Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp dạy tập làm văn tả cảnh lớp 5...

Tài liệu Skkn một số biện pháp dạy tập làm văn tả cảnh lớp 5

.DOC
74
2456
56

Mô tả:

7417/30/2016 Mét sè biÖn ph¸p d¹y TËp lµm v¨n T¶ c¶nh – Líp 5 MỤC LỤC Mục – Nội dung PHẦN I: MỞ ĐẦU A. Đặt vấn đề Trang 2–9 2–4 1. Lí do chọn đề tài 2- 3 2. Ý nghĩa và tác dụng của đề tài 3 3 . Phạm vi nghiên cứu 4 B. Phương pháp tiến hành 4- 9 1. Những cở sở khoa học, cơ sở lí luận và thực tiễn giảng dạy 4 2. Các biện pháp tiến hành 9 PHẦN II: NỘI DUNG 10 – 69 A. Mục tiêu. 10 B. Mô tả giải pháp của đề tài Chương I: Khảo sát và đánh giá nội dung phương pháp và thực trạng dạy học văn tả cảnh lớp 5. 10 – 48 1. Thực trạng dạy học văn Tả cảnh lớp 5: 10 - 19 2. Những khó khăn về nội dung phương pháp dạy kiểu bài: Tả cảnh ở lớp 5. 20 - 23 3. Một số biện pháp đề xuất sửa đổi nội dung phương pháp dạy kiểu bài văn tả cảnh lớp 5. 24 – 31 4. Cách thức tiến hành từng tiết cụ thể. 32 – 48 Chương II: Một số bài tập bổ trợ luyện viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5. 49 – 63 Chương III: Kết quả thực nghiệm của đề tài PHẦN III: KẾT LUẬN 64 – 69 TrÇn ThÞ Giang - Trêng TiÓu häc Phïng ChÝ Kiªn 10 70-72 1 7427/30/2016 Mét sè biÖn ph¸p d¹y TËp lµm v¨n T¶ c¶nh – Líp 5 PHẦN I: MỞ ĐẦU A. Đặt vấn đề: 1. Lí do chọn đề tài: Trong chương trình Tiếng việt ở Tiều học thì phân môn Tập làm văn có một vị trí hết sức đặc biệt. Tập làm văn nhằm giúp học sinh có một năng lực mới: năng lực sản sinh văn bản. Nhờ có năng lực này học sinh sử dụng Tiếng Việt làm công cụ tư duy, giao tiếp, học tập. Tập làm văn có tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo. Mang tính chất thực hành vì nhiệm vụ chủ yếu của nó là hình thành cho học sinh kỹ năng sản sinh văn bản, mang tính chất tổng hợp toàn diện vì Tập làm văn xây dựng trên thành tựu của nhiểu môn khoa học khác nhau trong đó nổi bật là lý thuyết hoạt động của lời nói, các hiểu biết về ngôn ngữ, ngữ pháp văn bản, lí luận văn học. Tập làm văn đòi hỏi học sinh huy động vốn kiến thức nhiều mặt từ các hiểu biết về cuộc sống đến các tri thức về văn học, khoa học thường thức. Trong quá trình học tập phân môn Tập làm văn học sinh phải sử dụng nhiều loại kỹ năng như dùng từ đặt câu đến kĩ năng dựng đoạn viết bài. Các kĩ năng này được rèn luyện ở nhiều phân môn khác của Tiếng Việt. Mỗi bài Tập làm văn đều theo một đề tài cụ thể đòi hỏi học sinh phải có sức sáng tạo. Tập làm văn giúp cho học sinh sau quá trình luyện tập lâu dài và có ý thức dần dần nắm được cách viết bài văn theo nhiều phong cách khác nhau. Để làm được những bài văn hay đòi hỏi học sinh không chỉ vận dụng các kiến thức lý luận mà còn cả cảm xúc, tình cảm chân thành của bản thân. Tập làm văn góp phần bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách TrÇn ThÞ Giang - Trêng TiÓu häc Phïng ChÝ Kiªn 2 7437/30/2016 Mét sè biÖn ph¸p d¹y TËp lµm v¨n T¶ c¶nh – Líp 5 cho học sinh, làm giàu thêm vốn sống, vun đắp cho tình yêu và lòng đam mê văn học cho các em. Trong chương trình Tập làm văn lớp 5 thì thể loại văn Tả cảnh chiếm số lượng tiết khá lớn. Điều đó chứng tỏ văn Tả cảnh chiếm vai trò cực kỳ quan trọng. Qua nhiều năm dạy chương trình sách giáo khoa lớp 5, tôi thiết nghĩ cần phải nhìn nhận lại nội dung, phương pháp dạy Tập làm văn Tả cảnh ở lớp 5 để thấy được ưu điểm và hạn chế từ đó đề xuất những điều chỉnh, những cách thức góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn Tả cảnh nói riêng và Tập làm văn nói chung. Khi nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn tìm ra cách thức giúp học sinh viết tốt các bài văn Tả cảnh đồng thời mong ước cao hơn là giúp các em nói viết đúng và nói viết hay. Các em có khả năng hòa nhập với cộng đồng, có thể sử dụng tiếng Việt để giao tiếp và học tập các môn học khác một cách thuận lợi. Xuất phát từ thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài này sẽ đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội, đáp ứng được nhu cầu của học sinh là được học tập phù hợp với năng lực, đạt hiệu quả chất lượng cao. Vì vậy tôi đề xuất : “ Một số biện pháp dạy Tập làm văn Tả cảnh – Lớp 5”. 2. Ý nghĩa và tác dụng của đề tài: - Khảo sát và phân tích nội dung phương pháp dạy Tập làm văn Tả cảnh lớp 5 theo mạch kiến thức kĩ năng làm văn và theo các loại văn bản được dạy học ở phân môn Tập làm văn. - Đánh giá thực trạng dạy học Tập làm văn Tả cảnh ở lớp 5 chỉ ra những ưu điểm và những hạn chế ( những bài, những kiến thức kĩ năng được dạy, được đưa vào chưa hợp lí). TrÇn ThÞ Giang - Trêng TiÓu häc Phïng ChÝ Kiªn 3 7447/30/2016 Mét sè biÖn ph¸p d¹y TËp lµm v¨n T¶ c¶nh – Líp 5 - Trên cơ sở phân tích nội dung phương pháp dạy học Tập làm văn Tả cảnh và đánh giá thực trạng dạy học Tập làm văn đề xuất những biện pháp dạy học cụ thể cho từng bài hoặc từng phần kiến thức kỹ năng. 3. Phạm vi nghiên cứu. Để có được những đánh giá xác đáng về nội dung phương pháp dạy Tập làm văn Tả cảnh lớp 5 và có những đánh giá về thực trạng dạy Tập làm văn Tả cảnh lớp 5 từ đó có được những biện pháp mang tính thực tiễn góp phần đem lại hiệu quả cao trong dạy học Tập làm văn Tả cảnh, tôi đã tiến hành khảo sát các đối tượng: - Sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 5 trọng tâm là phân môn Tập làm văn thể loại văn Tả cảnh. - Thực tiễn các giờ dạy Tập làm văn lớp 5 và một số bài làm của học sinh. B. Phương pháp tiến hành: 1. Những cơ sở khoa học,cơ sở lí luận và thực tiễn giảng dạy: 1.1. Cơ sở khoa học: a. Các giai đoạn của hoạt động lời nói và các kĩ năng làm văn: Hoạt động lời nói là bao gồm một cấu trúc động bốn giai đoạn kế tiếp nhau: định hướng, lập chương trình, thực hiện hóa chương trình và kiểm tra. Cấu trúc này đã được vận dụng triệt để khi xây dựng hệ thống kĩ năng làm văn. Mỗi đề bài Tập làm văn đều xác định một nhiệm vụ giao tiếp. Việc định hướng trong giao tiếp sẽ thực hiện dưới dạng tìm hiểu đề bài, xác định tư tưởng cơ bản của bài viết. TrÇn ThÞ Giang - Trêng TiÓu häc Phïng ChÝ Kiªn 4 7457/30/2016 Mét sè biÖn ph¸p d¹y TËp lµm v¨n T¶ c¶nh – Líp 5 Ứng với giai đoạn lập chương trình là kĩ năng lập ý tìm ý, xây dựng dàn ý. Việc làm này sẽ giúp học sinh trình bày bài đầy đủ, mạch lạc. Khi lập dàn ý phải xác định được ý chủ đạo và sắp xếp ý theo trình tự nhất định. Ứng với giai đoạn hiện thực hóa chương trình là kĩ năng nói (viết) thành bài, nó bao gồm các kĩ năng bộ phận như dùng từ, đặt câu, viết đoạn, viết bài. Ứng với giai đoạn kiểm tra kết quả là nhóm kĩ năng phát hiện lỗi và kĩ năng sửa lỗi. b. Các dạng lời nói và dạy tập làm văn: Lời nói được chia ra thành lời nói miệng và lời viết. Vì vậy kĩ năng Tập làm văn được chia thành kĩ năng nói và kĩ năng viết. Kĩ năng nói được hình thành trước kĩ năng viết nhờ giao tiếp tự nhiên. Lời nói miệng có hai dạng: hội thoại và độc thoại. Vì vậy, các bài tập luyện nói trong giờ Tập làm văn sẽ được chia ra: nói trong hội thoại và độc thoại. Kĩ năng viết là sản phẩm của quá trình học tập. Nó là một phương tiện học tập và giao tiếp có hiệu quả. Năng lực viết chứng tỏ trình độ văn hóa, văn minh của một người. Tập làm văn có vai trò hàng đầu trong việc phát triển kĩ năng này. c. Ngữ pháp văn bản và ứng dụng vào dạy Tập làm văn: * Tính thống nhất của văn bản và việc dạy Tập làm văn: Để tạo lập một văn bản phải tạo nên tính thống nhất thể hiện ở cả hai mặt: sự liên kết về nội dung và liên kết hình thức. Sự liên kết này có được là nhờ tính hướng đích của văn bản. Vì vậy để rèn kĩ năng viết văn cho học sinh chúng ta phải giúp học sinh xác định mục đích chủ đề của bài viết và duy trì chủ đề này suốt bài viết. Mặt khác liên kết nội dung là khó nhất, chính vì vậy TrÇn ThÞ Giang - Trêng TiÓu häc Phïng ChÝ Kiªn 5 7467/30/2016 Mét sè biÖn ph¸p d¹y TËp lµm v¨n T¶ c¶nh – Líp 5 khi dạy tập làm văn chúng ta phải coi trọng đến cả hình thức ngôn từ và logic của các ý trong bài. Bên cạnh liên kết nội dung ngữ pháp văn bản còn chỉ ra cả một hệ thống các biện pháp liên kết hình thức. Nó là sự biểu hiện ra bên ngoài của liên kết nội dung. Bên cạnh yêu cầu duy trì chủ đề, văn bản còn phải có sự phát triển. Chủ đề cần phải được triển khai. Các đề bài tập làm văn cần phải chỉ ra các hướng triển khai theo trật tự thời gian, trật tự không gian, toàn thể đến bộ phận, trật tự tâm lí…. * Hai bình diện ngữ nghĩa của văn bản: Trước hết, đó là nội dung miêu tả hay còn gọi là nội dung sự vật là những hiểu biết, những nhận thức về thế giới xung quanh về xã hội và chính bản thân con người. Nội dung này tạo thành nghĩa sự vật của văn bản. Tiếp theo là nội dung thông tin về những cảm xúc tình cảm thái độ của người viết đối với đối tượng được đề cập đến. Nội dung này tạo ra nghĩa liên kết cá nhân của văn bản. * Đoạn văn và cấu trúc của đoạn văn: Đoạn văn là một bộ phận của văn bản bao gồm một số câu liên kết với nhau chặt chẽ thể hiện một cách tương đối trọn vẹn về một tiểu chủ đề. - Một số kiểu cấu trúc đoạn văn: + Cấu trúc diễn dịch là cấu trúc của những đoạn văn mà tiểuchủ đề được phát triển theo hướng từ khái quát đến cụ thể. Câu đầu là câu chủ đề các câu còn lại cụ thể hóa nội dung khái quát của câu mở đầu đó. + Cấu trúc quy nạp là kiểu cấu trúc ngược với diễn dịch. Tiểu chủ đề của đoạn phát triển theo hướng từ cụ thể đến khái quát. Câu cuối đoạn đóng vai trò quan trọng. TrÇn ThÞ Giang - Trêng TiÓu häc Phïng ChÝ Kiªn 6 7477/30/2016 Mét sè biÖn ph¸p d¹y TËp lµm v¨n T¶ c¶nh – Líp 5 + Cấu trúc song song là kiểu cấu trúc mà các câu trong đoạn đều có tầm quan trọng như nhau trong việc thể hiện tiểu chủ đề của đoạn. Loại cấu trúc này không có câu chủ đề. + Cấu trúc phối hợp: Thường gặp ba kiểu sau: - Sự phối hợp giữa cấu trúc diễn dịch và song song. - Sự phối hợp giữa cấu trúc song song và quy nạp. - Sự phối hợp giữa cấu trúc diễn dịch với quy nạp. * Một số thể loại Tập làm văn được dạy ở Tiểu học: - Miêu tả: Theo Từ điển Tiếng việt – NXB KHXH, Hà Nội, 1997 có nghĩa là:“ Thể hiện sự vật bằng lời hay nét vẽ”. Theo Đào Duy Anh trong Hán Việt từ điển, “ Miêu tả “ là:“Lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra.” Trong văn học, nhà văn không chỉ miêu tả đơn thuần mà bằng sự tinh tế nhạy cảm của mình, bằng ngôn ngữ sinh động khắc họa lên sự vật đó khiến người đọc người nghe cảm thấy mình đang đứng trước sự vật, hiện tượng đó và cảm thấy như nghe thấy, sờ được những gì mà nhà văn nói đến. - Kể chuyện: Truyện Là một thể loại văn học lớn được dạy chiếm số lượng lớn thuộc loại tự sự có hai phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật. Thủ pháp nghệ thuật chính là kể. d. Các quy tắc hội thoại và dạy hội thoại ở Tiểu học: - Quy tắc thương lượng. - Quy tắc luôn phiên lượt lời. - Quy tắc liên kết hội thoại. TrÇn ThÞ Giang - Trêng TiÓu häc Phïng ChÝ Kiªn 7 7487/30/2016 Mét sè biÖn ph¸p d¹y TËp lµm v¨n T¶ c¶nh – Líp 5 - Quy tắc tôn trọng thể diện người nghe. - Quy tắc khiêm tốn về phía người nói. - Quy tắc cộng tác. Không có một quy tắc nào là vạn năng cả vì thế khi dạy bài Tập làm văn hội thoại, người giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt tất cả các quy tắc hội thoại nêu trên. 1.2. Cơ sở lý luận: Các kết quả thực tế cho thấy số học sinh được xem là có năng lực nhận thức, tư duy, vốn sống, có khả năng giao tiếp... nổi trội hơn các em khác chiếm từ 5-10% tổng số học sinh. Ở nước ta, từ nhiều năm nay vấn đề này cũng được quan tâm. Đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng cho học sinh có khả năng viết văn tốt, tự tin trước đám đông còn có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Để có thể giáo dục học sinh có kĩ năng viết văn tốt, người giáo viên luôn phải học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm cũng như phải bồi dưỡng lòng yêu nghề, tinh thần tận tâm với công việc. 1.3. Cơ sở thực tiễn: Thực tế giảng dạy Tập làm văn Tả cảnh lớp 5, bản thân người giáo viên là người hướng dẫn đôi khi cũng cảm thấy lúng túng bí từ và không biết phải hướng dẫn thế nào để học sinh có thể viết được bài văn hay, có hình ảnh có cảm xúc. Một số tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế chỉ hướng dẫn chung chung, còn một số sách khác như là văn mẫu lại chỉ có những bài văn đã viết sẵn mà không có sự hướng dẫn nào để định hướng cho giáo viên cũng như học sinh. Là một giáo viên Tiểu học tham gia giảng dạy nhiều năm, tôi đã từng áp dụng nhiều kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy và đem lại rất nhiều hiệu quả TrÇn ThÞ Giang - Trêng TiÓu häc Phïng ChÝ Kiªn 8 7497/30/2016 Mét sè biÖn ph¸p d¹y TËp lµm v¨n T¶ c¶nh – Líp 5 cho nhiều thế hệ học trò của mình. Tôi nhận thấy thực tế hiện nay học sinh thường rất ngại làm văn và sợ viết văn. Chính vì vậy tôi luôn suy nghĩ làm thế nào cho học sinh thích làm văn, viết văn chân thật, viết văn có cảm xúc và sinh động, mà không cảm thấy sợ làm văn. Do đó trong năm học 2014 – 2015 tôi đã mạnh dạn đề xuất áp dụng sáng kiến kinh nghiệm : “ Một số biện pháp dạy Tập làm văn Tả cảnh lớp 5”. Qua thực tế giảng dạy và áp dụng trong một năm học tôi nhận thấy kinh nghiệm đã mang lại hiệu quả nhất định trong dạy học tập làm văn tả cảnh lớp 5. Vì vậy, trong năm học 2015 – 2016 tôi tiếp tục áp dụng sáng kiến và mạnh dạn viết lại để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo và suy nghĩ. 2. Các biện pháp tiến hành: * Nghiên cứu tài liệu. Đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài. * Tìm hiểu thực tế: Tìm hiểu thực trạng dạy của giáo viên và học của học sinh qua nhiều năm học. Tiến hành áp dụng trong 2 năm trở lại đây. * Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. * Dạy học thực nghiệm ở lớp 5A, 5 C. * Tổng kết phân tích đối chứng. * Tổng hợp kinh nghiệm. * Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau đây: + Phương pháp khảo sát, quan sát. + Phương pháp phân tích. + Phương pháp tổng hợp. + Phương pháp thực nghiệm. TrÇn ThÞ Giang - Trêng TiÓu häc Phïng ChÝ Kiªn 9 74107/30/2016 Mét sè biÖn ph¸p d¹y TËp lµm v¨n T¶ c¶nh – Líp 5 PHẦN II: NỘI DUNG A. Mục tiêu: * Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài này có những nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống những vấn đề lý luận có liên quan đến việc nghiên cứu. - Tìm hiểu phương pháp dạy dạng bài: Tập làm văn tả cảnh lớp 5 hiện nay. - Bước đầu đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học về Tập làm văn Tả cảnh lớp 5. B. Mô tả giải pháp của đề tài: CHƯƠNG I: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC VĂN TẢ CẢNH LỚP 5 1. Thực trạng dạy học văn Tả cảnh lớp 5: 1.1. Những ưu điểm: Trong chương trình sách giáo khoa hiện hành thì nội dung và phương pháp dạy phân môn Tập làm văn có nhiều thay đổi đáng kể so với chương trình cũ. Chính điều đó đã góp phần tạo nên một số ưu điểm nổi bật ở cả nội dung và phương pháp dạy học. Chúng ta chỉ xét riêng mạch kiến thức về dạy học văn Tả cảnh ở lớp 5 cũng có thể thấy rõ điều đó. Trước hết, về nội dung học sinh đã được trang bị những kiến thức lí thuyết về văn tả cảnh. Đó là những hiểu biết về thể loại, cấu tạo bài văn, trình tự miêu tả, cách quan sát… Các kiến thức này sách giáo khoa không trình bày như những kết quả có sẵn mà xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kĩ TrÇn ThÞ Giang - Trêng TiÓu häc Phïng ChÝ Kiªn 10 74117/30/2016 Mét sè biÖn ph¸p d¹y TËp lµm v¨n T¶ c¶nh – Líp 5 năng. Học sinh phải khảo sát văn bản, thảo luận tìm ra các kiến thức cần ghi nhớ. Chương trình sách giáo khoa cũng chú ý rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh trên cơ sở quy trình sản sinh ngôn bản đó là: - Kĩ năng định hướng văn bản ( nhận diện văn bản tả cảnh, phân tích đề bài văn tả cảnh). - Kĩ năng tìm ý và lập dàn ý. - Kĩ năng xây dựng đoạn văn tả cảnh, liên kết các đoạn văn thành bài văn tả cảnh. Đặc biệt kĩ năng xây dựng đoạn văn theo yêu cầu được chú trọng hơn cả như cách xây dựng đoạn mở bài ( theo 2 cách: trực tiếp hoặc gián tiếp ); đoạn kết bài ( theo 2 cách: kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng); các đoạn văn trong phần thân bài ( theo nhiều cách khác nhau tùy theo đối tượng miêu tả). Nội dung chương trình đã luyện tập các kĩ năng viết văn cho học sinh thông qua hệ thống các bài tập. Các bài tập trong sách giáo khoa khá phong phú và hấp dẫn học sinh cả về nội dung và hình thức. Các bài tập này thường được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó. Một ưu điểm nổi bật đó là văn trong thể loại văn tả cảnh ở lớp 5 đa phần thuộc kiểu đề bài mở tạo điều kiện cho các em học sinh những khả năng lựa chọn tùy theo ý thích của các em. Ví dụ: Tả cảnh một buổi sáng( trưa, chiều) trong vườn cây ( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). Đề bài tập làm văn tả cảnh thường đề cập đến những đề tài gắn bó với vốn sống, vốn hiểu biết của các em, gần gũi với các em. Ví dụ: + Tả quang cảnh trường em trước giờ vào học. TrÇn ThÞ Giang - Trêng TiÓu häc Phïng ChÝ Kiªn 11 74127/30/2016 Mét sè biÖn ph¸p d¹y TËp lµm v¨n T¶ c¶nh – Líp 5 + Tả ngôi nhà gia đình em đang sống. + Tả một cơn mưa. Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy nội dung dạy học văn tả cảnh trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 thể hiện rõ quan điểm tích hợp. Phần văn tả cảnh lớp 5 nói riêng và phân môn Tập làm văn nói chung có sự gắn bó chặt chẽ với chủ điểm của mỗi tuần học với các phân môn khác trong môn Tiếng Việt. Ví dụ: Gắn với chủ điểm “ Việt Nam – Tổ quốc em” học sinh được làm quen với bài văn tả cảnh “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa” ( Tuần 1- TV5) Một số ngữ liệu dùng trong phân môn Luyện từ và Câu có tác dụng rất tốt đối với việc dạy văn tả cảnh. Ví dụ: Mẩu chuyện “ Bầu trời mùa thu” ( Luyện từ và câu tuần 9 – TV5) giúp học sinh mở rộng vốn từ, học tập cách dùng từ chỉ thiên nhiên trong bài văn tả cảnh. Nội dung dạy học đổi mới luôn gắn liền với quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học Tập làm văn trong chương trình Sách giáo khoa hiện hành thực hiện theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó GV đóng vai trò người tổ chức hoạt động học của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và phát triển. Trong quá trình thực nghiệm giảng dạy tôi đã tiến hành áp dụng kết hợp lồng ghép với Phương pháp dạy học theo mô hình Trường Tiểu học Mới VNEN vào một số tiết học, một số bài tập của dạng bài Tả cảnh tôi nhận thấy đạt được hiệu quả đáng ghi nhận. Nội dung chương trình Sách giáo khoa hiện hành cũng tạo điều kiện cho giáo viên có thể tổ chức các tiết học theo các hình thức khác nhau linh hoạt, hấp dẫn, sinh động. TrÇn ThÞ Giang - Trêng TiÓu häc Phïng ChÝ Kiªn 12 74137/30/2016 Mét sè biÖn ph¸p d¹y TËp lµm v¨n T¶ c¶nh – Líp 5 1.2. Những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân: a. Khó khăn trong dạy học: Như chúng ta đã biết, trong nội dung và phương pháp dạy học Tập làm văn tả cảnh có rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên để phát huy được hết các ưu điểm đó, thực hiện mục tiêu của quá trình dạy học văn tả cảnh không phải là một việc làm dễ dàng. Qua thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học Phùng Chí Kiên tôi nhận thấy một số khó khăn trong quá trình dạy tập làm văn Tả cảnh như sau: Thời lượng quy định trong một tiết tập làm văn là từ 35 đến 40 phút mà lượng kiến thức yêu cầu cần đạt ở học sinh lại quá lớn nên cả giáo viên và học sinh không thể hoàn thành mục tiêu tiết học đề ra. Thông thường các tiết Tập làm văn Tả cảnh ở lớp 5 phải thực hiện các yêu cầu sau: - Hình thành nội dung lý thuyết Tập làm văn thông qua làm bài tập, trả lời câu hỏi, phân tích bài văn mẫu hoặc một số đoạn văn. - Thực hành rèn kỹ năng cho học sinh thông qua phần bài tập, luyện tập thực hành( thường khoảng 2 đến 3 bài). - Đánh giá kiểm tra kết quả quá trình thực hành rèn kỹ năng của học sinh. Với yêu cầu trên trong một thời lượng ngắn và trình độ học sinh không đồng đều giáo viên giảng dạy thường bị rơi vào tình trạng lo sợ, thiếu thời gian nên phần lý thuyết giảng qua loa không khắc sâu kiến thức cho học sinh. Nếu ai giảng kỹ phần lý thuyết thì thường rơi vào tình trạng “cháy giáo án”. Giải pháp lúc đó mà giáo giáo viên thường làm là giao bài tập về nhà cho học sinh hoàn thiện tiếp. Chính vì thực hiện bài tập ở nhà nên chất lượng bài làm của học sinh không cao. Giáo viên không thể kiểm tra đánh giá đúng được kết quả bài làm của học sinh, hiệu quả chưa cao. Nhiều bài tập khó chưa thực sự phù hợp với trình độ học sinh đại trà . TrÇn ThÞ Giang - Trêng TiÓu häc Phïng ChÝ Kiªn 13 74147/30/2016 Mét sè biÖn ph¸p d¹y TËp lµm v¨n T¶ c¶nh – Líp 5 Chương trình Sách giáo khoa hiện hành đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nắm vững phương pháp giảng dạy, hiểu rõ nội dung chương trình, ý đồ sách giáo khoa. Đặc biệt giáo viên phải là người biết tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động chiếm lĩnh tri thức. Trong thực tế trình độ của giáo viên chưa đồng đều, một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu trên. Sách giáo khoa hiện hành được thiết kế theo hình thức mở không phân biệt chỉ rõ đâu là phần lý thuyết Tập làm văn đâu là phần bài tập, luyện tập, nhiều giáo viên không hiểu được ý đồ của Sách giáo khoa. Trong qua trình giảng dạy nhiều giáo viên đã biến những bài tập xây dựng kiến thức lý thuyết Tập làm văn thành hình thức đọc và trả lời câu hỏi giống như một bài tập đọc; giáo viên không rút ra kết luận chốt kiến thức cho học sinh. Vì vậy kiến thức về lý thuyết tập làm văn của học sinh chưa sâu. Đồng thời chương trình Sách giáo khoa sắp xếp chưa thực sự liền mạch khiến quá trình dạy học gặp khó khăn. Trong thực tế, kỹ năng viết văn của giáo viên còn hạn chế. Nhiều giáo viên còn hướng dẫn học sinh viết văn theo một khuôn mẫu bắt buộc không phát huy được tính sáng tạo của học sinh. Việc phát hiện lỗi sai và tìm ra biện pháp chữa lỗi cho học sinh còn nhiều hạn chế. Các tiết trả bài giáo viên giảng dạy chưa hiệu quả. Giáo viên chưa có được hình thức tổ chức tiết dạy phù hợp sinh động để hấp dẫn thu hút học sinh tích cực tham gia học tập. b. Những hạn chế trong bài làm của học sinh: b.1. Các lỗi phổ biến trong bài làm: Mục tiêu của việc dạy văn Tả cảnh ở lớp 5 là thông qua hệ thống bài tập rèn các kỹ năng phân tích đề, quan sát đối tượng miêu tả, lập dàn ý trong bài TrÇn ThÞ Giang - Trêng TiÓu häc Phïng ChÝ Kiªn 14 74157/30/2016 Mét sè biÖn ph¸p d¹y TËp lµm v¨n T¶ c¶nh – Líp 5 văn tả cảnh, xây dựng các đoạn văn và liên kết các đoạn văn thành bài văn hoàn chỉnh. Tuy nhiên trên thực tế tôi nhận thấy hầu hết học sinh không đạt được mục tiêu đề ra. Dường như chỉ có một số lượng nhỏ học sinh khá giỏi hoàn thành tốt bài tập. Nhiều học sinh chưa có kỹ năng viết văn tả cảnh, trong các giờ Tập làm văn các em thụ động trông chờ sự gợi ý và chữa bài của thầy cô và các bạn khá giỏi. Một yêu cầu mà các em cảm thấy khó khăn nhất đó là viết một số bài văn tả cảnh hoàn chỉnh. Nội dung bài viết của học sinh thường sơ sài không đúng trọng tâm. Khi tả cảnh các em không biết lựa chọn trọng tâm miêu tả nên thường thấy gì tả ấy, sa đà vào những cảnh thứ yếu. Bài viết của học sinh thường mang tính liệt kê, kể lần lượt từng phần của cảnh không tả được sự đặc sắc nổi bật của cảnh. Những bài viết thể hiện được nội dung cơ bản thì na ná giống nhau, các em thường vận dụng rập khuôn theo gợi ý của thầy cô hoặc văn mẫu, các em không biết miêu tả cảnh ở trong không gian và thời điểm khác nhau. Cách tả thường ước lệ chung chung, hời hợt khiến người đọc có cảm giác các em tả cảnh mà các em chưa từng quan sát. Học sinh chưa biết bộc lộ cảm xúc và sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả khiến bài viết thiếu hình ảnh, khô khan, thiếu chân thực độc đáo. Sự vật mà các em miêu tả thường ở trạng thái tĩnh không sống động. Trong quá trình viết văn học sinh sử dụng các kỹ năng chưa thành thạo. Các em không nắm được trình tự miêu tả, sắp xếp ý lộn xộn, diễn đạt còn lặp ý, không biết cách liên kết đoạn văn chính vì vậy nội dung thiếu logic, thiếu chặt chẽ. Các em chưa biết sử dụng từ ngữ miêu tả vì vậy nội dung còn nghèo nàn, các em dùng từ thiếu chính xác không phù hợp với sắc thái biểu cảm. Học sinh thường viết câu không trọn ý hoặc quá dài dòng. * Một số lỗi cụ thể trong bài văn tả cảnh của học sinh: TrÇn ThÞ Giang - Trêng TiÓu häc Phïng ChÝ Kiªn 15 74167/30/2016 Mét sè biÖn ph¸p d¹y TËp lµm v¨n T¶ c¶nh – Líp 5 * Dùng từ sai do không hiểu nghĩa của từ: Cảnh vật thiên nhiên trong đêm trăng thật tươi đẹp em cảm thấy quê em thật hiền hòa. Câu trên dùng sai từ “hiền hòa” cần thay bằng từ “thanh bình”. Sân trường to mênh mông thỏa thích cho chúng em chơi. Học sinh đã dùng “to mênh mông” là không phù hợp. Sửa Thay cụm từ “to mênh mông” bằng “rộng thênh thang” * Học sinh dùng từ sai do không biết kết hợp: Ví dụ câu: Dòng sông quê hương đã để lại trong tôi bao nhiêu kỷ niệm nhưng tôi chẳng muốn dời xa. Học sinh dùng sai từ “nhưng” nên thay bằng từ “nên”. * Viết câu còn lặp từ: Ví dụ: Quê ngoại em là một vùng quê ven sông Hồng, quê ngoại em có đồng lúa rộng, quê ngoại em có một đầm sen nở hoa thơm ngát. Trong ví dụ trên học sinh đã lặp đi lặp lại “quê ngoại em” hướng dẫn các em có thể thay thế bằng các từ “nơi ấy” hoặc “nơi đó”. * Viết câu dài dòng hoặc chưa trọn ý: Ví dụ: a) Trong nhà em có rất nhiều thứ như là có ba cái giường có hai cái tủ một cái bàn và một cái ti vi. Hoặc : b) Bên cạnh nhà em. Có một dòng sông trong vắt. Dòng sông rất dài. Trong câu (a) học sinh viết quá rườm rà, dài dòng Ở (b) các em lại chấm câu một cách tùy tiện. TrÇn ThÞ Giang - Trêng TiÓu häc Phïng ChÝ Kiªn 16 74177/30/2016 Mét sè biÖn ph¸p d¹y TËp lµm v¨n T¶ c¶nh – Líp 5 * So sánh hoặc dùng hình ảnh không phù hợp: Ví dụ 1: Những chiếc thuyền nan bồng bềnh trôi trên sông như những chiếc lá tre khô. Ví dụ 2: Nhìn từ xa mái nhà như một bông hồng. Ngôi nhà được làm bằng ngói to. b.2. Một số bài làm kém của học sinh: * Bài làm mang tính liệt kê, kể lể, thiếu hình ảnh. Ví dụ: Tả ngôi trường. Trường em nằm trên một khu đất rộng. Ngôi trường có mái ngói đỏ, tường vôi trắng với những hàng cây bao quanh. Trường em gồm hai dãy A và B. Trường có văn phòng, phòng thư viện, đoàn đội, đồ dùng, y tế học đường, bảo vệ. Các lớp học có đủ quạt trần, bình nước , tủ để sách, tường lớp có khẩu hiệu, năm điều Bác dạy và các bức tranh do chúng em sưu tầm hoặc vẽ. (Bài của hs Nguyễn Văn Tùng Lớp 5c) * Bài làm không đi đúng trọng tâm, lan man kể vào những cảnh thứ yếu. Ví dụ: Tả ngôi nhà gia đình em đang sinh sống. Ngôi nhà em ở là nhà ba gian. Nhà lợp ngói đỏ tươi. Tường nhà quét vôi trắng. Nhà em có nuôi rất nhiều vật nuôi như lợn, bò, chó, mèo, gà. Vườn nhà em trồng rất nhiều cây như nhãn, cam, táo, ổi, xoan nâu. Nhà em có bốn sào ao. Bố em làm an ninh xã rồi lại về thả cá nữa nên rất vất vả. Em thấy cảnh ngôi nhà em thật đẹp và đầm ấm. (Bài làm của hs Nguyễn Quốc Anh lớp 5C) * Bài làm của học sinh không biết xây dựng đoạn văn phát triển ý theo một logic hợp lý, diễn đạt còn chưa phù hợp. TrÇn ThÞ Giang - Trêng TiÓu häc Phïng ChÝ Kiªn 17 74187/30/2016 Mét sè biÖn ph¸p d¹y TËp lµm v¨n T¶ c¶nh – Líp 5 Ví dụ: Tả một đêm trăng đẹp. Hôm nay là một đêm trăng tròn. Em cũng đã được nhìn thấy ông trăng vào đêm trung thu năm ngoái. Cảnh hôm ấy cũng đẹp y như hôm nay, bầu trời cũng có nhiều ông sao sáng lấp lánh. Bây giờ thì chúng em vừa ăn bánh vừa ngắm trăng. Ông trăng tròn như cái bánh. Cảnh vật hôm nay rất náo nhiệt. Các ngôi sao ở trên cao kia cứ thi nhau nhấp nháy vui mắt. Chúng em thi nhau ca hát. (Bài làm của hs Nguyễn Văn Hoàng lớp 5A) Đêm trung thu thật là vui, cả nhà được quây quần bên nhau. Nhà nào cũng bầy mâm ngũ quả thật là to với đầy hoa quả bánh kẹo. Hầu như năm nào mẹ em cũng mua về một quả bưởi to để uốn cong hình bông hoa và còn vác về một cây mía to dài và cao để làm cái cầu thang và quả bưởi đặt ở giữa mâm cỗ và nải chuối cong cong đặt ở bên cạnh xung quanh có các ngọn nến và những bông hoa hồng. Trăng lên cao đến lúc nó nhỏ lại không còn to như cái đĩa nữa thì chúng em phá cỗ. Mọi người vừa ăn vừa hát. Thỉnh thoảng chị gió lùa qua làm cho không khí thật dễ chịu. ( Bài làm của học sinh Nguyễn Thị Oanh lớp 5C) *Bài làm không nắm được trình tự miêu tả, diễn đạt, dùng từ chưa phù hợp. Buổi sáng cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ. Đến gần ta thấy rõ những ruộng lúa xanh tốt. Bây giờ lúa đang thì con gái, cây lúa vươn cao xanh rì lá sắc nhọn như là lưỡi mác. Trông xa, sóng lúa nhấp nhô uốn lượn. Cuối mùa hè ruộng lúa chín vàng rực báo hiệu một vụ mùa bội thu. Nhìn gần, những cây lúa oằn xuống vì những bông lúa trĩu hạt. Các cô bác xã viên hối hả ra đồng gặt hái. Chim sẻ thấy lúa đã chín chúng cũng rủ nhau bay về từng đàn. ( Bài làm của hs Nguyễn Thị Hiên lớp 5C) TrÇn ThÞ Giang - Trêng TiÓu häc Phïng ChÝ Kiªn 18 74197/30/2016 Mét sè biÖn ph¸p d¹y TËp lµm v¨n T¶ c¶nh – Líp 5 c. Nguyên nhân: Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân khiến học sinh viết văn tả cảnh chưa tốt. Tuy nhiên có một số nguyên nhân cơ bản sau đây: Vốn kiến thức và kinh nghiệm viết văn tả cảnh của học sinh còn hạn chế. Các em chưa có được những kiến thức về kiểu bài, học sinh không phân biệt được kể khác với tả. Học sinh chưa có được kĩ năng quan sát thực tế cảnh vật, khả năng quan sát của học sinh không được thường xuyên rèn luyện, quá trình quan sát còn hời hợt thiếu định hướng, thiếu tinh tế chính vì vậy học sinh chưa tìm ra được đặc điểm nổi bật của cảnh để tả. Khả năng liên tưởng của học sinh còn hạn hẹp. Các em chưa có được kĩ năng lập dàn ý phát triển ý xây dựng đoạn văn. Học sinh chưa biết liên kết đoạn thành bài. Vốn từ ngữ của học sinh còn nghèo nàn, không hiểu nghĩa từ, dùng sai từ đồng nghĩa. Học sinh chưa biết bộc lộ cảm xúc trong quá trình miêu tả, chưa viết được câu văn có hình ảnh, chưa biết sử dụng biện pháp tu từ đã học vào việc viết văn. Nội dung phần lí thuyết tập làm văn giáo viên dạy chưa sâu, chưa chốt được kiến thức cho học sinh. Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp tìm ra cách thức giúp học sinh khắc phục yếu kém. Chương trình sách giáo khoa hiện hành xây dựng chưa liền mạch còn có những bất cập khiến học sinh khó tiếp cận. TrÇn ThÞ Giang - Trêng TiÓu häc Phïng ChÝ Kiªn 19 74207/30/2016 Mét sè biÖn ph¸p d¹y TËp lµm v¨n T¶ c¶nh – Líp 5 2. Những khó khăn về nội dung phương pháp dạy kiểu bài: Tả cảnh ở lớp 5. 2.1. Nội dung phân phối chương trình kiểu bài: Tả cảnh lớp 5 Chương trình Tập làm văn lớp 5 bao gồm trong 35 tuần và mỗi tuần hai tiết. Tả cảnh được phân bố ở nửa đầu kỳ I và cuối kỳ II. Cụ thể như sau: Tuần 1: Tiết 1: Cấu tạo bài văn tả cảnh Tiết 2: Luyện tập tả cảnh ( Rèn kĩ năng quan sát và lập dàn ý) Tuần 2: Tiết 1: Luyện tập tả cảnh ( Lựa chọn hình ảnh miêu tả, lập dàn ý viết đoạn). Tuần 3: Tiết 1: Luyện tập tả cảnh ( Từ ngữ miêu tả, quan sát lập dàn ý) Tiết 2: Luyện tập tả cảnh ( Hoàn chỉnh đoạn văn, chuyển dàn ý thành đoạn văn) Tuần 4: Tiết 1: Luyện tập tả cảnh ( Trình tự quan sát và miêu tả, chuyển dàn ý thành đoạn văn) Tiết 2: Tả cảnh ( Kiểm tra viết) Tuần 5: Tiết 2: Trả bài văn tả cảnh Tuần 6: Tiết 2: Luyện tập tả cảnh(Kĩ năng quan sát – Quan sát lập dàn ý). Tuần 7: Tiết 1: Luyện tập tả cảnh ( Câu mở đoạn trong đoạn văn tả cảnh. Liên kết đoạn) Tiết 2: Luyện tập tả cảnh ( Xây dựng đoạn thân bài ) Tuần 9: Tiết 1: Luyện tập tả cảnh ( Lập dàn ý – Viết đoạn thân bài) Tiết 2: Luyện tập tả cảnh ( Dựng đoạn mở bài, kết bài) TrÇn ThÞ Giang - Trêng TiÓu häc Phïng ChÝ Kiªn 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng