Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn linh hoạt tổ chức kế hoạch thực hiện chương trình gdtx cấp thpt trong các đ...

Tài liệu Skkn linh hoạt tổ chức kế hoạch thực hiện chương trình gdtx cấp thpt trong các đơn vị dạy nghề tại đồng nai

.PDF
12
258
58

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Phòng Giáo dục thường xuyên Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LINH HOẠT TỔ CHỨC KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDTX CẤP THPT TRONG CÁC ĐƠN VỊ DẠY NGHỀ TẠI ĐỒNG NAI Người thực hiện: Võ Văn Thành Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .......................................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN I. II. Họ và tên: Võ Văn Thành Ngày tháng năm sinh: 16/6/1957 III. Nam, nữ: Nam IV. Địa chỉ: 20 Lữ Mành V. VI. Điện thoại: 0613842467 (CQ); ĐTDĐ: 0988 051 031 Fax: E-mail: VII. Chức vụ: Chuyên viên VIII. Nhiệm vụ được giao: - Tham mưu công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động giảng dạy bổ túc văn hóa. - Chỉ đạo điều tra, cập nhật số liệu, huy động người còn mù chữ ra lớp, công nhận biết chữ và tham gia kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm trên địa bàn tỉnh. - Mua, quản lý và báo cáo việc cấp phát văn bằng chứng chỉ thuộc ngành học giáo dục thường xuyên. - Dự thảo các văn bản chỉ đạo báo cáo thuộc các lĩnh vực được phân công. IX. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 1979 - Chuyên ngành đào tạo: Đại học sư phạm Toán III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý phạm vi bổ túc văn hóa thuộc ngành học Giáo dục thường xuyên. Số năm có kinh nghiệm: 6 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1) Xử lý tình huống sử dụng học bạ giả để đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông – ngành học Giáo dục thường xuyên. 2) Xây dựng và duy trì công tác bồi dưỡng học viên giỏi trong ngành học giáo dục thường xuyên. 3) Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay cấp Quốc gia ngành học giáo dục thường xuyên. BM03-TMSKKN LINH HOẠT TỔ CHỨC KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDTX CẤP THPT TRONG CÁC ĐƠN VỊ DẠY NGHỀ TẠI ĐỒNG NAI I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhằm đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực cho công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Sở GDĐT Đồng Nai tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 36/CT.CT-UBT ngày 30/8/1999 về việc nâng cao trình độ học vấn cho người lao động đến năm 2005 – 2010. Việc nâng cao trình độ học vấn cho người lao động nhằm giúp họ có khả năng áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả công việc được giao và do đó góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống. Song song với việc nâng cao trình độ văn hóa cho người lao động, Sở GDĐT Đồng Nai cho phép các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh có tuyển sinh hệ tốt nghiệp THCS (sau đây gọi là đơn vị dạy nghề) được giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT nhằm nâng cao trình độ học vấn cho đội ngũ công nhân trong quá trình đào tạo, đồng thời thu hút học sinh đến với nhà trường. Tuy nhiên, một vấn đề gây nhiều khó khăn cho các đơn vị dạy nghề là phải thực hiện một lúc hai chương trình văn hóa cho hai hệ thống: chương trình văn hóa THPT đối với trường đào tạo nghề và chương trình GDTX cấp THPT, đồng thời phải bảo đảm đồng bộ với chương trình đào tạo nghề. Việc thực hiện song song cả hai chương trình gây nặng nề, buồn chán cho người học vì có những nội dung trùng lắp, học sinh phải học đi học lại một nội dung gây lãng phí thời gian, tiền bạc ảnh hưởng đến tài chính người học lẫn đơn vị. Bên cạnh đó, chất lượng đầu vào của học sinh yếu, ý thức học tập của một bộ phận học sinh chưa cao. Do đó nhiều học sinh không theo kịp chương trình phải bỏ học giữa chừng. Qua thực tế nhiều năm thực hiện, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cùng các đơn vị dạy nghề đã rút các bài học kinh nghiệm, qua đó tôi và các đồng nghiệp đã tham mưu Sở chỉ đạo cho phép các đơn vị dạy nghề thực hiện việc kết hợp hai chương trình một cách linh hoạt trên cơ sở không vi phạm các nguyên tắc do yêu cầu của các chương trình quy định. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - Tại các đơn vị dạy nghề đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp THCS, chương trình đào tạo nghề gồm nội dung và phân phối thời gian chi tiết được các đơn vị dạy nghề căn cứ vào chương trình khung trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành cho từng nhóm nghề để xây dựng, thẩm định và được duyệt của cấp có thẩm quyền; các môn văn hoá THPT áp dụng cho đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề (sau đây gọi là văn hóa nghề) theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong chương trình văn hóa nghề, học sinh bắt buộc phải học 4 môn là Ngữ văn, Toán, Vật lí, Hóa học (do Bộ GD-ĐT quy định trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp) và các môn chung có liên quan đến chương trình GDTX: Pháp luật, Chính trị, Tin học, Ngoại ngữ. Chương trình văn hóa nghề cụ thể đối với đối tượng học sinh được tuyển với trình độ tốt nghiệp THCS cũng do đơn vị căn cứ vào tình hình thực tiễn để xây dựng trên cơ sở phục vụ việc học nghề theo từng nhóm nghề và bảo đảm các yêu cầu về thời lượng tối thiểu đã được quy định. - Chương trình GDTX cấp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định gồm 7 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Ngoài ra còn 3 môn khuyến khích là Giáo dục công dân, Tin học, Tiếng Anh. Theo quyết định của Giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Nai, Chương trình GDTX cấp THPT áp dụng trên địa bàn Đồng Nai phải bổ sung thêm môn khuyến khích là Giáo dục công dân. Tại Đồng Nai, Sở giáo dục và đào tạo uỷ quyền cho đơn vị thực hiện chương trình căn cứ vào khung phân phối chương trình, căn cứ điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và trình độ của học viên xây dựng phân phối chương trình chi tiết cho từng môn học cụ thể. Khung phân phối chương trình chỉ quy định thời lượng tối thiểu cho học lý thuyết, thực hành, ôn tập, luyện tập, kiểm tra đối với từng chương, không quy định thời lượng cụ thể cho từng bài học. Khi xây dựng phân phối chương trình chi tiết, đơn vị có thể giữ nguyên hoặc tăng thêm số tuần, số tiết thực học, nhưng tuyệt đối không được cắt giảm. Tuy nhiên, việc tăng thời lượng phải bảo đảm thực hiện chương trình đúng tiến độ cho từng học kỳ và cả năm học. - Thoạt tiên, việc tổ chức dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề chủ yếu được tổ chức thực hiện tại các đơn vị dạy nghề từ trung cấp trở lên. Hai chương trình văn hóa được dạy song song đồng thời với đào tạo nghề. Các trung tâm GDTX tham gia dạy văn hóa cho học viên trong các đơn vị dạy nghề với vai trò hỗ trợ chuyên môn và thực hiện các thủ tục về hành chính liên quan đến quy chế chuyên môn như quản lý hồ sơ sổ sách theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấp học bạ cho học sinh …liên quan đến chương trình GDTX cấp THPT. - Từ năm 2006, Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai chỉ đạo kết hợp hai chương trình dạy văn hóa nghề và GDTX cấp THPT. Theo đó, do kế hoạch giảng dạy các môn văn hóa của hai chương trình khác nhau, nội dung chương trình học không giống nhau nên khi tổ chức dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề phải rà soát nội dung hai chương trình của 4 môn chung (Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học) sao cho học sinh không học lại nội dung trùng lắp giữa hai chương trình. Hồ sơ sổ sách được thiết lập hai hệ thống riêng trên cơ sở các tiết lên lớp và các bài kiểm tra phù hợp với yêu cầu của mỗi chương trình (một tiết dạy được ghi vào 2 sổ riêng, số lần kiểm tra theo yêu cầu của chương trình có số lần kiểm tra nhiều hơn và tính điểm trung bình theo yêu cầu riêng của mỗi chương trình). Các môn học còn lại thực hiện theo Chương trình GDTX cấp THPT. - Từ năm 2009, thực hiện công văn số 8298/BGDĐT-GDTX ngày 21/9/2009 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình GDTX cấp THPT, Sở GDĐT chỉ đạo các đơn vị dạy nghề lấy chương trình GDTX cấp THPT thay cho chương trình văn hóa nghề. Khi xây dựng phân phối chương trình chi tiết, các đơn vị dạy nghề phải báo cáo xin ý kiến của cơ quan chủ quản. Tuy nhiên những nội dung phục vụ cho việc học nghề của năm học đầu có thể nằm trong những bài học ở giai đoạn sau của chương trình GDTX cấp THPT. Học sinh phải chấp nhận kiến thức một cách gượng ép để học kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp có liên quan. Điều này gây khó khăn nhiều trong quá trình dạy – học. Học sinh tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách thụ động dẫn đến việc không hiểu bài và không thể đủ trình độ để vận dụng kiến thức trong các tình huống thực tiễn một cách linh hoạt. Một số đơn vị đã giải quyết nhược điểm trên bằng cách cho học sinh học chương trình giáo dục thường xuyên trong năm đầu. Đến năm thứ hai mới tiến hành thực hiện việc dạy nghề song song với dạy văn hóa. Giải pháp này tuy có thể xử lý được tình huống không đồng bộ trong việc kết hợp học văn hóa và đào tạo nghề nhưng cũng gây không ít khó khăn cho người học khi phải dồn ép việc học nghề (do phải bỏ hết một năm để học văn hóa). Từ năm 2012, Sở GDĐT đã rút kinh nghiệm và ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện chương trình GDTX trong các đơn vị dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề. Trong đó, số môn học được xác định cụ thể trên cơ sở số môn học bắt buộc tối thiểu của chương trình GDTX cấp THPT và một giải pháp hoàn toàn mới là cho phép các đơn vị dạy nghề lập kế hoạch tổ chức giảng dạy từng môn học cho toàn cấp dưới dạng cuốn chiếu sao cho phù hợp, đồng bộ với chương trình dạy nghề của từng nhóm nghề nghiệp. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Về các môn học bắt buộc: Để không gây áp lực về khối lượng kiến thức và thời gian học văn hóa, tạo điều kiện cho học sinh học văn hóa kết hợp với học nghề đạt kết quả tốt, các đơn vị dạy nghề chỉ thực hiện 7 môn bắt buộc bao gồm: Ngữ văn, Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí (Tại các đơn vị khác giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT phải dạy 8 môn gồm 7 môn bắt buộc và thêm môn Giáo dục công dân). Như vậy, trong các môn văn hóa của chương trình GDTX cấp THPT bao gồm các môn văn hóa cơ bản của chương trình nghề. Kết hợp hai chương trình văn hóa cho phép các đơn vị dạy nghề chỉ cần học thêm 3 môn học bắt buộc là Sinh học, Lịch sử và Địa lí để hoàn thành chương trình GDTX. Các đơn vị dạy nghề không phải thực hiện môn Giáo dục công dân (đã có môn thay thế là Chính trị hoặc Pháp luật với nội dung gần tương đương trong chương trình chung của đào tạo nghề). Về nội dung và phân bố thời gian chương trình các môn học: Căn cứ vào khung phân phối chương trình ban hành kèm theo công văn số 8298/BGDĐT-GDTX ngày 21/9/2009 và công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ GD-ĐT; Căn cứ vào chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề (Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và tình hình thực tiễn của đơn vị để xây dựng phân phối chương trình chi tiết trong đơn vị phù hợp với việc dạy văn hóa kết hợp với đào tạo nghề áp dụng cho từng nhóm nghề. Đối với từng môn học cụ thể, khi xây dựng phân phối chương trình chi tiết, các đơn vị lập kế hoạch thực hiện với thời lượng trong toàn cấp từ 4 đến 6 học kỳ tùy theo kiến thức làm cơ sở để học chương trình nghề. Điểm trung bình môn học theo từng học kì của lớp nào được bảo lưu để đánh giá xếp loại học viên theo môn học của lớp đó trong trường hợp thời gian học tập của các môn học trong cùng một lớp không giống nhau. Theo đó, trong trường hợp cần thiết, đơn vị có thể thực hiện song song các bộ môn khác nhau của các khối lớp khác nhau trong cùng một thời điểm. Sau khi hoàn thành kế hoạch thực hiện chương trình của tất cả các môn (7 môn) của một khối lớp, nhà trường sẽ tiến hành đánh giá, xếp loại học sinh về học lực; đánh giá, xếp loại học sinh về hạnh kiểm và xét lên lớp. Trong trường hợp một học sinh không đủ điều kiện lên lớp thẳng, nhà trường phải tổ chức cho học sinh đó kiểm tra lại các môn học để đủ điều kiện lên lớp. Trong trường hợp học sinh có khả năng ở lại lớp, đơn vị có thể sắp xếp học sinh học lại một số bộ môn trước khi cho kiểm tra lại (tại các đơn vị khác, học sinh phải học lại toàn bộ các môn học của khối lớp nếu thuộc diện ở lại lớp). Đồng thời vẫn cho học sinh theo học các bộ môn khác của khối lớp trên cùng các bạn học sinh đang học chung ngành nghề với học sinh đó. Vận dụng chỉ đạo của Sở GD-ĐT, đa số các đơn vị dạy nghề lập kế hoạch thực hiện chương trình ba năm học trong thời gian 5 học kỳ (phù hợp yêu cầu mỗi lớp phải kéo dài ít nhất 32 tuần thực học) với khối lượng kiến thức bảo đảm các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông áp dụng cho ngành học giáo dục thường xuyên; bảo đảm số tiết tối thiểu cho học lý thuyết, thực hành, ôn tập, luyện tập, kiểm tra đối với từng chương theo quy định của chương trình. Sở dĩ các đơn vị thực hiện được điều này do tại các trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp … chỉ nghỉ hè trong thời gian 1 tháng mỗi năm. Thời gian còn lại tương đương thời gian 1 học kỳ (tạm gọi là học kỳ VI) học sinh có thể phải tham gia thực tập nghề tại các nhà máy, xí nghiệp nên không thường xuyên có mặt tại trường để học văn hóa như những năm học trước… Song song với đó, trong thời gian này nhà trường tổ chức ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tạo điều kiện để học sinh có đủ kiến thức, kỹ năng trước khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp (nay là thi THPT). Điều này giúp nâng cao chất lượng học sinh một cách thực sự. Bên cạnh đó, phần lớn đơn vị dạy nghề thường không chủ động được trong việc phân công giáo viên dạy các môn văn hóa do đa số là giáo viên thỉnh giảng. Các đơn vị cần phải điều tiết lại việc bố trí thời gian thực hiện môn học phù hợp với yêu cầu của giáo viên. Một vài đơn vị do sĩ số học sinh trong mỗi lớp học rất thấp –khoảng từ 10 đến 20 học sinh– (đây là thực tế hiện nay trong các trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp), không đủ kinh phí thu từ học sinh để trả công cho giáo viên. Để duy trì sự tồn tại của loại hình đào tạo sau 3 năm học tại trường, học sinh vừa tốt nghiệp nghề đồng thời đạt trình độ tốt nghiệp THPT, các đơn vị có thể ghép lớp để giảm mức kinh phí phải trả cho giáo viên. Chẳng hạn lớp 11 có thể chưa bố trí học một môn nào đó không liên quan đến chất lượng đào tạo nghề để đợi ghép chung với lớp 10 ở khóa sau sắp hoàn thành chương trình môn đó. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI - Học viên học 2 chương trình song song nhưng thực chất chỉ học thêm 3 môn Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Việc giảm số môn giúp học sinh tiết kiệm thời gian và công sức nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu giáo dục của hai chương trình. Tạo điều kiện thuận lợi giúp cho học viên tiếp thu kiến thức, kỹ năng nghề hiệu quả. Sau khi ra trường (không tăng thời gian học tại trường) vẫn đạt được hai yêu cầu: được đào tạo nghề và tốt nghiệp THPT. - Hiệu quả dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề được bảo đảm. Kết quả thi tốt nghiệp hằng năm của đối tượng người học này không thua kém đối tượng học viên chỉ học văn hóa. Cá biệt có những đơn vị dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề có tỷ lệ học viên tốt nghiệp cao hơn những đơn vị chỉ dạy văn hóa. Sau đây là bảng so sánh tỷ lệ tốt nghiệp THPT tại các đơn vị nghề: Tỷ lệ % Đơn vị Ghi chú 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Chung (Khối GDTX) 21.91 48,50 63,89 80,75 69,57 84,55 Trung cấp Kỹ thuật Công nghiệp Đồng Nai 15,34 26,25 54,05 67,07 55,03 57,60 Cao đẳng nghề Đồng Nai 19,04 37,50 35,22 70,87 76,20 85,03 Cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi 21,23 75,23 92,32 97,38 72,58 86,55 Trung cấp nghề 14,28 26-3 26,92 24,71 Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp 9,34 - Hướng nghiệp 26,25 30,09 Đại học Lâm nghiệp (Cơ sở 2) Trung cấp KT Công nghiệp Nhơn Trạch 76,58 81,05 19,06 76,00 77,25 62,30 30,88 78,26 26,67 45,16 71,85 30,70 Năm 2012 không có thí sinh dự thi 91,61 Có thí sinh dự thi từ năm 2010 82,79 Có thí sinh dự thi từ năm 2011 Tỷ lệ % Đơn vị Ghi chú 2009 2010 Cao đẳng nghề Lilama II 2011 2012 96,97 Trung cấp Miền Đông 2013 90,43 35,29 Cao đẳng nghề Khu vực Long Thành – Nhơn Trạch 2014 93,93 Có thí sinh dự thi từ năm 2012 70,00 Có thí sinh dự thi từ năm 2013 72,72 Có thí sinh dự thi từ năm 2014 Nguồn: Sở GD-ĐT - Việc lập kế hoạch thực hiện các bộ môn một cách linh hoạt không nhất thiết phải theo niên chế đã giúp cho quá trình tổ chức thực hiện thuận lợi hơn: + Giúp nhà trường khắc phục được khó khăn về phân công giáo viên. + Tạo điều kiện để nhà trường giảm bớt khó khăn về kinh phí. - Những đơn vị tổ chức dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề dễ tuyển sinh hơn các đơn vị khác do phần lớn gia đình học sinh và ngay bản thân học sinh học nghề có nguyện vọng kết hợp học văn hóa để sau khi học xong nghề có thể đồng thời tốt nghiệp THPT. Điều này thể hiện ở chỗ số lượng các đơn vị dạy nghề xin cấp phép để được dạy theo hình thức kết hợp vừa dạy nghề vừa dạy chương trình GDTX cấp THPT ngày càng tăng. Cá biệt có đơn vị đã được cấp phép do khó khăn khi thực hiện song song hai nhiệm vụ đã bỏ việc dạy chương trình GDTX (Trường TC Kỹ thuật Công nghiệp Nhơn Trạch nay là Trường TC Kinh tế Kỹ thuật Đồng Nai). Do khó khăn khi tuyển sinh và nhận thấy vấn đề khó khăn về thực hiện chương trình có thể giải quyết được đã trở lại thực hiện chương trình GDTX cấp THPT kết hợp đào tạo nghề. Sau đây là bảng thống kê số lượng đơn vị nghề đã được cấp phép giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT và số học sinh tốt nghiệp THCS đăng ký để đồng thời được đào tạo nghề và hoàn thành chương trình THPT: Trước năm học 2012-2013: Năm học Số đơn vị vừa dạy CT GDTX cấp THPT vừa đào tạo nghề Số HV vừa học văn hóa vừa học nghề Năm học Số đơn vị vừa dạy CT GDTX cấp THPT vừa đào tạo nghề Số HV vừa học văn hóa vừa học nghề 2008 – 2009 7 5.121 2009 – 2010 7 5.077 2010 – 2011 7 4.678 2011 – 2012 11 5.786 Năm học Số đơn vị vừa dạy CT GDTX cấp THPT vừa đào tạo nghề Số HV vừa học văn hóa vừa học nghề 2012 – 2013 11 5.824 2013 – 2014 12 5.420 2014 – 2015 12 5.990 Từ năm học 2012-2013 Nguồn: Sở GD-ĐT - Góp phần hỗ trợ việc phân luồng học sinh sau THCS thông qua việc thu hút học sinh vào các đơn vị dạy nghề để vừa được học nghề, vừa học văn hóa thay vì tìm mọi cách để được vào trường trung học phổ thông. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Trong quá trình nghiên cứu thực trạng và đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của các đơn vị dạy nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tôi có một số khuyến nghị sau: 1. Đối với Bộ GD-ĐT - Nghiên cứu giải pháp mà Đồng Nai đã thực hiện trong thực tế có hiệu quả nêu trên. Vấn đề này đã được Sở GD-ĐT trình bày dưới dạng tham luận trước Hội nghị toàn quốc về “chỉ đạo và phát huy hiệu quả việc dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề trong trung tâm giáo dục thường xuyên” tổ chức tại thành phố Đà Nẵng năm 2014. - Nếu được, đề nghị Bộ GD-ĐT ban hành các văn bản hướng dẫn để các địa phương có cơ sở pháp lý thực hiện vì hiện nay Đồng Nai chỉ vận dụng các văn bản hướng dẫn của Bộ sao cho không vi phạm các quy định về chuyên môn căn cứ vào đặc trưng của ngành học giáo dục thường xuyên (linh hoạt tổ chức các hoạt động đáp ứng nhu cầu của người học). 2. Đối với Sở GD-ĐT Đồng Nai - Trên cơ sở những kết quả đạt được trong thời gian qua, tiếp tục nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị dạy nghề thực hiện tốt nhiệm vụ dạy văn hóa kết hợp với đào tạo nghề. - Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về dạy văn hóa kết hợp với đào tạo nghề, chú trọng công tác hướng nghiệp trong các trường THCS. 3. Đối với các đơn vị dạy nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Việc quyết định điều chỉnh thời lượng và thời gian thực hiện chương trình cho mỗi môn học phải theo các nguyên tắc: - Đảm bảo số tiết tối thiểu cho học lý thuyết, thực hành, ôn tập, luyện tập, kiểm tra đối với từng chương theo quy định của chương trình. Khuyến khích các đơn vị dạy thêm các tiết thực hành, ôn tập, luyện tập giúp học viên nắm vững kiến thức đã học. - Đảm bảo mục tiêu môn học được Bộ GD-ĐT quy định trong Tài liệu hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong Chương trình giáo dục phổ thông các môn học và Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong Chương trình GDTX cấp THPT. - Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn, đồng thời kết hợp dạy kiến thức văn hóa phục vụ cho việc đào tạo nghề. - Việc lập thời khóa biểu cần quan tâm tạo điều kiện để học viên tiếp thu bài nhằm đạt hiệu quả dạy – học cao nhất. VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định 58/2008/QĐ-BLĐTBXH về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành ngày 06/9/2008. 2. Công văn số 8298/BGDĐT-GDTX về hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình GDTX cấp THPT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành ngày 21/9/2009. 3. Công văn số 1685/SGDĐT-GDTX V/v hướng dẫn thực hiện Chương trình GDTX trong các đơn vị vừa dạy nghề vừa dạy chương trình GDTX cấp THPT của Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 06/9/2012. VII. PHỤ LỤC: không NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị : Phòng GDTX ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– ................................, ngày tháng năm PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014-2015 BM03-TMSKKN ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: Linh hoạt tổ chức kế hoạch thực hiện chương trình GDTX cấp THPT trong các đơn vị dạy nghề tại Đồng Nai. Họ và tên tác giả: Võ Văn Thành Chức vụ: Chuyên viên Đơn vị: Phòng Giáo dục thường xuyên – Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai. Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả. Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng