Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp tổ chức hoạt động câu lạc bộ tiếng anh ở trường tiểu học...

Tài liệu Skkn một số biện pháp tổ chức hoạt động câu lạc bộ tiếng anh ở trường tiểu học

.PDF
33
1563
75

Mô tả:

Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ 2015- 2016 MỤC LỤC Nội dung đề mục TT Trang 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 3 2 1. Lý do chọn đề tài 3 3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 4 4 3. Đối tượng nghiên cứu 4 5 4. Phạm vi nghiên cứu 4 6 5. Phương pháp nghiên cứu 4 7 II. PHẦN NỘI DUNG 5 8 1.Cơ sở lí luận 5 9 2.Thực trạng 5 10 3. Giải pháp, biện pháp 8 11 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 20 12 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 21 13 1. Kết luận 21 14 2. Kiến nghị 22 15 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 23 16 PHỤ LỤC 24 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ 2 Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ 2015- 2016 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trường TH Hoàng Văn Thụ là trường đóng trên địa bàn buôn Dur I, một buôn đặc biệt khó khăn của xã Dur Kmăl. Từ năm học 2012 – 2013, bộ môn tiếng anh đã được Nhà trường đưa vào dạy học đại trà cho học sinh khối 3, 4, 5 nên việc tiếp xúc với môn tiếng Anh không còn mới mẻ với các em học sinh và các bậc phụ huynh. Ban đầu, tiếng Anh là một môn học khó tiếp thu đối với các em học sinh ở ngôi trường vùng 3 với đa số là học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ. Nhưng nhờ sự quan tâm của lãnh đạo phòng Giáo dục, Nhà trường, của các bậc phụ huynh cùng với sự cố gắng, niềm đam mê của các em học sinh, chất lượng dạy và học môn tiếng Anh ngày càng được nâng cao một cách rõ rệt như học sinh tham gia thi tiếng Anh trên Internet và thi học sinh năng khiếu môn tiếng Anh đã đạt giải cấp huyện. Việc dạy và học Tiếng Anh ở bậc tiểu học là tạo môi trường giúp các em học sinh làm quen với một ngôn ngữ khác, bước đầu hình thành kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng nghe – nói. Trong thời gian 3 năm trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh tại trường TH Hoàng Văn Thụ, qua quan sát tôi nhận thấy sau tiết học các em học sinh nói chuyện với nhau bằng những câu tiếng Anh vừa được học, ra những câu đố để ôn lại bài, một vài em học sinh còn hỏi cô giáo một số câu giao tiếp thường ngày để nói chuyện với các bạn, các em rất thích tham gia các hoạt động bằng tiếng Anh. Các em có nhu cầu phát huy năng lực bản thân nhưng cơ hội và điều kiện để thể hiện sở thích của mình vẫn chưa có. Xuất phát từ những đam mê của các em học sinh còn khó khăn, bản thân tôi rất mong muốn tạo môi trường cho các em phát triển khả năng giao tiếp, rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin trong việc học tập tiếng Anh, đồng thời giúp các em rèn luyện kĩ năng sống, phát triển toàn diện. Dự định thành lập Câu lạc bộ tiếng Anh đã được tôi lên kế hoạch từ năm học 2013 – 2014 nhưng vì điều kiện còn nhiều khó khăn, nhiều hoạt động chuyên môn trải dài trong năm học nên chưa có đủ thời gian để tiến hành một cách quy mô và đem lại hiệu quả. Trong năm học 2014 - 2015, khi đưa ra dự định của mình về việc thành lập Câu lạc bộ, tôi đã định hướng cho học sinh mục đích hoạt động của Câu lạc bộ, giới thiệu một số hoạt động câu lạc bộ sẽ tổ chức và nhận được sự đồng tình cũng như góp ý dựa trên những mong muốn của Ban giám hiệu Nhà trường và của chính các em. Và điều này đã tiếp thêm cho tôi động lực để xây dựng một sân chơi đặc trưng, riêng biệt cho bộ môn tiếng Anh ngay tại nhà trường. Vì vậy, tôi đã cố gắng tìm ra những biện pháp để tổ chức và duy trì hoạt động của Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường Hoàng Văn Thụ. Câu lạc bộ tiếng Anh trường TH Hoàng Văn Thụ ra mắt vào ngày khai giảng năm học 2014 – 2015. Mặc dù mới đi vào hoạt động trong vòng hơn 1 năm (1 lần/1 tuần) nhưng bản thân cũng rút ra được một Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ 3 Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ 2015- 2016 số kinh nghiệm trong quá trình lập kế hoạch, chuẩn bị và đưa câu lạc bộ vào hoạt động; đồng thời cũng tìm ra một số giải pháp thực tế hơn để duy trì và nâng cao hiệu quả của câu lạc bộ, nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh, rèn luyện học sinh về tri thức và tâm hồn trong năm học 2015 - 2016. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: a. Mục tiêu Việc nghiên cứu đề tài nhằm chỉ ra cho giáo viên phụ trách Câu lạc bộ các phương pháp tổ chức, quản lý, xây dựng hoạt động của Câu lạc bộ và Ban giám hiệu Nhà trường nhìn thấy được lợi ích đem lại từ việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả. Hoạt động của các Câu lạc bộ trong nhà trường hiện nay là một trong những loại hình hoạt động nhằm góp phần đổi mới PPDH phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Việc tổ chức Câu lạc bộ tiếng Anh là tạo môi trường thực tiễn trong việc dạy và học tiếng Anh cho học sinh tiểu học, kích thích hứng thú học ngoại ngữ cho các em thông qua các hoạt động bổ ích dưới sự quản lý và hướng dẫn của giáo viên, tạo được hứng thú để thu hút sự tham gia của học sinh, luôn tìm tòi, sáng tạo, hướng dẫn và động viên các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh; tạo cho học sinh quyền nghỉ ngơi, giải trí tích cực, giáo dục, giúp các em nâng cao hiểu biết, tạo môi trường để các em rèn luyện đạo đức, phát triển kỹ năng sống góp phần phát triển toàn diện về mọi mặt. b. Nhiệm vụ - Chỉ ra định hướng lập kế hoạch thành lập CLB với sự tham mưu của lãnh đạo nhà trường. - Các công tác chuẩn bị cho hoạt động: Xây dựng đề án nhân sự; Phổ biến và thu hút học sinh tham gia; Chuẩn bị mẫu đơn đăng kí; Bảng tên cho thành viên; Tìm kiếm nguồn kinh phí. - Xây dựng chương trình hoạt động chung và cụ thể cho từng tuần. - Soạn thảo các nội dung sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ, xã Dur Kmăl, Krông Ana, Đăk Lăk. 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu: Thành viên Câu lạc bộ tiếng Anh là học sinh lớp 3, 4, 5 trường TH Hoàng Văn Thụ, năm học 2015 – 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thực nghiệm sư phạm; - Phương pháp trực quan; - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sách vở; Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ 4 Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ 2015- 2016 - Phương pháp trò chơi học tập; - Phương pháp tổ chức hoạt động NGLL. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Lịch sử đã chỉ ra và chứng minh cho chúng ta thấy rằng loài người đã biết tổ chức sinh hoạt cộng đồng theo nhóm, theo tộc đã từ lâu đời. Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Thực tế chỉ ra rằng sự hợp tác trong nhóm mang lại năng suất lao động và hiệu quả cao hơn gấp nhiều lần. Khi làm việc theo nhóm, mỗi thành viên sẽ có cơ hội học tập kinh nghiệm từ các thành viên khác khi nghe họ trình bày và cả khi họ phản biện ý kiến của mình. Câu lạc bộ trong nhà trường là nơi tập hợp những học sinh có cùng sở thích, năng khiếu ở cùng một lĩnh vực nào đó, tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí phù hợp với bản thân. Cho đến nay, các câu lạc bộ trong trường học đã không còn là điều mới mẻ với nhiều người. Câu lạc bộ bóng đá, bóng bàn, võ thuật …; Câu lạc bộ Âm nhạc; Câu lạc bộ khéo tay hay làm; Câu lạc bộ họa sĩ nhí, nhà thơ trẻ … nhiều câu lạc bộ đã là nơi chắp cánh cho những tài năng trong tương lai. Lợi ích của các câu lạc bộ này nhiều vô cùng, vừa cho học sinh có thể vui vẻ trong môi trường mà các em yêu thích, vừa giúp các em tự tin vào bản thân, hòa đồng với bạn bè và góp phần giúp các em phát triển một cách toàn diện. Từ những cơ sở trên, tôi nhận định việc thành lập và duy trì hoạt động của Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ là hết sức cần thiết, là một trongg những nhiệm vụ trọng tâm của năm học, đồng thời là hoạt động thiết thực giúp học sinh rèn luyện khả năng giáo tiếp bằng tiếng Anh, vui chơi, giải trí lành mạnh, rèn luyện đạo đức, phát triển kỹ năng sống. Và ý tưởng chơi để học, học trong chơi ở câu lạc bộ đã hình thành. 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường; sự quan tâm của cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp; học sinh được học 2 buổi/ ngày. - Bản thân là giáo viên được đào tạo chính quy, được tham gia bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của cấp trên tổ chức, có khả năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp; - Trường có tương đối đầy đủ về thiết bị phục vụ cho việc sinh hoạt của Câu lạc bộ như máy chiếu, phòng học, máy tính …; Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ 5 Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ 2015- 2016 - Có nhiều cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tiếng Anh của học sinh. Học sinh ngoan, có sự đam mê trong việc học tiếng Anh; - Có được sự hợp tác tốt giữa giáo viên và học sinh; * Khó khăn: - Hầu hết học sinh của trường đều là con em thuần nông, đa số con em dân tộc thiểu số nên điều kiện đầu tư cho các em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em; - Trường chưa có phòng học chức năng riêng biệt nên việc sinh hoạt của Câu lạc bộ còn gián đoạn do trùng với các hoạt động của Nhà trường. - Trường có 02 điểm trường lẻ, việc đưa đón học sinh tham gia Câu lạc bộ còn hạn chế. - Kinh phí chi cho hoạt động của Câu lạc bộ còn hạn chế nên việc tổ chức các hoạt động chưa được như kế hoạch đã đề ra. 2.2. Thành công, hạn chế * Thành công: - Chất lượng đại trà bộ môn tương đối tốt, chất lượng học sinh tăng rõ rệt theo từng năm học. - Học sinh tham gia thi tiếng Anh trên mạng và học sinh năng khiếu tiếng Anh đạt kết quả tương đối tốt so với các trường ở vùng đặc biệt khó khăn. * Hạn chế: - Học sinh còn rụt rè, không mạnh dạn, sợ sai và thụ động khi nói tiếng Anh trước các bạn. - Trong khi tham gia các hoạt động của câu lạc bộ còn chờ và ỷ lại vào giáo viên hướng dẫn. - Học sinh tiểu học chưa có thói quen quan sát và nhận xét sự vật hiện tượng xung quanh. - Kỹ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu * Mặt mạnh: - Giáo viên biết khắc phục khó khăn của nhà trường, hiểu và nắm bắt tâm lý học sinh; biết cách lên kế hoạch hoạt động và có khả năng tổ chức các hoạt động NGLL phù hợp với học sinh tiểu học. - Học sinh yêu thích, hứng thú với môn học, dành thời gian rèn luyện kĩ năng tiếng Anh tại nhà. * Mặt yếu: Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ 6 Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ 2015- 2016 - Do còn hiếu động, một số học sinh chưa nghe theo sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách. Khi tham gia các hoạt động ngoại khóa còn khó kiểm soát, một số em chưa tự tin, tích cực thể hiện mình. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Từ năm học 2012 – 2013 đến nay, tôi được phân công giảng dạy môn tiếng Anh tại trường TH Hoàng Văn Thụ, tôi thấy việc học tập bộ môn này của các em chưa thật sự sôi nổi, chưa yêu thích môn học, rất nhiều học sinh ở đây là người dân tộc thiểu số, các em nhút nhát, rụt rè, chưa mạnh dạn, một số học sinh không có đầy đủ sách vở nên các em không đủ tự tin khi vào tiết học, những điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc học tiếng Anh. Như chúng ta đã biết, học sinh tiểu học vẫn còn ở lứa tuổi “mải chơi”, các em chưa tập trung nhiều đến việc học nên việc ôn lại kiến thức ở nhà là rất ít; môi trường phát triển kỹ năng tiếng Anh là hoàn toàn không có, nhiều bậc phụ huynh do điều kiện còn hạn chế nên việc giúp đỡ các em trong quá trình học tập bộ môn này còn rất khó khăn. Vì vậy, thông qua việc sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh, những khó khăn và vướng mắc của các em dần được gỡ rối thông qua những kiến thức và kỹ năng các em đạt được. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Theo nhà nghiên cứu Brown, có 5 nhân tố quan trọng cần phải xem xét để trang bị cho việc dạy tiếng Anh cho trẻ, trong đó có nhân tố về các giác quan của trẻ và giới hạn về khả năng tập trung của trẻ. Ngoài ra, do trẻ có đặc điểm là rất dễ kết nối với xung quanh thông qua các giác quan: xúc giác (sờ được), thị giác (nhìn được) và thính giác (nghe được). Vì khả năng tập trung của trẻ tương đối ngắn, nên giáo viên phải thiết kế nhiều hoạt động dạy học đan xen trong đó có sử dụng đa dạng các phương tiện dạy học như hình ảnh, video, các thẻ học từ, các trang phục để thực hiện trò chơi đóng vai, các bài hát tiếng Anh … nhằm mục đích kích thích vào mọi giác quan cũng như sở thích và duy trì được trạng thái tập trung của trẻ trong quá trình học tập. Môi trường học tập tác động đến kết quả học tập thể hiện tầm quan trọng trong lí luận dạy học cho trẻ, đó là trẻ học tiếng phải bằng những trải nghiệm thôn qua các hoạt động cụ thể và có sử dụng công cụ dạy học hỗ trợ, làm cho trẻ khi học phải được “động” thì mới có thể học tập được tốt. Chính vì nhận ra được những vấn đề này, nên bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi khắc phục được những khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí cũng như thực trạng học sinh của nhà trường để thành lập thành công một CLB tiếng Anh theo đúng nghĩa của nó. Tiếng Anh được đưa vào Việt Nam cách đây ba mươi năm và nhờ các vị phụ huynh trẻ, phong trào dạy và học tiếng Anh được đẩy mạnh như hiện nay. Với các trẻ ở độ tuổi tiểu học, bắt đầu được học tiếng Anh như một ngôn ngữ mới, trong khi Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ 7 Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ 2015- 2016 học tiếng mẹ đẻ là vẫn là nhiệm vụ chính. Vì tiếng Anh chỉ có 8 tiết/ một tháng, vậy chúng ta không nên đòi hỏi trẻ nhanh chóng nói sõi tiếng Anh. Chúng ta nên kiểm tra ở mức độ “nhẹ” nhất và giúp các em lĩnh hội một cách dễ dàng nhất và chủ yếu là thông qua các hoạt động tích cực như các trò chơi, bài hát … kết hợp với việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Việc tham gia hoạt động với các bạn sẽ làm thúc đẩy sự thích thú của các em, sự thú vị và mới mẻ của các hoạt động sẽ lôi cuốn sự chú ý của các em, lượng kiến thức thông qua các hoạt động này cũng sẽ được ghi nhớ lâu hơn. Vì vậy, muốn thành công khi thực hiện đề tài giáo viên cần nắm được tâm lý, lứa tuổi của học sinh, cần chọn các phương pháp và hình thức hoạt động của câu lạc bộ một cách phù hợp, luôn tạo hứng thú và sự tự tin cho học sinh khi các em thể hiện kỹ năng của mình. Luôn tạo môi trường thân thiện, tạo cảm hứng cho các em, khuyến khích hỗ trợ khi các em gặp phải khó khăn. Với đối tượng được giảng dạy là trẻ em đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp riêng, phải đưa ra các ý tưởng làm sao cho câu lạc bộ ngày càng sinh động, vui vẻ càng tốt. Việc lồng ghép kiến thức vào các trò chơi, bài hát tập thể, truyện kể giúp học sinh năng động hơn, chứ không thể đi theo lối dạy truyền thống với các lý thuyết về từ vựng, ngữ pháp quá khô khan. Trong đó phương pháp kể chuyện được sử dụng rất nhiều để tạo ra hoạt động sôi nổi của lớp học. Điều đó đòi hỏi người giáo viên ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn cần nắm vững kiến thức ở các bộ môn liên quan như: Tâm lý học lứa tuổi, giáo dục đại cương, khoa học tự nhiên … và đặc biệt là kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, kỹ năng hoạt náo và cực kì sáng tạo, linh hoạt. Để thành công trong việc nghiên cứu đề tài này, người giáo viên cần nắm được tâm lý lứa tuổi học sinh, khả năng nhận thức, tư duy và những mong muốn của các em. Cần cho những hoạt động sinh hoạt phù hợp, tổ chức linh hoạt và khơi dậy được niềm đam mê của các em. Luôn tạo được hứng thú và tự tin cho học sinh khi tham gia các hoạt động của Câu lạc bộ. Do đó, dựa vào kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa và việc tìm tòi, học hỏi hoạt động của các Trung tâm Anh ngữ tôi nhận thấy nhiệm vụ quan trọng của mình là “phải” xây dựng được một sân chơi tiếng Anh lành mạnh, bổ ích cho học sinh vùng khó khăn để các em có cơ hội phát triển khả năng của mình, được tham gia vào những hoạt động tích cực, được chủ động, được sáng tạo và đam mê không khác gì những em học sinh vùng thuận lợi. Từ đó tôi mạnh dạn xây dựng và thực hiện ý tưởng, rồi áp dụng vào thực tế tại trường TH Hoàng Văn Thụ. Bước đầu còn nhiều khó khăn vì học sinh còn bỡ ngỡ nhưng sau một thời gian làm quen với cách thức sinh hoạt của Câu lạc bộ đã thu được kết quả rất tốt. 3. Giải pháp, biện pháp Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ 8 Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ 2015- 2016 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp - Để giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cũng như các kỹ năng sống cần có của học sinh tiểu học. - Câu lạc bộ là hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện cho học sinh các kỹ năng hoạt động như: kỹ năng biết lắng nghe và biểu đạt ý kiến tranh luận, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày ... - Hạn chế được cảm giác lo sợ, ngại ngùng trước đám đông vì sợ nói không đúng, đã tự tin thể hiện mình mà không để ý đến lời chê của bạn. - Qua việc sinh hoạt câu lạc bộ giúp học sinh khám phá thêm về thế giới xung quanh, thêm yêu cuộc sống, yêu gia đình, bạn bè, thầy cô … - Giúp học sinh phần nào biểu đạt được tình cảm, cảm xúc của mình với cuộc sống qua hoạt động tự rèn của mình. 3.2. Nội dung và cách thức của giải pháp, biện pháp Để câu lạc bộ được thành lập đầu tiên là cần sự ủng hộ, nhất trí và chỉ đạo của Ban giám hiệu Nhà trường, sự đầu tư của giáo viên bộ môn trong quá trình lên kế hoạch cũng như thực hiện và sự phối hợp của các giáo viên trong Nhà trường. Quá trình thực hiện như sau: a. Lập kế hoạch và Công tác chuẩn bị Ngay từ khi có định hướng thành lập Câu lạc bộ trong năm học tới, giáo viên phụ trách phải lên kế hoạch hoạt động cụ thể cho câu lạc bộ về cơ cấu nhân sự cũng như các hoạt động sinh hoạt theo thời gian của năm học từ năm học trước để trình Lãnh đạo phê duyệt và bổ sung trước khi bắt đầu năm học mới. Kế hoạch cần ngắn gọn, thể hiện được nhiệm vụ, yêu cầu và nội dung sinh hoạt của Câu lạc bộ. (Kế hoạch thành lập Câu lạc bộ tiếng Anh, trường TH Hoàng Văn Thụ - kèm theo ở Phụ lục) b. Về nhân sự: - Thành lập Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ bao gồm các thành viên như sau: + Chủ nhiệm Câu lạc bộ: Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, chỉ đạo chung và hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động của Câu lạc bộ. + Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ: Giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh tại nhà trường, xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động, quản lý các thành viên của Câu lạc bộ, tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ theo định kì và chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hoạt động. + Nhóm trưởng: một số học sinh tiêu biểu, nhanh nhẹn, học tốt môn tiếng Anh, có ý thức chấp hành sự phân công và có uy tín với các bạn trong quá trình học tập, có khả năng giúp đỡ các thành viên khác trong các hoạt động. Tùy vào số lượng học sinh tham gia sinh hoạt mà phân công số nhóm trưởng cần thiết. Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ 9 Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ 2015- 2016 + Các thành viên: là tất cả các em học sinh tự nguyện tham gia câu lạc bộ. Có thể khuyến khích sự tham gia của các giáo viên bộ môn khác nhằm tạo nên sự đoàn kết cũng sức ảnh hưởng của Câu lạc bộ đến toàn trường, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Câu lạc bộ, đa dạng về mặt hình thức và phong phú về mặt nội dung. (Mẫu đơn xin gia nhập Câu lạc bộ tiếng Anh trường TH Hoàng Văn Thụ) c. Chương trình hoạt động: - Cần xây dựng chương trình hoạt động của câu lạc bộ xuyên suốt năm học, bám sát vào chủ đề hàng tháng để tiến hành hoạt động tạo nên hiệu quả thực tế đối với học sinh, gần gũi với đời sống xung quanh. - Chương trình phải phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, gây hứng thú và kích thích sự sáng tạo, chủ động của học sinh, không lặp lại, rập khuôn gây cảm giác chán nản cho học sinh. - Các hoạt động dành cho học sinh tiểu học cần đưa những kiến thức đến học sinh thông qua các hoạt động mang tính thi đua, vui chơi như các Cuộc thi Rung chuông vàng, Ai nhanh hơn học sinh Tiểu học, thi văn nghệ, kể chuyện bằng tiếng Anh ... Điều quan trọng là biết kết hợp nhịp nhàng giữa việc truyền tải kiến thức và thực hiện hoạt động giải trí lành mạnh cho học sinh. Tuyệt đối không được gây áp lực, bắt buộc học sinh tham gia, ở lứa tuổi này sở thích và đam mê của các em chính là yếu tố quan trong để tạo nên hứng thú và sự chủ động cho học sinh. - Ở mỗi chương trình hoạt động, đựa vào kế hoạch của Nhà trường, đặc thù bộ môn và chủ điểm tháng, giáo viên phụ trách Câu lạc bộ cần xây dựng kế hoạch hoạt động tỉ mỉ, chi tiết, xuyên suốt năm học. Dưới đây là Dự kiến chương trình hoạt động của Câu lạc bộ tiếng Anh, trường TH Hoàng Văn Thụ năm học 2015 – 2016 (tham khảo): Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ 10 Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ Thời gian Tháng 8 Tuần Phụ trách - Viết đơn xin đăng kí tham gia CLB; Đ/c thành lập Nội quy, xây dựng chương Huyền trình hoạt động. - Luyện tập văn nghệ ra mắt Câu lạc Đ/c Kim bộ vào ngày Khai giảng năm học mới. Anh Các hoạt động chính - Huy động nguồn Kinh phí từ Hội CMHS nhà trường. - Ra mắt CLB nhân dịp Khai giảng Đ/c năm học mới. Huyền Tuần + Chuẩn bị bài phát biểu ra mắt CLB. + Biểu diễn các tiết mục văn nghệ của 1 các thành viên trong CLB. Tháng 9 2015- 2016 Mục đích Kinh phí Kinh phí chi cho hoạt động chuyên môn. Kinh phí chi cho hoạt động chuyên môn. - Thiết kế bảng tên cho các thành viên Đ/c của Câu lạc bộ. Huyền Tuần 2 - Họp Câu lạc bộ phân công nhiệm vụ cụ thể. - Hoạt động Làm quen: Giới thiệu về Đ/c Tuần bản thân, làm quen bạn mới bằng cách Huyền 3 sử dụng nhưng mẫu câu đã học. Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ Ghi chú - Xây dựng cơ cấu nhân sự Phối hợp với BGH, cho CLB. GVCN - Giới thiệu CLB đến quý CMHS, Chính quyền địa phương. - Tìm kiếm nguồn quỹ sinh hoạt. - Giới thiệu rộng rãi đến Phối hợp với BGH, các bậc phụ huynh và các Đoàn TNCS, Đội. em học sinh. - Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các thành viên trong CLB. - Để CLB hoạt động hiệu quả và có sự phân công công việc rõ ràng. - Không đặt nặng về kỹ năng ngôn ngữ, chú trọng phát huy sự mạnh dạn, tự 11 Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ tin. - Chia sẻ kinh nghiệm học tập với các thành viên khác. - Ôn tập lại kiến thức cho học sinh. - Tạo hưng phấn cho học sinh thông qua hoạt động văn nghệ. - Tổ chức Hội thảo kinh nghiệm học tập môn tiếng Anh với chủ đề: Cách luyện thi IOE hiệu quả. - Tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng Đ/c Kim cho học sinh. Anh Tuần - Hướng dẫn học sinh tập nhảy và hát 4 bài “Hockey Pockey”. - Tổ chức Diễn đàn (Forum) “Nếu em Đ/c là Hiệu trưởng …” Huyền Đ/c Kim Anh Tuần 1 Tháng 10 - Thi giải ô chữ tiếng Anh. (English Crossword). - Giáo dục kỹ năng sống thông qua xem video clip “Sự khác biệt giữa người phương Đông và người phương Tuần Tây”. 2 - Thi vẽ logo cho trường trong ý nghĩ trẻ thơ và giới thiệu bằng tiếng Anh (có sự hỗ trợ của giáo viên). 2015- 2016 Đ/c Huyền - Kinh phí CLB mua giấy vẽ. Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ - Nhìn thấy được những mong muốn của các em. Cơ hội để các em trình bày ý kiến của bản thân, rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn trước tập thể. - Ôn luyện từ vựng, tăng khả năng phản ứng nhanh của học sinh. - Giúp học sinh có cái nhìn mới về văn hóa của người Việt và người dân nơi nói tiếng Anh. - Phát huy khả năng sáng tạo, rèn luyện phần “mỹ” cho học sinh. 12 - Sử dụng phần mềm Violet 1.9 soạn nội dung câu hỏi trắc nghiệm đa dạng, tiết kiệm thời gian cho giáo viên. - Sử dụng phần mềm Violet soạn thảo. - Link: https://www.youtube.co m/watch?v=UqpvOUet p1Y - Sự phối hợp của giáo viên mỹ thuật. Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ - Hướng dẫn học sinh kể chuyện “The Hare and the Tortoise”. (Cho xem video.) - Thi viết thư gửi mẹ, gửi chị nhân dịp 20/10. - Chơi trò chơi Ai thông minh hơn học sinh tiều học. Tuần 3 Đ/c Kim Anh Đ/c Thương - Tập 01 tiết mục văn nghệ của Câu lạc bộ tham gia Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Tuần 4 - Ngoại khóa: Tổ chức hoạt động sinh hoạt văn nghệ và chơi trò chơi, hóa trang Haloween ở khuôn viên sân trường. - Tổ chức lao động cho các thành viên câu lạc bộ, nhặt rác, nhổ cỏ … Đ/c Huyền - Khuyến khích học sinh sử Đ/c Kim dụng các Anh đồ dùng sẵn có. Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ 2015- 2016 - Luyện kỹ năng nghe, nói thông qua việc nghe truyện và tập đóng vai, luyện hội thoại. - Giáo dục cho học sinh quan tâm và yêu thương những người xung quanh. - Ôn lại kiến thức các môn học, tạo sự mới mẻ cho các hoạt động nhằm phát huy toàn diện cho học sinh. - Nâng cao sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh, tạo sự đoàn kết, vui vẻ giữa các thành viên trong CLB. - Giới thiệu cho học sinh ngày Haloween theo văn hóa phương Tây, tăng khả năng sáng tạo cho học sinh. - Hướng cho học sinh biết yêu thiên nhiên, yêu lao động, bảo vệ môi trường. Có cơ hội gần gũi với thiên 13 - Link: https://www.youtube.co m/watch?v=eMXmMH VNx4U - PHT chuyên môn chấm và trao giải cho các thành viên. - Sự phối hợp của các giáo viên trong việc soạn thảo trò chơi về tất cả các môn học. - Phối hợp với LĐ, Đoàn TNCS và giáo viên Mỹ thuật. Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ Tháng 11 - Tổ chức trò chơi “Whispering” với chủ đề “Hãy nói những điều em muốn Tuần nói”. 1 - Thi vẽ tranh theo chủ đề 20/11, đặt tên tranh bằng tiếng Anh. - Tổ chức thi thiết kế thiệp và tự làm thiệp với những lời chúc bằng tiếng Anh tặng cho thầy cô giáo nhân ngày Tuần 20/11. 2 - Hướng dẫn hát tập thể bài hát “Hello, Happy Teacher’s Day”. - Thi xây dựng từ điển nhóm bằng hình ảnh. Tuần 4 2015- 2016 nhiện, tinh thần học sinh sảng khoái. - Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh, tạo phản xạ tự nhiên cho các em trong việc sử dụng ngôn ngữ. - Phát triển trí tưởng tượng cho học sinh. - Giáo dục nhân cách, kính trọng thầy cô giáo; tăng cường thẩm mỹ cho học sinh. Đ/c Huyền Đ/c Kim Anh Đ/c Thảo Đ/c Huyền Đ/c Huyền Đ/c Kim Anh - Kinh phí CLB chi mua giấy A4 đóng tập cho các nhóm. - Tổ chức chương trình Dance for Kids dạy nhảy cho học sinh bài BINGO. Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ - Giúp học sinh mô tả từ vựng thông qua kênh hình và tạo cho mình được kho tri thức, biết cách thông kê lại những gì đã được học và ghi nhớ lâu hơn. Hướng dẫn học sinh cách làm việc nhóm. - Tăng hứng thú cho học sinh khi tham gia các hoạt động tiếng Anh, giúp học 14 - Phối hợp với giáo viên Mỹ thuật. - Phối hợp với giáo viên mỹ thuật. - Link: https://www.youtube.co m/watch?v=1ZmNXNh b0KQ - Link: https://www.youtube.co m/watch?v=T9axVzDm Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ Tháng 12 Tháng 01 - Tổ chức cuộc thi “Chúng em cùng nói tiếng Anh” theo nhóm với các Tuần hình thức thi: Giới thiệu bản thân, về 1 gia đình, bạn bè và trường học; Phần thi năng khiếu bằng tiếng Anh. - Giới thiệu ngày Giáng sinh cho học Tuần sinh. Tổ chức cho học sinh chơi trò 2 chơi Lucky Number tìm hiểu về ngày này. - Tổ chức cuộc thi “Khéo tay hay làm” với chủ đề sáng tạo đồ dùng học tập phục vụ cho học tập môn tiếng Tuần Anh. 3 - Tổ chức chơi những trò chơi nhỏ ôn lại từ vựng cho học sinh. Tuần 4 Tháng 02 - Giáo dục kỹ năng sống thông qua việc xem Video Bài học cuộc sống - Hướng dẫn kỹ năng làm việc, sinh Tuần hoạt theo nhóm. 1 2015- 2016 Đ/c Huyền Đ/c Kim Anh sinh năng động, rèn luyện thân thể. - Nâng cao kỹ năng nói cho học sinh, rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin trước tập thể. Đ/c Kim Anh - Tăng sự hiểu biết cho học sinh. Đ/c Huyền - Kinh phí hoạt động của CLB Đ/c Kim mua vật Anh liệu thủ công cho học sinh. Đ/c Huyền - Nâng cao kỹ năng thủ công, óc sáng tạo cho học sinh. - Ôn tập từ vựng tăng khả năng ghi nhớ của học sinh. Đ/c Huyền - Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, bước đầu hình thành cho học sinh cách Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ - Rèn luyện đạo đức, tăng cường kỹ năng sống, tình cảm yêu thương gia đình cho học sinh. 15 Ty0 - Link: https://www.youtube.co m/playlist?list=PLVu7p M5O6OW226vcEl2_P P0ejraQJQzXZ Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ Đ/c Kim Anh - Hướng dẫn học sinh hát bài “If you’re happy and you know it” và bài “Head, Shouder, Knees and Toes” kết hợp với hoạt động. - Hoạt động ngoại khóa: Dọn dẹp vệ Tuần sinh Tượng đài liệt sĩ của xã. 2 - Chơi trò chơi tập thể ngoài trời. - Tổ chức Diễn đàn: Ước mơ của em (My Dream). quản lý và sắp xếp công việc theo nhóm. - Tăng cường hoạt động thân thể, giáo dục thể chất cho học sinh. - Giáo dục học sinh ghi nhớ công ơn của cha anh. Tuần 3 - Kể chuyện The Ant and The Grasshopper Story thông qua video. - Tổ chức giao lưu tiếng Anh với các em học sinh lớp 1 và 2. Hướng dẫn các em những bài hát, bài chant tiếng Tuần Anh đơn giản. 4 2015- 2016 Đ/c Huyền Đ/c Kim Anh Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ - Cơ hội để các em thể hiện và giới thiệu cho bạn bè biết về ước mơ của mình, các thành viên sẽ hiểu nhau rõ hơn. Tăng tính đoàn kết, yêu thương. - Giáo dục đức tính chăm chỉ, cần cù cho học sinh. Rèn luyện kỹ năng nghe nói và đóng vai. - Giúp các em học sinh mới làm quen với chương trình tiếng Anh tăng hứng thú và đam mê với bộ môn. - Hình thành cho các thành viên cách hỗ trợ giúp đỡ người khác. 16 - Link: https://www.youtube.co m/watch?v=L8_ZwBG ntBw Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ Tháng 03 Tháng 04 2015- 2016 - Tổ chức thi đặt câu nhanh theo nhóm khi nhận từ khóa từ các nhóm Tuần khác. 1 - Chơi một số trò chơi nhỏ bằng tiếng Anh. - Thi kể chuyện gương người tốt việc Tuần tốt xung quanh em. 2 Đ/c Huyền Đ/c Kim Anh - Phát khiển khả năng sử dụng ngữ pháp, mẫu câu từ vựng cho học sinh. - Tập văn nghệ cho buổi tổng kết hoạt động Câu lạc bộ. Tuần - Tham mưu với Lãnh đạo Nhà trường 3 về công tác tổ chức tổng kết hoạt động. - Chuẩn bị công tác Tổng kết, đánh giá hoạt động của CLB. - Xây dựng bản Tổng kết và Phương hướng hoạt động của CLB trong năm Tuần học tới. 2 - Tập văn nghệ cho buổi tổng kết. - Chuẩn bị quà tặng cho các thành viên hoạt động tích cực, phát huy được hiệu quả của câu lạc bộ. - Liên hoan tổng kết hoạt động. Đ/c Kim Anh - Học sinh sẽ có cách quan sát và nhận định thế giới xung quanh. - Chuẩn bị chu đáo cho buổi lễ Tổng kết. Ban chủ nhiệm CLB. - Rút kinh nghiệm về những vấn đề đã và chưa làm được. Phối hợp với BGH, Đoàn TNCS, Đội. - Đưa ra bài học kinh nghiệm, góp ý, bổ sung, đổi mới hoạt động của Câu lạc bộ. Trên đây là một số hoạt động đặc trưng trong sinh hoạt CLB tiếng Anh, tùy vào điều kiện nhà trường, học sinh, giáo viên phụ trách cần linh hoạt đưa ra các hoạt động phù hợp. d. Bài học kinh nghiệm: Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ 17 Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ 2015- 2016 Để duy trì hoạt động của câu lạc bộ xuyên suốt trong quá trình một năm học đòi hỏi các chương trình hoạt động phải thay đổi liên tục, kết hợp giữ kiến thức và hoạt động ngoại khóa để thu hút sự tham gia của học sinh, học sinh không bị nhàm chán hay uể oải khi tham gia. Cách thức tổ chức hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học, thu hút sự tham gia và sáng tạo của học sinh, rèn luyện cho học sinh tính chủ động, sáng tạo. Cần khen thưởng, tặng quà lưu niệm động viên các thành viên trong các buổi sinh hoạt. Cần thay đổi và chú trọng vào việc thiết kế phòng sinh hoạt câu lạc bộ phù hợp với các nội dung, chương trình sinh hoạt. (Ý tưởng trang trí phòng học và sinh hoạt CLB đã có nhưng Nhà trường chưa có phòng học dành riêng cho bộ môn.) Sau mỗi đợt sinh hoạt, các thành viên trong Câu lạc bộ cần họp rút kinh nghiệm kịp thời để phát hiện ra những sai sót và chỉnh sứa trong lần sinh hoạt tiếp theo. Cần mời đại diện Hội Cha mẹ học sinh tham gia một vài hoạt động của Câu lạc bộ để thấy được những hiệu quả mà câu lạc bộ mang lại cho con em. Nhờ đó, có thể tranh thủ được sự ủng hộ và kinh phí hoạt động từ phụ huynh, sự quan tâm và tạo điều điện cho các em tham gia. Cần giới thiệu Câu lạc bộ đến toàn thể các em học sinh, thu hút các em học sinh còn nhút nhát, học sinh dân tộc thiểu số bằng các hoạt động thực tiễn của Câu lạc bộ. Đặc biệt là sự tham gia của giáo viên bộ môn khác là sự hỗ trợ rất cần thiết trong quá trình hoạt động. Với đề tài này, qua cách thức tổ chức và các kinh nghiệm để duy trì hoạt động của Câu lạc bộ đã thu hút được rất nhiều thành viên tự nguyện viết đơn tham gia sinh hoạt câu lạc bộ. Khi mới thành lập, Câu lạc bộ chỉ có khoảng 20 thành viên, chủ yếu là các em học sinh học tốt và đam mê bộ môn này ngay từ đầu đã tham gia sinh hoạt nhưng cho đến nay số lượng thành viên của câu lạc bộ đa tăng lên gần 50 em, trong đó có rất nhiều em là học sinh dân tộc thiểu số. Các em đã được rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghe nói tiếng Anh và được giáo dục kể cả kỹ năng sống, nhằm phát triển một cách toàn diện. 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Câu lạc bộ tiếng Anh là hoạt động sau giờ học giúp học sinh thư giãn sau các giờ học khác. Học sinh được chơi, được tìm tòi suy nghĩ và bộc lộ bản thân qua tất cả các hoạt động của câu lạc bộ. Với đề tài này, tôi đã giúp các em yêu thích môn tiếng Anh hơn, hạn chế sự rụt rè, thiếu tự tin. Học sinh biết bảo vệ ý thức chủ quan của bản thân khi tranh luận với các bạn trong câu lạc bộ, không bị ảnh hưởng bởi lời chê của Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ 18 Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ 2015- 2016 các bạn khác. Các phương pháp trên giúp bồi dưỡng, rèn luyện và củng cố lại kiến thức đã học, giúp các em hiểu nhiều hơn về tiếng Anh, tích cực hơn trong các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh, các em tìm tòi thể hiện mình, giúp các em ngày càng học tốt môn tiếng Anh, sẽ là hành trang sau này của các em. Để thực hiện thành công đề tài này, thành viên Ban chủ nhiệm CLB phải có sự tâm huyết, đầu tư và nhiệt tình; biết học hỏi, tham khảo mô hình của các Trung tâm Anh ngữ cho trẻ em, sáng tạo trong mọi hoạt động. Bên cạnh đó, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo nhà trường cũng rất quan trọng, là “kim chỉ nam” cho mọi hành động của CLB cùng với sự phối hợp của các giáo viên trong nhà trường. Niềm đam mê, hăng say và mong muốn của các em học sinh phối hợp với Ban chủ nhiệm là động lực để đưa các hoạt động đi theo đúng mục tiêu của nó. 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Trong quá trình hoạt động của câu lạc bộ trong năm học, các hoạt động của câu lạc bộ luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau vì thế nắm chắc cách thức tổ chức và hướng dẫn các em tham gia sinh hoạt câu lạc bộ nhằm giúp các em tiếp thu bài nhanh, học sinh yêu thích môn học, nhớ bài lâu hơn và các em được phát triển một cách toàn diện. Tranh thủ sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường là biện pháp quan trọng cho việc lên kế hoạch, xậy dựng chương trình và tiến hành hoạt động của CLB. Việc thành lập và duy trì CLB có thành công hay không không thể thiếu được sự hỗ trợ của lãnh đạo nhà trường và Hội Cha mẹ học sinh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm huyết của giáo viên tiếng Anh đến việc chủ nhiệm CLB vì người giáo viên có nhiệt tình hay không một phần là ở sự động viên, khích lệ ấy. Không những thế, thái độ làm việc của giáo viên phụ trách quyết định và là tiền đề cho sự ra đời cũng như duy trì một CLB bất kì cùng với sự kết hợp, tương tác của học sinh thể hiện qua niềm yêu thích và sự tiến bộ của môn học. Nếu thiếu sự đầu tư cho các hoạt động của CLB sẽ nhanh chóng làm học sinh không còn hứng thú, uể oải khi tham gia. Kết hợp được các yếu tố nội và ngoại hàm sẽ đẩy mạnh sức ảnh hưởng và hiệu quả của CLB mang lại. 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Vào đầu năm học 2014 – 2015, tôi đã tiến hành khảo sát bất kì 30 học sinh của khối 3, 4 và 5 về kỹ năng giao tiếp thu được kết quả như sau: Số lượng học sinh KỸ NĂNG NGHE KỸ NĂNG NÓI Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Mạnh dạn, tự tin 30 6 9 11 4 4 7 11 8 10 Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ 19 Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ 2015- 2016 Sau khi khảo sát chất lượng học sinh kỹ năng nghe – nói, sự tự tin, mạnh dạn và sự yêu thích tham gia câu lạc bộ của học sinh chưa cao, tôi đã trăn trở tìm ra những giải pháp để phát triển những khả năng này cho các em thông qua việc thành lập Câu lạc bộ tiếng Anh. Tôi đã nghiên cứu kĩ cách thức hoạt động và tổ chức các hoạt động giải trí kết hợp với kiến thức trong chương trình học nhằm cải thiện được một phần nào cho các em. Trên cơ sở đó, tôi càng thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức CLB tiếng Anh để giúp các em phát triển kỹ năng nghe vè nói của mình thông qua quá trình sinh hoạt CLB. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Sau khi lồng ghép kiến thức đã học vào các hoạt động của câu lạc bộ như trò chơi Rung chuông vàng, Giải ô chữ, giao lưu … đã giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức một cách thảo mái và ghi nhớ lâu hơn, hình thành phản xạ ngôn ngữ và thuận lợi cho việc học tập tiếng Anh trên lớp. Nhiều học sinh sau khi tham gia câu lạc bộ đã chia sẻ rằng em cảm thấy yên thích bộ môn tiếng Anh hơn vì thông qua đó em được học tập một cách vui vẻ với bạn bè, không áp lực và nhiều em cúng đã mạnh dạn hơn khi đứng trước đám đông, tự tin vào bản thân mình hơn. Tôi đã làm một cuộc điều tra nhỏ về sự yêu thích tham gia Câu lạc bộ tiếng Anh của trường đầu năm học 2014 – 2015 như sau: Đối tượng điều tra Thích tham gia Ngại tham gia Khối Số lượng Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Khối 3 63 10 15,9% 53 84,1% Khối 4 67 12 17,9% 55 82,1% Khối 5 66 15 22,7% 51 77,3% Tổng 196 37 18,9% 159 81,1% Đến cuối năm học 2014 – 2015, tôi tiến hành khảo sát lại sự yêu thích tham gia Câu lạc bộ của các em qua phiếu điều tra và thu được kết quả như sau: Đối tượng điều tra Thích tham gia Ngại tham gia Khối Số lượng Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Khối 3 63 35 55,6 28 44,4% Khối 4 67 28 41,8% 39 58,2% Khối 5 66 37 56,1% 29 43,9% Tổng 196 100 51% 96 49% Kết quả kiểm tra học kì II năm học 2014 – 2015 đã tăng lên một cách rõ rệt. Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ 20 Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ 2015- 2016 Trong năm học 2015 – 2016 này, câu lạc bộ đã thu hút được rất nhiều học sinh tham gia, hiện tại đã có 57 thành viên và được lãnh đạo cũng như Hội cha mẹ học sinh đánh giá cao, tạo mọi điều kiện để Câu lạc bộ ngày càng phát triển đi lên. (Mẫu Phiếu điều tra) III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Hoạt động của Câu lạc bộ trong Nhà trường là một trong những hoạt động ngoài giờ lên lớp, góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, kích thích sự sáng tạo, chủ động của học sinh trong các hoạt động; là biện pháp quan trọng thực hiện nội dung của cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tế nhà trường và mong muốn nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ cho học sinh, việc thành lập câu lạc bộ đã được lên kế hoạch và triển khai có hiệu quả, sâu rộng tại nhà trường. Qua hơn một năm hoạt động, tôi nhận thấy rằng, để kích thích và tạo hứng khởi học tập cho học sinh, phát triển khả năng giao tiếp tiếng Anh, kỹ năng sống, ngoài việc các em được học tập kiến thức trên lớp, nhà trường cần tạo cho các em môi trường thực hành, áp dụng bằng hình thức Câu lạc bộ là hoạt động rất bổ ích nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh. Và quan trọng hơn nữa là người giáo viên phải thật sự yêu nghề và truyền tình yêu cho học sinh. Như vậy, việc tổ chức được câu lạc bộ tiếng Anh trong nhà trường thực sự đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho học sinh, tạo cơ hội cho các em thể hiện năng khiếu và sở thích của mình, được trải nghiệm kỹ năng sống, phát triển hài hòa. Đề tài của tôi đã nêu lên một số cách thức lên kế hoạch, tổ chức hoạt động và kinh nghiệm duy trì hoạt động của Câu lạc bộ tiếng Anh, thu hút sự tham gia và gây hứng thú học tập cho học sinh, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học ngoại Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan