Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn-Kinh nghiệm rèn chữ đẹp cho học sinh tiểu học...

Tài liệu Skkn-Kinh nghiệm rèn chữ đẹp cho học sinh tiểu học

.PDF
19
2209
108

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP BIÊN HÒA Đơn vị : Trường Tiểu học Trịnh Hoài Đức Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Người thực hiện: NGUYỄN THỊ LỆ TUYỀN Giáo viên chủ nhiệm lớp ( môn): 2 / 5 Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Tập viết - Lĩnh vực khác: .......................................................  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2011 - 2012 SƠ LƯỢC LÍ LỊCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ LỆ TUYỀN 2. Ngày tháng năm sinh: 21 / 9 / 1972 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 314 / 18 khu phố 2, phường Thống Nhất, Biên Hòa - Đồng Nai 5. Điện thoại: (CQ)/…………………… (NR); ĐTDĐ: 0919 912678 6. Fax:……………………………….. Email:………………………………. 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trịnh Hoài Đức II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học - Năm nhận bằng: 2008 - Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy rèn chữ cho học sinh Số năm có kinh nghiệm: 19 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Năm học 2006 – 2007 : Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn tập viết lớp 2. + Năm học 2007 – 2008 : Rèn kĩ năng viết đẹp cho học sinh tiểu học. + Năm học 2008 – 2009 : Một vài kinh nghiệm khi dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2. + Năm học 2009 – 2010 : Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đẹp cho học sinh tiểu học. + Năm học : 2010 – 2011: Rèn đọc tốt cho học sinh lớp 2. I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Là một giáo viên tiểu học chắc hẳn ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết trong hoạt động giáo dục. Như ông cha ta đã có câu: “ Nét chữ nết người”. Nhận thấy việc rèn chữ cho học sinh rất là quan trọng nên tôi đã chọn đề tài : “Kinh nghiệm rèn chữ đẹp cho học sinh tiểu học. ». Đề tài này đã được tôi áp dụng trong nhiều năm, đó là: + Năm học 2006 – 2007 : Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn tập viết lớp 2. + Năm học 2007 – 2008 : Rèn kĩ năng viết đẹp cho học sinh tiểu học. + Năm học 2009 – 2010 : Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đẹp cho học sinh tiểu học. Sau mỗi năm vận dụng những biện pháp và kinh nghiệm để rèn chữ cho học sinh tôi đã rút được nhiều kinh nghiệm và qua mỗi năm tôi lại đưa thêm những đ mới vào để rèn chữ cho học sinh và thấy rất hiệu quả.Vậy đề tài này mới ở chỗ nào? Vận dụng hiệu quả như thế nào tôi xin trình bày như sau: II/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Người ta thường nói: Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Bởi vậy vấn đề rèn luyện chữ viết cho học sinh Tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp thiết . Ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc viết chữ dần dần trở thành thứ yếu. Tuy nhiên, đối với giáo viên, học sinh tiểu học thì việc viết chữ vẫn chiếm một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ tiểu học đặt nền móng cơ bản cho toàn bộ quá trình học tập, rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: tinh thần kỉ luật, tính cẩn thận và óc thẩm mĩ. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như với thầy và bạn đọc bài vở của mình...” Chính vì lí do đó năm 2002 Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định 31 về việc thay đổi mẫu chữ viết trong trường Tiểu học gồm có 4 kiểu chữ: +Kiểu chữ đứng nét đều. +Kiểu chữ nghiêng nét đều +Kiểu chữ đứng nét thanh nét đậm +Kiểu chữ nghiêng nét thanh nét đậm Trong đó 2 kiểu chữ nét thanh nét đậm được đặc biệt chú ý bởi khi viết kiểu chữ này là một nghệ thuật đỉnh cao.Tuy nhiên, sau mỗi lần thay đổi như vậy lại có những điều làm được và chưa làm được. Thực trạng chữ viết của học sinh hiện nay còn xấu và thiếu chính xác. Các em còn viết sai, viết quá chậm hay có những học sinh viết tốt, nhanh, làm tính giỏi nhưng viết quá xấu, trình bày không sạch sẽ, rõ ràng thì không thể trở thành một học sinh giỏi toàn diện được. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 1. Những điều kiện về cơ sở vật chất: - Ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế của học sinh: Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc viết chữ và sức khoẻ của học sinh. Hiện nay hầu hết các trường Tiểu học trong nội thành đều đảm bảo các yêu cầu cơ bản, nhất là đối với trường tôi – một trường đã có nhiều thành tích về phong trào rèn chữ , giữ vở hiện nay. Ánh sáng phòng học đảm bảo theo tiêu chuẩn học đường, có bảng chống loá, có dòng kẻ rõ ràng, bàn ghế đúng kích cỡ tiêu chuẩn đối với học sinh tiểu học. - Đồ dùng học tập của học sinh: Từ loại bút và mực thích hợp đến cách chọn vở, chọn bảng và phấn viết cũng được tôi lưu tâm đến. Hướng dẫn học sinh, phụ huynh tìm mua cho các em những quyển vở có đường kẻ tin đều, rõ ràng và khi viết không bị nhoè mực. Thực tế dạy viết hiện nay cho thấy sử dụng bảng con trong việc rèn chữ cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1 vẫn là tối ưu nhất. Có nhiều học sinh được bố mẹ mua cho bảng làm chất liệu mêca màu trắng, dùng bút dạ viết bảng. Dùng loại bảng và bút này có nhiều hạn chế: bảng trơn, học sinh viết không chủ động, mực ra đậm nhạt không đều, khi xoá dễ gây bẩn, mất vệ sinh. Hơn nữa, do bút to quá cỡ tay cầm bút của học sinh khiến các em khó điều khiển ngòi bút khi viết chữ. Cho nên trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đưa ra những quyển vở, bút chì, bút mực để phụ huynh tham khảo. Riêng bảng con thì tôi thống nhất toàn lớp để tránh tình trạng của em này thì có ô to, bảng của em kia thì có ô nhỏ sẽ gây khó khăn khi dạy Tập viết. - Cây bút là công cụ để tạo ra chữ viết.Để viết chữ đẹp thì cây bút cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Để có được cây bút phù hợp và sử dụng hiệu quả thì việc hướng dẫn lựa chọn và cách sử dụng là cần thiết. Theo kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy bộ môn Viết chữ đẹp ở Nhà thiếu nhi tỉnh Đồng Nai tôi nhận thấy học sinh sử dụng loại bút mài Thầy Ánh viết nét rất đẹp, nên đa số học sinh của tôi khi được rèn chữ đều sử dụng loại viết này và đã đạt nhiều giải cao trong các kì thi Viết chữ đẹp các cấp. - Sau khi tìm hiểu những điều kiện về cơ sở vật chất tôi có thể sử dụng một số phương pháp sau trong quá trình dạy học luyện chữ: 2. Những phương pháp sử dụng trong dạy luyện chữ thông qua các tiết học tập viết: a. Phương pháp kể chuyện nêu gương Khi dạy tập viết cho học sinh, điều quan trọng là phải gây được hứng thú, làm cho học sinh yêu thích rèn viết chữ đẹp từ đó các em say mê và quyết tâm rèn chữ cho đẹp. Giáo viên có thể nêu những gương sáng về rèn chữ viết,cần nêu ngay những gương người thật việc thật, ví dụ: Em A chữ viết đẹp nhất trường, các em hãy quan sát chữ viết của bạn và học tập. Giáo viên có thể phô tô các bài viết của học sinh đạt giải cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp quốc gia để làm mẫu cho các em,đồng thời động viên các em nếu cố gắng, kiên trì rèn luyện thì chữ viết của các em cũng đạt được như vậy thậm chí có thể đẹp hơn. Khi đã gây được hứng thú cho học sinh, lúc đó các em rất thích rèn viết chữ đẹp. Cô giáo lúc này sẽ cung cấp các bài tập để rèn kĩ năng viết. b. Phương pháp đàm thoại gợi mở Sử dụng trong giai đoạn đầu của tiết học để hướng dẫn học sinh phân tích nhận xét cấu tạo của chữ cái, độ cao, độ rộng con chữ, nét giống nhau và khác biệt giữa con chữ mới với con chữ đã học từ trước. Giáo viên đặt câu hỏi và định hướng cho học sinh trả lời. c. Phương pháp trực quan Trong luyện viết cho học sinh thì đồ dùng trực quan có tác dụng không nhỏ, nó hỗ trợ và là phương tiện giúp cho việc luyện viết của học sinh. Những đồ dùng này nhằm mục đích là giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng về chữ viết, có ý thức viết đúng mẫu và tạo không khí sôi nổi, phấn chấn trong quá trình dạy viết chữ theo hướng “Đổi mới phương pháp dạy học”. Đồ dùng trực quan có thể sử dụng trong quá trình dạy bài mới, luyện tập hoặc củng cố bài học. Sử dụng khi hình thành biểu tượng về chữ cho các em.Phương tiện trực quan là chữ mẫu: Chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng, chữ trong vở tập viết, hộp chữ mẫu, hoặc một bài viết đẹp, chữ của giáo viên khi sửa chấm bài... Chữ mẫu phải đúng quy định, rõ ràng và đẹp.Bảng mẫu chữ cần cố định thường xuyên để giáo viên có thể chủ động sử dụng khi cần thiết không chỉ trong giờ Tập viết mà ngay trong cả những môn học khác khi có học sinh viết chưa đúng mẫu chữ. Để việc rèn chữ được lồng vào trong tất cả các môn học hiệu quả, ở trường tôi các bảng đều được kẻ ô li để giáo viên dễ dàng trong việc rèn chữ cho các em. Cần đưa giáo cụ trực quan là chữ viết mẫu được in sẵn từng chữ cái, bảng chữ cái. Đây là việc làm để cung cấp cho học biểu tượng về chữ viết, chưa cung cấp được kĩ năng viết. Ngoài việc đưa chữ mẫu, chữ phóng to trên bảng thì quan trọng nhất vẫn là nét chữ giáo viên . Chữ giáo viên phải chuẩn, đúng mẫu, biết được học sinh viết đúng chỗ nào và sai chỗ nào, chỗ nào cần chỉnh sửa đó là điều quan trọng nhất. GV viết chưa đẹp, chưa đúng thì HS không thần tượng, đã không thần tượng thì các em chê liền. Khi dạy chữ viết giáo viên vừa viết, vừa phân tích từng nét của chữ cái hoặc từng kĩ thuật nối liền nét các con chữ trong một chữ.Việc viết mẫu của giáo viên còn có tác dụng tạo niềm tin cho học sinh, mặt khác học sinh cũng dễ tiếp thu hơn, tạo điều kiện cho việc rèn kĩ năng viết liền mạch, viết nhanh. Khi chấm bài, chữa bài, lời phê, chữ viết của giáo viên được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu. Vì vậy giáo viên cũng phải chú ý rèn chữ viết cho mình được đúng mẫu, rõ ràng, đều, đẹp. Ngoài ra khi dạy viết chữ giáo viên cũng chú ý đọc mẫu các chữ đó. Đọc đúng cũng góp phần quan trọng để đảm bảo viết đúng. Điều quan trọng nhất khi dạy viết chữ hoa vẫn là cho học sinh biết điểm đặt bút và điểm dừng bút để học sinh viết đúng quy trình viết chữ. Ví dụ: Hướng dẫn bài Tập viết “Chữ A hoa” Giáo viên treo chữ mẫu và giảng: Từ điểm đặt bút ở đường kẻ ngang thứ 3, viết nét móc ngược (trái) từ dưới lên, nghiêng về bên trái và lượn ở phía trên, dừng bút ở đường kẻ 6. Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải, dừng bút ở đường kẻ ngang 2, (vừa nói, giáo viên vừa di chuyển viên nam châm ở phía sau tờ bìa). Giáo viên giảng tiếp: Cô lia bút lên khoảng giữa của thân chữ (trên đường kẻ ngang thứ 3 một chút), viết nét lượn ngang mềm mại chia đôi con chữ. d.Phương pháp luyện tập thực hành Sử dụng để hình thành kĩ năng viết chữ cho học sinh.Đây là một phương pháp cực kì quan trọng. Chữ viết, tập viết chữ có tính chất thực hành. Phải thường xuyên nhắc nhở học sinh ở mọi lúc mọi nơi, không chỉ ở môn tập viết mà còn ở tất cả các môn khác, môn nào cũng cần chữ viết để ghi nội dung bài. Các bài tập cho học sinh luyện tập cần chú ý. Các chữ có nét giống nhau thì cùng xếp vào một nhóm để rèn. Rèn chữ với số lượng ít nhưng lặp lại nhiều lần với yêu cầu cao dần. Cho học sinh viết đi viết lại nhiều lần một bài để giáo viên dễ dàng nhận ra lỗi sai của học sinh đồng thời cũng dễ nhận xét sự tiến bộ của học sinh.Hướng dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp nên cao, tăng dần độ khó để học sinh dễ tiếp thu: viết đúng rồi viết nhanh viết đẹp. Việc luyện chữ phải được tiến hành một cách đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, phân môn tập viết cũng như các môn khác, môn học khác. Khi học sinh luyện tập viết chữ, giáo viên cần chú ý uốn nắn để các em cầm bút đúng và ngồi đúng tư thế. Nơi ngồi viết cần phải đảm bảo đủ ánh sáng, ghế ngồi viết phải phù hợp với chiều cao của học sinh *Các hình thức luyện tập: + Tập viết chữ trên bảng lớp: Khi kiểm tra bài cũ, hoặc sau bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp. + Tập viết chữ vào bảng con của học sinh: Trước khi tập viết giáo viên cần chú ý nhắc nhở học sinh lau bảng từ trên xuống, cách sử dụng và bảo quản phấn, cách lau tay sau khi viết. Khi viết xong giơ bảng lên để kiểm tra theo lệnh của giáo viên. Cần chú ý giữ trật tự trong lớp khi dùng hình thức này và nên tận dụng hai mặt bảng. + Luyện tập trong vở tập viết: Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng của từng bài viết. Trước khi học sinh viết giáo viên cần nhắc nhở một lần nữa về tư thế ngồi viết cách cầm bút và để vở. + Luyện tập viết chữ khi học các môn học khác: Giáo viên phải có những yêu cầu về chữ viết của học sinh khi học những môn học khác. Coi chữ viết là một trong những tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá tất cả các môn học. e. Phương pháp chia nhóm (Phần hướng dẫn này tôi sử dụng khi dạy rèn chữ cho đội năng khiếu viết chữ đẹp của trường cùng với học sinh có nhu cầu viết chữ đẹp) Căn cứ vào đặc điểm của từng chữ cái, căn cứ vào các nét đồng dạng giữa các chữ cái trong bảng chữ cái, căn cứ vào kích thước quy trình viết các chữ cái. Chúng ta có thể chia nhóm chữ như sau: * Chữ thường có thể chia làm 3 nhóm. - Nhóm 1 : i, u, ư, t, p, y, n, m, v, r, s - Nhóm 2 : l, b, h, k - Nhóm 3 : o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, e, ê, x Cần chú ý khi dạy các chữ thường là phân tích kĩ chữ đầu tiên của nhóm. Dựa vào nét chữ đồng dạng với đầu nhóm, giáo viên cho học sinh tự rèn các chữ còn lại chú ý nhắc học sinh rèn kĩ các nét cơ bản. * Chữ hoa. Dựa và các nét chữ đồng dạng ta chia chữ cái viết hoa thành các nhóm như sau: - Nhóm 1 gồm các chữ: A, Ă, Â, M, N - Nhóm 2 gồm các chữ: P, R, B, D, Đ - Nhóm 3 gồm các chữ: C, E, Ê, G, L, S, T - Nhóm 4 gồm các chữ: I, K, H, V - Nhóm 5 gồm các chữ: O, Ô, Ơ, Q, Q - Nhóm 6 gồm các chữ: U, Ư, X, Y -Việc chia nhóm như vậy sẽ giúp học sinh so sánh được cách viết các chữ, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau. Từ đó, học sinh nắm chắc được cách viết và các em sẽ viết được chuẩn hơn, đẹp hơn. Vì vậy, tôi cũng cho các em luyện thêm cách viết theo nhóm trong các tiết hướng dẫn học ôn tập. - Để phục vụ tốt cho việc dạy bằng phương pháp chia nhóm tôi có một đĩa Flash về cấu tạo các loại chữ hoa do trung tâm Ánh Dương tặng, nhằm cho học sinh thấy được cấu tạo các con chữ, điểm đặt bút, dừng bút cũng như quy trình viết chữ hoa một cách rõ nét hơn. Khi dạy và minh họa bằng đĩa này tôi nhận thấy tiết học rất sinh động, gây được chú ý và hứng thú học tập cho học sinh khi học môn tập viết và các em viết chữ hoa cũng đúng mẫu hơn. Đưa Flash vào dạy tập viết chính là điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm của tôi so với các sáng kiến kinh nghiệm của những năm trước mà tôi tham gia dự thi. 3. Tư thế ngồi và cách cầm bút: Để giúp các em viết được những nét chữ đúng mẫu, đẹp tôi đã hướng dẫn cả lớp tư thế ngồi viết: ngồi tư thế ngay ngắn, lưng thẳng, không được tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách trang giấy khoảng 25 – 30 cm”. Tư thế ngồi viết không nay ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết. Ngồi nghiêng vẹo sẽ kéo theo chữ viết không thẳng, bị lệch dòng. Không những thế còn có hại cho sức khoẻ: sẽ bị cận nếu chúi sát vở, vẹo cột sống, gù lưng... nếu ngồi viết không ngay ngắn. Trước mỗi giờ viết bài, đặc biệt là giờ học Tập viết tôi thường yêu cầu các em nhắc lại tư thế ngồi viết câu hỏi: “Muốn viết đẹp con phải ngồi thế nào?”. Dần dần, các em sẽ có thói quen ngồi đúng tư thế. TƯ THẾ NGỒI HỌC ĐÚNG TƯ THẾ NGỒI HỌC SAI Một việc cũng hết sức quan trọng giúp cho việc viết chữ đẹp là cách cầm bút và cách đặt vở trên bàn. Điều này các em được tôi hướng dẫn kĩ càng: “Khi viết, các con cần cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón giữa phía bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào đầu đốt giữa ngón tay giữa, cán bút nghiêng về bên phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại.”Tôi cũng lưu ý các em cầm bút vừa phải. Vì nếu cầm bút sát ngòi, quá xa ngòi hoặc ngón giữa đặt vị trí giống ngón trỏ ( như hình minh họa ) thì việc điều khiển bút khi viết sẽ khó khăn, làm cho chữ xấu mà mực dễ bị giây ra tay, ra vở. Còn vở viết khi viết bài, tôi cũng luôn nhắc học sinh cách đặt vở sao cho cạnh dưới quyển vở hơi nghiêng so với cạnh bàn. Những yếu tố tưởng chừng không quan trọng nhưng thực chất đã góp phần tích cực vào việc rèn chữ cho học sinh. CÁCH CẦM BÚT ĐÚNG  CẦM BÚT SAI 4. Rèn kĩ năng viết cho học sinh: Trong quá trình dạy Tập viết và trong cách hướng dẫn học, tôi sẽ củng cố, nhắc lại và khắc sâu cho các em nhớ lại cách viết từ những ngày đầu các em cầm bút ở lớp 1. a) Trước tiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhớ các đường kẻ trong bảng con và trong vở Tập viết. Việc này cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy viết chữ. 6 5 4 3 2 1 * Bảng con: 1. Đường kẻ ngang 1 4. Đường kẻ ngang 4 2. Đường kẻ ngang 2 5. Đường kẻ ngang 5 3. Đường kẻ ngang 3 6. Đường kẻ ngang 6 Có những chữ cái cao một đơn vị được xác định bằng đường kẻ 2 và đường kẻ 1: a, o, c... Có những chữ cái cao 2 đơn vị rưỡi được xác định bằng đường kẻ ngang 1, đường kẻ ngang 2 và đường kẻ ngang 3: b, g, h... * Vở Tập viết (vở in và vở ô li): Vở tập viết của các em đã có sẵn đường kẻ, giáo viên cần hướng dẫn để các em nắm được một số quy ước về cách gọi. b) Giúp học sinh củng cố, nhớ lại và nắm chắc các nét cơ bản: -Từ những nét cơ bản này, các chữ cái sẽ được tạo thành. Với một số kinh nghiệm bản thân cùng với sự trao đổi, học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy: nếu học sinh viết các nét cơ bản không đúng, không đẹp thì việc viết xấu, viết sai là điều không tránh khỏi. Vì vậy tôi sẽ củng cố lại cho các em cách viết các nét cơ bản. Chú ý điểm đặt bút, dừng bút. Chẳng hạn với nét khuyết xuôi, nét khuyết ngược, học sinh không rèn viết ngay từ đầu thì dễ viết lệch, xấu sẽ dẫn đến những chữ được tạo bởi 2 nét đó như: h, k, g, y... cũng không được đẹp và đây cũng là 2 nét khó mà học sinh thường lúng túng khi viết. Chú ý: nét khuyết phải tròn, thon đều, không to quá, cũng không nhỏ quá hoặc không bị vuông đầu và đặc biệt điểm gặp nhau của hai nét phải ở đường kẻ 2 từ dưới lên (với nét khuyết xuôi), đường kẻ 1 (với nét khuyết ngược). Không chỉ vậy, muốn học sinh viết đẹp thì với những chữ khó viết, tôi thường cho các em luyện viết lên bảng nhiều, đến khi nào học sinh viết tương đối đồng đều thì lúc đó mới viết vào vở. Những học sinh nào viết bảng xấu, chậm, tôi thường xuống tận nơi cầm tay uốn nắn các em viết đúng. c) Hướng dẫn viết nối nét: Khi học sinh đã viết các con chữ đúng mẫu, thì việc hướng dẫn nối chữ cũng rất quan trọng. Học sinh biết cách nối chữ thì bài viết mới rõ ràng đều và đẹp được hơn nữa mới đảm bảo được tốc độ viết ở những lớp trên. Tôi hướng dẫn kĩ học sinh cách điều tiết điểm dừng bút của chữ đứng trước sao cho hợp lý. Ví dụ chữ “uê”. Cần điều tiết điểm bắt đầu của chữ ê đi sau thấp xuống một chút và kéo dài, nét kết thúc của chữ cái đứng trước lên cao một chút.Viết sát quá hoặc xa quá đều không đẹp. - Tầm quan trọng của viết dấu thanh: Dấu thanh không được viết to quá, bé quá và phải viết đúng vị trí. Thực tế trong những năm dạy Tiếng Việt lớp 2 tôi thấy học sinh thường mắc tình trạng các dấu thanh viết cao quá, ảnh hưởng lớn đến chất lượng chữ viết. Tôi luôn nhắc học sinh dấu viết vừa phải và gần chữ nhưng không được dính vào chữ. Và đặc biệt lưu tâm đến những em hay viết dấu sai vị trí thường gọi lên bảng viết nhiều lần để các bạn nhận xét. * Với học sinh tiểu học, nhất là học sinh đầu cấp, thường hiếu động, thiếu kiên trì nên nhiều em không tự giác khi viết bài. Các em muốn viết thật nhanh chóng cho hết bài để chơi. Để khắc phục điều này, tôi có quy định với học sinh: viết từng dòng theo hiệu lệnh của cô. Nhờ vậy, tránh được tình trạng viết nhanh, viết ẩu trong quá trình viết của học sinh. Đặc biệt, với những em viết đẹp, có nhiều cố gắng thì tôi sẽ cho điểm động viên, tuyên dương trước lớp để các em khác nhìn vào noi theo. * Với học sinh, việc củng cố bài của giáo viên cũng góp phần rất quan trọng để tạo hứng thú cho học sinh, Giáo viên có thể tiến hành theo cách sau để thu hút học sinh đến với các giờ Tập viết tiếp theo. - Cho học sinh nhận xét bài viết của bạn và bài viết của chính mình để các em nhận ra những điểm được và chưa được để sửa chữa, ngåi xen kÏ häc sinh viÕt ®Ñp ngåi c¹nh häc sinh viÕt ch­a ®Ñp ®Ó c¸c em b¾t ch­íc b¹n, thi viÕt ®Ñp gièng b¹n. - Cho học sinh luyện viết lại những chữ chưa đạt yêu cầu. - Tổ chức một số trò chơi để tránh căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh: Thi viết chữ đẹp, Thi viết nhanh... - Sau khi học sinh viết xong bài, giáo viên cần chấm điểm ngay một số vở, sửa lỗi sai cho học sinh, tuyên dương những bài viết tốt. - B¶ng ch÷ mÉu lu«n ®Ó tr­íc mÆt ®Ó häc sinh lóc nµo còng nh×n thÊy ch÷ mÉu vµ viÕt theo. - Trong tất cả các môn học giáo viên không nên cho bài để học sinh tự làm mà phải xuống từng bàn, từng em quan sát nhắc nhở những em viết ẩu, chưa đúng mẫu, chỉ ra lỗi sai của học sinh và chỉ cho học sinh cách sửa sai kịp thời. Bên cạnh đó cũng nên thường xuyên tuyên dương những em viết đẹp, có tiến bộ về chữ viết và cả tinh thần học tập. Ngay ở lớp tôi những em tiến bộ được nêu gương trước lớp, được ghi tên trên bảng tuyên dương hàng tuần.Hàng tháng thưởng cho các em một món quà nhỏ như viết chì, thước kẻ, cục gôm hoặc một quyển nháp nho nhỏ hoặc có khi chỉ vài viên kẹo thôi cũng làm cho các em rất thích thú. Nhờ vậy số lượng những em có chữ viết tiến bộ cũng được nâng lên rõ rệt. - Với những em chưa có ý thức rèn chữ, chữ viết ẩu thì ngoài việc kèm thêm ở lớp, tôi còn trực tiếp gặp gỡ phụ huynh của em đó trao đổi và cùng ra hướng giải quyết hay thống nhất cách dạy nhằm giúp học sinh tiến bộ hơn. - Với việc làm này cùng với sự chỉ bảo của giáo viên ở trên lớp mà những em viết xấu, viết ẩu ở lớp tôi hiện nay cũng tiến bộ nhiều. 5. Kinh nghiệm rèn chữ cho học sinh thi Viết chữ đẹp: 1/ Giáo viên chưa quyết định được kết quả mà phải do chính bản thân học sinh ấy phải có hội đủ các điều kiện sau: có lòng ham mê viết chữ đẹp, kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và tiếp thu nhanh. 2/ Giáo viên phải biết nắm bắt được nhân tố là điều quan trọng nhất. Ngoài ra phải biết nhìn được nét chữ nào của học sinh viết sai và chỉ cho học sinh cách sửa. 3/ Giáo viên phải thuộc cách viết các con chữ nhất là chữ hoa theo quy định. Nắm được cách đặt bút, dừng bút để hướng học sinh viết theo quy trình viết chữ và kĩ thuật nối nét , khoảng cách, độ rộng, độ cao của các con chữ. 4/ Lên kế hoạch rèn chữ từ hè sau khi tìm được nhân tố. Đến đầu năm tiếp tục rèn vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần và các buổi tối trong tuần. Dạy rèn chữ ngoài môn tập viết còn lồng vào tất cả các môn học khác trong lớp. Học sinh có khả năng đi thi viết chữ đẹp giáo viên xếp ngồi trên bàn giáo viên để có thể trực tiếp hướng dẫn các em giữ bộ vở để dự thi. 5/ Dạy chữ hoa theo phương pháp chia nhóm đã nêu ở trên để học sinh dễ thuộc cấu tạo các con chữ hơn. 6/ Sau khi chọn lựa vở, tiến hành pha từng lọ mực cho học sinh để màu mực đẹp hơn mực bình thường và làm cho nét chữ sáng hơn và nổi bật hơn. 7/ Thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi và đưa những mẫu chữ hoa cách điệu, sáng tạo để rèn cho học sinh, pha từng lọ mực với màu đẹp, bắt mắt giúp các em hứng thú trong việc rèn chữ vì thế số lượng các em thích rèn chữ, chữ tiến bộ ngày càng nhiều hơn. Đây là những mẫu chữ sáng tạo tham khảo: 8/ Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài viết theo các thể loại thơ, văn sao cho cân đối trên trang giấy như sau: + Đối với đoạn văn xuôi các em phải biết trình bày lùi vào 1 hoặc 2 ô và viết hoa. Cần lưu ý viết hoa ở tên riêng và sau dấu chấm câu. + Đối với thể thơ lục bát hướng dẫn cho học sinh trình bày như sau: Trên vở Câu 6 chữ lùi 2 ô, 8 chữ lùi 1 ô. Nếu viết trên giấy A4 thì câu 6 chữ lùi 3 hoặc 4 ô, 8 chữ lùi 2 ô sao cho bài viết nằm cân đối giữa trang giấy. + Đối với thể thơ 4 hoặc 5 chữ hướng dẫn cho học sinh trình bày như sau: - Câu 4 chữ lùi 4 ô, 5 chữ lùi 3 ô. Nếu viết trên giấy A4 thì câu 4 chữ lùi 5 ô, 5 chữ lùi 3 hoặc 4 ô tùy theo số lượng chữ trong bài viết nhiều hay ít, sao cho bài viết nằm cân đối giữa trang giấy. - Cần nắm số lượng dòng thơ để chia thành khổ thơ hợp lí. 9/ Cần chú ý đến trình bày vở môn Toán. Nếu các em được hướng dẫn kĩ từ đầu năm thì lên những lớp trên các em sẽ có nền trong việc trình bày vở đối với tất cả các môn. 10/ Cuối cùng bản thân giáo viên phải thật sự chịu khó,yêu nghề, yêu thích công việc rèn chữ thì mới đạt hiệu quả cao trong công cuộc trồng người. III.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Do nắm được vai trò quan trọng của môn Tập viết nên những việc làm trên đã được tôi tiến hành một cách thường xuyên.Lớp 2/10 của tôi được rèn theo những kinh nghiệm nêu trên, năm học qua cũng có tiến bộ rõ rệt: Nếu so với đầu năm, nhiều em còn viết ẩu, viết xấu, thậm chí còn lệch dòng kẻ, sai cỡ chữ, chưa có ý thức giữ gìn tập vở. Dựa theo tiêu chí đánh giá xếp loại của các kì thi Viết chữ đẹp cấp Thành phố, học sinh lớp 2/10 của tôi được xếp loại khảo sát đầu năm dựa vào tiêu chí đánh giá như sau: NỘI DUNG CÁC CHUẨN ĐIỂM 1. Số lượng bài vở đảm bảo đủ theo qui định. Nội dung ( 6,5 điểm ) Hình thức ( 3,5 điểm ) Xếp loại 0,5 điểm 2. Chữ viết: các con chữ, câu đoạn bài: + Rõ về nét ( không bị mất nét ), các nét chữ hài hoà. + Chữ viết liền mạch, chân phương. 1 điểm 1 điểm + Khoảng cách giữa các con chữ đều. 1 điểm + Độ cao, thế chữ cân đối. 1 điểm 3. Chính tả: Trong tất cả các vở, nội dung bài học, bài làm đều ít sai lỗi chính tả. 1. Trình bày các bài học, bài làm mẫu mực, cân đối khoa học ( cách ghi ngày, tháng, năm, môn học, ... ) 2. Sử dụng đồ dùng học tập hợp lí: màu mực, dùng thước kẻ, không dùng bút xoá, bút chì. 3. Bảo quản vở tốt và sạch sẽ: + Có bìa và nhãn vở rõ ràng, sạch đẹp. + Các mép vở không bị quăn, bài viết không bị bôi xoá. Cộng A : 8 – 10 điểm B : 5 – 7 điểm C : điểm dưới 5 2 điểm 1 điểm 1 điểm 0,5 điểm 1điểm 10 điểm Kết quả xếp loại Vở sạch chữ đẹp đầu năm của lớp 2/10 như sau: Tổng số Học sinh A Tỉ lệ B Tỉ lệ C Tỉ lệ 66 em 12 em 18.2% 48 em 72.7% 6 em 9.1% - Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này để rèn chữ cho các em thì kết quả tiến bộ rõ rệt: chữ viết của học sinh lớp tôi tương đối đều hơn, bài viết sạch đẹp hơn, số lượng học sinh có ý thức giữ gìn tập vở tăng lên rõ rệt.Tốc độ viết của các em đã nhanh hơn, tỉ lệ viết đúng, viết đẹp của học sinh cũng nâng lên. Một số em thời gian đầu còn bị điểm thấp nhưng giờ đã được điểm 7 – 8 môn học này. - Chữ viết của các em tương đối đều, thẳng hàng, tương đối đúng mẫu chữ quy định và đạt được tốc độ yêu cầu đối với học sinh lớp 2 theo từng giai đoạn. - Vở viết của học sinh sạch và đẹp, không nhàu nát, bài viết cẩn thận. Kết quả xếp loại Vở sạch chữ đẹp cuối năm của lớp 2/10 như sau: Tổng số Học sinh A Tỉ lệ B Tỉ lệ 66 em 38 em 57.6% 28 em 42.4% C 0 em Tỉ lệ -Trường có 4 em gởi bài ra Trung tâm Viết chữ đẹp Ánh Dương ở Hà Nội để dự thi, nhưng chỉ có 1 đạt giải Nhất là em VŨ TƯỜNG VY học lớp 2/10 do tôi chủ nhiệm. Em đã được trung tâm gởi quà về trường và đăng bài viết lên trang web của trung tâm. Một số bài viết minh họa chữ viết tiến bộ của học sinh lớp 2/10 Chữ viết của em Vũ Tường Vy Chữ viết của em Lê Anh Thi Chữ viết của em Lưu Nguyễn Khánh Linh + Xuaát phaùt töø nhöõng muïc tieâu vaø bieän phaùp nêu treân, trong nhiều naêm qua được ban giám hiệu phân công tôi bồi dưỡng cho học sinh viết chữ đẹp ở các khối lớp, baûn thaân toâi ñaõ coá gaéng reøn cho đội hoïc sinh lớp 1,2,3,4,5 thi vieát chữ ñeïp vaø keát quaû ñaït ñöôïc nhö sau : NĂM HỌC 2005 – 2006 - Thi Viết chữ đẹp cấp Thành phố đạt 1 giải Nhì khối Hai, 1 giải Nhất khối Ba, 1 giải Nhất Khối Bốn. - Thi Viết chữ đẹp cấp Tỉnh đạt 1 giải Nhất khối Ba, 1 giải Quốc gia.( Em Trương Trúc Thanh) NĂM HỌC 2006 – 2007 -Thi Viết chữ đẹp cấp Thành phố đạt 1 giải nhất , 3 giaûi nhì vaø 1 giaûi ba NĂM HỌC 2007 – 2008 - Thi Viết chữ đẹp cấp thành phố đạt 1giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba, 1 khuyến khích. - Thi Viết chữ đẹp cấp Tỉnh đạt 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba. NĂM HỌC 2008 - 2009 Lớp Lớp Một Lớp Hai Lớp Ba Lớp Bốn Lớp Năm Giải Nhất Giải Nhì 1 em 1 em Giải Ba 1 em 1 em 1 em Giải Khuyến khích 1 em 1 em NĂM HỌC 2009 - 2010  Thi viết chữ đẹp cấp Tỉnh :  Lớp Giải Nhất Giải Nhì Lớp Một 1 em Lớp Hai 1 em Lớp Ba 1 em Lớp Bốn Lớp Năm Giải Ba Giải Khuyến khích 1 em 1 em NĂM HỌC 2010 - 2011  Thi viết chữ đẹp cấp Thành phố :  Lớp Giải Nhất Giải Nhì Giải Ba Lớp Một 1 em Lớp Hai 1 em 1 em Lớp Ba 1 em Lớp Bốn 1 em Lớp Năm 1 em Giải Khuyến khích 1 em NĂM HỌC 2011 – 2012  Thi viết chữ đẹp cấp Thành phố : Lớp Lớp Một Lớp Hai Lớp Ba Lớp Năm Giải Nhất 1 em 1 em 1 em Giải Nhì Giải Ba 1 em 1 em Giải Khuyến khích 1 em 1 em IV. ĐỀ XUẤT - KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG : 1. Khuyến nghị khả năng áp dụng: - Đề tài mà tôi đưa ra đã được áp dụng nhiều năm và đem lại hiệu quả cao trong việc rèn chữ, giữ vở cho học sinh tiểu học và nhất là trong các kì thi viết chữ đẹp do ngành giáo dục tổ chức.Mỗi năm áp dụng đã đúc kết cho mình nhiều kinh nghiệm để có hướng điều chỉnh ở những năm học sau. Theo tôi mỗi giáo viên khi muốn bắt tay vào việc dạy rèn chữ cần rút cho mình bài học kinh nghiệm sau: +Đối với mỗi giáo viên đòi hỏi đầu tiên theo tôi đó là sự tận tâm, nhiệt tình, yêu thương con trẻ. Trong mỗi giờ dạy, người giáo viên phải tạo được sự say mê cho bản thân mình cũng như hứng thú cho học sinh. +Thường xuyên rèn luyện để có chữ viết mẫu chuẩn và đẹp (vì tư duy của trẻ chủ yếu là trực quan và rất thích bắt chước theo cô giáo). +Chuẩn bị đồ dùng dạy học chữ mẫu trong mỗi tiết dạy. +Luôn tạo hứng thú cho các em trong các giờ học, sưu tầm chữ mẫu đẹp để phục vụ bài học. +Tuyên dương khen thưởng kịp thời những em có nhiều cố gắng, có tiến bộ trong việc rèn chữ giữ vở. 2.Đề xuất ý kiến: + Để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, tôi xin có một vài đề xuất sau: - Nên trang bị cho mỗi giáo viên bộ chữ hoa mẫu theo kiểu lật từng trang hiện ra từng nét chữ để giúp học sinh có hình ảnh cụ thể, sinh động về chữ mẫu cần viết. - Thường xuyên tổ chức các cuộc thi “Viết chữ đẹp” cho học sinh và giáo viên. -Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, các trường có phong trào “Vở sạch – Chữ đẹp” tiêu biểu. Trên đây là một vài ý kiến tôi mạnh dạn đưa ra, cũng ít nhiều không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong có sự bổ sung, góp ý kiến của Ban giám hiệu và các đồng nghiệp trong khối, trong trường. 3.Kết luận: Trên đây là một số suy nghĩ và những biện pháp mà tôi đã áp dụng trong việc rèn chữ cho học sinh lớp 2.Tôi tin rằng, nếu mỗi giáo viên luôn có ý thức rèn luyện và tận tâm dạy bảo thì chắc chắn không những các em học sinh khối hai mà học sinh ở các khối lớp khác sẽ có những bài viết đẹp, sạch sẽ. Sau này, các em sẽ trở thành những con người có tính cẩn thận, kiên trì, làm việc có khoa học, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.Tôi xin chân thành cảm ơn! V. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Chữ viết và dạy chữ viết ở tiểu học – PGS . TS . LÊ A – Năm 2002. NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Lệ Tuyền PHÒNG GD&ĐT TP BIÊN HÒA TRƯỜNG TIỂU HỌC TRỊNH HOÀI ĐỨC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Biên Hòa, , ngày 30 tháng 9 năm 2011 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2011 - 2012 BM04-NXĐGSKKN ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ LỆ TUYỀN Chức vụ: Giáo viên dạy lớp Đơn vị: Trường Tiểu học Trịnh Hoài Đức Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Tập viết - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ....................................................... Trong Ngành  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)  - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá  Đạt  Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. [ XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)  Lưu ý: - Sáng kiến kinh nghiệm soạn thảo trên máy vi tính và được in thành 3 bộ, mỗi bộ có độ dài từ 4 đến 8 trang giấy A4; quy định canh lề: Trên 2,0 cm, dưới 1,5 cm, phải 3,0 cm, trái 1,5 cm; với cỡ chữ 14, kiểu Times New Romans, mã Unicode và chép trên đĩa CD. - Tất cả biểu mẫu đóng thành tập theo thứ tự: Bìa (BM01-Bia SKKK), Lý lịch SKKN (BM02-LLKHSKKN), Thuyết minh đề tài (BM03-TMSKKN), Phiếu nhận xét, đánh giá của đơn vị (BM04-NXĐGSKKN). - Các sản phẩm gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm như đĩa CD (không nhận đĩa mềm), phim ảnh đóng gói trong 01 phong bì bên ngoài có dán nhãn theo mẫu (BM 01-Bia SKKN), các mô hình gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm phải được đóng thùng bên ngoài có dán nhãn theo mẫu (BM 01-Bia SKKN). - Đối với giáo viên tham gia Hội giảng cấp thành có thêm phiếu đánh giá SKKN/ Đề tài kinh nghiệm ( Phiếu tổng hợp).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan