Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn một số giải pháp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật...

Tài liệu Skkn một số giải pháp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học

.DOC
12
327
97

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: PHÒNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "Một số giải pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học." Người thực hiện: Vũ Văn Minh Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý Giáo dục Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2016 -2017 2 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Vũ Văn Minh 2. Ngày tháng năm sinh: 06 – 01 – 1972 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: A 49 tổ 14 khu phố 4 phường Tân Phong, TP Biên Hòa. 5. Điện thoại: 0163 842439 (CQ) ; ĐTDĐ: 0932283450 6. Fax: 7. Chức vụ: Chuyên viên 8. Đơn vị công tác: Phòng GDTH Sở E-mail: [email protected] II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ CM, nghiệp vụ) cao nhất: ĐHSP - Năm nhận bằng: 2014 - Chuyên ngành đào tạo: Đại học Sư phạm tiểu học. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý trường tiểu học Số năm có kinh nghiệm: 15 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 03 năm gần đây: + Một số giải pháp trong công tác xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực ở trường tiểu học. + Mốt số giải pháp nâng cao chất lượng học sinh chưa đạt chuẩn về kiến thức – Kĩ năng theo yêu cầu. + Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2010 – 2020. 2 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG HỌC. I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, hiệu trưởng nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và việc thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường, bên cạnh việc quan tâm đến chất lượng giáo dục thì việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ là hết sức quan trọng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ từng năm học. Để thực hiện nhiệm vụ này, người hiệu trưởng phải tìm hiểu thực trạng của công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương, rút ra nguyên nhân của những tồn tại cũng như những ưu điểm trong công tác kêu gọi các lực lượng trong và ngoài nhà trường đóng góp xây dựng cơ sở vật chất nhà trường nói chung và xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia nói riêng. Qua nhiều năm tìm tòi, thử nghiệm tại các trường tiểu học Hoàng Văn Thụ (Bảo Hòa); Hùng Vương (Xuân Định); Nguyễn Huệ (Xuân Phú) mà bản thân trực tiếp làm cán bộ quản lý tôi đã chọn viết sáng kiến kinh nghiệm " MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG HỌC" với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào trong công tác vận động XHH giáo dục xây dựng cơ sở vất chất nhà trường nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường nói chung. II-CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN A) Cơ sở lý luận: Công tác giáo dục ngày nay được nhân dân ta nhận thức rõ vị trí quan trọng của nó vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích gia đình và từng cá nhân. Vì vậy, các hình thức xã hội tham gia cùng làm giáo dục ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, trở thành nhân tố mới góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề cụ thể trong công tác giáo dục, khắc phục một số khó khăn lớn, tạo điều kịên cơ bản, cần thiết để làm giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Xã hội hoá công tác giáo dục là một giải pháp giáo dục phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, góp phần giải quyết những khó khăn của từng địa phương, ở từng ngành học làm cho giáo dục phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế- xã hội địa phương, góp phần vào tiến bộ xã hội và công bằng xã hội. Kinh nghiệm của nhiều địa phương đã làm tốt xã hội hoá công tác giáo dục đã chứng minh điều đó. B) Cơ sở thực tiễn: Năm học 2016-2017 thực hiện chủ đề "Tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục" trước thực trạng công tác xây dựng cơ sở vật chất nhà trường nói chung, công tác xây dựng cơ sở vật chất trường tiểu học Nguyễn Huệ để đạt tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu phấn đấu của các nhà trường, tôi đã quyết tâm nghiên cứu tìm hiểu, thử nghiệm và viết sáng kiến kinh nghiệm "Một số 3 4 giải pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học". Tôi tin tưởng trên cơ sở lý luận và thực tiễn, với những lý lẽ hoàn toàn xác đáng, với tâm huyết và trách nhiệm của mình cùng với sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên, sự phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong xã hội, sáng kiến kinh nghiệm sẽ thành công khi áp dụng ở trường và cả ở đơn vị trường học khác trong địa bàn. Thực hiện xã hội hoá giáo dục sẽ đi vào nề nếp, góp phần thực hiện đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường. Đồng thời, xã hội hoá giáo dục cũng góp phần thực hiện tốt cuộc vận động " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" do Bộ GD&ĐT phát động. Xã hội hoá công tác giáo dục giúp cho xã hội hiểu rõ thực trạng của giáo dục địa phương, thấy được vị trí, vai trò, lợi ích của giáo dục, hiểu sâu sắc hơn quan điểm giáo dục của Đảng về đổi mới sự nghiệp giáo dục, qua đó nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, của nhân dân trong xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương. Từ đó xây dựng được cơ chế liên kết, hợp đồng trách nhiệm hợp lí giữa các lực lượng xã hội, gia đình và nhà trường trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển đó. Đặc biệt là kế hoạch huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, hạn chế thấp nhất số học sinh bỏ học, học sinh lưu ban; xây dựng được quỹ hỗ trợ tài năng, quỹ tình thương, làm bê tông hóa sân trường... III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Xác định nguyên nhân: Trong nhiều năm qua, trường Tiểu học Nguyễn Huệ cũng như một số trường tiểu học khác trên địa bàn c hưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục để nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội khác có nhận thức sâu sắc giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chưa xác định đúng mức tầm quan trọng của công tác XHHGD trong việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trong nhà trường. Chưa biết chọn hướng đi, đột phá vào khâu yếu nhất là cơ sở vật chất, nhưng ở mảng nào, bắt đầu từ đâu. 2. Thực trạng: Một là: Về mặt nhận thức, đó là hiện tượng còn coi nhẹ việc xã hội hóa giáo dục ở nhà trường, cho rằng địa phương mình còn khó khăn, chủ yếu trông cậy vào sự đầu tư của Nhà nước để phát triển cơ sở vật chất và trường lớp, do vậy không cần tổ chức tuyên truyền, vận động xã hội tham gia xã hội hoá công tác giáo dục. Hai là, cấp uỷ và chính quyền đôi lúc chưa quan tâm chỉ đạo xã hội hoá công tác giáo dục như là một nhiệm vụ tất yếu phải làm. Ngược lại, có thời gian dài, nhà trường lại hy vọng vào các lực lượng kinh tế và lực lượng xã hội sẽ giải quyết được hàng loạt công việc của giáo dục, như vậy, nhà trường sẽ "nhẹ gánh" trong sự nghiệp đào tạo, từ đó quên mất vai trò nòng cốt của mình trong cuộc vận động này. Ba là, tư tưởng trông chờ, ỷ lại của phụ huynh, cho rằng việc xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp là nhiệm vụ của địa phương, của ngành giáo dục... còn mình chỉ lo cho con em đến trường. 4 5 Vì vậy, trong nhiều năm liền cơ sở vật chất nhà trường chưa được tu bổ kịp thời. Nhà vệ sinh xuống cấp, sân trường chưa được bê tông hóa hàng rào chưa đúng quy cách... 3. Các giải pháp tổ chức thực hiện: a. Giải pháp 1: Xin chủ trương của Cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương về công tác XHH giáo dục. Lập tờ trình, báo các thực trạng cơ sở vật chất nhà trường với chính quyền địa phương và Phòng GD-ĐT. Từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức thực hiện bằng các nguồn kinh phí. Thuyết minh cụ thể, rõ ràng với các cấp lãnh đạo về từng hạng mục công trình: Hạng mục nào đề xuất kinh phí nhà nước (xây dựng khu hành chính gồm 9 phòng); hạng mục nào vận động nguồn XHH trong PHHS và các doanh nghiệp, cựu học sinh v.v. (Đổ sân bê tông sân trường 02 điểm trường; làm hàng rào điểm trường lẻ). Thuyết minh cụ thể dự thảo kế hoạch vận động để lãnh đạo biết và cho ý kiến phê duyệt. Tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng uỷ địa phương về giáo dục và đào tạo, khơi gợi truyền thống hiếu học của nhân dân, nhân rộng gia đình hiếu học gương mẫu, những cá nhân chăm học, học giỏi đạt thành tích trong học tập để tranh thủ sự đồng tình của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về giáo dục. b. Giải pháp 2: Tuyên truyền, phổ biến nội dung kế hoạch vận động đến tất cả các tổ chức, đoàn thể và Hội đồng sư phạm trong nhà trường để cùng xác định nhiệm vụ tham gia chính. Cần xác định rõ, mọi chủ trương, kế hoạch có hay bao nhiêu nhưng không có người cùng chung tay tham gia thực hiện thì mọi kế hoạch đó sẽ chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí không thực hiện được. Vì thế người hiệu trưởng nhà trường cần xác định rõ nhân tố con người là quan trong nhất. Một khi tập thể giáo viên đã đoàn kết nhất trí cao, đồng tâm hiệp lực cùng tham gia với vai trò là "cánh tay nối dài" của hiệu trưởng thì chắc chắc việc vận động XHH sẽ thành công. Chính vì thế việc triển khia kế hoạch XHH cho đội ngũ cành chi tiết bao nhiêu, minh bạch bao nhiêu thì khả năng thành công sẽ tăng lên bấy nhiêu. Cần lưu ý cả về việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên trong nhà trường, tránh tình trạng có người "ngoài cuộc". Mặt khác, phải cam kết với cha mẹ học sinh về chất lượng giáo dục mọi mặt của nhà trường cho cha mẹ học sinh. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân CB-GV-CNV nhà trường: tận tụy với nghề nghiệp; trung thực trong công tác; lấy lợi ích tập thể lên trên, luôn luôn đổi mới phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, để tạo niềm tin trong nhân dân và PHHS, thực hiện công bằng trong giáo dục. c. Giải pháp 3: Tuyên truyền chủ trương vận động XHHGD cho cha mẹ học sinh và các tổ chức chính trị ở địa phương để kêu gọi sự chung tay giúp đỡ cùng nhà trường xây dựng CSVC. Nâng cao nhận thức của các tổ chức xã hội và nhân dân trên địa bàn về chủ trương XHHGD; thống nhất chủ trương của các ngành, các tổ chức chính quyền, đoàn thể các tổ chức kinh tế, xã hội, mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng về vị trí, vai trò quan trọng của xã hội hoá giáo dục trong sự phát triển của địa phương, xác định 5 6 rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục, nhằm nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Ngay vào đầu năm học, nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tổ chức Hội nghị Cha mẹ học sinh các lớp, bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp. Sau đó nhà trường tiến hành Đại hội cha mẹ học sinh toàn trường, bầu Ban đại diện cha, mẹ học sinh của nhà trường. Quy trình này phải chặt chẽ để chọn ra những PHHS có tâm huyết với giáo dục. Nâng cao nhận thức nhân dân nhất là PHHS về công tác XHHGD, chung tay xây dựng nhà trường, xoá bỏ thói quen trông chờ kinh phí nhà nước, tăng cường vai trò của các cơ quan đoàn thể, nhân dân đóng góp trí tuệ và vật chất để chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng “xã hội hoá giáo dục” với phương châm " của ít lòng nhiều", "người góp của, người góp công". Thực hiện tốt lời Bác Hồ đã dạy: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để huy động mọi nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất nhà trường là cần thiết. Xác định rõ: Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta. Giáo dục là lĩnh vực nhạy cảm nhất của xã hội; luôn có tác động trên cả hai mặt đối với đời sống chính trị, xã hội của đất nước. Trong giáo dục, cơ sở vật chất trường học là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đặc biệt trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học là một trong năm (1/5) tiêu chí làm cơ sở để đánh giá xếp loại. Trong thực tiễn có những điều luôn đồng hành hay cùng tồn tại và phát triển: công tác xã hội hoá giáo dục nếu làm tốt thì việc xây dựng cơ sở vật chất sẽ có nhiều thuận lợi và trái lại… Và điều đó luôn phù hợp với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” mà Đảng, Nhà nước, nhân dân ta, trước hết là ngành giáo dục đã và đang thực hiện từ nhiều năm nay. d. Giải pháp 4:Thực hiện tốt công tác công khai, minh bạch trong việc sử dụng nguồn vốn XHHGD trong nhà trường. Xác định: Việc thực hiện thành công hay thất bại của công tác XHHGD phụ thuộc rất lớn vào công tác minh bạch, công khai trong quá trình vận động và sử dụng quỹ. Do vậy cần: Thực hiện tốt “Dân chủ hóa trong nhà trường”; Kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường và kế hoạch vận động XHH cần được công khai hoá đến tận cha mẹ học sinh – lực lượng chính trong việc tham gia đóng góp và tổ chức thực hiện kế hoạch; Thực hiện tốt nhất phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong quá trình thực hiện cuộc vận động xã hội hóa giáo dục cần lắng nghe ý kiến đóng góp của cha mẹ học sinh dưới sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Với những giải pháp nêu trên nhà trường đã vận động nhân dân và các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương đóng góp cho nhà trường được trên 100 triệu đồng xây dựng được trên 1500 m2 lát xi măng sân trường, để học sinh vui chơi, học tập, tránh được tình trạng nước ngập vào mùa mưa là cho bộ mặt nhà trường được thay đổi, học sinh có nơi vui chơi, học tập sạch sẽ, an toàn. 6 7 Chi hội khuyến nhà trường đóng góp 500 cuốn tập giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập để giảm bớt học sinh bỏ học đáng kể, duy trì được sĩ số. (Mạnh thường quân ủng hộ kinh phí vẽ tranh tường, sửa nhà vệ sinh) Các mạnh thường quân trong và ngoài địa bàn đã tặng cho nhà trường 20 xuất học bổng trị giá: 10 triệu đồng để tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Cựu học sinh trường Nguyễn Huệ tặng 50 thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh là con em đồng bào dân tộc Chơ-ro. Trị giá: trên 22 triệu đồng. Đội ngũ CB-GV-CNV tặng 20 ghế đá và nhiều công lao động trong việc bê tông hóa sân trường. Và còn nhiều hạng mục khác mà trong khuôn khổ của đề tài này, bản thân chỉ nêu ra một số ví dụ minh họa cho công tác XHH mà thôi. Chất lượng giáo dục của học sinh được tăng lên, cảnh quan sư phạm nhà trường được thay đổi, trường học ngày càng khang trang sạch đẹp. Học sinh vui vẻ đến trường. (Bê tông hóa sân trường) (HS vui tươi trong sinh hoạt) V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 7 8 Để sáng kiến kinh nghiệm của tối tiếp tục được hoàn thiện và có thể áp dụng cho các trường trường học hiện nay. Bản thân tôi có đưa ra một số khuyến nghị sau: (1) Nhà trường phải đóng vai trò quan trọng trong việc tham mưu với cấp uỷ địa phương, để cấp uỷ ra các nghị quyết về giáo dục và phải làm nòng cốt giúp uỷ ban nhân dân chỉ đạo, huy động các lực lượng của toàn xã hội vào công tác xã hội hoá giáo dục để tạo điều kiện cho giáo dục phát triển có chất lượng. (2) Nâng cao uy tín, năng lực của người Hiệu trưởng: Uy tín của Hiệu trưởng trong công tác xã hội hoá giáo dục là rất quan trọng. Vì vậy, phải thường xuyên tự bồi dưỡng để làm tốt vài trò đầu mối của mình trong môi trường xã hội địa phương. (3) Tập trung sức mạnh xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng đội ngũ thầy cô giáo tận tình với công việc, năng động, sáng tạo, hết lòng vì dân, vì tương lai con em. (4) Xây dựng môi trường giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đưa công tác giáo dục về với cộng đồng, vừa là xã hội hóa giáo dục vừa là giáo dục hóa xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục trong nhà trường. (5) Nhà trường và Ngành giáo dục tiếp tục tuyên truyền nhiều hơn nữa , cụ thể hơn nữa về công tác xã hội hoá giáo dục trong từng cấp học, bậc học, vì chủ trương xã hội hoá giáo dục được mọi người đánh giá là đúng đắn, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, vẫn còn nhiều người chưa hiểu và ủng hộ công tác xã hội hoá giáo dục như tham gia cùng với nhà trường hỗ trợ ủng hộ việc dạy và học, tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho các học sinh, chăm lo cơ sở vật chất điều kiện dạy và học… để công tác xã hội hoá giáo dục đạt hiệu quả cao hơn. (6) Phát huy tác dụng của giáo dục cộng đồng và trung tâm học tập cộng đồng, hội khuyến học ở địa phương: Vận động mọi thành viên trong cộng đồng tham gia vào phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời để xây dựng một xã hội học tập. Huy động và quản lí các nguồn lực cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và tài chính cho hoạt động giáo dục cộng đồng theo những quy định của địa phương để nâng cao dân trí. dân trí cao tất nhận thức vấn đề sẽ nhanh nhạy, nhận thức đúng tất nhiên hành động sẽ dễ dàng hơn. Sáng kiến kinh nghiệm "Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học." dễ áp dụng, không tốn kém về tiền bạc, đem lại hiệu quả thiết thực. Song, do thời gian nghiên cứu và các điều kiện khác còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý cấp cùng đồng nghiệp góp ý, bổ sung để sáng kiến được hoàn thiện hơn. NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Vũ Văn Minh 8 BM01b-CĐCN 9 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị : .............................. ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– ................................, ngày tháng năm PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2016 - 2017. Phiếu đánh giá của giám khảo thứ nhất ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: "Một số giải pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học." Họ và tên tác giả: Vũ Văn Minh. Chức vụ: Chuyên viên. Đơn vị:Phòng GDTH Sở. Họ và tên giám khảo 1: ............................................................ Chức vụ: ........................................ Đơn vị: .............................................................................................................................................. Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................ * Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm: 1. Tính mới ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: …………./6,0. 2. Hiệu quả ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: …………./8,0. 3. Khả năng áp dụng ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: …………./6,0. Nhận xét khác (nếu có): ...................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................ Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm liền trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của giám khảo 2. GIÁM KHẢO (Ký tên, ghi rõ họ và tên) 9 10 BM01b-CĐCN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị : .............................. ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– ................................, ngày tháng năm PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2016 - 2017. Phiếu đánh giá của giám khảo thứ nhất ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: "Một số giải pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học." Họ và tên tác giả: Vũ Văn Minh. Chức vụ: Chuyên viên. Họ và tên giám khảo 2: ............................................................ Chức vụ: ........................................ Đơn vị: .............................................................................................................................................. Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................ * Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm: 1. Tính mới ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: …………./6,0. 2. Hiệu quả ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: …………./8,0. 3. Khả năng áp dụng ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: …………./6,0. Nhận xét khác (nếu có): ...................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................ Phiếu này được giám khảo 2 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 2 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm liền trước Phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của đơn vị. GIÁM KHẢO 2 (Ký tên, ghi rõ họ và tên) 10 11 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị Phòng GDTH ––––––––––– BM04-NXĐGSKKN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Biên Hòa, ngày 30 tháng 5 năm PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2016 - 2017 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: . "Một số giải pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học." Họ và tên tác giả: Vũ Văn Minh. Chức vụ: Chuyên viên. Đơn vị: Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai. Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng khoa học, sáng kiến đơn vị xem xét, đánh giá, cho điểm, xếp loại theo quy định. Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) 11 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đơn vị) 12 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan