Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đả...

Tài liệu Skkn một số giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đà

.DOC
12
272
144

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NỮ, TỪNG BƯỚC BẢO ĐẢM SỰ THAM GIA BÌNH ĐẲNG GIỮA NAM VÀ NỮ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Người thực hiện: Nguyễn Thị Giang Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2012-2013 2 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ GIANG 2. Ngày tháng năm sinh: 22/07/1969 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Số 2- Nguyễn Thái Học – TP Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613 846449 - ĐTDĐ: 0913621937 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Phó Trưởng phòng 8. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cao học - Năm nhận bằng: 2012 - Chuyên ngành đào tạo: Quản lý kinh tế- Kỹ thuật III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Biên chế -tiền lương Số năm có kinh nghiệm: 16 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Một số giải pháp về đổi mới cơ sở đào tạo trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực (năm 2011). - Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo tại trường trung học phổ thông Bình Sơn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (năm 2012) 3 BM03-TMSKKN Tên SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NỮ, TỪNG BƯỚC BẢO ĐẢM SỰ THAM GIA BÌNH ĐẲNG GIỮA NAM VÀ NỮ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bình đẳng giới là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Nếu vấn đề giải phóng phụ nữ là vấn đề cơ bản nhất trong các vấn đề của phụ nữ thì quyền bình đẳng giữa nam và nữ lại là nội dung quan trọng nhất, cốt lõi nhất của vấn đề này. Chính vì vậy mà Bác Hồ đã khẳng định: “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, vấn đề bình đẳng giới càng có ý nghĩa sâu sắc. Trong giáo dục và đào tạo, sự bất bình đẳng bén rể ngay trong hệ thống giáo dục và biểu hiện ở tỉ lệ học sinh nữ tham gia cấp tiểu học và trung học cơ sở thấp hơn tỉ lệ học sinh nam, nhất là ở các vùng nghèo và vùng dân tộc thiểu số. Học sinh nam có nhiều cơ hội quay trở lại học tiếp hơn học sinh nữ. Tỉ lệ trẻ em gái ở các tỉnh miền núi đi học còn thấp, chủ yếu là các em phải ở nhà phụ giúp gia đình và một vài nơi vẫn còn tục lệ lấy chồng sớm. Báo cáo “Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam” do các tổ chức quốc tế: WB, ADB, DFID và CIDA phối hợp thực hiện cho thấy, trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa, mặc dù có nhiều cố gắng trong việc lồng ghép giới vào chương trình và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhưng hiện nay vẫn còn có các định kiến giới trong các tài liệu giáo dục và sách giáo khoa trong việc chia sẻ việc nhà, phân biệt đối xử trong lực lượng lao động và các hành vi mang lại rủi ro cho nam và nữ thanh niên. Trong những năm gần đây, nhất là sau khi Luật Bình đẳng giới được thông qua và có hiệu lực, việc thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục nói chung và trong quản lý giáo dục (QLGD) đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tỉ lệ nữ cán bộ QLGD ngày càng tăng, nhất là ở các cấp học cao, vị thế và vai trò của nữ cán bộ quản lý ngày càng khẳng định rõ nét. Tuy nhiên, trong thực tế tỉ lệ nữ cán bộ QLGD vẫn còn thấp, phần lớn chỉ giữ vị trí phó. Họ thường không được tham gia vào quá trình đưa ra quyết định, không được tiếp cận các thông tin và thiếu cơ hội trao đổi, thảo luận, nhất là ở những vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Chính vì lý do trên tôi chọn đề tài “Một số giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. 4 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Giới Giới là một thuật ngữ chỉ vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ nhìn từ góc độ xã hội; giới đề cập đến sự phân công lao động, các kiểu phân chia nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Đặc trưng cơ bản nhất của giới là do dạy và học mà có. Vì vậy, những đặc trưng về giới mang tính xã hội, do xã hội quy định. Giới thể hiện các đặc trưng của xã hội của phụ nữ và nam giới nên rất đa dạng. Nó phụ thuộc vào đặc điểm văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, các khu vực, các vai tầng xã hội. Các quan niệm hành vi, chuẩn mực xã hội về giới hoàn toàn có thể thay đổi được. 1.1.2 Bình đẳng giới Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Trong đó nam giới và nữ giới bình đẳng với nhau về: - Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng - Các cơ hội tham gia đóng góp và hưởng lợi từ các nguồn lực xã hổi và quá trình phát tiển - Quyền tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng - Được hưởng thành quả bình đẳng trong một lĩnh vực của xã hội Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. 2. Thực trạng về bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo 2.1 Trên thế giới Theo báo cáo của UNICEF, tháng 12/2006, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập của tổ chức này, việc loại bỏ sự phân biệt đối xử về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ sẽ tạo ra sự tác động sâu sắc và tích cực đến sự sống còn và phát triển của trẻ em. Bà Ann M. Veneman- Giám đốc điều hành UNICEF phát biểu: “Khi vị thế của người phụ nữ được nâng lên để có một cuộc sống đầy đủ và hữu ích, trẻ em và giáo dục họ sẽ trở nên thịnh vượng”. Theo báo cáo này, mặc dù trong những thập kỷ gần đây đã có một số tiến bộ về vị thế của phụ nữ nhưng cuộc sống của hàng triệu “trẻ em gái và phụ nữ vẫn bị đe doạ bởi sự phân 5 biệt đối xử, việc bị tước quyền và nghèo khổ. Hậu quả của sự phân biệt đối xử là trẻ em gái ít có cơ hội được học hơn. Ở các nước đang phát triển, gần như 1/100 trẻ em gái bị bỏ học ở trường tiểu học sẽ không theo học được hết cấp. Trình độ học vấn, theo báo cáo, tương quan đến sự cải thiện về các nguồn lực đầu tư cho sự sống còn và phát triển của trẻ em. Sự phân biệt giới trong lĩnh vực giáo dục thường diễn ra trong nhóm nước nghèo. Một nghiên cứu gần đây về tỉ lệ đến trường của các bé và bé trai ở 41 quốc gia đã cho thấy, trong những nước này, sự phân biệt về giới trong tỉ lệ đến trường giữa nhóm nghèo thường lớn hơn giữa những nhóm không nghèo. Tuy sự bình đẳng trong giáo dục đã có sự cải thiện rõ rệt trong vòng 30 năm qua ở các nước này còn phụ thuộc diện thu nhập thấp, nhưng sự chênh lệch về số nam và nữ đến trường ở những nước này vẫn lớn hơn ở những nước có thu nhập trung bình và cao. Mặc dù, giữa phát triển kinh tế và bình đẳng giới có mối quan hệ nhất định, sự hiện diện của phụ nữ trong thu nhập quốc nội vẫn còn khiêm tốn. 2.2 Ở Việt Nam Bình đẳng giới thể hiện trong lĩnh vực giáo dục đào tạo bao gồm: Độ tuổi được cử đi đào tạo của nam nữ như nhau. Nam, nữ có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ sở giáo dục và cơ quan, tổ chức. Nam, nữ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con nhỏ được các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tạo điều kiện học tập... Thực hiện bình đẳng giới có nghĩa là không được quy định tuổi đào tạo khác nhau giữa nam và nữ; không được cản trở phụ nữ thi hoặc nhập học vì lý do mang thai hoặc đang có con nhỏ; không được vận động, ép buộc trẻ em và người chưa thành niên nghỉ học vì lý do giới tính; không được giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa theo định kiến giới. Bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo làm tăng chất lượng nguồn nhân lực trung bình của xã hội. Nếu chúng ta giả định rằng, trẻ em trai và gái có khả năng thiên bẩm như nhau và những đứa trẻ có khả năng hơn sẽ được học tập và đào tạo nhiều hơn, thì việc thiên vị trẻ em trai có nghĩa là những trẻ em trai có tiềm năng thấp hơn trẻ em gái lại được học hành nhiều hơn, như thế, chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế sẽ thấp hơn mức có thể đạt được và kìm hãm tiềm năng tăng trưởng kinh tế. Bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực của tương lai. Khi mức độ bất bình đẳng giới trong giáo dục giảm đi, tức là ở mỗi cấp đào tạo, tỷ lệ nữ so với nam tăng lên và khi trình độ và nhận thức của phụ nữ trong gia đình được cải thiện, số lượng và chất lượng đầu tư cho giáo dục đối với con cái sẽ được cải thiện trực tiếp thông qua sự dạy dỗ của người mẹ cũng như khả năng thuyết phục hoặc quyền của người mẹ trong việc đầu tư cho giáo dục đối với con cái. 6 Ngoài ra, trình độ của người mẹ cao hơn, đóng vai trò quyết định trong việc chăm sóc và dinh dưỡng đối với con cái. Về lâu dài, các tác động này sẽ làm cho chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện và năng suất lao động trung bình của toàn xã hội sẽ được nâng lên. Phụ nữ vả trẻ em gái được tạo điều kiện bình đẳng với nam giới trong nâng cao trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Tỉ lệ phụ nữ so với nam giới trong số người biết chữ đã tăng lên đáng kể. Chênh lệch về tỉ lệ học sinh nam-nữ trong tất cả các bậc học được thu hẹp. Về cơ bản, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu xóa bỏ cách biệt giới ở các cấp học trước năm 2015. Có bốn loại hình giáo dục không chính quy chủ yếu dành cho người lớn, trong đó có phụ nữ. Các chương trình này đã tạo nhiều cơ hội học tập đối với phụ nữ hơn. Nhận thức được thực trạng và tầm quan trọng của người phụ nữ, đặc biệt là vai trò của giáo dục đối với xã hội, ngành giáo dục và đào tạo đã thực hiện tương đối tốt vấn đề bình đẳng giới. Nguyên thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Đặng Huỳnh Mai đã khẳng định vai trò to lớn của giới nữ: “ Chiếm hơn 70% đội ngũ toàn ngành, giới nữ đóng vai trò đáng kể vào sự phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà”. Một số cơ sở đào tạo lớn vốn có truyền thống nam giới lãnh đạo như đại học Bách khoa Hà Nội nay đã có nữ giới giữ vị trí phó hiệu trưởng. Nhiều nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân, được công nhận chức danh Phó giáo sư. Đặc biệt, nhiều học sinh nữ, sinh viên nữ tự khẳng định vai trò của giới. Trong các kỳ tuyển sinh vào cao đẳng, đại học nhiều thủ khoa là học sinh nữ. Số lượng nữ sinh viên trúng tuyển vào các trường cao đẳng và đại học chính quy tăng dần qua các năm như sau: Giai đoạn 2004-2008 Năm Thí sinh trúng tuyển 2004 2005 2006 2007 2008 Bình quân 217.279 240.642 285.254 363.619 437.564 308.870 Thí sinh trúng tuyển là nữ 98.856(45,49%) 121.488 (50,48%) 149.926(52,56%) 190.295(52,33%) 237.122(53,88%) 159.537(51,65%) Năm 2009, có 68/161 sinh viên nữ (42,2%) được xét đi học đại học ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước. Trong chương trình học bổng của Chính phủ Nhật bản năm 2010, trong 06 ứng viên trúng tuyển đại học tại Nhật Bản khối ngành xã hội, có 5 là sinh viên nữ (chiếm 83%)… 7 2.3 Thực trạng về bình đẳng giới ở ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai 2.3.1 Về ưu điểm: Đối với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai, nữ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đã đóng góp công sức rất lớn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong những năm qua, có nhiều nữ CBQL được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen. Trong tổng số 96 nhà giáo được phong tặng Nhà giáo ưu tú có 41 nữ nhà giáo (tỉ lệ 42,7%). Nhiều nữ giáo viên đạt thành tích cao trong giảng dạy: có 10/21 nữ giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc (tỉ lệ 47,6%). Nhiều nữ cán bộ, giáo viên đạt thành tích được UNBD tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen, giấy khen. Nữ CBQL trong các trường học chiếm tỉ lệ cao: trên 60%, có trường hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hoàn toàn là nữ (trường mầm non). Nhiều nữ giáo viên, nhân viên phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Toàn ngành có: 03 cán bộ, giáo viên có trình độ tiến sĩ (có 01/3 nữ; tỉ lệ 33,3%); 223 CB-GV có trình độ thạc sĩ trong đó có 61/223; tỉ lệ 27,3%. có 67 chị em đang học cao học và 05 nghiên cứu sinh. Năm 2012 có 28 người tốt nghiệp thạc sĩ, trong đó nữ: 16 người; tỉ lệ 57,14% . Giáo viên đạt trên chuẩn: mầm non 1.637 (nữ 1.637; tỉ lệ 100%); tiểu học 6.223 (nữ 2.983/6.223; tỉ lệ 47,93%); trung học cơ sở 3.099 (nữ 1.499/3.099; tỉ lệ 48,37%); trung học phổ thông 108 ( nữ 23/108; tỉ lệ 21,29%); trung cấp CN 15( nữ 5/15; tỉ lệ 33,3%). Thống kê tỉ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 tuổi ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn Độ tuổi 15 – 35 tuổi 36 – 45 tuổi Trên 45 tuổi Tất cả các tuổi Tỉ lệ biết chữ chung cả nam và nữ 99,73% 99,02% 98,36% độ 99,08% Tỉ lệ biết chữ của Tỉ lệ biết chữ của nữ nữ người dân tộc 99,76% 98,95% 98,27% 99,04% 99,51% 96,40% 94,11% 97,12% (Số liệu báo cáo 2012) Nhiều học sinh, sinh viên nữ tự khẳng định vai trò của giới bằng cách tích cực học tập rèn luyện, đạt kết quả xuất sắc. Trong các kỳ tuyển sinh vào cao đẳng và đại học nhiều thủ khoa là học sinh nữ. 2.3.2 Về tồn tại: Thực chất bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo còn nhiều vấn đề cần xem xét. Về khách quan, việc nhìn nhận vai trò của nữ giáo viên chưa đúng, nhiều hiệu trưởng không muốn nhận giáo viên là nữ vì sợ liên quan đến chế độ 8 nghỉ thai sản, con đau ốm ảnh hưởng đến việc giảng dạy hoặc khi đề bạt, cử đi học còn e dè trong việc chọn nữ giáo viên. Quy chế phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chưa thật sự phát huy vai trò của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. Công tác tuyên truyền, giáo dục chủ yếu lồng ghép vào các đợt sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng, sinh hoạt đảng, đoàn thể, nên nội dung còn cô đọng thiếu tính sáng tạo chưa đem lại hiệu quả. Một số địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa trẻ em gái ít cơ hội được đến trường so với nam giới. Về chủ quan, nhiều chị em chưa thoát ra khỏi tâm lí tự ti, an phận, không cần phấn đấu, không chịu khó học tập để nâng cao trình độ, chưa nhận thức hết vai trò và chưa thay đổi cách nhìn mới về chính mình. Mặt khác, các chính sách trong giáo dục và đào tạo ngoài ảnh hưởng chung đối với xã hội còn có ảnh hưởng trực tiếp đến bình đẳng giới. Ví dụ, việc tăng giảm học phí ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của trẻ em gái. Bởi vì trẻ em gái có nguy cơ bị buộc nghỉ học cao hơn bé trai khi điều kiện gia đình khó khăn. 2.3.3 Giải pháp thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo của tỉnh nhà, ngành Giáo dục và Đào tạo cần chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng: - Tổ chức tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề bình đẳng giới ( Luật Bình đẳng giới; Nghị quyết số 11NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ chính trị về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đất nước; Nghị quyết số 57/NQCP ngày 01/12/2009 của Chính phủ về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Kế hoạch số 9521/KH-UBND ngày 19/11/2010 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01/12/2009 của Chính phủ về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…) bằng nhiều hình thức. - Mở rộng tiếp cận về giáo dục cho phụ nữ. Khuyến khích phụ nữ tham gia học tập, nâng cao trình độ. Vận động phát triển các trường mầm non ngoài công lập. Có hình thức hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em gái nghèo trong học tập. Tuyên truyền rộng rãi về lợi ích của giáo dục đối với phụ nữ và trẻ em gái; đặc biệt là chính sách khuyến khích phụ nữ là dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa vùng khó khăn tham gia học tập và công tác. - Ưu tiên cho phụ nữ trong đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, đảm bảo thực hiện tốt chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ có con nhỏ khi được chọn học tập nâng cao trình độ. Các cơ quan chức năng nghiên cứu tỉ lệ nữ phù hợp khi giao kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các ngành các cấp. Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo có mục tiêu cho phụ nữ nhằm đầu tư có trọng tâm cho việc nâng cao nguồn lực về lãnh đạo nữ. - Chú ý cơ cấu giới tính trong đào tạo các ngành nghề và lồng ghép kiến thức giới trong chương trình học. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và 9 Xã hội có biện pháp cụ thể về điều chỉnh cơ cấu giới tính trong đào tạo và lồng ghép quan điểm giới vào công tác hướng nghiệp dạy nghề. Tổ chức tư vấn và vận động nữ sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông sớm chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường lao động. - Thực hiện bình đẳng giới trong công tác quản lý giáo dục. Tiến hành xây dựng, quy hoạch đội ngũ và kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý nữ. Có biện pháp tích cực trong việc bổ nhiệm cán bộ nữ vào bộ máy lãnh đạo giáo dục ở các cấp. - Tuyên truyền, động viên và ban hành chế độ hỗ trợ khuyến khích phụ nữ tham gia học tập, đào tạo để tăng nhanh tỷ lệ phụ nữ được đào tạo sau đại học. Mở lớp đào tạo, phổ cập tin học cho giáo viên nữ ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. - Động viên các chị em phải tự lực tự cường phấn đấu để vươn lên, rèn luyện theo các tiêu chí: có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân đạo để khẳng định mình. III . HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là một việc làm cần thiết trong xã hội hiện nay, nhằm mục đích đưa ra các biện pháp nâng cao bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo. Sự nghiệp phát triển giáo dục hiện nay không thể không tính đến vấn đề giới. Chính vì những lý do cấp thiết đó mà tôi chọn nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, mong góp một vài giải pháp của mình vào việc xây dựng kế hoạch quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ của ngành giáo dục - đào tạo tỉnh nhà trong thời gian tới. IV ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Có thể nói rằng bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo có tầm quan trọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, có một nhà giáo dục đã viết: Giáo dục một người đàn ông, ta được một gia đình, giáo dục một người phụ nữ ta được cả một thế hệ. Lợi ích trăm năm trồng người chính là xuất phát từ việc bình đẳng giới trong giáo dục. Vì thế, đề nghị: Các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm, tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo nhằm thực hiện các quyền hợp pháp của nữ nhà giáo, nữ học sinh, sinh viên; Thu hẹp khoảng cách giới trong giáo dục, hướng tới một nền giáo dục có trách nhiệm giới. Chăm lo, tạo điều kiện cho sự tiến bộ của nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên, thúc đẩy mục tiêu bình đẳng giới vì sự phát triển của phụ nữ; phát huy vai trò, trí tuệ và tiềm năng của phụ nữ ngành giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tạo mọi điều kiện để nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người vợ, người thầy đầu tiên của con người; coi trọng việc 10 chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên. IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO - Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thông tri số 39-TT/TU ngày 23/7/2004 của Tỉnh ủy Đồng Nai về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; - Kế hoạch số 3901/KH-UNBD ngày 10 tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015; - Luật Bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ X thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2006; - Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; - Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 cuả Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010"; - Quyết định số 3020/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt chương trình hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2015 - Quyết định số 970/QĐ-BGDĐT ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới của ngành giáo dục giai đoạn 2012-2015; - TS. Trần Thị Kim Xuyến, tài liệu giảng dạy: “Giới và các vấn đề đô thị”. - Báo tuổi trẻ NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Giang 11 BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị ..................................... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ................................, ngày tháng 5 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012 - 2013 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Giang Chức vụ:Phó trưởng phòng Đơn vị: Phòng Tổ chức Cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục   - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... - Phương pháp giáo dục   - Lĩnh vực khác: ........................................................ Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có   2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  12 Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng