Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 3 Skkn một số biện pháp giúp đỡ học sinh học tốt môn toán lớp 3...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp đỡ học sinh học tốt môn toán lớp 3

.DOC
17
2868
97

Mô tả:

I/ TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 3 II/ ĐẶT VẤN ĐỀ: 1) Tầm quan trọng của việc nghiên cứu: Với tình hình hiện nay, ở trường tiểu học chỉ đạo cho giáo viên quan tâm đến chất lượng cả ba mức học sinh đó là học sinh giỏi, học sinh khá và học sinh yếu kém. Nhưng làm cách nào mà chúng ta có thể cùng một lúc dạy học cả ba trình độ đó tiếp thu được kiến thức. Đó là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Nhiều lớp triển khai phụ đạo liên tục cho học sinh yếu kém nhưng kết quả không mấy khả quan. Qua việc khảo sát chất lượng đầu năm, tôi thấy hầu hết các em được học về nhân chia trong bảng qua lớp 2 nhưng kiến thức về toán học của các em nói chung và phương pháp học về nhân chia trong bảng của các em nói riêng hầu như các em chưa nắm chắc về cách thực hiện. Xuất phát từ vấn đề đó, yêu cầu của việc thực hành 2 phép tính nhân chia trong bảng của học sinh lớp 3 là giúp học sinh nhận biết quy tắc thực hiện các phép tính nhân chia trong bảng và quan hệ của chúng . Biết vận dụng các bảng tính và các tính chất của phép tính để tính nhẩm, tính nhanh và tính đúng, nắm vững bảng nhân, bảng chia để thực hành thành thạo trong giải toán. 2) Thực trạng Bản thân tôi đã nhiều năm công tác, đã giảng dạy lớp 3 liên tục và qua nhiều vùng khác nhau, tôi nhận thấy không phải học sinh nào cũng làm nhanh, làm đúng và làm thành thạo hai phép tính nhân, chia. Nhiều học sinh hết sức lúng túng trong thực hành bảng nhân, bảng chia. Các em còn mắc nhiều lỗi trong khi thực hiện , các lỗi này là rất cơ bản, nó hình thành cho các em kĩ năng tính toán sau này mà chủ yếu lại rơi vào học sinh yếu kém nhiều hơn học sinh khác. 1 Nếu như các em không nắm chắc về kĩ năng thực hành hai phép tính nhân, chia mà không được giúp đỡ, quan tâm thì các em sẽ không còn khả năng tổi thiểu trong thực hành môn toán lớp 3. Như vậy các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong thực hành giải toán liên quan đến hai phép nhân chia. Mặt khác nếu các em học yếu mà giáo viên không quan tâm thì các em không thể thực hiện được, lâu dần các em sẽ chán nản không còn hứng thú trong học tập môn toán. Qua nhiều năm công tác và liên tục được giảng dạy lớp 3, tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong công việc rèn cho các em cách thực hiện thành thạo bảng nhân, bảng chia và nhân chia ngoài bảng. Các bước thực hiện như sau: 1/ công tác chuẩn bị. 2/ Hướng dẫn học sinh các phương pháp thực hành nhân ,chia trong bảng. 3/ Một số kĩ năng về thực hành nhân chia ngoài bảng. 3) Lí do chọn đề tài: Với nhận thức như vậy, bản thân tôi đã tìm tòi, tham khảo và nghiên cứu vấn đề về giúp đỡ học sinh học tốt nhân, chia trong và ngoài bảng là vấn đề hết sức cần thiết và cần quan tâm nhiều hơn đến học sinh yếu kém. Trong khuôn khổ này bản thân tôi đã chọn một đề tài để áp dụng đó là “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh học tốt môn toán lớp 3”. Hy vọng với vấn đề này sẽ giúp các em học tập tiến bộ hơn. 4) Giới hạn nghiên cứu: Do điều kiện không cho phép, hơn nữa bản thân tôi mới nghiên cứu đề tài này nên tôi chỉ áp dụng cho học sinh đối với lớp tôi chủ nhiệm. Tuy nhiên trong khi áp dụng không tránh những thiếu sót, kính mong các cấp quản lí và các anh chị đồng nghiệp nhận xét và góp ý chân thành để bản thân hoàn thiện hơn đề tài này. III/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: 2 Để giúp giáo viên tiểu học hiểu rõ hơn về cơ sở của việc lựa chọn và sắp xếp các nội dung về phép nhân, phép chia các số tự nhiên, đồng thời giúp giáo viên biết được định hướng của việc lựa chọn và tận dụng các phương pháp dạy học đối với nội dung phép nhân, phép chia các số tự nhiên. Tôi xin trình bày tóm tắt các vấn đề sau: - Nhận thức của các em còn mang tính đại thể. Các em nhận thức một vấn đề có tổ chức, nhận thức thường gắn với hành động. Các em thường hay hình dung vấn đề náo đó bằng trực quan, sinh động dễ gây ấn tượng.Vì vậy muốn truyền thụ kiến thức cho các em chúng ta nên áp dụng trực quan sinh động để gây sự chú ý thì các em nhanh chóng tiếp thu.Tuy nhiên chúng ta không nên quá lạm dụng đồ dùng trực quan vì hình ảnh, màu sắc quá sinh động dễ dẫn đến các em chú ý sai lệch vấn đề, dẫn đến phản tác dụng và làm cho các em quên nhiệm vụ chính của mình. Hơn nữa sử dụng đồ dùng trực quan quá nhiều sẽ làm giảm đi trí tưởng tượng của các em. - Nên tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động vì khi tham gia hoạt động tích cực Các em có điểu kiện để tiếp thu bằng các tri giác như : tai- nghe, mắt-nhìn, miệng – nói, tay thao tác sẽ dẫn đến các em tiếp thu và khắc sâu hơn kiến thức đó. - Giáo viên phải tạo cho học sinh ghi nhớ một cách chủ động tránh áp đặt mà cần phải có thủ thuật ghi nhớ, có thể chia ra làm nhiều phần để học sinh dễ hình dung ra khi cần thiết. - Việc học sinh ghi nhớ tốt là điều kiện cần thiết nhất để các em nhanh chóng học thuộc bảng nhân, bảng chia một cách khoa học chứ không phải máy móc, nếu khi cần các em có thể nêu nhanh tất cả các phép tính trong bảng nhân, bảng chia không theo thứ tự trong bảng. 3 - Chúng ta không nên áp đặt học sinh tiếp thu kiến thức sâu hơn mà chỉ cần các em tiếp thu được những nội dumg cơ bản trong từng bài học, nội dung đó phù hợp với khả năng của tùng em. * Tóm lại: Từ những đặc điểm trên của học sinh tiểu học về quá trình nhận thức, khi dạy học tiểu học nói chung và dạy học môn toán nói riêng chúng ta nên: - Quan tâm đến việc sử dụng đồ dùng học tập của các em. Nên áp dụng đồ dùng trực quan để hình thành kiến thức cho học sinh. - Nên chú ý đến từng đối tượng học sinh mà có biện pháp dạy học phù hợp, tránh áp đặt mà phải để cho các em làm quen từ từ với kiến thức đó. - Nên chia học sinh theo từng đối tượng để truyền thụ. - Trong khi giúp học sinh thực hành giáo viên cần cho học sinh: + Tự phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan trong bài học. + Tự chiếm lĩnh tri thức mới một cách chủ động. + Hướng dẫn học sinh cách phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. + Thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức cũ đã học. + Thực hành , rèn luyện cách diễn đạt thông tin bằng lời, bằng kí hiệu. - Trong khi thực hành luyên tập giáo viên cần cần tổ chức và động viên học sinh ở mọi mức độ đều phải tham gia tích cực vào hoạt động thực hành, nhằm giúp mọi học sinh nhận ra được kiến thức mới và quy trình vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn trong các dạng bài tập khác nhau. - Tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau trong mọi đối tượng học sinh. - Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả học tập thực hành nhằm giúp các em khắc sâu hơn kiến thức đó. - Tập cho học sinh có thói quen không thoả mãn với bài làm của mình và tự tìm ra cách giải quyết mới thuyết phục hơn những cách giải đã có. IV/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: 4 Đặc điểm, tình hình chung của lớp: 1/ Thuận lợi: - Đa số các em đã được học nhân, chia ở lớp Hai. - Sĩ số lớp vừa, không quá đông thuận lợi cho việc theo dõi quá trình rèn luyện của các em. - Nhà trường quan tâm sâu sẳc trong việc chỉ đạo cũng như tạo điều kiện về chuyên môn, cũng như cơ sở vật chất. - Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ giáo viên trong quá trình nghiên cứu. - Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc học tập và rèn luyện của học sinh. 2/ Khó khăn: - Đa số các em chưa có ý thức tự giác về việc học. Việc học tập của các em cần phải có người nhắc nhở. - Một số em chưa nắm được kiến thức về thực hành nhân chia. - Một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con em. - Thời gian học tập của các em còn hạn chế, các em còn ham chơi hơn ham học. Dưới đây là bảng thống kê chất lượng môn toán đầu năm học của lớp 3 như sau: GIỎI SL TL KHÁ SL TL T. BÌNH SL TL YẾU SL TL 2 9,09% TSHS 22/10 0 0 5 22,72% 15 68,18% V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Để dạy tốt các nội dung về nhân, chia trong bảng và sử dụng phương pháp dạy học nội dung này một cách hợp lí, giáo viên cần chú ý các điểm sau: 1/ Công tác chuẩn bị: 5 Trước khi học phép tính mới (phép nhân, phép chia) học sinh đều có giai đoạn chuẩn bị. Đây là cơ sở cho việc hình thành kiến thức mới, cầu nối giữa kiến thức đã học và kiến thức sẽ học. Vì vậy, khi dạy học các bài học trong giai đoạn này, giáo viên cần chuẩn bị tốt kiến thức cho học sinh để làm cơ sở vững chắc cho các em tiếp cận với kiến thức mới. - Học sinh học bài tổng của nhiều số. Trước khi học bài phép nhân. Ở đây học sinh được học cách tính tổng của nhiều số hạng mà mỗi số hạng đều bằng nhau, nhằm giúp cho các em hình dung được phép nhân sau này. Khi dạy bài này, giáo viên phải cho học sinh lưu ý để nhận ra các tổng đều có các số hạng bằng nhau nhằm giúp các em tính được kết quả phép nhân sau này thông qua cộng các số hạng bằng nhau (nhất là các bảng nhân đầu tiên). - Học sinh được học bài phép nhân và các bài về bảng nhân trước khi học về phép chia và bài về bảng chia. Giáo viên lưu ý học sinh phải học thuộc và nắm vũng về bảng nhân để làm cơ sở học các bảng chia thông qua bảng nhân tương ứng đã học. - Việc học thuộc và thực hiện thành thạo bảng nhân, bảng chia cũng là cơ sở để học sinh học tốt nhân, chia ngoài bảng sau này và khắc sâu cho các em khái niệm về nhân, chia. 2/ Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong từng giai đoạn lập bảng nhân, chia: Để lập được bảng nhân, bảng chia thì bước đầu tiên giáo viên phải chú ý là kĩ thuật sử dụng đồ dùng học tập. Mà đồ dùng ở giai đoạn lập bảng nhân, bảng chia này là các tấm bìa có các chấm tròn. Vì vậy, sử dụng đồ dùng trực quan ở giai đoan này là rất cần thiết. Tuy nhiên mức độ trực quan không giống nhau ở các giai đoạn: - Học kì I học sinh tiếp tục được học các bảng nhân, bảng chia 6, 7, 8, 9. Lúc này các em đã có kinh nghiệm sử dụng đồ dùng học tập đã được thầy (cô) lớp 2 hướng dẫn. Vì vậy các em không mấy khó khăn khi tham gia xây dựng bảng 6 nhân, bảng chia (các tấm bìa với số chấm tròn như nhau), các em đã quen và thành thạo khi thao tác các tấm bìa này. Hơn nữa lên lớp 3 trình độ nhận thức của các em phát triển hơn trước nên khi hướng dẫn lập bảng nhân, chia giáo viên vẫn yêu cầu học sinh sử dụng đồ dùng học tập nhưng ở mức độ nhất định và phải tăng dần mức độ khái quát để kích thích trí tưởng tượng, phát triển tư duy cho học sinh. Chẳng hạn: Giáo viên không cùng học sinh lập các phép tính như ở lớp 2 mà chỉ nêu lệnh để học sinh tự suy nghĩ và thao tác trên các tấm bìa với các chấm tròn bằng nhiều cách như đếm thêm hoặc áp dụng các bảng nhân, chia đã học để lập được 3 hoặc 4 phép tính trong bảng sau đó áp dụng tương tự để hoàn chỉnh bảng nhân, chia và học thuộc bảng nhân, bảng chia một cách thành thạo không theo thứ tự. VD: khi giáo viên dạy bài bảng nhân 7. Khi cho học sinh lập bảng nhân 7. GV chỉ nêu lệnh rồi cho học sinh thao tác trên các tấm bìa có 7 chấm tròn để lập được các phép tính: 7x1=7 7 x 2 = 14 7 x 3 = 21 Sau khi cho học sinh nhận xét để từ 7 x 2 = 14 suy ra 7 x 3 = 7 + 7 + 7 = 21. Cụ thể là: với 3 tấm bìa. Học sinh nêu 7 được lấy 3 lần, ta có 7 x 3 = 21 Mặt khác học sinh cũng có thể với 3 tấm bìa này ta thấy 7 x 3 chính là 7 x 2 + 7. Vậy 7 x 3 = 7 + 7 + 7 = 7 x 2 + 7 = 14 + 7 = 21 Bằng cách này học sinh có thể không cần dùng đến các tấm bìa mà vẫn lập được các phép tính tiếp theo trong bảng nhân 7 thông qua cách thao tác như trên đề lập tiếp các phép tính còn lại dựa vào kết quả phép tính trước. 7 x 4 = 7 x 3 + 7 = 21 + 7 = 28 7 x 5 = 7 x 4 + 7 = 28 + 7 = 35 7 x 6 = 7 x 5 + 7 = 35 + 7 = 42 … 7 Hoặc học sinh có thể dựa trên bảng nhân, bảng chia đã học trước để lập bảng nhân, bảng chia kế tiếp. Chẳng hạn: 7 x 4 = 4 x 7 = 28 7 x 5 = 5 x 7 = 35 7 x 6 = 6 x 7 = 42… Như vậy giáo viên cần sử dụng đồ dùng trực quan hợp lí và sử dụng phương pháp dạy học đúng cách sẽ giúp cho học sinh nhanh chóng tiếp thu được kiến thức một cách chắc chắn và giúp các em phát triển tư duy. Sau khi học sinh đã lập được bảng nhân, bảng chia. Muốn học sinh học thuộc nhanh bảng nhân, bảng chia ngay tại lớp và nắm chắc bảng nhân, bảng chia không theo thứ tự, giáo viên thực hiên như sau: Đầu tiên giáo viên cho cả lớp đọc đồng thanh 2 lượt sau đó cho các em đọc nối tiếp thay cho đọc cá nhân (đọc cá nhân, em này đọc, em khác không chú ý dẫn đến một số em không nắm được kiến thức). Cách đọc: Đọc nối tiếp, mỗi em đọc một phép tính, em tiếp theo đọc phép tính kế tiếp trong bảng từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trái qua phải, từ phải sang trái và đọc chéo. Như vậy em này đọc em khác đã có sự chuẩn bị nhẩm để đến lượt mình.Cứ như vậy các em hứng thú tham gia một cách chủ động, nhiệt tình và học bảng nhân, bảng chia không theo thứ tự (tuy thời gian cho hoạt động này hơi nhiều nhưng bù lại các em nắm được kiến thức một cách chắc chắn và không phải học vẹt). 3/ Về phương pháp nhân chia ngoài bảng: Phương pháp chủ yếu được sử dụng là làm mẫu trên các ví dụ cụ thể. Từ đó phương pháp hướng dẫn học sinh cách đặt tính và tính. Đối với những trường hợp cần lưu ý: Như phép chia có số "0" ở thương, ước lượng thương chưa hết, nhớ khi nhân chưa đúng, …. Giáo viên cần đưa ra các bài tập dưới dạng này để học sinh lưu ý hơn. 8 * Biện pháp thực hiện Với nội dung về phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3, để hình thành kiến thức mới cho học sinh thì phương pháp chủ yếu trực quan, kết hợp làm mẫu; để rèn luyện kĩ năng thì phương pháp chủ yếu là thực hành-luyện tập. Tuy nhiên, trong quá trình học sinh thực hành luyện tập giáo viên phải tăng dần mức độ, yêu cầu, độ khó của bài tập; tạo điều kiện cho học sinh tự huy động kiến thức sẵn có để làm bài; đồng thời rèn cho học sinh khả năng tự kiểm tra, đánh giá mình và đánh giá các bạn. Như vậy khi sử dụng phương pháp dạy học phép nhân, phép chia số tự nhiên ở lớp 3 chúng ta cần quan tâm đến đặc điểm nhận thức của học sinh và cần sử dụng các phương pháp kích thích tư duy trưù tượng, khả năng so sánh, khái quát hoá, tổng hợp hoá cho học sinh. Khi thực hiện các phép tính nhân, chia ở lớp 3 học sinh thường gặp một số khuyết điểm sau: - Khi nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số có nhớ một, hai hoặc ba lần liên tiếp, học sinh thường chỉ nhớ lần đầu tiên mà quên không nhớ các lần tiếp theo. VD: 1818 X Hoặc 4 2461 x 4272 3 7283 - Trong phép nhân có nhớ nhiều hơn 1(nhớ 2, nhớ 3,…) học sinh thường chỉ ghi 1 hoắc ghi hàng chục nhớ hàng đơn vị. VD: 2823 X Hoặc 4 10392 234 x Hoặc 4 275 x 981 4 990 * Biện pháp khắc phục: Đối với hai lỗi trên, giáo viên cần khắc phục cho học sinh bằng cách: Trước hết yêu cầu các em nhẩm thầm trong khi tính (vừa tính, vừa nhẩm) như phép tính 9 mẫu trong sách giáo khoa và viết số cần nhớ ra lề phép tính và luôn luôn ghi nhớ, đối với phép nhân có nhớ nhiều hơn một thì khi ghi kết quả các em phải ghi hàng đơn vị và nhớ hàng chục VD: 8 nhân 6 bằng 48 viết 8 (viết hàng đơn vị) nhớ 4 (nhớ hàng chục) Lúc đầu khi mới học nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số, học sinh thường hay sai trong khi ghi kết quả : VD: 27 X hoặc 3 236 x 621 3 6918 * Biện pháp khắc phục: Ở đây giáo viên cần giải thích cho học sinh rằng: Nếu làm như vậy thì tích có tới 62 chục nhưng thực chất chỉ có 8 chục mà thôi. Vì: Ở lượt nhân thứ nhất: 3 nhân 7 đơn vị được 21 đơn vị, tức là hai chục và 1 đơn vị viết 1 ở cột đơn vị, còn 2 chục nhớ lại (ghi hai chấm tức là nhớ 2 bên lề phép nhân ở hàng chục) để khi thực hiện lượt nhân thứ hai xong sau đó thêm hai chục đã nhớ vào lượt nhân thứ hai. Ở lượt nhân thứ hai: 3 nhân 2 chục được 6 chục, thêm hai chục đã nhớ là tám chục, viết 8 vào cột chục. Giáo viên cũng có thể phân tích số hạng thứ nhất ra thành tổng rồi hướng dẫn học sinh thực hiên: 4/ Về học phép chia: - Học sinh thường ước lượng thương sai trong phép chia có số dư nên dẫn đến tìm được số dư lớn hơn số chia và lại thực hiên chia số dư đó cho số chia. Cuối cùng, tìm được thương lớn hơn số bị chia. Nguyên nhân của lỗi này là học sinh không nắm được quy tắc, số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia thì mới cho kết quả chia đúng. VD: 47 2 Hoặc 94 10 2 Hoặc 95 2 4 221 6 317 3 317 07 3 15 4 2 1 3 14 2 14 1 0 * Biện pháp khắc phục: Khi dạy dạng bài phép chia này thì giáo viên luôn cho học sinh ghi nhớ cách ước lượng thương trong phép chia, cần ghi nhớ số dư luôn luôn nhỏ hơn số chia và thương luôn luôn nhỏ hơn số bị chia. VD: 48 : 5 = ? Cách thứ nhất có thể cho học sinh đếm ngược từ 48 cho đến khi gặp một tích (hoặc số bị chia) trong bảng nhân 5 (chia 5) 48; 47; 46 ; 45. 45 : 5 = 9 .Vậy 48 : 5 = 9 (dư 3). Số dư là 3 thì nhỏ hơn số chia là 5. Tương tự như vậy khi gặp số bị chia có dư, học sinh không mấy gặp khó khăn khi xác định thương và số dư ( học sinh luôn luôn ghi nhớ số dư trong mỗi lần chia đều phải nhỏ hơn số chia) Cách thứ hai tìm số lớn nhất (không vượt quá 48) trong các tích (số bị chia) của bảng nhân (chia 5) ta được 45;45 : 5 = 9 mà 48 lớn hơn 45 ba đơn vị. Vậy 48 : 5 = 9 (dư 3). Khi dạy về nhân chia ngoài bảng, giáo viên yêu cầu học sinh học thật thuộc và nắm thật chắc các bảng nhân, chia trước khi dạy chia viết. Dạy cho học sinh phải từ dễ đến khó. Một sai lầm nữa của học sinh là các em quên ghi số "0" trong phép chia có chữ số "0" ở thương, dẫn đến thương luôn thiếu đi một số. Như vậy kết quả cuối cùng của phép chi sai. VD: 4218 : 6 = ? Học sinh thực hiên như sau: 4218 6 11 42 73 018 18 0 * Biện pháp khắc phục: Do học sinh không nắm được quy tắc thực hiện chia viết có bao nhiêu lần chia thì có bấy nhiêu chữ số được viết ở thương. Giáo viên cũng cần cho học sinh lưu ý: Chỉ duy nhất trong lần chia đầu tiên là được lấy nhiều hơn một chữ số ở số bị chia để chia, còn các lần chia tiếp theo lấy từng chữ số để chia và khi lấy một chữ số để chia thì phải viết được một chữ số ở thương. Trường hợp ở lần chia thứ hai trở lên, nếu số bị chia nhỏ hơn số chia thì bắt buộc chúng ta phải ghi vào thương một chữ số "0".Bên cạnh đó giáo viên cũng yêu cầu học sinh phải viết đủ phép trừ ở các lượt chia như sau: VD: 1232 4 03 hoặc học sinh có thể thực hiện như sau 308 1232 4 12 308 32 03 0 0 32 32 0 VI/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Sau khi áp dụng các biện pháp đó vào thực tiễn dạy học. Tôi đã thu được kết quả rất khả quan. Hiện nay hầu hết các em đang học ở lớp 3 đều thực hiện thành thạo các bảng nhân bảng chia, nhân chia ngoài bảng, nhân có nhớ và chia có dư các em đều nắm rất chắc chắn cách thực hiên kể cả học sinh yếu. Các em tự làm các bài tập về nhân chia mà không cần hướng dẫn. Vì vậy kết quả khảo sát môn toán vừa qua tất cả học sinh lớp 3 đều có học lực trung bình trở lên, không còn 12 học sinh yếu. Như vậy so với kết quả đầu năm, chất lượng học sinh rất tốt, tỉ lệ học sinh khá, giỏi cao. Đó là một thành công bước đầu khi áp dụng phương pháp này của bản thân. KẾT QUẢ KHẢO SÁT SO VỚI ĐẦU NĂM Giỏi SL TL% Khá SL TL% T.Bình SL TL% Yếu SL TL% ĐẦU NĂM 0 0 5 22,72% 15 68,18% 2 9,09% 3 13,63% 7 31,81 12 54,54 0 0 KQ. KHẢO SÁT % % VII/ KẾT LUẬN: Qua nghiên cứu đề tài này, tôi thấy: Nếu giáo viên tiểu học nắm vững được bản chất toán học của các mạch kiến thức nói chung, của số học nói riêng; Nắm được sự thể hiện các nội dung cơ bản trong kiến thức đó trong SGK thì chắc chắn rằng việc dạy và học sẽ tốt hơn. Vì vậy có hiểu đúng, xác định đúng trọng tâm kiến thức của từng loại bài thì chúng ta mới truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách linh hoạt nhất, chắc chắn nhất. Hơn nữa, bằng việc tìm hiểu cách sắp xếp nội dung dạy học trong từng bài trong SGK, thì giáo viên sẽ thấy được mối liên quan mật thiết giữa các bài học nó liên kết với nhau theo trình tự từ thấp đến cao. Từ đó chúng ta chú ý huy động vốn kiến thức đã có của học sinh để hình thành cho các em vốn kiến thức mới, kiến thức cao hơn, cần thiết hơn để làm cơ sở cho các em học tiếp môn toán sau này. Việc nắm được đặc điểm nhận thức của học sinh, các phương pháp sử 13 dụng trong dạy học phép nhân, phép chia các số tự nhiên; định hướng đổi mới phương pháp dạy học sẽ giúp giáo viên lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học đúng kiến thức đúng kĩ năng, phát huy được tối đa khả năng học tập của học sinh, tạo cho các em tính tự lập sau này. Nói tóm lại, việc tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy học toán nói chung, nội dung phương pháp dạy học phép nhân, phép chia số tự nhiên nói riêng là hết sức cần thiết trên cơ sở hình thành cho các em học về phân số, số thập phân sau này. Như vậy, qua việc thực hiện nội dung nghiên cứu trên, cho chúng ta thấy được tầm quan trọng trong việc giúp học sinh học tốt nhân, chia số tự nhiên là một công việc mà đòi hỏi mỗi giáo viên chủ nhiệm cần kiên trì, nhẫn nại mới thực hiện được, vì kết quả đem lại không phải ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình học tập và rèn luyện hết sức khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì chỉ bảo tận tuỵ và theo dõi từng bước tiến bộ của các em để hướng các em đi đúng theo kế hoạch mà mình đã đề ra. VIII/ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: - Để thực hiện được công việc này thì giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên theo dõi, uốn nén các em hướng dẫn các em thực hành thường xuyên nhất là đối với học sinh yếu. - Nhà trường cần tạo điều kiện để có phòng học hai buổi trên ngày để các em có nhiều thời gian trong việc học tập và thực hành môn toán nhiều hơn. - Cần chú ý những học sinh các biệt vì các em chậm chạp hơn so với các bạn trong lớp, giáo viên nên hướng dẫn cho em nhiều hơn hoặc chỉ định bạn học giỏi giúp đỡ em nhiều hơn để em thực hiện được như các bạn. 14 IX/ TÀI LIỆU THAM KHẢO: Một số phương pháp dạy tốt toán 3 …………………………………NXBGD SGK Toán 3. Chương trình nhân chia trong và ngoài bảng…………NXBGD SGV toán 3…………………………………………………………..NXBGD 15 16 XI/ MỤC LỤC: Mục I II III IV V VI VII VIII IX X Tên đề tài Tên đề tài Đặt vấn đề Cơ sở lí luận Cơ sở thực tiễn Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Kết luận Đề nghị Tài liệu tham khảo Mục lục Trang 1 1, 2 2,3 3 4,5,6,7,8 8 8,9 9 10 11 17 Ghi chú
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan