Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số kinh nghiệm tổ chức lễ ra trường cho học sinh lớp 12 trong trường th...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm tổ chức lễ ra trường cho học sinh lớp 12 trong trường thpt.

.DOC
15
315
104

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Tổ: TOÁN - TIN Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC LỄ RA TRƯỜNG CHO HỌC SINH KHỐI 12 (Ghi đầy đủ tên gọi giải pháp SKKN) Người thực hiện: Lê Văn Đắc Mai Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý học sinh  - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .......................................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2012 - 2013 2 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Lê Văn Đắc Mai 2. Ngày tháng năm sinh: 19 – 10 – 1968 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: 380/2 – KP2 – Phạm Văn Thuận – Phường Thống Nhất – BH – ĐN 5. Điện thoại: (CQ)/ 0613.816220(NR); 6. Fax: ĐTDĐ: 01238699576 E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Tổ phó CM tổ Toán – Tin, Khối trưởng chủ nhiệm khối 12. 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Ngô Quyền – Biên Hòa – Đồng Nai. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học sư phạm. - Năm nhận bằng: 1991. - Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Toán học. III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy bộ môn toán và chủ nhiệm các khối lớp. Số năm có kinh nghiệm: 22 năm. - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1. Hướng dẫn học sinh thuyết trình và hoạt động nhóm trong các giờ học toán. 2. Hướng dẫn một số trò chơi áp dụng trong giờ sinh hoạt lớp ở trường PTTH. 3 Tên SKKN : MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC LỄ RA TRƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP 12 TRONG TRƯỜNG THPT I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ba năm gắn bó được học tập, vui chơi dưới mái trường phổ thông, các em học sinh chắc hẳn có rất nhiều tình cảm thiêng liêng của mình với trường – lớp, với thầy – cô và bạn bè. Vì thế trong những ngày tháng cuối cùng của thời học sinh các em cần có một dấu ấn tốt đẹp để sau này mỗi khi nhớ về trường lớp, thầy cô và bạn bè thân yêu của các em thì đó phải là những kỷ niệm đẹp và khó quên nhất. Có thể đây là dịp để các em bày tỏ những tình cảm yêu thương của mình với trường lớp, với thầy cô và bạn bè của mình một cách tự nhiên nhất. Đây cũng là một hình thức giáo dục, là một dịp để học sinh các lớp 12 được tri ân thầy cô của mình trước khi từ giã những tháng ngày còn là học sinh trung học để có thể tự tin hơn trước khi bước vào đời. Đây cũng là sân chơi cuối cùng mà các em được vui chơi, được hòa mình vào những vòng tay bè bạn trong sự kiểm soát của thầy cô và nhà trường mà các em cảm thấy thoải mái nhất, hạnh phúc nhất… Xuất phát từ những yêu cầu thực tế đó, chúng ta - những giáo viên chủ nhiệm của khối 12 cần giúp các em tạo được dấu ấn đẹp từ các yêu cầu trên bằng một buổi lễ có thể tạm gọi là lễ “Ra trường của học sinh lớp 12”. Phải tổ chức như thế nào để đảm bảo ít tốn kém nhưng lại mang đầy đủ ý nghĩa thực tế cho các em học sinh không phải là chuyện đơn giản. Sau 2 năm tổ chức được xem là khá thành công cho học sinh của mình, tôi xin nêu ra một số kinh nghiệm qua đề tài này để thầy cô cùng tham khảo và có thể áp dụng cho học sinh trường mình nếu quí thầy cô cũng có cùng suy nghĩ như chúng tôi. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Việc tổ chức lễ ra trường cho học sinh lớp 12 là một hoạt động đã được nhiều trường áp dụng từ nhiều năm nay. Nhưng hình thức và nội dung phải thay đổi như thế nào để người dự nhất là các giáo viên của trường không thấy nhàm chán và mệt mỏi. Các em học sinh của khóa đó khi tham gia phải cảm thấy bất ngờ, thấy vui và cảm nhận được rằng buổi lễ đó là tổ chức cho riêng khóa mình và cũng là riêng cho học sinh trường mình. Đứng về vai trò của một nhà tổ chức thì để có một buổi lễ ấn tượng và hoành tráng phải có một kịch bản hay và một nguồn kinh phí hổ trợ dồi dào, đây cũng là một điều khó khăn cho chúng ta vì mục đích của việc tổ chức không phải là một hoạt động có tính chất kinh doanh. Đây là một công việc mang tính chất tập thể, vì thế đòi hỏi cần có sự hổ trợ rất lớn từ phía Ban Giám hiệu, hội Cha Mẹ học sinh, Đoàn thanh niên của nhà trường… thậm chí của các giáo viên chủ nhiệm khác và nhất là chính các em học sinh lớp 12 – đối tượng chính của chúng ta cùng tham gia thực hiện. 4 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: Vì lẽ đó để thực hiện tốt một buổi lễ như vậy, theo tôi chúng ta cần thực hiện tốt 3 vấn đề quan trọng theo thứ tự sau: a./ Tìm nguồn kinh phí: Theo tôi đây là phần quan trọng nhất vì nếu không có kinh phí thì khó mà thực hiện được các hoạt động còn lại. Nếu hoạt động này được Ban giám hiệu nhà trường hay Hội Cha Mẹ học sinh hổ trợ thì còn gì bằng, nhưng điều này rất khó vì họ còn có nhiều hoạt động khác cần phải chi nhiều hơn nên chỉ hộ trợ một phần nào đó, vì thế chúng ta có thể huy động từ chính mỗi em học sinh. Trong năm học 2010-2011 mỗi học sinh khi tham gia đã tự nguyện đóng 10.000đ, trong năm học 2011-2012 mỗi học sinh đóng 20.000đ và dự kiến trong năm học 2012-2013 này mỗi học sinh lớp 12 của trường tôi khi tham gia sẽ đóng 20.000đ. Ngoài ra tùy theo tài năng của thầy cô, chúng ta có thể tìm các mạnh thường quân từ các cựu học sinh, các thầy cô hoặc phụ huynh của trường hoặc các đoàn thẻ khác như Công đoàn hay Đoàn thanh niên để được hổ trợ thêm. b./ Nội dung chương trình: Chắc là các thầy cô sẽ thắc mắc là bằng cách nào để vận động sự đóng góp từ các mạnh thương quân và các em học sinh. Với số tiền 10.000đ của mỗi học sinh có là quá ít hay 20.000đ của mỗi học sinh lại là quá nhiều… câu trả lời đều nằm ở nội dung chương trình của buổi lễ đó các thầy cô ạ! Chúng ta nên nhớ rằng đối tượng chính của buổi lễ là các em học sinh khối 12 nên khi xây dựng nội dung chương trên ta cũng phải xây dựng trên khả năng và tiềm lực của các em. Ngoài phần lễ cần phải có cho một buổi lễ là các phát biểu của Ban giám hiệu, phát biểu của đại diện cha mẹ học sinh, phần bày tỏ cảm nhận của học sinh, tặng hoa cho đại biểu và thầy cô, chụp hình và quay phim lưu niệm của cả lớp với thầy cô…thì các phần múa hát văn nghệ, trình chiếu các video clip do các em tự sáng tác và biểu diễn cũng là các phần đặc sắc cho buổi lễ. Chính vì thế mà âm thanh trong buổi lễ là cực kỳ quan trọng. Nếu âm thanh của trường chưa tốt thì thầy cô phải thuê âm thanh để các phần phát biểu và văn nghệ được trọn vẹn cảm xúc hơn khi biểu diễn. Nếu kinh phí vận động được nhiều thì chúng ta nên gợi ý chuẩn bị thêm các phần quà lưu niệm của các em trong niên khóa đó tặng lại cho trường hoặc quà lưu niệm cho những thầy cô đang dạy các em nhưng sẽ về hưu trong năm học sau. Nếu có nhiều hơn thì một chiếc logo xinh xinh của trường làm quà tặng cho mỗi em học sinh sẽ rất ấn tượng và có ý nghĩa vô cùng to lớn cho các em phải không thầy cô? Và biết đâu một đĩa CD ghi lại hình ảnh của buổi lễ sẽ là món quà vô giá cho các em sau này và điều này chúng tôi đã thực hiện được trong những năm gần đây. Thời gian buổi lễ có thể kéo dài từ 2 đến 4 giờ, tùy thuộc vào các tiết mục văn nghệ của các em. Nên trong buổi lễ chúng ta có vài bình trà đá hoặc một ít bánh ngọt thì thật tuyệt nếu kinh phí cho phép thầy cô nhỉ? Dưới đây là hai chương trình thực tế mà chúng tôi đã thực hiện trong 2 năm vừa qua, thầy cô có thể tham khảo và bổ sung cho phù hợp với điều kiện cụ thể của trường mình. 5 CHƯƠNG TRÌNH LỄ RA TRƯỜNG CHO HỌC SINH KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN – ĐỒNG NAI Niên khóa 2008-2011 1. Ổn định------------------------------------------------------------------------------(7g00)  Một số clip của các lớp:A1, A3, A4, A6, A7, A8, A9  Văn nghệ mở đầu:12A03 (Tốp ca+ nhảy)------------------------------(7g30) 2. Phát biểu của thầy Nguyễn Duy Phúc – Hiệu trưởng (thay tuyên bố lí do)  Văn nghệ chúc mừng của học sinh khối 10 và 11.  Clip (12A05)  Văn nghệ 12A01 (Đơn ca) 3. Tặng hoa cho thầy cô và đại biểu  Văn nghệ 12A04 (Liên khúc) Quay phim và chụp ảnh lưu niệm ---------------------------------------------------(8g00)  Văn nghệ 12A02 (Song ca) 4. Điểm tin hoạt động (Hs. Lan Hương 12A09)  Clip biểu diễn thời trang các dân tộc  Văn nghệ 12A05 (Tốp ca) 5. Trao thưởng giải “Logo”  Thuyết trình ý tưởng (Hs. Phùng Thịnh, Diễm Trinh)  Trao giải thưởng logo cho học sinh Lâm Sơn Khánh Anh (12A07).  Clip 12A02 6. Giao lưu giữa giáo viên Thầy Trần Trọng Chấm với học sinh --------------(9g00)  Văn nghệ 12A08 (Nhảy hiện đại)  Clip :của cựu học sinh Ngô Quyền. 7. Trò chơi “ Chung sức” vòng 1,2 (T. Xuân, T. Hảo, T.Mai)  Văn nghệ 12A09 (Tốp ca) Trò chơi “ Chung sức” chung kết  Văn nghệ 12A06 (Nhảy hiện đại) 8. Phát biểu của đại diện Cha mẹ học sinh ( Bà Nguyễn Thị Thu Định ) 9. Thay lời muốn nói: học sinh nói về thầy cô và các bạn của mình (T. Mai +Phùng Thịnh, Lan Hương)--------------------------------------------------------(10g00)  Văn nghệ 12A07 (Liên khúc) 10. Đoàn trường phát thưởng cho Bí thư, lớp trưởng và cá nhân tích cực (Thầy Hải)  Văn nghệ (Hs.Trần Ngọc Kiên giải Nhất đơn ca Tiếng hát học sinh Ngô Quyền năm 2009-2010) 11. Cảm tạ (T. Mai +Phùng Thịnh, Lan Hương)  Văn nghệ kết thúc---------------------------------------------------------(11g00) 6 CHƯƠNG TRÌNH LỄ RA TRƯỜNG CHO HỌC SINH KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN – ĐỒNG NAI 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Niên khóa 2009-2012 Ổn định------------------------------------------------------------------------------(7g00)  Văn nghệ mở đầu:12A04 (Liên khúc)-----------------------------------(7g20) Phát biểu của thầy Nguyễn Duy Phúc - Hiệu trưởng (thay tuyên bố lí do)  Văn nghệ (song ca lớp 12A05 bài Hạ đâu)  Văn nghệ 12B01 Tặng hoa cho thầy cô và đại biểu, quay phim, chụp hình lưu niệm---------(8g00)  Văn nghệ 12A06 Tặng quà lưu niệm cho thầy, cô--------------------------------------------------(8g50)  Văn nghệ 12B03 (Liên khúc)  Văn nghệ 12A05 (Liên khúc) Phát biểu của đại diện BCH hội CMHS----------------------------------------(9g10)  Văn nghệ 12A01  Văn nghệ 12B02 (Hát + nhảy) Phát biểu cảm tưởng của học sinh ----------------------------------------------(9g30)  Văn nghệ 12A02  Văn nghệ 12B05 (Hát + nhảy)  Văn nghệ 12A03 (Tốp ca) Đại diện GVCN phát biểu, dặn dò----------------------------------------------(9g50)  Văn nghệ 12B04 (Hát + Nhảy) Cảm tạ  Văn nghệ kết thúc (Đơn ca - giải Nhất đơn ca Tiếng hát học sinh Ngô Quyền năm 2011-2012 bài Hạ cuối)-----------------------------------(10g00) c./ Thời gian và kế hoạch thực hiện: Thời gian tiến hành lễ ra trường chắc chắn phải là buổi đến trường cuối cùng của các em học sinh khối 12 và phải trước lễ tổng kết năm học tương ứng. Nhưng nội dung và các tiết mục văn nghệ thì nên chuẩn bị ngay sau kỳ thi học kỳ 2 của các em học sinh. Thời gian này là thời gian rất nhạy cảm vì các em vừa mệt mỏi khi mới thi học kỳ và lại phải bắt đầu tập trung ôn tập cho 2 kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và đại học sắp tới. Do vậy phần chuẩn bị cần gọn nhẹ không mất quá nhiều thời gian của các em. Người tổ chức cần phải theo dõi và tìm ra các nhân tố tích cực cần giao đúng người đúng việc để công việc thực hiện có hiệu quả cao mà không mất nhiều thời gian. Cần theo dõi các buổi lễ trước đó để chọn được 2 MC phù hợp cho buổi lễ, nên chọn một nam và một nữ của khối 12 thường các em này phải là những học sinh học khá - tốt, phải có uy tín với các bạn học sinh trong khối và đạt được tình cảm của thầy cô trong trường. Ngoài giọng nói các em còn phải có khả năng ứng xử các tình huống phát sinh khi dẫn chương trình. 7 Cần động viên các nhóm học sinh có năng khiếu về văn nghệ để xây dựng các tiết mục chính cho buổi lễ. Có thể tìm ra các nhóm giỏi về tin học để tạo ra các video để giới thiệu về trường lớp, thầy cô, bạn bè ( nếu buổi lễ được tổ chức trong hội trường) và cần động viên các em có năng khiếu về văn nghệ tập và tham gia các tiết mục văn nghệ chính cho buổi lễ. Người tổ chức cần liên hệ với lực lượng Đoàn thanh niên trong nhà trường hay theo dõi các buổi hoạt động văn nghệ để tìm ra những em học sinh có chất giọng tốt hoặc các nhóm nhảy, nhóm múa từ học sinh. Vận động các em chuẩn bị để tham gia thì sẽ có được nhiều tiết mục hay, có tính nghệ thuật cao mà không mất nhiều thời gian để các em tập luyện. Điều này là cần thiết nếu như chúng ta có quay phim của buổi lễ để xem lại thì lại sẽ càng kích thích các em tham gia nghiêm túc, hết mình và buổi lễ sẽ để lại nhiều dấn ấn dễ thương hơn. Để thay đổi không khí của buổi lễ, chúng ta có thể đan xen một vài trò chơi thật vui nhưng phải tế nhị, tránh những trò chơi có tính chất ăn thua. Có thể các em tham gia quá nhiệt tình và trở nên quá khích, sẽ làm mất không khí thân thiện và đoàn kết của buổi lễ. Nhà tổ chức phải xác định rõ đối tượng của buổi lễ là chính các em học sinh khối 12 của khóa đó, nên cả hình thức và nội dung của buổi lễ phải là của các em. Chúng ta cần nắm bắt ý kiến của các em ( có thể bằng một buổi họp các đại diện học sinh hay bằng các phiếu thăm dò) để biết rằng các em đang cần gì và muốn gì? Từ đó hướng các em vào những hoạt động chính cho buổi lễ bằng các “điều muốn” đó. Như vậy buổi lễ sẽ dễ dàng có được những phút thăng hoa về cảm xúc và sẽ mang đến cho các em nhiều ấn tượng hơn. Ví dụ có những giáo viên rất nghiêm nghị nhưng lại được học sinh rất yêu quý dù các em không dám trò chuyên thân mật thì vài câu hỏi phỏng vấn vui vui trong phần giao lưu giữa thầy và trò trong buổi lễ sẽ là một điều khá thú vị. Hay viêc bày tỏ trực tiếp tình cảm của mình trước đám đông là rất khó và là một điều hạn chế sẽ được các em thể hiện qua các đoạn clip do chính tự tay các em làm sẽ diễn đạt được tình cảm thật của các em nhiều hơn… Một vài lời nhắn của các em gởi lại trường- lớp, thầy- cô, bạn- bè hay những lời chúc của thầy cô gởi đến các em nếu được đọc trong buổi lễ vào thời điểm hợp lý sẽ để lại nhiều tình cảm đẹp hơn cho các em. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI - Lễ ra thường là dịp để các giáo viên chủ nhiệm có thể đánh giá sự tiến bộ của các em học sinh về mặt hạnh kiểm, cũng như sự năng động, sáng tạo và đoàn kết của các em trước khi ra trường thông qua các hoạt động tập thể mà các em tham gia. - Nếu tạo được dấu ấn tốt đẹp cho các em ở buổi lễ ra trường thì đây chính là việc làm có hiệu quả nhất vì giáo viên đang cần xây dựng môi trường thân thiện ở nhà trường cho các em. Những hình ảnh tốt đẹp này sẽ theo mãi các em sau này mỗi khi các em nghĩ hoặc nhớ về ngôi trường cấp 3 thân yêu của mình. - Đây là một hoạt động ngoại khóa mà có lẽ các em sẽ chờ đợi và tự nguyện tham gia một cách nhiệt tình nhất, qua đó các em sẽ thể hiện được tài năng cũng như “cái tôi” của mình. 8 Một số hình ảnh minh họa: 1. Phát biểu của thầy Hiệu Trưởng 2. Tặng hoa cho các thầy cô 3. Học sinh chụp ảnh lưu niệm cùng thầy cô 4. Học sinh biểu diễn văn nghệ 9 5. Niềm vui 6. những cái ôm và những giọt nước mắt… 10 MỘT NĂM SAU( một buổi lễ dưới mưa…) 1. Phát biểu của thầy Hiệu trưởng 2. Phát biểu của đại diện phụ huynh 11 3. Tặng hoa cho thầy cô 4. Quà tặng cho thầy cô sắp nghỉ hưu 5. Chụp ảnh lưu niệm cùng thầy cô 12 6. Văn nghệ và vui chơi trong mưa… NĂM NAY CÓ GÌ MỚI? Nhảy tập thể! 13 DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH LỄ RA TRƯỜNG CHO HỌC SINH KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN – ĐỒNG NAI Niên khóa 2010-2013 2. Ổn định------------------------------------------------------------------------------(7g00)  Lễ dâng hương--------------------------------------------------------------(7g15) 3. Phát biểu của thầy Nguyễn Duy Phúc - Hiệu trưởng -------------------------(7g30)  Văn nghệ --------------------------------------------------------------------------4. Phát biểu của đại diện BCH hội CMHS----------------------------------------(7g40)  Văn nghệ---------------------------------------------------------------------------5. Tặng quà lưu niệm cho thầy, cô sắp về hưu------------------------------------(7g50)  Văn nghệ---------------------------------------------------------------------------6. Phát biểu cảm tưởng của học sinh ----------------------------------------------(8g00)  Thả bong bóng bay ---------------------------------------------------------------7. Tặng hoa cho đại diện cha mẹ, thầy cô và đại biểu, quay phim, chụp hình lưu niệm-----------------------------------------------------------------------------(8g30)  Văn nghệ---------------------------------------------------------------------------8. Cảm tạ  Nhảy tập thể kết thúc------------------------------------------------------(9g00) IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Sau 2 năm áp dụng đề tài này chúng tôi đã rút ra được một số nhận xét: * Không nên tổ chức buổi lễ quá dài, giảm đi mốt số mục trong phần vui chơi ( phần hội) sẽ giảm bớt một phần kinh phí. * Tùy theo yêu cầu thực tế, người tổ chức cần vận động học sinh chọn phần quà tặng cho nhà trường phải hợp lý để tránh gây nên lãng phí. * Phạm vi của đề tài hay việc tổ chức buổi lễ là rất cần thiết và dễ áp dụng. Trong thực tế khi áp dụng đề tài này chúng tôi thấy rất hiệu quả tại đơn vị và được Ban giám hiệu nhà trường tin tưởng, đưa vào kế hoạch của khối, xem như một hoạt động truyền thống của trường. * Việc quay phim của buổi lễ có cần thiết hay không là tùy theo nhu cầu của từng trường nhưng việc chụp ảnh là điều không thể bỏ qua. Những hình ảnh này sẽ được cá nhân các em lưu giữ làm kỷ niệm hoặc nhanh chóng đưa lên mạng cho phụ huynh hoặc bạn bè của mình xem. * Cuối buổi lễ các em cần có thời gian để chia tay thầy cô hoặc bạn bè vì vậy nên chừa ra một ít thời gian để mọi người tự giao lưu. 14 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong quá trình viết ra sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi đều lấy từ kinh nghiệm thực tế của bản thân mà không tham khảo thêm tài liệu nên có thể còn nhiều mặt hạn chế. Chính vì thế chúng tôi vui lòng tiếp nhận những đóng góp quý báu từ các thầy cô để việc thực hiện những buổi lễ hoặc chuyên đề như thế này đạt hiệu quả cao hơn. Không thể áp dụng một chương trình cụ thể chung cho tất cả các trường vì mỗi trường, mỗi địa phương và mỗi học sinh sẽ có những yêu cầu khác nhau. Do đó các chương trình mà chúng tôi đưa ra chỉ có tính chất tham khảo. Bằng tài nghệ và kinh nghiệm của từng thầy cô tôi tin là khi thực hiện thầy cô sẽ có nhiều sáng tạo và có thể thay đổi cho phù hợp với thực tế từng trường. Rất mong được sự quan tâm và chia sẻ đề tài này với các thầy cô. Trân trọng kính chào! NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Lê Văn Đắc Mai 15 BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị : THPT Ngô Quyền CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Biên Hòa, ngày 15 tháng 05 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: ...2012 - 2013.. ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC LỄ RA TRƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP 12 TRONG TRƯỜNG THPT. Họ và tên tác giả: LÊ VĂN ĐẮC MAI Chức vụ: Tổ phó CM , Khối trưởng khối CN12. Đơn vị: Trường THPT Ngô Quyền – Biên Hòa – Đồng Nai. Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý học sinh  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có   2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng