có kế hoạch dầu tư từng bước, không đợi đến lúc có đủ mới mua sắm như: Máy vi tính Phải sắm dần một năm từ 1 đến 2 máy; Thiết bị, đồ dùng dạy học - Mua mỗi năm 1 bộ; Năm 2002 kết nối mạng Internet, năm 2003 trang bị máy tính cho thư viện để đọc sách điện tử... Vấn đề quan trọng hơn thế, đó là làm thế nào để phát huy hiệu quả sữ dụng, bảo quản tốt CSVC-Thiết bị: Đây là vấn đề quan trọng và không dễ thực hiện, bởi đầu tư nhiều nhưng không sữ dụng được hoặc thiếu sự bảo quản thì không đem lại kết quả và mất lòng tin. Bởi vậy, điều quan trọng là người cán bộ quản lý phải biết tự học hỏi thêm để quản lý được các vấn đề nầy. Mặt khác, cần tính toán thật kỹ vấn đề nuôi sống các hoạt động nầy và phục vụ đắc lực cho việc thực hiện mục tiêu của nhà trường. ( Nối mạng rất đơn giản, truy cập mạng ai cũng có thể thực hiện được nhưng trả tiền hàng tháng là vấn đề cần tính toán trước; Mua 1 máy vi tính để trang bị cho thư viện là dễ - 10 -Hoaìng Phuï Âæïc Træåìng THCS Lao Baío Kinh nghiãûm âáöu tæ vaì xáy dæûng træåìng Trung hoüc âaût chuáøn quäúc gia - - - - nhưng làm thế nào để đủ sách điện tử, làm thế nào để mọi giáo viên có thể đọc được là việc khó...) 5- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục: Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX: “Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, là giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển GD-ĐT...” Như vậy nhiệm vụ đẩy mạnh công tác xã hội hoá Giáo dục không chỉ là mục tiêu của việc xây dựng trường chuẩn quốc gia mà là điều kiện để phát triển giáo dục. Nhà trường đã tổ chức thực hiện các giải pháp sau: Tiếp tục đa dạng hoá các laọi hình đào tạo, làm sao cho mọi người có thể tham gia học tập với mọi hình thức (Tất nhiên đối với những người có nhu cầu) như: Ngoài 21 lớp PTCS còn có các lớp BTCS, BTTH, các lớp học Tin học, ngoại ngữ, các lớp học nghề phổ thông... Tạo mọi cơ hội học tập cho các đối tượng chính sách: Giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh tàn tật, học sinh con em dân tộc không thu học phí, được cấp vỡ, mượn sách, một số học sinh còn được cấp áo quần để các em tham gia học tập tốt. Hoạt động của Hội đồng Giáo dục khoa học, hằng năm đều có tổ chức đại hội Giáo dục Thị trấn, tập hợp được nhiều lực lượng trên địa bàn tham gia các hoạt động giáo dục. Đặc biệt Hội Phụ huynh học sinh, Hội Phụ Nữ và một số cơ quan đơn vị trên địa bàn đã phối hợp cùng nhà trường chăm lo giáo dục học sinh cá biệt, khen thưởng học sinh giỏi, hổ trợ trong các hoạt động giáo dục... Tổ chức Hội khuyến học trong trường học và phối hợp cùng địa phương hình thành và đi vào hoạt động của Hội khuyến học Thị trấn để giúp địa phương thực hiện tốt các hoạt động khuyến dạy, khuyến học. IV-BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG: Xác định quá trình xây dựng trường trung học đạt chuẩn quốc gia là quá trình tiến hành đồng thời các giải pháp để phấn đấu thực hiện năm tiêu chuẩn theo quyết định 27 của bộ GD-ĐT: Điều tất yêú là: Tổ chức Nhà trường không đảm bảo thì không thể xây dựng được đội ngũ, đội ngũ có giỏi đến đâu nhưng không có điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật, và thiết bị thì không đảm bảo được chất lượng và xem nhẹ công tác xã hội hóa giáo dục là ta sẽ thiếu đi lực lượng và môi trường giáo dục tốt. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay còn nhiều khó khăn, chúng ta không thể cùng một lúc thực hiện ồ ạt cả năm tiêu chuẩn trên, nên trong từng giai đoạn cụ thể ta nên chọn tiêu chuẩn nào là mục tiêu chính. Khi tiêu chuẩn đã chọn được xây dựng đạt đến yêu cầu nhất định thì nó trở thành điều kiện có tác dụng nâng cao các tiêu chuẩn khác. Như vậy các tiêu - 11 -Hoaìng Phuï Âæïc Træåìng THCS Lao Baío Kinh nghiãûm âáöu tæ vaì xáy dæûng træåìng Trung hoüc âaût chuáøn quäúc gia chuẩn của một trường chuẩn quốc gia có quan hệ biện chứng với nhau. Nhận thức được điều đó người cán bộ quản lý sẽ vững tin hơn, bởi vậy không nên thấy có quá nhiều khó khăn, quá nhiều vấn đề mà chùn bước. Cần chủ động đạt dần từng yêu cầu theo khả năng và sự cố gắng của mình. Không trông chờ khi đủ điều kiện mới đặt ra vấn đề xây dựng trường Trung học đạt chuẩn quốc gia. C- KẾT LUẬN: Xây dựng trường Trung học đạt chuẩn quốc gia theo quyết định số 27/2001/QĐ-BGD&ĐT là việc làm rất khó khăn đối với nhiều trường học. Trong những khó khăn đó thì khó khăn lớn nhất, khó thực hiện nhất là việc phấn đấu xây dựng các điều kiện theo đúng tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT. Bởi các tiêu chuẩn đó không những đòi hỏi đầy đủ mà còn yêu cầu cao, sữ dụng đạt hiệu quả... Trong tình hình các trường đang còn nhiều khó khăn, phấn đấu xây dựng để đạt được trường Trung học đạt chuẩn quốc gia là việc làm cần thiết. Đó là: - Trước hết cán bộ quản lý phải thấy được sự cần thiết phải xây dựng trường chuẩn quốc gia để có quyết tâm thực hiện. Tuyên truyền mọi người cùng ủng hộ và tham gia. - Có kế hoạch khoa học và tổ chức thực hiện kế hoạch đó thật tích cực, đảm bảo tính mục đích của kế hoạch. - Coi trọng công tác xây dựng các tổ chức Nhà trường; Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong Nhà trường. Đặc biệt có những giải pháp tối ưu để huy động các nguồn lực để xây dựng CSVC-KT, mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học, xây dựng thư viện, xây dựng cảnh quan môi trường...và tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. - Các tiêu chuẩn của một trường chuẩn quốc gia đều có mối quan hệ biện chứng - Có tác dụng tương hổ, thúc đẩy nhau phát triển. Bởi vậy mọi trường Trung học đều phải bắt tay ngay vào việc xây dựng trường chuẩn quốc gia, không phải đợi lúc có điều kiện mới bắt đầu xây dựng. Vấn đề là tùy theo khả năng, sự cố gắng và điều kiện của từng trường nên thời gian về đích khác nhau mà thôi. - Khi hoàn thành việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, không phải là lúc hoàn thnành nhiệm vụ; Nhu cầu càng ngày càng phát triển cao, quy mô học sinh ngày càng phát triển...phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục kể cả khi đã được công nhận. Đó chính là những kinh nghiệm, những giải pháp của trường THCS Lao Bảo đã tổ chức và thực hiện để đầu tư, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và đã có kết quả thiết thực. - 12 -Hoaìng Phuï Âæïc Træåìng THCS Lao Baío Kinh nghiãûm âáöu tæ vaì xáy dæûng træåìng Trung hoüc âaût chuáøn quäúc gia Bản thân tôi rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để chúng tôi quản lý Nhà trường ngày tiến bộ hơn. Hoàng Phú Đức - 13 -Hoaìng Phuï Âæïc Træåìng THCS Lao Baío Kinh nghiãûm âáöu tæ vaì xáy dæûng træåìng Trung hoüc âaût chuáøn quäúc gia CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO: Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm trên, các phần cơ sở lý luận và hướng dẫn nội dung bản thân tôi đã tham khảo các tài liệu sau: 1- Quyết định số 27/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 5-7-2001 của Bộ GD-ĐT về việc ban hành quy định các tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia. 2- Công văn số 10167/THPT ngày 18 tháng 11 năm 1997 của Bộ GD-ĐT về việc lấy ý kiến về tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia. 3- Công văn số 164/2002/THCS LAO BẢO của trường THCS Lao Bảo ngày 20 tháng 10 năm 2002 về việc báo cáo kết quả quá trình chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. 4- Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý Giáo dục năm 2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5- Khoa học quản lý Nhà trường phổ thông của tác giả Trần Kiểm - Nhà Xuất bản Đại Học Quốc gia Hà Nội - Xuất bản năm 2002. 6- Một số vấn đề cơ bản về giáo dục THCS của Bộ GD-ĐT, Nhà xuất bản Giáo dục năm 1998. 7- Các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2000-2001; 2001-2002; 20022003 và 2003-2004 của Ngành GD các cấp. 8- Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) về đổi mới sự nghiệp GD-ĐT của BCH TW Đảng. 9- Định hướng phát triển GD-ĐT giai đoạn 2001-2010 của Bộ GD-ĐT. 10- Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCH TW khoá IX về tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 2 khoá VIII, phương hướng phát triển GD-ĐT, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010. - 14 -Hoaìng Phuï Âæïc Træåìng THCS Lao Baío
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng