Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn-một số kinh nghiệm lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 -...

Tài liệu Skkn-một số kinh nghiệm lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

.PDF
18
1946
117

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI 1 Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tƣơng lai của Đất nƣớc. Những ngƣời làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn, biết lễ phép, kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. Tƣơng lai của Đất nƣớc sẽ rạng rỡ vô cùng khi xã hội của chúng ta có một thế hệ trẻ sau này là những con ngƣời có sức khỏe, vừa có đức, vừa có tài. Rồi mai đây những ngƣời con ấy sẽ là lớp kế cận, tiếp tục gánh vác sự nghiệp của cha ông ta dựng nƣớc và giữ nƣớc, thực hiện lòng mong mỏi của Bác Hồ “Non Sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có đƣợc sánh vai với các cƣờng quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” Vậy chúng ta những ngƣời làm công tác nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ cần phải làm gì để giáo dục trẻ phát triển toàn diện cả vể thể chất lẫn tinh thần. Nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay Đảng và Nhà nƣớc ta đã khẳng định Giáo dục không chỉ là một bộ phận khăng khít của nền kinh tế mà còn là động lực hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của xã hội. 1. 2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.2.1. Cơ sở lý luận: Đạo đức là cái gốc trong nhân cách toàn diện của mỗi con ngƣời. Từ xƣa đến nay vai trò của đạo đức đã đƣợc nhiều nhà giáo dục, nhiều triết gia quan tâm và khẳng định: “Đạo đức nhƣ gốc của cây, ngọn nguồn của cuộc sống. Sức có mạch mới gánh đƣợc nặng và đi đƣợc xa”. Tất cả chúng ta muốn trở thành ngƣời công dân có ích thì trƣớc hết đều phải học cách làm ngƣời, học cách rèn luyện tu dƣỡng phẩm chất đạo đức cho bản thân mình. Chính vì vậy đạo đức và việc giáo dục đạo đức đối với quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách con ngƣời ngay từ lúc còn nhỏ là một việc làm vô cùng quan trọng và rất cần thiết. 2 Vì đạo đức không tự có, đạo đức chỉ đƣợc hình thành qua con đƣờng giáo dục và tự giáo dục nhƣ chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Cổ nhân xƣa đã dạy: “Tre non dễ uốn, tre già nổ đốt” “Bé chẳng vin, cả gẫy cành” Câu nói ấy của ngƣời đã khẳng định ý nghĩa to lớn của việc giáo dục đạo đức cho con ngƣời, ngay từ thuở còn thơ, đặc biệt là trẻ mầm non và phải coi đây là một vấn đề trọng tâm, vì giai đoạn lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ sau này. Chính vì vậy, việc đào tạo thế hệ trẻ thành những con ngƣời có đức, có trí là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Thấy rõ đƣợc sự quan trọng của thế hệ trẻ sau này Đảng ta đã chỉ rõ “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đi liền với việc bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc”. Giá trị về đạo đức, lễ giáo truyền thống về một phƣơng diện nhất định chính là vấn đề đang đƣợc đặt ra cho những ngƣời làm công tác văn hóa giáo dục, làm sao đổi mới phải gắn liền về giáo dục đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ. Vậy, muốn thực hiện đƣợc những nhiệm vụ to lớn đó thì mỗi gia đình, mỗi làm cha, làm mẹ sẽ là những ngƣời yêu thƣơng, nuôi dƣỡng, chăm sóc và kích thích trẻ đầu tiên. Còn chúng ta mỗi thầy giáo, cô giáo sẽ là ngƣời cha, ngƣời mẹ thứ hai của trẻ chịu trách nhiệm giáo dục trẻ thành những đứa trẻ có những đức tính tốt để sau này chở thành ngƣời có ích cho xã hội. 1.2.2. Cơ sở thực tiễn: Về mặt thực tiễn của kết quả rèn luyện giáo dục con ngƣời, cha ông ta đã đúc kết thành kinh nghiệm. “Uốn cây từ thủa còn non Dạy con từ thủa con còn ngây thơ” Rõ ràng, về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn không phải hiện nay, mà từ lâu ngƣời ta đã khẳng định vai trò của giáo dục, tác động to lớn của giáo dục trong 3 quá trình hình thành và phát triển nhân cách bằng những nhận định đề ra rất súc tích “Con ngƣời muốn trở thành con ngƣời cần phải có giáo dục” Trên thực tế hiện nay, thì việc lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày, qua các tiết học, qua các tác phẩm âm nhạc, văn học mới chỉ dừng lại ở việc giúp trẻ thuộc và hiểu nội dung bài hát, bài thơ, câu chuyện, chƣa gợi lên tình cảm, xúc cảm của trẻ. Để làm tốt điều đó, đòi hỏi ngƣời giáo viên phải không ngừng học hỏi, rèn luyện tu dƣỡng phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, sự hiểu biết và cảm thụ các tác phẩm một cách sâu sắc hơn. Việc giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ có đề cập đến trong nhiều năm nay nhƣng thƣờng ở phạm vi cuối tiết học. Cô giáo chỉ dặn dò, giáo dục trẻ một cách áp đặt, máy móc mà chƣa gợi đƣợc những cảm xúc tình cảm của trẻ một cách từ từ và tự nguyện. Với tình hình nhƣ hiện nay thì bản thân tôi cảm thấy phần lớn học sinh chỉ ngoan ngoãn, lễ phép nghe lời cô giáo khi đến lớp còn khi về nhà thì không nghe lời, ông bà, cha mẹ, anh chị…Đó phải chăng phần lớn là do những ngƣời làm cha, làm mẹ không dạy bảo, uốn nắn con cái thƣờng xuyên, còn nhiều gia đình thì bố mẹ phải đi làm xa lên để con ở nhà cho ông bà nuôi dƣỡng, ông bà cũng chẳng có thời gian nhiều mà dạy bảo cháu, cứ mặc kệ gửi đến trƣờng cho cô giáo là song. Bên cạnh đó một phần cũng do ngày nay mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con lên họ rất chiều chuộng con cháu họ khi thấy con cháu mình không ngoan, không lễ phép lại mặc kệ và bảo nó còn bé biết gì mà dạy. Từ những thực tế đó bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ cần phải làm gì, dạy thế nào để việc lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục đạo đức sao cho phù hợp với từng độ tuổi, với từng nội dung bài dạy, mà vẫn đảm bảo đúng phƣơng pháp của bộ môn. Để làm tốt công việc này thì giáo viên cần phải xác định đúng mục đích, yêu cầu khi dạy trẻ, cô giáo phải là ngƣời gƣơng mẫu và là một chuẩn mực để trẻ noi theo. Bên cạnh đó cần rèn luyện cho trẻ có những thói quen, hành vi văn hóa, vì tất cả những kiến thức trẻ đƣợc học ở trƣờng mầm non chính là hành trang cho trẻ sau này và nó góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt “ Đức - trí - lao - thể - mỹ” tạo điều kiện tốt cho trẻ khi bƣớc vào lớp 1. Từ 4 nhận thức về tầm quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ nhƣ vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” 1. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp nhất để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non nói chung, và cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng. 1. 4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu và thử nghiệm đề tài: “Một số kinh nghiệm lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” 1. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu tâm sinh lí của trẻ 5 - 6 tuổi và tình hình thực tế của lớp mình phụ trách. - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. - Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thống kê thực tế. - Phƣơng pháp sử dụng lời nói, giáo dục bằng tình cảm và khích lệ. - Phƣơng pháp thực hành - so sánh đối chứng. - Phƣơng pháp nêu gƣơng -đánh giá. 1. 6. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nhƣ chúng ta đã biết, trong điều kiện kinh tế phát triển, đang trên con đƣờng hội nhập, đất nƣớc chúng ta phải giao lƣu với nhiều nền văn hóa khác nhau. Làm thế nào để cho trế hệ trẻ của chúng ta “Hòa nhập mà không hòa tan” trong mỗi chúng ta vẫn giữ đƣợc những gì gọi là vốn văn hóa của dân tộc Việt trong thời đại mới thì việc giáo dục cho trẻ phát triển về trí tuệ thôi không đủ mà phải giáo dục trẻ biết giữ đƣợc truyền thống văn hóa vốn có của cha ông từ ngàn xƣa là nhiệm vụ cần cập nhật nhất trong các mục tiêu phát triển con ngƣời toàn diện hiện nay. Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức cho trẻ cần phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, nhất là trong các hoạt động học, các hoạt động vui chơi… ngoài ra còn phải giáo dục đạo đức cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Từ đó sẽ hình thành cho những thói quen đạo đức đúng đắn ngay từ lúc còn nhỏ. 5 Phần 2: NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC, LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức từ nhiều phía với những hình thức khác nhau nhằm hình thành cho con ngƣời những hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Đối với trẻ thơ, giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về những yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức trong các mối quan hệ ứng xử hàng ngày. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức những nét tính cách của con ngƣời Việt Nam mới. Mỗi chúng ta lớn lên đều đƣợc nghe những lời ru ngọt ngào của ông bà, cha mẹ bằng những câu chuyện thần tiên đầy giá trị nhân ái cao đẹp. Từ đó làm cho tâm hồn tình cảm ta cũng lớn dần và mở rộng hơn. Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày, thông qua các tiết học, qua các tác phẩm âm nhạc, văn học là một trong trong các cách hoạt động quan trọng trong trƣờng Mầm non. Trẻ đến trƣờng đƣợc nghe các bài hát, bài thơ, câu chuyện trong chƣơng trình và các bài hát, bài thơ, câu chuyện do cô giáo sƣu tầm. Không chỉ ở trƣờng mà khi về nhà, trẻ còn đƣợc nghe các bài hát, bài thơ, câu chuyện do ông bà, cha mẹ dạy. Khi hát các tác phẩm âm nhạc hay đọc các bài thơ, truyện mầm non, chúng ta rất dễ dàng nhận thấy ở đó có tính giáo dục cao, giáo dục toàn diện về mọi mặt nhƣ: giáo dục tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, thiên nhiên, tình yêu giữa con ngƣời với con ngƣời và giáo dục trẻ biết yêu quý cái thiện, ghét cái ác. 2. 2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG - Đƣợc nhà trƣờng quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ về chuyên môn, ƣu tiên đầu tƣ cơ sở vật chất, mua sắm tƣơng đối đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc học tập của trẻ. - Nhà trƣờng luôn quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh qua nhiều phong trào hoạt động nhƣ: Phổ biến các câu nói hay của Bác cho giáo viên học tập. Động viên giáo viên sƣu tầm thêm các bài hát, bài thơ, câu chuyện của Bác để dạy cho trẻ. 6 - Nhà trƣờng tạo góc sách tƣ liệu về Bác cho giáo viên, trẻ và phụ huynh cùng xem. - Một lớp học có 2 giáo viên chủ nhiệm, trong đó có một đồng chí đạt chuẩn còn một đồng chí thì đang theo học lớp đại học. - Bản thân tôi rất tâm huyết với nghề, luôn có trách nhiệm, tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, luôn tự rèn luyện, tu dƣỡng phẩm chất đạo đức cho bản thân. - Các bậc phụ huynh đã hiểu rõ về tầm quan trọng của bậc học mầm non, nên họ có ý thức cho con đi học đều, đƣa đón đúng giờ quy định. Song bên cạnh những thuận trên bản thân thấy vẫn còn một số khó khăn sau: - Thời gian để cho giáo viên sƣu tầm các tƣ liệu để dạy trẻ học tập làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh chƣa đƣợc nhiều. - Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, chƣa có ý thức nề nếp, trả lời câu hỏi chƣa đầy đủ câu. - Vẫn còn một số phụ huynh chƣa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho con em mình nên thƣờng mặc kệ cho cô giáo. - Thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy các môn học vẫn còn hạn chế, chƣa phong phú. * Kết quả khảo sát chất lƣợng trên trẻ: Năm học Tổng 2011-2012 số trẻ Đầu năm 35 Tốt Khá Đạt yêu cầu Chƣa đạt yêu cầu Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 7 20% 10 29% 13 37% 5 14% Kết quả khảo sát cho thấy số cháu đạt ở mức khá, tốt còn ít, vẫn còn cháu xếp loại ở mức chƣa đạt yêu cầu. Từ đó tôi mạnh dạn đƣa ra một số biện pháp để áp dụng lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhằm nâng cao chất lƣợng trẻ đặc biệt là đối với trẻ của lớp tôi. 2. 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 7 2.3.1. Tự rèn luyện tu dƣỡng đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân. Năm học 2011 - 2012 tôi đã đƣợc phân công phụ trách lớp 5 - 6 tuổi. Để trình độ chuyên môn của mình đƣợc vững vàng hơn, tôi đã tự nâng cao trình độ chuyên môn bằng nhiều hình thức: - Nghiên cứu kỹ các loại chƣơng trình nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi. Xây dựng kế hoạch soạn giảng cụ thể, lựa chọn nội dung lồng ghép, tích hợp, sao cho phù hợp với từng chủ điểm, từng tiết học. - Tham dự và ghi chép đầy đủ nội dung các buổi bồi dƣỡng chuyên môn do các cấp tổ chức. - Thực hiện tốt sự chỉ đạo chuyên môn của nhà trƣờng. - Học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu ý kiến đóng góp của chị em đồng nghiệp. - Luôn luôn rèn luyện tu dƣỡng đạo đức và học tập “ Làm theo tấm gƣơng đạo đƣc Hồ Chí Minh” Với những biện pháp tự rèn luyện đạo đức, học tập nâng cao chuyên môn này đã giúp cho trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân đƣợc nâng lên. 2.3.2. Giáo dục trẻ có những hành vi, thói quen đạo đức đúng đắn. Giáo viên cần dạy trẻ có thói quen văn minh giao tiếp với những ngƣời xung quanh nhƣ: Biết kính trọng, chào hỏi, lễ phép khi gặp ngƣời lớn, biết cảm ơn khi đƣợc ngƣời khác giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm phiền ngƣời khác. Chơi đoàn kết, nhƣờng nhịn, giúp đỡ bạn bè và các em nhỏ, biết chia sẻ tình cảm với mọi ngƣời xung quanh. Bên cạnh đó cần phải giáo dục trẻ có những hành vi văn hóa, vệ sinh nhƣ: giữ mặt mũi, chân tay sạch sẽ, ăn uống gọn gàng… Cần rèn cho trẻ có thói quen bảo vệ, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, cất đúng nơi quy định thật gọn gàng, ngăn nắp, có thói quen văn minh khi ở nơi công cộng: Không vứt rác bừa bãi hay vẽ bẩn lên tƣờng, không bẻ cành cây hoặc ngắt hoa nơi công cộng. Việc giáo dục ý thức đạo đức là việc làm giúp trẻ hiểu tính đúng đắn của các chuẩn mực hành vi đạo đức mà ngƣời lớn yêu cầu trẻ thực hiện. 8 * Ví dụ: Cô giải thích cho trẻ hiểu thế nào là ngƣời con ngoan, lễ phép, hiếu thảo và ngƣời biết vâng lời ông bà, cha mẹ, cô giáo… còn ngƣời bạn tốt là ngƣời biết nhƣờng nhịn đồ chơi cho bạn, chơi đoàn kết luôn giúp đỡ bạn khi cần thiết… Chính vì vậy, việc hình thành những biểu tƣợng về các chuẩn mực hành vi đạo đức phải cụ thể để trẻ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ bắt chƣớc. Đồng thời, giáo viên cần phải mở rộng, nâng dần yêu cầu về chuẩn mực hành vi đạo đức trong quá trình rèn luyện thói quen đạo đức cho trẻ. 2.3.3. Giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học. Việc lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức vào các tiết học là rất cần thiết vì thông qua tiết học đó sẽ hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hóa. * Ví Dụ: + Qua giờ khám phá khoa học: “ Cây xanh và môi trƣờng sống”. Cô giáo có thể đàm thoại: Các con có biết cây xanh dùng để làm gì không? Cây xanh có ích lợi gì cho chúng ta và cho môi trƣờng? muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì? Muốn cho cây đƣợc xanh tốt thì cần phải làm gì? Qua lợi ích của cây xanh, cô giáo dục các con phải biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ cây xanh, tƣới nƣớc cho cây thƣờng xuyên, không đƣợc ngắt hay bẻ cành cây để tạo nhiều bóng mát cho sân trƣờng góp phần làm cho môi trƣờng trong lành hơn. + Qua tiết học Thể dục: Cô dạy trẻ biết yêu quý và giữ gìn các bộ phận trên cơ thể, ăn uống đủ chất, siêng năng luyện tập thể dục thể thao theo lời kêu gọi của Bác Hồ để có một cơ thể phát triển khỏe mạnh, hài hòa, cân đối. Dạy trẻ biết cách xếp hàng theo hiệu lệnh của cô, trong lúc tập không đƣợc chen lấn, hay xô đẩy nhau. Biết cách ăn mặc gọn gàng, giản dị khi đến lớp. Đó cũng là cách dạy trẻ học theo phong cách dản dị của Bác dù ở nhà hay đi đâu. + Qua tiết học tạo hình “Vẽ ngƣời thân trong gia đình” 9 Cô đàm thoại cùng trẻ: Gia đình các con gồm có những ai? Nhà con có tất cả mấy ngƣời? Thuộc gia đình lớn hay nhỏ? Các con có yêu quý gia đình của mình không? Mọi ngƣời sống trong gia đình phải nhƣ thế nào với nhau? Các con phải làm gì để thể hiện tình yêu của mình đến gia đình mình? Với những câu hỏi đàm thoại nhẹ nhàng nhƣ vậy cô giáo dục trẻ phải biết yêu thƣơng, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị…Vì đó là những ngƣời sinh ra mình, luôn yêu thƣơng chăm sóc cho mình. Ngoài ra còn phải dạy trẻ biết thể hiện hành động yêu thƣơng, kính trọng đến ông bà, cha mẹ nhƣ: đi hỏi, về chào, lễ phép nghe lời, chăm ngoan học giỏi, biết giúp đỡ ông bà cha mẹ làm những việc nhỏ, biết quan tâm khi thấy ông bà, cha mẹ ốm đau, rót nƣớc mời cha mẹ uống khi đi làm về… + Giờ làm quen với Văn học: Qua chuyện: “Tấm Cám” Cô đàm thoại cùng trẻ: Các con thấy trong câu chuyện Tấm Cám có những nhân vật nào? Tấm là ngƣời nhƣ thế nào? Còn mẹ con Cám là ngƣời thế nào? Trong truyện các con yêu thích nhân vật nào nhất? Vì sao?... Qua câu chuyện đó thì cô giáo dục đƣợc trẻ tính thật thà, cần cù trong lao động, dạy trẻ biết yêu cái thiện, phê phán cái ác, từ đó hình thành cho trẻ lòng nhân ái đối với mọi ngƣời xung quanh. Bên cạnh đó cần tăng cƣờng kể cho trẻ nghe các câu chuyện cố tích. Qua đó tạo điều kiện rèn luyện đạo đức cho trẻ, giúp trẻ hoàn thiện mình, dạy trẻ t yêu thƣơng, giúp đỡ bạn bè, biết yêu thƣơng con ngƣời. Tạo hứng thú cho trẻ qua các truyện tranh tùy theo lứa tuổi, khơi gợi tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu về thế giới xung quanh ở trẻ. * Ví dụ: Khi kể chuyện “Ba cô gái”, giáo viên cần đặt những câu hỏi mở nhƣ: Nếu là con, khi hay tin mẹ ốm con sẽ làm gì? Gợi mở tính tò mò, thay đổi đoạn kết của truyện có hậu, đặt tên khác cho câu chuyện… + Giờ làm quen chữ cái: Cô giáo có thể giáo dục các cháu ngồi ngay ngắn, không nói chuyện trong giờ học hay quay ngang quay ngửa. Khi học xong biết cất đồ dùng gọn gàng, 10 đúng nơi quy định, biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng, sách vở, không đƣợc làm rách sách, hay làm quăn các mép sách vở của mình và của bạn. + Giờ học âm nhạc: Bài “ Bông hoa mừng cô” Cô đàm thoại: Các con có yêu quý và kính trọng cô giáo của mình không? Sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam thì các con phải làm gì? Để thể hiện tình cảm đối với cô giáo thì các con phải làm gì? Khi tặng hoa cho cô giáo, các con phải dùng mấy tay?... Thông qua các tác phẩm âm nhạc cô cũng có thể giáo dục đạo đức cho trẻ luôn phải biết yêu quý, kính trọng cô giáo, khi nhận hoặc trao vật gì với ngƣời lớn thì phải dùng 2 tay, và phải biết nói lời cảm ơn. 2.3.4. Giáo dục đạo đức cho trẻ qua các hoạt động vui chơi. Đối với trẻ ở lứa tuổi này, trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi, trẻ đƣợc thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống. Trẻ lớn lên, học hành và khám phá thông qua các trò chơi. Các hành động chơi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tƣởng. Trong khi trẻ chơi, cô là ngƣời quan sát và hƣớng dẫn trẻ biết cách giao lƣu với các bạn trong nhóm, biết chào hỏi lễ phép, cảm ơn bạn khi đƣợc bạn giúp đỡ, xin lỗi bạn khi mình mắc lỗi, khi đƣợc nhận quà, nhận đồ chơi từ bạn khác thì phải biết nhận bằng 2 tay. Cô luôn là ngƣời theo sát trẻ, uốn nắn trẻ kịp thời khi có biểu hiện chƣa chuẩn mực. Từ đó sẽ giúp trẻ hình thành những thói quen, hành vi văn minh trong giao tiếp. * Ví dụ1: + Qua trò chơi phân vai: Y tá, bác sĩ. Trẻ đã biết tự thảo luận nhận vai chơi, nhiệm vụ của từng vai phải làm công việc gì? - Bác sĩ biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần, xƣng hô: Cô, chú, bác, cháu đau ở chỗ nảo? đau ra sao? - Y tá phát thuốc dặn dò bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần? Còn bệnh nhân biết nhận thuốc bằng 2 tay và nói lời cảm ơn đối với bác sĩ, y tá. * Ví dụ 2: 11 + Qua trò chơi bán hàng: - Ngƣời bán hàng: Luôn luôn tƣơi cƣời, niềm nở, mời chào khách hàng: Cô, chú mua gì ạ? - Ngƣời mua hàng: Bao nhiêu tiền một mớ rau vậy cô? Qua các hoạt động vui chơi trẻ đƣợc tự mình trải nghiệm, tự mình làm ngƣời lớn, trẻ thấy mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp, trong ứng xử, luôn luôn có ý thức chào hỏi đối với mọi ngƣời xung quanh mình. 2.3.5. Giáo dục đạo đức cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Là giáo viên cần phải giáo dục các hành vi đạo đức cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi nhất là giờ đón và trả trẻ, cô luôn là ngƣời gƣơng mẫu nên phải ân cần và chuẩn mực trong xƣng hô với bố mẹ trẻ, uốn nắn rèn luyện cho trẻ có thói quen chào cô, chà bạn khi đến lớp và khi ra về, biết chào tạm biệt bố mẹ khi đi học, và chào hỏi mọi ngƣời khi đi học về. Trẻ mẫu giáo rất giàu tình cảm, trong mọi hành động đều chịu chi phối của tình cảm. Một hành vi tốt của trẻ thƣờng do cảm xúc khi đƣợc khích lệ khen ngợi hoặc do tình yêu, lòng mong muốn giúp đỡ ngƣời mà trẻ yêu mến thúc đẩy. Những hành vi đạo đức của trẻ chỉ thực hiện đƣợc định kì khi trẻ phân biệt đƣợc điều tốt, điều xấu. Những hành vi ứng xử nào, cần đƣợc làm nhƣ thế nào? Những hành vi nào không nên làm và không đƣợc làm. Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho trẻ cần đƣợc thực hiện hàng ngày liên tục, thƣờng xuyên, cần luôn luôn làm giàu vốn kinh nghiệm đạo đức cho trẻ. Cô giáo phải gần gũi, yêu thƣơng và trò chuyện với trẻ một cách cởi mở, tự nhiên để trẻ tự bộc lộ bản thân. * Ví dụ: Cô trò chuyện cùng trẻ về gia đình trẻ, gia đình của các con có những ai? Bố mẹ các con làm nghề gì? Nhà các con có mấy anh, chị em? Con sẽ làm gì khi em bé đòi đồ chơi của con? Con sẽ làm gì khi ông bà, bố mẹ… đau ốm? - Trong giờ ăn. Cô giáo có thể giáo dục đạo đức cho trẻ nhƣ: học tập từ tấm gƣơng đạo đức của Bác Hồ. “Không đƣợc hoang phí dù chỉ là một việc nhỏ” và Bác luôn 12 xem “gạo” chính là “hạt ngọc” của trời ban, do đó trong các giờ ăn của trẻ, cô cần khuyến khích động viên trẻ ăn hết suất, phải biết yêu quý hạt gạo, kính trọng ngƣời làm ra hạt thóc, hạt gạo không lãng phí dù chỉ một hạt cơm, trong khi ăn không làm rơi vãi cơm, thức ăn xuống đất hoặc trên bàn. Từ đó hình thành cho trẻ thói quen ăn uống có văn hóa nhƣ: - Rửa tay sạch trƣớc khi ăn - Cách sử dụng những đồ dùng, vận dụng trong ăn uống một cách đúng đắn. - Ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, không nói chuyện, ăn hết suất. - Biết mời cô và các bạn trƣớc khi ăn. - Biết tự dọn, cất đò dùng, bát, đĩa, thìa… đúng nơi quy định hoặc biết giúp cô chuẩn bị giờ ăn. - Ngồi ngay ngắn, không làm ảnh hƣởng đến ngƣời xung quanh. - Trong giờ học hoạt động nêu gương. Khi dạy trẻ lúc nào cũng phải trung thực trong lời nói và việc làm, tập cho trẻ cách biết tự nhận xét hôm nay mình có ngoan hay không ngoan và lí do vì sao chƣa ngoan. Từ đó cô quan sát lời nói, hành vi cử chỉ của trẻ xem những điều trẻ nói có đúng với ngày hôm đó hay không, nếu đúng cô cho cả lớp tuyên dƣơng vì trẻ đó đã nhận ra khuyết điểm của mình rất đáng đƣợc khen và thƣởng. Còn nếu trẻ nào vi phạm lỗi, bị cô nhắc nhở mà vẫn không tự giác nhận lỗi, đợi cô và các bạn nhắc thì trẻ đó chƣa ngoan, cô có thể phạt bạn đó không đƣợc cắm cờ bé ngoan vè cuối tuần không đƣợc bé ngoan. 2.3.6. Giáo dục đạo đức thông qua ngày hội, ngày lễ. Nhƣ chúng ta đã biết truyền thống của ngƣời Việt Nam ta luôn Tôn sƣ trọng đạo. Vì vậy thông qua các hoạt động tổ chức ngày giỗ Tổ Hùng Vƣơng, ngày 20/11, Tết cổ truyền… Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, tôi đã tổ chức các hoạt động văn nghệ để chào mừng, đồng thời ôn luyện truyền thống của dân tộc để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc. 13 Giáo dục trẻ biết kính trọng những ngƣời đã hi sinh cho lợi ích của dân tộc, lợi ích trồng ngƣời. Từ đó nhằm hình thành cho trẻ lòng tự hào, kính yêu đối với ngƣời lớn tuổi, qua đó khuyến khích trẻ học tập và phấn đấu thành ngƣời có ích cho xã hội. 2.3.7. Phối hợp với các bậc phụ huynh. Để việc giáo dục đạo đức cho trẻ đạt hiệu quả tốt nhất thì giáo viên cần phải phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh. Trong buổi họp mặt đầu năm tôi đã mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức đối với trẻ mẫu giáo, nhất là trong thời kì hội nhập của nƣớc ta, tiếp nhận nhiều nền văn hóa và trò chơi giải trí đã ảnh hƣởng một phần không nhỏ về hành vi văn minh của trẻ. Trẻ có thể đối xử thô bạo với bạn sau khi xem một đoạn phim hành động, hay trẻ không vâng lời bố mẹ khi bố mẹ không đồng ý cho trẻ chơi điện tử. Chính vì vậy cô giáo cần phải tuyên truyền để cho phụ huynh nhận thức rõ ý nghĩa của vấn đề đạo đức, rồi cùng kết hợp với nhà trƣờng giáo dục trẻ. Phụ huynh của lớp tôi đa số đều làm nghề nông, nên họ ít có thời gian quan tâm và dạy dỗ con em mình, để làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho trẻ một cách tốt nhất thì qua các buổi họp phụ huynh hoặc buổi truyền thông, tôi luôn phổ biến và tuyên truyền cách nuôi dạy con theo khoa học, và cách giáo dục đạo đức, hành vi giáo dục đạo đức phù hợp để phụ huynh kết hợp cùng cô dạy trẻ khi ở nhà. Từ đó phụ huynh sẽ dành nhiều thời gian để ý đến con và dạy dỗ uốn nắn, sửa sai cho con kịp thời hơn. Bên cạnh đó cần thƣờng xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập cũng nhƣ sự tiến bộ đạo đức của trẻ để phụ huynh nắm bắt kịp thời. 2. 4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC Từ những biện pháp tôi đã sử dụng vào trong việc lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ nói trên, kết quả cho thấy. * Kết quả về chất lƣợng trên trẻ: 14 Năm học 2011-2012 Tổng số trẻ Tốt Số trẻ Tỉ lệ % Khá Đạt yêu cầu Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % Chƣa đạt yêu cầu Tỉ lệ Số trẻ % Đầu năm 35 7 20% 10 29% 13 37% 5 14% Cuối năm 35 13 37% 15 47% 7 20% 0 0 Tóm lại: Với kết quả trên tôi thấy học sinh của lớp rất ngoan, lễ phép hơn, trẻ đƣợc hình thành những thói quen, hành vi văn minh, biết chào hỏi khi có khách đến, biết trao và nhận bằng 2 tay, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, cô giáo, ông bà, cha mẹ… Các bạn trong lớp chơi với nhau rất đoàn kết, không tranh dành đồ chơi của nhau, biết chia sẻ tình cảm với mọi ngƣời, luôn yêu quý kính trọng cô giáo và ngƣời lớn. 2. 5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: - Giáo viên cần phải tích cực học tập, tự bồi dƣỡng chuyên môn cho bản thân, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp và biết lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi ngƣời. - Luôn luôn tự rèn luyện tu dƣỡng đạo đức cho bản thân. - Phải có tâm huyết với nghề, khi tổ chức các hoạt động cần lấy trẻ làm trung tâm và luôn lắng nghe ý kiến của trẻ. - Cần tìm hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để đƣa ra những yêu cầu cũng nhƣ hình thức và biện pháp thực hiện giáo dục đạo đức một cách linh hoạt sáng tạo. - Ngƣời lớn luôn là tấm gƣơng sáng, yêu thƣơng tôn trọng, đảm bảo an toàn cho trẻ, luôn gƣơng mẫu trƣớc hành động, lời nói của mình để trẻ noi theo. Thƣờng xuyên tạo môi trƣờng phong phú cho trẻ đƣợc tham gia hoạt động, vui chơi. - Làm tốt công tác phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. 15 Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3. 1. KẾT LUẬN CHUNG Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy việc lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết trong trƣờng mầm non. Bởi vì nó rất gần gũi, thiết thực đối với trẻ, góp phần vào sự phát triển nhân cách, đạo đức tình cảm của trẻ. Đối với trẻ thơ, giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về những yêu cầu chuẩn mực hành vi đạo đức trong các mối quan hệ ứng xử hàng ngày. Tuy nhiên cũng phải từng độ tuổi để chọn nội dung lồng ghép cho phù hợp, không nên nhồi nhét bắt trẻ phải học đƣợc ngay, mà giáo viên cần phải tạo môi trƣờng không gian cho trẻ đƣợc trải nghiệm dần dần “Trẻ học mà chơi, chơi mà học” Nếu làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho trẻ thì sẽ góp phần vào việc hình thành nhân cách tốt, và góp phần trong việc xây dựng con ngƣời vừa có đức, vừa có tài con ngƣời Việt Nam mới. Để việc lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức sẽ đƣợc nâng cao và tốt hơn nếu mỗi giáo viên luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự nghiên cứu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, luôn có ý thức tự rèn luyện tu dƣỡng phẩm chất đạo đức cho bản thân. Biết tạo môi trƣờng cho trẻ hoạt động một cách tích cực, biết phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng trong việc nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Tóm lại: Chúng ta là những ngƣời làm công tác giáo dục cần tạo cho trẻ đƣợc sống trong môi trƣờng sƣ phạm lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ đƣợc phát huy tính tích cực, sáng tạo của bản thân. Cần có lƣơng tâm trách nhiệm, thƣơng yêu trẻ nhƣ con của mình. Yêu nghề gƣơng mẫu, tạo cho trẻ bầu không khí gần gũi, yêu thƣơng ấm áp, thân thiện khi đến lớp. Cần tổ chức các hoạt động giáo dục trên lớp theo chƣơng trình quy định, ngoài ra, cần phải phối kết hợp cùng với gia đình để giáo dục đạo đức cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. 3. 2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 16 Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau: * Đối với các cấp lãnh đạo: - Cần tạo điều kiện, hỗ trợ đầu tƣ kinh phí để nhà trƣờng xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đồ dùng phục vụ công tác nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. * Đối với phòng giáo dục: - Tham mƣu với các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể quan tâm hơn nữa về đầu tƣ kinh phí cho các trƣờng để nhà trƣờng mua sắm trang thiết bị phục vụ cho các môn học đạt hiệu quả cao. - Thƣờng xuyên mở các lớp bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên trực tiếp tham dự. * Đối với nhà trường: - Cần tổ chức cho giáo viên tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp ở các trƣờng điểm để củng cố về phƣơng pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho trẻ ở trƣờng mầm non. - Cần tăng cƣờng phát động phong trào thi đua “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”. Trên đây là một số kinh nghiệm biện pháp lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi. Bƣớc đầu đã thu đƣợc một số kết quả đáng kể nhƣ đã trình bày ở trên. Song trong quá trình thực hiện vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong sự giúp đỡ và góp ý kiến của Hội đồng khoa học Nhà trƣờng, Hội đồng thi đua cấp trên, cùng bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi đƣợc hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU KHAM KHẢO 17 1. Chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hƣớng dẫn thực hiện 3 - 4 tuổi, 4 - 5 tuổi và 5 - 6 tuổi - nhà xuất bản giáo dục. 1. Tâm lý học mầm non. 2. Chƣơng trình bồi dƣỡng thƣờng xuyên chu kỳ II của vụ giáo dục mầm non. 2. Tài liệu bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên hè năm 2007 - 2008. 3. Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề. 4. Tạp chí giáo dục Mầm non số 5-2006, số 3 năm 2008. MỤC LỤC Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẦN NGIÊN CỨU 1. 2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.2.1.Cơ sở lý luận 1.2.2. Cơ sơ thực tiễn 1. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1. 4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 1. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. 6. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Phần 2: NỘI DUNG 2. 1. CƠ SỞ KHOA HỌC, LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 2. 2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 2. 3. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 2.3.1. Tự rèn luyện tu dƣỡng đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân. 2.3.2 Giáo dục trẻ có những hành vi, thói quyen đạo đức đúng đắn. 2.3.3. Giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học. 2.3.4. Giáo dục đạo đức cho trẻ qua các hoạt động vui chơi. 2.3.5. Giáo dục đạo đức cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. 2.3.6. Giáo dục đạo đức thông qua ngày hội, ngày lễ. 2.3.7. Phối hợp với các bậc phụ huynh. 2.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC 2.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3. 1. KẾT LUẬN CHUNG 3. 2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng