Một số biện pháp góp phần tạo sức hấp dẫn và sự hứng thú của một giờ dạy Văn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phan Thị Tuyết Nhung-Trường THPT Vinh Xuân
2
NỘI DUNG
Nghệ thuật là một cái gì rất tinh vi, hoàn mĩ và rất cuốn hút. Tận
dụng đặc trưng nghệ thuật của đối tượng, nâng cao yêu cầu khoa học và
yêu cầu sư phạm trong dạy Văn lên thành nghệ thuật. Điều đó đòi hỏi
người giáo viên dạy Văn phải có ba con người: Nhà khoa học, Nhà giáo,
Nhà nghệ sĩ. Ba con người này phải có sự kết hợp với nhau: Nhà khoa học
phải tinh thông, Nhà giáo phải lão luyện và Nhà nghệ sĩ phải giàu cảm xúc,
năng lực tưởng tượng và óc thẩm mĩ. Trong ba “Nhà” đó thì Nhà giáo phải
giữ vai trò chủ đạo, Nhà khoa học phải chú ý đến nguyên tắc vừa sức và
Nhà nghệ sĩ có quyền rung động để đạt được hiệu quả cao trong giờ dạy
Văn. Muốn làm được điều đó chúng ta có thể tiến hành một số biện pháp
sau:
I/ Phải có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc và chính xác về tác
phẩm trên cơ sở đó gợi cho học sinh khám phá tác phẩm đúng hướng
và đúng cách.
Chúng ta điều biết rằng sức hấp dẫn của một giờ học văn trước hết
mằn trong bản thân của tác phẩm. Nên người dạy phải hiểu sâu tác phẩm,
thấy hết sức hấp dẫn của một tác phẩm thì mới truyền đạt được sức hấp
dẫn ấy cho học sinh. Nếu chưa hiểu tác phẩm thì bài giảng sẽ lúng túng, có
thể giảng sai tác phẩm làm cho học sinh cũng cảm nhận sai.
Tính chính xác của kiến thức cơ bản và nội dung chính xác sâu sắc
của bài giảng tự nó đã có sức hấp dẫn nhất định. Bài giảng càng sâu sắc
bao nhiêu thì càng thoả mãn nhu cầu nhận thức của học sinh bấy nhiêu.
Nhưng điều đó không có nghĩa là giáo viên cứ áp đặt những kết luận dù là
sâu sắc đã có sẵn cho học sinh, mà giáo viên chỉ trình bày con đường đi
tìm chân lí của mình và đưa học sinh cùng đi có như thế mới đảm bảo
phương pháp đổi mới trong dạy học, giáo viên chỉ đóng vai trò là người
định hướng, người dẫn dắt và cùng học sinh đi khám phá tác phẩm. Muốn
làm được điều đó giáo viên phải suy nghĩ khi đọc tác phẩm về nội dung
nghệ thuật của tác phẩm và giải đáp nó bằng suy luận của mình, về các tài
liệu tham khảo, bằng lí luận văn học và bằng chính kiến thức văn học của
mình.
Ví dụ: Khi dạy tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao cần phải đọc kĩ
toàn bộ tác phẩm để nắm rõ nội dung của những đoạn lược bỏ bỏ trong
sách giáo khoa, phải đọc tuyển tập truyện ngắn của Nam Cao để thấy được
nghệ thuật xây dựng nhân vật, tình huống truyện và cách khai thác đề tài,