Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn-một số biện pháp kể cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nghe chuyện cổ tích tấm cám t...

Tài liệu Skkn-một số biện pháp kể cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nghe chuyện cổ tích tấm cám theo hướng tích hợp

.PDF
29
2183
136

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON MAI DỊCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỂ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI NGHE CHUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Giáo viên : Vũ Phương Thảo Ngày sinh: 07 / 03 / 1982 Lớp : MGL A2 Năm học 2010 - 1011 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: 1. Lý do lý luận: Văn học là suối nguồn của tri thức, là kinh nghiệm sống mà con người cần tiếp thu và phát triển. Văn học có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em mầm non nói riêng, nó là phương tiện để giáo dục con người. Trong chương trình văn học Việt Nam truyện là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ mầm non. Truyện giúp các em hiểu được cuộc sống hiện thực của cha ông ta. Truyện có ý nghĩa giáo dục lớn, giáo dục về tư tưởng tình cảm, trân trọng những con người lao động, yêu quê hương đất nước, sống trung thực, chăm chỉ, ghét cái ác, yêu cái thiện, ở hiền gặp lành. Truyện được trẻ em rất yêu thích và nó góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Những câu chuyện cổ tích có một vai trò rõ ràng trong việc khơi mở trí tưởng tượng của trẻ nhỏ, chúng cũng có ích bấy nhiêu khi giúp trẻ nhỏ đối mặt với các lo sợ mà các bé chưa thể diễn đạt được. Nhà nghiên cứu nổi tiếng về tâm lý học trẻ em Bruno Bettelheim tin rằng những câu chuyện cổ tích đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ bởi nhân vật chính trong các câu chuyện - nhiều trong số đó chính là trẻ em - giống như 1 hình tượng mô phỏng khả năng vượt qua hay thậm chí dành được thành công lớn khi đối mặt với những tình huống khó khăn. Kết quả kiểm nghiệm tốt nhất cho sự thành công của một câu chuyện cho trẻ em không phải là chúng có những bài học sâu xa không hay chúng có nguồn gốc từ đâu, mà là liệu chúng có làm trẻ thích thú và đòi được nghe thêm nữa hay không. Hầu hết các chuyện cổ tích đem lại cho trẻ sự thích thú, dễ chịu, khuyến khích trí 2 tưởng tượng của chúng theo những cách riêng mà những tác giả hiện đại chỉ có thể mơ ước đến chứ không làm nổi. Thế cho nên tôi đã chọn đề tài MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỂ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI NGHE CHUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM THEO HƯỚNG TÍCH HỢP 2. Lý do thực tiễn: Hiện nay trong chương trình giáo dục mâm non, tác phẩm “Tấm Cám” đã được thực hiện, nhà trường và giáo viên mầm non đã lên tiết dạy trẻ. Tuy nhiên theo như bản thân tôi thấy các phương pháp dạy trẻ của giáo viên chưa đạt kết quả cao. Nên tôi chọn để tài: “ Một số biện pháp kể cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nghe chuyện cổ tích Tấm Cám theo hường tích hợp” nghiên cứu và hi vọng góp tiếng nói nhỏ của mình vào thực tiễn dạy học để cho trẻ nghe chuyện đạt kết quả cao hơn. 3 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN KỂ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI NGHE TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM. I. Mục đích điều tra: Để có cơ sở nghiên cứu các biện pháp kể truyện cho trẻ nghe. Chúng tôi tiến hành điều tra nhắm đánh giá thực trạng chung của việc kể cho trẻ 5 – 6 tuổi nghe truyện cổ tích Tấm Cám theo hướng tích hợp ở một số trường mầm non. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp. II. Địa bàn điều tra: Lớp mẫu giáo lớn A2 trường mầm non Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Lớp mẫu giáo lớn A1 trường mầm non Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. III. Nội dung điều tra: 1. Điều tra, thăm dò nhận thức, ý kiến của giáo viên khi thực hiện tiết học kể cho trẻ 5 – 6 tuổi nghe truyện cổ tích Tầm Cám 2. Điều tra soạn giáo án của giáo viên 3. Dự giờ giáo viên 4. Quan sát trò chuyện với trẻ IV. Phương pháp điều tra 1. Để thăm dò, dùng phương án kép 2. Dự giờ quan sát sư phạm: Xem cách thức tổ chức 3. Ghi chép dự giờ và phân tích kết quả. 4. Trao đổi trò chuyện đàm thoại với trẻ. V. Phân tích kết quả điều tra: 1. Trả lời phiếu : 4 Việc thăm dò ý kiến bằng phiếu điều tra nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức và đánh giá của giáo viên mầm non về vấn đề kể truyện cho trẻ nghe. Khi điều tra tôi sử dụng hệ thống câu hỏi sau? - Chị có thích tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe không? Vì sao? - Chị có cảm nhận gì về truyện cổ tích Tấm Cám? Truyện có phù hợp với trẻ 5 – 6 tuổi không? - Chị đã chuẩn bị những gì khi kể truyện cổ tích cho trẻ nghe. - Chị đã sự dụng những phương pháp gì, biện pháp gì khi tổ chức tiết học này? - Chị gặp những khó khăn và thuận lợi gì khi tổ chức tiết học này? - Chị có đọc, nghiên cứu tài liệu gì để xây dựng tiết học kể truyện cổ tích cho trẻ nghe không? - Chị có đề xuất gì không? Hệ thống câu hỏi này tôi đã điều tra trên 20 giáo viên đang trực tiếp dạy lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi thuộc các trường mầm non quận Cầu Giấy, Hà Nội. Kết quả: Nói chung về nhận thức và đánh giá của giáo viên mầm non vấn đề này tương đối đồng nhất, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ nhất định. - Với câu hỏi 1: 20/20 (100%) giáo viên đều đã đưa ra cách hiểu của mình về truyện cổ tích. Giáo viên đã đưa ra được đặc điểm đặc trưng của truyện cổ tích là truyện có từ xa xưa, có mở đầu và kết thúc thường có hậu: Người nghèo khó chăm chỉ, hiền lành được hạnh phúc. - Với câu hỏi 2: 18/20 (90%) giáo viên thích kể truyện cho trẻ nghe vì trẻ chăm chú lắng nghe cô kể chuyện. 2/20 (10%) giáo viên không thích kể chuyện cho trẻ nghe vì lý do chủ quan của bản thân như: Kể chuyện cho trẻ nghe cô phải có giọng kể tốt kết hợp với yếu tố hình thể khác mà bản thân cô giáo không làm được điều đó. 5 - Với câu hỏi 3: 20/20 (100%) giáo viên cho rằng phù hợp với trẻ 5 – 6 tuổi - Vơi câu hỏi 4: 20/20 (100%) giáo viên cho rằng để tiết học đạt kết quả cao cô giáo cần thuộc truyện, hiểu nội dung truyện, chuẩn bị giáo án, tìm mục đích yêu cầu của bài và chuẩn bị đồ dùng dạy học. Nhìn chung giáo viên đã xác định được công việc chuẩn bị cho tiết dạy nhưng chưa ai nhắc đến việc giáo viên cần phải tìm hiểu tư tưởng chủ đề, thể loại truyện gì? Ngoài ra để tiết học được hấp dẫn trẻ không thấy nhàm chán khi phải nghe lại nhiều lần thì giáo viên phải chuẩn bị cả hình thức biện pháp sẽ áp dụng thực hiện tư thế khi học. Tất cả những điều này cần phải chuẩn bị từ trước. - Với câu hỏi 5: 20/20 giáo viên áp dụng các phương pháp: Phương pháp trực quan. Phương pháp đọc kể diễn cảm. Phương pháp đàm thoại, trao đổi. Tất cả các giáo viên khi được hỏi câu này đều xác định được phương pháp cơ bản. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp chung, chỉ có 12% (60%) giáo viên chỉ ra được đâu là phương pháp quan trọng nhất, đó là phương pháp đọc kể diễn cảm. Qua điều tra này ta có thể nhận biết được rằng giáo viên vẫn còn chưa nắm rõ đâu là phương pháp, biện pháp và phương pháp quan trọng nhất khi tiến hành thực hiện mỗi tiết học cụ thể. - Với câu hỏi 6: Thuận lợi: 18/20 (90%) giáo viên cho rằng kể chuyện cổ tích nằm trong chủ để có sẵn, có gợi ý thực hiện điều này rất thuận lợi cho giáo viên xây dựng nội dung tích hợp khi dạy trẻ. Và hấu hết các giáo viên cho rằng dạy quá trình đọc kể cho trẻ nghe truyện rất quan trọng, những giáo viên này có giọng đọc kể rất tốt. Khó khăn: 6 6/20 (30%) giáo viên cho rằng trẻ dễ bị phân tán mất tập chung bởi nhiều yếu tố như chuyện này trẻ đã được nghe từ rất lâu, ông, bà, bố, mẹ kể nên trẻ không còn hứng thú khi nghe truyện nữa. 12/20 ( 60%) giáo viên cho rằng chuẩn bị tiết dạy ngoài tranh chuyện để thu hút trẻ hơn cần giáo án điện tử power point mất nhiều thời gian và một số cô không thành thạo máy tính. - Với câu hỏi 7: 19 (95%) giáo viên nhận xét trẻ hứng thú với tiết học. - Với câu hỏi 8: 20/20 (100%) giáo viên khi được hỏi đến tài liệu đều cho rằng tài liệu cho giáo viên mầm non ít, chủ yếu là cuốn “Chương trình chăm sóc và hướng dẫn thực hiện của Trần Thị Trọng và Phạm Thị Sửu. và cuốn “Hướng dẫn thực hiện chương trình đổi mới của Nhà xuất bản giáo dục. 20/20 (100%) giáo viên đề xuất cần có lớp đào tạo nghiệp vụ về phương pháp luận của bộ môn cho giáo viên mầm non. 2. Việc soạn giáo án của giáo viên Qua quá trình điều tra việc soạn giáo án của giáo viên tôi thấy một số vấn đề cần lưu ý: - Trước hết đó là việc xác định mục đích yêu cầu của giờ học: Hầu hết các giáo án đưa ra mục đích yêu cầu chung chung. Chủ yếu giáo viên xác định 3 mục đích yêu cầu sau: - Trẻ hiểu nội dung truyện. - Trẻ biết cảm xúc và lắng nghe cô kể chuyện. - Trẻ hiểu tính cách và ngôn ngữ khác nhau của từng nhân vật. Trong 20 giáo án thì có 8 giáo án xác định được mục đích yêu cầu sau: - Trẻ nhận biết tên truyện cổ tích, hiểu nội dung truyện - Trẻ cảm nhận ý nghĩa nhân hậu của truyện: Người tốt bụng, chăm chỉ được hưởng hạnh phúc. - Trẻ trả lời được các câu hỏi cô nêu ra. 7 - Trẻ nói rõ ràng mạch lạc, biểu cảm, thể hiện cảm xúc biết lắng nghe cô kể truyện. - Đồ dùng chuẩn bị: thì giáo viên đều chỉ dùng bộ tranh minh họa có sẵn. Điều đó dẫn đến việc không gây hứng thú dẫn đến sự nhàm chán của trẻ. - Trong phần nội dung tiết dạy: chưa có giáo án nào nhắc tới việc sử dụng phương pháp, biện pháp gì trong tiết dạy, chưa đề cập đến việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ và chưa đề cập và đặt ra yêu cầu kể chuyện cho trẻ nghe theo hướng tích hợp. - Các bươc tiến hành: còn tồn tại nhiều vấn đề, nhiều giáo viên áp dụng máy móc tích hợp các môn học nên nội dung chính cần truyền đạt cho trẻ không rõ ràng. 3. Điều tra một số tiết dạy kể cho trẻ nghe truyện: Tôi điều tra thông qua 2 tiết kể cho trẻ 5 - 6 tuổi nghe chuyện “Tấm Cám” ở 2 lớp khác nhau, kết quả thu được như sau: a. Lớp A2 Trường mầm non Mai Dịch: Tôi dự giờ tiết dạy của cô Đinh Thúy Hợi tại lớp mẫu giáo lớn A2 ghi lại được như sau: - Cô cho trẻ trò chuyện về người thân trong gia đình trẻ - Cô dẫn dắt vào truyện cổ tích “Tấm Cám” - Cô kể lần 1: kết hợp nét mặt cử chỉ, điệu bộ. - Lần 2: Cô sử dụng tranh minh họa. - Lần 3: Cô kể kết hợp với đàm thoại trích dẫn. Phần đàm thoại trích dẫn cô đặt các câu hỏi giúp trẻ nhớ nội dung truyện. Tiết học của cô chỉ là kể cho trẻ nghe truyện, giúp trẻ nhớ nội dung truyện. Chỉ có 15 trẻ biết trả lời các câu hỏi còn những trẻ còn lại chưa trả lời được các câu hỏi cô đặt ra. Trẻ chưa nhắc được các lời thoại trong của nhân vật trong truyện. Trẻ chỉ được nghe mà chưa được trải nghiệm sự hiểu biết của mình. Cô chưa có sự tích 8 hợp trong giờ học, trẻ chưa chú ý lắng nghe. Một số trẻ trả lời được các câu hỏi của cô nhưng chưa nắm được nội dung mà cần có gợi ý của cô. Trong tiết học của cô chưa có sự tích hợp, chưa đảm bảo được yêu cầu, nên trong tiết học không gây hứng thú cho trẻ. Ở tiết học cô chỉ chú ý đến những trẻ chú ý lắng nghe trong giờ học mà chưa chú ý đến những trẻ nhút nhát, cô chưa chú ý đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ và cách thức tổ chức tiết học của mình. b. Lớp A1 trường mầm non Mai Dịch. Tại lớp mẫu giáo lớn A1 cô Lê Phương Hằng dạy, tôi đã ghi được như sau: - Vào bài: Cô tạo tình huống, Chim vàng anh bay vào lớp trò chuyện với các bạn, sau đó cô hỏi trẻ Vàng Anh là nhân vật trong chuyện gì? Muốn biết được Vàng Anh là nhân vật trong chuyện gì chúng ta cùng lắng nghe cô kể chuyện Tấm Cám thì rõ nhé! - Cô kể chuyện cho trẻ nghe với giọng khoan thai chậm chạp, thể hiện ngữ điệu, nhịp điệu mang tính chữ tình. Sau đó cô đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ: - Tryện có tên là gì? - Cô Tấm là người như thế nào? - Mẹ con cô Cám là người như thế nào? - Con có yêu nhân vật nào nhất? Vì sao? Cô cho trẻ xem tranh minh họa và đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ và giúp trẻ nhớ lại, tự tin hơn khi trả lời câu hỏi của cô. Kết thúc giờ học cô cho cả lớp xem diễn dối vở kịch “Tấm Cám” Tiết học của cô có ưu điểm là giọng kể của cô diễn cảm, cô biết tận dụng thế mạnh của mình để diễn rối cho trẻ. Trẻ lớp này số đông các cháu hứng thú với tiết học và một vài trẻ có sáng tạo trong ngôn ngữ khi trả lời các câu hỏi của cô. Tuy nhiên trẻ vẫn chưa thể hiện được giọng điệu rõ ràng của từng nhân vật trong truyện. Cô giáo đã động viên khuyến khích trẻ kịp thời. Vì vậy mà trẻ đã tự tin hơn trong tiết học và tham gia tích cực trong các hoạt động kể của cô. 9 6. Kết quả điều tra: Dựa trên những gì đã thu được qua điều tra bằng phiếu Anket, giáo án của giáo viên, dự giờ, trao đổi với trẻ ở một số trường khác nhau tôi đã rút ra được kết quả sau: 1. Ưu điểm: Về phía cô: - Các cô đã chú ý đến việc soạn giáo án cho tiết dạy. - Chú ý đến khả năng kể chuyện cho trẻ nghe. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Các cô đều biết gây hứng thú cho trẻ. - Cô đã thực hiện tích hợp các môn khác và giờ học. Về phía trẻ: - Một số trẻ đã biết thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. - Biết chú ý nghe cô kể chuyện và nghe bạn trả lời các câu hỏi của cô. - Trẻ đã chú ý và trả lời các câu hỏi. - Nhìn chung trẻ hứng thú với các hoạt động 2. Nhược điểm: Về phía cô: - Các cô soạn giáo án còn chung chung, chủ yếu là soạn dựa vào cuốn “chương trình chăm sóc và hướng dẫn thực hiện”. - Mục đích yêu cầu của tiết học cũng chung chung., việc soạn giáo án mang tính chất đơn giản rập khuôn chưa cụ thể. - Chưa nhận thức được cơ sở lý luận của môn học. - Chưa nhận thức được vai trò của việc nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận cho tiết học của mình nên cô tổ chức các hoạt động này còn sơ sài. - Trong tiết học cô chưa xác định được cần sử dụng phương pháp biện pháp nào cho phù hợp để giúp trẻ nhận thức tốt. 10 - Khi cô sử dụng biện pháp đàm thoại thì những câu hỏi mà cô đặt ra có câu đơn giản quá, có câu lại quá sức tư duy của trẻ. Nhìn chung các câu hỏi của cô đặt ra cần có sự gợi mở để trẻ dễ hình dung, tưởng tượng và sống với tác phẩm, với câu truyện mà mình được nghe. Vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên khi soạn giáo án cần phải có sáng kiến của mình. Các cô mới chú ý đến việc ổn định tổ chức lớp và chú ý đến những trẻ mạnh dạn khi trả lời câu hỏi mà chưa quan tâm đến các cháu nhút nhát khả năng tiếp thu kém. Về phía trẻ: Phần nhỏ một số trẻ chưa chú ý vào tiết học. Khả năng trả lời các câu hỏi của trẻ còn kém. 3. Nguyên nhân dẫn đến những nhược điểm trên: Trong quá trình điều tra qua các tiết dạy tôi nhận thấy các cô đểu rơi vào tình trạng kể thuộc truyện, giọng kể của cô đều đều. Khi kể cử chỉ điệu bộ của cô chưa thể hiện được rõ ràng, ngữ điện của cô chưa phù hợp với diến biến truyện, chưa thể hiện rõ ràng giọng điệu của từng nhân vật trong truyện, cô kể chưa sáng tạo, chưa có sự tích hợp và chưa diễn cảm. Cô có sử dụng biện pháp đàm thoại những câu hỏi đặt ra chưa phong phú, các cô chưa đặt ra được tầm quan trọng vị trí vai trò của hoạt động văn học nghệ thuật trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trường mầm non là môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện. Vì trẻ có khả năng tự hoạt động nghệ thuật. Cách thức tổ chức tiết học cũng có vai trò rất lớn trong quá trình giáo dục trẻ. Tổ chức làm sao để phát huy được ở trẻ tính tích cực học tập sáng tạo trong mọi hoạt động, nhất là hoạt động văn học nghệ thuật. Qua việc điều tra sơ bộ thực trạng việc tổ chức cho trẻ nghe truyện thần thoại ở trường mầm non, kết hợp với khả năng phát triển ở trẻ. Tôi thấy rằng cần thiết phải có các biện pháp để giáo viên sử dụng linh hoạt trong việc 11 tổ chức kể truyện cho trẻ nghe, kích thích trẻ có sự sáng tạo và phát triển tính tích cực, tư duy và khả năng tự hoạt động của trẻ. Kết luận: qua điều tra chúng tôi nhận thấy cần trang bị thêm cơ sở lý luận, các biện pháp cụ thể trong từng tiết học đặc biệt là tiết dạy trẻ kể lại truyện cho giáo viên nhằm giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách hiệu quả. 12 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỂ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI NGHE TRUYỆN CỔ TÍCH “TẤM CÁM” THEO HƯỚNG TÍCH HỢP. I. Biện pháp Một trong những vấn đề quan trọng nhất của giáo dục học mẫu giáo cũng như tâm lý học mẫu giáo là vấn đề sáng tạo ở trẻ. Sự phát triển năng lực sáng tạo và ý nghĩa của công việc sáng tạo đổi mới sự phát triển chung và sự trưởng thành của trẻ em. Để thực hiện được vấn đề quan trọng của giáo dục học mầm non chúng ta cần hoàn thiện cách tổ chức tiết học và vận dụng các biện pháp thích hợp để kích thích tính tích cực. Tư duy, tưởng tượng nghệ thuật và khẳ năng sáng tạo trong tiết học: “Theo từ điển Tiếng Việt: Biện pháp là cách làm cách giải quyết một vấn đề cụ thể”. Như mục đích đề tài đã đặt ra ở đề tài này chúng tôi đã hệ thống hóa và đưa ra một số biện pháp mới dựa trên những cơ sở khoa học liên ngành, các phương pháp chung cơ bản cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. II. Hệ thống các biện pháp dạy trẻ Tác phẩm văn học nói chung và truyện cổ tích nói riêng góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một môn quan trọng trong trường mầm non. Nó được chia làm 2 quá trình sư phạm: Quá trình sư phạm thứ nhất: Cô đọc thơ, kể truyện, đọc truyện cho trẻ nghe. Quá trình này hoạt động chủ đạo nghiêng về phía cô, cô giáo chủ động hướng dẫn cho trẻ tri giác tác phẩm, động viên khuyến khích trẻ tham gia. Quá trình sư phạm thứ hai: Cô tổ chức cho trẻ tự hoạt động văn học nghệ thuật. Cô tổ chức cho trẻ đọc thuộc thơ, diễn cảm, kể lại truyện, chơi đóng kịch. 13 Quá tình này hoạt động chủ đạo nghiêng về phía trẻ, cô là người tổ chức hướng dẫn. Để tiến hành hai quá trình sư phạm này khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, tôi lựa chọn các phương pháp sau: Phương pháp đọc kể tác phẩm nghệ thuật. Phương pháp trao đổi gợi mở. Phương pháp trao đổi sử dụng các hình thức trực quan. Phương pháp đưa trẻ vào hoạt động văn học nghệ thuật. Có nhiều phương pháp, biện pháp có thể sử dụng trong tiết học kể chuyện cho trẻ nghe. Ở đây tôi thực hiện quá trình sư phạm thứ nhất đó là chủ yếu dựa vào phương pháp đọc kể tác phẩm nghệ thuật, và kết hợp một số phương pháp, biện pháp khác như trao đổi gợi mở sử dụng cách hình tượng trực quan sao cho việc kể chuyện của cô giúp trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp trong nội dung nghệ thuật của truyện cổ tích. 1. Biện pháp đọc kể tác phẩm nghệ thuật. Đây là phương pháp chủ đạo, cô cần sử dụng mọi sắc thái, giọng nói của mình cùng với hình thức biểu hiện khác tạo cho tác phẩm một bức tranh âm thanh tương ứng. Phương pháp này đòi hỏi mức độ cao, đọc đúng, kể diễn cảm đi vào bản chất nghệ thuật của tác phẩm, người kể hòa trộn ngôn ngữ tác phẩm vào ngôn ngữ của mình bằng sự cảm thụ riêng và phối hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt. Tạo cho trẻ thâm nhập sâu hơn, hiểu rõ hơn ý nghĩa của truyện. Cô là trung tâm để nối tác phẩm với trẻ. Phương pháp này đòi hỏi sự giao tiếp giữa cô và trẻ. Từ phương pháp này tôi đưa ra các biện pháp kể truyện cổ tích cho trẻ nghe, bao hầm việc đọc và kể diễn cảm truyện. Kể diễn cảm kết hợp với hình thức nghệ thuật khác. 1.1 Biện pháp kể diễn cảm sáng tạo. 14 Khi kể chuyện cô phải xác định được giọng kể kết hợp với ngữ điệu, giọng điệu chung của truyện cổ tích. Có thể giọng trữ tình, mượt mà, có thể khoan khoái hào hùng. Cô hòa mình vào tác phẩm, hòa trộn ngôn ngữ của mình vào ngôn ngữ của tác phẩm để kể chuyện một cách sáng tạo. 1.2 Biện pháp kể diễn cảm kết hợp với các hình thức nghệ thuật. Khi kể truyện cô giáo vừa chú ý kể diễn cảm vừa kết hợp sử dụng các loại hình nghệ thuật khác làm cho tiết học sinh động hơn, giúp trẻ cảm nhận truyện tốt hơn. Kể truyện kết hộ với diễn xuất theo nội dung truyện. Cô vừa kể vừa minh họa bằng các động tác, nét mặt, cử chỉ điệu bộ, thái độ của cô vơi từng nhân vật, tình tiết. Dù kể truyện ở tư thế nào cô cũng có thể kết hợp sử dụng điệu bộ giúp trẻ nhìn thấy rõ hơn và hình dung truyện kể dễ hơn. Kể diễn cảm kết hợp với âm nhạc. Khi kể truyện cô có thể kết hợp với nhạc cụ, cô ghi âm tiếng nhạc trên đàn organ khi kể truyện, có thể sử dụng khi bắt đầu vào tiết học để gây hứng thú cho trẻ. Cũng có khi sử dụng tiếng nhạc cuối tiết để kết thúc tình tiết nào đó trong truyện để nội dung truyện có ý nghĩa hơn. Kể diễn cảm với đồ dùng trực quan. Cô vừa kể vừa kết hợp cho trẻ xem tranh ảnh mô hình. Để trẻ nhìn thấy cụ thể hơn những biểu tượng trong truyện kể. Có thể treo tranh trên bảng, trên tường hoặc góc tạo hình để trẻ tự tri giác, trao đổi về nội dung trước hoặc sau khi nghe cô kể. Lời kể vẫn là trọng tâm tranh ảnh, mô hình, sa bàn…chỉ là đồ dùng bổ sung giúp cho lời kể thêm phong phú. Kể trích dẫn kết hợp trò chuyện giải thích. Cô kết hợp kể truyện với trò chuyện giải thích về nội dung . Hỏi trẻ về nội dung nghệ thuật và cảm nghĩ của trẻ đối với từng nhân vật, các hình tượng, cô 15 cũng có thể nói về tình cảm của mình đối với các nhân vật, các hình tượng, gợi mở cho trẻ cách diễn đạt, suy nghĩ của trẻ. Cô có thể giải thích từ và khái quát đặc điểm nội dung các nhân vật hiện tượng trong truyện kể. Phương pháp đọc diễn cảm kết hợp với kể chuyện. Phương pháp đòi hỏi phải đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm, đòi hỏi mức độ cao đọc diễn cảm đi vào bản chất nghệ thuật của tác phẩm. Đòi hỏi sự khúc triết sinh động, tạo khả năng ghi nhớ thông qua năng lực nghe nhìn, sự cảm nhận sắc thái biểu cảm và thái độ tình cảm của tác giả, của người kể với người nghe. Cô là trung tâm để nối tác giả, tác phẩm với trẻ. Đòi hỏi sự giao tiếp giữa cô và trẻ. Kể tóm tắt truyện. Biện pháp này có thể sử dụng khi kể lần cuối truyện trong tiết học. Việc tóm tắt khái quát những ý chính theo trình tự cốt truyện nhằm khắc câu biểu tượng nghệ thuật của truyện, giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn về nội dung truyện khi lược bỏ bớt đi những chi tiết phụ, câu chuyện trở nên cô đọng hơn, vừa sức hơn đối với trẻ khi tiết học gần kết thúc. 1.2. Phương pháp trao đổi gợi mở. Mục đích nhằm kích thích hoạt động nhận thức, nhằm phát triển ngôn ngữ tích cực ở trẻ. Phương pháp này đòi hỏi trẻ trẻ tham gia trao đổi, bộc lộ suy nghĩ, cảm thụ riêng của mình. Cần có một hệ thống câu hỏi thông minh, khéo léo để cuốn hút trẻ tranh luận. Từ phương pháp này chúng tôi đã đề ra một số biện pháp trò chuyện với trẻ về tác phẩm: Trò chuyện đầu tiết học Cô giáo đưa ra một vài tình huống để trò chuyện với trẻ. Mục đích của biện pháp này là gây hứng thú, gợi sự chú ý tập trung của trẻ vào tiết học. Cô có thể đưa ra một bức tranh, đồ chơi… có liên quan đến nội dung truyện sau đó cô và trẻ trò 16 chuyện hoặc đầu tiết học cô có thể trò chuyện với trẻ kể về nội dung truyện, tên các nhân vật trong truyện. Ví dụ: Cô đưa cho trẻ xem bức tranh Tấm cho cá bống ăn và hỏi trẻ: Hình ảnh trong bức tranh thể hiện câu chuyện nào mà chúng ta đã được nghe? Trò chuyện kết hợp với lời kể. Cô vừa kể chuyện vừa trò chuyện với trẻ về nội dung, nghệ thuật của truyện. Ở cách thứ nhất là kể trích dẫn kết hợp với trò chuyện, cô kể từng đoạn rồi hỏi trẻ. Sau đó cô khái quát câu trả lời. Cách hai cô có thể trò chuyện với trẻ khi trẻ nghe hết câu chuyện. Cô sử dụng những câu hỏi về các tình tiết trong truyện, giúp trẻ nhớ cốt truyện, nắm được nội dung truyện. Trong lời kể cô kết hợp trò chuyện và giải thích các từ ngữ miêu tả. Ví dụ: Tấm trèo lên cây hái cau, ở dưới gốc cây mụ dì ghẻ đã làm gì? Câu hỏi văn vần nhằm tăng cường sự chú ý, tăng hứng thú để trẻ ghi nhớ về nội dung của truyện, về các hình tượng nhân vật, nó phải liên quan đến cốt truyện và tư tưởng của truyện. Ví dụ: Giặt áo chồng tao. Thì giặt cho sạch. Giặt mà không sạch. Tao rạch mặt ra. Đó là lời nói của nhân vật nào trong câu chuyện nào? Những câu hỏi gợi mở cho trẻ đánh giá và bộc lộ suy nghĩ, tình cảm và cách đánh giá nhân vật về nội dung, các nhân vật, tình tiết của truyện. Ví dụ: Các con thấy Tấm là người như thế nào? Trong truyện Tấm Cám con thích nhân vật nào hơn? Vì sao? 1.3. Phương pháp sử dụng các hình tượng trực quan. 17 Đây là phương pháp hỗ trợ bổ sung làm sâu sắc hơn, làm sống dậy các hình tượng trong tác phẩm. Ví dụ: Cô cho trẻ xem tranh minh họa truyện Tấm Cám kết hợp với kể chuyện cho trẻ nghe làm cho tiết học sinh động hơn, khơi gợi cảm xúc, tình cảm đạo đức và duy trì hứng thú cho trẻ tronh suốt tiết học. Để thực hiện tiết kể truyện cổ tích cho trẻ mẫu giáo, cô có thể sử dụng hài hòa các biện pháp nêu trên, cần sử dụng linh hoạt các biện pháp, thường xuyên thay đổi cho tiết học sinh động phong phú. Tất cả các biện pháp trên đây không phải sử dụng để dạy trẻ trong một giờ học, mà đối với đối tưọng này ta sử dụng biện pháp này, đối với đối tượng khác ta sử dụng biện pháp khác sao cho phù hợp và đạt kết quả cao nhất. Thông thường dạng tiết học này thì phương pháp đọc và kể chuyện có nghệ thuật là phương pháp chính, còn các biện pháp khác hỗ trợ cho tiết học. III. Thực nghiệm 1. Mục đích thực nghiệm Để kiểm chứng biện pháp đã để xuất 2. Địa bàn thực nghiệm: Đối tượng thực nghiệm: trẻ mấu giáo 5 – 6 tuổi Địa bàn thực nghiệm lớp A1, trường mầm non Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. Và lớp A2 trường mầm non Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. 3. Thời gian thực nghiệm: Tháng 3 năm 2011 4. Điều kiện thực nghiệm: Chia làm hai nhóm đối tượng: - Nhóm đối chứng 20 trẻ, lớp mẫu giáo lớn A2, trường mầm non Mai Dịch. - Nhóm thực nghiệm 20 trẻ, lớp mẫu giáo lớn A1 trường mầm non Mai Dịch 18 Trẻ hai nhóm có trình độ ngang nhau. Nội dung bài dạy như nhau. Biện pháp sử dụng khác nhau. Các yếu tố tâm lý tương đương. Người làm thực nghiệm: Hai giáo viên có trình độ ngang nhau 5. Nội dung thực nghiệm: Tổ chức hoạt động trên tiết học 6. Tiêu chí đánh giá: Kết quả thực nghiệm được đo bằng mức độ mạch lạc trong ngôn ngữ mà trẻ sử dụng trong quá trình diễn ra tiết học, trong các câu trả lời và câu nhận xét trẻ đưa ra. Mức độ cao: Trẻ thuộc truyện, có thể tái tạo lại truyện bằng trí nhớ, ngôn ngữ của trẻ. Trẻ trả lời câu hỏi của giáo viên một cách liền mạch, đầy đủ các thành phần câu. Câu rõ ý giàu hình ảnh thể hiện sự quan sát và cảm nhận của cá nhân. Mức độ khá: Trẻ nhớ lại các chi tiết và hành động của nhân vật trong truyện. Bước đầu trẻ biết sáng tạo một số chi tiết, sáng tạo ở một số hành động nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện phong phú gây ra sự hồi hộp đối với người nghe hay sáng tạo một vài motip của truyện. Mức độ trung bình: Trẻ có thể nhớ được trình tự nội dung câu chuyện và kể tóm tắt nội dung truyện. Bước đầu biết sử dụng các câu có đủ thành phần câu, câu chưa rõ ý. Mức độ yếu: Trẻ không nhớ nội dung truyện. Câu sử dụng còn chưa đầy đủ thành phần câu, trật tự còn sai, câu chưa rõ ý, nghèo nàn về hình ảnh. 7. Tiến hành thực nghiệm a. Mục đích thực nghiệm: Sử dụng một số biện pháp tổ chức kể cho trẻ nghe truyện theo hướng tích hợp ở lớp mẫu giáo lớn để xem kết quả biển hiện như thế nào. 19 b. Nội dung thực nghiệm: Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài tôi tiến hành thực nghiệm sau: Kể cho trẻ 5 – 6 tuổi nghe truyện cổ tích Tấm Cám theo hướng tích hợp. Lớp đối chứng 20 trẻ, Nhờ cô dạy sử dụng giáo án cũ Đánh giá kết quả diễn biến Lớp thực nghiệm: 20 trẻ, sử dụng giáo án thể hiện một trong những biện pháp trên Đánh giá trẻ Phân tích kết quả thực nghiệm c. Những điều cần chú ý trước khi tổ chức tổ chức kể cho trẻ nghe truyện theo hướng tích hợp. Xác định mục đích yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục cần đạt trong tiết học. Đề ra một số biện pháp tổ chức. Theo dõi mức độ kể lại truyện sáng tạo của trẻ qua 2 thực nghiệm. Mục đích yêu câu chung. - Trẻ nhớ tên truyện cổ tích Tấm Cám. - Trẻ hứng thú, tự nguyện, tích cực và có nhiều sáng tạo trong khi nghe cô kể truyện. - Giáo dục tình cảm thẩm mĩ, tình cảm đạo đức, tính kiên trì, sự nỗ lực của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. - Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định và khả năng kể diễn cảm. - Phát triển ở trẻ tính tích cực tư duy, tính độc lập, trí tưởng tượng, ngôn ngữ mạch lạc và khả năng tự hoạt động nghệ thuật của trẻ. d. Một số biện pháp sử dụng trong 2 thực nghiệm: Biện pháp 1: Trao đổi gợi mở với trẻ bằng hệ thống câu hỏi dựa vào mốc sự hiện tình tiết của truyện. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng