Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn-Một số giải pháp chỉ đạo khắc phục khó khăn trong dạy học Tập viết lớp 1...

Tài liệu Skkn-Một số giải pháp chỉ đạo khắc phục khó khăn trong dạy học Tập viết lớp 1

.PDF
19
2388
75

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG DẠY HỌC TẬP VIẾT LỚP 1 A.Lời mở đầu I. lý do chọn đề tài Đất nước ta đang bước vào thiên niên kỷ mới, với công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong nghị quyết trung ương V Khoá VIII Đảng ta nhấn mạnh: “ Muốn tiến hành CNH-HĐH thắng lợi phải phát triển GD -ĐT, phát huy nguồn lực con người,yếu tố cơ bản để phát triển nhanh và bền vững”. Điều đó chứng tỏ rằng Đảng ta thực sự coi GD&ĐT là một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế hiện đại và ngày càng coi đây là yếu tố hàng đầu tạo ra nội lực của mỗi quốc gia. Nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của GD&ĐT là nhằm xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế phát triển xã hội. Gần đây nhất trong văn kiện đại hội X Đảng ta lại nhấn mạnh “Phát triển GD&ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNHHĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người”. Với chức năng “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, GD&ĐT được nhìn nhận như là con đường quan trọng nhất để phát triển XH. Tuy nhiên, để đạt được điều đó nền GD Việt Nam phải có một hệ thống giáo dục quốc dân hoàn chỉnh và một cơ sở vững chắc là bậc giáo dục Tiểu học. Điều 2: luật GD Tiểu học khẳng định: “ Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, thẩm mỹ,trí tuệ và thể chất trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách của con người Việt Nam XHCN.” Với mục tiêu đó Điều lệ trường Tiểu học đã quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học: “ Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục tiểu học do Bộ GD&ĐT ban hành”. Chương trình tiểu học trong nhà trường đặt vấn đề dạy cả ngôn ngữ nối và ngôn ngữ viết, cả hai dạng ngôn ngữ này đều chiếm vị trí quan trọng trong ngôn ngữ nói chung. Vì vậy, cần tránh cả hai xu hướng thiên lệch hoặc chú trọng đến ngôn ngữ viết hoặc ngôn ngữ nói. Các phân môn Tiếng Việt gồm: (Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Tập làm văn) nhằm giúp học sinh sử dụng tiếng mẹ đẻ làm công cụ sắc bén để phục vụ cho giao tiếp và tư duy. Căn cứ vào tính chất phổ cập của bậc tiểu học, chương trình được phân hai giai đoạn. ( Giai đoạn thứ nhất lớp 1,2,3; giai đoạn thứ hai lớp 4,5).Việc dạy đọc và viết có một vị trí quan trọng ở giai đoạn đầu. Học sinh nhờ vào đọc và viết mà bước đầu làm chủ ngôn ngữ dạng viết, năng lực ban đầu về đọc và viết hình thành lại giúp cho việc nghe nói của học sinh trở nên tốt đẹp hơn. Một trong những con đường để giúp các em viết đúng các nét cơ bản đó là thông qua phân môn Tập viết. Vậy làm thế nào để rèn được kỹ năng viết đúng cho học sinh lớp 1,2,3 đó là vấn đề đặt ra và cần có câu giải thích của các nhà sư phạm, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay chương trình và sách giáo khoa được đưa vào thực hiện đại trà. Đứng trước thử thánh mới đòi hỏi các nhà quản lý, đội ngũ giáo viên tiểu học đã có những hoạt động tạo nên chuyển biến đáng kể, cả trong nhận thức lẫn phương pháp dạy học. Tuy thế, khi triển khai thực hiện chương trình vẫn bộc lộ một số hạn chế, đó là ảnh hưởng của cách dạy cũ, đó là sự nóng vội trong quá trình đổi mới, một số giáo viên vẫn chưa hiểu ý đồ của sách giáo khoa, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn, chưa phát huy chủ động sáng tạo của học sinh. Song để đáp ứng được mục tiêu giáo dục thì việc dạy học phân môn Tập viết ở lớp 1,2,3 không phải là dễ, đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp sáng tạo khi dạy học, thực hiện và nắm vững các yêu cầu có tính nguyên tắc, vận dụng linh hoạt, sáng tạo sát với thực tế đối tượng học sinh có như vậy mới nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập viết, góp phần tích cực vào việc đào tạo những con người năng động, sáng tạo trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Xuất phát từ thực tế dạy học phân môn Tập viết lớp 1 ở đơn vị, khiến bản thân tôi phải suy nghĩ,tìm tòi các giải pháp để tháo gỡ một số khó khăn dạy học Tập viết ở đơn vị đạt kết quả tốt.Và đó cúng là lý do mà tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp chỉ đạo khắc phục khó khăn trong dạy học Tập viết lớp 1 “ tại trường Tiểu học Phú Thuỷ. II. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài: “ Một số giải pháp chỉ đạo khắc phục khó khăn trong dạy học Tập viết lớp 1 “ nhằm khái quát những kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến và hoàn thiện phương pháp dạy học Tập viết lớp 1 để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung cho học sinh Tiểu học. III. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. - Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất ý kiến về việc dạy học phân môn Tập viết lớp 1 Chương I: B. Phần nội dung Mục tiêu, cấu trúc nội dung phân môn Tập viết lớp 1 1.Mục tiêu 1.1 Về kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng và tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, chữ ghi tiếng, cách viết chữ thường, chữ hoa, dấu thanh và chữ số. 1.2. Về kỹ năng: Viết đúng quy trình viết nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch.. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra học sinh còn được rèn kuyện các kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. Bài kiểm tra cuối năm là bài tập chép một trong các bài tập đọc có độ dài từ 25-30 chữ. 2.Nội dung dạy học Tập viết lớp 1 2.1 Dạy chữ viết thường + Dạy viết hệ thống chữ cái viết thường theo quy định. Các chữ một đơn vị chiều cao: a, ă, â, c , e, ê, i, m, n, o, ô, ơ, u, ư, v, x, Các chữ hai đơn vị chiều cao: d, đ, p, q Các chữ 2,5 đơn vị chiều cao: h, b, k, l, y, g Các chữ 1,25 đơn vị chiều cao: r, s Các chữ 1,5 đơn vị chiều cao; t + Dạy kỹ thuật viết liên kết các chữ cái Khi viết một chữ ( ghi âm, ghi tiếng) gồm từ hai chữ cái nối lại với nhau, để đảm bảo tốc độ viết, người ta không thể viết rời từng chữ mà viết liền mạch, viết xong chữ cái đứng trước, viết tiếp chữ cái đứng sau ( không nhấc bút khi viết). + Dạy kỹ thuật viết dấu phụ và viết dấu thanh. 2.2.Viết dấu phụ Dấu ở các chữ cái; ă, â, ơ, ư, ê, ô đặt ở vị tri trên đầu các chữ cái. Điểm cao nhất của dấu không quá 1/3 đơn vị. Điểm thấp nhất của dấu không chạm vào đầu các chữ cái ( cách đầu chữ một khe hở), chiều ngang của dấu bằng 1/3 đơn vị chữ. 2.3.Viết dấu thanh. Dấu sắc (/) là một nét thẳng xiên được viết từ trên xuống hơi chéo sang trái, độ dài 1/3 ô. Dấu huyền ( ) là một nét thẳng xiên được viết từ trên xuống, hơi chéo sang phải, độ dài bằng 1/3 ô. Dấu hỏi (?) gồm một nét hơi cong hở trái biến dạng ở phần cuối nét. Khi viết kéo dài đoạn cuối nét cong đó về bên trái, đọ cao bằng 1/3 ô. Dấu ngã ( ~ ) là hai nét cong hở liền nhau xếp ngược nhau theo chiều ngang. Dấu nặng (.) là một dấu chấm, đặt phía dưới các chữ ghi âm chính tả của vần. Dấu thanh chỉ đặt vào chữ ghi nguyên âm chứ không đặt vị trí giữa hai chữ cái. Quy trình viết dấu thanh được thực hiện sau khi viết dấu phụ. Nghĩa là cả dấu phụ và dấu thanh đều được thực hiện ở ngoài vùng liên kết nhưng dấu phụ được viết trước dấu thanh. Quy trình viết chữ ghi tiếng có cả dấu phụ và dấu thanh gồm hai bước: Bước 1: Viết các chữ trong vùng liên kết từ trái sang phải. Bước 2: Viết các dấu phụ, dấu thanh ngoài vùng liên kết từ trái sang phải, dấu ở phía trên viết trước, dấu ở phía dưới viết sau. 2.4. Dạy viết chữ hoa. Chương trình tập viết lớp 1 mới chỉ yêu cầu học sinh “ Làm quen với chữ viết hoa”. Do đó, học sinh chỉ phải tôc chữ viết hoa . Hệ thống chữ viết hoa được sắp xếp theo bảng chữ cái Tiếng Việt. Các chữ cái viết hoa đều có độ cao 2,5 đơn vị. 2.5. Dạy viết chữ số. Việc dạy viết chữ số có liên quan rất nhiều đến việc dạy Toán ở Tiểu học.. Để có thể đọc, viết được các số từ 0 đến 100, các em cần đọc và viết được 10 chữ số cơ bản từ 0 đến 9. Các chữ số đều có độ cao là 2 đơn vị. Nhiệm vụ chung của phân môn Tập viết ở Tiểu học là truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết hoa và kỹ thuật viết chữ. Trong các tiết Tập viết, học sinh nắm chắc được tri thức cơ bản về cấu tạo bộ chữ cái * Phương pháp tổ chức Về cơ bản phương pháp tổ chức dạy một tiết Tập viết không thay đổi, nó vẫn theo quy trình chung: + Giới thiệu bài tập viết. +Phân tích cấu tạo chữ. + Giáo viên viết mẫu. + Học sinh luyện viết trên bảng. + Học sinh viết vào vở + Củng cố viết bài. Chương II. Thực trạng của việc dạy học phân môn Tập viết ở trường. 2.1. Về giáo viên: Giáo viên là một trong ba nhân tố cần được xem xét của quá trình dạy học bất cứ môn học nào, là nhân tố quyết định sự thành công của quá trình dạy học. Khi dạy phân môn Tập viết ta nhận thấy: cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên, ít phát huy được tính sáng tạo, chưa sinh động, chưa cuốn hút được học sinh. Bên cạnh đó điều kiện giảng dạy của giáo viên còn khó khăn. Ngoài các cuốn sách học sinh và sách giáo viên, các tài liệu phục vụ cho việc dạy học Tập viết không nhiều, đồ dùng dạy học ít. Nhiều giáo viên chữ viết xấu, ngại viết bảng. Giáo viên có tâm lý ngại dạy các giờ này, nhiều trường hợp giáo viên “thả nổi” cho học sinh tự viết theo mẫu trong vở tập viết mà hầu như không hướng dẫn gì. Do đó, hiệu quả giảng dạy càn thấp. 2.2. Về học sinh: Một mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( đọc , viết, nghe, nói), từng bước tạo ra cho học sinh năng lực dùng Tiếng Việt để học tập ở tiểu học và các bậc học cao hơn, để giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi, qua đó, giáo dục cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt. Lòng yêu quý Tiếng Việt của các em phải được thể hiện trong hành động cụ thể, khả năng nói đúng, viết đúng Tiếng Việt. Tuy vậy, hiện nay hầu hết học sinh ít hứng thú khi học phân môn Tập viết và cho rằng đây là môn học khô khan và đòi hỏi sự tỷ mỉ cao. Những kiến thức trong môn học này không nhiều nhưng các em ngại luyện tập. * Những khó khăn khi dạy phân môn Tập viết. + Khó khăn chủ quan: Ngay sau khi học sinh làm quen với các nét cơ bản,học sinh đã phải học ngay cách viết chữ e. Như vậy là rất khó đối với học sinh. Bởi đây là lần đầu tiên các em cầm bút nên viết nét cong rất vất vả, nét viết không được đẹp. Sau bài chữ e, các em học viết chữ b. Điều này cũng gây ra khó khăn đối với các em. Vì chữ e đang có độ cao là 1 đơn vị lại chuyển sang luôn chữ b có độ cao 2,5 đơn vị. Các nét cơ bản lại không tương ứng với chữ viết. Chữ b gồm nét khuyết trên và một nét thắt nhỏ, trong khi hệ thống các nét cơ bản lại không có nét thắt nhỏ. Có ít bài luyện viết theo nhóm các chữ có sự đồng dạng về nét. Do đó, không tiện trong việc so sánh chữ sẽ viết với chữ đã viết., không phát huy được tính tích cực của học sinh. Ví dụ: bài 12, viết chữ i và chữ a. + Kỹ thuật viết chữ: Các bài viết không nhất quán về kỹ thuật viết Ví dụ: Bài 30 Tuần 7 – Tập viết 1 Bài 32 Tuần 7 Tập viết 1 Vở không có điểm đặt bút làm cho học sinh lúng túng không xác định được điểm đặt bút. Chữ thay đổi độ cao mà số li trong vở không thay đổi. Do đó, phải dàn hàng ngang nên vở trình bày xấu. + Cách trình bày trong sách giáo khoa Tiếng Việt. Một đôi chỗ trong vở tập viết 1 ( tập 1) chưa thật trùng khít với sách giáo khoa. Từ bài 1 đến bài 7 quyển Tiếng Việt 1 không trình bày cách viết liền nét khi ghép thành tiếng nhưng trong vở Tập viết lại hướng dẫn học sinh viết liền nét. Điều này không tránh khỏi sự thắc mắc của học sinh. Ví dụ: Bài 2: Sách Tiếng Việt 1 Vở Tập viết 1 3.2 Khó khăn về khách quan: Chữ thay đổi về kích thước tạo ra rất nhiều cỡ chữ khiến học sinh rất khó nhớ. Do đó, các em hay viết sai độ cao của các chữ b,k,,l,g,y Thay đổi cỡ chữ làm cho chữ đỡ thấp và đẹp hơn. Tuy nhiên, ngay khi vào lớp 1, các em đã phải đưa nét bút quá dài như thế nên nét hay bị gãy. Khung chữ thay đổi do đó chữ sẽ rộng ngang. Vì vậy khó điều tiết. Chương III. Khảo sát, phân loại đối tượng Để có kết quả trong việc dạy phân môn Tập viết chúng tôi đã tiến hành phân loại đối tượng học sinh cụ thể như sau: Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 1B Sĩ số lớp: 25 học sinh Tham gia thực nghiệm: 25 học sinh. Đặc điểm: Có 3 em giỏi 11 học sinh khá. 10 học sinh trung bình 1 học sinh yếu Tiếng Việt ( kỹ năng viết) Nội dung thực nghiệm: Dự giờ dạy Tập viết lớp 1B: Bài op, ap, họp nhóm, múa sạp, ăp, âp. bắp cải, cá mập. Kết quả: Có 16/25 em nộp bài viết đúng quy định. Cách đánh giá, xếp loại kết quả: Học sinh nắm được cách viết và quy trình viết đúng: 9/25 em. Học sinh viết sai quy trình chữ: Đưa bút chưa liền mạch, sự điều tiết về khoảng cách chưa cân đối: 13/25 em. Còn lại 3/25 em viết chưa hoàn thành theo quy định và các chữ viết được con sai nhiều ( về nét, quy trình…). Chương IV: Những biện pháp chỉ đạo dạy học phân môn Tập viết lớp 1 Xuất phát từ thực trạng nêu trên, là người quản lý trực tiếp chỉ đạo chuyên môn khối 1,2 tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp chỉ đạo khắc phục khó khăn trong dạy học tập viết lớp1 cụ thể như sau: Biện pháp 1: Chỉ đạo xây dưng quy trình giờ dạy hợp lý. Vào đầu năm học, sau khi đã ổn định nề nếp học tập, nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiên cứu chương trình, thống nhất một số tiến trình dạy học một số phân môn cụ thể. Về phân môn Tập viết, chúng tôi đã chỉ đạo xây dựng quy trình như sau: 1. Giới thiệu bài tập viết. 2. Phân tích cấu tạo chữ. a. Phân tích chữ cái. b. Phân tích vần, từ và dòng chữ viết ứng dụng. 3. Giáo viên viết mẫu. 4. Học sinh luyện tập. a. Học sinh luyện viết trong không trung ( với những bài giới thiệu con chữ mới). b. Học sinh luyện tập viết trên bảng con. 5. Học sinh viết vào vở, chấm chữa bài. 6. Củng cố bài viết. Biện pháp 2: Phát huy tính năng động tích cự của học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở ( so sánh đối chiếu). Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết chữ d ( bài 14 Tập viết 1) giáo viên nên sử dụng chữ mẫu a đặt cạnh chữ mẫu d để học sinh quan sát và so sánh chữ cái d giống và khác chữ cái a như thế nào. Học sinh phân tích được chữ a và chữ d đều có cấu tạo gồm hai nét: Nét cong kín và nét móc phải. Nét móc của chữ a cao 1 đơn vị, nét móc của chữ d cao 2 đơn vị. Từ bước phân tích này, học sinh sẽ củng cố lại cách viết chữ a và ghi nhớ được cách viết chữ d trên cơ sở chữ a, đồng thời học sinh cũng nhanh chóng nắm bắt được ký thuật viết chữ d đúng và đẹp. Chữ mẫu: Biện pháp 3: Hướng dẫn viết kỹ càng, cụ thể: a. Hướng dẫn cách viết chữ cái: Ví dụ: Hướng dẫn cách viết chữ a ( bài 12 Tuần 3- Tập viết 1) 1. Phân tích cấu tạo: Sử dụng chữ mẫu o và a Học sinh só sánh chữ o và a. ( Giống: có 1 nét cong lớn, có độ cao là 2 dòng.). Khác: Chữ o chỉ có một nét cong kín. Chữ a có một nét cong kín và một nét móc phải.) Giáo viên: Chỉ vào chữ mẫu và phân tích: Chữ cái a có cấu tạo gồm hai nét: nét cong kín và một nét móc phải, chữ có độ cao 2 dòng. 2.Cách viết chữ cái a. Giáo viên dùng thước đo theo quy trình viết chữ và giảng giải: Đầu tiên viết nét cong kín như chữ o, tiếp theo từ đường ngang 3 đưa nét bút thẳng xuống viết nét móc phải. Điểm dừng bút ở đường kẻ ngang 2. 3.Giáo viên viết mẫu: Giáo viên viết mẫu lần 1 và phân tích: viết chậm + giảng giải. Giáo viên viết mẫu lần 2 ở phần nội dung: viết nanh không giảng giải. 4.Luyện tập Giáo viên hướng dẫn học sinh đồ chữ a trên không trung. 5.Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con: Trên cơ sở học sinh sử dụng viết bảng, giáo viên giúp học sinh sửa chữa những chữ viết sai, viết chưa đẹp. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở: cách 2 đường kẻ dọc mới viết một chữ. b. Hướng dẫn cách liên kết các chữ cái: Khi dạy viết từ, câu ứng dụng, giáo viên ngoài việc làm cho học sinh hiểu được ý nghĩa của từ, câu sẽ viết bằng lời giải thích ngắn gọn, cần hướng dẫn cách nối liên kết liền mạch các chữ cái. Đây là một việc làm quan trọng. Viết liền mạch không chỉ làm cho tốc độ viết được nâng lên mà còn đảm bảo tính cân đối và yêu cầu thẩm mỹ của chữ viết. Trên cơ sở quan sát chữ mẫu, giáo viên cần giúp học sinh phân tích xem trong từ có bao nhiêu chữ cái có độ cao như nhau, khoảng cách giữa các chữ cái như thế nào, trong đó có bao nhiêu điểm nối các chữ cái, điểm xuất phát, điểm nối và điểm dừng bút ở đâu. Nhưng trước hết, giáo viên cần nắm được các trường hợp liên kết chữ ghi tiếng trong Tiếng Việt. c. Trường hợp viết nối thuận lợi: Trường hợp viết nối thuận lợi là trường hợp các chữ cái đứng trước và sau đều có nét liên kết ( gọi là liên kết hai đầu). Khi viết, người giáo viên chỉ cần đưa tiếp nét bút từ điểm dừng của chữ cái đứng trước nối sang điểm đặt của chữ cái đứng sau một cách thuận lợi theo hướng dịch chuyển của nét từ trái sang phải. Ví dụ: a nối với n Khi dạy các kiểu chữ này ( an, am, ai, au…) cần lưu ý điều tiết khoảng cách giữa các âm để khoảng cách không hẹp quá hoặc không rộng quá. Ví dụ: u nối với y Trường hợp này cần điều tiết điểm dừng bút của chữ cái u cao lên, điểm bắt đầu của chữ cái y thấp xuống để việc nối được tự nhiên. Ví dụ: u nối với ê: Trường hợp này cần điều tiết điểm bắt đầu của chữ cái ê đi sau thấp xuống một chút và kéo dài nét kết thúc của chữ cái u lên cao lên một chút. Điều tiết điểm dừng của chữ cái ghi âm đầu xuống thấp hơn một chút để nối với điểm bắt đầu của chữ cái ghi âm chính. Ví dụ: b nối với e: be v nối với e: ve d. Trường hợp viết không thuận lợi: Trong việc viết chữ ghi âm Tiếng Việt còn có nhiều trường hợp viết nối không thuận lợi. Đó là những trường hợp nối các chữ cái mà vị trí liên kết không thể viết các nét nối từ nét cuối của chữ cái đứng trước với điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau: Ví dụ: oa; ao. Nếu chữ cái đứng trước có liên kết, chữ cái thứ hai không có liên kết thì điểm liên kết sẽ là điểm kết thúc của chữ cái thứ nhất trong vần hoặc trong tiếng. Ví dụ: l ghép với o: lo Khi viết đến điểm dừng bút của chữ l, cần lia bút đến điểm bắt đầu của chữ o, rồi viết sao cho nét cong trái của chữ o chạm vào điểm dừng bút của chữ l. Nếu chữ cái đừng trước không có nét liên kết, chữ cái đứng sau có nét liên kết thì viết đến điểm dừng bút của chữ cái đứng trước thì lia bút đến điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau và viết tiếp theo quy trình viết liền mạch. Ví dụ: q ghép với uy: quy Khi viết đến điểm dừng bút của chữ q thì lia bút đến điểm bắt đầu của chữ u và viết tiếp chữ y theo quy trình viết liền mạch. Nếu cả hai chữ cái đứng cạnh nhau đều không có nét liên kết, khi viết phải tạo nên nét liên kết phụ. Điểm đặc biệt ở đây là khó viết nét liên kết phụ sao cho phù hợp. Do đó, cần xác định điểm nối ở chữ cái đứng sau sao cho nét liên kết phụ nối từ điểm dừng bút của chữ cái đứng trước chạm vào đúng điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau. Ví dụ: s ghép với a Khi viết điểm dừng bút của chữ s, lia bút đến trên đường kẻ nganh một chút, thẳng hàng dọc với vị trí ngoài cùng của nét cuối chữ s. Sau đó viết nét thẳng hất lên, lia bút về điểm đăth bút của chữ cái a và viết. Nắm được các trường hợp liên kết chữ ghi tiếng trong Tiếng Việt giáo viên mới có thể hướng dẫn học sinh viết liền mạch được. 1. Ví dụ: Viết chữ “ khoan” – bài 93 tuần 20 – Tập viết 1. Phân tích cấu tạo: Giáo viên treo chữ mẫu: khoan Học sinh quan sát chữ mẫu và nhận xét, xem chữ “khoan” gồm mẫy chữ cái ghép lại, các chữ cái có độ cao như thế nào? 2. Cách viết. Dùng thước đồ theo quy trình viết chữ và giảng giải: Viết chữ k như đã học, từ điểm cuối của chữ k đưa nét bút liền mạch với điểm đầu của chữ h, sau khi viết xong chữ h lia bút đến điểm đặt bút của chữ o chạm vào điểm dừng bút của chữ h. Từ điểm dừng bút của chữ o tạo liên kết bằng cách thêm nét phụ, lia bút đến điểm đặt bút của chữ a và viết sao cho nét cong trái của chữ a chạm vào điểm cuối của nét móc phụ. Vì đểm kết thúc của a và điểm bắt đầu của n không cùng vị trí, do đó, tạo liên kết bằng cách kéo dài điểm kết thúc của chữ a sao cho đi qua điểm bắt đầu của chữ n. Điểm đặt bút của chữ “ khoan” là điểm bắt đầu của chữ “k”. Điểm kết thúc của chữ “khoan” là điểm kết thúc của chữ “n”. 3. Giáo viên viết mẫu: Giáo viên viết mẫu lần 1 ở bảng và phân tích. Giáo viên viết lần 2 không phân tích. 4. Luyện tập: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết chữ “khoan” trong không trung. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng, giáo viên quan sát, sửa sai cho học sinh. Hướng dẫn học sinh viết vào vở: cách hai hàng dọc mới bắt đầu viết chữ “giàn khoan”. Biên pháp 4: Viết vào vở, rèn chữ theo mẫu và viết trong vở ô li. + Vở đang rèn chữ theo mẫu hiện đang có bán trên thị trường, giáo viên nên giúp học sinh chọn mua loại vở có 6 dòng kẻ. Hướng dẫn học sinh cách viết cẩn thận. Sau đó chấm chữa, rút kinh nghiệm. + Vở ô li phải do giáo viên viết mẫu để học sinh viết theo. Chữ mẫu không nhất thiết viết theo thứ tự bảng chữ cái hay theo sách Học vần mà giáo viên có thể hướng dẫn học sinh viết các chữ theo nhóm đồng dạng kết hợp với các nét phù hợp. Khi nói đến đặc điểm của chữ viết trong chương trình hiện hành, người ta chia hệ thống con chữ thành các nhóm chiều cao: 1 đơn vị; 1,25 đơn vị; 1,5 đơn vị: 2 đơn vị; 2.5 đơn vị.. Tuy nhiên nếu xét về hình dáng thì các con chữ Tiếng Việt có thể quy vào một số nhóm nhất định. Sự giống nhau về hình dáng của các con chữ là do sự tương đồng về các nét cơ bản dùng để cấu tạo chữ. Biện pháp 5: Sử dụng bộ chữ cái viết thường để dạy Tập Viết. Đồ dùng dạy học này đã được vận dụng ở lớp 1 những năm gần đây. Đó là bộ chữ cái do công ty sách thiết bị trường học sản xuất để dạy chữ viết thường theo nhóm. Khi dạy giáo viên cần sử dụng để giúp học sinh nắm nhanh các nét cơ bản để có định hướng viết đúng các chữ cái. Hơn nữa,sử dụng bộ chữ cái này gây được sự tập trung cao độ của học sinh khi học và gây được hứng thú cho các em. Chương V. Dạy thực nghiệm. Trên cơ sở các biện pháp nêu trên, tôi đã chỉ đạo giáo viên lớp 1B tiến hành soạn bài và dạy thực nghiệm trên lớp: Bài dạy: Bài tô chữ M hoa. Viết các vần en, oen ; các từ ngữ: hoa sen, nhoẻn cười. Kết quả: Tổng số HS Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 1-4 1B SL % SL % SL % SL 25 9 36.0 12 48.0 4 16.0 0 % Nhận xét về kết quả thực nghiệm. Nhìn vào kết quả bài thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng: Học sinh đạt điểm khá trở lên chiếm tỷ lệ cao, không có học sinh đạt điểm dưới trung bình. Như vậy có thể đánh giá rằng những phương pháp đưa ra trong bài dạy khá phù hợp, nhìn chung học sinh nắm được cách viết và quy trình viết chữ. Đi vào từng nội dung cụ thể, chúng tôi thấy học sinh vẫn chưa thể đưa nét bút liền mạch theo cở 2,5 đơn vị nên các chữ M,h chưa được đẹp, sự điều tiết khoảng cách giữa chữ e và chữ n chưa cân đối. Điều này là do tay của các em còn quá bé, chưa thể đưa nét cao hoặc quá rộng. Các em sẽ khắc phục dần theo thời gian. c. Phần kết luận và bài học kinh nghiệm Qua quá trình tìm hiểu nội dung chương trình phân môn Tập viết, chúng tôi thấy rằng: chương trình tiểu học mới đã kế thừa và phát triển những mặt mạnh của chương trình cũ, sắp xếp lại nội dung theo quan điểm hiện đại. Điều này thể hiện rõ ở phân môn Tạp viết. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu chúng tôi vẫn còn thấy một số điểm khó khăn và đã có ý kiến đề xuất khó khăn như sau: Để thực hiện tốt việc dạy học Tập viết thì ngay từ khâu soạn giáo án, người giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian và công sức. Giáo viên cần nắm được mục đích, ý nghĩa, cơ sở xây dựng và nội dung của bài, xác định rõ và đủ các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt được của một bài học cụ thể. Trong quá trình soạn giáo án, giáo viên cần nghiên cứu các tài liệu dạy học có liên quan, thấy được những điểm hợp lý và chưa hợp lý để có thể điều chỉnh, vận dụng linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh và trình độ của học sinh; phải dự kiến được trình tự thời gian giảng dạy và các nội dung dạy học cụ thể. Giáo viên cần sử dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với đặc trưng của phân môn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, có những biện pháp nhằm tác động tích cực đến tư duy, quá tình nhận thức và hứng thú học tập của học sinh. Đối với những bài có sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học, giáo viên cần phải cân nhắc, lựa chọn sao cho có hiệu quả cụ thể góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giờ lên lớp. Để phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên cần tạo mọi điều kiện cho các em tự bộc lộ năng lực nhận thức và hành động, được học kiến thức mới thông qua sự vận dụng những điều đã biết. ở đây, cần coi trọng phương pháp đặc trưng của môn học. – phương pháp luyện tập, Do đó, phải thường xuyên cho học sinh viết thêm vở tập viết ô li ở nhà theo nhóm chữ có dạng cấu tạo giống nhau, làm sao cho học sinh cảm thấy giờ tự học tập viết thoải mái, nhẹ nhàng nhưng vẫn có hiệu quả cao và mỗi em đều có thể đạt được thành công. Do điều kiện và thời gian có hạn, kinh nghiệm và năng lực còn hạn chế nên đề tài đưa ra không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học để đề tài được đưa vào thực hiện có hiệu quả cao. Xin chân thành cảm ơn ! Phú Thuỷ, ngày 20 tháng 5 năm 2008 Người viết Đoàn Thị Thanh Bình
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan