Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn-Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp...

Tài liệu Skkn-Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp

.PDF
28
2594
120

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp PHẦN MỞ ĐẦU A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là vô dụng Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” Ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ. Đảng ta khi đánh giá một con người luôn lấy đức làm gốc. Một con người không có đức dù tài cán đến đâu cũng không thể làm nổi việc gì có ích cho dân, cho nước. Xuất phát từ thực tiễn xã hội hiện nay, tác động của ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng đạo đức của học sinh ngay từ khi bước vào trường học. Đối với học sinh lớp Một khi cắp sách tới trường, tất cả mọi hoạt động, các mối quan hệ với các em còn mới mẻ. Do vậy việc hình thành cho các em những chuẩn mực hành vi là rất quan trọng. Chuẩn mực đạo đức xã hội bao gồm những hành vi thói quen đạo đức, mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Gần gũi với các em nhất là mối quan hệ gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Nhân cách đạo đức của các em khi đến trường rất trong sáng ngây thơ, chưa có khả năng nhận biết phân tích, chưa hiểu sâu, hiểu rõ mọi tình huống vấn đề. Nếu người thầy không uốn nắn tốt thì như cây thiếu ánh sáng sẽ phát triển cong vẹo. Xuất phát từ mục tiêu các môn học. Dạy học các môn học trong đó dạy đạo đức là dạy học sinh những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và quyền trẻ em trong các tình huống đơn giản cụ thể của cuộc sống hàng ngày. Nội dung của các môn học là sự kết hợp giữa giáo dục quyền với giáo dục trách nhiệm bổn phận của học sinh. Hơn nữa giáo dục đạo đức không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường tự nhiên, mà còn giáo dục trách nhiệm của các em đối với chính bản thân mình. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN. Tất cả các môn học ở tiểu học đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Trong các môn học bắt buộc ở lớp Một. Nhiều giáo viên, nhiều cơ sở chỉ chú tâm hai môn Toán và Tiếng việt nhằm đạt được mục đích sau khi học xong lớp Một học sinh biết đọc thông viết thạo là được, chưa chú ý nhiều đến giáo dục kỹ năng cho học sinh. Việc bồi dưỡng hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức đâu phải đó là một bài mẫu có sẵn, áp đặt, khuôn mẫu để học sinh thực hiện theo. Mà nhiệm vụ giáo dục kỹ năng qua mỗi bài học là một chuẩn mực hành vi đạo đức giúp các em nắm được những điều sơ đẳng của phép ứng xử trong cuộc sống hằng ngày. Qua bài dạy của giáo viên các em nắm được nội dung và ý nghĩa của chuẩn mực hành vi trong các hoạt động và trong các mối quan hệ xã hội. Với học sinh lớp Một việc bồi dưỡng cho các em cách nói năng lễ phép, giúp các em biết cách cư xử với người trên, bạn bè trong lớp. Từ đó các em có nề nếp thói quen tốt, tạo điều kiện cho các em học tốt hơn . Đó là một công việc đầu tiên và cũng thật khó đối với giáo viên lớp Một. Khi nhận lớp giáo viên phải tiến hành tìm hiểu tình tình học sinh. Điều kiện sống của các em với gia đình. Hầu hết đối với học sinh lớp một trường Tiểu học Tân Lợi từ lúc sinh ra và lớn lên đa số các em ít được va chạm với môi trường xung quanh nên vốn kinh nghiệm sống nghèo nàn, các em chưa biết cách ứng xử đơn giản với cô giáo và các bạn. Nhiều lúc cô nói các em như không hiểu gì. Từng vấn đề nhỏ cũng phải nói cụ thể rõ ràng, làm mẫu bằng động tác thì các em mới hiểu, các em trầm lặng ít hoạt động, thích ngồi nhìn các bạn học, chơi, nô đùa. Nhiều bậc phụ huynh chưa chú ý dạy con em mình những phép ứng xử nhỏ nhất, cần thiết nhất trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày, khiến cho các em rất ngại nói, ngại giao tiếp. Chính vì những lý do trên song song với việc trang bị kiến thức cho các em thì giáo dục kỹ năng sống cho các em qua các môn học là rất quan trọng. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp”. 3. - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Việc nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp”. Trước hết giúp cho tôi hiểu rõ hơn về công tác chỉ đạo của mình nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh trong trường tiểu học. Khi nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sau một năm học lớp Một có thể trang bị cho các em một số hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực, hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó. Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học, kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện, hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. Giúp cho các em có vốn kinh nghiệm sống phong phú, tự nhận biết các hành vi đạo đức từ thực tế xung quanh các em qua các bài học, tranh ảnh, tiểu phẩm, sắm vai, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, vận dụng vốn kinh nghiệm đó vào cuộc sống thực tế hàng ngày. Giúp giáo viên say mê với công việc, yêu nghề mến trẻ. 3. - GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 3.1 - Trường tiểu học Tân Lợi Huyện Hớn Quản Tỉnh Bình Phước. 3.2 - Giới hạn đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Đầu cấp. Trường tiểu học Tân Lợi”. 3.3 - Giới hạn về khách thể khảo sát: 159 học sinh khối 1. 4. - Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp tôi đã vận dụng các phương pháp sau: 1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 3. Phương pháp quan sát. 4. Phương pháp đàm thoại. 5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 6. Phương pháp lấy ý kiến. + Về mặt lý luận: Nhà trường tiểu học là cái nôi đầu tiên không chỉ trang bị cho các em những kiến thức khoa học mà còn trang bị cho các em những chuẩn mực hành vi, để các em được chăm sóc phát triển toàn diện là người có ích cho xã hội. Đối với học sinh lớp Một, các em vừa ở tuổi mẫu giáo, cái tuổi bắt chước theo người lớn, vốn kinh nghiệm sống nghèo nàn, nên phần nào có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ ở mọi nơi, mọi lĩnh vực, kể cả việc lĩnh hội kiến thức. Các em nhận biết cái tốt, cái xấu, cái sai, cái đúng, cái thiện, cái ác còn hạn chế. Vào học lớp Một rồi có em còn chưa nói được cụ thể họ và tên của mình, họ tên của bố mẹ, còn nói trống không, v.v…Nếu học sinh có kỹ năng giao tiếp tức là có kỹ năng nói tốt tạo tiền đề học tốt các môn học. Để thực hiện được nhiệm vụ này chúng ta cần tìm hiểu tâm lý học sinh lớp Một, nghiên cứu chuẩn đạo đức xã hội. Nghiên cứu những lý luận cần thiết về rèn luyện kỹ năng sống qua các bài học cụ thể. + Về mặt thực tiễn: - Tìm hiểu học sinh lớp một: Lý lịch học sinh nơi cư trú, trò chuyện giao tiếp để nắm bắt tình hình học sinh, tìm hiểu mặt yếu của học sinh, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho các em. Giáo viên phải yêu nghề mến trẻ là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. B. - PHẦN NỘI DUNG. CHƯƠNG I NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. Thực trạng của học sinh lớp một trường Tiểu học Tân Lợi - Để biết được vốn kinh nghiệm sẵn có của các em tôi bắt tay vào tìm hiểu tình hình học sinh lớp 1. Tổng số học sinh lớp Một là 159 em: Trong đó có 11 em gia đình hộ nghèo, 30 em gia đình điều kiện khó khăn, phần lớn là con em công nhân cao su, vì vậy ít có điều kiện quan tâm đến các em . Phần lớn các em chưa được gia đình chú ý quan tâm bồi dưỡng vốn kinh nghiệm trong giao tiếp nên đến lớp các em thường hay nhút nhát. khi đến lớp là khóc. Gọi lên bảng không dám lên, không dám giơ tay phát biểu xây dựng bài cô gọi chỉ gật và lắc đầu, hoặc "ơi","hở". Nhiều em còn chưa biết nói lời thưa gửi thể hiện lễ phép. - Do đặc điểm nơi cư trú của học sinh, các em ở rải rác nhiều ấp, sóc. Các em nhút nhát, không cởi mở ngại giao tiếp với các bạn và cô giáo. Nhiều em ở ấp Sóc trào đồng bào dân tộc, vung sâu từ nhỏ nên vốn kinh nghiệm sống còn hạn chế. Các em chưa biết cách ứng xử đơn giản nhất với cô giáo và các bạn. Nhiều em chưa nói được cụ thể họ tên mình, họ tên bố mẹ, chưa phân biệt được anh em trong nhà với anh em họ. Từ tình hình thực tế trên tôi thiết nghĩ các em có khả năng giao tiếp tốt sẽ tạo điều kiện cho các em học tốt các môn học cũng như tham gia các hoạt động do trường, đội tổ chức. II. Đánh giá thực trạng *Học sinh: - Do đặc điểm tâm sinh lí hoc sinh, nhiều em tính cách nhút nhát, từ nhỏ ít va chạm với môi trường xung quanh nên khi vào lớp Một các em bắt đầu làm quen với hoạt động học tập. Tất cả đều mới mẻ vốn kinh nghiệm sống hạn chế khó khăn cho việc tiếp thu kiến thức. *Môi trường sống và điều kiện gia đình. - Do đặc điểm nơi cư trú các em ở xa trung tâm, bố mẹ mải làm ăn ít có thời gian quan tâm đến việc học tập của các em, nhất là sửa những hành vi thói quen chưa đúng, chưa chuẩn. VD: Con nói trống không chưa chú ý sửa lại lời nói chuẩn cho các em, hoặc khi các em đưa đón vật gì đó với người lớn tuổi các em đưa một tay cũng cho qua không sửa lại đúng cho các em v. v … nhiều bậc phụ huynh do bận mải làm ăn hầu như chỉ chú ý con em mình có ăn là được, không có chút thời gian quan tâm đến tâm tư tình cảm của các em, nhất là các bậc phụ huynh ở khu vực ấp sóc việc quan tâm đến học tập của các em càng hạn chế hơn. phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng cho các em, trách nhiệm của mình trong việc học tập của con em còn phó thác cho nhà trường. * Giáo viên. - Nhà trường là môi trường giáo dục quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, nhưng nhiều cơ sở chưa chú tâm đầu tư mới chỉ hoàn thành theo mục tiêu môn học, chưa nghiên cứu phương pháp dạy nhằm mục đích giáo dục cao nhất. Giáo viên chưa xác định được kĩ năng cần rèn qua từng bài học. Chưa chú ý kiểm tra kỹ năng hành vi đạo đức đã học của học sinh. - Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa thường xuyên liên tục nên các hành vi đạo đức chưa trở thành thói quen, các em chóng quên. hành vi đó chưa có giá trị thực tế cao. * Nhà trường, đoàn đội. - Chưa tổ chức được nhiều hoạt động ngoại khoá: Như thi kể chuyện đạo đức, học tập tấm gương người tốt việc tốt để học sinh được thưc hành hành vi đã học vào những tình huống cụ thể trong cuộc sống. - Nội dung sinh hoạt chưa được rút kinh nghiệm, thay đổi nội dung sinh hoạt theo từng tháng. Từ những thực trạng trên việc rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một là rất cần thiết, tạo tiền đề cho các em phát triển khả năng giao tiếp và học tập tốt các môn học CHƯƠNG II Một số vấn đề lý luận về “ Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một” I. - CƠ SỞ LÝ LUẬN. Biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp. Rèn kỹ năng Kỹ năng sống Rèn kỹ năng sống cho học sinh qua các môn học. *Kỹ năng: Tức là qua các bài học xây dựng các chuẩn mực hành vi, các chuẩn đó được vận dụng vào thực tế cuộc sống và nó trở thành thói quen của mỗi người. * Kỹ năng sống: Vận dụng những chuẩn mực đã học vào cuộc sống thực tế hàng ngày như đi học về chào ông chào bà, lễ phép chào hỏi thầy cô khi gặp v.v… Tức là các điều học được vận dụng vào những tình huống cụ thể trong cuộc sống. * Rèn kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp: là thông qua các bài học cung cấp các hành vi cho các em. Các hành vi đó được luyện tập thực hành và trở thành thói quen là vốn kinh nghiệm sống cho các em qua các môn học. CHƯƠNG III “Một số biện pháp chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp”. I. Các biên pháp cụ thể. Xuất phát từ quan điểm chung Dạy – học được tiếp cận theo hướng đi từ quyền đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc Dạy – học trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn, tránh được tính chất nặng nề, áp đặt trước đây. Dạy – học chỉ đạt được hiệu quả khi học sinh hứng thú và tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy học. Dạy – học phải là quá trình giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, Phát huy vốn kinh nghiệm và thói quen tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới, kỹ năng mới. - Do cấu trúc chương trình các bài học của các môn học sắp xếp lô gích với nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Qua từng bài học kết hợp giữa giáo dục quyền với giáo dục trách nhiệm bổn phận cho học sinh. Giáo viên cần nghiên cứu và hiểu mục đích nội dung chương trình SGK để nâng cao hiệu quả giờ dạy. - Giáo viên cần nghiên cứu tâm lý học sinh lớp Một các em là tuổi hoa thích được làm việc, thích làm ra sản phẩm, thích được khen, từ đó lựa chọn phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả cao. - Giáo viên, các bậc cha mẹ là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. - Qua việc nghiên cứu hiểu được vấn đề lý luận nhằm nâng cao giờ dạy. Tôi suy nghĩ và tìm ra những biện pháp để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp Một . Qua các biện pháp cụ thể được áp dụng ở lớp một như sau: *Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện - Khi vào lớp Một tất cả các hoạt động với các em đều mới mẻ. Với tính cách nhút nhát của 1 số em thì việc trang trí một môi trường học tập thân thiện là rất cần thiết. Thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Ngay từ tháng đầu năm học tôi đã lên kế hoạch tu sửa, đầu tư xây dựng các công trình tạo nên môi trường xanh, sạch, đẹp. Thực hiện theo kế hoạch của phòng giáo dục và nhà trường. Về không gian lớp học trang trí một môi trường học tập thân thiện gần gũi với các em. Các em được tự mình trang trí lớp học qua các bài mẫu, bài vẽ, bài nặn theo từng chủ đề đã học . Về giáo viên phải đến lớp sớm trò chuyện với các em, hỏi thăm về gia đình tâm tư tình cảm, sở thích của từng em. Qua đó giáo viên nắm bắt được từng đối tượng học sinh trong lớp từ đó đề ra biện pháp giáo dục phù hợp với các em. Tạo không khí lớp học nhẹ nhàng, thân thiện, gần gũi giữa cô - trò, giữa trò – trò. Biện pháp 2 : Giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. - Giáo viên luôn gương mẫu từ cử chỉ, lời nói, việc làm, cách ăn mặc, đi đứng cho học sinh noi theo. Cô không những như người mẹ thứ hai mà còn phải như người chị của các em. Thường xuyên quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, nhường nhịn, gần gũi, ân cần với các em. VD: Bẻ lại cổ áo, chải lại tóc, hướng dẫn các em đi giày.v.v... giải quyết những thắc mắc của các em, động viên khen ngợi, nhân điển hình tốt trước lớp - Giáo viên cần có những hành vi thể hiện rõ chủ đề đã học với học sinh.VD: Cô cảm ơn em, cô xin lỗi... Biện pháp 3: Nghiên cứu kỹ năng sống cần rèn qua từng bài học. - Giáo viên nghiên cứu chương trình môn học, mục tiêu cần đạt qua từng bài, xác định kỹ năng cần rèn cho học sinh. Biện pháp 4: Thông qua các giờ học trên lớp cung cấp từng hành vi cho các em. Việt Nam tham gia hội nhâp WTO nền kinh tế rất phát triển keo theo nhiều biến đổi trong xã hội. Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, đạo đức xuống cấp. Nên việc giáo dục đạo đức cho học sinh ngay tư khi bước vào trường học là vô cùng quan trọng. Chính vì thế môn học đạo đức cung cấp cho các em những hiểu biết ban đầu về các kỹ năng giao tiếp, ứng xử lễ phép trong cuộc sống hàng ngày, đó là những kỹ năng sống cần thiết cho mỗi con ngưòi, góp phần phát triển hoàn thiện nhân cách mai sau. - Giáo viên cần nghiên cứu mục tiêu cần đạt của giờ học chú trọng cung cấp kỹ năng phù hợp với từng nội dung bài dạy - Lựa chọn các phương pháp dạy thích hợp với từng bài dạy gây hứng thú học tập cho học sinh. Không dập khuôn máy móc, không áp đặt tình huống, cần sáng tạo theo từng tiết dạy. Qua từng bài tập trò chơi, kể chuyện theo tranh, quan sát tranh và trả lời câu hỏi, đánh giá và tự đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh, các bài tập tô màu, đóng vai theo tranh theo tình huống v.v ... Học sinh tự khám phá và chiếm lĩnh kiến thức mới, kỹ năng mới giáo viên kết luận hành vi đạo đức đúng. - Hướng dẫn các em thực hiện hành vi qua các trò chơi, sắm vai, đố vui, nêu ý kiến của mình để củng cố ghi nhớ hành vi đã học. Giáo viên khuyến khích những em tính cách nhút nhát tham gia vào trò chơi. - Tạo không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, sôi nổi, học sinh học tập phấn khởi bằng những lời động viên, khen ngợi của giáo viên, các em được phát biểu dân chủ không gò ép. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Vòng tròn chào hỏi”. Từng nhóm em đứng trước nắm tay nhau thành vòng tròn. Lần lượt từng em giới thiệu tên của mình với các bạn. Qua trò chơi đó các em biết trẻ em có quyền có họ tên, tự hào khi giới thiệu tên mình với các bạn. Qua trò chơi xây dựng một hành vi cho các em, hình thành kỹ năng tự giới thiệu. Kỹ năng này giúp các em, biết tên và tự giới thiệu tên của mình trong giao tiếp hàng ngày, là cơ sở để học những bài học sau. Biện pháp 5: Rèn kỹ năng sống qua các giờ học. - Qua các giờ học giáo viên chú ý nhắc nhở các em thực hành hành vi đã học VD: Trong các giờ học, học sinh chưa có cử chỉ thể hiện đúng hành vi đạo đức như: Đưa sách vở cho cô đưa bằng một tay không biết nói lời ''thưa'', ''gửi''. Giáo viên sửa lại hành vi đúng cho các em thể hiện lễ phép với thầy cô giáo và người trên: Em đưa lại bằng hai tay và nói thưa cô em nộp bài ạ. - Các em được tham gia học nhóm, đóng vai, báo cáo kết quả thảo luận trong các giờ tự nhiên xã hội thể dục, tiếng việt để thực hành hành vi đạo đức đã học. - Khi đến lớp giáo viên chú ý nhắc nhở các em quần áo đầu tóc gọn gàng, sách vở đồ dùng ngăn nắp. giáo viên quy định cách sắp xếp đồ dùng sách vở trong ngăn bàn, chỗ treo cặp rõ ràng, cụ thể, vị trí nón, quần áo ..v..v... Một vài ngày đầu giáo viên phân công các tổ trưởng theo dõi kiểm tra, cuối mỗi giờ học giáo viên nhận xét tuyên dương những em đã thực hiện tốt trước lớp, giáo viên giúp đỡ động viên những em còn lúng túng chưa thật gọn gàng. Dần dần hành vi trở thành thói quen gọn gàng của các em. Biện pháp 6: Tư vấn cho phụ huynh hướng dẫn các em thực hành hành vi ở nhà. - Tổ chức họp phụ huynh thông báo đặc điểm tình hình của trường, lớp, nêu tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh , tính cấp bách của vấn đề kỹ năng sống cho học sinh qua các môn học. Thống nhất cùng phụ huynh phương pháp giáo dục đạo đức ở nhà. Phụ huynh được tập huấn, nghiên cứu chương trình học, kỹ năng qua từng bài học. Phụ huynh có nhiệm vụ nhắc nhở con em mình thực hiện hành vi đã học ở nhà. Hướng dẫn phụ huynh nhắc nhở con em mình thực hiện hành vi theo từng bài học và thời khoá biểu quy định. Đó là những kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống thể hiện đúng và lễ phép với người trên như: Đi học và học về biết chào ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, cách chào đúng khoanh tay nói vừa đủ nghe lễ phép. Biết tự giới thiệu họ tên của mình, họ tên bố mẹ, người thân. Đầu tóc, quần áo gọn gàng. Biết lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ, nhường nhịn em nhỏ, đi bộ đúng quy định, đi học đúng giờ. - Mỗi phụ huynh lập bảng theo dõi hành vi đạo đức ở nhà của học sinh, hàng tháng nộp lại để giáo viên theo dõi xếp loại cho từng em. Biện pháp 7: Tổ chức ngoại khoá để thực hành hành vi. - Trong chương trình học buổi 2/ngày, một tuần có một tiết ngoài giờ lên lớp các em được luyện tập thực hành kỹ năng hành vi đã học dưới hình thức tổ chức trò chơi Trong các giờ nghỉ giữa buổi nhà trường tổ chức các tiết múa sân trường, các trò chơi dân gian để các em có cơ hội sinh hoạt tập thể, giao lưu bằng các trò chơi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan