Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn-làm thế nào để thực hiện bài thực hành “mổ và quan sát giun đất” của chương...

Tài liệu Skkn-làm thế nào để thực hiện bài thực hành “mổ và quan sát giun đất” của chương trình sinh học 7 được tốt

.DOC
16
2917
119

Mô tả:

PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Lý do chọn đề tài: (Lý do lý luận, thực tiễn, tính cần thiết) Trong lịch sử phát triển giáo dục của nhân loại đã có nhiều kiểu giáo dục liên tục được xuất hiện. Mỗi kiểu giáo dục đều phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đã sản sinh ra nó. Lịch sử giáo dục đã chứng minh giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, giáo dục luôn là thành phần trong cơ cấu thiết chế xã hội và gắn liền với sự thoả mãn nhu cầu phát triển và tiến bộ của xã hội. Bất cứ xã hội nào muốn duy trì và phát triển được, xã hội đó phải tổ chức thực hiện việc giáo dục liên tục đối với các thế hệ con người. Vấn đề có tính quy luật về mối tương quan xã hội và giáo dục ở đây chính là: Giáo dục là một nhu cầu tất yếu của xã hội trong tiến trình phát triển, xã hội sẽ tìm ra phương thức thích hợp để đáp ứng nhằm thoả mãn các yêu cầu về giáo dục để duy trì sự tồn tại và phát triển theo hướng ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn. Ở trường trung học cơ sở, môn sinh học là một trong những bộ môn góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là tạo nên những con người mới; những con người lao động làm chủ tập thể. Những con người lao động mới này cần được chuẩn bị hành trang kiến thức trước khi vào đời, phần lớn họ sẽ được hướng nghiệp vào các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, … Bên cạnh đó môn sinh học ở trường trung học cơ sở còn phản ánh được sự tiến hoá, sự phát triển thế giới và phù hợp với lôgic của sự phân thức, nghĩa là đi từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ gần đến xa, … Trình tự đó quy định trước hết học giới thực vật rồi đến động vật và cuối cùng là con người. Điều đó rất có cơ sở khoa học vì thực vật trực tiếp liên hệ với giới vô cơ, giới động vật liên hệ giới thực vật, là sản phẩm cao nhất của giới hữu cơ. Do đó; bộ môn sinh học trong nhà trường trung học cơ sở có một vị trí quan trọng. Ở trường trung học cơ sở môn sinh học được chia thành bốn mảng cho bốn khối lớp học: - Lớp 6: Nghiên cứu về thực vật (hình dạng ngoài và giải phẫu) - Lớp 7: Nghiên cứu về động vật (hình dạng ngoài và giải phẫu) - Lớp 8: Nghiên cứu sinh lý người - Lớp 9: Di truyền học và môi trường Như vậy, bước vào lớp 7 học sinh sẽ được nghiên cứu về thế giới động vật từ cấu tạo đơn giản cho đến cấu tạo phức tạp. Để giúp cho học sinh lãnh hội kiến thức được đầy đủ, chuẩn xác thì các bài thực hành đóng vai trò rất quan trọng. Đặt biệt khi học sinh được quan sát giải phẫu trên vật thật. Ở chương trình sinh học lớp 7, bài thực hành giải phẫu đầu tiên mà học sinh được làm quen là bài thực hành: “Mổ và quan sát giun đất”. Bài thực hành giải phẫu đầu tiên này để lại cho các em ấn tượng rất sâu sắc, tạo đà cho các em có hứng thú với môn học, luôn tìm tòi, nghiên cứu để lĩnh hội kiến thức, nội dung những bài học sinh học tiếp theo. Chính vì thế phải chuẩn bị cho tiết thực hành giải phẫu này thật tốt. Nhưng thực tế cho thấy một số tiết thực hành giải phẫu ở trường trung học cơ sở chưa được chẩn bị chu đáo, một phần do cơ sở vật chất thiếu thốn, một phần do quan niệm đơn giản hóa vấn đề của một số thầy cô. Đặc biệt là những tiết thực hành bắt đầu của chương trình động vật, do kiến thức còn đơn gỉan nên ít được chú ý. Mặt khác các em học sinh ở lứa tuổi 13 → 15 rất hiếu động, thích quan sát những hiện tượng thực tế. Các em ưa thích sự tìm tòi. Có khi các em đã được nghe cô thông báo giờ sau có thực hành mổ và quan sát giun đất; thái độ các em rất hào hứng. Chính vì thế mà tôi luôn suy nghĩ làm thế nào đễ thực hiện bài này được tốt. Đó là lý do tôi chọn đề tài: Làm thế nào để thực hiện bài thực hành “Mổ và quan sát giun đất” của chương trình sinh học 7 được tốt 2. Mục đích nghiên cứu: + Nhằm nghiên cứu các phương pháp phát huy khả năng tìm tòi, chủ động phát hiện. Sáng tạo trong việc học môn sinh học. + Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ giải phẫu trong thực hành. + Qua việc nghiên cứu sẽ tích luỹ cho bản thân những kinh nghiệm quí báu trong công tác, giảng dạy mà phương pháp dạy học chủ yếu là phát huy tính tích cực của học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống các cơ sở lý luận liên quan đến đề bài nghiên cứu. - Làm thế nào để thực hiện bài thực hành: “Mổ và quan sát giun đất” cho tốt. - Đề xuất một số ý kiến để thực hành: Mổ và quan sát giun đất, đạt chất lượng và hiệu quả cao. 4. Đối tượng nghiên cứu: học sinh - Thời gian nghiên cứu: 3 năm PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ NGHIÊN CƯÚ LÝ LUẬN I. Hệ thống các phương pháp giáo dục: 1. Khái niệm về phương pháp giáo dục: + Là cách thức hành động phối hợp thống nhất giữa người dạy và người học. Đó là sự kết hợp hữu cơ và thống nhất biện chứng giưã hoạt động dạy và học trong quá trình dạy học + Phươg pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của giáo viên và của học sinh trong quá trình dạy học. Được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên và sự hoạt động tích cực, tự giác của học sinh nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học theo hướng của mục tiêu đề ra 2. Chức năng của phương pháp: - Phương pháp dạy học có chức năng nhận thức, chức năng phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và chức năng giáo dục. Thật vậy, trong quá trình dạy học nhờ có sự lựa chọn, vận dụng hợp lý các phương pháp dạy học, người học nắm vững hệ thống trí thức, kỹ năng, kỹ xảo ở mức độ từ thấp đến cao. - Mức độ nhận biết: Người học nhận biết được các đối tượng đã được học tập và phân biệt được chúng với hàng loạt các đối tượng khác. -Mức độ tái hiện: Người học nhớ lại những điều kiện đã họcvà có thể nhớ lại chúng 1 cách đầy đủ, chính xác : -Mức độ kỹ năng: Người học có thể vận dụng trí thức mà mình đã họcvào các tình huống quen thuộc tương tự như các tình huống đã học trước đo. -Mứcđộ biến hoá (sáng tạo): Trên cơ sở nắm vững trí thức, kỹ năng; kỹ xảo họ có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong các tình huống. - Mặt khác phương pháp dạy học còn tạo khả năng hình thành, phát triển những phẩm chất tốt đẹp cho người học. 3.Ưu điểm của nhóm phương pháp dạy học thực hành. Nói chung các phương pháp dạy học rất phong phú và đa dạng có hàng trăm phương pháp đã được mô tả và hàng chục cách phân loại khác nhau, nhưng trong chương trình sinh học 7, nhóm phương pháp dạy học thực hành đóng vai trò rất quan trọng. Chưa kể đến những bài dạy học theo phương pháp thực hành mà những bài thực hành đã chiếm số lượng đáng kể (10 bài). Trong đó, bài thực hành giải phẫu đầu tiên là bài: “Mổ và quan sát giun đất”. Chúng ta đã từng nghe dân gian có câu: Trăm nghe không bằng một thấy Trăm thấy không bằng một sờ Nhờ có phương pháp dạy học thực hành mà người giáo viên hướng dẫn học sinh lĩnh hội được những trí thức quí báu về trí thức sinh học, về kỹ năng, kỹ xão thực hiện thực hành giải phẫu. Từ đó đúc kết những kinh nghiêm của bản thân. Ghi nhớ kiến thức 1 cách sâu sắc. II. Thực trạng dạy học thực hành sinh 7 ở trường phổ thông cơ sở 1. Cơ sở vật chất: - Trừ một số trường chuẩn, còn lại chưa có phòng bộ môn. Mặc dù dụng cụ giải phẫu thực hành rất đầy đủ, nhưng cứ mỗi giờ thực hành giaỉ phẫu. Giáo vên phải chuẩn bị để đem đến lớp. Sau khi ổn định lớp, phát dụng cụ giải phẫu cho các nhóm xong thì đã chiếm một khoảng thời gian trong 45 phút của tiết học - Trong quá trình giải phẫu sinh học, với nội dung quan sát, vẽ sơ lược hình ảnh quan sát được … học sinh và giáo viên phải vội vội vàng vàng để làm sao hoàn tất trong mộtt tiết học, sau đó còn dọn dẹp để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo của lớp 2. Nhận thức tầm quan trọng của bài thực hành ở học sinh Từ thực trạng cơ sở vât chất và cách tiến hành một tiết thưc hành như trên; dẫn đến học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của một tiết thực hành trong quá trình lĩnh hội tri thức. Trong một thời gian hạn hẹp như vậy của tiết học thực hành tất cả học sinh sẽ không được rèn luyện kỹ xảo thực hành mà chỉ tập trung một số học sinh. Từ đó, học sinh cũng chưa nhận ra được tầm quan trọng của kỷ xão thực hành. 3. Đối với bản thân giáo viên: Cũng từ điều kiện cơ sở vật chất, như trên, nên bản thân mỗi giáo viên cũng không chuẩn bị dụng cụ giải phẫu thực hành cho nhiều nhóm nhỏ, mà phải chia lớp thành những nhóm lớn. Giáo viên không thể hướng dẫn tỷ mỉ, cụ thể cho nhiều học sinh được mà chỉ hướng dẫn cho 1 số em. III. Thực trạng dạy học bài thực hành giải phẫu sinh 7: “Mổ và quan sát giun đất” Qua một số năm dạy học bộ môn sinh học 7 ở trường trung học cơ sở; tôi nhận thấy thực trạng dạy học bài thực hành giải phẫu: “Mổ và quan sát giun đất” Như sau: Vì đây là bài thực hành giải phẫu đầu tiên trong chương trình sinh học nghiên cứu về động vật, nên đối với học sinh rất quan trọng. Sự thành công hay thất bại của tiết học này có ảnh hưởng lớn đến các bài thực hành giải phẫu tiếp theo. - Về mẫu vật: Nếu là thời gian khô hạn kéo dài; thì khó kếm được giun đát to: - Về chuẫn bị kiến thức sử dụng dụng cụ giải phẫu của học sinh; giờ nào giành để giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng dụng cụ giải phẫu sinh học 7. Nên trước khi vào tiết thực hành giải phẫu này, học sinh chưa hề có khái niệm gì về sử dụng các dụng cụ giải phẫu. Mà chỉ được giáo viên dặn về xem trước trong sách giáo khoa để chuẩn bị thực hành. - Kiến thức về mổ động vật không xương sống học sinh cần phải biết tầm quan trọng của việc mổ giun ngập trong nước. - Về mẫu vật: Chưa chủ động để có được giun to. Vì càng to thì càng dễ quan sát và dễ mổ. CHƯƠNG II: NỘI DUNG 1. Qua một số năm trực tiếp giảng dạy chương trình sinh học 7, tôi nhận thấy: Sau khi đọc xong bài “Giun đất” Để chuẩn bị cho tiết thực hành “Mổ và quan sát giun đất” giáo viên thường dặn: - Các em về chuẩn bị giun đất đem lên lớp để giờ sau thực hành - Các em về nhà xem trước phần “Cach mổ” Nếu học sinh về nhà có đọc bài thực hành đó rất kỹ nhưng các em cũng không mường tượng ra cách thức sử dụng những dụng cụ thực hành như thế nào? Có em không biết cái kẹp là các gì? Không biết cách lắp dao mổ … Học sinh không hiểu tại sao phải mổ giun ngập trong nước mà không mổ khô. Chính vì vậy, khi làm thực hành các em rất lúng túng. Các em không biết lắp dao mổ như thế nào Không biết cách thao tác cầm kéo, cầm kẹp cho phù hợp để mổ cho dễ dàng Các em không biết thao tác bước nào trước bước nào sau. Nếu giáo viên đi từng nhóm để hướng dẫn thì sẽ mất rất nhều trời gian; dẫn đến thời gian mổ và quan sát không còn nhiều. Nếu giáo viên không hướng dẫn, để học sinh thao tác tự do sẽ dẫn đến mẫu mổ không thành công, học sinh không ghi nhận được kiến thức của bài thực hành Sự hướng dẫn thao tác lắp, tháo dụng cụ giải phẫu cách thức sử dụng chúng rất quan trọng. Nó giúp cho học sinh ghi nhận được kỷ năng kỷ xảo thao tác trong khi thực hành; hổ trợ cho quá trình làm vệ sinh dụng cụ thực hành sau tiết thực hành được tốt. Mặt khác, các em đang ở lứa tuổi hiếu động, nghịch ngợm. Nếu khi cầm một dụng cụ thực hành lên mà chưa biết phải làm gì với dụng cụ ấy, có thể sẽ làm ảnh hưởng đến các bạn khác. Theo tôi học sinh sử dụng nhuần nhuyễn các loại dụng cụ giải phẫu rất là quan trọng. Đó là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của giờ thực hành giải phẫu. Chính vì thế nên khi hướng dẫn bài thực hành “Mổ và quan sát giun đất” giáo viên thực sự vất vã mà hiệu quả không cao. Có ngươi thì chắc lưỡi: “Thôi thì lớt phớt cho rồi” từ đó dẫn đến thực tế là học sinh lớp 7 bước đầu nghiên cứu về thế giới động vật ít có ấn tượng sâu sắc với bài thực hành này. 2. Nếu chúng ta đi sâu vào nội dung của từng tiết thực hành trong chương trình sinh học 7 ta thấy như sau: - Bài thực hành 1: Quan sát một số động vật nguyên sinh Yêu cầu của bài này là quan sát và vẽ được hình dạng ngoài của 1 số động vật nguyên sinh là trùng giây và trùng roi. - Bài thực hành 2: “Mổ và quan sát giun đất” Nội dung cần đạt được trong bài này là: + Trình bày cấu tạo ngoài. + Chú thích được hình vẽ cấu tạo ngoài. + Chú thích được cơ quan tiêu hoá, cấu tạo hệ thần kinh, xác định được cơ quan sinh dục lưỡng tính. Bài thực hành 2 mang tính chất kiểm chứng - Bài thực hành 3: Mổ và quan sát tôm sông: Nội dung cần đạt được trong bài này là. Nhận biết được và chú thích hình vẽ về hệ tiêu hoá, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, cơ quan hô hấp. Bài thực hành 3 mang tính chất tìm tòi, nghiên cứu. - Bài thực hành 4: Xem băng hình về tập tính của sâu bọ. Nội dung cần tìm hiểu ở bài thực hành này là: Tìm hiểu về sự phát triển của giác quan và hệ thần kinh, là cơ sở quan trọng của tập tính. Bài này có tính chất quan sát, ghi chép và tổng hợp. - Bài thực hành 5: Mổ cá. Đây là bài thực hành mổ động vật có xươmg sống đầu tiên, nên trong bài này học sinh vừa rèn luyện kỹ năng mổ động vật có xương sống vừa nhận dạng một số nội quan của cá trên mẫu mổ. Đây là dạng bài thực hành tìm tòi, nghiên cứu. - Bài thực hành 6: Quan sát cấu tạo trong của each động tên mẫu mổ. Bài thực hành này không yêu cầu học sinh mổ thực hành, mà chỉ yêu cầu học sinh quan sát; tìm tòi kiến thức trên mẫu mổ sẵn. - Bài thực hành 7: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu. Bài này yêu cầu học sinh quan sát, tìm tòi kiến thực trên mẫu mổ sẵn. - Bài thực hành 8: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim. Bài naỳ yêu cầu học sinh quan sát, ghi chép và tổng hợp. - Bài thực hành 9: Xem băng hình về đời sống và tập tính của thú. Bài này yêu cầu học sinh quán sát, ghi chép, tổng hợp. - Bài thực hành 10: (3 tiết) Tham quan thiên nhiên. Bài này mang tính chất là một bài thực hành tìm tòi, quan sát. Nhưng thực hiện nghiên cứu động vật trong môi trường sống của chúng. Như vậy chúng ta thấy, mức độ yêu cầu về nội dung thực hành càng về sau càng nâng cao. Chính vì thế ta càng thấy được tầm quan trọng khi ta thực hiện tốt bài thực hành giải phẫu: “Mổ và quan sát giun đất. 3.Qua một số năm giảng dạy sinh 7, với những trăn trở đó tôi đã tự đề ra cho bản thân một số biện pháp để thực hiện giảng đạy tiết thực hành này. Tôi đã thử nghiệm như sau: * Nội dung đã nghiên cứu: (chỉ thực hiện với 1 lớp chủ nhiệm) a) Để chuẩn bị cho học sinh làm quen với dụng cụ giải phẫu (tôi không thực hiện được với tất cả các lớp, mà chỉ thực hiện được với lớp chủ nhiệm), cứ 15 phút đầu giờ của những ngày gần sát với tiết thực hành tôi tranh thủ vài phút đem bộ dụng cụ giải phẫu lên lớp giới thiệu cho học sinh. Tôi giới thiệu dụng cụ, tên gọi, và cách cầm, cách thao tác dụng cụ, sau đó tôi cho học sinh tự gọi tên dụng cụ, tự cầm lấy dụng cụ và thao tác b) Để chuẩn bị vật mẫu được tốt tôi hướng dẫn học sinh như sau: - Đào giun trước buổi có giờ thực hành 1 ngày, phải đào giun nơi đát ẩm, có nhiều mùn và tơi xốp. Như vậy sẽ có nhiều cơ hội bắt được giun to. Ngoài ra chỉ bắt được giun nhỏ thì cơ hội thành công của tiết thực hành đạt kết quả thấp. Sau khi đào được giun phải rữa giun thật sạch bằng cách thả giun vào chậu nước vài lần. Sau đó gắp giun ra và để giun sống trên bông ẩm 1 ngày (bông ẩm để trong hũ nhựa đậy nắp có lỗ thông khí) c) Chuẩn bị một số kiến thức thực hành giải phẫu động vật không xương sống: Tôi cũng tranh thủ vài phút đầu giờ đó để chuẩn bị cho học sinh một số kiến thức về giải phẩu động vật không xương sống. Điều quan trọng là phải mổ ngập nội quan ở trong nước. Biết rõ điều này để trong quá trình thực hành, các em tự điều chỉnh lượng nước trong khay mổ cho kịp thời. Đồng thời học sinh ghi nhớ một số kiến thức xác định mặt lưng và mặt bụng của giun đất, để khi tiến hành mổ các em sẽ thực hiện được nhanh chóng, không bị lúng túng khi nhận diện, để ghim giun vào bàn mổ. Tôi nhận thấy khi tôi thực hiện như vậy thì thời gian của tiết thực hành không bị lấn chiếm nhiều; giáo viên có thời gian để hướng dẫn học sinh thao tác mổ phanh và ghim 2 bên mép mổ của giun và quan sát nội quan. * So sánh tỷ lệ mẫu mổ thành công và tỷ lệ mẫu mổ không thành công giữa lớp được hướng dẫn tỉ mỉ như trên tôi nhận thấy như sau: Mứcđộ thành công Lớp tham gia Lớp không được hướng dẫn trước Lớp được hướng dẫn Số mẫu Đạt tỷ lệ thành công % 2 50% Số mẫu không thành công 2 Đạt tỷ lệ % 50% 4 100% 0 0% trước Mỗi lớp được chia 4 tổ, tôi đã chuẩn bị cho mỗi tổ một bộ thực hành giải phẫu để mổ giun. Như vậy mỗi lớp sẽ thực hiện 4 mẫu mổ giun. Ơ lớp mà học sinh không được hướng dẫn trước, các em rất lúng túng, mất thời gian, nên thời gian thực hành mổ ngắn, dẫn đến tỷ lệ thành công của các mẫu mổ là thấp. Còn ở lớp mà học sinh được hướng dẫn trước, các em rất tích cực làm thực hành. Giáo viên hướng dẫn mổ được tỷ mỷ hơn cho từng nhóm, dẫn đến sợ thành công thể hiện trên các mẫu mổ đạt tỷ lệ cao. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua các thử nghiệm trên và qua kết quả đạt được tôi tự rút ra cho mìng bài học kinh nghiệm để tổ chức giờ thực hành. Mổ và quan sát giun đất được tốt hơn. 1. Cho học sinh có thời gian làm quen với dụng cụ thực hành giải phẫu. 2. Chuẩn bị cho học sinh kiến thức về mổ động vật không xương sống, thấy được tầm quan trọng khi mổ ngập nội quan trong nước. 3. Chuẩn bị giun đất trước 1 ngày, cho sống trên bông ẩm 4. Khi thực hành, hướng dẫn kỹ cách luồn kéo thật khéo léo để không làm tổn thương hệ tiêu hoá. * Đồng thời tôi cũng gặp phải một số khó khăn khi thực hiện tiết thực hành này. a) Mẫu vật: Không phải lúc nào tôi cũng hướng dẫn học sinh tìm được giun đất to. Nếu thời tiết của thời gian có bài thực hành: “Mổ và quan sát giun đất” trong năm học đó có mưa nhiều, đất ẩm ướt thì dễ tìm giun to. Nhưng lỡ như trúng vào thời gian mưa ít, thời tiết nắng và khô thì việc tìm giun to rất khó khăn. b) Cho học sinh làm quen với dụng cụ thực hành giải phẫu: Nếu như lớp có chủ nhiệm thì tôi tranh thủ ít phút trong khoảng thời gian của các buổi 15 phút chủ nhiệm (như tôi đã thử nghiệm ở trên). Còn đối với các lớp khác thì không có thời gian như vậy được. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi rút ra được qua việc thử nghiệm tiết thực hành: “Mổ và quan sát giun đất”. Và cũng thấy được những khó khăn gặp phải khi thực hiện như vậy. Khi viết những kinh nghiệm này, tôi cũng đã trăn trở, suy nghĩ nhiều. Nhưng chắc chắn cũng còn nhiều sai sót. Tôi rất mong được các thấy các cô, các anh chị đi trước có nhiều ý kiến góp ý cho tôi, để tôi tiếp tục phấn đấu, hoàn thiện mình hơn nữa để phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp giáo dục./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tâm lý học đại cương. Lê Văn Hồng 2. Lý luận dạy học sinh học. Nguyễn Trọng Quang 3. Phát triển các phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học. Trần Bá Hoành.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan