Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn ngữ văn lớp 9...

Tài liệu Skkn một số biện pháp khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn ngữ văn lớp 9

.DOC
35
1792
140

Mô tả:

Tröông THCS Thò traán Phuø Myõ GV: Nguyeãn Thò Myõ Hieäp Phần A: MỞ ĐẦU ************************* I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết Thế kỉ XXI đã và sẽ chứng kiến tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Do đó không quá khó hiểu khi giới trẻ hiện nay có xu hướng tìm đến ngoại ngữ, tin học và các môn khoa học tự nhiên như một sự bảo đảm cho tương lai. Điều đó đã dẫn đến một thực trạng đáng buồn là một bộ phận học sinh coi nhẹ môn Ngữ văn và một số môn xã hội nhân văn nói chung, dẫn đến thiếu đầu tư, yếu kém về năng lực cảm thụ...Từ năm học 2006-2007, tôi được nhà trường phân công dạy môn Ngữ văn khối lớp 9. Trong những năm học này, mặc dù tôi đã rất cố gắng trong công tác giảng dạy, tìm nhiều biện pháp để đưa chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao, song hiệu quả mang lại vẫn chưa đạt như mong muốn. Qua từng tiết dạy vẫn còn nhiều em chưa hào hứng, đặc biệt qua các bài kiểm tra, bài thi có thể nhận thấy nhiều học sinh học theo kiểu đối phó, học vẹt, lạm dụng tài liệu tham khảo, không chú ý đến khả năng diễn đạt, dùng câu, từ thiếu sự sáng tạo…Kết quả điểm môn ngữ văn những lớp tôi được phân công đạt không cao.Cuối năm học chỉ đạt 75% trung bình trở lên, còn 25% nữa là yếu kém. Trong khi đó chỉ tiêu nhà trường bàn giao từ đầu năm là phải đạt 85% trở lên. 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã quyết tâm tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học yếu môn Ngữ văn của học sinh, để có những giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng bộ môn. Sau đây là 5 nhóm giải pháp tôi đã áp dụng kể từ năm học 20092010: - Giải pháp khắc phục tình trạng học sinh không chịu tiếp xúc tác phẩm và đọc sai. - Giải pháp khắc phục tình trạng học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức SKKN: Một số bieän p haùp khaéc p huïc tình t r aïng hoïc sinh hoïc yeáu m oân ngöõ v aên Trang 1 Tröông THCS Thò traán Phuø Myõ GV: Nguyeãn Thò Myõ Hieäp - Giải pháp khắc phục tình trạng học sinh thụ động trong giờ học - Giải pháp khắc phục tình trạng học sinh chưa xem trọng văn hóa đọc - Giải pháp khắc phục tình trạng học sinh thiếu năng lực cảm thụ. Có thể nói đây là những kinh nghiệm mà bản thân đã chắc lọc, chiêm nghiệm, là tâm huyết của những ngày tháng đứng trên bục giảng, vì vậy nó có ý nghĩa vô cùng lớn và bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực. Trong từng tiết dạy học sinh học hứng thú hơn, kết quả bài làm cũng cao hơn. Tôi vô cùng phấn khởi và muốn đem những kinh nghiệm của bản thân nhân ra diện rộng cho bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo. Đó chính là lí do mà tôi lựa chọn và viết đề tài “Một số biện pháp khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn Ngữ văn”. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Với đề tài này, tôi đã áp dụng thực nghiệm trên các lớp 9 mà tôi đã được phân công giảng dạy tại trường THCS Thị trấn Phù Mỹ trong hai năm học 2009-2010 và 2010- 2011. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài là triển khai các giải pháp thiên về đổi mới phương pháp dạy học trên đối tượng học sinh. Nhưng không chỉ đơn thuần là những giải pháp mang tính lí luận mà là những giải pháp bắt nguồn từ thực tiễn giảng dạy, được soi chiếu bởi những tư tưởng tiến bộ và sự thôi thúc giải quyết những vấn đề nội tại của thực tiễn. II. Phương pháp tiến hành: 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài: *Cơ sở lí luận M. Go - rơ - ki từng nói“Văn học là nhân học”, văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người.Văn học là nghệ thuật của cuộc sống, là quà tặng tinh thần của con người, có khả năng khơi nguồn sáng tạo mãnh liệt cho con người và tiếp tục làm phong phú cho tâm hồn bao thế hệ. Ngữ văn là môn học chính yếu trong nhà trường phổ thông nhằm trau dồi kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng nói, viết cho học sinh. Ngoài ra, môn Ngữ văn còn góp phần hình thành nhân SKKN: Một số bieän p haùp khaéc p huïc tình t r aïng hoïc sinh hoïc yeáu m oân ngöõ v aên Trang 2 Tröông THCS Thò traán Phuø Myõ GV: Nguyeãn Thò Myõ Hieäp cách đạo đức và nuôi dưỡng tâm hồn, ý thức dân tộc trong mỗi học sinh. Nó cung cấp những kiến thức về văn học, tiếng Việt, tập làm văn...Rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh theo hướng rèn luyện nhận thức, lí giải và tự đề ra được những quyết định, nhằm giải quyết có hiệu quả các tình huống có vấn đề trong học tập và đời sống. Giúp các em học tập tốt các bộ môn khác, tiếp thu kiến thức ở các lĩnh vực đời sống khác để học sinh trở thành những người có năng lực thực hành. * Cơ sở thực tiễn - Về phía học sinh: Thực tế hiện nay số lượng học sinh học yếu môn Ngữ văn không phải là nhỏ. Cụ thể: khả năng nói, nghe, đọc, viết nhiều em còn chưa thật thành thạo, khả năng diễn đạt rất yếu, viết câu không đúng ngữ pháp, chưa biết cách dùng từ, dựng đoạn, đặc biệt là tạo lập văn bản... - Về phía giáo viên: Vấn đề này được các nhà trường và các tổ chuyên môn đặc biệt quan tâm tìm mọi biện pháp để tháo gỡ những khó khăn về phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới để giảm thiểu tối đa tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Xuất phát từ thực tế chung trong quá trình giảng dạy của thực trạng học sinh học yếu môn ngữ văn nói chung, ở trường Trung học cơ sở nói riêng, với 9 năm trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp một số kinh nghiệm, giải pháp của bản thân đã áp dụng với mong muốn góp phần khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn văn trong trường phổ thông để từng bước nâng cao chất lượng của việc dạy và học bộ môn ngữ văn trong tình hình hiện nay. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp : Khi đi vào nghiên cứu vấn đề này, mỗi người có một hướng tiếp cận riêng. Trong khuôn khổ phạm vi đề tài này tôi đã sử dụng chủ yếu một số phương pháp sau: 1. Phương pháp thực hiện bài tetx: - Tôi tiến hành lập ra các phiếu trắc nghiệm với những thông tin cần thiết, phát cho học sinh để các em tự ghi . - Sau đó dựa vào những thông tin các em trao đổi trên phiếu, tôi phân loại nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu kém môn Ngữ văn. SKKN: Một số bieän p haùp khaéc p huïc tình t r aïng hoïc sinh hoïc yeáu m oân ngöõ v aên Trang 3 Tröông THCS Thò traán Phuø Myõ GV: Nguyeãn Thò Myõ Hieäp 2. Phương pháp tìm kiếm giải pháp: - Tìm đọc những tài liệu liên quan đến tâm sinh lí học sinh THCS, kĩ năng sống của học sinh THCS, đổi mới phương pháp dạy học... - Lựa chọn giải pháp áp dụng cho từng đối tượng để khắc phục triệt để những yếu kém của học sinh. 3. Phương pháp thực nghiệm: - Đưa những giải pháp được chọn lựa vào áp dụng thực nghiệm trên một số lớp - Thống kê, phân tích, tổng hợp để có sự đánh giá chính xác, khách quan hiệu quả khi áp dụng các giải pháp. - Điều chỉnh kịp thời những điểm còn vướng khi áp dụng và triển khai ra diện rộng. 4. Phương pháp tổng hợp - Sau khi đã có kết quả thực nghiệm, tổng hợp lại vấn đề để viết thành sáng kiến kinh nghiệm. * Thời gian nghiên cứu: - Hè năm học 2008-2009: tìm kiếm thông tin, xác định nguyên nhân, xây dựng giải pháp. - Đầu năm học 2009 -2010 áp dụng giải pháp trên một số lớp thực nghiệm. - Từ năm học 2010-2011 áp dụng trên toàn khối 9 - Tháng 9/2011 đăng ký đề tài; tháng 12/2011 xây dựng đề cương; tháng 2/2012 viết thô sáng kiến; tháng 4/1012 hoàn thiện công trình. Phần B. NỘI DUNG *************************** I.Mục tiêu: Mục tiêu mà đề tài đặt ra là nhằm giải quyết những khó khăn còn vướng mắc trong quá trình học Ngữ văn của học sinh, nhất là học sinh yếu, kém. Bằng những giải SKKN: Một số bieän p haùp khaéc p huïc tình t r aïng hoïc sinh hoïc yeáu m oân ngöõ v aên Trang 4 Tröông THCS Thò traán Phuø Myõ GV: Nguyeãn Thò Myõ Hieäp pháp vừa mang tính lí luận vùa mang tính thực tiễn, tôi muốn giúp các em học sinh củng cố kiến thức cơ bản, bổ trợ những kiến thức bị hỏng, có thói quen độc lập suy nghĩ, ý thức tự giác trong việc học tập của bản thân, khắc phục những hạn chế còn tồn tại để vươn lên trong học tập, biết viết văn, làm văn, cảm nhận văn học và hướng đến những giá trị chân - thiện - mỹ do văn chương mang lại. II. Mô tả giải pháp của đề tài: 1. Thuyết minh tính mới: Như chúng ta đã biết, muốn giải quyết triệt để một vấn đề gì cũng cần tìm ra nguyên nhân của nó. Và việc muốn khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn Ngữ văn cũng không là một ngoại lệ. Chính vì vậy, khi có ý định làm đề tài này việc đầu tiên tôi phải đi tìm là nguyên nhân vì sao có nhiều học sinh học yếu môn Ngữ văn. Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản mà tôi đã tổng hợp được: - Đối với học sinh yếu kém hầu như các em không chịu đọc tác phẩm, không tiếp cận tác phẩm,.không soạn bài hoặc chép đối phó trước khi đến lớp, có em đọc chưa đúng với yêu cầu: phát âm sai, đọc không đúng với ngữ điệu, đọc thêm hoặc bớt từ... - Phần lớn các em học yếu là do các em thiếu năng lực cảm thụ, không hề có sự rung động trước các hình tượng văn học, trước cái hay, cái đẹp của văn chương. - Do một bộ phận không nhỏ học sinh lười suy nghĩ, học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức, không rèn từ, rèn câu, rèn viết mà chỉ học thuộc lòng văn mẫu, bài mẫu và sao chép một cách rập khuôn máy móc theo một bài mẫu hoặc dàn ý có sẵn. Khả năng viết bài, tạo lập văn bản giống như việc làm bài của các môn khoa học lịch sử, địa lí. - Kiến thức xã hội và đời sống thực tế, khả năng cảm nhận cuộc sống thực tiễn của học sinh còn nghèo nàn, chủ yếu các em tranh thủ những lúc rảnh rổi để chơi game hoặc xem tivi... Điều đó đã tác động không nhỏ đến thực trạng tâm lí học tập và cảm thụ văn học của học sinh, khiến các em không có hứng thú học môn này. - Một bộ phận học sinh ham chơi, lười biếng, chưa ham thích học tập. Trong giờ học, các em còn thụ động,chưa mạnh dạn trao đổi, hỏi han do chưa hiểu sâu, chưa SKKN: Một số bieän p haùp khaéc p huïc tình t r aïng hoïc sinh hoïc yeáu m oân ngöõ v aên Trang 5 Tröông THCS Thò traán Phuø Myõ GV: Nguyeãn Thò Myõ Hieäp nắm được kiến thức, thiếu tự tin, thiếu sự tư duy trước những câu hỏi, những vấn đề mà giáo viên đặt ra mà chủ yếu trông chờ vào bài giảng của thầy cô. - Một thực trạng cũng khá phổ biến hiện nay là văn hóa đọc đang bị lấn sân trước các phương tiện nghe nhìn, học sinh chưa có phong trào đọc sách, chưa có thói quen đọc sách, đọc tài liệu tham khảo hoặc đọc không đúng hướng. Theo một điều tra gần đây cho thấy lớp trẻ mất dần thói quen đọc sách, 70% thanh thiếu niên thích nghe nhạc, xem phim hơn là đọc sách. Số thanh thiếu niên yêu sách chiếm khoảng 57% nhưng trong số đó chủ yếu là thích đọc truyện tranh. Đặc biệt đối với bộ môn ngữ văn thì việc tìm tòi tài liệu, đọc sách tham khảo là rất cần thiết. Điều đó cũng làm ảnh hưởng tới việc cảm thụ văn học của các em. - Do tâm lí chung của một bộ phận học sinh và phụ huynh bị ảnh hưởng bởi xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại nên chỉ hướng con cái của mình vào việc học một số môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ , tin học... để có lợi cho công việc, cho việc chọn nghề sau này mà ít hoặc không chú trọng đến môn Ngữ văn. Theo số liệu thống chung cho thấy có đến 63% học sinh không thích học môn văn. Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu lớn nhất tồn tại trong những học sinh yếu kém.Với mong muốn từng bước nâng cao chất lượng học sinh yếu kém, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn cần phải có những giải pháp mới thiết thực và hiệu quả để giải quyết vấn đề này. Trước những thực trạng và nguyên nhân trên, qua nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 9, tôi thật sự trăn trở, lo lắng về chất lượng của bộ môn – đặc biệt là chất lượng thi tuyển sinh vào lớp 10 hệ A công lập. Vì vậy, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao chất lượng học văn của học sinh. Tính mới của đề tài được thể hiện qua từng thực trạng: * Đối với thực trạng học sinh không chịu tiếp xúc tác phẩm và đọc sai: - Sau mỗi giờ học, trong phần: “Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo” đối với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên thường bỏ qua khâu này khi thời gian tiết học đã hết, hoặc làm nhưng chỉ nói sơ qua. Nhưng theo tôi, đây là một khâu SKKN: Một số bieän p haùp khaéc p huïc tình t r aïng hoïc sinh hoïc yeáu m oân ngöõ v aên Trang 6 Tröông THCS Thò traán Phuø Myõ GV: Nguyeãn Thò Myõ Hieäp quan trọng trong tiến trình của một tiết dạy. Giáo viên nên dành một khoảng thời gian cần thiết để yêu cầu học sinh chuẩn bị bài mới của tiết học tiếp theo đó bằng cách: tóm tắt ngắn gọn tác phẩm, nội dung cốt truyện hoặc phát hiện những hình ảnh đẹp trong thơ văn cho các em nắm bắt để tạo được sự chú ý. Từ đó các em có thể về nhà tự giác đọc tác phẩm. Mặt khác, giáo viên cần phải hướng cho các em đọc cái gì? Đọc như thế nào? Cần chú ý điều gì trong tác phẩm đó?...Có như vậy các em mới phần nào cảm nhận nội dung, nghệ thuật tác phẩm một cách dễ dàng hơn. - Đối với thực trạng đọc sai, giáo viên cần đọc mẫu, uốn nắn cách đọc cho học sinh. Hướng dẫn các em phát âm chuẩn, chính xác; sử dụng từ ngữ toàn dân, đọc chậm rãi và đúng ngữ điệu. Đối với thực trạng này, muốn khắc phục được thì vai trò của người giáo viên là vô cùng quan trọng. Bởi tác phẩm văn học không phải là những con chữ hồn nhiên trên trang giấy mà muốn cảm nhận được chúng ta phải tiếp cận tác phẩm. Giáo sư Lê Trí Viễn đã từng nói “Nói nhập thân vào nhân vật, chẳng qua cũng là nói một khía cạnh của việc bản thân mình phải sống trong bài thơ mà thôi, sống như nhà thơ đã sống để dựng dậy các cảm xúc đang ngủ yên trong chữ nghĩa”.Và để thực hiện được việc“dựng dậy các cảm xúc đang ngủ yên trong chữ nghĩa” thì phải đọc. Trước hết giáo viên phải đọc đúng và đọc hay, phải có giọng đọc truyền cảm. Bởi phương pháp đọc trong dạy học ngữ văn là vô cùng quan trọng, nó như một khúc nhạc dạo đầu để dẫn dắt học sinh đi vào thế giới của tác phẩm một cách dễ dàng, phù hợp với quy luật cảm thụ văn học, để đưa các em tiếp cận với tác phẩm và bước đầu giúp các em cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Đọc văn chính là đọc cho sáng tỏ từng ý nghĩa, tình cảm, thái độ, tâm trạng mà nhà văn định gửi gắm cho người nghe, người đọc. Tùy theo yêu cầu, giáo viên có thể cho các em đọc một đoạn, đọc cả bài, đọc để minh chứng cho lời giảng, đọc ở đầu giờ hoặc cuối giờ ...Người giáo viên đọc hay sẽ tác động lớn đối với các em, kích thích được trí tưởng tượng, tái hiện hình ảnh hay duy trì cảm xúc.... Hơn nữa để khắc phục thực trạng này giáo viên cần phải có thời gian và lòng kiên nhẫn. Khi các em đọc sai phải tận tình uốn nắn, tuyệt đối không la mắng các em sẽ sợ sệt và giáo viên cũng mất hứng thú trong giờ giảng văn. SKKN: Một số bieän p haùp khaéc p huïc tình t r aïng hoïc sinh hoïc yeáu m oân ngöõ v aên Trang 7 Tröông THCS Thò traán Phuø Myõ GV: Nguyeãn Thò Myõ Hieäp Ví dụ: Khi yêu cầu học sinh đọc đoạn văn sau đây giáo viên cần hướng dẫn: Đoạn văn: “Chúng nó đánh cháu...vì...cháu...cháu... không có bố... không có bố. - Sao thế - bác ta mỉm cười bảo- ai mà chẳng có bố. - Em bé nói tiếp một cách khó khăn, giữa những tiếng nấc buồn tủi: - Cháu...cháu không có bố. - Bác công nhân bỗng nghiêm lại; bác nhận ra thằng bé con nhà chị Blăng- sốt, và tuy mới đến vùng này, bác cũng đã mong manh biết chuyện của chị. - Thôi nào- bác nói - đừng buồn nữa , cháu ơi, và về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu... một ông bố” ( Trích “ Bố của Xi- mông “– G. Đơ Mô-pa-xăng) Khi đọc đoạn văn này các em phải thể hiện được trước hết giọng đọc phải rõ ràng, mạch lạc. Ngoài ra còn phải thể hiện được diễn biến tâm trạng đau đớn, buồn tủi,chán chường,tuyệt vọng của Xi – mông vì biết mình sinh ra trên cõi đời mà không có bố. Tâm trạng ấy được thể hiện qua những tiếng nấc không nói nên lời “Cháu...”, lời nói bị ngập ngừng đứt quãng thể hiện qua những dấu chấm lửng (...) hoặc sự lặp đi lặp của điệp khúc “không có bố”. Thể hiện được sự ôn tồn, tấm lòng vị tha đầy yêu thương của bác Phi- líp qua câu nói động viên Xi- mông... “ Thôi nào- bác nói - đừng buồn nữa , cháu ơi, và về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu... một ông bố”. Đối với những học sinh yếu, giáo viên cần tăng cường rèn cho các em đọc, luyện cho các em đọc những đoạn phân vai và hướng dẫn, uốn nắn cho các em nhiều hơn. Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp dạy học mới, giáo viên có thể cho các em nghe giọng đọc mẫu từ các sản phẩm băng đĩa của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc đọc minh họa những tác phẩm truyện, thơ... để tạo được sự hứng thú cho các em. * Đối với thực trạng học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức - Giáo viên rèn luyện, uốn nắn giúp các em khắc phục những hạn chế của bản thân từng em. Tăng cường rèn luyện cho các em cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt và dần SKKN: Một số bieän p haùp khaéc p huïc tình t r aïng hoïc sinh hoïc yeáu m oân ngöõ v aên Trang 8 Tröông THCS Thò traán Phuø Myõ GV: Nguyeãn Thò Myõ Hieäp dần đưa mức độ yêu cầu lên cao hơn. Mức độ bài tập từ dễ, khả năng nhận biết rồi sau đó nâng dần lên khả năng thông hiểu, vận dụng. Ví dụ sau khi dạy xong kiến thức lí thuyết về Liên kết câu và liên kết đoạn văn, giáo viên có thể cho một đoạn văn ngắn và dễ yêu cầu các em phân tích các biểu hiện liên kết. Giáo viên hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ từng biểu hiện, chẳng hạn đâu là liên kết nội dung, đâu là liên kết hình thức... Sau đó yêu cầu học sinh làm bài tập. Hoàn thành bài tập này, đấy là cơ sở để giáo viên đưa ra bài tập cao hơn ( bài tập vận dụng) bằng cách: “Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu , có nội dung tự chọn, trong đó có thể hiện sự liên kết câu”. Từ đó giáo viên tiếp tục hướng dẫn các em viết đúng câu, đúng ngữ pháp, đúng bố cục của một đoạn văn... và cứ thế rèn luyện dần dần. - Phân tích cho các em hiểu rằng cùng một câu thơ, một hình ảnh thơ có thể cảm nhận bằng nhiều cách khác nhau tùy theo cảm xúc và khả năng cảm nhận của từng em. Chẳng hạn như hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu có thể cảm nhận bằng nhiều cách miễn sao đúng được nội dung và tinh thần của văn bản: Cách 1: Đây là một hình ảnh vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Nghĩa tả thực: những người lính ôm súng chiến đấu nơi rừng sâu, đêm khuya vầng trăng xuống treo lơ lửng nơi đầu súng. Nghĩa biểu tượng: Súng tượng trưng cho chiến tranh khốc liệt, trăng tượng trưng cho hòa bình. Khi ôm súng chiến đấu, người lính mơ về hòa bình. Cách 2: Đầu súng trăng treo là một hình ảnh vừa thực, vừa mơ, vừa xa lại vừa gần, vừa mang tính chiến đấu, vừa mang tính trữ tình, vừa chiến sĩ, vừa thi sĩ. Đây là hình ảnh đẹp, tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ. Mối tình đồng chí vươn cao, tỏa sáng từ cuộc đời chiến đấu. Hình ảnh thơ thật độc đáo, gây cảm xúc bất ngờ, thú vị cho người đọc. Hình ảnh ấy đã nói lên đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của mục đích lí tưởng chiến đấu và mối tình đồng chí thiêng liêng của những người lính. Cách 3: ...Về khuya trăng tà, trăng lơ lửng trên không như đang treo vào đầu súng. Vầng trăng là biểu tượng của đất nước đẹp, thanh bình. Súng mang ý nghĩa của SKKN: Một số bieän p haùp khaéc p huïc tình t r aïng hoïc sinh hoïc yeáu m oân ngöõ v aên Trang 9 Tröông THCS Thò traán Phuø Myõ GV: Nguyeãn Thò Myõ Hieäp cuộc chiến đấu gian khổ hi sinh. Đầu súng trăng treo là một hình ảnh thơ mộng, nói lên trong chiến đấu gian khổ hi sinh, anh bộ đội vẫn yêu đời, tình đồng chí thêm keo sơn gắn bó, họ cùng mơ ước một ngày mai đất nước thanh bình... - Cần dành thời gian cho việc chữa lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt một cách cụ thể và tỉ mỉ.Giáo viên chỉ cho các em chỗ viết sai, viết chưa hay và cách sửa lại cho hay và cho đúng. Công việc này được tiến hành nhiều nhất là trong các tiết trả bài kiểm tra. - Việc ra đề kiểm tra, đề thi phải phù hợp với yêu cầu và chuẩn kiến thức, chú ý kết hợp những dạng đề thông thường và đề mở để tránh lối học vẹt, học thuộc lòng. Đặc biệt việc ra đề kiểm tra theo hướng đề mở là một điểm mới, điểm quan trọng trong giai đoạn hiện nay đối với bộ môn ngữ văn. Ví dụ: Trong sách Ngữ văn 9, ở kiểu bài nghị luận xã hội, các em lại được tiếp xúc với các đề mở như: Đạo lí :Uống nước nhớ nguồn; Đức tính khiêm nhường; Có chí thì nên; Đức tính trung thực; Tinh thần tự học; Hút thuốc có hại; Lòng biết ơn thầy, cô giáo... Thời gian qua, dạng đề “mở” đã xuất hiện ngày càng nhiều trong các tiết kiểm tra môn Ngữ văn ở các cấp học, nhất là bậc THCS và THPT. Đặc biệt, đề thi “mở” đã “góp mặt” trong những kỳ thi quan trọng như: Thi tuyển vào lớp 10, Thi tốt nghiệp THPT. Bên cạnh việc phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, một ưu điểm khác cần được nói đến của dạng đề “mở” là có thể phân hoá được học lực của học sinh. Cùng với các dạng đề nghị luận văn học, những đề văn nghị luận xã hội theo hướng “mở” sẽ tạo cho học sinh cơ hội được bày tỏ nhận thức, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề khác nhau của xã hội. Từ đó, góp phần hình thành kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử phù hợp đối với những vấn đề đặt ra trong cuộc sống thường nhật. Cũng là cách để “kéo” văn chương về gần hơn với cuộc sống. Điều cần lưu ý là, đáp án đối với dạng đề “mở” cũng cần được soạn theo hướng “mở”. Nghĩa là, không nên ràng buộc người viết vào một số ý nào có sẵn, cho trước mà chỉ cần định hướng về cách giải quyết. Chất lượng của bài viết cũng không nên quá câu nệ vào dung lượng ngắn, dài. Điều quan trọng là học sinh phải xác định đúng trọng tâm vấn đề cần trình bày và thể hiện nó một cách rõ SKKN: Một số bieän p haùp khaéc p huïc tình t r aïng hoïc sinh hoïc yeáu m oân ngöõ v aên Trang 10 Tröông THCS Thò traán Phuø Myõ GV: Nguyeãn Thò Myõ Hieäp ràng, minh bạch, logic, có chủ kiến, có sức thuyết phục. Giáo viên khi chấm thi cũng phải thật sự “vững tay” để không bỏ qua những suy nghĩ độc đáo, sáng tạo của học sinh (có thể không có trong đáp án) thể hiện trong bài viết. * Đối với thực trạng học sinh thụ động trong giờ học: - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này nhưng bản chất là do các em thiếu tư duy suy nghĩ trong giờ học, lười học, thờ ơ trước những câu hỏi, những vấn đề đặt ra của thầy cô, không chịu khó.... Để khắc phục tình trạng này giáo viên cần vận dụng phương pháp kể chuyện, có thể kể những câu chuyện liên quan đến nội dung bài học, phần đang học để tạo sự lôi cuốn cho các em đối với bài học. Ví dụ khi dạy văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của G. Mác- két, giáo viên có thể kể những câu chuyện về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh cho các em nghe để tạo sự lôi cuốn hơn cho các em vào nội dung bài học. Hoặc khi dạy “Các phương châm hội thoại” cứ mỗi phương châm , giáo viên lại minh họa bằng một câu chuyện. Ví dụ: Dạy phương châm về lượng lại kể chuyện “Giấu đầu hở đuôi”. Câu chuyện như sau : “Một ông nọ sai người hầu đi mua thịt chó nhưng dặn không được nói cho ai biết. Người hầu xăm xăm đi mua. Gần về đến nhà thì gặp khách. Khách thấy anh ta cầm cái gói, mới hỏi: - Chú cầm gói gì trong tay đấy? Người hầu nhớ lời chủ dặn, không dám nói thật nhưng lại giơ cao cái gói và đố: - Ông đoán đi...Ông mà đoán đúng thì tôi xin biếu ông cả gói thịt chó này!” ( Theo Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam) Qua câu chuyện trên, giáo viên giúp các em vừa cảm thấy vui, hài hước vừa nhận biết được chuyện có tuân thủ phương châm hội thoại hay không.Và khi nhớ đến câu chuyện, các em sẽ nhớ đến nội dung bài học. Vận dụng phương pháp kể chuyện vào bài giảng không phải là việc làm mới nhưng nó cũng đem lại những hiệu quả nhất định trong tiết dạy. SKKN: Một số bieän p haùp khaéc p huïc tình t r aïng hoïc sinh hoïc yeáu m oân ngöõ v aên Trang 11 Tröông THCS Thò traán Phuø Myõ GV: Nguyeãn Thò Myõ Hieäp - Ngoài ra giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, các kĩ thuật dạy học mới trong các tiết dạy của mình một cách phù hợp để làm tăng hiệu quả giảng dạy.Trong các tiết dạy của mình, tôi luôn cố gắng cụ thể nội dung của tiết học bằng sơ đồ để học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, nhất là đối với học sinh yếu. Bởi các em nhìn vào sơ đồ sẽ dễ nắm ý, dễ nhớ và mau thuộc bài hơn so với cách ghi bình thường. Ví dụ khi dạy “ Sự phát triển của từ vựng” giáo viên có thể cung cấp sơ đồ sau: Sự phát triển của từ vựng Phát triển nghĩa Phương thức ẩn dụ Phát triển số lượng Phương thức ẩn dụ Phương thức ghép Tạo từ ngữ mới Phương thức láy Mượn từ Gốc Hán Gốc Châu Âu Giáo viên có thể cụ thể nội dung bài học bằng sơ đồ không chỉ phần tiếng Việt mà cả phần dạy văn bản, phần dạy phương pháp tập làm văn... SKKN: Một số bieän p haùp khaéc p huïc tình t r aïng hoïc sinh hoïc yeáu m oân ngöõ v aên Trang 12 Tröông THCS Thò traán Phuø Myõ GV: Nguyeãn Thò Myõ Hieäp Hoặc khi phân tích tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong văn bản ”Làng” của Kim Lân cũng có thể cụ thể bằng sơ đồ: (Ghi chú : đây chỉ là một ví dụ có tính chất tượng trưng) ............... Trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc ............... ............... ............... Tình yêu làng , yêu nước của ông Hai Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc ............... ............... ............... Khi nghe được tin cải chính ............... ............... - Đặc biệt trong năm học 2011-2012, việc dạy học và hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy được ứng dụng rộng rãi đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác giảng dạy. Dạy học theo phương pháp này nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo của người học, giúp các em dễ nhớ, dễ nhìn, dễ thuộc,dễ ghi. Rèn luyện xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách lôgic thông qua hệ thống hình ảnh, màu sắc, các cụm từ diễn đạt...Giúp các em sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian, ghi nhớ tốt hơn, nhìn thấy bức tranh tổng thể và phát triển nhận thức tư duy của các em. Ví dụ khi dạy xong tiết 117- văn bản : Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có thể vẽ sơ đồ tư duy như sau: SKKN: Một số bieän p haùp khaéc p huïc tình t r aïng hoïc sinh hoïc yeáu m oân ngöõ v aên Trang 13 Tröông THCS Thò traán Phuø Myõ GV: Nguyeãn Thò Myõ Hieäp Hoặc sau khi dạy xong một đơn vị kiến thức nào đó trong bài học, từng phần của bài học cũng có thể vẽ sơ đồ tư duy: Ví dụ khi dạy tiết 118- văn bản: Viếng lăng Bác của Viễn Phương, xong khổ thơ thứ nhất có thể vẽ: Ví dụ như khi dạy xong tiết 120 tập làm văn 9 bài : Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, có thể cho học cụ thể hóa nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy: SKKN: Một số bieän p haùp khaéc p huïc tình t r aïng hoïc sinh hoïc yeáu m oân ngöõ v aên Trang 14 Tröông THCS Thò traán Phuø Myõ GV: Nguyeãn Thò Myõ Hieäp - Hướng dẫn phương pháp học trên lớp: học sinh phải biết phối hợp nhịp nhàng các kĩ năng cùng một lúc: mắt nhìn, tai nghe, tay viết, tham gia xây dựng bài; kết hợp nghe giảng với quan sát sách giáo khoa. Đối với phân môn tiếng Việt, yêu cầu phải nắm được khái niệm và những kiến thức trọng tâm để vận dụng làm bài tập. Đối với phần văn bản: Thơ phải học thuộc lòng; truyện phải tóm tắt được cốt truyện. Ngoài ra phải nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm, nội dung chính và đặc sắc nghệ thuật. Đối với phân môn tập làm văn phải nắm được phương pháp cơ bản nhất của từng kiểu bài và cách làm kiểu bài đó. - Hướng dẫn cách viết bài tập làm văn phải rõ ràng bố cục ba phần, đoạn văn cân đối mạch lạc, viết đúng ngữ pháp và chuẩn chính tả. Để viết được một bài tập làm văn tương đối đảm bảo về nội dung và hình thức cần phải: Ví dụ: Muốn làm được một bài văn nghị luận văn học (nghị luận về một bài thơ) chẳng hạn, thì trước hết về cơ bản các em phải nắm được những kiến thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, nội dung của bài thơ, những nét đặc sắc nghệ thuật.... Để SKKN: Một số bieän p haùp khaéc p huïc tình t r aïng hoïc sinh hoïc yeáu m oân ngöõ v aên Trang 15 Tröông THCS Thò traán Phuø Myõ GV: Nguyeãn Thò Myõ Hieäp nắm được kiến thức phải thông qua việc tìm hiểu nội dung phần đọc hiểu trong những giờ giảng văn. Vì vậy tất cả các kĩ năng học và làm văn phải liên quan mật thiết với nhau. Nắm được những yêu cầu ấy mới chỉ là bước đầu. Sau đó mới tiến hành xây dựng dàn ý. Giáo viên cần rèn cho học sinh lập được dàn ý cơ bản và kĩ năng này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong những giờ làm văn. Ví dụ khi cho đề bài: “Những cảm nhận của em về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy” thì điều đầu tiên học sinh phải nắm được là những luận điểm chính cần thể hiện trong bài văn là gì? Đó là: +Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ + Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại + Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng Từ những luận điểm chính ấy, các em phải tạo lập thành những đoạn văn tương ứng với nội dung luận điểm dựa vào mạch cảm xúc của bài thơ và các hình ảnh thơ, các câu thơ... - Việc viết mở bài và kết bài cũng rất quan trọng, đôi khi chúng ta nghĩ rằng đấy là điều đơn giản, các em sẽ làm được. Nhưng đối với những học sinh học yếu, giáo viên nên rèn cho các em công thức viết mở bài trực tiếp theo ba bước đó là: Giới thiệu nét cơ bản nhất về tác giả, hoàn cảnh sáng tác và nội dung tác phẩm. Chú ý rèn các em viết đúng và tạo thành thói quen để hình thành được những bước khởi đầu tốt đẹp tiếp theo. - Ví dụ mở bài trực tiếp: Nguyễn Duy là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. “Ánh trăng” là một trong những bài thơ hay của ông, viết vào 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh. Bài thơ như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ tâm tình với chính mình, với mọi người về lẽ sống chung thủy, nghĩa tình. Còn đối với kết bài, có thể hướng dẫn một phương pháp chung đó là : Khẳng định lại nội dung và liên hệ, suy ngẫm. - Ví dụ kết bài nên yêu cầu viết ngắn gọn : Bài thơ “Ánh trăng” là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy về sự vô tình trước thiên nhiên, với những kỉ niệm nghĩa tình của SKKN: Một số bieän p haùp khaéc p huïc tình t r aïng hoïc sinh hoïc yeáu m oân ngöõ v aên Trang 16 Tröông THCS Thò traán Phuø Myõ GV: Nguyeãn Thò Myõ Hieäp một thời đã qua. Nó gợi trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm người và sự ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Sau nhiều lần rèn các em viết đúng, giáo viên có kế hoạch nhận xét sửa chữa và động viên kịp thời thì các em sẽ tiến bộ hơn. Mặt khác, giáo viên cần nhấn mạnh : để viết một bài văn tốt em cần chú ý các điểm sau: Nắm chắc phương pháp để viết bài văn theo trình tự nào. Bên cạnh đó, em cần suy nghĩ tìm tòi, huy động những kiến thức đã học liên quan đến nội dung đề bài yêu cầu. Hơn thế nữa, sự suy nghĩ, sáng tạo của cá nhân là rất quan trọng. Không nên lệ thuộc bài văn mẫu một cách rập khuôn máy móc. Bởi vì quá trình tiếp nhận văn học là em tiếp nhận những tri thức, cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Cho nên khi các em diễn đạt thì ngoài yếu tố câu cú, ngữ pháp, lời văn phải trong sáng còn yêu cầu là thể hiện tình cảm của người viết. Bởi giáo viên luôn trân trọng và đánh giá cao vai trò sáng tạo trong tiếp nhận của học sinh. Vì vậy yêu cầu các em mạnh dạn nêu những suy nghĩ, ý kiến, những cảm nhận của cá nhân mình, có thể những ý kiến đó chưa hay, chưa đúng nhưng sẽ được thầy cô giáo dạy văn định hướng và từ đó các em lại tiếp tục bày tỏ ý kiến cá nhân trên cơ sở định hướng thẩm mỹ của thầy cô. Hướng dẫn các em nên dựa trên những định hướng về nội dung, về kiểu bài, để có những sáng tạo nho nhỏ của chính mình, và mình trân trọng những sáng tạo của riêng mình. Lâu dần các em sẽ viết văn tốt, tự tin, và đến với môn văn một cách nhẹ nhàng, thoải mái, thú vị hơn. . - Trong giờ dạy trên lớp giáo viên giao câu hỏi, bài tập dễ, vừa sức để các em có thể thực hiện được. Khi giao bài tập về nhà cần lưu ý đến đối tượng học yếu này. Qua các giờ trả bài kiểm tra, giáo viên hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá bài của mình. Từ đó, các em tự biết rút kinh nghiệm những thiếu sót trong bài làm của mình để tự sửa chữa,khắc phục. - Giáo viên bộ môn phải có sự theo dõi thường xuyên sự tiến bộ của học sinh qua từng bài kiểm tra. Đối với học sinh yếu kém đặc biệt quan tâm hơn, hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể, tận tụy động viên các em, tạo cho các em có nề nếp học tập . SKKN: Một số bieän p haùp khaéc p huïc tình t r aïng hoïc sinh hoïc yeáu m oân ngöõ v aên Trang 17 Tröông THCS Thò traán Phuø Myõ GV: Nguyeãn Thò Myõ Hieäp - Cách giới thiệu bài của giáo viên cần tạo được lôi cuốn, hấp dẫn cho các em. Người giáo viên phải luôn luôn sáng tạo và linh hoạt trong cách vào bài. Giáo viên phải luôn biến đổi mô típ vào bài để tránh sự nhàm chán, bằng cách có thể hát một câu hát, đọc một đoạn thơ có nội dung liên quan đến tác phẩm hoặc nêu một thực trạng khá gần gũi, thiết thực để tạo hứng thú cho các em để hướng các em vào bài giảng. - Thực hiện việc kiểm tra ở lớp bằng cách thường xuyên kiểm tra bài cũ bằng những câu hỏi vừa sức với từng đối tượng học sinh, ghi điểm hợp lí để động viên kịp thời; kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau có thể kiểm tra miệng, có thể kiểm tra bằng giấy, có thể kiểm tra đầu tiết cũng có thể kiểm tra cuối tiết học... Giao bài tập phù hợp với những đối tượng học sinh này, rèn kĩ năng tóm tắt tác phẩm cho học sinh. Đây là một kĩ năng tương đối khó đối với những học sinh yếu bởi nó liên quan đến nhiều kĩ năng khác như: Đọc, thâu tóm nội dung kiến thức cơ bản, sắp xếp ý và khả năng diễn đạt... Vì vậy yêu cầu các em phải đọc thật nhiều lần và đọc kĩ văn bản, rút ra được những ý chính từ đó mới có thể tóm tắt được - Luôn tạo cho tiết học một không khí vui vẻ, sôi nổi, tạo hứng thú cho học sinh tiếp thu bài. Đây cũng là một yếu tố quan trọng tạo cho không khí lớp học thoải mái để các em tiếp thu bài dễ dàng và bớt đi sự căng thẳng. * Đối với thực trạng học sinh chưa có văn hóa đọc nói chung: - Thứ nhất, chúng ta cần thừa nhận rằng sự cạnh tranh và thay thế của các loại hình giải trí là chuyện bình thường trong lịch sử. Chúng ta vừa mới chứng kiến sự thoái trào của loại hình sân khấu để nhường chỗ cho sự lên ngôi của vô tuyến truyền hình. Thế mạnh của tivi, internet... là có hình ảnh động, nhiều màu sắc, âm thanh. Chúng là sự tổng hợp tuyệt vời từ các loại hình nghệ thuật khác, vừa mang tính kịp thời, vừa thiết thực...Trong khi đọc một cuốn sách văn chỉ thấy hiện lên những con chữ khô khan, trừu tượng. Nhiều học sinh có thể không đọc sách văn học nhưng có thể ngồi say sưa quên giờ giấc bên cạnh tivi, internet...Chính vì vậy việc dạy văn trong nhà trường muốn tạo được sự lôi cuốn học sinh cần phải trang bị những thiết bị nghe nhìn hiện đại, bài học được minh họa bởi âm thanh, hình ảnh sinh động. SKKN: Một số bieän p haùp khaéc p huïc tình t r aïng hoïc sinh hoïc yeáu m oân ngöõ v aên Trang 18 Tröông THCS Thò traán Phuø Myõ GV: Nguyeãn Thò Myõ Hieäp - Người giáo viên dạy văn cần khuyến khích, động viên các em trong việc đọc sách, phải giúp cho các em hiểu rằng mỗi tác phẩm là một đóa hoa đẹp, mỗi bông hoa đẹp có một màu sắc riêng để làm đẹp thêm cho cuộc sống, tâm hồn của con người. Để làm được điều này thì biện pháp mà người giáo viên có thể làm là đưa ra những đề thi, đề kiểm tra tổng hợp, đề mở để kích thích học sinh đọc thật nhiều sách báo. - Vấn đề thời gian cũng có tầm quan trọng trong việc đọc sách. Nhà trường hiện nay có quá nhiều môn học và chương trình ngoại khóa nên học sinh không còn nhiều thời gian để đầu tư cho việc đọc sách văn học. Để giải quyết tình trạng này, giáo viên không nên yêu cầu học sinh đọc nhiều mà tùy vào trình độ và thi hiếu của mình học sinh có thể chọn và đọc những tác phẩm mình thích trên cơ sở đã gợi ý sẵn. Ngoài ra, mỗi em còn phải trang bị phương pháp khai thác thông tin trên mạng, ở thư viện hoặc cả ngoài đời...Bởi một người tài giỏi không phải cái gì cũng biết, mà là người biết cách khai thác thành công mọi thứ khi mình cần. - Hơn nữa hiện nay các loại hình giải trí rất đa dạng cho nên túi tiền cũng phải phân phát cho nhiều thứ mà giá sách lại quá cao. Để khắc phục tình trạng trên cũng cần phải phát triển hệ thống thư viện của trường học nhằm tạo điều kiện cho học sinh không tốn tiền mua sách mà vẫn có sách để đọc. * Đối với thực trạng học sinh thiếu năng lực cảm thụ: + Với các phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại như hiện nay, giáo viên cần sử dụng triệt để những hình ảnh, âm thanh bằng cách áp dụng các phương tiện dạy học tích cực (đèn chiếu, giáo án điện tử), sử dụng các phương tiện dạy học trực quan để các em dễ dàng nắm bắt kiến thức. Đây cũng là một điểm mới so với phương pháp dạy học truyền thống. Nhưng để làm tốt vấn đề này, người giáo viên cần chịu khó và dành nhiều thời gian sưu tầm, chuẩn bị tư liệu cho tiết dạy. Tuy nhiên, cần tránh việc lạm dụng sẽ làm mất đi sự cảm nhận cái hay, cái đẹp của văn chương. Chẳng hạn như khi dạy bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” của Thanh Hải, với việc vận dụng các phương tiện dạy học như hình ảnh, âm thanh ... giáo viên có thể dùng âm nhạc để minh họa tác phẩm thơ ca. Nếu không thể hát được, giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách cho học SKKN: Một số bieän p haùp khaéc p huïc tình t r aïng hoïc sinh hoïc yeáu m oân ngöõ v aên Trang 19 Tröông THCS Thò traán Phuø Myõ GV: Nguyeãn Thò Myõ Hieäp sinh nghe giai điệu trong trẻo, du dương của bài thơ này khi được phổ nhạc thành bài hát. Việc ứng dụng công cụ nghe nhìn cũng phục vụ đắc lực cho việc tìm hiểu tiểu sử tác giả, tác phẩm, giúp các em tiếp cận những yếu tố ngoài văn bản để làm phong phú kiến thức của mình một cách dễ dàng hơn, từ đó sẽ gúp các em cảm thấy thích thú hơn, lôi cuốn hơn và việc cảm nhận cũng dễ dàng hơn. + Trong giờ giảng, giáo viên cần chọn và phân tích, giảng bình những từ ngữ, hình ảnh then chốt để học sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, để tạo sự rung cảm cho tâm hồn các em, giúp các em thực sự lôi cuốn vào bài giảng. Chẳng hạn như khi dạy đoạn trích “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng ( Sách Ngữ văn 9- Tập 1), giáo viên có thể làm cho các em rơi nước mắt và thực sự xúc động trước tình phụ tử thiêng liêng sâu nặng của cha con ông Sáu và bé Thu khi bé Thu cất tiếng gọi “ba....a...a...” thiêng liêng sau tám năm trời xa cách. Đó là tiếng gọi đầu tiên và cũng là tiếng gọi cuối cùng nghe thật xót xa. Giáo viên có thể dẫn dắt ngược dòng thời gian để đưa các em về sống với những năm tháng hào hùng lịch sử, của những năm tháng chiến tranh chống Mĩ và những nỗi đau thương mất mát trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh mà hàng triệu em bé trên đất nước Việt Nam phải gánh chịu....Các em có thể phần nào cảm nhận được nỗi đau thương, bất hạnh do chiến tranh gây ra đối với họ, biết ngưỡng mộ, khâm phục hơn những em bé như Thu... ... + Tập cho các em có một thói quen quan sát và cảm nhận bằng khả năng quan sát thực tế. Chẳng hạn như ra đề văn thuyết minh về hoa mai, thì khâu đầu tiên các em phải biết được hoa mai có đặc điểm cấu tạo, đặc điểm sinh học, công dụng,... như thế nào.Việc quan sát và tìm hiểu thực tế cũng nhằm giúp các em cảm thụ được tốt hơn, giúp các em có hứng thú hơn trong việc học tập. Hoặc để kích thích tư duy và sự quan sát thực tế của học sinh, giáo viên có thể cung cấp cho các em những đoạn văn hay vào những thời điểm thích hợp nhất. Đây cũng là một điểm mới theo tôi rất cần thiết để khơi dậy những cảm xúc văn chương, làm sống lại những rung động trong lòng các em. Ví dụ như đoạn trích sau: ”Đã bao giờ bạn ngắm nhìn cảnh mặt trời lên. Không khí ban mai dịu ngọt, trong trẻo, ngắm những giọt sương be bé , xinh xinh... Mỗi SKKN: Một số bieän p haùp khaéc p huïc tình t r aïng hoïc sinh hoïc yeáu m oân ngöõ v aên Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng