Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh tiểu học đạt hiệu qu...

Tài liệu Skkn một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh tiểu học đạt hiệu quả.

.DOC
33
1207
53

Mô tả:

ĐỀ TÀI NCKHSPUD:Một số biện pháp dạy Giải Toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả MỤC LỤC Trang 2 PHẦN I : TÓM TẮT 1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc dạy giải toán cho học sinh tiểu học 2 2. Lí do chọn đề tài. 2 PHẦN II : GIỚI THIỆU 4 1. Điều tra thực trạng 4 2. Giải pháp 4 PHẦN III : PHƯƠNG PHÁP 15 1. Khách thể nghiên cứu. 15 2. Thiết kế nghiên cứu. 15 3. Qui trình nghiên cứu. 15 4. Đo lường và thu thập dữ liệu. 16 PHẦN IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 17 1. Phân tích. 17 2. Bàn luận kết quả 17 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 18 PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 PHẦN VII. PHỤ LỤC 22 Phạm Thị Hoàng Lê 1 Trường:TH Bình Thới ĐỀ TÀI NCKHSPUD:Một số biện pháp dạy Giải Toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả PHẦN I : TÓM TẮT 1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc dạy giải toán cho học sinh tiểu học Như chúng ta đã biết giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên. Trong các môn dạy ở cấp tiểu học thì môn Toán là một môn học chiếm một vị trí rất quan trọng và then chốt trong nội dung chương trình các môn học mà các em học sinh được học. Các kiến thức kĩ năng của môn toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác ở tiểu học và các lớp trên. Làm thế nào để các em học sinh giải được các bài toán ở nhiều dạng khác nhau là cả một vấn đề mà mỗi giáo viên chúng ta luôn trăn trở. Bản thân giáo viên phải tìm tòi, suy nghĩ, đúc kết kinh nghiệm để sau mỗi bài học học sinh của mình đều làm được bài tập là một điều hết sức cần thiết. Bởi vì việc dạy học giải toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chất của người lao động mới. Việc giải các bài toán có lời văn là dịp để học sinh vận dụng một cách tổng hợp ngày càng cao các tri thức và kỹ năng về toán tiểu học với kiến thức cuộc sống. Trong bốn mạch kiến thức ở môn Toán ở cấp tiểu học đó là Số học, Hình học và Đo lường và Giải toán có lời văn thì mạch kiến thức Giải toán có lời văn chiếm khối lượng mạch Giải toán không nhiều (chiếm khoảng 9%), song nó không chỉ giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển tư duy toán học nói chung mà còn là yếu tố chính trong việc hình thành và phát triển tư duy trừu tượng, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và cách nhìn nhận thấu đáo trong cách giải quyết vấn đề của học sinh. Bên cạnh đó, song song với việc trau dồi kiến thức, kĩ năng giải toán cơ bản cho học sinh thì còn giúp cho học sinh phương pháp suy luận, phương pháp lao động tốt, phương pháp tự học, phương pháp giải quyết các vấn đề, từ dó học sinh có phương pháp tự học và phát triển trí thông minh sáng tạo. Trong môn toán ở cấp Tiểu học, các bài giải toán có lời văn có một vị trí hết sức quan trọng được sử dụng để gợi động cơ tìm hiểu kiến thức mới nó yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức của cả bài học vào để giải. Toán lời văn đa số là có nội dung liên quan thực tế vì vậy khi giải các bài toán này học sinh được mở rộng thêm kiến thức các môn học khác. Môn toán giúp học sinh nhận biết các mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống. Môn toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, Phạm Thị Hoàng Lê 2 Trường:TH Bình Thới ĐỀ TÀI NCKHSPUD:Một số biện pháp dạy Giải Toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học. Qua việc học giải toán có lời văn, học sinh được rèn luyện tính cẩn thận, phân biệt rõ ràng, đúng sai, trau dồi cho học sinh óc thẩm mĩ: giúp các em thích học toán, thể hiện trong lợi ích của môn toán, trong hình thức trình bày. Với tầm quan trọng như vậy, việc dạy giải toán có lời văn là một vấn đề không thể xem nhẹ. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều giáo viên đều lầm tưởng rằng, việc dạy giải các bài toán có 1-2 phép tính là một việc làm đơn giản, không có gì là khó khăn, cứ theo “mẫu” mà làm. Nhưng nếu ta nghiên cứu và đi sâu tìm tòi cách giải từng dạng toán ta mới thấy nó đa dạng và phong phú như thế nào. 2. Lý do chọn đề tài: Trong những năm làm công tác quản lí tôi thầy chất lượng học tập môn Toán của các em học sinh ( nhất là học sinh lớp 4,5 ) chưa đạt cao so với các môn học khác. Với mong muốn làm sao để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và giảng dạy môn toán nói riêng nên tôi muốn nghiên cứu đề tài này. Bên cạnh bản thân tôi cũng may mắn được tham gia các lớp bồi dưỡng giảng dạy môn Toán của Bộ trong chương trình thay sách nên tôi cũng phần nào nắm được một số phương pháp cơ bản trong việc giảng dạy môn Toán ở cấp tiểu học, đặc biệt là phần Giải Toán có lời văn. Theo tôi, trong các môn các em được học ở cấp Tiểu học thì môn Toán chiếm vị trí rất quan trọng. Bởi vì, môn Toán ở trường Tiểu học giúp học sinh có những tri thức cơ sở, nền tảng về toán học, rèn luyện khả năng tính toán, suy luận, đồng thời góp phần rèn luyện các phẩm chất của mỗi học sinh. Làm thế nào để các em học sinh giải được các bài toán ở nhiều dạng khác nhau là cả một vấn đề mà mỗi giáo viên chúng ta luôn trăn trở. Bản thân giáo viên phải tìm tòi, suy nghĩ, đúc kết kinh nghiệm để sau mỗi bài học học sinh của mình đều làm được bài tập là một điều hết sức cần thiết. Bởi vì việc dạy học giải toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn ngôn ngữ giao tiếp, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chất của người lao động mới. Việc giải các bài toán có lời văn còn là dịp để học sinh vận dụng một cách tổng hợp ngày càng cao các tri thức và kỹ năng về toán tiểu học với kiến thức cuộc sống. Xuất phát từ vị trí quan trọng của việc dạy học giải toán ở tiểu học cũng như qua thực tế dự giờ thăm lớp của đồng Phạm Thị Hoàng Lê 3 Trường:TH Bình Thới ĐỀ TÀI NCKHSPUD:Một số biện pháp dạy Giải Toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả nghiệp và việc được phân công giảng dạy một số tiết môn toán trong nhà trường, tôi đã chọn đề tài: " Một số biện pháp dạy Giải toán có lời văn cho học sinh tiểu học đạt hiệu quả" để nghiên cứu. PHẦN II : GIỚI THIỆU 1. Điều tra thực trạng: Qua thực tế giảng dạy, phần giải toán có lời văn có rất nhiều dạng phong phú điều đó cũng đồng nghĩa với việc giúp học sinh tìm ra cách giải và có hướng giải đúng thì quả là khó khăn đối với học sinh nói chung và học sinh yếu nói riêng. Khó khăn lớn nhất phải kể, phương pháp học tập và làm việc chưa khoa học, sáng tạo nên kết quả học còn bị hạn chế. Đa số học sinh khi học các dạng giải toán có lời văn các em thường áp dụng máy móc một số công thức, trình bày câu lời giải chưa phù hợp với phép tính. Các em chưa định hướng và tìm ra những cách giải nhanh nhất, chính xác nhất. Ngay cả người giáo viên giảng dạy cũng cần phải trau dồi kiến thức, tìm ra những phương pháp giải nào hay nhất để giúp học sinh hiểu bài một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó đôi lúc người giáo viên chưa đem hết khả năng nhiệt tình để truyền thụ kiến thức và áp dụng phương pháp dễ hiểu nhất cho các em nên trong quá trình học tập tiếp thu kiến thức mới thì hiệu quả đạt chưa được cao. Qua việc dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy giáo viên có sử dụng các tranh ảnh trong SGK treo lên bảng lớp cho học sinh quan sát, mô tả xuông bằng lời nói. Họ cố gắng đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề. Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vấn đề. Kết quả là học sinh làm được bài nhưng hiểu chưa sâu sắc về bài, kĩ năng vận dụng vào thực tế chưa cao. 2. Giải pháp thay thế: Dạy và học tốt về giải bài toán có lời văn có ý nghĩa quyết định thành công của dạy và học môn toán. Do đó người giáo viên phải xác định rõ mục tiêu của việc dạy giải các bài toán có lời văn cần phải đạt được các kiến thức và kỹ năng sau: a. Học sinh nhận biết “cái đã cho” và “cái phải tìm” trong mỗi bài toán, mối quan hệ giữa các đại lượng có trong mỗi bài toán chẳng hạn: Khi dạy toán chuyển động đều thì mối quan hệ đó thể hiện ở quãng đường đi bằng tích của vận tốc với thời gian đi đường. b. Học sinh giải được các bài toán hợp với một số quan hệ thường gặp giữa các đại lượng thông dụng. c. Học sinh giải được một số loại toán điển hình như: - Tìm số trung bình cộng của hai số hoặc nhiều số. - Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng. Phạm Thị Hoàng Lê Trường:TH Bình Thới 4 ĐỀ TÀI NCKHSPUD:Một số biện pháp dạy Giải Toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả - Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng. Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của chúng. Bài toán về đại lường tỉ lệ thuận. Bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch. Bài toán cơ bản về chuyển động đều cùng chiều. Bài toán cơ bản về chuyển động đều ngược chiều. Toán về phần trăm. Toán có nội dung hình học. d. Biết trình bày bài giải đúng qui định (SGK) Để đạt được những mục tiêu trên cần thông qua qua trình phát triển từng bước, phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Người giáo viên cần quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, kịp thời quan tâm giúp đỡ ( nhất là đối tượng học sinh yếu) để có những biện pháp và phương pháp truyền thụ kiến thức cho phù hợp. *Lưu ý: Giải toán là một hoạt động gồm những thao tác: xác lập được mối liên hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán, chọn phép tính thích hợp trả lời đúng câu hỏi của bài toán. Điều chủ yếu của việc dạy học giải toán là giúp học sinh tự tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện bài toán mà thiết lập các phép tính số học tương ứng, phù hợp. Để tiến hành được điều đó, việc dạy toán diễn ra theo 3 yếu tố sau: - Thứ nhất: Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán. - Thứ hai: Hoạt động làm quen với việc giải toán. - Thứ ba: Hoạt động hình thành kĩ năng giải toán. Để học sinh nắm vững được các bước của quá trình giải toán tôi đã tiến hành như sau: a. Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán: Trước mỗi giờ toán tôi thường nghiên cứu kĩ bài toán Phần lớn các bài toán đều có chủ đề liên quan tới các đại lượng và mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán. Vì thế, việc rèn kĩ năng thao tác qua việc học về phép đo đại lượng là rất cần thiết cho việc giải toán. b. Hoạt động làm quen với việc giải toán: Tiến hành theo 4 bước. Tìm hiểu nội dung bài toán Tìm cách giải bài toán Trình bày cách giải bài toán. Kiểm tra cách giải bài toán. Phạm Thị Hoàng Lê 5 Trường:TH Bình Thới ĐỀ TÀI NCKHSPUD:Một số biện pháp dạy Giải Toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả * Tìm hiểu nội dung bài toán: Việc tìm hiểu nội dung bài toán (đề toán) thường thông qua việc đọc đề toán (dù bài toán cho dưới dạng lời văn hoàn chỉnh, hoặc bằng dạng tóm tắt, sơ đồ.) học sinh cần phải đọc kĩ, hiểu rõ bài toán cho biết cái gì, cho biết điều kiện gì, bài toán hỏi gì? Khi đọc bài toán học sinh phải hiểu thật kĩ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống toán học được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường, Nếu trong bài toán có thuật ngữ nào học sinh chưa hiểu rõ, tôi hướng dẫn học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ đó trong bài toán đang làm. Sau đó học sinh thuật lại bằng lời vắn tắt bài toán mà không cần đọc lại nguyên văn bài đó. * Tìm tòi cách giải toán; Hoạt động tìm tòi cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các dữ kiện, điều kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác định mối liên hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp. Hoạt động này thường diễn ra như sau: * Minh họa bài toán bằng tóm tắt đề toán, dùng sơ đồ, dùng lời. Sau khi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán tôi hướng dẫn học sinh: * Lập kế hoạch giải toán nhằm xác định trình tự giải quyết, thực hiện các phép tính số học bằng việc đi từ câu hỏi của bài toán đến số liệu hoặc đi từ số liệu đến các câu hỏi của bài toán. *Trình bày cách giải bài toán: Hoạt động này bao gồm việc thực hiện các phép tính đã nêu trong kế hoạch giải toán và trình bày giải. Mỗi bài đều có câu lời giải, phép tính, đáp số. Sau khi tìm được lời giải, học sinh căn cứ vào từ khoá ở câu hỏi để chọn phép tính thích hợp cho bài toán, phép tính viết theo quy ước có ghi tên đơn vị, ghi đáp số kèm theo đơn vị. c- Kiểm tra cách giải bài toán: Việc kiểm tra này nhằm xem cách giải đúng hay sai chỗ nào để sửa chữa, sau đó nêu cách giải đúng, ghi đáp số. Phạm Thị Hoàng Lê 6 Trường:TH Bình Thới ĐỀ TÀI NCKHSPUD:Một số biện pháp dạy Giải Toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả Phần kiểm tra cách giải bài toán này sẽ giúp các em hiểu được mình làm đúng hay sai. Nhờ phần kiểm tra mà học sinh lớp tôi ít nhầm lẫn trong các dạng toán này. Vì vậy: Để học sinh giải được các bài toán có lời văn ở tất cả dạng thì việc trước tiên là cần phải làm thế nào để các em học sinh: + Xác định được bài toán đó thuộc dạng toán nào. + Nắm vững công thức của từng dạng. + Tìm ra các bước cơ bản để giải. * Dưới đây là một số dạng toán cơ bản: * Dạng 1: Tìm số trung bình cộng : - Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách tính số trung bìmh cộng của nhiều số . - Tính bằng cách :ta tính tổng của các số đó rồi chia các tổng đó cho số các số hạng. Ví dụ: bài 2 – SGK (trang 27) - Giáo viên yêu cầu học snh đọc kỹ đề bài - Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán để các em biết được số cân nặng của 4 bạn: Mai, Hoa, Hưng, Thịnh lần lượt là: 36kg, 38kg, 40kg, 34kg và tính được cân nặng của mỗi bạn. - Hướng dẫn tốm tắt bài toán 36kg 38kg 40kg 34kg ? kg ? kg ? kg ? kg - Hướng dẫn giải bài toán: Cả bốn em cân nặng là: 36 + 38 + 40 +34 = 148 (kg ) Trung bình mỗi em cân nặng là: 148 : 4 = 37 (kg) Dạng 2: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó: Khi học dạng toán này, điều trước tiên là làm thế nào để học sinh nắm được những công thức cơ bản: (1) Số lớn = Tổng + Hiệu 2 (2) Số bé = Tổng - Hiệu 2 - Sau khi nắm được những công thức cơ bản, lúc đó ta sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể để cho học sinh áp dụng. Chẳng hạn như: * VD 1: Tổng của hai số là 60, hiệu của hai số là 12. Tìm hai số đó? Muốn làm được bài tập này thì ta cần thực hiện các bước như sau: Phạm Thị Hoàng Lê 7 Trường:TH Bình Thới ĐỀ TÀI NCKHSPUD:Một số biện pháp dạy Giải Toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả * Bước 1: Đọc thông thạo bài toán, nắm dược số liệu. * Bước 2: Tóm tắt đề bài theo sơ đồ: ? Số lớn: 12 60 Số bé : ? * Bước 3: Phân tích đề bài: + Giáo viên giúp học sinh xác định xem bài toán cho biết gì? + Xác định xem bài toán yêu cầu gì? + Muốn giải bài toán này phải làm gì? * Bước 4: Giải bài toán và thử lại. - Thông thường, sau khi được hướng dẫn học sinh thường giải như sau: Số lớn là: (60+12):2=36 Số bé là : ( 60-12):2=24 Làm thế này cũng đúng, không có gì sai nhưng như thế thì học sinh chưa có tíng suy luận cao. Vì vậy, ta có thể hướng dẫn như sau để học sinh chỉ cần vận dụng hai công thức đó mà tính: Giáo viên: Nếu các em tìm số lớn trước thì sau khi có số lớn em xem thử số lớn hơn số bé là bao nhiêu? Học sinh trả lời là 12. Giáo viên: Vậy các em chỉ việ lấy số lớn tìm được là 36 trừ đi 12 thì sẽ ra số bé. Hoặc ngược lại, nếu tìm ra số bé trước thìesau khi tìm xong số bé các em chỉ việc lấy số bé cộng với hiệu thì sẽ ra số lớn. Hay cũng có thể, Sau khi tìm được số lớn (hoặc số bé) các em chỉ việc lấy tổng trừ đi một số hạng đã biết thì sẽ tìm được số hạng kia. Gọi một học sinh lên giải theo cách giáo viên đã hướng dẫn. Từ hai công thức cơ bản đó, sau khi hướng dẫn học sinh lên giải bài toán trên ta có thể suy ra một số công thức liên quan yêu cầu học sinh phải ghi nhớ: Số lớn = (Tổng + Hiệu):2 Sau khi có số lớn, ta tiếp tục tìm số bé: Số bé = Số lớn - Hiệu Nếu áp dụng công thức (2): Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2 Thì số lớn = Tổng - Số bé Hoặc: Số lớn = Số bé + Hiệu Sau khi học sinh nắm được quy tắc này thì giáo viên mới đưa ra bài tập ở mức độ cao hơn, chẳng hạn như: Phạm Thị Hoàng Lê 8 Trường:TH Bình Thới ĐỀ TÀI NCKHSPUD:Một số biện pháp dạy Giải Toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả VD 2: Tuổi bố và tuổi con cộng lại là 36 tuổi. Bố hơn con 25 tuổi. Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi ? * Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc đề toán thông thạo, nắm được số liệu. * Bước 2: Hướng dẫn học sinh tóm tắt đề theo sơ đồ: ? tuổi Tuổi bố: 25tuổi 36 tuổi Tuổi con: ? tuổi * Bước 3: Phân tích đề: + Giáo viên giúp học sinh xác định xem bài toán cho ta biết gì? (Tuổi bố và tuổi con cộng lại là 36. Tuổi bố hơn tuổi con là 24 tuổi). + Bài toán yêu cầu gì? (Tìm tuổi bố, tuổi con?). + Bài toán thuộc dạng toán gì? (Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó). + Đâu là tổng? (36 tuổi) + Đâu là hiệu? (24 tuổi) + Tìm số lớn bây giờ chính là tuổi của ai? (Tuổi của bố). Số bé là tuổi của ai? (Tuổi của con). + Muốn tìm tuổi của bố ta làm thế nào? (36 + 12) 2 + Muốn tìm tuổi của con ta làm thế nào? (Tuổi của bố trừ đi 24 hoặc tổng trừ đi tuổi của bố). * Bước 4: Giải bài toán Sau khi được giáo viên hướng dấn, phân tích, vận dụng ở VD1, học sinh sẽ giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau. Thực ra, bài toán này sỡ dĩ khó hơn bài toán trên là ở chỗ không nói số lớn và số bé nữa mà là tuổi bố, tuổi con. Nếu giáo viên giúp học sinh xác định số lớn thay bằng tuổi của ai? Số bé thay bằng tuổi của ai? Thì có lẽ học sinh sẽ làm bài toán này dẽ dàng hơn. Dạng 3: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó: - Ở dạng toán này không có công thức tính như: “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. Vì vậy, học sinh nhiều em còn lúng túng. Muốn học sinh làm dạng toán này tốt, tôi đưa ra một quy trình giải như sau: * Bước 1: Vẽ sơ đồ. * Bước 2: Tìm tổng số phần bằng nhau. * Bước 3: Tìm giá trị của một phần * Bước 4: Tìm số lớn, số bé. Mỗi bước nêu trên là một lời giải trong bài toán. Nếu học sinh thuộc Phạm Thị Hoàng Lê 9 Trường:TH Bình Thới ĐỀ TÀI NCKHSPUD:Một số biện pháp dạy Giải Toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả được quy trình đó thì làm bài tập dạng này sẽ rất dễ dàng. 2 VD1: Một người bán 280 quả cam và quýt, trong đó số cam bằng 5 số quýt. Tìm số cam, số quýt đã bán? - Để giải bài toán này giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước sau đây: + Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài. + Hướng dẫn học sinh phân tích đề. + Bài toán cho biết gì? (Bán được 280 quả cam và quýt. Trong đó số cam bằng số quýt). + Bài toán yêu cầu gì? (Tìm số cam, số quýt đã bán ? + Giáo viên yêu cầu học sinh xác định : Đâu là tổng ? (280) Đâu là tỉ ? ( 2 5) 2 + Số cam bằng 5 số quýt vậy số cam chiếm mấy phần? (2 phần). Số quýt chiếm mấy phần? (5 phần). + Đâu là số lớn? (số quýt). Đâu là số bé ? ( Số cam). - Vậy muốn giải được bài toán này ta làm như thế nào? * Bước 1: Ta vẽ sơ đồ: ? quả Cam: 280 quả Quýt: ? quả * Bước 2: Tìm tổng số phần bằng nhau: 2 phần cam + 5 phần quýt = 7 phần * Bước 3: 7 phần ứng với bao nhiêu quả? (280 quả) Vậy tìm giá trị của một phần ta làm thế nào? 280 : 7 = 40 (quả) * Bước 4: Tìm số lớn (số quýt). Số bé (số cam). + Muốn tìm số quả cam ta làm như thế nào? Lấy giá trị của một phần nhân với 2: 40 x 2 = 80 (quả) + Muốn tìm số quả quýt ta làm như thế nào? Lấy tổng số quả cam và quýt trừ đi số quả cam vừa tìm được: 280 – 80 = 200 (quả) Phạm Thị Hoàng Lê 10 Trường:TH Bình Thới ĐỀ TÀI NCKHSPUD:Một số biện pháp dạy Giải Toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả Hoặc có thể lấy giá trị của một phần nhân với 5: 40 x 5 = 200 (quả) Sau khi học sinh làm được bài tập này giáo viên có thể đưa ra một bài tập ở mức độ cao hơn bằng cách thay đổi số liệu, hoặc dữ liệu. 2 VD2: Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 125m. Chiều rộng bằng 3 chiều dài. Tìm chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật đó? - Đối với bài tập này thì việc quan trọng là giáo viên giúp học sinh nắm được nửa chu vi là gì? (Tức là một chiều dài và một chiều rộng). Vậy nửa chu vi còn được gọi là tổng ( của chiều dài và chiều rộng) - Để làm được bài tập này giáo viên hướng dận học sinh theo các ý như sau: 2 + Tỉ số giữa chiều rộng và chiều dài là bao nhiêu? ( 3 ) Vậy chiều rộng chiếm mấy phần? (2 phần). Chiều dài chiếm mấy phần? (3 phần). + Đề bài yêu cầu làm gì? (Tìm chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật?) + Muốn tìm được chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ta làm như thế nào? (Vẽ sơ đồ và giải) Giải Tìm tổng số phần bằng nhau: 2 + 3 = 5 (phần) Tìm giá trị của mỗi phần: 125 : 5 = 25 (m) Tìm chiều dài (25 x 3 = (75m) Tìm chiều rộng (125 – 75 = 50 hoặc 25 x 2 =50) - Học sinh dựa vào các bước cơ bản đã biết thì sẽ tìm rất nhanh. Dạng 4. Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó: - Khi làm bài tập dạng này cũng tương tự như “Tìm hia số khi biết tổng và tỉ của hai số đó”. Giáo viên đưa ra 4 bước cơ bản sau đây và yêu cầu học sinh nắm chắc: Bước 1: Vẽ sơ đồ. Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau. Bước 3: Tìm giá trị của một phần. Bước 4 : Tìm số lớn, số bé. Trong quá trình làm bài tập của dạng này, các em học sinh thường bỏ đi bước thứ 3 (tìm giá trị một phần). Sau khi vẽ sơ đồ xong, các em tìm hiệu số phần rồi tìm số lớn, số bé. Việc này đáng tuyên dương. Nhưng đối với các em học sinh yếu thì việc thực hiện đầy đủ các bước trên là vô cùng quan trọng giúp các em không bị nhầm lẫn giữa cái này với cái kia. VD: Hiệu của hai số là 30. Số thứ nhất gấp 3 lần số thứ hai. Tìm hai số đó? - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề. Phạm Thị Hoàng Lê 11 Trường:TH Bình Thới ĐỀ TÀI NCKHSPUD:Một số biện pháp dạy Giải Toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả - Hướng dẫn học sinh phân tích đề. + Bài toán cho biết gì? (Hiệu của 2 số là 30. Số thứ nhất gấp 3 lần số thứ hai). + Số thứ nhất là mấy phần? (3 phần). Số thứ hai là mấy phần? (1 phần). + Bài toán yêu cầu gì? (Tìm 2 số đó?) - Sau khi giáo viên và học sinh đã phân tích xong đề toán thì sẽ đi vào từng bước giải cơ bản mà giáo viên đã đưa ra: * Bước 1: Vẽ sơ đồ: ? Số thứ nhất: Số thứ hai: 30 ? * Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau: 3 – 1 = 2 (phần) * Bước 3: Giá trị của một phần: 30 : 2 = 15 * Bước 4: Tìm số thứ nhất: 15 x 3 = 45 Số thứ hai có thể lấy số thứ nhất trừ đi 30 (hiệu): 45 – 30 = 15 Hoặc có thể làm gộp như sau: Bước 1, bước 2: Như ban đầu. Bước 3, bước 4: Số thứ nhất: 30 : 2 x 3 = 45 Số thứ hai : 45 – 30 =15 Dạng 5: Tìm phân số của một số: - Ở dạng này người ta không đưa ra một quy tắc cụ thể mà chỉ tìm 1 hiểu và kết luận qua ví dụ: (Muốn tìm 2 của 12, ta lấy 12 nhân với 1 rồi chia cho 2). Vì vậy, học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi dạy xong bài toán SGK tôi đưa ra một ví dụ khác, chẳng hạn như: 2 Muốn tìm 4 của 40 ta làm như thế nào? Học sinh trả lời lấy 40 nhân với 2 rồi chia cho 4. Thông thường, sau khi áp dụng quy tắc đó học sinh thường viết dưới dạng phân số mà không đưa về số 2 tự nhiên: 40 x 4 = 20 Phạm Thị Hoàng Lê 12 Trường:TH Bình Thới ĐỀ TÀI NCKHSPUD:Một số biện pháp dạy Giải Toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả Vì thế tôi đã đưa ra một quy tắc giúp học sinh có cách giải như sau: “Muốn tìm phân số của một số ta lấy số đó nhân với tử rồi đem chia cho mẫu số”. Yêu cầu học sinh đọc thuộc và nhớ quy tắc. Sau đó đưa bài tập áp dụng cụ thể. 2 VD1: Một sân trường hình chữ nhật có chiều dài 120m, chiều rộng bằng 3 chiều dài. Tính chiều rộng của sân trường? * Bước 1: Đọc kĩ đề bài. * Bước 2: Hướng dẫn học sinh tóm tắt: Chiều dài: 120m 2 Chiều rộng: 3 chiều dài Chiều rộng: ….m ? * Bước 3: Hướng dẫn học sinh phân tích đề: 2 - Bài toán cho biết gì? (Chiều dài 120m. Chiều rộng bằng 3 chiều dài) - Bài toán yêu cầu gì? (Tìm chiều rộng của hình chữ nhật?) * Bước 4: Giải bài toán: Chiều rộng của hình chữ nhật là: 2 120 x 3 = 120 x 2 : 3 = 80 (m) - Sau khi học sinh làm được bài tập này thì ta đưa ra một bài tập khác với yêu cầu cao hơn, số liệu phức tạp hơn một chút để tăng thêm óc suy luận của học sinh. 2 VD2: Ngày hôm qua bán được 240 kg gạo. Ngày hôm nay bán được 3 số gạo ngày hôm qua. Hỏi ngày hôm nay bán được bao nhiêu kg gạo? - Hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ và giải tương tự: + Bài toán cho biết gì? (Hôm qua bán được 240 kg gạo, hôm nay 2 bán được 3 số gạo ngày hôm qua). + Bài toán yêu cầu gì? (Tìm số gạo ngày hôm nay bán được?) + Muốn tìm số gạo ngày hôm nay bán được ta làm thế nào? (Lấy số gạo ngày hôm qua bán được nhân với 2 rồi chia cho 3) + Học sinh thực hiện giải bài toán. * Dạng 6: Tính chu vi, diện tích một số hình đã học : Phạm Thị Hoàng Lê 13 Trường:TH Bình Thới ĐỀ TÀI NCKHSPUD:Một số biện pháp dạy Giải Toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả - Dạng toán này giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng ký hiệu toán học : cách tóm tắt này thường ngắn gọn, xúc tích, được áp dụng với các bài toán có liên quan đến các công thức cơ bản mà học sinh phải nhớ được các ký hiệu của từng đại lượng. Song ở môn toán thường là các ký hiệu đối với bài toán về hình học như: S : diện tích P : chu vi h : chiều cao a : độ dài đáy … VD. Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy 40 dm, chiều cao 25 dm. Tính diện tích mảnh vườn đó. Đối với bài toán trên học sinh có thể tóm tắt như sau : Hình bình hành có : a : 40 dm h : 25 dm S : … dm2 ? Sau khi tóm tắt được bài toán nêu trên, học sinh sẽ tính được diện tích của hình bình hành theo công thức : S=axh - Giáo viên phải rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, suy luận trên sự tóm tắt bài toán để xác lập các phép tính sao cho phù hợp, cụ thể người giáo viên phải nêu ra hệ thống câu hỏi như: tìm số đó bằng cách nào ? làm phép tính gì ? làm thế nào để tìm được ? - Lời giải trước mỗi phép tính thường là những câu ngắn gọn, sát với nội dung phép tính sắp trình bày. Bài giải Diện tích mảnh đất trồng hoa hình bình hành là : 40 x 25 = 1000 (dm2 ) Đáp số: 1000 (dm2 ) - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự kiểm tra lại kết quả của bài toán bằng cách hướng dẫn các em nhìn vào yêu cầu của bài toán và sự liên quan giữa các đại lượng, yếu tố, kết quả đã phù hợp với các điều kiện mà bài toán đưa ra chưa ? các phép tính trong bài đã chính xác chưa ? Phạm Thị Hoàng Lê 14 Trường:TH Bình Thới ĐỀ TÀI NCKHSPUD:Một số biện pháp dạy Giải Toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu: * Học sinh: Chọn học sinh của hai lớp 4A và 4B của trường tiểu học Bình Thới vì cả hai lớp này đề có số lượng và chất lượng tương đối đều nhau. Chọn ngẫu nhiên mỗi lớp 20 học sinh theo thứ tự từ 5 đến 25. + HS Lớp 4A (lớp thực nghiệm) + HS Lớp 4 B (lớp đối chứng) Về ý thức học tập, tất cả học sinh hai lớp đều tích cực, chủ động. Về số lượng và chất lượng hai lớp này tương đương đều nhau. * Giáo viên: 1. Mai Thị Mỹ Hiền - giáo viên dạy lớp 4 A (lớp thực nghiệm) 2. Võ Thị Thu Ái - giáo viên dạy lớp 4 B (lớp đối chứng) Cả hai cô giáo này đều là giáo viên giảng dạy nhiệt tình, có tay nghề vững vàng. 2. Thiết kế nghiên cứu: Chọn 20 học sinh lớp 4A là nhóm thực nghiệm và 20 học sinh lớp 4B là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng TTEST để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động. Nhóm Kiểm tra trước tác Tác động động Phạm Thị Hoàng Lê 15 Kiểm tra sau tác động Trường:TH Bình Thới ĐỀ TÀI NCKHSPUD:Một số biện pháp dạy Giải Toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả 20 học sinh O1 lớp 4B (nhóm Kết quả thực nghiệm nghiệm) nhóm Sử dụng các biện pháp: dạy học(đối thực với học sinh tiếp thu chậm), phân tích, tư duy. 20 học sinh O 2 lớp 4B (nhóm đối Kết quả nhóm đối chứng chứng) O3 Kết quả nhóm thực nghiệm. O4 Kết quả nhóm đối chứng + Kết quả kiểm tra ( O1 , O2 ) làm bài kiểm tra tiết 38, tuần 8 của 2 nhóm. + Kết quả kiểm tra ( O3 , O4 ) kiểm tra kết quả về nhận biết, thông hiểu, vận dụng môn toán lớp 4 của học sinh 2 nhóm. 3. Qui trình nghiên cứu: - Soạn thiết kế bài dạy và tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp. - Tiến hành dạy thực nghiệm những tiết trên lớp của môn Toán. - Vâ ân dụng các phương pháp dạy học mới, tích cực trong quá trình dạy học giải toán cho học sinh. - Phân loại đối tượng và dạy phân hóa đối tượng để nắm bắt sự tiến bô â của học sinh - Phối kết hợp với phụ huynh trong viê âc nhâ nâ xét, đánh giá kết quả học tâ âp của học sinh qua quá trinhg giảng dạy. - Thời gian dạy thực nghiệm tiết 37 tuần 8. 4. Đo lường và thu thập dữ liệu: + Công cụ đo lường: (đo kiến thức cho cả 2 nhóm đối chứng và tác động) - Đề kiểm tra: được cấu trúc theo 3 mức đô :â Nhận biết, Hiểu, Vận dụng. + Phương pháp kiểm chứng: Đánh giá nhâ nâ xét kết quả học sinh vâ ân dụng tốt theo 3 mức đô .â * Tiến hành kiểm tra và chấm bài Sau khi thực hiện dạy xong bài học trên tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết (nội dung kiểm tra được trình bày ở phần phụ lục) Phạm Thị Hoàng Lê 16 Trường:TH Bình Thới ĐỀ TÀI NCKHSPUD:Một số biện pháp dạy Giải Toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả PHẦN IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 1. Phân tích dữ liệu và kết quả: * So sánh bài kiểm tra sau tác đô nâ g: Lớp 4A ( Nhóm thực nghiê m â ) Lớp 4B ( Nhóm đối chứng) Trước tác đô nâ g Sau tác đô nâ g Hoàn thành Chưa hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn thành 16 16 4 4 19 17 1 3 - Kết quả của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau tác độngđã thay đổi rõ rê tâ có nghĩa là không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên mà do tác động. Như vâ ây, giả thuyết của đề tài “ Giải toán có lời văn cho học sinh” có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tâ pâ của học sinh. 2. Bàn luận kết quả: Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có 19 em Hoàn thành và 1 em chưa hoàn thành, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có 17 em Hoàn thành và 3 em chưa hoàn thành, . Điều đó cho thấy kết quả học tâ pâ của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có kết quả cao hơn nhóm đối chứng. Kết của hai nhóm không phải là ngẫu nhiên mà là do viê âc vâ ân dụng các phương pháp dạy giải toán phù hợp của đề tài để học sinh đạt được kết quả cao hơn. Phạm Thị Hoàng Lê 17 Trường:TH Bình Thới ĐỀ TÀI NCKHSPUD:Một số biện pháp dạy Giải Toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Mạch kiến thức giải toán có lời văn được sắp xếp xen kẽ với các mạch kiến thức cơ bản khác của môn toán ở cấp tiểu học. Học giải toán có lời văn ở cấp tiểu học học sinh vừa thực hiện nhiệm vụ củng cố kiến thức toán học đã lĩnh hội đồng thời vận dụng kiến thức ấy vào giải các bài toán gắn liền với tình huống thực tế của đời sống. Sau khi học, học sinh tự giải được các bài toán có lời văn là một yêu cầu cơ bản của dạy học môn toán. Do vậy, trong dạy môn toán đòi hỏi người giáo viên phải có những kinh nghiệm và những thủ thuật hay để giúp học sinh học tốt vể mạch kiến thức giải toán có lời văn và đó cũng là nhiệm vụ thiết yếu mà mỗi người giáo viên phải hoàn thành được. Từ những kinh nghiệm đã trải qua trong quá trình giảng dạy của bản thân trước đây ( Khi còn làm giáo viên) và áp dụng qua một giờ dạy ( được chia dạy môn Toán lớp 4 theo Thời khóa biểu - khi làm Cán bộ Quản lí) tôi thấy các em giải các bài toán có lời văn có nhiều tiến bộ, ít gặp khó khăn hơn trong việc xác định dạng toán và cách giải. Từ đó, các em áp dụng công thức vào việc giải toán một cách dễ dàng hơn. Như vậy, để có được kết quả cao trong học tập của HS thì sự nhiệt tình giảng dạy của GV thôi là chưa đủ. Mỗi một môn học, mỗi một bài học, mỗi một tiết học đều có một sắc thái, một đặc điểm riêng, đòi hỏi một phương pháp riêng phù hợp với nó. Vì vậy, ngoài những phương pháp chung đã được sách in thành chương, thành mục, mỗi GV cần xây dựng cho mình một Phạm Thị Hoàng Lê 18 Trường:TH Bình Thới ĐỀ TÀI NCKHSPUD:Một số biện pháp dạy Giải Toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả phương pháp dạy học riêng. Theo tôi, phương pháp dạy học hữu hiệu nhất là một phương pháp có nội dung không chỉ thay đổi theo từng tiết học mà theo từng nhu cầu tiếp thu của HS. Mỗi HS có một khả năng nhận thức khác nhau, mỗi một học sinh có một trình độ khác nhau nên chúng ta cần phải dựa vào tình hình thực tế để điều chỉnh cách dạy làm sao cho có hiệu quả nhất thì kết quả mới thể hiện đúng giá trị của nó. Kết quả đạt được ở trên cho thấy sự đúng đắn và tính khả thi của phương pháp. Nó không những tháo gỡ bế tắc lâu nay của GV đứng lớp, mà còn góp phần rèn luyện những chủ nhân tương lai của đất nước thành những con người năng động, tự tin và thấu đáo trong việc giải quyết mọi vấn đề thực tế của cuộc sống. Đó chính là cái hiệu quả to lớn mà Toán học nói chung và các phương pháp giải toán nói riêng mang lại cho cuộc sống của các em sau này. 2. Khuyến nghị: Để nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên, đồng thời nâng cao chất lượng học tập của học sinh, giúp các em nắm vững phương pháp giải toán nói chung và phương pháp giải toán hợp nói riêng, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: * Đối với giáo viên: Người giáo viên phải tìm ra những phương pháp dạy tích cực, phù hợp với năng lực của học sinh. Giáo viên không nên làm thay cho học sinh quá nhiều như: - Đọc đề toán cho học sinh nghe mà học sinh ít được đọc. - Tóm tắt đề toán thường làm thay cho học sinh hoặc cho những em khá, giỏi hoạt động, những em khác ngồi chơi hoặc nghe nên không nhớ được (vì sợ không kịp thời gian). - Thường thì giáo viên hỏi, học sinh nêu và giáo viên giải bài toán lên bảng để hình khái niệm do đó không phát huy được tính tích cực của học sinh, học sinh thường chỉ ngồi thụ động: nghe và làm theo. - Thường giáo viên ít cho học sinh trình bày nhiều cách giải khác nhau của một bài toán vì sợ mất thời gian. Mặt khác, sợ các em yếu kém áp dụng nhằm lẫn cách này sang cách khác. Ngoài ra, giáo viên phải phân loại được đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt quan tâm đến học sinh yếu kém, phải làm cho mọi học sinh trong lớp đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản đồng thời chú ý đến đối tượng học sinh khá, giỏi để các em không thấy nhàm chán vì bài học quá dễ. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tự đi tìm kiến thức và lĩnh hội kiến thức đó dưới những phương pháp tích cực nhất của mình, có như thế giờ học toán mới đem lại hiệu quả như mong muốn. * Đối với lãnh đạo trường: Phạm Thị Hoàng Lê 19 Trường:TH Bình Thới ĐỀ TÀI NCKHSPUD:Một số biện pháp dạy Giải Toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả - Nên tổ chức cho giáo viên dự nhiều tiết dạy Toán, Chuyên đề môn Toán ở những buổi tao giảng, sinh hoạt chuyên môn mới đề giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy. Trên đây là một số phương pháp thực hiện thành công mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy các dạng giải toán có lời văn. Rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, cũng như Lãnh đạo các cấp bổ sung cho tôi để giúp tôi áp dụng đạt kết quả cao hơn nữa trong những năm học tới. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Bình Thới, ngày 7 tháng 12 năm 2014 Người viết Phạm Thị Hoàng Lê * XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... CT HĐKH Dương Bản Phạm Thị Hoàng Lê 20 Trường:TH Bình Thới
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan