Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn tập đọc cho học sinh l...

Tài liệu Skkn một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 51 trường tiểu học võ thị sáu

.DOC
11
1843
86

Mô tả:

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu - Giáo viên: Lê Thị Tâm 1 Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu - Giáo viên: Lê Thị Tâm I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Lê Thị Tâm 2. Ngày tháng năm sinh: 2/5/1972 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp 8 - xã Xuân Tây - huyện Cẩm Mỹ - tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613713227 / ĐTDĐ: 0197843066 6. Fax: E-mail: 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường tiểu học Võ Thị Sáu - Cẩm Mỹ - Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học - Năm nhận bằng: 2008 - Chuyên ngành đào tạo: Tiểu học III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giáo viên chủ nhiệm Số năm có kinh nghiệm: 17 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Rèn học sinh học tốt dạng Toán có lời văn + Rèn học sinh đọc diễn cảm bài thơ trong phân môn tập đọc + Giúp học sinh học tập tích cực trong giờ học địa lí + Một số biện pháp giảm độ khó cho học sinh phân môn tập làm văn lớp 5 Kiểu bài tả cảnh 2 Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu - Giáo viên: Lê Thị Tâm MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 51 TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU CẨM MỸ - ĐỒNG NAI I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong môn Tiếng Việt, phân môn Tập đọc là một phân môn quan trọng, thông qua phân môn này sẽ giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng đọc. Trong đó, kĩ năng đọc hiểu được xác định là cái đích mà việc đọc của học sinh cần hướng tới, đồng thời nó còn là bước đệm để giúp cho học sinh đạt được yêu cầu cao nhất của việc đọc - đọc diễn cảm vì học sinh có hiểu nội dung bài văn, bài thơ thì mới có cách đọc đúng, đọc hay còn không thì chỉ là đọc “diễn” chứ không thể “cảm”. Trong các đề kiểm tra định kì của phân môn Tiếng Việt ( đọc ) thì phần đọc hiểu chiếm nửa số điểm ( 5 điểm ) càng thêm khẳng định tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh. Nhưng trên thực tế, chất lượng đọc hiểu vẫn chưa cao. Các em quá lệ thuộc vào bài Tập đọc, thường chỉ diễn nôm từng câu chữ khi trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài, thiếu tính sáng tạo, hoặc trình bày nguyên vẹn lại câu văn, câu thơ trong sách, chưa lựa chọn ra ý để trả lời, chưa cảm nhận được nội dung của văn bản, chưa vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Thời lượng dành cho việc dạy đọc đúng và luyện đọc diễn cảm thường chiếm đến gần cả tiết học. Điều này đồng nghĩa rằng việc hướng dẫn tìm hiểu bài giúp học sinh đọc hiểu chiếm thời lượng rất ít trong tiết Tập đọc hiện nay. Trong khi đó không ít giáo viên còn nói nhiều, giảng nhiều làm cho phần tìm hiểu bài biến thành tiết giảng văn. Hoặc giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời làm cho tiết học nhàm chán, không khắc sâu, không cô đọng được nội dung bài. Điều đó dẫn đến hiệu quả của giờ Tập đọc không cao. Vậy làm thế nào để các em hiểu một cách chân thực và sâu sắc bài Tập đọc, để những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em? Vận dụng phương pháp dạy học nào để khắc phục và nâng cao kĩ năng đọc hiểu phù hợp với đặc trưng môn học? Dạy với thời lượng bao lâu là phù hợp? Tập trung ở hoạt động nào trong mỗi tiết Tập đọc?... Đó là những băn khoăn, trăn trở của tôi trong mỗi giờ dạy Tập đọc. Với những lí do trên đây mà tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 51 trường Tiểu học Võ Thị Sáu huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai ” để nghiên cứu và thực hiện. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Đọc hiểu chính là đọc và nắm bắt thông tin. Hay nói cách khác là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Vì vậy, hiệu quả của đọc hiểu được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. Giáo sư - Tiến sĩ Lê Phương Nga đã viết: “Chỉ có thể xem là đứa trẻ biết đọc khi nó đọc mà hiểu điều mình đọc. Đọc là phải hiểu nghĩa của chữ viết. Nếu trẻ không hiểu những từ ta đưa cho chúng đọc, các em sẽ không hứng thú học tập và không có khả năng thành công”. Kĩ năng đọc hiểu của học sinh được dần dần hình thành và rèn luyện, phát triển trong suốt quá trình ở tiểu học. Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu là một yêu cầu cơ bản 3 Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu - Giáo viên: Lê Thị Tâm của dạy Tập đọc nói riêng và dạy Tiếng Việt nói chung, góp phần đảm bảo những yêu cầu đổi mới về môn Tiếng Việt trong mục tiêu giáo dục hiện nay. Song việc vận dụng các phương pháp đổi mới trong dạy phải phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh ở mỗi địa phương. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1. Nội dung Ngoài nhiệm vụ chính rèn đọc cho học sinh ra, phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ tích lũy kiến thức nhiều mặt đa dạng phong phú cho các em. Mỗi bài tập đọc là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực cuộc sống con người và vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước … theo các chủ điểm. Hơn thế nữa phân môn Tập đọc còn cung cấp, mở rộng giúp học sinh có thêm vốn từ ngữ khi làm bài Tập làm văn. Vấn đề ở đây là rèn kĩ năng đọc hiểu như thế nào để tránh biến giờ tập đọc thành giờ giảng văn hoặc thành một tiết học nhàm chán, khô khan không gây hứng thú cho học sinh. Tôi thưòng kết hợp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh trong cả quá trình dạy của tiết Tập đọc: đọc chú giải trong sách giáo khoa để giải nghĩa từ kết hợp với luyện đọc đoạn; trả lời câu hỏi, tìm hiểu từ khóa trong phần tìm hiểu bài và tổng hợp nêu nội dung toàn bài ở phần củng cố. Trên cơ sở đó, tôi đề ra 3 giải pháp giúp học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc như sau: - Rèn kĩ năng đọc thầm, đọc lướt để nắm ý chính hoặc lựa chọn thông tin. - Giúp học sinh hiểu từ ngữ của bài. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài. 2.2. Biện pháp cụ thể 2.2.1, Rèn kĩ năng đọc thầm, đọc lướt để nắm ý chính hoặc lựa chọn thông tin Đọc thầm, đọc lướt có ưu thế hơn đọc thành tiếng vì nhanh hơn, vì không phải chú ý đến việc phát âm mà chỉ tập trung hiểu nội dung điều mình đọc. Đọc thầm giúp học sinh dễ cảm nhận nội dung bài học. Vì vậy trong giờ Tập đọc không nên bỏ qua bước này. * Đọc lướt để nắm ý hoặc chọn ý: Tôi hướng dẫn học sinh lướt mắt trên dòng ghi tên bài, những dòng có tên người, tên công việc chính, đọc lướt toàn câu, toàn bài,... phát hiện ra từ ngữ nào được nhắc lại nhiều lầm trong đoạn văn, đoạn thơ. Hay tìm ra những hành động thể hiện rõ tính cách của nhân vật, ...Từ đó phần nào đoán được nội dung bài Tập đọc viết về cái gì. Ví dụ: - Đọc tên bài biết ngay được chủ đề: Luật tục xưa của người Ê-đê, Phân xử tài tình,... - Tên bài cho biết cách đánh giá, tình cảm của tác giả: Nếu trái đất thiếu trẻ con, Bầm ơi,... * Đọc thầm để tìm hiểu bài theo yêu cầu đề ra : Trong giờ Tập đọc tôi cho học sinh đọc thầm nhiều lần, tập từ đọc to đến đọc nhỏ, đến đọc mấp máy môi ( không thành tiếng ), đến đọc hoàn toàn bằng mắt, không mấp máy môi ( đọc thầm ). Đồng thời tôi giao nhiệm vụ cụ thể để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho học sinh: đọc câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi hay học thuộc lòng. Từng bước hình thành cho học sinh thói quen tập trung chú ý khi đọc thầm để thu nhận thông tin và cảm thụ văn bản nghệ thuật. Tiến hành theo các bước như sau: - Đọc thầm lần1: Sau khi giới thiệu bài xong, 1 học sinh khá, giỏi đọc toàn bài, đồng thời cả lớp đọc thầm theo bạn để bước đầu nắm được nội dung của bài. 4 Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu - Giáo viên: Lê Thị Tâm - Đọc thầm lần 2: Trong khi các bạn đọc nối tiếp đoạn, cả lớp cũng đọc thầm theo với mục đích luyện phát âm và hiểu thêm về các từ ngữ trong bài. - Đọc thầm lần 3: Khi giáo viên đọc cả bài trước khi tìm hiểu bài, cả lớp đọc thầm theo với mục đích: chuẩn cách đọc đúng tiếng, từ, ngắt câu dài. - Đọc thầm lần 4: Đọc thầm gắn với yêu cầu trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. Trước khi yêu cầu học sinh đọc thầm tôi đưa ra câu hỏi, giao nhiệm vụ cho các em đọc thầm và tìm yếu tố phù hợp với câu hỏi đó. ( Ví dụ: Tôi yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ 1 trong bài “Hành trình của bầy ong” để trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong ? ) Làm như vậy các em mới tập trung vào việc đọc thầm và tự giác đọc thầm không cần giáo viên nhắc nhở. Tôi kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách giới hạn thời gian đọc thầm cho từng đoạn, bài để tăng dần tốc độ đọc thầm cho học sinh. Yêu cầu học sinh báo cho giáo viên biết khi đã đọc xong ( Ví dụ: em nào đọc xong thì giơ tay ). Từ đó, tôi nắm được và điều chỉnh tốc độ đọc thầm cho cả lớp. Cách thực hiện biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của học sinh và tăng dần độ khó của nhiệm vụ. 2.2.2, Giúp học sinh hiểu từ ngữ của bài. Có thế nói việc tìm hiểu bài bắt đầu từ việc hiểu từ, rèn cho học sinh kĩ năng hiểu từ ngữ chính là đã giúp các em có khái niệm ban đầu về đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật, biết lựa chọn cách hiểu đúng nghĩa của từ được dùng trong một văn cảnh cụ thể của một bài văn, bài thơ. * Phân chia các loại từ ngữ cần tìm hiểu: Qua kinh nghiệm về giảng dạy phân môn Tập đọc, tôi thấy có thể chia những từ để giảng làm 2 loại: loại từ khó và loại từ khoá - Từ khó có thể là từ mới mà các em chưa gặp hay từ địa phương được tác giả đưa vào bài, là loại từ Hán Việt, ... Loại từ này thường có trong phần chú giải cho nên tôi kết hợp khi luyện đọc đoạn cho học sinh đọc phần chú giải để học sinh hiểu ngay được những từ này khi bắt đầu tiếp xúc với bài Tập đọc. - Từ khóa: đó là những từ làm toát lên chủ đề của bài tập đọc. Đây là những từ có “sức nặng”, tôi khai thác triệt để làm rõ nội dung bài học, thường thì tôi hay kết hợp giảng từ khóa trong quá trình tìm hiểu bài. * Làm rõ nghĩa của từ ngữ: Khi giảng nghĩa của từ tôi đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể, hướng vào chủ đề bài học, không giảng quá rộng, quá sâu. Tôi sử dụng nhiều biện pháp giải nghĩa khác nhau, lựa chọn biện pháp giải nghĩa cho phù hợp với từng từ, phù hợp với vai trò của từ trong bài Tập đọc như: - Đọc phần giải nghĩa (chú giải) trong sách giáo khoa: Được thực hiện khi học sinh đọc nối tiếp đoạn tôi kết hợp đặt câu hỏi gợi ý để các em hiểu những từ được chú thích trong bài. Ví dụ: Bài “Kì diệu rừng xanh” Khi đọc đoạn 1 có từ mới, tôi đặt câu hỏi: Qua đoạn vừa đọc em hiểu: lúp xúp là gì ? Học sinh sẽ nhìn vào sách để trả lời: Lúp xúp có nghĩa là ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau. - Cũng có khi các từ khó lại không được giải thích ở phần chú giải thì tôi đặt vấn đề: “Em hãy chỉ ra những từ mà em chưa hiểu nghĩa”. Về phương diện này, tôi phải chuẩn bị sẵn sàng để giải đáp cho học sinh bất cứ từ nào trong bài mà học sinh đưa ra. 5 Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu - Giáo viên: Lê Thị Tâm - Tôi còn dùng lời nói, động tác hoặc cử chỉ để miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ cần được giải nghĩa. - Hay sử dụng đồ dùng dạy học, trực quan như: hiện vật, mô hình, tranh vẽ, vật thật để giải nghĩa từ. Ví dụ: Dùng áo cũ đã bạc màu để giảng nghĩa từ sờn bạc. Dùng chỉ màu để giảng từ sặc sỡ - Đặt câu với từ cần giải nghĩa. Tìm từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa với từ cần giải nghĩa. - Chuyển việc giải nghĩa từ bằng câu hỏi trắc nghiệm để biến cái khó thành cái dễ, có tính gợi mở cho học sinh. Ví dụ: Bài thơ: Hạt gạo làng ta ( TV5-tập1-tr.139 ) Câu hỏi 4 trong SGK là: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng” ? Được chuyển thành câu hỏi dạng trắc nghiệm là : Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng” ? Chọn câu trả lời đúng. a) Vì hạt gạo là từ hạt lúa chín có màu vàng. b) Vì hạt gạo rất quý nuôi sống con người. c) Vì hạt gạo rất quý, góp phần vào chiến thắng của dân tộc, được làm nên nhờ đất, nhờ nước, nhờ mồ hôi công sức của cha mẹ, các bạn thiếu nhi. Học sinh dựa vào những điều tác giả muốn nói trong từng khổ thơ sẽ dễ dàng tìm câu trả lời đúng là c). Từ đó học sinh sẽ hiểu hạt gạo trong bài thơ chính là “ hạt vàng”. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa từ ngữ trong bài Tập đọc tôi luôn chú ý: - Đối với từ nhiều nghĩa, việc giải nghĩa cần có giới hạn ở nghĩa cụ thể trong bài tập đọc, không mở rộng ra nhiều nghĩa xa lạ. - Đối với những từ được dùng theo nghĩa lâm thời, ví dụ như từ: “cổng trời” trong bài: Trước cổng trời tôi cho học sinh miêu tả cái “cổng trời trên mặt đất” theo trí tưởng tượng của các em. - Không giải nghĩa quá nhiều từ hoặc giải nghĩa từ ngữ một cách quá cầu kì, gây lãng phí thời gian làm cho giờ học nặng nề. - Những từ ngữ còn lại, nếu học nào chưa hiểu, tôi giải thích riêng cho học sinh đó hoặc tạo điều kiện để các bạn khác giải thích giúp, không nhất thiết phải đưa ra giải thích chung cho cả lớp. * Làm rõ cái hay của việc dùng từ ngữ: Biện pháp này chỉ sử dụng khi hướng dẫn tìm hiểu các bài Tập đọc mang tính nghệ thuật. Làm rõ cái hay của việc dùng từ ngữ, tức là dạy học sinh cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều tế nhị sâu sắc, đẹp đẽ của từ ngữ. Tôi hướng dẫn cho học sinh tìm các từ ngữ có tín hiệu nghệ thuật. Đó là những từ giàu màu sắc biểu cảm như các từ láy, từ gợi tả, gợi cảm, từ chỉ mùi vị, màu sắc, từ chỉ hình ảnh, các từ nhiều nghĩa, những từ mang nghĩa chuyển, từ được lặp lại nhiều lần, ... giúp học sinh biết được những từ đó nhằm nhấn mạnh ý gì cho câu văn, câu thơ bằng câu hỏi: “Em hãy cho biết tác giả đã chọn lọc những từ ngữ nào khi miêu tả (sự vật, sự việc) trong đoạn văn, đoạn thơ? Cách dùng các từ này có gì đặc biệt ?” Ví dụ: Bài: Mùa thảo quả ( TV5-Tập2-tr.113 ) Tôi đặt câu hỏi: Từ nào được lặp lại nhiều lần ở đoạn đầu ? cách dùng các từ đó có gì đáng chú ý ? Học sinh đọc thầm đoạn 1 và dễ dàng phát hiện ra các từ: “ hương, thơm ” được lặp đi lặp lại, từ đó thấy được tác dụng của 2 từ là nhấn mạnh mùi hương đặc biệt 6 Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu - Giáo viên: Lê Thị Tâm của thảo quả. Bên cạnh đó, các biện pháp tu từ ở tiểu học tôi cũng tập trung khai thác là: so sánh, điệp từ, nhân hoá…. Vì nếu khai thác tốt các biện pháp tu từ này thì giúp ích rất nhiều trong việc hướng dẫn học sinh cảm thụ bài văn Ví dụ: Bài: Về ngôi nhà đang xây ( TV5-tập1-tr.148 )Tôi giúp học sinh nhận ra tác giả đã dùng những biện pháp nhân hóa để làm cho ngôi nhà được miêu tả gần gũi, sống động thông qua các từ : “ tựa, thở ra, ngủ quên, nhú lên ” 2.2.3, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài. Thực tế cho thấy, chỉ sau khi học sinh hiểu được bài, thâm nhập vào nội dung của bài thì lúc đó các em mới có thể truyền tải tới người nghe những ý nghĩ, tình cảm của tác giả, tức là lúc đó các em mới đọc diễn cảm được. * Giúp học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài Hệ thống câu hỏi khai thác nội dung bài Tập đọc lớp 5 vẫn còn một số câu có ý dài và khó đối với học sinh. Hình thức chưa phong phú, thường chỉ ở dạng câu hỏi tự luận nên để giúp học sinh thông qua các câu trả lời sẽ hiểu thêm nội dung bài đọc tôi hay sử dụng các biện pháp sau: - Nêu rõ câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm ( đoạn, bài ) và trình bày lại yêu cầu của câu hỏi đó, cũng có khi kết hợp cho 1 học sinh đọc thành tiếng, những em khác đọc thầm, sau đó trao đổi về câu hỏi do tôi đưa ra. - Tôi giải thích thêm cho rõ yêu cầu của câu hỏi hay thực hiện làm mẫu một phần của câu hỏi để cả lớp nắm được yêu cầu của câu hỏi đó. - Tách những câu hỏi mang tính chất khái quát thành câu hỏi nhỏ hoặc gợi dẫn bằng câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi hay thực hiện bài tập trong sách được dễ dàng nhưng không đặt thêm những câu hỏi khai thác nội dung vượt quá yêu cầu bài học và không phù hợp với trình độ học sinh của lớp tôi. Ví dụ: Câu hỏi 1 trong bài: Trồng rừng ngập mặn ( TV5-tập1-tr.128) tách thành 2 ý nhỏ để học sinh dễ trả lời. + Nêu nguyên nhân của việc phá rừng ngập mặn ? + Nêu hậu quả của việc phá rừng ngập mặn? - Chuyển các câu hỏi thành bài tập trắc nghiệm, nội dung thảo luận, thành các trò chơi để học sinh chủ động tiếp thu kiến thức. Ví dụ: Bài: Tác phẩm của Si - le và tên phát xít ( TV5- tập1-tr.58 ) Câu hỏi 4 trong sách giáo khoa: “ Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì ? ” Được chuyển thành câu hỏi dạng trắc nghiệm là: Lời đáp của ông cụ “ Si - le đã dành cho các ngài vở Những tên cướp !” có ngụ ý gì ? a. Si le xem ngài là kẻ cướp. b. Các ngài là người xấu xa. c. Các ngài không xứng đáng để Si - le viết. d. Cả a, b, c đúng Học sinh sẽ dễ dàng hiểu và trả lời ( d ) là đáp án đúng * Hướng dẫn học sinh tìm ra được ý của đoạn, nội dung của bài Phân môn Tập đọc lớp 5 còn giúp học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ở mức cao hơn, cụ thể là: Nắm được dàn ý của bài; biết tóm tắt đoạn, bài; hiểu được nội dung ý nghĩa của bài Tập đọc. - Xác định ý chính của đoạn: Đối với một đoạn, tôi luyện cho học sinh thao tác:  Gọi tên người, vật, tên sự việc được nêu trong đoạn. 7 Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu - Giáo viên: Lê Thị Tâm  Đặt câu hỏi để làm rõ người, vật hoặc sự vật đó được trình bày như thế nào? Sự trình bày đó nhằm mục đích gì ?  Tóm tắt đoạn thành một hoặc một vài câu, hoặc có thể đặt tên cho đoạn.  Tổng hợp ý kiến và chốt ý đoạn để khắc sâu kiến thức cho học sinh - Xác định nội dung chính của bài đọc:  Tôi đặt câu hỏi để định hướng cho học sinh: bài Tập đọc nói về cái gì ? Về việc gì? Về ai ? Sau đó hướng dẫn các em sử dụng các từ ngữ phát biểu cho phù hợp:“ Bài này nói về tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, lòng yêu thương,... ” Hay: “ Bài này kể về chuyện...., Kể về việc....” Thật kiên trì luyện tập cho các em nêu được nội dung của bài bằng lời văn của mình.  Thường thì bài Tập đọc nào cũng có tranh, ảnh minh họa, nhiều khi giáo viên chỉ dùng để giới thiệu bài rồi không sử dụng đến nữa nhưng tôi lại nghĩ tranh giúp các em hiểu thêm một số chi tiết, tình huống và nhân vật trong bài sinh động hơn, gây sự chú ý và để lại ấn tượng sâu đậm trong trí nhớ của các em nên tôi chỉ vào tranh để chú thích cho lời nói và kết hợp đặt câu hỏi khai thác tranh từ đó rút ra được nội dung của bài đọc.  Tôi còn sử dụng Sơ đồ tư duy để giảng rút ý của từng đoạn sau đó tổng hợp lại thành nội dung chung cho toàn bài. Tôi thấy cách này rất hay, học sinh dễ trình bày được các ý chính, nội dung bài theo lời của mình mà lại nhớ bài rất lâu. * Rèn kĩ năng trình bày: - Trong quá trình tìm hiểu bài, tôi luôn rèn luyện cho học sinh cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn ngắn gọn, rõ ràng bằng ngôn ngữ của mình, không trình bày nguyên vẹn lại câu văn, câu thơ trong sách. Việc làm này sẽ tích cực hóa được hoạt động của học sinh khi đọc hiểu văn bản, phát triển ở các em năng lực sáng tạo. Tôi sử dụng các câu hỏi: Em hiểu điều đó như thế nào? Em cảm nhận được điều gì ?... - Bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhau: làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm..., tôi tạo điều kiện cho các em luyện tập một cách tích cực: trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến, thực hiện nhiệm vụ ( yêu cầu ) của bài tập, sau đó báo cáo kết quả để nhận xét, bổ sung. Hoặc chỉ định 1-2 em điều khiển lớp trao đổi về bài đọc dựa theo các câu hỏi trong sách giáo khoa. Học sinh điều khiển lớp có thể bổ sung câu hỏi như: “ Bạn cho mình biết ….”. Tôi chỉ nói những điều cần thiết để điều chỉnh, khắc sâu, gây ấn tượng về những gì học sinh trao đổi, thu lượm được và tôi sẽ là người chốt lại cuối cùng hoặc nhất trí theo câu trả lời của các em. - Trong việc đánh giá câu trả lời của học sinh thì ý kiến của học sinh là quan trọng. Song không phải chỉ có tôi là người duy nhất đánh giá câu trả lời của học sinh mà tôi còn tạo điều kiện cho các em tự đánh giá và nhận xét lẫn nhau. - Đối với những học sinh còn lúng túng khi tìm câu trả lời thì tôi sẽ có câu hỏi gợi mở hoăc cho học sinh khá giỏi nói trước, rồi cho học sinh yếu nhắc lại. - Có những học sinh hiểu được ý, nhưng khi diễn đạt bằng lời thì lại lúng túng và khi đó tôi phải tích cực gọi nhiều lần để khuyến khích tính bạo dạn ở các em... - Đối với những học sinh tiếp thu chậm, tôi chú ý đến các hình thức tổ chức hoạt động, đưa ra yêu cầu phù hợp với đối tượng để các em hăng hái, tích cực học tập. 8 Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu - Giáo viên: Lê Thị Tâm Nếu học sinh trả lời chưa đúng, hoặc thiếu ý thì tôi không khiển trách ngay mà phải nhẹ nhàng, hướng dẫn để các em khỏi tự ti, mặc cảm với các bạn khác. - Tôi luôn coi trọng việc hướng dẫn cho học sinh cách học và thực hiện những hoạt động nối tiếp như tạo hứng thú, tâm thế thoải mái cho học sinh hay có những câu dẫn chuyển ý phù hợp nhằm khắc sâu thêm kiến thức, kĩ năng đã học. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Hàng tháng, trong các buổi họp khối tôi trình bày sáng kiến của mình và nhờ các đồng nghiệp góp thêm ý kiến, vì vậy tôi càng có thêm kinh nghiệm trong việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp mình. Dựa vào tình hình thực tế của khối 5, tôi đề xuất chọn hai lớp có chất lượng học lực khá tương đương nhau và tiến hành dạy để kiểm nghiệm. - Lớp thực nghiệm ( 51 ): dạy Tập đọc có chú ý rèn kĩ năng đọc hiểu - Lớp đối chứng ( 54 ): dạy Tập đọc giống như trước đây - Thời lượng: Cả năm học 2011 - 2012 - Thời điểm kiểm tra đánh giá: Bài kiểm tra Tiếng Việt ( Đọc ) - Cuối học kì II ( tháng 5/2012 ) - Nội dung kiểm tra: Phần đọc hiểu của bài: Nghĩa thầy trò ( TV5- tập 2- tr.79 ) - Đánh giá kết quả: - Tại lớp đối chứng ( 54 ): Nhìn chung chỉ có số ít học sinh nắm được nội dung của bài Tập đọc, tỉ lệ điểm trung bình còn rất lớn, tỉ lệ khá khiêm tốn, vẫn còn 1 học sinh đạt điểm yếu. - Tại lớp thực nghiệm ( 5 1 ): Các em nắm chắc nội dung bài Tập đọc, đáng mừng là trong đó có rất nhiều ý phát biểu sáng tạo, trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn ngắn gọn, rõ ràng bằng ngôn ngữ của mình, không trình bày nguyên vẹn lại câu văn, câu thơ trong sách; nhiều em diễn đạt đúng ý nghĩ và tình cảm của tác giả đã gửi gắm trong bài đọc. - Bên cạnh đó, học sinh của lớp tôi đã có kĩ năng nhận biết được chủ điểm, cấu trúc của bài đọc, biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt tìm ý và phát hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản. 9 Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu - Giáo viên: Lê Thị Tâm - Qua thực tế, 100% giáo viên cho rằng việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh là có hiệu quả cao. Các giáo viên dự giờ và kiểm tra chất lượng dạy thực nghiệm đều công nhận, còn học sinh thì không thấy nhàm chán vì bài học dài dòng mà luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học. Nhận thấy hiệu quả từ việc rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc nên ngay từ giữa Học kì II của năm học 2011 - 2012 các giáo viên trong khối đã bắt đầu chú ý áp dụng kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp mình. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Với mong muốn góp phần giới thiệu thêm một số kinh nghiệm khi rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc, tôi xin đề xuất một số giải pháp có khả năng ứng dụng trong thực tiễn - Trong mỗi giờ dạy, để học sinh hình thành được kĩ năng, năng lực đọc hiểu tốt thì giáo viên phải dạy đọc hiểu có định hướng, có mục tiêu và kế hoạch dạy học rõ ràng. Đầu tư, nghiên cứu tài liệu có liên quan để tìm ra phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động, dự kiến các tình huống, thời gian cho từng hoạt động. - Giáo viên phải nắm được các đặc điểm của học sinh, hình dung thấy hết những khó khăn của các em khi học kĩ năng đọc hiểu để bình tĩnh trước những sai sót của các em mà có hướng giải quyết kịp thời. - Trong việc rèn kĩ năng đọc hiểu muốn phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên cần tạo mọi điều kiện cho các em được “tự bộc lộ” năng lực nhận thức và thực hành luyện tập kĩ năng đọc hiểu với sự hỗ trợ của bạn bè và cô giáo. - Luôn coi trọng việc hướng dẫn cho học sinh cách học và thực hiện những hoạt động nối tiếp nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trên đây chỉ là một vài trải nghiệm của tôi trong thời gian áp dụng kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc. Tôi nghĩ, với kinh nghiệm nhỏ này, các đồng nghiệp khác cũng có thể áp dụng được ít nhiều ở lớp học của mình. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu tôi đã tham khảo một số tài liệu sau : - Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 (Tập 1,2-NXB -GD) - Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 ( Tập 1,2-NXB -GD) - Sách Giúp em học tốt môn Tiếng Việt của PGS -TS Nguyễn Trí - Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Lê Phương Nga (chủ biên), NXB Đại học Sư Phạm 2010. - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III(tập 2 -2003-2007) - Một số bài viết về kinh nghiệm dạy Tập đọc trên Internet. NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Lê Thị Tâm 10 Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu - Giáo viên: Lê Thị Tâm CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHÒNG GD – ĐT CẨM MỸ TRƯỜNG TH VÕ THỊ SÁU Xuân Đông, ngày 20 tháng 8 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012 - 2013 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc - hiểu trong ph©n m«n tËp ®äc cho học sinh lớp 51 trường Tiểu học Võ Thị Sáu huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai Họ và tên tác giả: Lê Thị Tâm Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Tiểu học Võ Thị Sáu – Cẩm Mỹ - Đồng Nai Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Tiếng Việt - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................ Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành   Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) Có giải pháp hoàn toàn mới  Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng