Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục học sinh dân tộc t...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường tiểu học dray sáp

.DOC
23
1467
149

Mô tả:

SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, nếu không có kiến thức thì không có thể bình đẳng với các dân tộc khác được”. Trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập khu vực và quốc tế, đồng thời nhằm thực hiện chính sách “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc”, xoá dần khoảng cách chênh lệch về giáo dục giữa “miền ngược và miền xuôi”, Đảng và Chính phủ rất quan tâm, chú trọng đến công tác giáo dục học sinh dân tộc thiểu số. Công tác quản lý ở trường Tiểu học, việc nâng cao chất lượng học sinh là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, học sinh không những nâng cao được hiệu quả giáo dục mà đặc biệt hơn là tránh được tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, những học sinh thất học là một mối nguy hại lớn cho xã hội: Các em dễ dàng sa vào các tệ nạn xã hội, đặc biệt dễ bị kẻ xấu lôi kéo vào các tổ chức phản động. Bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng dạy học cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá, nhận xét chất lượng hoạt động của mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp và của tập thể nhà trường đối với từng học sinh mà chủ yếu là dân tộc thiểu số. Vậy muốn có được kết quả như vấn đề nêu trên đòi hỏi phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Năng lực của giáo viên trong thực hiện công tác phối kết hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Sự phối hợp nhịp nhàng và đồng thuận tốt là tiền đề giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy học. “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây.Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Người khẳng định con đường học vấn là lý tưởng cao đẹp ở mỗi con người để phát triển nhân cách. Người dạy“ Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”. Trường Tiểu học Dray Sáp mà tôi đang công tác là nơi mà học sinh chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm gần 60% số học sinh của toàn trường. Trường nằm cách Uỷ ban nhân dân xã gần 1km, có điểm trường phụ cách xa gần 10km, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. Đa số học sinh đều thuộc diện “hộ nghèo và cận nghèo”. Đời sống của con em đồng bào còn nhiều thiếu thốn cả về vật chất, tinh thần.Trong khi đó tệ nạn ngoài xã hội có nguy cơ len lỏi vào học đường, học sinh không hứng thú trong học tập, một số học sinh có nguy cơ bỏ học giữa chừng là điều không tránh khỏi. Trong tác phẩm Đời sống mới, Hồ Chí Minh đã phác thảo các đặc trưng của nhà trường Việt Nam một cách rõ ràng và sâu sắc như sau: “Từ Tiểu học, trung học cho đến đại học là nơi rèn luyện nhi đồng và thanh niên. Óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập ở trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên và tương lai của thanh niên tức là tương lai của đất nước..." Như chúng ta đã biết đặc thù chung của các trường phần lớn có học sinh DTTS là : các em còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp. Bên cạnh đó vốn tiếng Việt Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 1 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp của các em rất ít, hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ, môi trường giao tiếp hạn hẹp. Các em chỉ nói tiếng Việt khi ở trường còn khi về với gia đình các em lại sống trong gia đình thuần tiếng dân tộc. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt của các em gặp nhiều khó khăn, từ đó các em ngại đến trường, đến lớp. Bên cạnh đó ngay trong nội bộ nhà trường, trong tiềm thức của mỗi giáo viên vẫn còn có những suy nghĩ sợ khó, sợ khổ, sợ trách nhiệm trong công tác giáo dục học sinh dân tộc nên dẫn đến chất lượng và hiệu quả chưa cao. Trong thực tiễn, việc vận dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng đối với học sinh dân tộc đã được các cấp triển khai nhưng chưa có tính khả thi, không có sự điều chỉnh kế hoạch hợp lí theo thực tiễn nên kế hoạch hoạt động hay rơi vào tình trạng “Đánh trống bỏ dùi”. Những năm qua Đảng, Nhà nước và xã hội đã, đang rất quan tâm đầu tư cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là giáo dục học sinh dân tộc thiểu số. Xong muốn nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục thì phải nâng cao tư tưởng, chính trị, đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Bởi lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng và toàn diện, luôn được bổ sung cái mới để hoàn thiện nghiệm vụ sư phạm, tạo ra đội ngũ giáo viên vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ thực tế trên, là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tôi luôn trăn trở : Làm thế nào để thực hiện thành công đổi mới phương pháp dạy học, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học phân hóa đối tượng học sinh? làm thế nào để nâng cao hiệu quả - chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc trong nhà trường ? Chính những trăn trở như trên cộng với ý tưởng đã được trải nghiệm và thực tiễn kiểm chứng của bản thân, nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường tiểu học Dray Sáp”. Từ đó đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc đã được áp dụng tại đơn vị. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài a. Mục tiêu của đề tài - Xác định thực trạng về hiệu quả - chất lượng của học sinh dân tộc ở trường Tiểu học Dray Sáp. - Đưa ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả - chất lượng của học sinh dân tộc nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. b. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu thực trạng về hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc tại trường. Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 2 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về biện pháp nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc. - Đề xuất tổ chức thực nghiệm biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc (phân hiệu buôn Kuôp) nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường Tiểu học Dray Sáp. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu trong khuôn khổ một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc (phân hiệu buôn Kuôp) nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy - học ở trường Tiểu học Dray sáp. 4. Giới hạn của đề tài Giáo viên, học sinh trường Tiểu học Dray Sáp - xã Dray Sáp - huyện Krông Ana - tỉnh Đắk Lắk. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2015-2016. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp trải nghiệm thực tiễn, điều tra, quan sát, phỏng vấn, đàm thoại, giao tiếp. - Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp. II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận Trong những năm vừa qua, Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn đã và đang được Đảng, Nhà nước và các địa phương quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có rất nhiều thay đổi về khung thời gian, chương trình, sách giáo khoa đối với học sinh dân tộc thiểu số như; tăng thời lượng môn tiếng Việt, giảm tải chương trình sách giáo khoa; soạn thảo chương trình sách giáo khoa tiếng dân tộc... hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sách giáo khoa, sách hướng dẫn, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, tuyển chọn và bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng cho đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo viên là người dân tộc thiểu số trong quá trình giảng dạy... song chất lượng vẫn chưa được như mong muốn, hiệu quả giáo dục thấp, tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành , bỏ học vẫn còn rất cao thậm chí vẫn còn những học sinh "ngồi nhầm lớp". Việc nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc nói riêng là một chủ trương lớn của ngành giáo dục nhằm cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng các cấp, đây là giải pháp có tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nói chung nhằm bồi dưỡng những tài năng của đất nước. Xong việc tuyên Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 3 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp truyền, vận động đồng bào dân tộc thực hiện tốt công tác giáo dục là rất khó nhưng không đồng nghĩa với việc không thể thực hiện được.Vấn đề là ở chỗ nhà trường đã làm gì? Việc làm đó đã phù hợp với điều kiện thực tế chưa? Đã được lòng dân chưa ?...Đây chính là mấu chốt của vấn đề. Giải quyết được những vấn đề này thì sẽ giải quyết được những khó khăn của nhà trường . Trong thực tế có rất nhiều nơi, nhiều đơn vị đã tổ chức thực hiện tốt và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục HSDT. Vì vậy, tình trạng học sinh và PHHS không phối hợp với nhà trường có thể là do phương pháp làm việc của nhà trường chưa khoa học, chưa phù hợp với tâm lí, đặc điểm tín ngưỡng, phong tục, tập tục…của đồng bào.Thay đổi một thói quen; một cách làm việc thiếu khoa học của một người đã là việc khó, nên việc thay đổi nhận thức của một cộng đồng được cấu kết chặt chẽ , truyền đời là hết sức khó khăn và gian khổ. Vì vậy, để làm được việc này đòi hỏi phải có thời gian dài và đòi hỏi người tổ chức thực hiện phải bản lĩnh, kiên trì và linh hoạt – sáng tạo trong quá trình xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. Chỉ trên cơ sở của sự phát triển phong phú, hài hoà có tính toàn diện của nhân cách thì tài năng con người mới có điều kiện để phát triển một cách cơ bản và bền vững. Ở những trường tiểu học, việc học sinh được giáo dục toàn diện, được học đủ các môn học theo quy định, được thực hiện các hoạt động khác; đặc biệt các em được học các thầy cô giáo có tâm huyết, có tay nghề và tinh thần trách nhiệm cao, các em có đầy đủ các điều kiện và phương tiện học tập, các em được phát triển trong môi trường giáo dục đầy đủ, lành mạnh. Từ đó các em được phát triển theo khả năng của mình để trở thành những con ngoan, trò giỏi. Trường Tiểu học Dray Sáp là trường còn nhiều khó khăn, học sinh phần đông là học sinh dân tộc M’Nông, Ê đê. Kinh tế còn nghèo, cha mẹ học sinh cũng như các em chưa xác định được việc học là quan trọng, dẫn đến học sinh có nguy cơ bỏ học nhiều, chất lượng dạy học chưa cao. Nâng cao hiệu quả - chất lượng học sinh dân tộc tại đơn vị mà tôi đang công tác. Đây là một hoạt động mang tính lâu dài, đòi hỏi người lãnh đạo phải biết kiên nhẫn chờ đợi; biết tranh thủ chớp lấy thời cơ và có niềm tin trong quá trình tổ chức thực hiện. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trường tiểu học Dray Sáp có rất nhiều ưu thế để đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc như: Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo, sự quan tâm của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp ủy, ban tự quản thôn Anna, buôn Kuôp và sự vào cuộc mạnh mẽ của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường. Ban giám hiệu năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên đoàn kết. Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 4 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp Đội ngũ GV phần lớn là lực lượng trẻ, năng động nhiệt tình, tâm huyết, trình độ chuyên môn được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Bản thân có kinh nghiệm trong công tác vận động giáo dục học sinh dân tộc thiểu số; có hiểu biết về phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc. Có vốn kiến thức cơ bản về tiếng dân tộc. Một số cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản đảm bảo phục vụ cho công tác dạy và học. Học sinh dân tộc thiểu số có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập Tỷ lệ bình quân học sinh/lớp thấp so với mặt bằng chung của huyện ( 20HS/ lớp) nên có nhiều thuận lợi trong công tác nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì công tác nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc còn gặp không ít khó khăn: Là một trong những trường đóng trên địa bàn khó khăn, điểm lẻ cách điểm chính gần 10 cây số. Địa bàn dân cư rộng, đường sá đi lại còn nhiều khó khăn. Trình độ giáo viên không đồng đều, một số giáo viên chậm đổi mới, còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng sư phạm, kỹ năng xử lý tình huống; thiếu nhạy bén trong việc sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học...khả năng diễn thuyết khi đi vận động, tuyên truyền tới CMHS chưa thực sự thuyết phục. Trình độ công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế. Học sinh đồng bào dân tộc tại chỗ chiếm gần 60%, đa số các em còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp; việc tiếp thu bài còn nhiều hạn chế, học trước, quên sau; một số học sinh kỹ năng đọc còn chậm, còn có học sinh viết được nhưng đọc còn yếu. Ngôn ngữ bất đồng, vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế, hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ. Đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt của các em gặp nhiều khó khăn. Điều kiện dân sinh còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao nên việc quan tâm, chăm lo, nhắc nhở cho con em còn nhiều hạn chế, thường bắt con em ở nhà chăn bò, lên nương, làm rẫy, trông em, đặc biệt là vào mùa vụ. Công tác tuyên truyền , vận động học sinh, CMHS; sự phối kết hợp với các tổ chức ở cộng đồng Buôn chưa hiệu quả còn phó mặc cho nhà trường. Cơ sở vật chất tại điểm trường này còn thiếu phòng học (thiếu 03 phòng học) nên chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức dạy học hai buổi/ngày (phân hiệu buôn Kuôp). Công trình vệ sinh xuống cấp; thiếu nguồn nước sạch. Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 5 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; ngoại khóa; tuyên truyền... nhằm thu hút trẻ đến trường chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức. Bản thân tôi cũng như các giáo viên được phân công giảng dạy ở đây chưa sử dụng thành thạo tiếng của người tại chỗ (Dân tộc M’nông; Êđê) nên ảnh hưởng nhiều tới quan hệ, giao tiếp. Các thực trạng nói trên bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: *Nguyên nhân chủ quan : - Phần lớn giáo viên còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ Êđê, M’nông; việc nắm bắt tâm lí, tập tục, thói quen, lối sống …của học sinh DT nên chưa có biện pháp, phương pháp giáo dục hợp lí dẫn đến việc học sinh không thích đến trường học tập, ngại giao tiếp với giáo viên… - Một số giáo viên không có chí tiến thủ, không mặn mà với các phong trào, chỉ thực hiện nhiệm vụ ở mức hoàn thành, họ không quan trọng đến vấn đề thi đua. Một số giáo viên còn nói “Miễn sao cứ đến tháng nhận đủ lương là được”. Nên họ chưa thật sự phát huy hết vai trò, trách nhiệm của một người giáo viên trong việc nâng cao chất lượng học sinh. - Việc luân chuyển giáo viên thường xuyên theo định kì 2 năm (cứ 02 năm dạy ở phân hiệu buôn Kuôp thì lại ra ngoài điểm chính dạy). Đây là một biện pháp tích cực, tránh thiệt thòi cho giáo viên. Tuy nhiên nhà trường tổ chức luân chuyển triệt để mà không có tính kế thừa; không cài cắm được những nhân tố có tiếng nói, uy tín tốt để tuyên truyền, vận động cộng đồng buôn tham gia giáo dục nhằm tạo ra những ảnh hưởng có lợi cho nhà trường với cộng đồng buôn. - BGH nhà trường chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến việc giải quyết tận gốc, rễ những khó khăn, tồn tại trong công tác giáo dục tại buôn mà mới chỉ quan tâm đến việc gắn trách nhiệm chính cho giáo viên chủ nhiệm. Đây là một việc làm quá sức với mỗi cá nhân giáo viên nên giáo viên thường có tâm lí sợ phải vào điểm trường buôn Kuôp tạo ra một áp lực tâm lí bất lợi cho nhà trường khi phân công chuyên môn. - Công tác chỉ đạo tổ chức sinh hoạt chuyên môn thiếu biện pháp chỉ đạo cụ thể, việc xử lý sau kiểm tra chưa thật hiệu quả. * Nguyên nhân khách quan - Trường TH Dray Sáp nằm địa bàn vô cùng khó khăn, phức tạp. Trường có hai điểm trường (điểm chính đặt tại thôn An Na, điểm lẻ đặt tại buôn Kuôp). Cách xa nhau gần 10 km nhưng lại không được hưởng chế độ ưu đãi nào; đường sá đi lại mặc dù đã được nhà nước đầu tư nâng cấp nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Vào mùa nắng bụi bặm, vào mùa mưa thì đường trơn trượt, lầy lội. - Học sinh đồng bào dân tộc chiếm gần 60%, các em còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp; việc tiếp thu bài còn nhiều hạn chế, học trước, quên sau; một số học Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 6 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp sinh kỹ năng đọc còn chậm, còn có học sinh viết được nhưng đọc còn yếu. Ngôn ngữ bất đồng, vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế, hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ. Đây chính là rào cản lớn để xây dựng một môi trường học tập tốt trong học sinh. - Điều kiện kinh tế của đại đa số các hộ dân trong buôn con đông (Mỗi hộ gia đình có bình quân khoảng từ 2- 3 con trong độ tuổi đến trường cùng học tại trường) ; Khả năng tổ chức sản xuất, canh tác còn nhiều hạn chế nên năng suất lao động còn rất thấp, đời sống còn nhiều khó khăn “Ăn bữa nay lo bữa mai”.Tư tưởng “Đói bụng thì chết chứ đói chữ không chết ”, còn tồn tại trong đại đa số CMHS nên việc vận động cho con em họ đến trường hết sức khó khăn. Nhiều CMHS bắt con ở nhà chăn bò, làm rẫy đặc biệt là vào mùa vụ. - Cơ sở vật chất của nhà trường mặc dù đã được sự quan tâm đầu tư xây dựng thêm phòng học song nhà trường thiếu vẫn còn thiếu 03 phòng học ở phân hiệu buôn Kuôp nên vẫn chưa đáp ứng được việc tổ chức dạy học hai buổi/ngày; công trình vệ sinh ngày càng xuống cấp; các hộ chăn nuôi làm chuồng sát ngay trường học, mùi hôi thối của phân gia súc, gia cầm bốc lên làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; không có nước sạch phục vụ sinh hoạt cho giáo viên, học sinh. Những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học không còn diễn ra nhiều như trước, nhưng hiện tượng nghỉ học cách nhật, đặc biệt là vào mùa vụ hay các dịp lễ tết vẫn luôn xảy ra. Là người làm công tác quản lý, tôi hiểu rõ vấn đề cấp bách của công tác duy trì sĩ số. Học sinh bỏ học, bỏ tiết sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nâng cao chất lượng giáo dục. Trước thực trạng đó, là một hiệu phó chuyên môn, bản thân tôi nhận thấy cần phải đổi mới công tác quản lý hoạt động chuyên môn, đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục. Muốn nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục cho học sinh mà đặc biệt là học sinh dân tộc thì trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Đây là việc làm khó, đòi hỏi người lãnh đạo phải thật sự tâm huyết, phải nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động chuyên môn của nhà trường để nâng cao chất lượng dạy - học, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Trong khuôn khổ đề tài này, bản thân đặt ra những mục tiêu như sau: - Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc. - Duy trì sĩ số học sinh dân tộc. - Tăng cường công tác quản lí chỉ đạo, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ giáo viên từng bước đưa các hoạt động của nhà trường đi vào nề nếp và chỉ đạo các bộ phận hoạt động nghiêm túc. Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 7 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp - Phân công chuyên môn hợp lý. - Thông qua các hoạt động giáo dục, nhà trường tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân nắm bắt và hiểu rõ các chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước nói chung và về giáo dục nói riêng để từ đó giúp họ có những nhận thức đúng đắn và cùng chủ động, tích cực phối hợp với nhà trường trong mọi hoạt động... - Phối hợp với cấp ủy, Ban tự quản và các đoàn thể như phụ nữ, mặt trận, đoàn thanh niên để làm tốt công tác tuyên truyền, giúp họ có nhận thức đúng đắn và hiểu rõ tầm quan trọng của việc học tập của con em, từ đó có cách quản lý giáo dục, nhắc nhở con em đi học chuyên cần, học tập nghiêm túc, cùng với nhà trường làm tốt công tác giáo dục. - Thông qua các hoạt động giáo dục, nhà trường chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết, vận động các điểm nhóm Tin lành sống tốt đời đẹp đạo, từ đó làm nền tảng vững chắc cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường trong hiện tại và tương lai. - Thực hiện nghiêm túc việc bàn giao chất lượng. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp *Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc: Học sinh dân tộc có vốn tiếng Việt rất ít là do hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ, môi trường giao tiếp hạn hẹp. Các em chỉ nói tiếng Việt khi ở trường còn khi về với gia đình các em lại sống trong gia đình thuần tiếng dân tộc. Đây là nguyên nhân chính của việc học sinh không muốn đến trường hoặc ngại giao tiếp khi đến trường, dễ tự ti trước bạn bè và thầy cô...Vì vậy, mấu chốt để giải quyết vấn đề là nhà trường bằng nhiều hình thức, nhiều con đường phải cung cấp thật nhiều kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh để các em có cơ hội giao lưu, học tập qua bạn bè , thầy cô, qua tranh ảnh...Việc cung cấp kĩ năng sử dụng tiếng Việt nhằm giúp các em tự tin hơn vào bản thân để từng bước chiếm lĩnh kiến thức bằng chính khả năng của mình. Khi các em có đủ tự tin trong giao tiếp và học tập thì các em sẽ tự giác đến trường, thích đến trường. Để thực hiện được yêu cầu trên nhà trường đã thực hiện những biện pháp như: - Nhà trường xây dựng kế hoạch, triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên thực hiện việc dạy tăng cường tiếng Việt cho HSDT ngay từ đầu năm học, thể hiện ở giáo án và trong từng tiết dạy. -Thành lập tổ tư vấn về tăng cường tiếng Việt cho học sinh. - Chỉ đạo việc chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1 (sau khi tuyển sinh); tăng thời lượng môn Tiếng Việt lớp 1 ở phân hiệu buôn Kuôp từ 350 tiết lên 500 tiết theo cách tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; điều chỉnh thời lượng dạy học các môn học khác để tập trung ưu tiên dạy hai môn Tiếng Việt,Toán; nhà trường mượn Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 8 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp 01 phòng học của mẫu giáo Sơn Ca để tăng buổi đối với khối lớp 1 và lớp 5 ở Buôn Kuôp lên 8 buổi/ tuần. - Chú trọng tăng cường tiếng Việt cho học sinh thông qua các môn học, bài học, sinh hoạt tập thể, hoạt động NGLL, tăng cường luyện nói thông qua việc trả lời câu hỏi, nhắc lại câu trả lời, trình bày cách thực hiện, đặt câu hỏi, qua khai thác các kênh hình, đồ dùng trực quan; chú trọng phần luyện viết cho học sinh; tổ chức giao lưu tiếng Việt với chúng em, các trò chơi, múa hát, tiểu phẩm đơn giản với các tình huống phù hợp với thực tế trong cuộc sống hàng ngày, tổ chức phương pháp học theo nhóm, đóng vai trong phân môn tập đọc, kể chuyện, tập làm văn....tạo cơ hội cho các em bày tỏ ý kiến của mình, giúp các em tính mạnh dạn, tự tin trước tập thể. Khuyến khích học sinh ở trường cũng như về nhà giao tiếp bằng tiếng Việt. - Sinh hoạt chuyên môn, tổ chức các chuyên đề mang tính chuyên sâu nhằm thảo gỡ những vướng mắc trong quá trình dạy học, từng bước nâng cao chất lượng Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 9 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp giáo dục cho HSDT. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, kết hợp giảng giải cả tiếng dân tộc và tiếng Việt để các em dễ hiểu bài hơn - Tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp; chú trọng dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh; tận dụng tối đa kênh hình và đồ dùng tự làm, sẵn có để sử dụng trong giảng dạy, đặc biệt là sử dụng trong việc giải nghĩa từ, tránh giải thích dài dòng vì vốn từ tiếng Việt của các em còn hạn chế, tạo ra giờ học sôi nổi, hứng thú, thân thiện thu hút các em đến trường và tự giác tham gia vào các hoạt động, để các em cảm thấy “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. * Duy trì sĩ số học sinh dân tộc: Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học là “Học mà chơi – Chơi mà học” nên các hoạt động phong trào là hết sức quan trọng trong việc thu hút các em đến trường: -Nhà trường đã tu sửa cơ sở vật chất, trồng thêm nhiều cây xanh, làm sân xi măng sạch sẽ tạo ra cảnh quan sư phạm tốt. Thông qua các tiết HĐNGLL đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích, lí thú, lành mạnh cho học sinh, từ đó học sinh thích đến trường để được vui chơi cùng bạn bè nên hàng năm nhà trường không xảy ra tình trạng học sinh bỏ học. - Khi phân công chuyên môn cho giáo viên, tôi yêu cầu giáo viên đi vào tìm hiểu, phân tích, tổng hợp lí lịch trích ngang của học sinh để nắm được cụ thể gia cảnh của từng học sinh, quan tâm hỏi han đến cuộc sống sinh hoạt, học tập của học sinh. Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với các bậc phụ huynh những mong có sự kết hợp hành động một cách thống nhất, có hiệu quả từ Nhà trường và gia đình. Ví dụ: Trường hợp của em Y’Sáo Hlong lớp 4C; Y’Kơ Niê lớp 4B; Y’NiSa Bkrông lớp 3B,... gia đình khó khăn, các em lại lớn tuổi nên thường xuyên nghỉ Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 10 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp học ở nhà để chăn bò, phụ giúp gia đình.Tôi đã sắp xếp thời gian phối hợp với giáo viên chủ nhiệm đến thăm gia đình em, vận động gia đình cho em đi học. -Tạo điều kiện học sinh của mình tham gia vào những hoạt động ngoại khóa bổ ích để hình thành cho các em lòng đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, tình yêu thương giữa con người với con người. Bên cạnh đó cũng có những biện pháp khen thưởng, động viên kịp thời những em hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như có biện pháp nhắc nhở, giáo dục những em chưa ngoan. Ví dụ: Gây quỹ vì bạn nghèo, nuôi heo đất, quyên góp ủng hộ các bạn học sinh nghèo đón tết.. - Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tìm hiểu tâm lý học sinh được nhà trường chú trọng và quan tâm hàng đầu. Học sinh đến lớp được thầy cô tôn trọng ; bạn bè đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau; Được học tập và sinh hoạt trong một môi trường cởi mở, thân thiện giúp học sinh phát huy được hết khả năng của bản thân từ đó chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên. Ví dụ: Kịp thời nắm bắt, tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao các em hay nghĩ học, tìm cách động viên, thuyết phục học sinh trở lại trường bằng nhiều hình thức như: Lập danh sách học sinh thường xuyên vắng học và phối kết hợp với Đảng uỷ UBND xã, Ban tự quản thôn buôn , các tổ chức đoàn thể tăng cường vận động học sinh ra lớp; tổ chức các buổi họp CMHS để tư vấn, vận động phụ huynh khuyến khích con em đi học. Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 11 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp - Nhà trường xây dựng những kế hoạch chi tiết, cụ thể chỉ đạo giáo viên, các bộ phận trong nhà trường từng bước khắc phục khó khăn để vận động học sinh đi học chuyên cần. Ví dụ: Tổ chức giao lưu học sinh dân tộc thiểu số tại điểm trường; Quan tâm tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn; vận động các đơn vị đóng trên địa bàn thôn buôn như : Công ty du lịch Đặng Lê; khu du lịch thác Dray Nur tặng quà cho học sinh vào vào các ngày lễ tết, ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6); ngày trung thu...Phối hợp với Đoàn buôn Kuôp tổ chức các buổi lao động vệ sinh khuôn viên sạch sẽ. - Làm tương đối tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhằm bổ sung, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản đảm bảo phục vụ cho công tác dạy và học. Qua các hoạt động trên, năm học 2015 - 2016, chất lượng học sinh dân tộc nhà trường được nâng lên rõ rệt. Các em đi học chuyên cần hơn, đã có ý thức học bài, làm bài, học bài trước khi đến lớp, việc nói chuyện riêng trong giờ học giảm rõ rệt. Các em đã hăng hái trong phát biểu ý kiến xây dựng bài, đã hình thành những Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 12 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp đôi bạn cùng tiến, kiên trì vượt khó, giúp đỡ nhau trong học tập...Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học giảm nhiều so với năm học trước. *Tăng cường công tác quản lí chỉ đạo, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ giáo viên: - Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường là kết quả của công tác quản lý, chỉ đạo. Điều đó có nghĩa người cán bộ quản lý là người tiên phong trong mọi hoạt động kể cả công tác vận động và duy trì sĩ số hoạc sinh. Bản thân tôi luôn suy nghĩ “ Người quản lý không phải cứ ngồi đó chỉ tay 5 ngón hay đưa ra các kế hoạch cụ thể và yêu cầu cấp dưới phải thực hiện”, mà người quản lý phải là người đi sâu đi sát cùng với giáo viên, luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên chủ động tham mưu cho lãnh đạo trường các giải pháp về chuyên môn. Quan tâm đến sự tiến bộ của mỗi thành viên trong trường bằng việc động viên, khích lệ kịp thời. Đánh giá đúng về năng lực của đội ngũ, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tiếp cận với những phương pháp hay, mới trong giáo dục. - Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo qua các hình thức: tự học tự nghiên cứu và học hỏi qua đồng nghiệp, thao giảng, dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm, nghiêm túc để cùng nhau tiến bộ. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao ý thức tự học, tự rèn cho đội ngũ giáo viên; tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng chuyên môn như: học tiếng Êđê, tham gia tập huấn do các cấp tổ chức, từ đó vận dụng vào công việc đạt hiệu quả. - Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù học sinh dân tộc thiểu số, Dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm. Tuy nhiên còn có nhiều giáo viên không dám sử dụng nhiều các hoạt động trong giảng dạy vì sợ “cháy giáo án”.Vì vậy, tiết học trở nên nặng nề, căng thẳng, ít hiệu quả. Do vậy muốn tiết dạy đạt hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện các biện pháp giảng dạy nhẹ nhàng, sôi động gây hứng thú cho học sinh giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Bên cạnh đó chất lượng học tập của học sinh DT phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phương pháp học, thái độ học và kỹ năng học. Ví dụ: Hướng dẫn các em việc xây dựng thời gian biểu cho các hoạt động học tập hàng ngày, tuần, tháng; rèn cho học sinh kỹ năng học tập trên lớp, tư duy độc lập, khả năng diễn đạt ngôn ngữ tiếng Việt, kỹ năng học bài, làm bài, tham gia phát biểu... Đặc biệt, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách thức học tập ở nhà, chú trọng đến việc tổ chức học nhóm với các bạn cùng lớp. - Đổi mới kiểm tra, đánh giá: Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan. Cần quan tâm đến từng đối tượng học sinh cả về đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh gia đình. - Hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng được nhà trường quan tâm. Hàng tháng Đội thiếu niên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động theo chủ đề Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 13 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp như: các hoạt động văn nghệ, thể thao, giao lưu tiếng Việt; về giáo dục môi trường, An toàn giao thông, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, quy tắc ứng xử, giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh... phối hợp với gia đình, các đoàn thể thôn, buôn cùng thực hiện hiệu quả. - Xử lý nghiêm đối với giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn. Động viên, khích lệ kịp thời những tổ khối, giáo viên tích cực, có thành tích trong công việc. Đó là một trong những tiêu chí để xếp loại thi đua cuối năm. * Phân công chuyên môn hợp lý: Phân công chuyên môn một cách hợp lý là điều kiện thuận lợi giúp cho việc nâng cao chất lượng. Vì vậy ngay từ đầu năm học, việc phân công chuyên môn được tôi chú trọng hàng đầu. Đội ngũ giáo viên được phân công giảng dạy theo năng lực từng giáo viên, trong đó ưu tiên khối lớp Một. Đội ngũ giáo viên này ngoài năng lực chuyên môn vững vàng, chữ viết đẹp thì phải khóe léo, nhiệt tình, tâm huyết và kinh nghiệm trong dạy lớp Một. Những giáo viên dạy các lớp 4; 5 cần có năng lực chuyên môn vững vàng. Những giáo viên còn lại sẽ được phân công theo năng lực, sở trường, điều kiện, hoàn cảnh, tuổi tác… Ví dụ: Lớp 1 tôi thường phân công cô Loan; cô H’Yen; cô Cảnh là những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm dạy khối lớp1, các cô chữ viết đẹp, lại còn nhiệt tình và tâm huyết với học sinh; còn khối lớp 4; 5, là cô Liễu; cô Oanh; cô Thảo; thầy Bình ....là những giáo viên có năng lực chuyên môn khá vững vàng, hiểu về phong tục, tập quán của học sinh dân tộc, luôn đi sâu, đi sát với các em. Trong những năm học vừa qua, việc phân công đã đem lại hiệu quả, chất lượng giáo dục đã được nâng lên, tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành chương trình ở các khối đã giảm từ 2,7% năm học 2014-2015 xuống còn 2,6% năm học 20152016. *Quan tâm đến học sinh cá biệt, học sinh chưa hoàn thành: Trường Tiểu học Dray Sáp năm học 2015 - 2016 có 307 em, bình quân khoảng 20 học sinh/lớp. Tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành khá cao. Đặc biệt, nhiều lớp vẫn còn tình trạng học sinh “ngồi sai lớp”. Nếu giáo viên không quan tâm đến những em này thì chắc chắn số học sinh chưa hoàn thành và những em “ ngồi sai lớp” lại sẽ lưu ban vào cuối năm học. Vì vậy ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo cho tất cả giáo viên chủ nhiệm khảo sát chất lượng đầu năm và phân loại đối tượng học sinh, để có từ đó có biện pháp phụ đạo những học sinh còn chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng. Ví dụ: Để việc giảng dạy có hiệu quả, tăng cường luyện đọc, viết cho các em còn đọc yếu, viết chậm. Nhà trường đã phân công cho một số giáo viên chuyên còn thiếu tiết đảm nhận rèn đọc, viết cho các em. Với giải pháp này, những học sinh đọc yếu, viết chậm đã có thể tiếp thu được và bước đầu có tiến bộ vượt bậc như Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 14 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp em: Y’Nisa Niê lớp 3B; Y’Diam Hlong lớp 4B; Y’Bân Ê ban lớp 5B... Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm lập tổ học tập, đôi bạn cùng tiến để giúp đỡ nhau trong học tập. Ngoài ra giáo viên thường xuyên xuống gia đình để hướng dẫn các em về phương pháp học ở nhà; phối hợp với gia đình xây dựng góc học tập cho các em… * Thông qua các hoạt động giáo dục, nhà trường tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân nắm bắt và hiểu rõ các chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước: Thực hiện tuyên truyền và phổ biến những chủ trương cũng như các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác giáo dục HSDT, đồng thời lồng ghép công tác phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức đơn giản, gần gũi, dễ hiểu; thông qua những buổi nói chuyện với một hoặc một nhóm người; một cuộc họp buôn... để tuyên truyền đặc biệt là Luật giáo dục; Chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta ...để từ đó CMHS hiểu và nắm chắc chủ trương,đường lối của Đảng và nhà nước, ngăn chặn sự lợi dụng trình độ dân trí thấp để tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch . Thường xuyên tuyên truyền các chính sách quan tâm đến giáo dục, quan tâm đến đồng bào dân tộc tại chỗ và các chủ trương xã hội hoá giáo dục theo phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trên cơ sở cân đối tài chính của đơn vị,nguồn huy động đóng góp của CMHS từ Nghị định 24. Khi đã tạo được niềm tin với đồng bào thì họ sẽ tin tưởng tuyệt đối và sẽ nghe theo, làm theo một cách tích cực. * Phối hợp với cấp ủy, Ban tự quản và các đoàn thể như phụ nữ, mặt trận, đoàn thanh niên để làm tốt công tác tuyên truyền, giúp họ có nhận thức đúng đắn và hiểu rõ tầm quan trọng của việc học tập của con em từ đó có cách quản lý giáo dục, nhắc nhở con em đi học chuyên cần, học tập nghiêm túc, cùng với nhà trường làm tốt công tác giáo dục: BGH nhà trường thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội; Cấp ủy Đảng , chính quyền địa phương để cùng vào cuộc với tinh thần chủ động , tích cực, tự giác. Qua đó giúp cho CMHS hiểu rõ tầm quan trọng của việc học tập của con em từ đó có cách quản lý giáo dục, nhắc nhở con em đi học chuyên cần, học tập nghiêm túc, cùng với nhà trường làm tốt công tác giáo dục: VD: Nhà trường đã phối hợp với cấp ủy, Ban tự quản và các đoàn thể vận động CMHS cho con em đi học chuyên cần, không bắt con phải ở nhà chăn bò, làm rẫy. Muốn vận động được CMHS, muốn CMHS cùng chung tay với nhà trường thì hơn ai hết giáo viên phải am hiểu phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lí của đồng bào dân tộc. Cần tìm hiểu kĩ và vận động những cá nhân có uy tín trong cộng đồng chung tay với nhà trường . Ví dụ: Nhà trường hay nhờ chỗ bà Mí Man là Buôn trưởng buôn Kuôp - một người nhiệt tình và có uy tín cao trong buôn, tiếng nói của bà được cộng đồng Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 15 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp buôn coi trọng . Vì vậy nhà trường cũng như giáo viên phải tranh thủ bằng được sự giúp đỡ, phối hợp của bà để làm tốt công tác dân vận. * Thông qua các hoạt động giáo dục, nhà trường chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết, vận động các điểm nhóm Tin lành sống tốt đời đẹp đạo, từ đó làm nền tảng vững chắc cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường trong hiện tại và tương lai: Như đã trình bày ở trên, tại điểm trường buôn Kuôp, chủ yếu là đạo Tin lành; một hình thức tôn giáo luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm hàng đầu là điểm nóng trong tôn giáo. Xác định được tầm quan trọng của công tác xây dựng khối đoàn kết giữa tôn giáo là điều kiện tiên quyết quyết định sự thành bại của điểm trường , bản thân đã đặt ra kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ đó là việc xây dựng niềm tin đối với trưởng điểm nhóm.Vì trưởng điểm nhóm “ Tin Lành”, người có vai trò hết sức quan trọng, vì đặc thù của đồng bào buôn Kuôp chiếm hơn 90% là theo đạo Tin lành, họ thường tham gia sinh hoạt điểm nhóm. Thông qua các buổi sinh hoạt điểm nhóm, họ tuyên truyền tư tưởng“ Sống tốt đời đẹp đạo”. Nên được nhân dân tin tưởng và nghe theo lời khuyên răn đúng đắn. Ví dụ: Trong các cuộc họp, các buổi lễ quan trọng tôi đều bớt chút thời gian để tham gia và tìm hiểu thêm nên bản thân luôn tạo được niềm tin từ giáo dân.Trong ngày Noel, BGH nhà trường đến điểm nhóm ở buôn Kuôp để chúc mừng giáng sinh và thông qua các ý kiến phát biểu chúc mừng là nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật... Qua đó đã có những chuyển biến trong công tác đoàn kết nội bộ; tuyên truyền chủ trương của nhà trường, vận động giáo dân đưa con đến trường đi học chuyên cần; phối hợp cùng nhà trường trong việc dạy dỗ và giáo dục con em. * Thực hiện nghiêm túc việc bàn giao chất lượng : Bàn giao chất lượng một cách nghiêm túc, khách quan là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Qua việc bàn giao, giáo viên kiểm nghiệm được quá trình giảng dạy của mình bằng hiệu quả chất lượng cuối năm. Đồng thời giáo viên nhận bàn giao nắm được chất lượng thực tế của lớp mình phụ trách qua đó có kế hoạch giảng dạy phù hợp cho năm học sau. Ví dụ: Năm học 2015-2016, các lớp thông qua hình thức bàn giao chất lượng đã có được những số liệu sát thực về chất lượng, tránh tình trạng chạy theo bệnh thành tích. Qua đó đánh giá được hiệu quả giảng dạy của từng giáo viên đồng thời có cơ sở để giáo viên xây dựng kế hoạch sát thực tế, phù hợp với điều kiện từng lớp. chất lượng dạy và học của trường Tiểu học Dray Sáp ngày càng được nâng lên. c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp, biện pháp nêu trên có mối liên hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau và không thể tách rời, điều đó được thể hiện trong xây dựng kế hoạch của Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 16 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp người quản lý. Thực tế cho thấy giải pháp này hỗ trợ cho giải pháp khác, thành công của việc làm này góp phần dẫn đến thành công của việc làm khác. Vì vậy, không nên tách rời thực hiện từng giải pháp một mà luôn phải thực hiện đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng xuyên suốt trong cả năm học và trong quá trình làm công tác giáo dục.Bên cạnh đó cũng cần cân nhắc lựa chọn kĩ càng trước khi đi đến quyết định. Một giải pháp hay nhưng sử dụng không đúng thời điểm thì không phát huy được tính tích cực thậm chí phản tác dụng . d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng. Qua khảo nghiệm tại trường tiểu học Dray Sáp từ tháng 9 năm 2015 đến hết tháng 5 năm 2016 . Kết quả như sau (có số liệu so sánh, đối chiếu): STT 01 02 03 04 05 06 NỘI DUNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG KHI ÁP DỤNG Học sinh không đi học , Thường xuyên , liên Thi thoảng vẫn xảy ra GV phải đi đón , đi tìm … tục trở thành thông nhưng ở một số ít học lệ hàng ngày . sinh hoặc xảy ra khi vào mùa vụ. Huy động CMHS cùng CMHS không hợp Phần lớn PHHS đã hưởng chăm lo cải tạo cảnh quan tác. ứng nhiệt tình. trường lớp và mua sắm các vật dụng cần thiết cho việc học tập của học sinh. Sự tham gia của các tổ Thỉnh thoảng nhưng Đã hoạt động có chiều sâu chức chính trị , xã hội ; qua loa, ít có sự phối và có tinh thần trách BTQ thôn, buôn. hợp. nhiệm phản ánh qua hiệu quả công việc Công tác đoàn kết tôn Có nhiều mâu thuẫn Đã có sự chuyển biến tích giáo và quan điểm của các trong quan điểm đối cực, các điểm nhóm Tin nhóm Tin Lành đối với với giáo dục cộng lành đã tuyên truyề việc giáo dục . đồng . chăm lo, cải tạo môi trường học tập cho học sinh. Công tác bảo quản tài sản Thường xuyên bị Giảm bớt rất nhiều, không nhà trường, trồng cây phá, ống nước , khoá xảy ra hiện tượng trộm xanh, ….. nước bị mất trộm. cắp; Vệ sinh khuôn viên được đảm bảo không xảy ra tình trạng đổ rác thải vào sân trường . ………………….. * Đội ngũ giáo viên: Đa số giáo viên đã có sự chuyển biến tích cực về việc thực hiện nề nếp dạy và học và ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 17 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp * Học sinh: Đã tạo niềm tin nơi các em, em nào cũng ham thích học tập, gắn bó với trường lớp hơn, thích được đến lớp mỗi ngày. Chất lượng mũi nhọn đã có bước đột phá và khởi sắc đáng được ghi nhận. Nhà trường có học sinh đạt cao như giải nhất, ba, khuyến khích và có học sinh dân tộc được công nhận cấp huyện. Chất lượng đại trà cũng có chuyển biến tốt. Kỹ năng sống của học sinh đã có tiến bộ rõ rệt. Tình hình đi học chuyên cần hơn, giảm tỷ lệ học sinh vắng học, nghỉ học không lí do mặc dù vẫn tồn tại tình trạng học sinh đi học muộn; học sinh trốn học sau giờ giải lao nhưng số lượng giảm nhiều so với đầu năm. * Chất lượng học sinh toàn trường: Năm học 2015-2016 Cuối kì I Cuối năm TSHS 307 307 HT SL 293 299 TL 95.4% 97.4% CHT SL 14 8 GHI CHÚ TL 4.6% 2.6% * Chất lượng học sinh dân tộc: Năm học 2015-2016 Cuối kì I Cuối năm TSHS 172 172 HT SL 156 165 TL 90.7% 96% CHT SL 16 7 GHI CHÚ TL 9.3% 4% - Phẩm chất: Năm học 2015-2016 Cuối kì I Cuối năm TSHS 307 307 ĐẠT SL TL 307 100% 307 100% Năm học 2015-2016 TSHS ĐẠT Cuối kì I Cuối năm 307 307 CĐ SL 0 0 GHI CHÚ TL - Năng lực: SL 307 307 TL 100% 100% CĐ SL 0 0 GHI CHÚ TL + Tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học: 65/65, tỉ lệ: 100% + Đối với trường, các ban ngành: Góp phần làm phong phú thêm kinh nghiệm công tác, phổ biến kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau giữa các trường có nhiều học sinh dân tộc trong địa bàn huyện nói riêng và toàn tỉnh nói chung, thì thiết nghĩ sẽ giảm thiểu tình trạng học sinh có nguy cơ bỏ học, vận động học sinh bỏ học đi học lại,chất lượng học sinh dân tộc ngày càng được nâng lên. Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 18 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp Lãnh đạo nhà trường đã làm tốt công tác phối kết hợp, đội ngũ đoàn kết, thống nhất cao. Trên dưới cùng nhau đồng lòng vì nhiệm vụ chung, phấn đấu đưa nhà trường bước đầu đi lên. Đã khơi dậy và phát huy hiệu quả năng lực, sở trường của một số giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phong trào đội đã đi lên mạnh mẽ, được hội đồng đội ghi nhận và khen thưởng. Tham gia đầy đủ và có trách nhiệm hơn trong các phong trào do các cấp tổ chức đạt kết quả. * Về cơ sở vật chất: Nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo xin khoan 02 giếng nước tại hai điểm trường để phục vụ cho nhu cầu của giáo viên và học sinh; xin bộ bàn ghế cho học sinh đảm bảo công tác dạy học, tiến hành tu sửa toàn bộ phòng học ở phân hiệu và làm mới sân ở hai điểm trường, sơn sửa lại phòng làm việc của BGH; làm biển trường. Cơ sở vật chất và cảnh quan nhà trường đã có một diện mạo mới. Đó cũng một trong những điều kiện để nhà trường nâng cao chất lượng. * Các hoạt động khác: Quyên góp được một số áo trắng ở điểm chính tặng cho các em học sinh đồng bào dân tộc tại phân hiệu. Nuôi heo đất, gây quỹ tặng 04 suất quà cho học sinh nghèo vượt khó (Phân hiệu buôn Kuôp). Với kết quả khảo nghiệm đạt được như trên, bản thân tôi tin tưởng rằng các biện pháp, giải pháp đưa vào áp dụng tại trường tiểu học Dray Sáp – một điểm trường khó khăn và bước đầu đã thu được những kết quả hết sức khả quan đó là công tác giáo dục và sự quan tâm của cộng đồng đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Đứng trên phương diện là người quản lí, tôi mong rằng giá trị khoa học của vấn đề đã nghiên cứu và tiếp tục nghiên cứu các giải pháp, biện pháp sẽ được điều chỉnh và bổ sung hoàn thiện hơn nữa, nhằm nâng cao hiệu quảchất lượng giáo dục học sinh dân tộc nói riêng, cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả- chất lượng giáo dục chung của nhà trường. III. Phần kết luận, kiến nghị 1.Kết luận Không chỉ riêng người cán bộ quản lí mà cả người giáo viên phải thấy việc nâng cao hiệu quả - chất lượng học sinh dân tộc là trách nhiệm không phải của riêng ai. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm nâng cao hiệu quả - chất lượnghọc sinh dân tộc là đề tài không mới, tuy nhiên có những kinh nghiệm đã đi vào lối mòn hoặc thụ động , được lặp đi, lặp lại, cho nên bản thân dù thực hiện đề tài cũ nhưng mong muốn có những nét mới, có những hiệu quả thiết thực hơn trong tình hình hiện nay. Công tác nâng cao chất lượng học sinh là một nhiệm vụ thường xuyên,quan trọng nó quyết định chất lượng chung của nhà trường. Nên cho dù có đứng ở vị trí nào Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 19 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp thì chúng ta phải quan tâm, thực hiện nghiêm túc vấn đề này, phải vận dụng sáng tạo, linh hoạt, năng động trong thực tế; Kết hợp nhiều giải pháp để thực hiện tốt công tác này. Biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ở trường Tiểu học Dray Sáp được tiến hành thực nghiệm trong năm học 2015 - 2016 một cách nghiêm túc đã cho thấy rằng để việc nâng cao hiệu quả - chất lượng học sinh, người cán bộ quản lý, người giáo viên cần phải có tâm đối với mọi học sinh, phải hiểu hoàn cảnh từng học sinh để có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em ham thích học tập, yêu mến thầy cô, bạn bè, phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội. Việc chống lưu ban, bỏ học là nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ cập giáo dục tiểu học, góp phần nâng cao dân trí là nền tảng ban đầu để đào tạo con người mới phát triển về mọi mặt đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Kiến nghị - Đối với PGD&ĐT: Phối hợp với các cấp lãnh đạo, các ban ngành, chính quyền địa phương chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần, chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo nói chung và có những chế độ ưu đãi cho những trường thuộc vùng khó khăn. - Đối với UBND xã Dray Sáp: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường; linh động trong việc điều tiết nguồn huy động đóng góp từ Nghị Định 24 để nhà trường có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo tốt cho các hoạt động giáo dục./. Dray Sap, ngày 15 tháng 02 năm 2017 Người thực hiện Trần Thị Nguyệt Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan