Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn-một số biện pháp tạo môi trường chữ cho trẻ 5 - 6 tuổi...

Tài liệu Skkn-một số biện pháp tạo môi trường chữ cho trẻ 5 - 6 tuổi

.PDF
18
2040
126

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO MÔI TRƢỜNG CHỮ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI 1 I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết việc dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ viết có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là một trong các điều kiện để chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1. Thông qua môn học LQCV, trẻ được phát âm đúng 29 chữ cái tiếng Việt, làm quen kĩ năng nghe, “đọc”, phát âm, lật dở sách, cách quan sát chữ trong từ trọn vẹn, quan sát chữ từ trên xuống dưới và từ trái sang phải. Đồng thời giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định, kỹ năng phối hợp tay, mắt, tri giác từ trọn vẹn trong một câu truyện, bài thơ, bài hát, ca dao…, biết miêu tả diễn đạt sự việc hoặc ý muốn của mình bằng câu ®Çy đủ. Mặc dù chuyên đề LQVH và luyện chữ viết đã được thực hiện nhiều năm, xong qua quá trình thực hiện chuyên đề tài này, là giáo viên dạy trẻ 5-6 tuổi, tôi thấy việc tạo môi trường chữ phong phú xung quanh trẻ góp phần tích cực và có hiệu quả cao trong việc ôn luyện củng cố chữ cái tiếng Việt cho trẻ. Năm học 2013-2014, cùng chương trình giáo dục mầm non mới, bộ môn chữ cái cũng có sự thay đổi so với những năm trước đó là không dạy trẻ tô viết chữ cái mà chỉ dạy trẻ nhận biết phát âm đúng 29 chữ cái Tiếng Việt, và làm quen các loại chữ in hoa, in thường, viết thường. Vì vậy, tôi đã tìm tòi nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp tạo môi trường chữ phong phú xung quanh trẻ. Tôi đã mạnh dạn dùng phiếu điều tra nghiên cứu, xem xét về việc ôn luyện chữ cái tiếng Việt của đồng nghiệp. Đa số các giáo viên cũng đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc dạy chữ cho trẻ 5-6 tuổi. Xác định được đó chính là một trong các điều kiện chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1. Tôi đã dùng một số phương pháp thực hiện với hai nhóm trẻ: Nhóm đối chứng: 20 trẻ líp 5A2. Nhóm thực nghiệm: 20 trẻ líp 5A3. Đo đầu vào của hai nhóm bằng các tiêu chí sau: - Kỹ năng nhận biết và phát âm 29 chữ cái Tiếng Việt. - Khả năng phát hiện chữ cái trong từ. - Kỹ năng nhận biết và phát âm chữ in hoa, in thường, viết thường, viết hoa. - Khả năng nhËn biÕt mối quan hệ giữa từ và lời nói. II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng: - Về phía giáo viên: + Khi thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi, giáo viên thường quan tâm đến đồ dùng đổ chơi phục vụ cho hoạt động chung, chưa chú ý đến việc tạo môi trường chữ xung quanh trẻ. Tạo các gãc chơi, thường ghi trực tiếp không gần gũi trẻ và chủ yếu để trang trí với nhiều loại chữ bay bướm cách điệu không phù hợp với trẻ mà chỉ dành cho người lớn đọc bởi không có hình ảnh minh họa. 2 Có những tuýp chữ để từ đầu năm đến cuối năm không thay đổi nên không tạo được cảm giác mới mẻ để kích thích tính tò mò khám phá của trẻ. Chữ cho trẻ làm quen chủ yếu là chữ in thường, còn chữ in hoa và chữ viết thường chỉ được giới thiệu qua trong hình ảnh chung nên trẻ hay nhầm lẫn. Việc cho trẻ làm quen các kiểu chữ qua công nghệ thông tin còn hạn chế, giáo viên ngại thiết kế hoặc kỹ thuật vi tính chưa đáp ứng. -Về phía trẻ. + Khả năng làm quen chữ in hoa và in thường còn hạn chế, còn nhiều bỡ ngỡ. + Trẻ chưa nhËn biÕt rõ mối quan hệ giữa từ và lời nói. + Trẻ hoạt động chưa chủ động, chưa tích cực, chưa tự nguyện hứng thú tham gia vào các hoạt động khám phá có sự định hướng của cô. - Về phía phụ huynh : Đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc dạy trẻ LQCV nhưng quá lo lắng và thường đòi hỏi kiến thức quá cao với trẻ (Chương trình tập viết, đánh vần lớp 1) mà chưa nắm được trẻ 5 tuổi cần có kiến thức và kĩ năng như thế nào của môn học LQCV. Từ những nguyên nhân hiÖn tr¹ng nªu trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra 1 số biện pháp tạo môi trường chữ xung quanh lớp học để khắc phục hiện trạng từ phía giáo viên. 2. Giải pháp thay thế Sau khi nghiên cứu rõ hiện trạng và các nguyên nhân khi tổ chức hoạt động gãc cho trẻ cần tạo môi trường chữ cho trẻ bằng các giải pháp sau : 1.1. Lựa chọn tên góc chơi và các mẫu chữ phù hợp với trẻ. 1.2. Làm giàu vốn từ cho trẻ và tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với chữ tiếng Việt qua việc gắn tên vào các đồ dùng đồ chơi, các giá góc, qua các biểu bảng, danh sách lớp. 1.3. Lôi cuốn, kích thích tò mò ham hiểu biết của trẻ vào chữ từ tại góc sách (Thư viện). 1.4. Gây hứng thú để trẻ chủ động tích cực tham gia vào hoạt động công nghệ thông tin nhằm ôn luyện củng cố chữ cái. 1.5.Tích cực làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh về môn học LQCV của trẻ 5-6 tuổi. Để các giải pháp có hiệu quả cô giáo cần chuẩn bị ngành học liệu cũng như nội dung mỗi chủ đề dạy. Ngoài ra cần có biện pháp thích hợp nhằm kích thích hướng trẻ vào các họat động sao cho trẻ tham gia một cách tự nguyện dưới định hướng của cô. 3.Vấn đề nghiên cứu Sử dụng các biện pháp quan sát đàm thoại, làm mẫu, hoạt động trải nghiệm khám phá thông qua hoạt động góc. Động viên khuyến khích trẻ mạnh 3 dạn tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động góc, đồng thời khích lệ trẻ phát hiện các tuýp chữ trên các đồ dùng ®å chơi, giá, trong các góc chơi, góc tuyên truyền của lớp. 4. Giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu các biện pháp tạo môi trường chữ thông qua hoạt động làm quen CNTT, qua việc tạo các biểu bảng, tuýp chữ với nhiều chữ khác nhau trong lớp học và ngoài lớp học của trẻ. III. PHƢƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu + Tôi chọn trường mầm non Cát Bi là nơi trực tiếp giảng dạy thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng + Giáo viên: Chọn 2 giáo viên: - Lớp tôi dạy là lớp 5A3: Thực nghiệm - Nguyễn Thị Liên lớp 5A2 : Đối chứng - Học sinh 2 lớp được chọn tham gia nghiên cứu đều có điểm tương đối đồng đều nhau: Nhóm thực nghiệm 5A3: 20 cháu Nhóm đối chứng 5ª2: 20 cháu - Về ý nghĩa học tập: Trẻ 2 nhóm lớp này đều nhanh nhẹn khỏe mạnh, hứng thú tham gia vào các hoạt động. Kết quả khảo sát chất lượng của 2 nhóm tương đương nhau. 2. Thiết kế: Chọn 2 nhóm: Nhóm thực nghiệm 5ª3: 20 cháu Nhóm đối chứng 5A2: 20 cháu Vì môn học chữ cái là môn mới đối với trẻ 5 tuổi, trẻ chưa được học bao giờ mà có chăng chỉ là trẻ được làm quen bởi những người thân xung quanh. Vì vậy tôi đã đo đầu vào của hai nhóm theo các tiêu chí: - Tiêu chí 1: Nhận biết và phát âm 29 chữ cái tiếng Việt - Tiêu chí 2: Khả năng phát hiện chữ cái trong từ - Tiêu chí 3: Kỹ năng nhận biết và phát âm chữ in hoa, in thường, viết hoa, viết thường. - Tiêu chí 4: Khả năng nhËn biÕt vÒ mối quan hệ giữa từ và lời nói. Kết quả đạt được như sau : Bảng 1: Các tiêu chí 4 Tổng Số trẻ Nhóm trẻ (Điểm trung TX TT CXH TX TT CXH TX TT CXH TX TT CXH bình) 1 2 3 4 2đ 1đ 0đ 2đ 1đ 0đ 2đ 1đ 0đ 2đ 1đ 0đ Thực 20 nghiệm 1 2 17 1 3 16 1 4 15 1 5 14 1,1đ Đối chứng 1 3 16 1 4 15 1 5 14 1 4 15 1,2đ 20 Nhìn vào bảng 1: Ta thấy sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là tương nhau (1,1 ~1,2) Sau thời gian thực hiện các biện pháp đối với nhóm thực nghiệm của lớp mình tôi tiếp tục đo đầu ra của hai nhóm bằng các tiêu chí và đạt được các kết quả như sau: Bảng 2 Các tiêu chí Nhóm trẻ Tổng 1 2 3 4 Số (điểm trẻ TX TT CXH TX TT CXH TX TT CXH TX TT CXH TB) 2đ 1đ 0đ 2đ 1đ 0đ 2đ 1đ 0đ 2đ 1đ 0đ Thực 20 nghiệm 19 1 0 18 2 0 17 3 0 18 2 0 7.6 Đối chứng 10 4 6 11 5 4 12 3 5 10 6 4 5.4 20 Nhìn vào bảng 1 và 2 ta thấy kết quả của cả hai nhóm khác nhau rõ rệt. Điều này chứng minh rằng nhóm thực nghiệm sau thời gian thực hiện các biện pháp kết quả rất tốt so với nhóm đối chứng (5.4đ < 7.6,chênh lệch là 2.2điểm). 100% trẻ nhóm thực nghiệm đạt các tiêu chí ở mức độ thỉnh thoảng (TT) và thường xuyên (TX), không có trẻ ở mức độ chưa xuất hiện (CXH) Từ bảng 1 và 2 ta có bảng 3 để so sánh như sau: Bảng 3 Nhóm Kểm tra trƣớc tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm 1,1 Dạy theo biện pháp thực nghiệm 7.6 Đối chứng 1,2 Dạy theo biện pháp đang hiện hành 5.4 3. Quy trình nghiên cứu: 5 Nhóm đối chứng cô Liễu dạy theo biện pháp thông thường vẫn áp dụng tại lớp 5A2, không sử dụng các biện pháp thực nghiệm. *Nhóm thực nghiệm: Thực hiện theo thiết kế hoạt động có sử dụng biện pháp thực nghiệm. Thời gian tiến hành thực nghiệm theo kế hoạch hoạt động của trường đề ra theo các chủ đề trong năm như sau: Bảng 4 Tháng/năm Tên chủ đề Tên hoạt động Trường MN Tổ chức các góc có gắn chữ in hoa, in thường, viết hoa, viết thường bằng các tuýp chữ gắn liền hình ảnh minh họa qua: đồ chơi các loại về trường mầm non,các loại truyện thơ, album về trường mầm non...) Gia đình Tổ chức các góc có gắn chữ in hoa, in thường, viết hoa, viết thường bằng các tuýp chữ gắn liền hình ảnh minh họa qua: đồ chơi là các loại đồ dùng trong gia đình, hình ảnh vè những ngươi thân trong gia đình, các loại truyện thơ, album về gia đình..) Bản thân Tổ chức các góc có gắn chữ in hoa, in thường, viết hoa, viết thường bằng các tuýp chữ gắn liền hình ảnh minh họa qua: in hình người, tô vẽ hình bàn tay, chân, các loại truyện thơ, album về bản thân...) Nghề nghiệp Tổ chức các góc chơi theo chủ đề nghề nghiệp: các tuýp chữ, truyện thơ, album…có gắn liền với hình ảnh tương ứng . T12/2011 TGĐV Tổ chức các góc có gắn chữ in hoa, in thường, viết hoa, viết thường bằng các tuýp chữ gắn liền hình ảnh minh họa qua: đồ chơi bằng con vật các loại truyện thơ, album về các con vật..) T1/2012 Tết Nguyên Đán - Tổ chức cho trẻ chơi các góc chơi có gắn các tuýp chữ kèm hình ảnh minh họa về mâm quả ngày tết, bánh mứt,… TGTV - Tổ chức trẻ chơi các góc chơi có gắn các tuýp chữ kèm hình ảnh minh họa học vẽ các loại cây, cỏ, hoa, quả… Ngày hội 8/3 - Tổ chức cho trẻ chơi các góc có gắn các tuýp chữ và hình ảnh minh họa theo CĐ ngày hội 8/3 : quà tặng mẹ, bó hoa tặng cô, thơ “Bó hoa tặng cô”, truyện… T8/2011 T9/2011 T10/2011 T11/2011 T2/2012 T3/2012 6 T4/2012 PT & LLGT Tổ chức cho trẻ chơi các góc có gắn các tuýp chữ và hình ảnh minh họa theo CĐ PT giao thông: ô tô, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy, đèn xanh, đèn đỏ… - Nước và các hiện tượng tự nhiên T5/2012 Tổ chức cho trẻ chơi các góc có gắn các tuýp chữ và hình ảnh minh họa theo CĐ nước và hiện tượng tự nhiên, quê hương, đất nước, Bác Hồ, trường tiểu - Quê hương – học: Tiểu học, Bác Hồ, Cát Bi, Hải An, Hải Đất nước – Bác Phòng… Hồ - trường Tiểu học 4. Đo lƣờng: a. Trước tác động: Việc tạo môi trường để tổ chức hoạt động góc chủ yếu giáo viên quan tâm đến kỹ năng chơi như các độ tuổi khác. Chữ chỉ là trang trí và phục vụ cho cô giáo và người kiểm tra hiểu các trò chơi, các cách chơi của cô (Cô Liễu lớp 5A2 vẫn tổ chức hoạt động diễn ra như thói quen cũ của lớp). b. Sau tác động: Ngoài việc tạo ra môi trường theo từng chủ đề, chủ điểm khác nhau và việc quan tâm đến kỹ năng chơi; đối với trẻ 5-6 tuổi lớp tôi được học môn học mới đó là LQCV, tôi tận dụng cơ hội cho trẻ ôn luyện củng cố các chữ đã học theo từng giai đoạn tương ứng với từng chủ điểm. MÔ TẢ THỰC NGHIỆM * Biện pháp 1: Vì sao phải tạo môi trƣờng chữ trong lớp học? Như chúng ta đã biết, đối với trẻ mầm non, lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ. Cảm giác đầu tiên khi bé bước vào cửa lớp, phản xạ tự nhiên của bé là nhìn xung quanh xem có những gì và có đẹp không, đặc biệt những gì mới la. Vì vậy, các mảng chính rong lớp học đó là mảng chủ điểm, các góc hoạt động là đối tượng đầu tiên khi trẻ bước vào lớp. Để trẻ hứng thú với các mảng hoạt động, tôi đã tập chung trẻ cùng tham gia thảo luận dưới dạng kể chuyện sáng tạo. Cuối cùng cô và trẻ đi đến thống nhất chọn tên của từng góc chơi mỗi khi chuyển chủ đếm mới. Các tuýp chữ, có tên gọi ngây thơ,ngộ nghĩnh, gần gũi trẻ, và bắt buộc phải có hình ảnh minh họa cho các tiêu đề ấy. Như vậy sẽ thu hút đươc sự chú ý của trẻ, từ đó mục đích ôn luyện chữ đã học, cung cấp vốn từ cho trẻ đạt hiệu quả tối đa. Ví dụ: Chủ điểm ngành nghề: Tôi và trẻ cùng trò chuyện về chủ điểm ngành nghề, sau đo cô hướng trẻ vào câu chuyện: Tại cửa hàng búp bê có rất nhiều thứ, nào là đồ dùng cô giáo như: Phấn, bảng, bút, vở…..nào là đồ dùng bác thợ mộc, thợ xây…Búp bê rất muốn chúng mình đặt tên cho cửa hàng của búp bê đấy, nào cô cháu mình cùng nghĩ ra một cái tên nhé. Trẻ nghe, suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình như: cửa hàng của búp bê, siêu thị mi li, siêu thị của 7 búp bê, búp bê bán hàng…với nhiều cái tên ngộ nghĩnh như vậy và quá trình cô đàm thoại với trẻ. Chính lúc đó trẻ đã tư duy xem mình đã bao giờ được đi siêu thị chưa, đã nghe thấy tên đó chưa, và ngẫu nhiên cô đã cung cấp vốn từ cho trẻ. Hay với các góc khác cũng vậy, cô và trẻ cùng thoải mái trao đổi để đặt tên như: kiến trúc sư tí hon, bé tập làm thợ xây, ngôi nhà mơ ước, thành phố tương lai…(đối với góc xây dựng). Từ những tên gọi ngộ nghĩnh gần gũi với trẻ mà chính cô và trẻ đặt tên, đã kích thích trẻ ghi nhớ từ đó lâu hơn, và trẻ đã phần nào hiểu về từ đó. Khi trang trí tên gọi các góc, tôi thường lựa chọn cỡ chữ cho phù hợp với góc, dán chữ ở độ cao vừa tầm nhìn của trẻ để trẻ dễ nhìn thấy. Đặc biệt kiểu chữ phải chuẩn, hầu hết các chữ này tôi đều ở dạng chữ in thường, với màu sắc sáng đẹp phù hợ với mảng hoạt động và hình ảnh minh họa góc. Còn mảng của trẻ hoạt động ở phái dưới tôi thường gài nhựa trong, các chữ rời với mẫu chữ khác nhau như chữ in thường viết thường, chữ in hoa để trẻ cùng bắt chước cô ghép tên góc. Khi chơi, tôi thường hỏi trẻ chữ cái đầu tiên của từ là chữ gì? Chữ cái nào trong từ đã học rồi? Làm như vậy trẻ nhớ tên các từ đó rất lâu, đặc biệt có trẻ đã thao tác ghép từ rời nhiều lần thành quen và đã tự ghép không cần mẫu của cô. Ngoài ra, tôi thường thay đổi tên gọi hình ảnh và các góc cho phù hợp với từng chủ điểm và tạo sự mới mẻ khoảng không gian hấp dẫn mỗi khi trẻ đến lớp: Ví dụ: Góc gia đình Tôi thống nhất với trẻ đặt tên góc: “Tổ ấm gia đình”, “mái ấm 5A3”…Trẻ được làm quen với từ “tổ ấm”, và được biết từ “tổ ấm” có chữ cái đầu tiên là chữ T và chữ đã học là chữ: ô, â…. Nhưng với chủ điểm ngành nghề, tôi và trẻ lại thỏa thuận nhất trí đưa ra tên: “bé tập làm nội trợ, bé nấu ăn...”. Ở đây, trẻ được cung cấp thêm từ “nội trợ” và từ “nấu ăn”. Trẻ được ghép hoặc chép từ, được biết chữ cái đầu tiên của từ mới đó, biết thứ tự trong từ và trẻ ghép hoàn chỉnh các từ mới đó. Như vậy, qua mỗi chủ điểm tôi lại cung cấp thêm cho trẻ nhớ và tự viết được nhiều từ mới và ôn luyện nhiều chữ cái đã học. * Ôn luyện củng cố chữ cái và làm giàu vốn từ cho trẻ qua việc gắn tên, gắn kí hiệu vào các đồ dùng đồ chơi trong lớp và giá góc: Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm lí trẻ mầm non là “dễ nhớ dễ quên”. Vì vậy, các kiến thức mới cung cấp cho trẻ là chủ yếu. Xong, nếu không được thường xuyên ôn luyện trẻ sẽ nhanh chóng quên ngay khi lĩnh hội kiến thức khác. Mặt khác, khi trẻ hoạt động trẻ thường cất lộn xộn đồ chơi không ngăn nắp, vì vậy giáo viên thường phải mất thời gian sắp xếp lại đồ chơi cho trẻ sau khi chơi. Như vậy rất vất vả cho cô mà trẻ lại không có thói quen lao động tự phục vụ. Đặc biệt không được làm quen với tên gọi các tờ, các chữ cái Tiếng Việt ghép thành từ đó. 8 Để khắc phục tình trạng này tôi xếp đồ dùng đồ chơi trên giá góc gọn, đẹp, khoa học, sao cho trẻ dễ lấy dễ cất, các đồ dùng trên giá góc phải tuân theo một trật tự nhất định. Khi gắn tên cho đồ chơi tôi thường đàm thoại với trẻ: Ví dụ: Với đồ chơi: con thỏ, cái làn, ti vi…. Tôi hỏi đây là cái gì? Chúng mình nhìn xem có viết (hoặc ghép) từ con “thỏ” cho chúng mình xem nhé. Chữ cái đầu tiên trong từ “con thỏ” là chữ gì, sau đó đến chữ gì?....Cứ như vậy tôi cho trẻ tri giác trọn vẹn từ “con thỏ” và các chữ còn lại trên giá đồ chơi. Nhiều lần như vậy, trẻ ghi nhớ và thuộc các ký hiệu các chữ cái và sắp xếp thành từ có thể trẻ tự đọc được. Đối với các ngăn giá góc, tôi vẽ ký hiệu đồ dùng đồ chơi kèm theo từ (tên gọi của đồ dùng đó) và giới thiệu với trẻ, Vídụ: ±±±±± Hàng rào (hình) Cây xanh Khối chữ nhật Khi chơi tôi thường trò chuyện với trẻ: Đây là khối gì? Dưới khối chữ nhật có từ “khối chữ nhật” và trong từ “khối chữ nhật” có những chữ cái nào đã học rồi, chữ nào chưa học, chữ cái đầu tiên của từ là chữ K, sau đó là chữ H, tiếp sau đó là…. Như vậy, hàng ngày trẻ được chơi, được nhìn thấy từ, thứ tự các chữ cái trong từ, dần dần trẻ thuộc từ đó và có thể tự viết hoặc ghép chữ cái rời thanh từ đó. Việc ghép tên các đồ vật đồ chơi trong lớp học không những tác động lên giác quan của trẻ để trẻ nhớ chữ nhớ từ lâu và chính xác mà còn giúp cho tiết hoạt động chung cho trẻ làm quen chữ viết được ôn luyện củng cố một cách thoải mái nhẹ nhàng. Ví dụ: Trong chủ điểm gia đình, cô dạy trẻ làm quen chữ: a, ă, â. Khi tổ chức hoạt động trong tiết, tôi cho trẻ ôn bằng cách: Tôi chuẩn bị các đò vật có gắn từ tương ứng như: cái làn, cái bàn, cái ấm pha trà, khăn mặt….. Tôi yêu cầu trẻ tìm chữ vừa học (a, ă, â) trong các từ gắn với đồ vật ở xung quanh lớp. Và như vậy, trẻ hoạt động rất tích cực, vận động thoải mái và tập trung chú ý cao độ để trẻ tìm thấy chữ đã học trong “thế giới của người lớn”. Ra ngoài cuộc sống, gặp những hình ảnh, băng zôn, các từ các chữ…Trên đường phố trẻ sẽ tự tin hơn, mở rộng hiểu biết hơn về từ, chữ Tiếng Việt cho trẻ. Qua các chủ điểm, mỗi khi thay đổi đò dùng đồ chơi, thay đổi các tiêu đề trên giá đồ chơi, tôi lại giới thiệu cho trẻ đồ dùng đồ chơi mới, giới thiệu chữ mới, từ mới. Kết hợp áp dụng thực tế bên ngoài xã hội, cùng với việc giới thiệu chữ cái của cô, trẻ có thể đọc được nhiều từ trong sách báo và thực tế. Và tôi thấy rằng đó thực sự là môi trường chữ cho trẻ vô cùng phong phú và có hiệu quả 9 * Tạo cơ hội để trẻ đƣợc tiếp xúc với nhiều chữ thông qua các biểu bảng, danh sách lớp phân theo nhóm tổ (4 tổ) trong lớp học: - Ngay từ đầu năm học, khi đã ổn định danh sách lớp, tôi tạo cơ hội để trẻ tiếp xúc với chữ, từ, tên của mình, của bạn bằng cách: Viết các danh sách theo 4 tổ có kèm theo ký hiệu để trẻ biết tên của mình ở tổ nào, có những bạn nào trong tổ của mình. Chữ của trẻ tôi thường viết ở dạng chữ viết thường và viết hoa(vì đây là danh từ riêng). Trẻ được khắc sâu hình ảnh tên mình và có được làm quen với chữ thường và viết hoa, trẻ có thể quan sát tập chép theo mẫu ở vào giờ hoạt động góc và đón trả trẻ. Và trẻ sẽ nhận ra tên mình trong các ký hiệu của sách vở tập tô, khăn, trực nhật… - Với các bảng biểu, tôi nghĩ đây cũng là khoảng không gian không nhỏ tác động đến trẻ. Vì vậy, tôi đã trang trí các biểu bảng có tên gọi bằng chữ cái Tiếng Việt cơ bản để hàng ngày trẻ nhìn thấy, trẻ nhận mặt chữ, đọc tên và ghi nhớ các từ trong bảng, biết đó là bảng gì, có chữ gì, từ gì . Ví dụ: Bảng trực nhật, bảng theo dõi thời tiết, bảng điểm danh, bảng thực đơn, bảng theo dõi sức khỏe…Hàng ngày trẻ được chọn ảnh cắm ảnh trực nhật, điểm danh, biết hôm nay là thứ mấy, ngày bao nhiêu, thời tiết như thế nào ? *Biện pháp 2: Ôn tập cũng cố việc nhận viết chữ và cung cấp từ mới thông qua tạo chữ ngoài môi trƣờn lớp học : Thực tế cho thấy, trẻ đến trường ngoài giờ hoạt động chung, giờ ăn, giờ ngủ, còn các thời gian khác trẻ để hoạt động với môi trường bên ngoài như: góc thiên nhiên, mảng tuyên truyền khu vực để dùng cá nhân của trẻ. Đây là nơi trẻ thường xuyên hoạt động nên tác dụng ôn tập củng cố từ và chữ rất tốt. *Nơi để đồ dùng cá nhân của trẻ như : mũ, ba lô, giầy, dép, khăn mặt,…Tôi luôn gắn ảnh của trẻ kèm theo tên của từng trẻ . Như vậy, hàng ngày trẻ cất đồ dùng hoặc sử dụng đồ dùng vừa đúng quy định, vừa biết tên mình, chữ trong tên của mình, biết tên của mình có những chữ gì, thứ tự của chữ từ trái qua phải như thế nào? Và trẻ còn có thể viết tên của mình vào bài vẽ khi vẽ tạo hình. Mỗi môi trường hoạt động của trẻ, tôi đều chủ động tạo môi trường chữ cho trẻ co cơ hội được ôn luyện chữ đã viết, làm quan với chữ mới và làm quen thừ một cách tự nhiên thoài mái, không gò bó áp đặt trẻ. *Khu vực tuyên truyền ngoài lớp học của trẻ là nơi không những tạo môi trường cho trẻ mà con tạo môi trường chữ mang tính tuyên truyền Đến các bậc phụ huynh để phụ huynh hiểu biết về chữ mà con em mình đang học. Và từ đó phối kế hợp luyÖn củng cố tại gia đình. Tránh trường hợp cô dạy chữ đúng phụ huynh lại dạy chữ chưa đúng. Ví dụ: + Chữ x đọc là “xờ”, chữ s đọc là “sờ”, nhưng có ông bà lại dạy là “ích xì” hoặc “ét xì”. + Hay chữ l, n lại đọc là: “e lờ” và “e nờ”… 10 Và nếu không thống nhất trẻ sẽ giao động không biết như thế nào là đúng, và nếu đã đọc sai thì rất khó sửa sau này. Xác ®Þnh được điều đó, mỗi nội dung tuyên truyền tôi đều có hình ảnh kèm theo chữ in hoa, in thường, viết thường (chủ yếu là chữ in thường), tuyệt đối không viết chữ cách điệu , chữ bay. Ví dụ: Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ảnh ĐÓN TRẺ ảnh TẬP THỂ DỤC ảnh HOẠT ĐỘNG CHUNG ảnh HOẠT ĐỘNG GÓC Hay tên chủ điểm viết dạng “ thế giới thực vật”, các tranh ảnh, cỏ, cây, hoa, lá… có kèm theo từ, chữ … in thường để trẻ có thể tự đọc. * Ngoài ra tôi cho trẻ một mảng hoạt động để hàng ngày trẻ tập ghi số điện thoại, chép tên và địa chỉ của cá nhân mình… Từ đó trẻ ghi nhớ các từ, chữ, tên, địa chỉ của mình, biết mình tên là gì, nhà ở đâu?… * Góc thiên nhiên ngoài trời: Đây là nơi mà trẻ tiếp xúc mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm trong ngày. Tạo môi trường chữ có kèm hình ảnh cho trẻ không những giúp trẻ hiểu biết về thế giới các loài cây, loài hoa, biết các giai đoạn phát riển của cây, hiện tượng thử nghiệm khoa học… mà còn có thể ghi chép “ hiện tượng” mà trẻ theo dõi hàng ngày. Ví dụ 1: Tôi gắn tiêu đề cho góc: “ vườn ươm cây cảnh” và tôi làm các biển cắm có chữ ghi tên cây có kèm hình ảnh. (hình) Cây hoa cúc Cho trẻ tri giác chữ, từ dưới mỗi hình ảnh trong biển cắm,, tôi đều yêu cầu trẻ tìm đúng “ cây hoa cúc” cắm vào chậu cây hoa cúc, và các loại cây khác cũng vậy, trẻ biết tên, chữ, từ của cây đó. Ví dụ 2: Tôi chuẩn bị các mảnh rời như sau và yêu cầu trẻ ghép bằng chữ cái lại sự phát triển của cây theo đúng thứ tự: Hạt Mầm Một lá Hai lá Và như vậy trẻ được tri giác chữ, từ có hình ảnh tương ứng, trẻ lại được ôn luyện chữ cũ và làm quen chữ mới ngay cả trong khi chơi, và vốn từ của trẻ được mở rộng thêm. * Giải pháp 3: Lôi kéo trẻ cùng tham gia tạo môi trƣờng chữ trong góc tạo hình, góc sách, góc thƣ viện nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ: Để phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ ở góc chơi, đặc biệt là góc thư viện. Đây là nơi trẻ được tiếp xúc nhiều với chữ cái, và rèn luyện các kỹ năng 11 tiền biết đọc, biết viết của trẻ như: cách lật giở sách, cách đưa mắt từ trái qua phải khi đọc, hoặc các từ mới như tên truyện, các mẫu chữ khác nhau như chữ in hoa (trên các trang bìa). - Để trẻ hứng thú tích cực hoạt động khi chơi tạo hình, tôi cho trẻ làm tranh. Ví dụ 1: Cho trẻ sưu tầm các chữ có trong các họa báo, lịch cũ… trẻ cắt, tô màu và cùng ghép chữ với cô để tạo các tuýp chữ, các tiêu đề sung quanh lớp mỗi khi thay đổi chủ điểm. Với chủ điểm “thế giới thực vật”, cô yêu cầu trẻ ghép những chữ mà trẻ sưu tầm được và xếp từng chữ từ trái qua phải: chữ t rồi đến chữ h rồi đến chữ e… Trong suốt quá trình hoạt động tích cực như vậy, bản thân trẻ lại một lần nữa khắc sâu hình ảnh chữ cái và từ. Ví dụ 2: Cô tổ chức cho trẻ cùng làm album và truyện tranh chữ to theo chủ điểm. Nếu là chủ điểm “thế giới thực vật”, cô và trẻ sưu tầm tập album về các con: mèo, chó, gà, vịt… Tôi yêu cầu trẻ sưu tầm chữ trong họa báo cắt và ghép từ “ con mèo”, con chó”,…dán dưới hình ảnh các con tương ứng. Một điều tôi luôn lưu ý nhắc trẻ là phải ghép lần lượt từ trái sang phải, hét chữ này đến chữ khác trong từ, hết từ này chuyển sang từ khác bên cạnh phía phải. Trẻ được tham gia hoạt động tích cực như vậy, trẻ rất hứng thú và biết trân trọng những sản phẩm mình tạo ra. Đặc biệt các chữ, các từ mà trẻ tự tay sưu tầm, cắt, dán đó thực tế cho thấy trẻ nhớ chữ, nhớ từ rất lâu. * Giải pháp 4: Ôn luyện củng cố chữ, vốn từ cái thông qua việc làm quen công nghệ thông tin: Để đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ, đồng thời thực hiện mục tiêu nhiệm vụ năm học của nhà trường giao. Đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin, giáo án điện tử vào giảng dạy. Qua việc khai thác trò chơi kidsmart và happy kids: + Tôi lấy ý tưởng từ ngôi nhà sách của Bailey’s trong chương trình kidsmart, tôi cho trẻ được ôn luyện chữ bằng cách tìm tranh có chứa chữ cái cô vừa dạy, tự in và gạch chân chữ vừa tìm được. + Cũng từ ý tưởng trong ngôi nhà sách của Bailey’s, tôi tổ chức cho trẻ ôn luyện chữ đã học thông qua trò chơi” Đuổi hình bắt chữ”. Tôi thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh phù hợp với các chủ điểm, có các chữ minh họa cho các hình ảnh, yêu cầu khi chơi trẻ oải tìm đúng chữ với hình ảnh. Ví dụ: hình ảnh hoa hồng (chủ điểm thế giới thực vật), trẻ phải ghi nhớ hình ảnh hoa hồng có 7 chữ cái, bắt đầu là chữ h, sau đó là… theo quan sát của trẻ. Trẻ chơi nhiều lần trẻ càng nhớ lâu từ, chữ đã học. + Hay với các giờ dạy trẻ tô chữ: tôi tận dụng chương trình happy kids bằng cách cho trẻ thực hành tự điều khiển chuột trên máy tính để quan sát thao tác tô chữ trên máy với 3 kiểu chữ (in hoa, in thường, viết thường). Trẻ được khắc sâu thao tác tô theo quy luật nhất định là tô từ trái sang phải từ trên xuống dưới, trùng khít lên nét chấm mờ. + Ngoài ra tôi chủ động thiết kế hệ thống chữ: in thường, in hoa, viết thường của 29 chữ cái trển powerpint có màu sắc khác nhau: tất cả chữ in 12 thường màu xanh, chữ in hoa màu đỏ, chữ viết thường màu vàng để trẻ dễ phân biệt. Hàng ngày giờ chơi hoạt động góc, giờ đón trả trẻ,, trẻ tự vào góc chơi theo ý thích của mình, tự dùng chuột điều khiển trò chơi: “tìm chữ”, tìm được chữ nào đọc to chữ ấy, hoạc tìm chữ theo yêu cầu của cô, của bạn, trẻ trao đổi, sửa cho nhau (nếu có). Như vây trẻ được cùng chơi, cùng ôn luyện chữ nhẹ nhàng thoải mái. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ Bảng 5: So sánh kết quả trung bình hai nhóm sau tác động Số trẻ Kết quả trung bình trước thử nghiệm Kết quả trung bình sau thử nghiệm Độ chênh lệch Đối chứng 20 1,2 5.4 1.2 Thực nghiệm 20 1,1 7.6 6.5 Nhóm Kết quả trên chứng minh rằng trước thực nghiệm, 2 nhóm trước thực nghiệm là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch. Kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng ( 6.5 > 1.2) Với kết quả này chúng tỏ những biện pháp mà tôi hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi qua môi trường hoạt động góc có thể chấp nhận được. Do vậy giả thiết khoa học mà tôi đưa ra ban đầu là đúng và được chứng minh V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1/ Kết luận Qua việc tạo môi trường chữ cho trẻ, tôi nhận thấy việc tạo môi trường chữ cho trẻ vô cùng quan trọng. Nó vừa hợp với chương trình đổi mới hiện nay, vừa phát huy được tính tích cực tò mò khám phá của trẻ mà lại mang lại hiệu quả cao. Khi tổ chức cần lưu ý một số vấn đề: - Chọn các tiêu đề trong các góc cho phù hợp với chủ điểm, mỗi tuýp chữ phải có hình ảnh minh họa. Các tuýp chữ thường xuyên được thay đổi theo chủ điểm, tạo sự mới mẻ và thu hút chú ý của trẻ. - Tạo tình huống để kích thích trẻ hoạt động, tạo cơ hội để trẻ được tiếp xúc với nhiều chữ: chữ trên giá góc, chữ trên đồ dùng đồ chơi, chữ trên biểu bảng, trên các đồ dùng cá nhân. - Các tuýp chữ phải để ở dạng “mở”, nhằm kích thích trẻ hoạt động và thay đổi dễ dàng (Các từ, chữ nên dùng chủ yếu là chữ in thường, còn chữ in hoa và chữ viết thường chủ yếu cho trẻ làm quen, mở rộng thêm cho trẻ). - Thường xuyên cho trẻ làm trực nhật, để trẻ được ghi nhớ thứ, ngày, tháng, theo dõi thời tiết và trẻ biết tên, địa chỉ của mình giúp trẻ nhận biết mặt chữ và làm quen chữ mới. 13 - Tận dụng các giờ học khác để kích thích trẻ cùng trang trí và gắn chữ, từ sung quanh lớp theo kiểu “tích hợp” để cho trẻ được “tiếp xúc” với chữ mọi lúc mọi nơi. - Biết nghiên cứu, khai thác và tận dụng sự hứng thú tham gia trò chơi trên máy tính của trẻ để sáng tạo trò chơi mới nhằm ôn luyện củng cố chữ cho trẻ. 2/ Kiến nghị - Cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như: máy tính, phần mềm trò chơi kidsmart, bút chì thông minh, happy kids… để giáo viên có điều kiện thực hiện tốt phương pháp đổi mới trong công tác giảng dạy cũng như việc tạo môi trường chữ cho trẻ ôn luyện củng cố chữ cái. - Cần có các lớp bồi dưỡng cho giáo viên có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, giáo án điện tử vào giảng dạy, khai thác trò chơi kidsmart, bút chì thông minh, happy kids… VI. TÀI LIỆU: Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng 1 số tài liệu: - Quá trình đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp chủ đề (nhà xuất bản giáo dục) - Tham khảo mẫu viết đề tài… - Tuyển chọn TC, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề 5-6t, nhà xuất bản HN 2006. - Sách thiếu nhi và GD trẻ em lứa tuổi mầm non (NXB Đại học sư phạm Hà Nội 2003). - Giúp trẻ hứng thú và phát triển trí tuệ trong hoạt động tạo hình – NXB Giáo dục. 14 VII. PHỤ LỤC 1. Mẫu phiếu điều tra PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN Họ tên:……………………………………………................. Trình độ đào tạo:…………………. Số năm công tác:……… Nơi ở hiện nay:……………………………………………… Để ôn luyện củng cố chữ cái Tiếng Việt cho trẻ 5 – 6 tuổi, xin chị vui lòng trả lời những câu hỏi sau: (Đánh dấu x vào ý đúng) - Câu 1: Theo chị việc ôn luyện củng cố chữ cho trẻ có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi: + Rất quan trọng + Quan trọng + Không quan trọng. - Câu 2: Theo chị việc ôn luyện củng cố chữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trong môi trường HĐ góc có ảnh hưởng đến việc dạy trẻ LQCV hay không? + Ảnh hưởng tốt. + Không ảnh hưởng. - Câu 3: Theo chị việc tận dụng các cơ hội ôn luyện củng cố chữ cho trẻ trong HĐ góc có cần thường xuyên không? + Thường xuyên + Không thường xuyên. - Câu 4: Theo chị để ôn luyện chữ cái trong môi trường giáo dục cần có điều kiện gì? + Chuẩn bị môi trường chữ chuẩn theo các chñ ®iÓm. + Tận dụng mọi cơ hội khi tổ chøc ho¹t ®éng góc cho trẻ. + Kích thích, lôi cuốn trẻ tò mò khám phá các tuýp chữ. + Các điều kiện khác nữa xin ghi tiếp: ………….………….…………. - Câu 5: Theo chị có cần phối hợp với phụ huynh trong quá trình dạy trẻ LQVC không? + Rất cần thiết. + Cần thiết + Không cần thiết. Xin trân trọng cám ơn! 15 2. Danh sách trẻ nghiên cứu: Nhóm thực nghiệm STT Nhóm đối chứng 1 Hoàng Ngọc Quỳnh Anh Trần Thảo Linh 2 Vũ Huyền Chi Khúc Trang Linh 3 Hoàng Trung Dũng Phạm Vũ Đức Long 4 Vũ Thành Đạt Hoàng Anh Minh 5 Trần Tiến Đạt Nguyễn Chí Nam 6 Nguyễn Anh Đức Nguyễn Hoàng Nam 7 Vũ Xuân Đức Phạm Linh Nga 8 Vũ Thị Kim Giang Trần Trọng Nghĩa 9 Nguyễn Hưng Hải Hoàng Minh Ngọc 10 Trương Đỗ Công Hiền Vũ Thảo Nguyên 11 Vũ Thị Khánh Huyền Trần Minh Phúc 12 Phạm Thị Thanh Huyền Lâm Ngọc Phúc 13 Nguyễn Thành Hưng Nguyễn Hà Phương 14 Phạm Duy Khánh Vũ Minh Phương 15 Trần Quốc Khánh Phạm Đức QuangVinh 16 Nguyễn Bá Tùng Lâm Phùng Ngọc Quyền 17 Nguyễn Gia Linh Vũ Hùng Tâm 18 Lê Hà Linh Đoàn Duy Tân 19 Bùi Nhật Hà Linh Mai Thanh Tùng 20 Trần Khánh Linh Trần Phương Thuỳ 3.Cách tính tổng trung bình - Quy định mức độ chưa xuất hiện (CXH) là 0 điểm, thỉnh thoảng (TT) là 1 điểm, thường xuyên (TX) là 2 điểm. Ví dụ: 16 - Để tính điểm tổng trung bình : Lấy số điểm trẻ đạt được theo quy định cộng tổng cả 3 mức độ lại chia trung bình cho 20 trẻ. Ví dụ: bảng 1 nhóm thực nghiệm - CXH: 6 trẻ x 0 điểm = 0 điểm - TT: 14trẻ x 1 điểm = 14 điểm - TX: 4 trẻ x 2 điểm = 8 điểm Tổng 3 mức độ = 22 điểm . Lấy 22 điểm chia trung bình cho 20 trẻ ta được điểm tổng trung bình là 1,1điểm. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Hải Phòng, ngày 06 /01/2014 Ngƣời viết Hoàng Thị Thu Hà 17 MỤC LỤC Nội dung Stt Trang 1 I.Tóm tắt đề tài 1 2 II. Giới thiệu 1 3 III. Phương pháp 3 4 IV. Phân tích dữ liệu và kết quả 12 5 V. Kết luận và kiến nghị 12 6 VI. Tài liệu 13 7 VII. Phụ lục 14 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng