Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 trong giờ tập đọc...

Tài liệu Skkn một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 trong giờ tập đọc

.DOC
31
2688
90

Mô tả:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. lý do chọn đề tài: Hiện nay ở nhà trường tiểu học,việc rèn kỹ năng đọc nhìn chung kết quả chưa cao. có thể có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân lớn nhất có thể là do cách thức và phương pháp rèn đọc chưa được coi trọng. Thực tế nếu không có kĩ năng đọc thì học sinh không có điều kiện để học tốt các môn học khác, không thể tiếp thu nền văn minh của nhân loại vì vậy việc dạy đọc cho học sinh có ý nghĩa to lớn. Thông qua dạy đọc. Giáo viên giúp học sinh đọc đúng, đọc hay, và bồi dưỡng cho các em cái hay cái đẹp trong cuộc sống. Đối với học sinh lớp 1 bước đầu làm quen với phân môn tập đọc giáo viên cần hướng dẫn cho các em đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát, bước đầu tìm hiểu nội dung bài văn, bài thơ trong chương trình sách giáo khoa. Tiếng việt chương trình thực nghiệm thay sách Từ đó học sinh bộc lộ đúng đắn thái độ tình cảm qua mỗi bài tập đọc và trong cuộc sống. Năm 2002 - 2003 là năm đầu tiên áp dụng dạy thay sách giáo khoa cho dến nay, là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi thấy rằng để cho học sinh có kỹ năng đọc đúng, mặt khác tự bồi dưỡng, bổ xung kiến thức. Phương pháp giảng dạy cho bản thân nên tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu và vận dụng trong thực tế công tác giảng dạy, mặc dù đây là vấn đề không còn mới mẻ xong nó có ý nghĩa hết sức thiết thực trong trường tiểu học. I.1.1: cơ sở lý luận: - Cuộc cách mạng khoa học hiện nay diễn ra như vũ bão và đang tạo ra những biến đổi to lớn, sâu sắc trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội thế kỷ XXI sẽ là xã hội phát triển dựa vào tri thức và chất xám, trước tình hình đó. Đảng và nhà nước ta đã có chính sách đổi mới giáo dục. Hiện nay trong bối cảnh đổi mới giáo dục, để đáp ứng những biến đổi to lớn đó, vai trò và chức năng của người giáo viên ngày càng 1 HOÀNG THỊ GIANG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC nặng nề, giáo dục hiện nay đang thay đổi theo hướng đảm bảo cho mọi người được học để phát triển trên nhiều mặt nội dung giáo dục phải phù hợp với yêu cầu của cá nhân và xã hội, phương pháp dạy học phải hướng mạnh vào việc phát huy vai trò chủ động và tích cực của người học. Để xây dựng một đề tài thì việc nghiên cứu lý luận là không thể thiếu được trước khi nghiên cứu đề tài này tôi đã tiến hành nghiên cứu và tham khảo một số tài liệu của đảng và nhà nước ban hành. - Giáo trình phương pháp dạy học tiếng việt ở trường học - Rèn kỹ năng sử dụng tiếng việt. - Sách tiếng việt lớp 1. - Vở bài tập tiếng việt lớp 1. - Một số tài liệu có liên quan đến việc nghiên cứu đề tài này. - Quy trình dạy môn tập đọc lớp 1 do nghành đề ra. I.1.2 Cơ sở thực tiễn. - Để dạy tốt môn tập đọc lớp 1 nhất là để rèn kỹ năng đọc cho học sinh tôi nhận thấy trước hết cần phải chuẩn bị kỹ và đầy đủ các vấn đề sau: - Ngay từ đầu năm học, qua các buổi lên lớp, hoạt động tập thể, giờ ra chơi. giáo viên phải nhiệt tình chú ý đến cách phát triển âm, vần, học sinh nhận biết tốt được các âm vần, biết đánh vần được trơn tiếng từ đó các em mới có thể đọc viết thành thạo được. Cụ thể trong lớp 1E của tôi có tổng số 23 học sinh trong đó 09 nữ, 14 nam có 06 em là người dân tộc, 01 em từ Thanh Hoá chuyển đến. Hoàn cảnh gia đình của các em thuộc dạng trung bình 01 em có hoàn cảnh khó khăn, 08 em mồ côi bố. Căn cứ vào tình hình thực tế trên tôi đã tiến hành trao đổi với phụ huynh học sinh có những mặt hạn chế để tìm biện pháp phối hợp giúp đỡ. Ở trong lớp với những em học yếu, thị lực kém tôi sắp xếp cho ngồi phía trên gần bảng hoặc gần các bạn học tốt. - Chuẩn bị đầy đủ giáo án, đồ dùng dạy học trước khi đến lớp. - Soạn giáo án sạch sẽ, gọn gàng, nghiên cứu kỹ nội dung bài, hiểu nội dung và phần trọng tâm của bài để hướng dẫn học sinh. 2 HOÀNG THỊ GIANG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC - Chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh sao cho các em tiếp thu chậm có thể tiếp thu được bài trong các giờ học. - Việc thực hiện nghiêm túc việc soạn bài , lập kế hoạch bài giảng đã giúp giáo viên không bị va vấp khi lên lớp giúp học sinh nghe giảng tốt hơn, và có hứng thú hơn trong học tập. - Mọi yêu cầu của giáo viên đưa ra phải đúng phù hợp với nhận thức của học sinh, lời nói của giáo viên phải rõ ràng chính xác không được nói ngọng. Nếu học sinh đọc sai, ngọng giáo viên phải kiên trì bằng mọi cách để giúp học sinh sửa chữa. I.2. Mục đích nghiên cứu. - Nghiên cứu đề tài “rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 “ với mục đích nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giaó viên - học sinh trong giờ tập đọc. học sinh hiểu được cái sai, cái đúng trong khi đọc từ đó sẽ phát huy được những mặt mạnh của chính bản thân mình. Mặt khác giáo viên sẽ có nhiều kinh nghiệm trong quá trình rèn đọc cho học sinh. I.3. Thời gian - Địa điểm. I.3.1 Thời gian: - Đề tài được nghiên cứu trong năm học 2007 - 2008 I.3.2 Địa điểm. - Giúp cho việc nghiên cứu thuận lợi tôi đã chọn luôn trường mà tôi đang công tác (Trường Tiểu học Thị trấn ) làm địa bàn nghiên cứu. I.3.3 Phạm vi đề tài. I.3.3.1. - Đề tài này cho phép các nhà khoa học nghiên cứu trên nhiều phương diện, ở nhiều góc độ khác nhau, tiếp cận trong phạm vi lớn như ở những điạ phương có đặc thù khác nhau. Nhưng do hạn chế về thời gian, năng lực, qua tham khảo nghiên cứu tài liệu và học tập của đồng nghiệp tôi đã tập trung nghiên cứu vấn đề “ phương pháp rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1” để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của các giờ tập đọc tại Trường Tiểu Học Thị Trấn từ đó đề ra những biện pháp và hướng giải quyết, cải tiến giờ dạy sao cho đạt kết quả cao nhất. 3 HOÀNG THỊ GIANG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC I.3.3.2 - Giới hạn về địa bàn nghiên cứu. - Đề tài được nghiên cứu thực nghiệm tại lớp 1E Trường Tiểu Học Thị Trấn I.3.3.3 - Giới hạn về khách thể khảo sát. - Để tiến hành khảo sát đúng chất lượng thực tế tôi lấy 23 em học sinh trong lớp để thử nghiệm. I.4. - Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra - Phương pháp trao đổi - Dạy thực nghiệm I.5. - Đóng góp mới về mặt lý luận về mặt thực tiễn. - Để nghiên cứu đề tài tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của lớp tôi để thấy được các sai trong quá trình đọc, từ đó tôi tham khảo thêm tài liệu về cách rèn đọc có hiệu quả nhất để áp dụng và thử nghiệm đối với học sinh. II.1.1 Cơ sở lý luận: - Tập đọc là phân môn chủ yếu rèn cho học sinh kỹ năng đọc từ mức độ nhận biết để đọc đúng, rõ ràng đến mức độ cao hơn là đọc lưu loát, biết ngắt nghỉ lên - xuống giọng và thể hiện thái độ tình cảm qua bài tập đọc. Có nghĩa là thông qua việc rèn đọc cho học sinh hiểu được nội dung của bài. + Phương pháp rèn đọc giáo viên phải có phương pháp rèn đọc đúng, có các hình thức rèn đọc cũng như tinh thần trách nhiệm đối với nghề, trên cơ sở giúp học sinh nhận thức được việc rèn đọc trong trường tiểu học. từ đó áp dụng các phương pháp rèn đọc linh hoạt sẽ thu được kết quả khả quan. - Rèn đọc: - là giáo viên giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của việc rèn đọc trong cuộc sống, trong học tập thì các em mới ý thức tự rèn luyện và thực hiện tốt các yêu cầu đã đề ra. cụ thể học sinh phải hiểu được đọc đúng là yêu cầu tối thiểu cần đạt tới tất cả các em, bởi có đọc đúng sẽ giúp các em hiểu được nội dung bài tập đọc, mà mỗi bài tập đọc phải phản ánh một số khía cạnh khác nhau của cuộc sống, 4 HOÀNG THỊ GIANG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC qua đó các em mở rộng hiểu biết về thiên nhiên, đất nước con người, từ đó giúp các em tiếp thu được vốn kinh nghiệm sản phẩm văn hoá của thế hệ trước và tiếp thu nhanh chóng kiến thức hiện đại, những thành tựu của xã hội đang phát triển. Ngoài ra việc rèn đọc còn với mục đích giáo dục bồi dưỡng và phát triển tư duy cho học sinh. *. Ý nghĩa của đề tài. - Qua việc nghiên cứu này giúp tôi nắm được phương pháp kỹ năng đọc cho học sinh, giúp các em đọc tốt, diễn cảm và yêu thích môn tập đọc, có biên pháp giảng dạy phù hợp với trình độ của học sinh đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. - Rèn đọc cho học sinh lớp 1 là giúp các em có kỹ năng đọc, giúp các em phát triển giọng đọc. Tạo cơ sở cho các em học tiếp ở lớp trên khi học sinh nhận biết được tầm quan trọng, tác dụng của việc rèn đọc đúng các em sẽ có ý thức tự rèn luyện để nâng cao khả năng, năng lực của chính bản thân. II.2. Chương II. - Tìm hiểu thực trạng vấn đề rèn đọc cho hoạ sinh lớp 1 trong giờ tập đọc II.2.1. Thực trạng. - Qua khảo sát điều tra tôi thấy trường tiểu học Thị Trấn có 5 lớp 1 cùng nằm trên một điểm trường, nhìn chung các em đều biết đọc nhưng cách đọc của các em dừng lại ở mức độ nhận đúng mặt chữ. Tôi tiến hành khảo sát 1 giờ tập đọc ở lớp tôi và thu được những kết quả như sau: Tổng số học sinh: 23 - Đọc ngọng: 4 em - Phát âm sai tiếng, từ, vần: 4 em - Đọc sai dấu: 5 em - Đọc đúng: 10 em 5 HOÀNG THỊ GIANG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC - Trong 10 em đọc đúng các em chỉ đạt ở mức độ tương đối còn cách ngắt nghỉ sau dấu chấm, dấu phẩy, cách đổi giọng trong lời hội thoại, nâng cao giọng sau dấu chấm hỏi nhìn chung chưa có. II.2.2. Đánh giá thực trạng. - Nguyên nhân chính dẫn đến những thực trạng trên là do học sinh lười học và đọc bài ở nhà nên đến lớp các em không thể đọc lưu loát được - Mặt khác do điều kiện học tập của các em còn khó khăn không được gia đình quan tâm, nhiều gia đình lo mưu sinh nhiều hơn là đến việc học hành của con cái. Qua trao đổi với một số phụ huynh tôi thấy có gia đình cũng đã quan tâm đến việc học nhưng khi dạy con đọc chỉ qua loa đại khái đọc được là được không cần đọc tốt và có kỹ năng đọc - Cũng có thể do phải học nhiều môn, phải đọc, viết nhiều nên các em cảm thấy chán II.3. Chương III. - Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 trong giờ tập đọc II.3.1. Một số biện pháp - Tôi đã vận dụng các biện pháp rèn đọc vào thực tế để khảo sát bằng cách sử dụng phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1E qua dạy một bài tập đọc. - Bài: Đầm Sen. * Khi đọc mẫu tôi đã đọc mẫu chuẩn, sau đó lưu ý cho học sinh cách đọc từng đoạn. + Đoạn 1: Đọc với giọng chậm rãi, nhấn giọng ở các từ miêu tả vể đẹp chung của đầm sen, của loài hoa sen. + Đoạn 2: Đọc nhấn giọng vào các từ. Xoè ra, phô đài sen và nhị vàng, thanh khiết, xanh thêm vv… để học sinh thấy được vẻ đẹp của hoa. + Đoạn 3: Đọc trầm xuống thể hiện kết quả tác dụng của loài hoa quen thuộc này. * Luyện đọc từ khó. 6 HOÀNG THỊ GIANG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC - Trước tiên tôi hỏi để học sinh tự phát hiện xem trong bài có những từ nào khó đọc, sau đó tôi gạch chân những từ đó và yêu cầu học sinh phân tích, đánh vần đọc trơn tiếng từ đó: ( xanh mát, cánh hoa, xoè ra, ngan ngát, thanh khiết ) - Tôi phân tích cho các em thấy được sự khác biệt giữa cách phát âm đúng với cách phát âm sai mà các em thường mắc. + Ví Dụ: Đọc đúng Cánh hoa Đọc sai Cắn hoa Thanh khiết Thăn khiết …………… - Sau đó gọi học sinh bất kỳ các từ đã gạch chân. …………… * Luyện đọc câu - Đoạn bài. - Hướng dẫn học sinh cách đọc câu ngắt nghỉ đúng dấu chấm dấu phẩy, ngắt nghỉ theo ngữ nghĩa của bài. - Qua phần luyện đọc được sự hướng dẫn tỉ mỉ như vậy tôi thấy học sinh có kĩ năng đọc và tiếp thu bài tốt, gây được sự hứng thú cho học sinh trong phân môn tập đọc. - Ngoài những biện pháp trên trong giờ dạy tôi còn sử dụng một số phương pháp sau: * Phương pháp trực quan: phương pháp này rất phù hợp với tư duy tâm lý lứa tuổi ở bậc tiểu học ở phương pháp này giáo viên sử dụng những đồ dùng trực quan như: tranh, ảnh, vật thực tế để phục vụ nội dung bài kết hợp đọc hiểu. + Các hình thức trực quan - giọng đọc mẫu của giáo viên - đây là hình thức trực quan sinh động và có hiệu quả có tác dụng làm mẫu cho học sinh luyện đọc. Đã là công tác làm mẫu thì phải đủ điều kiện chuẩn xác kỹ thuật cao. Vì thế muốn rèn đọc cho học sinh thì bản thân tôi luôn có sự chuẩn bị chu đáo, rèn luyện giọng đọc mẫu phù hợp với nội dung của từng bài tập đọc. Đặc biệt với học sinh lớp 1 thường hay bắt chước, thường làm theo thầy cô giáo, do vậy người thầy phải có phong cách giọng nói thế nào thì học sinh ảnh hưởng thế đó. Chính vì thế giáo viên phải là tấm 7 HOÀNG THỊ GIANG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC gương sáng đi đôi giữa lời nói và việc làm để học sinh noi theo. Trong giờ tập đọc người giáo viên phải đảm bảo việc đọc mẫu cho mình thật chu đáo, thật diễn cảm, nét mặt, nụ cười, điệu bộ. + Ví dụ khi dạy bài “ Trường em “ tôi phải đọc bài với giọng tình cảm thiết tha thể hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi trường. - Giọng đọc chậm rãi, nhấn giọng ở một số từ thể hiện tình cảm: ngôi nhà thứ hai, hiền như mẹ, thân thiết như anh em. + Kết Luận: Qua giọng đọc mẫu của giáo viên. Học sinh biết được phần nào về cách phát âm, ngắt nghỉ hơi đối với câu dài, nhấn giọng. Vì thế học sinh cảm thụ được nội dung bài. + Luyện đọc từ khó: Trước tiên tôi chọn lọc những từ khó đọc để hướng dẫn học sinh phát âm tôi phân tích cho các em thấy được sự khác biệt giữa cách phát âm đúng với cách phát âm. Sai mà các em thường mắc. + Ví dụ các tiếng có phụ âm đễ lẫn: l - n, tr - ch, s - x, d - r - gi vv…hướng dẫn tỉ mỉ cụ thể rõ ràng có thể sử dụng trực quan để học sinh thấy: Môi, răng , lưỡi, bộ máy phát âm, khi phát âm nó như thế nào? + Ví dụ: cho học sinh khá giỏi đọc hoặc vần khó. Giáo viên có thể đọc mẫu học sinh nghe, quan sát và luyện phát âm. - Ngoài hình thức trên tôi còn ghi những từ khó đọc lên bảng lớp bằng phấn màu, gạch chân những chữ cái vào vần khó đọc hoặc đễ lẫn để học sinh trực tiếp được nhìn bằng mắt, được tập phát âm bằng miệng, được nghe bằng tai hoặc có thể được viết bằng tay từ đó các em nhớ lâu và đọc đúng. + Ví dụ: khi dạy bài “cái Bống”. Tôi hỏi học sinh xem trong bài có những từ nào khó đọc, tôi dùng phấn màu gạch chân từng từ cần luyện đọc trên bảng ghi sẵn: Bống Bang, khéo sảy, khéo sàng, mưa ròng. + Giáo viên gọi học sinh phân tích tiếng khó. + Giáo viên lưu ý cách phát âm các tiếng khó có phụ âm đầu khó đọc. + Giáo viên gọi học sinh bất kỳ đọc từ + Giáo viên gọi học sinh khá giỏi đọc, giáo viên có thể đọc mẫu. 8 HOÀNG THỊ GIANG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC Trong quá trình luyện đọc từ khó, giáo vien cần phải lưu ý cách đọc từ của học sinh. đó là đọc dứt khoát, liền mạch ở từng từ. Kết luận: Qua rèn đọc như vậy học sinh đọc tốt lên rất nhiều kết quả việc rèn đọc của học sinh đánh dấu một bước tiến triển khá tốt khi áp dụng vào giờ dạy tập đọc. + Luyện đọc câu, đoạn, bài. - Kết hợp với rèn phát âm đúng tiếng, từ có phụ âm đầu vần, dấu thanh, tôi đã rèn cho học sinh kĩ năng đọc đúng câu đoạn bài. Cụ thể rèn cho học sinh biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy và ngắt nghỉ theo ngữ nghĩa của văn bản, rèn cho học sinh cách đọc rõ ràng lưu loát tránh đọc ê, a ngắc ngứ kéo dài giọng. - Bên cạnh đó trong quá trình rèn đọc câu đoạn bài, toi còn lưu ý cho học sinh biêt ngữ điệu đọc hợp lý- tức là giúp cho học sinh cần năm được các bộ phận của ngữ điệu như : tiết tấu, nhịp điệu, cường độ, cao độ, sắc thái biểu cảm vv… mà có sự điều chỉnh giọng đọc cho phù hợp với từng bài. Có bài giọng đọc nhanh dồn dập như “kể cho bé nghe “ - tuần 30. Nhưng có bài đọc với giọng chậm rãi nhẹ nhàng như “tặng cháu” tuần 23 - sách tiếng việt lớp 1 tập 2. - Sự thay đổi ngữ điệu phù hợp sẽ làm cho bài đọc sinh động, ấn tượng, thu hút người nghe. -Trong quá trình hướng dẫn luyện đọc câu đoạn bài tôi cũng chú ý cho học sinh về tốc độ và âm lượng khi đọc. đối với học sinh lớp 1 nói riêng, học sinh đã biết thì đọc rất nhanh, đọc to hơn mức độ bình thường dẫn đến chưa đảm bảo yêu cầu trong luyện đọc đúng, các em đọc luyến thoắng, hét lên khi dọc vv… Song cũng có em đọc lí nhí không thành lời không rõ ràng, chưa đạt. Vì thế trong quá trình hướng dẫn học sinh luyện đọc, tôi có quy định tương đối về tốc độ và âm lượng của bài tập đọc để học sinh đọc đúng. * Kết luận : Việc đọc mẫu cũng như việc hướng dẫn cho học sinh đọc ở trên giúp cho học sinh kỹ năng đọc và tiếp thu bài tốt, gây hứng thú cho học sinh trong phân môn tập đọc. * Phương pháp đàm thoại 9 HOÀNG THỊ GIANG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC - Giúp cho học sinh hiểu bài dựa trên việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị kỹ lưỡng ở nhà. - Đặc thù của phương pháp đạm thoại khi áp dụng dạy cho trể rất phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ. Các em thích được tham gia hoạt động. Phương pháp đàm thoại được thực hiện trên cơ sở trao đổi câu hỏi phục vụ nội dung bài. - Trước khi tiến hành bài mới - Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi về nội dung bài cần tìm để học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Giáo viên có thể nêu câu hỏi dẫn dắt gợi mở học sinh tìm tòi, khám phá chiếm lĩnh kiến thức, ngược lại học sinh có thể nêu câu hỏi thắc mác để thầy cô giáo hướng dẫn và giải đáp. Có như vậy học sinh sẽ hiểu bài nhanh. Phần tìm hiểu nội dung không lạm vào phần luyện đọc hơn. Mặt khác giáo viên cũng dùng phương pháp này để nêu vấn đề để hướng dẫn luyện đọc, những câu hỏi cần phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, phụ hợp với từng bài đọc. + Vi dụ: Cụ thể đặt câu hỏi như sau: - Hỏi: Trong bài tập đọc hôm nay có từ nào khó đọc; hỏi: Khi đọc từ mưa ròng em cần phải lưu ý tiếng nào. * Kết luận: Sử dụng phương pháp đàm thoại trong việc rèn đọc hiểu cho học sinh là cần thiết và thiết thực . Đọc hiểu ở đây có thể là từ khoá, từ trung tâm, câu, đoạn, bài. Việc sử dụng phương pháp này theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học là để gợi mở dẫn dắt giúp học sinh thông qua đọc để hiểu và chiếm lĩnh kiến thức,tuy nhiên đây không phải là phương pháp độc tôn. Mà nó được sử dụng đan xen hài hoà, khéo léo trong giờ tập đọc tạo cho học sinh phát triển giao tiếp, mặt khác giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh để giáo viên điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học của mình phù hợp với đối tượng học sinh. * Phương pháp luyện tập Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng thường xuyên khi dạy phân môn tập đọc- với phương pháp này, tôi đã vận dụng linh hoạt vào giờ đọc cụ thể dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được thực hành , được tự rèn luyện kỹ năng kỹ 10 HOÀNG THỊ GIANG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC xảo đã học. Tôi luốn hướng dẫn học sinh luyện tập và có ý thức kiểm tra ngay kết quả luyện tập tại lớp rồi nhận xét cho điểm. - Đối với lớp 1 tôi luôn chú trọng phương pháp luyện tập vào luyện đọc đúng cho các em. - Đọc đúng ở học sinh là cách đọc thành tiếng, mức độ trôi chảy rành mạch lưu loát. + Rèn cho các em phát âm đúng chính xác bài đọc. + Ngắt nghỉ đúng dấu câu, đọc dứt khoát. + Bước đầu biết đọc lên giọng xuống giọng và biêt phân biệt cách đọc bài văn xuôi với bài văn thơ. + Ví dụ: Tôi đã vận dụng phương pháp luyện tập để dạy cho học sinh lớp mình trong giờ tập đọc như sau: + Sau phần luyện đọc từ là luyện đọc câu, đoạn bài. Tôi đã cũng sử dụng phương pháp này với nhiều hình thức (cá nhân nối tiếp, đồng thanh, bàn lớp, thi đua.) + Ngoài ra tôi sử dụng phương pháp luyện tập với hình thức luyện tập ở nhà như sau: - Theo chương trình sách giáo khoa một tuần có ba bài tập đọc tôi giao bài luyện đọc với từng đối tượng học sinh. - Học sinh yếu luyện đọc một số từ khó, một đoạn. - Học sinh trung bình đọc đoạn, toàn bài. - Học sinh khá giỏi: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. -Để đạt được mục đích trên tôi hướng dẫn học sinh trên lớp thật tỉ mỉ, cụ thể để học sinh về luyện đọc. Yêu cầu kiểm tra kết quả luyện đọc ở nhà của học sinh theo cặp, nhóm, lớp trong thời gian 15 phút truy bài, Giáo viên theo dõi, trực tiếp kiểm tra, chấm thi đua theo tổ, động viên khen thưởng những học sinh tiến bộ, đồng thời nhắc nhở những em làm bài chưa tốt. Rồi hướng dẫn các em tự giác luyện đọc. Bên cạnh đó giáo viên kết hợp cùng phụ huynh học sinh kèm cặp giúp đỡ học sinh luyện đọc ở nhà. - Phương pháp rèn đọc trong mọi giờ và các phân môn. 11 HOÀNG THỊ GIANG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC - Phương pháp rèn đọc cho học sinh thường xuyên liên tục bởi khả năng nhận thức và ghi nhớ của học sinh còn chậm, học sinh hay quên.Nếu chỉ rèn đọc trong giờ tập đọc thì chất lượng không cao, vì vậy người giáo viên cần lưu ý rèn đọc cho học sinh ở các phân môn như kể chuyện, đạo đức, tự nhiên xã hội v.v …. + Ví Dụ: Khi dạy xong bài đạo đức( Lễ Phép Với Anh Chị nhường nhịn em nhỏ) học sinh luyện đọc ghi nhớ. “Anh Em trên kính đưới nhường là nhà có phúc mọi đường yên vui” - Qua đó học sinh đã thực hiện việc rèn đọc ở phân môn khác. II.3.2.Kết quả thực nghiệm. - Để khảo nghiệm tính khả thi của đề tài tôi tiến hành dạy thực nghiệm: Bài: Mưu Chú Sẻ - Với đối tượng 2 lớp: 1D, 1E: Trường Tiểu Học Thị Trấn. - Sĩ số của 2 lớp như nhau: 23 học sinh. - Lực học của hai lớp ngang nhau. + Cách tiến hành. - Cùng một bài tập đọc tôi dạy đối tượng 2 lớp với phương pháp rèn đọc khác nhau. - Lớp 1D tôi dạy bình thường không áp dụng phương pháp rèn đọc mà tôi nghiên cứu. - Kết quả thu được như sau: Tổng số học Đọc ngọng Phát âm sai tiếng Đọc sai dấu Đọc đúng sinh từ, vần 23 4 4 3 12 - Qua khảo sát tôi thấy chỉ có 60% số học sinh trong lớp đọc bài lưu loát có kĩ năng đọc đúng, số còn lại đọc chưa tốt một phần như đọc sai tiếng, một số ít đọc ngọng âm đầu vần, một số em còn lẫn phụ âm này với phụ âm khác, một số đọc chưa chuẩn chưa hay. - Sau đó tôi lại tiến hành dạy lớp 1E và tôi đã vận dụng phương pháp rèn đọc để thử nghiệm. 12 HOÀNG THỊ GIANG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC - Trình tự các bước như sau: Bài: Mưu chú sẻ ( tiết 1 + 2 ) A. Mục Tiêu: -Học sinh đọc trơn cả bài, đọc từ khó, luyện đọc câu, ngắt nghỉ hợp lý, đọc đúng vai của từng nhân vật. -Ôn các vần uôn, uông, tìm được tiếng, nói được câu chứa có vần uôn uông. - Hiểu nghĩa: chộp, lễ phép, hoảng, nén sợ. - Hiểu nội dung bài: Sự thông minh nhanh chí của chú sẻ đã giúp chú tự cứu được mình thoát nạn. B. Đồ dùng dạy học - tranh, các thẻ từ : C. Các hoạt động dạy học. 1, ổn định tổ chức: - Kiểm tra bài cũ 1. Đọc: - Giáo viên gọi 2 học sinh đọc thuộc bài thơ “ai dậy sớm”. - hỏi khi dậy sớm bước ra đồng em thấy gì? - Giáo viên nhận xét ghi điểm - Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị và học bài ở nhà của học sinh II Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài – ghi bảng 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc ấ) Giáo viên đọc mẫu bài - Hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ, b) Luyện đọc tiếng từ khó xoa mép tức giận. - Phân tích tiếng, từ khó. - Phát âm: âm- vần khó - Học sinh phát âm l- n- s -x - gi - Giáo viên chốt lại cách đọc từ khó. - Học sinh đọc nhẩm, đọc trơn. c) luyện đọc câu: - Đầu bài - đọc từng câu. - Yêu cầu học sinh đọc nhẩm từng câu . 13 HOÀNG THỊ GIANG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC - Học sinh đọc nối tiếp từng câu. - Thi đọc câu theo dãy bàn, tổ. - Học sinh thi đọc câu. - Giáo viên sửa phát âm rèn đọc. - Giáo viên chốt lại cách đọc khi gặp dấu phẩy, dấu chấm. d) Luyện đọc đoạn bài - Giáo viên chia bài thành 3 đoạn - Chia nhóm 3 học sinh đọc nối tiếp từng + Đoạn 1: 2 câu đầu đoạn. + Đoạn 2: Câu nói của sợ - Thi đọc giữa các nhóm + Đoạn 3: phần còn lại - Thi đọc cá nhân toàn bài (bàn, nhóm, --> Giáo viên sửa phát âm tổ) - Học sinh - giáo viên nhận xét ghi điểm. 3, Ôn vần uôn, uông - Tìm tiếng trong bài có vần uôn, uông. a, Gọi học sinh nêu yêu cầu bài ôn tập - Học sinh tìm tiếng, từ có vần uôn uông. trong sách giáo khoa.  Bài hôm nay chúng ta ôn các vần uôn uông. b) Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2- - Học sinh nêu nội dung tranh, đọc từ sách giáo khoa hỏi tranh vẽ gì mẫu dưới tranh. - Đọc câu mẫu làm bài tập ( 2 học sinh) - Học sinh thi tìm nhanh, tiếng từ chứa - Giáo viên nhận xét , sửa từ ngữ tuyên vần uôn , uông. dương - Học sinh nói câu mấu trong sách giáo khoa. c) Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 3. - Học sinh thi nói câu có tiếng chứa vần - Hướng dẫn học sinh quan sát tranh. uôn uông. hỏi nói câu chứa tiếng có vần + Uôn + Uông. - Giáo viên nhận xét đánh giá 14 HOÀNG THỊ GIANG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC  Giáo viên tổng kết nội dung, hệ thống kiến thức tiết, tuyên dương học sinh. .Tiết 2: Bài Mưu chú Sẻ A. Mục Tiêu: - Học sinh đọc trôi chảy, đóng vai từng nhân vật theo câu chuyện - Tìm hiểu nội dung câu chuyện, luyện nói theo chủ đề. B. Đồ Dùng: - Tranh, trang phục đóng tiểu phẩm. C. Các hoạt động dạy và học. 1, Tìm hiểu bài đọc, luyện nói. - 2 học sinh đọc trơn đoạn một. a) Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1-2 - Khi Sẻ bị Mèo chộp được Sẻ đã nói gì - Sao anh không rửa mặt. với Mèo? b) Yêu cầu học sinh đọc thàm đoạn cuối - Học sinh đọc trơn đoạn cuối. Hỏi: Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống - Sẻ vụt bay đi. đất? c) Yêu cầu học sinhđọc thầm yêu cầu 3. - Hỏi: Xếp các chữ thành câu nói đúng - Hỏi: Sẻ là con vật như thế nào.? về chú sẻ trong bài. - Hỏi: Tại sao không ghép với thẻ từ - Học sinh đọc thẻ từ, câu mẫu. ngốc nghếch.? - 2 - 3 học sinh lên bảng thi xếp đúng xếp nhanh. - Học sinh đọc bài trên bảng lớp. - Học sinh- giáo viên nhận xét chốt nội - Sẻ đã dùng mưu đánh lừa Mèo và thoát dung. chết. - Học sinh đọc cá nhân. 2, Luyện đọc: - Học sinh thi đọc giữa các bàn , tổ dãy. - Giáo viên đọc diễn cảm bài văn. a). Hướng dẫn giọng đọc phù hợp. + Người dẫn chuyện. 15 HOÀNG THỊ GIANG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC + Chim sẻ. - Giáo viên nhận xét sửa phát âm rèn đọc ghi điểm. b). Đọc phân vai. - Thi đọc phân vai theo nhóm 3 học sinh. - Giáo viên chia 2 cặp học sinh vào vai. - Giáo viên nhận xét và phân đội thắng. c). Kể chuyện. - Hai học sinh kể lại theo chuyện. - Học sinh nhẩm câu chuyện. - Hướng dẫn học sinh kể bằng lời, diễn cảm, tình cảm, lưu ý giọng điệu cử chỉ. d). Đóng tiểu phẩm. - Học sinh các nhóm thi đóng tiểu phẩm - Giáo viên cử học sinh vào vai. ( 2 nhóm) + Người dẫn chuyện - Học sinh dưới lớp nhận xét các nhóm. + Chú mèo. + Chú sẻ. + Giáo viên nhận xét tuyên dương D) Củng cố dặn dò - Giáo viên gọi học sinh đọc diễn cảm bài văn - Hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà. - Chuẩn bị bài, tuần 26 + Kết quả dạy thực nghiệm. - Qua quá trình áp dụng đề tài vào dạy thực nghiêm tôi đã thu được kết quả như sau Tổng số học Đọc ngọng phát âm sai phát âm đúng Đọc lưu loát sinh chính tả 23 2 1 14 6 - Thông qua khảo sát chất lượng cho thấy học sinh có ý thức yêu thích bộ môn, khả năng đọc của các em lớp tôi đã tiến bộ và vững vàng để tiếp tục học ở lớp 2. II.3.3.Bài học kinh nghiệm 16 HOÀNG THỊ GIANG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC - Với những thực tế phương pháp giảng dạy của giáo viên, học của học sinh, bản thân giáo viên luôn phải suy nghĩ và cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp để gây hứng thú học tập cho học sinh thì mới đạt kết quả cao. III - PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ - Qua thời gian nghiên cứu đề tài, tìm hiểu thực tế giảng dạy của bản thân cũng như của đồng nghiệp tôi nhận thấy. - Việc rèn đọc cho học sinh lớp một ở phân môn tập đọc vô cùng cần thiết- bởi lẽ ở chương trình tiếng việt lớp 1 mảng tập đọc cần thiết phải luyện đọc- Nó vừa mang tính chất làm quen vừa mang tính trang bị kiến thức và kĩ năng đọc. Vì vậy yêu cầu giáo viên trong quá trình dạy cần phải nghiên cứu vận dụng những phương pháp rèn đọc đạt hiệu quả cao nhất, với việc thực hiện đề tài áp dụng trong năm học 2007 2008 đã đạt kết quả khả quan. - Với những chuyển biến và những điều đã đạt được tôi nhận thấy bản thân đã áp dụng được những đổi mới đó nhưng vẫn còn hạn chế về năng lực sư phạm. Song được sự chỉ bảo của Ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô ở phòng giáo dục. Tôi đã hoàn thành đề tài của mình. - Tôi rất mong được sự ghóp ý bổ xung để bản thân ngày càng hoàn thiện mình hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Tiên Yên ngày 15 tháng 4 năm 2008. Người viết. Hoàng Thị Giang 17 HOÀNG THỊ GIANG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC IV. Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo - Phụ Lục IV.1. Danh mục tài liệu tham khảo. Chủ Biên Tài Liệu - sách tiếng việt 1 (Tập 1+2) - Vở bài tập tiếng việt 1 (Tập 1+2) - Sách giáo viên tiếng việt 1 (Tập 1+2) - Giáo trình rèn kĩ năng sử dụng tiếng việt - Giáo trình phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học. - Quy trình dạy tập đọc lớp 1 - Đặng Thị Lanh - Đặng Thị Lanh - Đặng Thị Lanh - Bộ giáo dục và đào tạo - Bộ giáo dục và đào tạo - Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Tiên Yên. IV.2. Phụ Lục: Nội Dung Trang 18 HOÀNG THỊ GIANG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC I. Phần mở đầu. 1 I.1. Lý do chọn đề tài. 1 I.1.1. Cơ sở lý luận 1 I.1.2. Cơ sở thực tiễn. 2 I.2. Mục đích nghiên cứu. 3 I.3. Thời gian và địa điểm 3 I.3.1. Thời gian 3 I.3.2. Địa điểm 3 I.3.3. Phạm vi đề tài 3 I.3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu 3 I.3.3.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu 3 I.3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát 4 I.4. Phương pháp nghiên cứu 4 I.5. Đóng góp mới về mặt lý luận, về mặt thực tiễn 4 II.1.1. Cơ sở lý luận 4 II.2. Chương 2 5 II.2.1. Thực trạng 5 II.2.2. Đánh giá thực trạng 5 II.3. Chươnh III 6 II.3.1. Một số biện pháp 6 II.3.2. Kết quả tực tiễn 11 II.3.3. Bài học kinh nghiệm 16 III. Kết Luận - Kiến Nghị 16 V.Nhận xét của Hội đồng khoa học cấp trường Phong Giaó dục và Đào tạo V.1. Nhận xét của Hội đồng khoa học Trường tiểu học thị trấn 19 HOÀNG THỊ GIANG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... VI. Nhận xét của Hội dồng khoa học Phòng Giaó dục và Đào tạo huyện Tiên Yên ..................................................................................................................................... 20 HOÀNG THỊ GIANG
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan