Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện ...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện

.DOC
12
1058
131

Mô tả:

1 Nguyễn Văn Bảy - Phòng GD-ĐT Đức Phổ MỤC LỤC Nội dung CHƯƠNG I 1. Lời mở đầu: 2. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu: 3. Nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn của đề tài: CHƯƠNG II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận : 2. Cơ sở thực tiễn : 2.1. Thực trạng : 2.1.1. Đặc điểm tình hình chung : 2.1.2 Thuận lợi: 2. 1.3.Những tồn tại hạn chế, yếu kém 2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 2.3. Chỉ tiêu về trường đạt chuẩn Quốc gia của huyện Đức Phổ đến cuối năm 2015: 3. Các giải pháp thực hiện 3.1. Công tác nâng cao nhận thức : 3.2. Công tác tham mưu: 3.3. Công tác chỉ đạo thực hiện: CHƯƠNG III : KẾT LUẬN 1. Kết quả thực hiện: 2. Định hướng của năm 2015: 3. Một số kinh nghiệm trong triển khai: Kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đức Phổ Trang 2 2 3 3 3 4 4 5 5 5 6 6 9 9 9 2 Nguyễn Văn Bảy - Phòng GD-ĐT Đức Phổ CHƯƠNG I 1. Lời mở đầu: Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là một yêu cầu hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để huy động nhiều nguồn lực của toàn xã hội tham gia thực hiện. Nhận thức được công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là giải pháp có tính chiến lược để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nên thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Đức Phổ nói riêng luôn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH của địa phương. Bên cạnh đó, hầu hết nhân dân, phụ huynh học sinh thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng trường học theo chuẩn quốc gia nên đều đồng lòng, sẵn sàng ủng hộ, cộng tác với ngành giáo dục và các nhà trường trong việc xây dựng các tiêu chí của trường chuẩn. Đó chính là những điều kiện thuận lợi, quyết định đến kết quả xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện. Trên cơ sở những điều kiện thuận lợi nói trên, thời gian qua, ngành giáo dục đã quán triệt sâu sắc nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn tới các đơn vị trường học. Theo đó, nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn đều được cụ thể trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp quản lý giáo dục và các nhà trường, gắn với việc đánh giá năng lực quản lý của người đứng đầu và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của mỗi nhà trường trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường theo chuẩn quốc gia. Vì thế phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của huyện Đức Phổ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. 2. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu: 2.1. Mục đích của việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia là nhằm tạo môi trường học tập thân thiện, không chỉ phục vụ cho hoạt động dạy - học thật tốt mà còn tạo điều kiện thuân lợi cho việc tiến hành các hoạt động giáo dục khác của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đây là một chủ trương lớn nhằm đáp ứng với xu thế phát triển của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập của Đảng và Nhà nước và phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Nhiệm vụ này đã được đưa vào chỉ tiêu Nghị quyết của Ban Chấp hành huyện và tỉnh Đảng bộ. 2.2.Vì vậy, tập trung các nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn Kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đức Phổ Nguyễn Văn Bảy - Phòng GD-ĐT Đức Phổ 3 diện là việc làm cần thiết vừa có tính cấp bách, và có tính lâu dài. Vì thế bản thân tập trung nghiên cứu để tìm ra các giải pháp góp phần vào việc hoàn thành các chỉ tiêu mà ngành và Nghị quyết của huyện Đảng bộ đã đề ra. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn của đề tài: 1. Dựa trên các văn bản hướng dẫn về xây dựng trường đạt chuẩn của Bộ GD&ĐT cho các bậc học cùng các văn bản của Sở GD&ĐT cũng như các chỉ tiêu Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện về xây dựng trường đạt chuẩn quốc trong nhiệm kỳ 2010-2015. Trên cơ sở đối chiếu thực trạng của các trường trên địa bàn huyện với các tiêu chí được ban hành để xây dựng kế hoạch, tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện một cách có hiệu quả. 2. Đúc kết kinh nghiệm để chỉ đạo thực hiện tốt hơn cho những năm sau. CHƯƠNG II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận : - Căn cứ Quyết định số : 36/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng BGD&ĐT ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;(Nay là Thông tư 02/2014/TT-BGD ĐT, ban hành ngaỳ 08/02/2014) - Căn cứ Thông tư số: 59/2012/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia( Trước đây là QĐ 32/2005/QĐ-BGD ĐT); - Căn cứ Thông tư số: 47/2012/TT-BGDĐT, ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia; - Căn cứ Nghị quyết của BCH huyện Đảng bộ Đức Phổ lần thứ XIX về chỉ tiêu trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện; 2. Cơ sở thực tiễn : 2.1. Thực trạng : 2.1.1. Đặc điểm tình hình chung : Đức Phổ là huyện phía nam của tỉnh Quảng Ngãi. Toàn huyện có 15 xã, thị trấn; trong đó có 6 xã ven biển và 2 xã miền núi. Địa hình Đức Phổ không thuần nhất. Địa bàn có nhiều vùng trũng, thường bị chia cắt khi có lũ lụt xảy ra. Phần lớn người dân sống bằng nghề nông, đi biển, đi làm ăn xa; thu nhập của đại đa số nhân dân còn thấp. Nhân dân Đức Phổ có truyền Kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đức Phổ Nguyễn Văn Bảy - Phòng GD-ĐT Đức Phổ 4 thống cách mạng, truyền thống hiếu học, có nhiều HS học khá giỏi; bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận yếu kém. Toàn huyện có 51 trường, trong đó có 15 trường mầm non, 21 trường tiểu học và 15 trường THCS. 2.1.2 Thuận lợi: -Quy mô giáo dục và mạng lưới trường, lớp được củng cố, mở rộng, phát triển cơ bản phù hợp với điều kiện kinh tế -xã hội của địa phương. -Kết quả phổ cập được duy trì, củng cố ngày một vững chắc; cơ sở vật chất trang thiết bị không ngừng được tăng cường, cảnh quan sư phạm các trường từng bước được thay đổi theo hướng khang trang, sạch đẹp; hiệu quả đào tạo tiếp tục được củng cố và giữ vững. Nề nếp quản lý, công tác xã hội hóa giáo dục được coi trọng và đạt những kết quả nhất định. -Ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương đầu tư cho giáo dục liên tục tăng hàng năm ; các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, từ sự đóng góp của nhân dân, từ các chương trình mục tiêu quốc gia đã được sử dụng đúng mục đích và phát huy được hiệu quả. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên đã tích cực tham gia học chuẩn hóa và nâng chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; đội ngũ nhà giáo yêu nghề, mến trẻ, phát huy trách nhiệm nghề nghiệp, tích cực tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học và quản lí. - Việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục ở các cấp học thực hiện một cách nghiêm túc. - Công tác kiểm tra, thi, đã đi vào thực chất, cùng với việc tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục đã góp phần phát huy trách nhiệm của đội ngũ và nâng cao chất lượng giáo dục. - Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vượt chỉ tiêu đề ra. 2. 1.3.Những tồn tại hạn chế, yếu kém - Trường mầm non và tiểu học còn quá nhiều điểm lẻ. Phần lớn các xã đều có từ 7 điểm trường trở lên, một số thôn có đến 3 điểm trường nên gây khó khăn trong công tác quản lý của trường và Phòng Giáo dục; tỉ lệ học sinh bỏ học ở THCS và tuy có giảm song vẫn chưa khắc phục được một cách triệt để, tình trạng bạo lực học đường vẫn còn xảy ra, tình trạng dạy thêm không đúng quy định vẫn chưa được chấm dứt; - Cơ sở vật chất, trường, lớp, thiết bị dạy học tuy đã có tăng cường nhưng vẫn còn thiếu, nhất là bậc mầm non mới chuyển từ bán công sang công lập nên điểm xuất phát về cơ sở vật chất rất thấp, phòng học và các phòng chức năng phục vụ dạy học 2 buổi/ngày còn thiếu so với yêu cầu đặt ra; nhiều công trình vệ sinh, nước sạch chưa đảm bảo chuẩn. Kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đức Phổ Nguyễn Văn Bảy - Phòng GD-ĐT Đức Phổ 5 - Tuy đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên đã được chuẩn hóa, trên chuẩn tỉ lệ tăng đáng kể, nhưng năng lực thực tế ở một số cán bộ quản lí và giáo viên chưa tương xứng. - Tuy tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng nhưng học sinh yếu kém vẫn còn chiếm tỉ lệ cao so với quy định. - Công tác quy hoạch ( kể cả quy hoạch vườn trường và quy hoạch nhân sự) còn nhiều bất cập, công tác quản lí của một số hiệu trưởng còn lúng túng trong cơ chế mới; xã hội hóa giáo dục có chiều hướng phát triển nhưng chưa sâu rộng. 2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Các chủ trương về đổi mới và phát triển giáo dục, đào tạo chậm được cụ thể hóa, triển khai không đồng bộ. Chính sách giáo dục và đào tạo chưa được đổi mới, chưa tạo được động lực để phát triển. - Kinh phí dành cho giáo dục còn hạn hẹp, cơ sở vật chất xuống cấp quá nặng; các thủ tục cấp quyền sử sụng đất chưa thông thoáng - Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, chậm đổi mới; chưa phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục và đào tạo; Năng lực tham mưu của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục còn thấp, chưa kịp thời. Một số giáo viên chưa có ý thức vươn lên để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. - Một số ngành, địa phương chưa thực hiện tốt quan điểm “Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của nhân dân”, “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” và “Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”; nhận thức chưa đầy đủ về việc quy hoạch các điểm trường, về công tác xã hội hóa giáo dục, làm hạn chế khả năng thu hút các nguồn lực để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. 2.3. Chỉ tiêu về trường đạt chuẩn Quốc gia của huyện Đức Phổ đến cuối năm 2015: Theo Nghị quyết Huyện Đảng bộ lần thứ XIX về chỉ tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức đến cuối năm 2015 là: -Trường đạt chuẩn quốc gia: 42 trường; - Mầm non : 09/15 trường - Tiểu học : 19/21 trường - Trung học cơ sở : 14/15 trường 3. Các giải pháp thực hiện 3.1. Công tác nâng cao nhận thức : Kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đức Phổ Nguyễn Văn Bảy - Phòng GD-ĐT Đức Phổ 6 - Thấy được tầm quan trọng trong công tác tuyên truyền cho nên trong những năm qua, ngành GD&ĐT đã đặc biệt chú trọng đến công tác này. Vì làm bất cứ việc gì chúng ta cũng phải hiểu thông suốt về nó mới đạt hiệu quả cao. Trong tuyên truyền có tuyên truyền bằng lời trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các cuộc hội họp, hội nghị và tuyên truyền bằng trực quan. Phòng GD&ĐT đã phân công cán bộ làm công tác văn phòng phụ trách chuyên mục giáo dục trên đài truyền thanh huyện. Nhiệm vụ là tập trung phản ánh và tuyên truyền để vận động các lực lượng xã hội, các cấp, các ngành, các gia đình phụ huynh học sinh và nhân dân hiểu rõ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia , kịp thời biểu dương những cố gắng của chính quyền địa phương, của đội ngũ giáo viên, nhân dân trong việc tham gia xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội, sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn ngành và trong cả hệ thống chính trị. Tổ chức cho hội phụ huynh đi thăm các trường đã đạt chuẩn để họ thấy được lợi ích của việc tập trung xây dựng trường đạt chuẩn là nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập của con em họ. 3.2. Công tác tham mưu: Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương, là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia, Phòng GD-ĐT huyện đã tham mưu với Huyện uỷ, UBND huyện xây dựng "lộ trình" theo từng năm, từng giai đoạn. Theo đó, những đơn vị có điều kiện thuận lợi hơn sẽ được tập trung xây dựng trường đạt chuẩn trước. Trên cơ sở đã xác định các đơn vị cần tập trung xây dựng, Phòng GD&ĐT đã mời Đảng ủy và UBND xã, hội phụ huynh và các tổ chức trong nhà trường, mà đứng đầu là hiệu trưởng để họp bàn thống nhất giải quyết những tồn tại cần khắc phục và trách nhiệm cần phải làm của từng bên liên quan( địa phương, trường, phụ huynh, phòng GD) trong việc thực hiện và thời gian thực hiện của từng vấn đề; định kỳ báo cáo quá trình thực hiện và đề xuất các giải pháp thực hiện. Phòng GD&ĐT còn là cơ quan tham mưu, phối hợp,vận động, tập hợp mọi nguồn lực để chỉ đạo thực hiện phong trào; là cơ quan xâu đầu mối thúc đẩy thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn huyện. 3.3. Công tác chỉ đạo thực hiện: - Trên cơ sở văn bản của Bộ GD và của UBND huyện, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường tham mưu cho UBND các xã, thị trấn thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn xã, đồng thời đưa chỉ tiêu xây dựng trường đạt chuẩn vào nghị quyết của đảng bộ và Hội đồng nhân xã để triển khai Kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đức Phổ Nguyễn Văn Bảy - Phòng GD-ĐT Đức Phổ 7 thực hiện. Trưởng Ban chỉ đạo là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách văn xã, Phó ban trực là hiệu trưởng các trường trên địa bàn xã. Trưởng ban chỉ đạo sẽ họp và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo. Thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, phối hợp với nhà trường và các tổ chức đoàn thể để cùng thực hiện. - Chỉ đạo hiệu trưởng các trường tiến hành rà soát đánh giá thực trạng , đối chiếu với các tiêu chuẩn đã được quy định đối với từng bậc học cho mỗi trường học. Đánh giá mức độ đạt đối với từng tiêu chí, tiêu chuẩn. Đây là khâu quan trọng nên cần tiến hành chu đáo, chính xác. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các trường tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong kế hoạch cần lưu ý đến các biện pháp, giải pháp thực hiện, thời gian hoàn thành cho từng tiêu chuẩn. Các trường dự kiến hoàn thành, đề nghị thời điểm công nhận trong năm học ; cần tập trung đánh giá thật cụ thể từng tiêu chuẩn, so sánh đối chiếu thực trạng các tiêu chuẩn với tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành, hoàn chỉnh những thiếu sót, lập hồ sơ đề nghị Phòng Giáo dục - Đào tạo, thẩm định và đề xuất tỉnh về kiểm tra công nhận. Trong kế hoạch, cần phân công cụ thể từng thành viên trong nhà trường phụ trách những mảng, những mặt nào để điều chỉnh, bổ sung, hệ thống hóa lại tất cả hồ sơ sổ sách theo đúng yêu cầu quy định. - Chỉ đạo các trường thành lập đoàn( bao gồm BGH, CT công đoàn, Bí thư chi bộ, tổ khối trưởng, hội phụ huynh- mời lãnh đạo xã cùng đi) đi học tập kinh nghiệm của các trường đã đạt chuẩn trên địa bàn huyện hoặc ngoài huyện. Việc đi học tập cần thâm nhập thực tế về hồ sơ và cách làm của đơn vị bạn. Ghi chép, ghi hình (nếu thấy cần thiết) để vận dụng cho phù hợp. Sau đợt học tập, trường báo cáo về Ban chỉ đạo của địa phương để xin ý kiến triển khai thực hiện. - Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ quản lý, giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường; rà soát số cán bộ quản lý và giáo viên của từng trường, tham mưu cho UBND huyện bổ nhiệm đủ cán bộ quản lý đối với các trường; điều động, tuyển mới để bổ sung cán bộ, giáo viên cho các trường theo yêu cầu của trường chuẩn. Đối với trường hợp giáo viên chưa đạt chuẩn các cấp học, hiệu trưởng cần có kế hoạch bố trí, sử dụng đúng quy định và đưa đi đào tạo cho đạt chuẩn. Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của từng học sinh, từng khối lớp và toàn trường, trên cơ sở đó cần xây dựng và đề ra các biện pháp tốt nhất để đạt được chất lượng theo tiêu chuẩn quy định. - Đẩy mạnh công tác quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng trong việc tham mưu xây dựng trường chuẩn, bám sát nhiệm vụ từng năm học; xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể và phù hợp với tình hình của nhà trường; cập nhật, lưu giữ đầy đủ các Kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đức Phổ Nguyễn Văn Bảy - Phòng GD-ĐT Đức Phổ 8 loại hồ sơ, sổ sách của trường; tăng cường mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ dạy và học, sắp xếp, bố trí đủ các phòng học, phòng chức năng cơ bản để phục vụ dạy và học, xây dựng cảnh quan môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp. - Làm việc với Đảng ủy, UBND xã để thực hiện một số công việc: +Phòng GD&ĐT làm việc với lãnh đạo địa phương để thành lập các Ban vận động xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia do lãnh đạo địa phương làm trưởng ban để huy động mọi nguồn lực trong và ngoài huyện, tranh thủ ý kiến của các cấp các ngành, nhất là huy động vốn để trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc xây dựng trường đạt chuẩn. + Làm công tác tuyên truyền vận động trong hệ thống chính trị và trong cộng đồng về các tiêu chuẩn của xây dựng trường đạt chuẩn, về mục tiêu của xây dựng trường đạt chuẩn là nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ để tạo sự đồng thuận trong phụ huynh trong việc gom các điểm trường mẫu giáo và tiểu học cho đảm bảo theo chuẩn quy định. Đây là công việc khó đòi hỏi phải thường xuyên và phới hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, nhất là các đồng chí thôn trưởng và bí thư chi bộ thôn. + Làm thủ tục để mở rộng diện tích đất cho các trường còn thiếu theo quy định của tiêu chí diện tích đất tối thiểu/ học sinh. + Hỗ trợ kinh phí cho các trường để mua sắm trang thiết bị, xây dựng các hạng mục cơ sở vật chất phục vụ cho xây dựng trường chuẩn. - Hàng tháng tổ chức họp trực báo cho các trường đang tiến hành xây dựng chuẩn trong năm để nghe báo cáo tiến độ xây dựng chuẩn, tháo gỡ vướng mắc và hỗ trợ nhân lực khi cần thiết. Cử các bộ xuống tận trường để kiểm tra đôn đốc các trường hoàn thành nhiệm vụ. - Khi các trường đã đăng ký xong, Phòng GD&ĐT họp để rà soát thứ tự ưu tiên cho từng trường để đầu tư kinh phí cho xây dựng trường chuẩn. Trong quá trình tham mưu cho UBND huyện xin chủ trương đầu tư xây dựng cơ bản cho các đơn vị, luôn hướng tới mục tiêu vừa chống xuống cấp, vừa phục vụ cho xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Kết hợp nhiều dự án tập trung cho một số trường có đủ điều kiện để đạt chuẩn. Không đầu tư dàn trải, tràn lan để rồi mục tiêu não cũng không đạt được. Kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đức Phổ Nguyễn Văn Bảy - Phòng GD-ĐT Đức Phổ 9 CHƯƠNG III : KẾT LUẬN 1. Kết quả thực hiện: *Đến thời điểm 12/2014, toàn huyện đạt 43/51 trường, trong đó : + Mầm non: 08/15 trường ( chiếm tỉ lệ : 53,3% - Toàn tỉnh đạt 20,3% ; kịp tiến độ so với Nghị quyết của Huyện Đảng bộ lần thứ XIX ); Năm 2010 có 97 điểm trường quy hoạch còn 69 điểm trường. + Tiểu học: 20/21 trường ( chiếm tỉ lệ : 95,23% - Toàn tỉnh đạt 62,21%; vượt : 4,7 % so với Nghị quyết của huyện Đảng bộ lần thứ XIX và sớm hơn 2 năm so với kế hoạch ); năm 2010 có 75 điểm nay quy hoạch còn 52 điểm trường + Trung học cơ sở:15/ 15 trường ( chiếm tỉ lệ : 100% - Toàn tỉnh đạt 56,02%; cao hơn: 6,7% so với Nghị quyết của Huyện Đảng bộ lần thứ XIX và sớm hơn 2 năm so với kế hoạch ). 2. Định hướng của năm 2015: Toàn huyện đạt thêm : 1 trường MN đạt chuẩn mức độ 1, 01 trường Tiểu học đạt chuẩn mức độ 2 nâng tổng số trường đạt chuẩn của toàn huyện lên 44/51 trường , đạt 86,27%. Đến 2020, toàn huyện có 100% trường đạt chuẩn quốc gia. 3. Một số kinh nghiệm trong triển khai: 3.1. Xây dựng trường đạt chuẩn không chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục mà là của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chỉ đạo từ Ban Thường vụ huyện ủy. Vì thế công tác tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương để ban hành các Nghị quyết chuyên đề chỉ đạo là hết sức cần thiết. Nhờ có các văn bản này mà ngành Giáo dục mới được sự hỗ trợ tốt từ phía các ban ngành đoàn thể khác và các địa phương, giúp cho việc triển khai được thuận lợi và nhanh chóng. 3.2. Công tác tuyên truyền( kể cả tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong các cuộc họp, hội nghị của các cấp ủy Đảng và chính quyền) để nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ, chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội, nhân dân và cán bộ, giáo viên phải nhận thức một cách toàn diện và sâu sắc việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một yêu cầu bức thiết, tất yếu để nâng cao chất lượng giáo toàn diện cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Được sự đồng thuận cao từ trong cộng đồng sẽ giúp cho việc huy động các nguồn lực cho xây dựng trường đạt chuẩn. Kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đức Phổ 10 Nguyễn Văn Bảy - Phòng GD-ĐT Đức Phổ 3.3. Phải xây dựng được một kế hoạch đồng bộ từ cấp huyện đến cấp xã, dựa trên thực trạng xác thực của địa phương, vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính ổn định lâu dài cả trong quy hoạch và xây dựng; hoạch định được tiến trình xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn mình một cách cụ thể để chỉ đạo và tham mưu đầu tư vào trường nào, thời gian nào. Kế hoạch phải được phổ biến rộng rãi trong cấp ủy và chính quyền, đặc biệt là trong cộng đồng nhân dân thông qua các khu dân cư. 3.4. Xây dưng trường đạt chuẩn quốc gia phải đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Hay còn gọi là đầu tư cuốn chiếu. Luôn có các dự án đón đầu để tận dụng nguồn kinh phí kết dư của tỉnh, của huyện trong việc xây dựng các công trình. Ưu tiên cho mục tiêu trường đạt chuẩn bên cạnh việc xóa xuống cấp của các trường; phải thành lập các đoàn tham quan học tập kinh nghiệm ở những địa phương đi trước và làm tốt công tác này. 3.5. Phải tham mưu được cho các cấp uỷ và chính quyền địa phương ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn mình, nhằm tạo sự đống thuận cao trong cả hệ thống chính trị để cùng chung sức thực hiện. 3.6. Phải thành lập Ban chỉ đạo cấp xã về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia để chỉ đạo các trường triển khai thực hiện. Mỗi xã phải thành lập ban vận động quỹ tấm lòng vàng từ các nhà hảo tâm các tổ chức, cá nhân có tâm huyết với giáo dục. Trưởng ban vận động là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch phụ trách Văn hóa xã hội làm trưởng ban. 3.7. Làm việc với các doanh nghiệp trong việc chấp nhận thanh toán kinh phí chậm nhưng họ vẫn tiến hành công việc đúng tiến độ xây dựng mới, sửa chữa phòng học, mua sắm các trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho trường chuẩn. 3.8. Định kỳ họp trực báo về công tác xây dựng trường chuẩn để nghe báo cáo tiến độ và giải quyết các tồn đọng, kiến nghị đề xuất của các địa phương, đồng thời phân công lãnh đạo và cán bộ Phòng trực tiếp theo dõi từng đơn vị và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng cả trong định hướng, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Người viết Xác nhận của cơ quan Nguyễn Văn Bảy Kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đức Phổ Nguyễn Văn Bảy - Phòng GD-ĐT Đức Phổ UBND HUYỆN ĐỨC PHỔ PHÒNG GD&ĐT TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC PHỔ Người viết: Nguyễn Văn Bảy Đơn vị : Phòng GD&ĐT Đức Phổ --------------------------------------- Đức Phổ, Tháng 12 năm 2013 Kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đức Phổ 11 Nguyễn Văn Bảy - Phòng GD-ĐT Đức Phổ Kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đức Phổ 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan