Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân của học sin...

Tài liệu Skkn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh lớp 5

.PDF
15
1667
80

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN  Mã SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÂNG CẦU BẰNG MU BÀN CHÂN CỦA HỌC SINH LỚP 5” Lĩnh vực/Môn: Thế Dục Năm học 2015-2016 “Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh lớp 5. MỤC LỤC Phần I: Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 2 2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 4.Phạm Vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 Phần II: Nội dung 1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5 2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân cho học sinh tại trường tiểu học ........................................................................................ 5 3. Tiến hành áp dụng các bài tập bổ trợ vào giảng dạy nâng cao hiệu quả kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân ........................................................................ 7 Phần III: Kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận ........................................................................................................... 13 2. Khuyến nghị .................................................................................................... 13 1 “Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh lớp 5. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục tiểu học của nước ta đang thực hiện những đổi mới đồng bộ và toàn diện nhằm góp phần tạo những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo góp phần phổ cập giáo dục tiểu học có chất lượng trong cả nước. Bậc tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành các kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn của học sinh. Bậc học này cũng nhằm bồi dưỡng và phát huy những tình cảm, thói quen và đức tính của con người. Vì vậy các môn học ở tiểu học đều có mối quan hệ với nhau, hỗ trợ cho nhau nhằm phát triển một cách toàn diện cho học sinh. Xuất phát từ thực tiễn giáo dục, môn thể dục được phổ cập ở cấp tiểu học. Môn học này giờ đây được coi trọng thể hiện ở sự đầu tư của ngành giáo dục và đào tạo trong việc biên soạn, đổi mới sách giáo khoa và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên chuyên trách và môn thể dục còn trang bị cho học sinh một số tri thức, kỹ năng cần thiết nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giàu vốn kỹ năng vận động để học sinh học tập và sinh hoạt hiệu quả hơn, góp phần rèn cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui tươi, có tổ chức kỉ luật và một số phẩm chất đạo đức tạo tiền đề hình thành nhân cách con người. Trong chương trình Giáo dục thể chất bậc tiểu học còn lồng ghép các trò chơi dân gian và các bài tập mang tính dân gian trong đó môn đá cầu là một môn thể thao dân tộc, có một quá trình phát triển rất sớm gắn liền với lịch sử phát triển dựng nước và giữ nước của dân tộc và là môn thể thao được mọi tầng lớp nhân dân đón nhận, đặc biệt là giới trẻ rất ưa thích và tập luyện. Đá cầu ở bậc tiểu học là một môn tự chọn nhưng rất qua trọng và được sử dụng học tập đồng thời nó là phương pháp, phương tiện rèn luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹ , khéo léo và giáo dục đạo đức cho các em . Chính vì lý do trên tôi mạnh dạn lựa chọn lấy tiêu đề cho sáng kiến kinh nghiệm này “Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh lớp 5. 2 “Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh lớp 5. 2. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân. - Đối tượng thực nghiệm: Bao gồm học sinh khối lớp 5 tại trường tiểu học quận Thanh Xuân TP Hà Nội. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1: Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Để tiến hành phương pháp này chúng tôi đã chắt lọc từ các tài liệu có liên quan như: Giáo trình đá cầu, Sinh lí học TDTT, phương pháp thống kê trong TDTT… 3.2: Phương pháp phỏng vấn tọa đàm Đây là phương pháp nhằm thu nhận và xử lý nguồn thông tin ban đầu từu ý kiến người khác, trên cơ sở có những thông tin khách quan để nghiên cứu, phân biệt kỹ thuật cơ bản cũng như trình tự tiến hành giảng dạy và tập luyện các động tác kỹ thuật cơ bản để đạt được hiệu quả cao. 3.3: Phương pháp kiểm tra sư phạm Khi sử dụng phương pháp này cần tiếp cận với hiện thực khách quan, bằng các giác quan của mình thông qua các giờ luyện tập của học sinh, từ đó xây dựng được trình tự giảng dậy kỹ thuật động tác tâng cầu bằng mu bàn chân và hệ thống các bài tập bổ trợ và bài tập dẫn dắt cho người tập. 3.4: Phương pháp kiểm tra sư phạm: Phương pháp này nhằm mục đích kiểm tra đáng giá năng lực điều khiển quả cầu của học sinh một cách chính xác và khách quan tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân chia nhóm trong quá trình thực nghiệm. Đồng thời đánh giá mức độ phát triển năng lực điều khiển quả cầu ở kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân của các học sinh khi áp dụng những bài tập mới và vận dụng đổi mới phương pháp vào giảng dạy và tập luyện kỹ thuật này. 3 “Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh lớp 5. 3.5: Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng để kiểm nghiệm đánh giá tìm hiểu tính hiệu quả trong quá trình thực nghiệm các bài tập thực tế sau khi đã lựa chọn và xác định được bài tập để nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân cho học sinh lớp 5 tại trường tiểu học. 3.6: Phương pháp toán học thống kê Sau khi đã thu nhận đủ số liệu để đánh giá kết quả, chúng tôi đã sử dụng các công thức toán học thống kê để sử lý số liệu đó. 4. Phạm vi nghiên cứu: Bài tập bổ trợ cho kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân cho học sinh lớp 5 trong giờ học môn thể thao tự chọn là đá cầu. 4 “Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh lớp 5. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. Để chơi được môn đá cầu tốt, người chơi phải nắm vững và thực hiện tốt cả 2 yếu tố: Tốc độ và điểm rơi. Muốn giải quyết ba yếu tố trên thì người chơi phải biết phối hợp, biết sử dụng nhuần nhuyễn các yếu tố này trong tập luyện cũng như lúc thi đấu môn đá cầu. 1.1. Yếu tố tốc độ Đây là yếu tố không thể thiếu được trong môn đá cầu, với yếu tố này nó sẽ giúp cho người chơi không ngừng nâng cao thành tích của mình trong tập luyện và thi đấu. Nếu đá cầu với tốc độ nhanh sẽ đẩy đối phương và thế bị động, lúng túng, mất bình tĩnh… Tạo cho mình có nhiều thời gian thuận lợi để tấn công dứt điểm. 1.2. Yếu tố điểm rơi Đối với đá cầu điểm rơi là điểm tiếp xúc giữa bàn chân , quả cầu, mặt đất trong phạm vi diện tích của sân. Nếu sử dụng tốt yếu tố điểm rơi sẽ luôn đặt đối phương trước những tình huống bất ngờ, bị động, luôn luôn phải di chuyển trong phạm vi sân của mình để đỡ và đá cầu. 2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân cho học sinh tại trường tiểu học – Thanh Xuân – Hà Nội. Đá cầu đòi hỏi người tập phải vận động toàn thân như: Di chuyển, tâng cầu, đỡ cầu, đá cầu tấn công, chuyền cầu, cứu cầu… Như vậy, hai chân phải nhanh nhẹn, hoạt động tích cực mắt phải tập trung quan sát và phán đoán đường cầu trên toàn sân để đưa ra quyết định khi tiếp xúc với cầu bằng kỹ thuật nào để có hiệu quả cao nhất. Trong quá trinh dạy tôi nhận thấy học sinh lớp 5 nói chung và học sinh trường tiểu học Nguyễn Trãi nói riêng thì khả năng tư duy, thể chất và ngoại hình của các em vẫn còn hạn chế. Nhưng các em cũng có thể phân biệt được những chi tiết, thành phần kỹ thuật động tác một cách tương đối đúng và biết cách dùng sức tương đối hợp lý trong bài tập đòi hỏi sức mạnh, sức nhanh, sự 5 “Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh lớp 5. khéo léo. Một số kỹ năng cơ bản cần thiết trong đời sống đã được hình thành, khả năng hoạt động giữa chân, tay, thân mình tương đối tốt. Tuy nhiên những khả năng này ở mức độ chưa cao, mang nặng tính tự nhiên và kém bền vững. Khi học tâng cầu bằng mu bàn chân đối với các em là tương đối khó khăn, khi tâng cầu thì cầu bay quá xa hoặc quá thấp nên khó tâng cầu bằng mu bàn chân, các em di chuyển không đúng hướng cầu để thực hiện tâng cầu. Vì vậy kết quả kiểm tra, đánh giá thành tích của các em đạt được rất kém, tỷ lệ các em tâng cầu chưa đạt 5 lần là rất nhiều. Tôi đã tiến hành khảo sát qua những lần kiểm tra đối với 120 em học sinh lớp 5A, lớp 5B và lớp 5C ở đầu học kỳ 2 năm học 2011-2012 và có kết quả như sau. BẢNG 1: KẾT QUẢ KIỂM TRA THÀNH TÍCH TÂNG CẦU BẰNG MU BÀN CHÂN CỦA HỌC SINH KHỐI 5 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỚC KHI ÁP DỤNG CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ. SỐ LẦ TÂNG STT THÀNH TÍCH CỦA HS CẦU BẰNG MU TỶ LỆ (%) BÀN CHÂN 1 2 3 Chưa hoàn thành 61 ( 0 – 4 lần ) Hoàn thành 42 ( 5 – 10 lần ) Hoàn thành tốt 17 ( > 10 lần ) 50,83% 34,17% 15% Từ kết quả kiểm tra trên cho thấy kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân là một kỹ thuật tương đối khó với học sinh lớp 5, tỷ lệ học sinh chưa tâng được 5 lần là rất cao khoảng 50,83% và tỷ lệ học sinh tâng trên 10 lần không được cao 6 “Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh lớp 5. 15 %. Nhìn chung khả năng tâng cầu bằng mu bàn chân trong giờ học môn thể thao tự chọn đá cầu của học sinh lớp 5 trường tiểu học Nguyễn Trãi là rất thấp. 3. Tiến hành áp dụng các bài tập bổ trợ vào giảng dạy nâng cao hiệu quả kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân. 3.1. Phân tích kỹ thuật động tác tâng cầu bằng mu bàn chân. TTCB: Đứng chân trụ phía trước, cả bàn chân chạm đất, chân đá ( chân cùng với tay cầm cầu ) để sau và chạm đất bằng nửa bàn chân trên. Tay cầm cầu để trước, ngang với thắt lưng, bàn tay ngửa và khum lại để đỡ cầu. Tay không cầm cầu co lại tự nhiên. Trọng tâm dồn nhiều vào chân trước, mắt nhìn theo cầu. Thực hiện kỹ thuật động tác: Tung nhẹ cầu lên cao khoảng 0.5m , khi cầu rơi xuống dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao ngang ngực, khi cầu rơi xuống đến mức hợp lý lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi ra xa vị trí đứng thì người chơi cần phải di chuyển hợp lý đến vị trí thuận lợi để tâng cầu. 3.2. Các bài tập bổ trợ được lựa chọn trong giảng dậy nâng cao khả năng tâng cầu bằng mu bàn chân cho học sinh hoặcc môn thể thao tự chọn Đá cầu. 3.2.1. Nhóm các bài tập di chuyển: - Di chuyển nhiều bước từ giữa sân ra các góc. - Di chuyển ngang sân. - Di chuyển tiến lùi dọc theo sân. - Di chuyển đổi hướng theo hiệu lệnh. 3.2.2. Nhóm các bài tập mô phỏng: - Tập mô phỏng tâng cầu bằng mu bàn chân tại chỗ. - Di chuyển tâng cầu bằng mu bàn chân với tình huống cầu ở bên trái. - Di chuyển tâng cầu bằng mu bàn chân với tình huống cầu ở bên phải. - Di chuyển tâng cầu bằng mu bàn chân với tình huống cầu bay bổng về phía sau. - Di chuyển tâng cầu bằng mu bàn chân với tình huống cầu ngắn phía trước mặt. 7 “Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh lớp 5. 3.2.3.Nhóm các bài đá vào vật chuẩn: - Di chuyển đơn bước thực hiện kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân khi cầu được treo ở vị trí cố định. - Di chuyển bước chạy, lướt…. thực hiện động tác tâng cầu bằng mu bàn chân khi cầu được treo cố định. 3.2.4. Nhóm bài tập có người phục vụ: - Người phục vụ tung cầu gần vị trí người tập tâng cầu bằng mu bàn chân cho cầu bay bổng lên lưới. - Người phục vụ tung cầu với tốc độ khác nhau, đến các vị trí trên sân, người tập di chuyển thực hiện tâng cầu bằng mu bàn chân bay bổng lên lưới. 3.2.5. Nhóm các bài tập nâng cao và phối hợp: - Tập tâng cầu bằng mu bàn chân ở vị trí giữa sân bay bổng về phía lưới, di chuyển lên thực hiện động tác đá cầu sang sân đối phương. - Tập tâng cầu bằng mu bàn chân ở các vị trí khác nhau trên sân bay bổng về phía lưới, di chuyển lên thực hiện động tác đá cầu sang sân đối phương. - Tập phối hợp di chuyển đến các vị trí khác nhau trên sân để tâng cầu bằng mu bàn chân để cầu bay bổng lên lưới, rồi đá chuyền cầu về vị trí thuận lợi cho người thứ hai đứng gần lưới đá cầu sang sân đối phương. 3.2.6. Nhóm các bài tập chạy: - Chạy nhanh 30-60m - Chạy zích-zắc 30-60m. - Chạy phối hợp bật nhảy. 3.2.7. Nhóm các bài tậ với dụng cụ: - Tập nhảy dây. - Tập bật nhảy chân trước – chân sau với tạ 3kg. - Tập bật với bục cao 30cm. 3.3. Kết quả đạt được sau khi tiến hành áp dụng các giải pháp mới vào giảng dạy kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân. Sau thời gian gần 3 tháng tôi áp dụng cho học sinh lớp 5 của trường tiểu học Nguyễn Trãi bằng các bài tập bổ trợ chuyên môn đã được lựa chọn ở trên các 8 “Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh lớp 5. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN THỂ DỤC LỚP 5 TÊN BÀI : MÔN TỰ CHỌN ( TÂNG CẦU CÁ NHÂN – CHUYỀN CẦU THEO giờ học môn thể tao tự chọn đá cầu và kết quả thành tích tâng cầu bằng mu bàn chân của 120 học sinh được thể hiện qua bảng như sau. BẢNG 2: KẾT QUẢ KIỂM TRA THÀNH TÍCH TÂNG CẦU BẰNG MU BÀN CHÂN CỦA HỌC SINH KHỐI 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI SAU KHI ÁP DỤNG CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ. SỐ LẦ TÂNG THÀNH TÍCH CỦA HS STT CẦU BẰNG MU TỶ LỆ (%) BÀN CHÂN Chưa hoàn thành 1 19 ( 0 – 4 lần ) Hoàn thành 2 67 ( 5 – 10 lần ) Hoàn thành tốt 3 34 ( > 10 lần ) 15,83% 55,83% 28,34% Nhìn vào bảng kiểm tra trên ta thấy: Tỷ lệ học sinh không hoàn thành giảm xuống rất nhiều chỉ còn 15,83% trong 120 em học sinh khối 5 tham gia tập luyện. Tỷ lệ học sinh hoàn thành tốt cũng tăng lên đáng kể từ 15% lên 28,34%. Còn tỷ lệ học sinh học sinh hoàn thành cũng tăng lên từ 34,17% lên 55,83% . 9 “Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh lớp 5. NHÓM 2 NGƯỜI ) TRÒ CHƠI “LĂN BÓNG BẰNG TAY” I. Môc tiªu: 1. KiÕn thøc. - Ôn động tác tâng cầu cá nhân bằng đùi ( bằng mu) – chuyền cầu theo nhóm hai người. . Yêu cầu ; Học sinh thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. - Ch¬i trß ch¬i : “Lăn bóng bằng tay ”. Yªu cÇu HS biÕt c¸ch ch¬i và tham gia vào trò chơi t-¬ng ®èi chñ ®éng. 2. Gi¸o dôc: - HS nghiªm tóc trËt tù, t¸c phong nhanh nhÑn, tÝnh tËp thÓ cao II. §Þa ®iÓm - ph-¬ng tiÖn: 1. §Þa ®iÓm : Nhà thể chất sạch sẽ ( sân tập ), đảm bảo an toàn tập luyện. 2. Ph-¬ng tiÖn : Giáo viên chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi. Mỗi học sinh 1 quả cầu. 2 quả bóng rổ số 5, cột đích. Băng đài cát sét. III. Néi dung vµ ph-¬ng ph¸p lªn líp: Néi dung I. Më ®Çu: §L TG 5’ SL - GV phæ biÕn néi dung vµ yªu cÇu giờ học. Ph-¬ng ph¸p gi¶ng d¹y §H lªn líp 4 hµng ngang GV x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x -Đội hình 4 hàng ngang so le. - Khëi ®éng : x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x ▲ 1l - GV điều khiểm 2x8n -Đội hình như trên. + Xoay các khớp: cæ tay, cæ ch©n, xoay vai, c¸nh tay, ®Çu gèi, h«ng.( Trên nền nhạc bài thể dục nhịp điệu) + thực hiện bài thể dục 23-27’ 10 “Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh lớp 5. Néi dung §L TG Ph-¬ng ph¸p gi¶ng d¹y SL - Goi 1,2 hs lên thực hiện lại động tác tâng cầu cá nhân. Gọi hs nhận xét, gv củng cố lại II. C¬ b¶n + Kiểm tra bài cũ. - Ôn động tác tâng cầu cá nhân bằng đùi ( bằng mu) x ▼gv x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - GV hướng dẫn lại cho HS kỹ thuật chuyền cầu theo nhóm 2 người . - Gv nhận xét sửa sai. - Chia tổ tập luyện + Động tác tâng cầu cá nhân bằng đùi ( bằng mu) . Sau hồi còi cả lớp chuyển sang ký thuật. + Chuyền cầu theo nhóm hai người. . – Chuyền cầu theo nhóm hai người. . 3-4’ 4-6’ x x x x o o o o ▼gv x x x x o o o o - Cán sự điều khiển tổ tập luyện . - Gv quan sát đi đến từng tổ sửa sai. - GV Tập hợp lớp 4 hàng ngang. GV nhắc nhở một số sai lầm thường mắc * Cổng cố động tác tung và bắt bóng. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x ▼gv x x x 11 x x x x x x x x “Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh lớp 5. Néi dung §L TG SL Ph-¬ng ph¸p gi¶ng d¹y - Gv gọi 1 nhóm hs lên thực hiện ,gv sửa sai va biểu dương 2. Ch¬i trß ch¬i “ lăn bóng bằng tay”. 6-8’ - GV nªu vµ h-íng dÉn l¹i c¸ch ch¬i - Chơi chính thức.( Chú ý số lượng hs các tổ bằng nhau) - GV củng cố sự lớp lµm träng tµi - GV nhận xét tuyên dương. III. kÕt thóc. -Thả lỏng hồi tĩnh. 5’ - Cả lớp đi thành vòng tròn x x x x - Củng cố: Giao BTVN cho HS. x x x GV x x x x x x Múa hat 1 bài trên nền nhạc. -GV và Hs hệ thống lại nội dung đã học - Ôn bài thể dục phát triển chung. 12 “Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh lớp 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Nhìn vào bảng kiểm tra thành tích trên ta thấy sự tăng trưởng về thành tích tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh sau khi được áp dụng các bài tập bổ trợ vào trong giảng dạy kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân trong giờ học môn thể thao tự chọn. Tỷ lệ học sinh tâng cầu với số lần nhiều cao lên rõ rệt và tỷ lệ không đạt giảm xuống nhanh chóng. Thông qua tỷ lệ phần trăm kết quả tâng cầu trên cho thấy được tác dụng rất tốt của bài tập bổ trợ với kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân. Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có một số kết luận sau: - Từ các bước nghiên cứu chặt chẽ đề tài đã hệ thống được 7 nhóm các bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân và đã ứng dụng trong quá trình giảng dạy cho học sinh môn đá cầu của trường tiểu học– Thanh Xuân – Hà Nội đạt kết quả cao. Có thể sử dụng ở các năm học tiếp theo giúp học sinh nâng cao thành tích học môn đá cầu trong nhà trường. - Đánh giá được hiệu quả sử dụng các bài tập bổ trợ và trình tự giảng dậy, huấn luyện theo đề xuất của đề tài. 2. KHUYẾN NGHỊ - Cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu thêm các bài tập bổ trợ nữa để nâng cao hơn hiệu quả kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân và những kỹ thuật khác của môn đá cầu. - Trang bị đầy đủ trang thiết bị dụng cụ, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hơn nữa hiệu quả học tập trong giờ học thể dục cho học sinh tại trường tiểu học – Thanh xuân – Hà nội. Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2016 T«i xin cam ®oan ®©y lµ s¸ng kiÕn kinh nghiÖm do m×nh viÕt kh«ng sao chÐp néi dung cña ng-êi kh¸c 13 “Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh lớp 5. Nhận xét của hội đồng xét duyệt SKKN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan