Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp thực hiện việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 qua phân...

Tài liệu Skkn một số biện pháp thực hiện việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 qua phân môn tập đọc

.DOC
17
2175
124

Mô tả:

I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1, Lí do chọn đề tài. I.1.1: Cơ sở lí luận. Trong Trường tiểu học cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đối với học sinh. Môn Tiếng Việt giúp các em biết đọc, biết viết, biết cảm nhận cái hay, cái đẹp của cuộc sống. Môn Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt ở lớp 2 nói riêng được chia làm 6 phân môn: Tập đọc ( HTL) kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập viết, tập làm văn. Các phân môn này có quan hệ mật thiết với nhau, chúng hỗ trợ nhau, giúp học sinh có cơ sở vững chắc để học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Học sinh học môn Tiếng Việt sẽ được trang bị kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, những tri thức cơ bản, từng bước giúp học sinh làm chủ được công cụ ngôn ngữ để học tập trong nhà trường và trong giao tiếp một cách đúng đắn. Môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác, góp phần rèn luyện thao tác tư duy cơ bản cho học sinh. Cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học. Từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu cái đẹp, cái thiện, lẽ phải và sự công bằng trong xã hội. Ý thức nói đúng Tiếng Việt là giúp cho việc rèn luyện và đào tạo con người mới hình thành nhân cách mới, phẩm chất con người Việt Nam hiện đại có tri thức. Trong phân môn tập đọc thì đọc là nhiệm vụ chính của phân môn. Nếu không có năng lực đọc thì học sinh không có điều kiện để học tốt các môn học khác. Nói một cách rộng hơn là không thể tiếp thu được nền văn hoá, văn minh của loài người. Ở Tiểu học phân môn tập đọc được đặc biệt coi trọng. Nó được coi như một nền tảng vững chắc đặt trước cho việc xây dựng con người mới phát triển toàn diện về mọi mặt " Đức - Trí - Thể - Mĩ". 1 Trong nhà trường muốn học sinh học tốt môn Tiếng Việt, thì người giáo viên phải biết coi trọng và chú ý đến việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Có đọc đúng thì mới cảm thụ được cái hay, cái đẹp và nội dung cơ bản của bài văn, bài thơ. Với học sinh lớp 2 các em bước đầu biết đọc thì giáo viên cần phải hướng dẫn kĩ năng đọc cho học sinh. Kĩ năng đọc trong phân môn tập đọc là đọc đúng, đọc to, rõ ràng, ngắt , nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Ngoài ra, các em còn phải biết đọc lên giọng, hạ giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm. Để từ đó các em có thể bộc lộ tình cảm của mình qua mỗi bài đọc một cách khác nhau. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã và đang từng bước thực hiện nhiệm vụ dạy tốt môn Tiếng Việt trong đó có phân môn tập đọc. I.1.2. Cơ sở thực tiễn. Mặc dù lâu nay các thầy cô giáo đang thực hiện việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Nhất là học sinh tiểu học nhưng điều đó vẫn còn bị hạn chế. Bản thân tôi là giáo viên ra trường đã hơn 20 năm. Năm học 2007 - 2008 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường. Trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2B Trường Tiểu học Thị Trấn. Tôi thấy việc rèn kĩ năngđọc cho học sinh là việc làm rõ nét nhất, trọng tâm nhất của môn học nhằm đảm bảo thực hiện tốt một trong bốn kĩ năng đọc, nghe, nói, viết của học sinh. Đặc biệt trong những năm gần đây thì việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh ngày càng được coi trọng hơn. Việc bố trí, sắp xếp cấu trúc chương trình của môn học cùng với việc thay đổi tiến trình giảng dạycủa phân môn tập đọc đã thể hiện rất rõ mục tiêu cần đạt của mỗi bài dạy, đó là kĩ năng đọc của học sinh. Theo thời gian, yêu cầu của kĩ năng này dần dần, từng bước được nâng cao theo mức độ. Ban đầu yêu cầu học sinh đọc đúng sau đó đọc lưu loát trôi chảy rồi thông qua hai hình thức đọc thầm và đọc thành tiếng từ đó nâng cao thành kĩ năng đọc diễn cảm. Khi học sinh có kĩ năng đọc diễn cảm tốt thì điều đó đã phần nào thể hiện rằng, học sinh đã cảm thụ được nội dung của bài. Như vây việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh là việc làm quan trọng, không thể xem nhẹ. 2 Song thực tế ở các lớp, việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh chưa được thực hiện một cách triệt để, nghiêm túc. Giáo viên cũng đã tuân thủ đầy đủ các bước trong tiến trình giờ dạy như luyện đọc từ, luyện đọc câu, luyện đọc đoạn, bài . . . Song chất lượng mỗi bước đó thực sự chưa đạt hiệu quả như ý muốn. Một trong những nguyên nhân chất lượng rèn đọc chưa cao, đó là giáo viên luôn lo đảm bảo đủ thời gian cho một tiết dạy, đảm bảo đủ, kịp các bước trong tiến trình giờ dạy nên chưâ có nhiều thời gian chú ý rèn luyện, uốn nắn cho học sinh những kĩ năng cần thiết. Xuất phát từ việc nhận thức về tầm quan trọng của phân môn và qua việc tìm hiểu kĩ năng đọc của học sinh tôi đã tìm ra cho mình một số biện pháp thực hiện việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 qua phân môn tập đọc. I.2. Mục đích nghiên cứu. Bản thân tôi nghiên cứu về vấn đề rèn kĩ năng đọc cho học sinh nhằm mục đích, tìm ra các biện pháp để giúp học sinh học tốt hơn môn tập đọc. Qua đó nâng cao năng lực đọc cho học sinh. I.3. Thời gian - địa điểm. I.3.1. Thời gian. Từ tháng 9/2007 đến tháng 5/2008 I.3.2; Địa điểm. Trường Tiểu học Thị Trấn. I.3.3 . Phạm vi đề tài. I.3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2B qua phân môn Tập đọc. I.3.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Học sinh lớp 2B " Trường Tiểu học Thị TrÊn" I.3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát. 30 học sinh. I.4. Phương pháp nghiên cứu. 3 Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng rèn kĩ năng đọc cho học sinh tôi đã vận dụng các phương pháp sau: 1. Phương pháp điều tra . 2.Phương pháp quan sát. 3. Phương pháp đàm thoại. 4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. I.5. Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiễn. Muốn rèn đọc cho học sinhgiáo viên cần: + Đầu tư chu đáo cho tiết dạy. + Lựa chọn các phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. + Sau mỗi tiết dạy giáo viên phải ghi nhật ký để tìm ra những ưu nhược điểm của từng bài. Điều chính cách dạy cho phù hợp. + Tạo không khí thoải mái trong giờ học " học mà chơi, chơi mà học" không gò bó, ép buộc. + Ngôn ngữ của giáo viên phải chính xác. 4 II. PHẦN NỘI DUNG II.1 Chương I: Tổng quan II.1.1. Cơ sở lí luận. Như phần đầu tôi đã trình bày phân môn tập đọc trong Tiếng Việt rất quan trọng đối với học sinh. Nó giúp cho học sinh phát triển các kĩ năng như Đọc - nghe - nói viết. Ngoài ra còn trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng. Biết ứng xử đúng mực trong cuộc sống. Vì thế việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh là việc làm cần thiết. Nhưng trong thực tế rèn bằng cách nào để học sinh có thể đọc tốt. Điều đó đã làm tôi trăn trở trong nhiều năm. Trước thực tế của học sinh lớp tôi (lớp 2B năm học 2007 - 2008) tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn một số biện pháp hay có hiệu quả đưa vào tiết dạy giúp học sinh đọc đúng và học tốt môn tập đọc. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu. II.2.1. Thực trạng về kĩ năng đọc của học sinh. Để nắm được khả năng đọc của từng học sinh, ngay từ thời gian đầu nhận lớp, bước vào tuần học thứ hai của năm học. Tôi tiến hành khảo sát chất lượng môn tập đọc ở lớp 2B. Kết quả khảo sát như sau: S ĩ s ố h ọc sinh: 30. Số học sinh phát âm sai tiếng, từ: 4 em Số học sinh đọc chưa đúng c âu: 6 em. Số học sinh đọc chưa đúng đoạn, bài: 8 em. Trong số 18 em đọc chưa đúng , có em đọc sai cả tiếng, từ,câu, đoạn bài. Như vậy qua kết quả khảo sát cho thấy 60 % học sinh đọc chưa đúng, chưa chuẩn. Còn 12 em đọc tương đối chuẩn và đọc chuẩn thì mới chỉ dừng lại ở mức độ đọc đúng và tương đối lưu loát. II.2.2. Đánh giá thực trạng 5 Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, nhiều em nói ngọng ngay từ nhỏ, do ảnh hưởng phương ngữ ( Tiếng địa phương) khi bước vào lớp 1 chưa được uốn nắn sửa chữa kịp thời dẫn đến đọc chưa đúng, chưa chuẩn. Trong quá trình dạy học các giáo viên chỉ lo thực hiện đầy đủ các bước trong tiến trình giờ dạy, lo đảm bảo đủ thời gian cho tiết học mà chưa chú ý đến các kĩ năng đọc của học sinh. VD: *Kĩ năng đọc tiếng, từ. Trong quá trình đọc tiếng, từ giáo viên chưa chú ý sửa sai cho học sinh dẫn đến việc phát âm chưa chuẩn còn nhầm lẫn phụ âm dầu l/n, tr/ch, s/x, vần anh. * Kĩ năng đọc câu. Giáo viên chưa hướng dẫn cách đọc câu cụ thể, mới chỉ cho các em ngắt nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu phẩy. Vì vậy, khi đọc đến câu văn dài có nhiều cụm từ các em chưa biết nghỉ hơi ở chỗ nào cho hợp lý. Ví dụ: Câu : "Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai viết một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào". Bài "Mẩu giấy vụn" Tiếng Việt 2 tập 1 trang 48. Trong các câu văn còn có những từ gợi tả, gợi cảm giáo viên chưa chú ý hướng dẫn học sinh nhận biết từ gợi tả, gợi cảm và cách đọc. Ví dụ: Câu: "Nhìn từ xa những mảng tường, vàng ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây". Bài Ngôi trường mới Tiếng Việt 2 - Tập 1. Hay câu: Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được? Cúc ơi! Cúc sinh xắn làm sao! Vì giáo viên chưa chú ý hướng dẫn cách đọc nên giọng đọc của học sinh còn đều đều, chưa diễn tả được ý nghĩa của câu, làm người nghe cảm thấy chưa hay. * Kĩ năng đọc đoạn bài. Trong phần này, học sinh phải biết đọc giọng phù hợp với đoạn văn, phân biệt lời tác giả với lời nhân vật. Biết đọc theo giọng của các nhân vật trong đoạn hội thoại, biết phân biệt cách đọc văn vần với văn xuôi. Vì giáo viên chưa chú trọng đến việc 6 đọc của học sinh nên khi đọc các em chưa thể hiện được giọng đọc đẫn đến đọc chưa đúng. Trước thực trạng trên tôi đã đề ra mục tiêu và kế hoạch thực hiện cho việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh. *Mục tiêu cần đạt: 100% học sinh đọc đúng tiếng, từ, câu, đoạn bài sau đó nâng cao lên thành kĩ năng đọc diễn cảm. * Kế hoạch thực hiện: + Bố trí thời gian: Tôi đã nhanh chóng phân loại đối tượng học sinh, để lên kế hoạch bồi dưỡng kĩ năng đọc cho học sinh lớp tôi theo từng tuần, từng tháng, từng bài cụ thể. Bồi dưỡng thường xuyên trong tất các tiết tập đọc. Các môn học. Đặc thù học sinh lớp 2B là lớp bán trú cho nên tôi dành phần lớn thơi gian bồi dưỡng kĩ năng đọc cho học sinh vào buổi 2. Tôi phân lịch cụ thể như sau: Chiều thứ 2, 4,6: Bồi dưỡng học sinh yếu, trung bình. Chiều thứ 3,5: Bồi dưỡng học sinh khá giỏi. + Phối kết hợp với phụ huynh học sinh Trong buổi họp phụ huynh lần thứ nhất của năm học, tôi đã trình bày với phụ huynh học sinh về chất lượng khảo sát của phân môn tập đọc cùng với mục tiêu và kế hoạch của mình. Đề nghị với các bậc phụ huynh cách kèm cặp học sinh học bài ở nhà. Chống nói ngọng trong gia đình để làm gương cho các em. II. 3 Chương III: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2B qua phân môn tập đọc II .3.1 Các biện pháp thực hiện: Để học sinh có các kỹ năng đọc trong bài tập đọc và hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra trong quá trình giảng dạy tôi đã thực hiện những biện pháp sau: (những biện pháp này được đan xen một cách phù hợp trong mỗi bước của tiến trình bài dạy trong khâu luyện đọc) cụ thể là: 7 * Biện pháp 1: Rèn kĩ năng đọc tiêng từ Ở bước này, việc luyện đọc chủ yếu là rèn cho học sinh đọc đúng các tiếng, từ có âm, vần khó hoặc dễ lẫn. VD: Tiếng có âm l/n, vần anh. Để học sinh đọc đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn đó tôi có thể cho học sinh đánh vần sau đó mới đọc trơn. Trong mỗi bài dạy tôi đều chú ý tìm, rèn cho học sinh đọc đúng các tiếng chứa phụ âm đầu, vần dễ lẫn đó để các em biết được cách phát âm chuẩn. Mỗi tiếng được đưa ra, tôi cho học sinh đọc cá nhân sau đó yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét cách đọc. Chỉ ra những điều cần chú ý, hoặc cho học sinh phát hiện cách đọc thế nào cho đúng. Thời gian đầu, nếu thấy cần thiết có thể giúp các em phát âm bằng cách: VD: - Âm l khi phát âm đầu lưỡi uốn cong, nâng sát ngạc trên của miệng, hơi phát ra mạnh. - Âm n khi phát âm, lưỡi thẳng, đầu lưỡi nâng lên sát lợi, hơi phát ra nhẹ. VD: Vần anh - Tôi hướng dẫn các em đọc đúng vần bằng cách đánh vần a- nhờ- anh hoặc đọc vần anh miệng há rộng, đầu lưỡi cong, hơi phát ra mạnh. Nếu học sinh vẫn chưa phát âm đúng, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh bằng cách giáo viên phát âm mẫu, học sinh quan sát miệng khi cô phát âm, sau đó cho học sinh phát âm theo đến khi nào phát âm được chuẩn thì thôi. Trong lớp nếu có nhiều em phát âm sai như vậy thì tôi phân ra thành từng nhóm, mỗi nhóm từ 3- 4 em, chú ý rèn cho mỗi nhóm trong một thời kỳ, đến khi nào học sinh sửa được thì chuyển sang rèn các em trong nhóm khác. Phần luyện đọc tiếng từ mỗi tiết học tôi chú ý rèn từ 2- 3 em. Việc rèn phát âm không chỉ được tiến hành ở bước luyện đọc từ trong bài tập đọc, mà ngay khi dạy phân môn chính tả, với loại bài tập luyện phát âm theo chuẩn, tôi cũng chú ý rèn đọc cho học sinh. 8 Ngoài những bài tập đọc theo yêu cầu của SGK, tôi còn cho học sinh tập nói, tập đọc dưới dạng chơi mà học. VD: Tôi sử dụng những cầu đồng dao, câu tục ngữ dí dỏm, có những tiếng chứa phụ âm đầu dễ lần cho học sinh thi nói đúng, đọc đúng: Con lươn nó lươn trong lọ. hoặc Cái lọ lộc bình nó lăn lông lốc. Ngoài việc rèn đọc cho học sinh trong giờ học, khi trò chuyện cùng các em, hay nghe các em nói chuyện với nhau, tôi đều chú ý phát hiện, uốn nắn rèn cách phát âm cho các em. Cho đến nay hầu hết học sinh lớp tôi đều phát âm tốt, chuẩn các phụ âm đầu dễ lẫn đó. * Biện pháp 2: Rèn kĩ năng đọc câu. Đây là bước luyện cho học sinh đọc từng câu, việc làm đạt kết quả nhất là giáo viên dùng bảng phụ để hướng dẫn cách đọc đến hết câu, hết đoạn, hết bài. Trong quá trình học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu, giáo viên theo dõi, phát hiện ra những câu văn học sinh đọc chưa đạt yêu cầu. Có thể viết những câu đó lên bảng và hướng dẫn đọc một cách cụ thể. Tôi đã hướng dẫn học sinh đọc theo các kĩ năng sau: + Biết đọc ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. Kĩ năng này yêu cầu học sinh thực hiện ở toàn bài, song khi hướng dẫn học sinh đọc, tôi thường chọn những câu dài. Ban đầu tôi hướng dẫn cho học sinh đọc ngắt, nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm, dấu phẩy. Sau đó hướng dẫn học sinh biết ngắt hơi ở giữa hai cụm từ. Khi học sinh đã quen với cách đọc này thì dần dần từng bước cho học sinh đề xuất cách đọc và đọc minh hoạ. VD: Bài "Mẩu giấy vụn" Tiếng Việt 2 - tập 1- trang 48 có câu sau: Lớp học rộng rãi, /sáng sủa/ và sạch sẽ/ nhưng không biết ai/ vứt một mẩu giấy/ ngay giữa lối ra vào.// Câu văn trên khá dài mà chỉ có một dấu phẩy, do vậy tôi đã giúp các em nhận ra cách đọc đoạn văn bằng cách ngắt hơi ở giữa các cụm từ. 9 VD: Tôi hướng dẫn học sinh ngắt hơi sau chữ sủa, sau chữ sẽ, sau chữ ai, sau chữ giấy. Để khi đọc lên người nghe hiểu được ý nghĩa biểu đạt của câu văn. + Biết đọc nhấn giọng các từ ngữ quan trọng trong câu. Cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ thường được thể hiện bằng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong mỗi câu văn. Do vậy, trong mỗi bài đọc, ngoài việc lựa chọn những câu dài để hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi, tôi còn chọn ra những câu văn giàu từ ngữ gợi tả, gợi cảm để hướng dẫn học sinh đọc VD: Bài Ngôi Trường mới. ( Tiếng Việt 2 tập 1 - trang 51). Tôi chọn câu văn sau: Nhìn từ xa,/ những mảng tường vàng,/ ngói đỏ/ như những cánh hoa lấp ló trong cây.// Với câu văn này, ngoài việc yêu cầu học sinh đọcngắt, nghỉ hơi ở những chỗ có dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ (như kí hiệu / ) tôi đã hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng ở các từ ngữ, tường vàng, ngói đỏ, lấp ló để diễn tả được vẻ đẹp của ngôi trường mới xây. Học sinh được hướng dẫn cách đọc trên phần nào cảm nhận được nội dung của bài đọc. + Biết đọc hạ giọng và cao giọng theo từng loại câu. Trong các bài đọc, có nhiều câu phân theo mục đích nói, thể hiện qua các dấu câu. Với các câu này phải có ngữ điệu đọc phù hợp. Cụ thể: Với câu kể cần đọc hạ giọng ở cuối câu, còn với câu hỏi cần đọc cao giọng ở cuối câu hoặc những cụm từ dùng để hỏi: VD: Bài " Có công mài sắt có ngày nên kim" Tiếng Việt 2 tập 1 trang 4. Tôi chọn câu: Bà ơi,/bà làm gì thế ? Thỏi sắt to như thế,/ làm sao bà mài thành kim được? // Tôi đã hướng dẫn học sinh đọc câu này cao giọng ở từ làm gì thế, to như thế, làm sao ( từ dùng để hỏi) để bộc lộ sự ngạc nhiên, tò mò của người hỏi. 10 Với các câu cảm, câu cầu khiến, tôi hướng dẫn học sinh đọc cần cao giọng ở cuối câu hoặc thay đổi giọng đọc cho phù hợp với tình cảm vui, buồn được biểu đạt trong câu đó. VD: Bài " Chim sơn ca và bông cúc trắng" Tiếng Việt 2 tập 2 trang 23. Tôi chọn câu văn sau: " Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao!" Đây là một câu cảm, tôi hướng dẫn học sinh đọc cao giọng ở cuối câu, giọng đọc diễn tả sự vui thích, thán phục của sơn ca, khi sơn ca ngợi ca vẻ đẹp rất tinh khôi của bông cúc dưới nắng sớm. Hoặc khi dạy bài: " Đàn gà mới nở" Tiếng Việt 2 - tập 1 - trang 126. Tôi chọn dòng thơ sau: Ôi! chú gà ơi! Ta yêu chú lắm! Khi cho học sinh đọc dòng thơ trên tôi yêu cầu học sinh đề xuất cách đọc và cho đọc minh họa. Ngoài việc đọc đúng nhịp thơ. Tôi giúp học sinh cần hiểu được, nên đọc cao giọng và kéo dài ở cuối câu thể hiện cảm xúc tác giả trước vẻ non nớt của chú gà con. * Biện pháp 3: Rèn kĩ năng đọc đoạn bài. Ở bước này yêu cầu học sinh vận dụng những kĩ năng về đọc từ, đọc câu để đọc đoạn văn hoàn chỉnh. Song ở phần luyện đọc này, ngoài những yêu cầu về đọc đúng từ, câu, sang học kì II, Kĩ năng đọc diễn cảm bước đầu được áp dụng rộng rãi với đối tượng học sinh khá, giỏi. Lớp tôi dạy năm nay có nhiều thuận lợi. Một nửa số học sinh đọc đúng, lưu loát do đó việc nâng cao dần kĩ năng đọc diễn cảm là điều tôi luôn quan tâm, chú ý đến. Tôi đưa ra một số yêu cầu cần đạt của bước luyện đọc đoạn bài như sau và dựa trên yêu cầu cần đạt đó để rèn cho học sinh: + Biết đọc giọng phù hợp với đoạn văn. 11 Mỗi đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ đều mang những sắc thái biểu cảm khác nhau. Vì vậy cần có những giọng đọc phù hợp với từng sắc thái đó như: Vui tươi, nhí nhảnh, trang trọng, trong sáng, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, gay gắt, châm biến, buồn rầu, bực tức hay tha thiết, tự hào... Ví dụ: Bài chim sơn ca và bông cúc trắng Tiếng Việt 2 tập 2 trang 23 Khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, tôi đã hướng dẫn học sinh đọc như sau: Đoạn 1 của bài đọc với giọng vui tươi thể hiện niềm tự hào, khi ngợi ca vẻ đẹp của cúc và tiếng hót trong trẻo của sơn ca. Nhưng khi đọc đến đoạn: "Tối rồi, chẳng ai cho con chim khốn khổ một giọt nước. Đêm ấy, sơn ca lìa đời. Bông cúc héo lả đi vì thương sót." Đoạn này đọc giọng trầm, buồn rưng rưng xúc động, thể hiện niềm thương cảm trước kết cục buồn thảm, đau lòng về các chết của sơn ca. + Biết đọc phân biệt lời tác giả và lời nhân vật. Ở kĩ năng này, tôi đã giúp học sinh nhận ra đặc điểm khác nhau để phân biệt đâu là lời nhân vật, đâu là lời tác giả. Lời của nhân vật thường được đặt trong dấu ngoặc kép,( " " )sau dấu gạch ngang ở đầu dòng ( - ) Ví dụ: Bài Bác sĩ Sói ( Tiếng Việt2 tập 2 trang 41) Có đoạn viết: Sói đáp: - Chà!/ Chà!/ Chữa làm phúc/ tiền với nong gì.// - Đau thế nào?/ lại đây ta xem.//" Trong đoạn này, lời của nhân vật Sói được viết sau dấu gạch ngang ở đầu dòng, Do vậy, khi hướng dẫn học sinh đọc cụm từ " Sói đáp" đọc với giọng kể bình thường, vì đây là lời của tác giả. Còn lời của Sói, giọng đọc chậm rãi, kéo dài ở những tiếng thế nào, xem thể hiện thái độ khệnh khuạng, ra vẻ ban ơn của Sói đối với Ngựa. Hoặc khi dạy bài: " Bóp nát quả cam" Tiếng Việt 2 - Tập 2 - trang 124 có đoạn viết: Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu: - Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh! Trong đoạn này phần lời tác giả, đọc bình thường theo giọng kể. Nhưng phần lời của Trần Quốc Toản 12 " Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh, từ "mượn đường", " mất nước", " đánh" cần đọc cao giọng để thể hiện lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Toản. + Biết đọc theo giọng của các nhân vật trong đoạn hội thoại. Một hình thức đọc hữu hiệu nhất để rèn kĩ năng đọc này là hình thức đọc theo lối phân vai. Học sinh rất hứng thú với loại hình thức đọc này. Trước khi học sinh tiến hành đọc, cần hướng dẫn học sinh xác định được: Bài đọc có mấy nhân vật; là những nhân vật nào? Đoạn nào ghi lời tác giả; đoạn nào ghi lời thoại của nhân vật... Sau đó cho học sinh nhận vai. Giáo viên cũng lưu ý nên giao vai cho những em có giọng đọc hoặc tính cách phù hợp với nhân vật được nhận. Học sinh đã nhận đủ vai, cho cả nhóm thể hiện giọng đọc của từng nhân vật theo lời thoại trong bài đọc. Sau khi các em trong một nhóm đã đọc xong một lượt bài, cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm hoặc đề xuất cách đọc hay. Ví dụ: Bài Bác Sĩ Sói. Có đoạn hội thoại như sau: " Sói đến gần Ngựa, giả giọng hiền lành, bảo: - Bên xóm mời ta sang khám bệnh, ta đi ngang qua đây, nếu cậu có bệnh, ta chữa giúp cho. Ngựa lễ phép: - Cảm ơn bác Sĩ. Cháu đau chân quá! Ông làm ơn chữa giúp cho. Hết bao nhiêu tiền, cháu xin chịu." Trong đoạn này, học sinh cần xác định được: Đoạn văn có ghi lời của 2 nhân vật Sói và Ngựa và lời của người dẫn chuyện. Mỗi nhân vật có một giong đọc phù hợp: Giọng Sói giả nhân, giả nghĩa. Giọng Ngựa trong trẻo lễ phép và rất bình tĩnh. Giọng người dẫn chuyện đọc với giọng kể bình thường. + Biết phân biệt cách đọc văn xuôi, văn vần. 13 - Với văn xuôi, tuỳ theo từng nội dung của bài mà chọn các kĩ năng đã nêu trên. Còn với các bài thơ ( văn vần) cần hướng dẫn học sinh đọc ngắt nhịp đúng, nếu ngắt nhịp không đúng có thể sẽ hiểu sai giá trị biểu đạt của ý thơ đó. VD: Bài "Gọi bạn" Tiếng Việt 2 tập 1. Khổ 1: Tự xa xưa/ thuở nào. Trong rừng xanh/ sâu thẳm. Đôi bạn/ sống bên nhau. Bê Vàng/ và Dê Trắng. Đây là bài thơ viết ở thể thơ 5 chữ, do vậy nhịp thông thường là 2/3 hoặc 3/2, tôi đã hướng dẫn học sinh ngắt nhịp thơ (như đã kí hiệu /). Bên cạnh việc nhắt nhịp thơ đúng, giúp học sinh nhận biết và thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung của từng bài thơ. Với cách làm này, khi mà học sinh đã quen thì tôi cho học sinh tự đề xuất cách ngắt nhịp trong các bài thơ. Đặc điểm của thơ thường có vần, có điệu giúp cho học sinh dễ nhớ. Khi được tự đề xuất cách đọc, học sinh rất hứng thú và đọc rất tốt. II.3.2.2: Kết quả thực nghiệm: Trải qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng những biện pháp đã nêu trên, đã đem đến cho tôi những kết quả đáng khích lệ. Điều đó thể hiện ở chất lượng học sinh lớp tôi phụ trách giảng dạy. Trở lại với kết quả khảo sát đầu năm, số học sinh đọc sai, đọc ê a ngắc ngứ chiếm tới một nửa lớp. Cho đến nay trong một thời gian dài áp dụng các biện pháp rèn đọc, phần lớn học sinh đã đọc đúng, phát âm rất chính xác các cặp âm dễ lẫn, biết dọc ngắt, nghỉ hơi hợp lý. Đọc trôi chảy và đặc biệt hơn một nửa lớp số học sinh biết đọc diễn cảm rất tốt. Chính việc để các em tự đề xuất cách đọc nên ở kì II, khi đã quen với cách này học sinh lớp tôi rất hứng thú trong giờ tập đọc, các em cảm thấy tự tin, nên đọc bài rất to, rõ ràng, lưu loát và rất hay. Sự tiến bộ đáng kể này thể hiện qua số liệu cụ thể trong bảng đánh giá sau đây. 14 BẢNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỌC Lớp 2B Năm học 2007 - 2008 Điểm khá Điểm trung bình Kết quả Điểm giỏi Thời điểm SL SL SL SL 4 7 14 17 20 8 12 11 10 9 12 9 5 3 1 6 2 0 0 0 Đầu năm Giữa kì I Cuối kì I Giữa kì II Cuối kì II Điểm yếu Như vậy, qua kết quả thống kê ở trên có thể nhận thấy số em đọc đạt ở mức khá giỏi đã được tăng cao một cách rõ rẹt, không còn học sinh đọc yếu nữa. Đạt được kết quả đó là do sự nỗ lực phấn đấu của mỗi học sinh, sự phối hợp rèn giũa của gia đình học sinh, song không thể không nói tới các biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm đã tác động rất lớn đối với học sinh. Một đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học là dễ bắt chước, do vậy khả năng đọc của giáo viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc truyền đạt và tiếp thu các biện pháp nêu trên. Bởi vậy, bước đọc mẫu của giáo viên là bài học đầu tiên và cũng là bài học quan trọng ảnh hưởng tới quá trình tiếp thu cách đọc của cả tiết học. Giáo viên đọc đúng, đọc tốt, đồng thời thường xuyên chú ý khích lệ học sinh, sẽ khơi dậy cho các em có hứng thú để đọc tốt. Như vậy, trong mỗi tiết dạy tập đọc,đòi hỏi ở người giáo viên cần có sự phối hợp giữa biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm mền mại, linh hoạt và đồng bộ thì mới cho kết quả tốt đẹp được. 15 III. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ III.1. Kết luận. Với những biện pháp đã trình bày. Tôi đã thực hiện một cách thường xuyên, nghiệm túc và có sự đan xen lẫn nhau trong từng tiết dạy. Do vậy tôi đã thu được kết quả rất đáng khích lệ, được bạn bè đồng nghiệp hoan khênh ủng hộ. Đặc biệt trong đợt thi giáo vên giỏi cấp cơ sở tại trường các giáo viên trực tiếp dạy ở lớp tôi đều khen ngợi cách đọc bài của các em học sinh. Các em tiếp thu bài rất tốt. Đọc to, rõ ràng, lưu loát, ngắt , nghỉ hơi đúng và biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Bài đọc rất có cảm xúc thể hiện rất rõ những kĩ năng truyền thụ của giáo viên. Có được điều đó là do sự tìm tòi sáng tạo, học hỏi thêm ở đồng nghiệp và kinh nghiệm đã tích luỹ qua nhiều năm giảng dạy của bản thân. Tôi mong rằng những biện pháp mà tôi nêu trên sẽ là phần tham khảo nho nhỏ dành cho bạn bè, đồng nghiệp. Tuy nhiên đây cũng chưa phải là biện pháp tối ưu nhất nên tôi mong có sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp, BGH nhà trường và hội đồng khoa học để tôi có được một đề tài mang tính khoa học, có chất lượng cao, có thể đem áp dụng rộng rãi vào quá trình giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng rèn đọc của tất cả các đối tượng học sinh. III.2. Kiến nghị. Để việc dạy học đạt kết quả. Tôi cũng xin kính mong nhà trường và ngành giáo dục đầu tư thêm thiết bị, đồ dùng dạy học, các tài liệu tham khảo, mở chuyên đề, tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các trường bạn để chúng tôi tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Giúp cho việc dạy và học đạt chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tiên Yên, ngày 13 tháng 07 năm 2008 Người viết NguyÔn ThÞ H¶i 16 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan