Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng anh trư...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng anh trường thcs thị trấn than uyên

.PDF
34
2228
120

Mô tả:

ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: Trong sự phát triển chung của toàn thế giới, đặc biệt là sự hội nhập quốc tế của hầu hết các quốc gia ngày càng mạnh mẽ thì ngôn ngữ được coi là một trong những phương tiện cần thiết và quan trọng đối với mỗi quốc gia. Trong các ngôn ngữ trên thế giới thì Tiếng Anh được phổ biến tới nhiều quốc gia nhất và nó cũng là ngôn ngữ bản địa của rất nhiều nước trên thế giới như: Anh, Mĩ, Canađa, Úc, Jamaica, Tôbagô ..v..v... Nhiều tổ chức quốc tế cũng sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức như: Liên hiệp quốc, Liên minh châu Âu, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) hay Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế .v..v.... Ở Việt Nam Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp thứ hai sau Tiếng Việt và được đưa vào chương trình giảng dạy như một môn học chính thức ngay từ bậc học phổ thông tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Đối với tỉnh Lai Châu, ngay từ khi mới chia tách tỉnh Lai Châu cũ thành tỉnh Điện Biên và Lai Châu mới từ năm 2004, môn Tiếng Anh đã rất được các cấp, ban ngành trong tỉnh, nhất là ngành Giáo dục quan tâm, đầu tư và cho đến nay môn Tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy tại một số trường tiểu học và tất cả các trường THCS, THPT trong toàn tỉnh. Ngoài ra, môn Tiếng Anh còn là một trong tám môn văn hóa cơ bản được Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu lựa chọn, tổ chức thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh hằng năm. Bộ môn Tiếng Anh tuy đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta và các trường học trong cả nước đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị như: Xây dựng các phòng học tiếng, cung cấp băng đài, tranh ảnh, các thiết bị nghe nhìn ..v..v... song nhìn chung chất lượng môn Tiếng Anh ở nhiều địa phương, nhiều trường học còn bất cập, chưa đồng đều, chất lượng thấp, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều học sinh dân tộc thiểu số. Đặc biệt công tác bồi dưỡng học sinh thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh các cấp chưa được nhiều trường quan tâm, đầu tư, chất lượng đạt giải tại các kì thi thấp. Nhiều thầy cô giáo thiếu kinh nghiệm và phương pháp trong công tác bồi dưỡng. 1 Qua quá trình giảng dạy tại Trường THCS Thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu tôi nhận thấy trước đây công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, phương pháp bồi dưỡng của giáo viên chưa có hệ thống, trọng tâm, giáo viên bồi dưỡng không khái quát hết được các dạng bài thường có trong đề thi cũng như trình tự, phương pháp làm các dạng bài đó. Số học sinh tham gia bồi dưỡng môn Tiếng Anh ít. Chất lượng bồi dưỡng và kết quả dự thi của học sinh qua các kì thi thấp. Với mong muốn góp một phần nhỏ công sức nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh và công tác bồi dưỡng học sinh dự thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh trong nhà trường, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh Trường THCS Thị trấn Than Uyên”. II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 1. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh từ khối 6 đến khối 9 Trường THCS Thị trấn Than Uyên - Huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu từ năm học 2009 - 2010 đến nay. 2. Đối tượng nghiên cứu: Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh Trường THCS Thị trấn Than Uyên. III. Mục đích nghiên cứu: Giúp giáo viên bồi dưỡng nắm được các dạng bài và trình tự giải quyết từng dạng bài cơ bản thường gặp trong đề thi, đồng thời giúp giáo viên bồi dưỡng khái quát và hệ thống được kiến thức trong chương trình THCS một cách lôgic, khoa học. Giúp học sinh: - Mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú và hấp dẫn - Củng cố ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách thuận lợi, khoa học và có hệ thống nhất. 2 - Giúp rèn luyện kĩ năng lập luận và thực hành cho học sinh. - Giúp phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện trí thông minh, sáng tạo cho học sinh (một bài tập học sinh có thể đưa ra nhiều cách giải). - Giúp học sinh tự tin khi dự thi và đạt được nhiều giải cao qua các kì thi học sinh giỏi từ cấp trường đến cấp huyện, cấp tỉnh. Nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi học sinh giỏi các cấp môn tiếng Anh của nhà trường, cụ thể: Số lượng học sinh đăng ký dự thi sẽ đông hơn, số lượng giải và các giải cao (nhất, nhì, ba) sẽ nhiều hơn. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Đa số các giáo viên khi thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ dựa vào sách giáo khoa, sách bài tập và một số tài liệu bổ trợ kiến thức. Khi bồi dưỡng giáo viên thường ôn lại cấu trúc ngữ pháp, yêu cầu học sinh làm bài tập trong sách rồi chữa bài cho học sinh ... như vậy học sinh không biết nhiều các dạng bài, khó hệ thống kiến thức, không nắm được cách thức, phương pháp làm một dạng bài cụ thể dẫn đến chất lượng bài thi thấp, kết quả giải không cao. Đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh Trường THCS Thị trấn Than Uyên” đã khắc phục được những tồn tại trên. Trong đề tài đưa ra các dạng bài thi cơ bản nhất, cách thức và phương pháp thực hiện giải một bài tập cụ thể. Hơn nữa đề tài còn giúp giáo viên bồi dưỡng có sự khái quát, tổng quan về những chủ đề, chủ điểm ngữ pháp, những phương pháp tích cực trong dạy học và những chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi bậc THCS. Ngoài ra, sáng kiến không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước; Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật; Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến; Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện. 3 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận: "Kinh nghiệm" (kinh: từng trải; nghiệm: chứng thực) kinh nghiệm theo Từ điển tiếng Việt đó là sự hiểu biết do đã từng trải công việc, đã thấy được kết quả khiến cho có thể phát huy được mặt tốt và khắc phục được mặt chưa tốt. "Kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi" là tập hợp những kinh nghiệm về phương pháp, cách thức bồi dưỡng, những kiến thức trọng tâm trong chương trình học, những dạng bài, kiểu bài thi quan trọng ... Đồng thời hướng dẫn giáo viên bồi dưỡng cách thức truyền tải những nội dung kiến thức, phương pháp học, phương pháp làm bài thi một cách khoa học, nhanh và chính xác .. tới các em học sinh. Trong chương trình giáo dục phổ thông, bộ môn Tiếng Anh là một môn học quan trọng với đặc trưng là 04 kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết dựa trên lượng từ vựng và các cấu trúc ngữ pháp. Môn Tiếng Anh góp phần phát triển tư duy sáng tạo, độc lập và khả năng về ngôn ngữ giao tiếp, ứng xử. Trong quá trình bồi dưỡng học sinh cần phải đạt được các yếu tố về kiến thức, kỹ năng và thái độ tình cảm, cụ thể: * Về kiến thức. - Học sinh có một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, ban đầu về môn Tiếng Anh bao gồm: + Hệ thống các thì (tenses), các thể (voices) và các cấu trúc (structures) trong Tiếng Anh. + Lượng từ vựng về một số lĩnh vực, ngành nghề ... trong cuộc sống. * Về kỹ năng. - Học sinh có được một số kỹ năng phổ thông, cơ bản, thói quen làm việc khoa học đó là: + Kỹ năng thực hành giải các dạng bài tập trong chương trình học. + Biết cách học tập, tiếp thu kiến thức một cách khoa học, hiệu quả, biết tổ chức hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức. 4 * Về thái độ, tình cảm. - Giáo dục học sinh lòng say mê, gắn bó với bộ môn Tiếng Anh hơn. - Học sinh có sự tự tin trong giao tiếp, ứng xử với người nước ngoài. - Học sinh có những phẩm chất, thái độ cần thiết trong cuộc sống, có sự hiểu biết và tôn trọng những giá trị văn hóa xã hội của các nước trên thế giới. II. Thực trạng của vấn đề. 1. Thực trạng chung về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh trong huyện: Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh tại các trường THCS trong huyện nói chung là ít được giáo viên và các nhà trường quan tâm, đầu tư đúng mức, việc bồi dưỡng học sinh và cử đội tuyển học sinh tham gia thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh cấp huyện, cấp tỉnh trong nhiều năm trở lại đây chỉ tập trung vào một vài trường thuận lợi, khu vực thị trấn như: Trường THCS Thị trấn, Trường THCS Mường Than, Trường THCS Mường Cang. Chất lượng thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh trong những năm trước đây cũng khá thấp, và không đồng đều. Đa số các giải đều thuộc Trường THCS Thị trấn và chất lượng giải hầu hết là giải ba, giải khuyến khích. 2. Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh tại nhà trường Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh của nhà trường từ năm học 2008 - 2009 trở về trước nói chung là ít được quan tâm và đầu tư đúng mức. Chất lượng giải tại các kì thì học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh thấp, số lượng giải ít. Nhiều học sinh nhất là học sinh khối 8, khối 9 không muốn lựa chọn môn Tiếng Anh để tham gia ôn luyện và dự thi mà chuyển sang ôn luyện các môn học khác như: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn ........ một phần do định hướng của gia đình, phần khác do môn Tiếng Anh ít đạt giải và giải không cao tại các kì thi. Ngoài ra hầu hết các em học sinh tham gia ôn luyện môn Tiếng Anh đều không nắm vững các dạng bài thi cơ bản cũng như phương pháp giải các dạng bài thi đó. 5 Các giáo viên môn Tiếng Anh cũng không thật tâm huyết và nỗ lực trong công tác bồi dưỡng. Đa số các giáo viên bồi dưỡng đều không có phương pháp bồi dưỡng hiệu quả, không hệ thống được các dạng bài thi và phần kiến thức trọng tâm trong công tác bồi dưỡng. Cơ sở vật chất và nguồn tài chính phục vụ công tác bồi dưỡng nói chung còn thiếu thốn và chưa đáp ứng. Các tài liệu, sách tham khảo, sách nâng cao ...... còn thiếu nhiều. Nguồn tài chính chi cho công tác bồi dưỡng hầu như không có. Kết quả thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh từ năm học 2006 - 2007 đến năm học 2008 - 2009 như sau: * Kì thi chọn học sinh giỏi cấp trường: Năm học Lớp Số học sinh dự thi Số học sinh đạt giải 2006 - 2007 6 03 01 (01 giải khuyến khích) 2007 - 2008 7 02 0 giải 2008 - 2009 7 02 01 (01 giải khuyến khích) * Kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện: Năm học Lớp Số học sinh dự thi Số học sinh đạt giải 2006 - 2007 6 02 01 (01 giải khuyến khích) 2007 - 2008 7 01 0 giải 2008 - 2009 7 02 01 (01 giải ba) * Kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh: Năm học Lớp Số học sinh dự thi Số học sinh đạt giải 2006 - 2007 9 0 0 giải 2007 - 2008 9 02 0 giải 2008 - 2009 9 02 01 (01 giải khuyến khích) 6 III. Nguyên nhân. Môn Tiếng Anh là một môn học khó, với lượng từ vựng lớn, nhiều cấu trúc nhỏ lẻ, hơn nữa lại phát triển ở bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết do vậy đòi hỏi người học phải có sự kiên trì, chăm chỉ ... Trong những năm học trước đây (Từ năm học 2008 - 2009 trở về trước) Ban giám hiệu chưa thật sự quan tâm và quan tâm sát sao đến chất lượng bồi dưỡng môn Tiếng Anh, chưa đầu tư về cơ sở vật chất cũng như tìm các nguồn tài chính hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng của giáo viên. Công tác khen thưởng cho những giáo viên bồi dưỡng học sinh đạt giải trong các kì thi ở các cấp chưa đáp ứng và tương xứng với công sức và sự đầu tư của giáo viên. Sự hiểu biết khá ít về nền văn hóa các nước nói Tiếng Anh của các em học sinh, bên cạnh đó khả năng nhận thức của các em đặc biệt là của các em học sinh người dân tộc thiểu số trong các trường vùng sâu, vùng xa còn rất hạn chế. Giáo viên bồi dưỡng không nắm hết được các dạng bài thường có trong đề thi, không biết cách hướng dẫn học sinh giải quyết từng dạng bài cụ thể, khi bồi dưỡng học sinh thì không bồi dưỡng theo các chuyên đề mà thường chỉ đơn thuần là hướng dẫn và yêu cầu học sinh làm các bài tập trong trong một số sách, tài liệu ... dẫn đến học sinh không nắm được các bước quan trọng trong khi giải các dạng bài. Tài liệu tham khảo, sách vở, các thiết bị, cơ sở vật chất ... phục vụ cho công tác bồi dưỡng thiếu thốn. IV. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. Muốn thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải nâng cao chất lượng đại trà, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, khoa học, có hệ thống theo từng giai đoạn, từng năm học. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải được thực hiện theo từng chuyên đề bồi dưỡng, theo trình tự nhất định và điều quan trọng là giáo viên bồi dưỡng phải kiên trì, bền bỉ, tâm huyết với công việc. 7 1. Cung cấp các dạng bài thường có trong đề thi. Việc cung cấp và giúp học sinh nhận biết các dạng bài thường gặp trong đề thi giúp các em học sinh có sự khái quát, tổng quan về các dạng bài tập qua đó các em sẽ đỡ bỡ ngỡ và tự tin hơn trong quá trình làm bài thi. Các dạng bài thường gặp trong đề thi đó là: + Give the correct tense of the verbs in brackets. + Give the correct form of the words in brackets/ Complete sentence or passage with one suitable word. + Write the complete sentences, using the words/ phrases given. + Rewrite the second sentence so that it has similar meaning to the first one + Complete sentence/ passage with one suitable preposition. + Put these words in order to complete sentences. + Correct the mistakes in each sentence. + Read the passage then answer the questions. + Writing letter/ essay. 2. Hướng dẫn học sinh cách thức, phương pháp làm từng dạng bài: Giáo viên cần hướng dẫn và yêu cầu học sinh khi gặp bất cứ một dạng bài nào cần phải thực hiện trình tự các bước giải bài, không được làm tắt. * Dạng bài thứ nhất: Give the correct tense of the verbs in brackets. Bước 1: Xác định thì của động từ dựa vào các dấu hiệu nhận biết của thì đó trong câu hoặc dựa vào nội dung, tình huống của câu. Ví dụ 1: We usually (play)............... sports in the afternoon. "Usually" là trạng từ chỉ tần suất, sự thường xuyên, lặp đi lặp lại của một hành động, sự việc .... do vậy ta xác định động từ trong ngoặc phải được chia ở thì Hiện tại đơn giản: We usually play sports in the afternoon. Ví dụ 2: Hoa (not do)............... English exercise last night. "last night" là trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ, diễn tả hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ, do vậy ta xác định động từ trong ngoặc phải được chia ở thì Quá khứ đơn giản: Hoa didn't do English exercise last night. 8 Ví dụ 3: "Look! The man (drive)............... too fast on the road" "Look !" là từ diễn tả hành động, sự việc đang diễn ra tại thời điểm nói do vậy ta xác định động từ trong ngoặc phải được chia ở thì Hiện tại tiếp diễn: "Look! The man is driving too fast on the road" Bước 2: Xác định dạng câu là khẳng định, phủ định hay câu hỏi. Ví dụ 1: They (learn)............... for two years. Trong câu trên không có từ "not" đứng trước động từ, cũng không có dấu "?" ở cuối câu, do vậy ta xác định câu trên cần phải chia động từ ở dạng câu khẳng định: They have learned/learnt for two years. Ví dụ 2: I (not visit)............... Ha Long Bay next week. Trong câu trên có từ "not" đứng trước động từ, cuối câu không có dấu "?" , do vậy ta xác định câu trên cần phải chia động từ ở dạng câu phủ định: I will not visit Ha Long Bay next week. Ví dụ 3: Where you (go)............... yesterday ? Trong câu trên không có từ "not" đứng trước động từ, cuối câu có dấu "?", đầu câu lại có từ để hỏi là "Where", do vậy ta xác định câu trên cần phải chia động từ ở dạng câu hỏi: Where did you go yesterday ? Bước 3: Xác định câu đó là câu thể chủ động (active) hay câu thể bị động (passive) Ví dụ 1: He (kick)............... the ball into the goal. Trong câu trên chủ ngữ "He" tự mình có thể thực hiện được hành động "kick the ball", do vậy ta xác định câu trên cần phải chia động từ ở câu thể chủ động (active): He kicked the ball into the goal. Ví dụ 2: The ball (kick)............... into the goal. Trong câu trên chủ ngữ "The ball" không thể tự mình thực hiện được hành động "kick into the goal" được, do vậy ta xác định câu trên cần phải chia động từ ở câu thể bị động (passive): The ball was kicked into the goal. Bước 4: Xác định động từ trong ngoặc có chia theo cấu trúc nào khác hay không Ví dụ 1: He asked me (give)............... him some money. 9 Trong câu trên có sử dụng cấu trúc "Ask somebody to do something", do vậy động từ "give" phải được chia theo cấu trúc ở dạng nguyên thể "to infinitive": He asked me to give him some money. Ví dụ 2: Lan ẹnjoys (read)............... books in the library. Trong câu trên có sử dụng động từ "enjoy", mà các động từ đi sau động từ "ẹnjoy" và một số động từ khác trong Tiếng Anh như “like, hate, love ...” cần phải thêm đuôi "ing" do vậy động từ "read" phải được thêm đuôi "ing": Lan ẹnjoys reading books in the library. * Dạng bài thứ hai: Give the correct form of the words in brackets/ Complete sentence/ passage with one suitable word. Bước 1: Xác định từ cần điền vào chỗ trống thuộc từ loại nào (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, mạo từ .v..v...) dựa vào các dấu hiệu nhận biết của những từ/ cụm từ đứng trước hoặc đứng sau chỗ trống hoặc dựa vào cấu trúc ngữ pháp trong câu. - Nếu từ cần điền là danh từ thì cần xem xét danh từ đó là số nhiều hay số ít, danh từ chỉ người hay chỉ vật. - Nếu từ cần điền là động từ thì cần xem xét động từ đó thuộc thể chủ động hay bị động và được chia ở thì nào. - Nếu từ cần điền là tính từ/ trạng từ thì cần xem xét tính từ/ trạng từ đó mang nghĩa tích cực hay mang nghĩa không tích cực. Ví dụ 1: That is a ................. dog. You must be careful. ( HARM ) Từ loại cần điền trong câu trên là một tính từ do nó đứng sau động từ “to be” và đứng trước danh từ “dog” trong câu. Tính từ đó mang nghĩa không tích cực do ta dựa vào nghĩa của câu “You must be careful”. Vì vậy ta xác định tính từ trong ngoặc phải điền là: HARMFUL Ví dụ 2: He’s worked as a hard ................. since he came here. ( WORK ) Từ loại cần điền trong câu trên là một danh từ do nó đứng sau mạo từ “a” và tính từ “hard” trong câu. Danh từ đó là số ít vì có chủ ngữ “He” và mạo từ “a” trước danh từ. Vì vậy ta xác danh từ trong ngoặc phải điền là: WORKER 10 Bước 2: Hướng dẫn học sinh nắm được cách thành lập từ (tính từ, trạng từ, danh từ ..v..v...). Cung cấp cho học sinh các tiền tố (preffix), hậu tố (suffix) và các ví dụ, các từ được thành lập từ những từ phái sinh để học sinh học thuộc. Trường hợp 1: Cách thành lập các trạng từ (Formation of simple adverbs): Formula Adverbs adj + ly carefully, beautifully, quickly, dangerously, successfully ... good well fast fast Trường hợp 2: Cách thành lập các tính từ đơn (Formation of simple adjectives): Noun + Suffix Adjectives ful harmful, useful, delightful, successful, helpful, peaceful less childless, odorless, careless, hopeless, fatherless, friendless ly manly, hourly, daily, weekly, monthly, yearly, friendly like childlike, godlike, lifelike, bell-like, ladylike, manlike y snowy, rainy, windy, sunny, stormy, sandy, cloudy, dirty ish childish, boyish, girlish, mannish, selfish al natural, magical, agriccultural, industial ous dangerous, studious, courageous ic artistic, alcoholic, electronic able respectable, knowledgeable Trường hợp 3: Cách thành lập các tính từ phức (Formation of compound adjectives) Formula Adjectives adj - adj red hot, dark blue, light green adj - present participle sweet-smelling, ill-dressing, merry-looking adj - past participle long lived, soft spoken, long expected, white painted adj - noun+ed left-handed, high-heeled, kind-hearted, good-natured, round faced, oval faced, short sighted, straight nosed 11 noun - adj Homesick, seasick, lovesick, coalblack, worldwide, snow-white, water resistant noun - present participle house-keeping, heart-breaking, hair-raising noun - past participle home-made, man-made, hand-made, sun burnt noun - noun+ed lion hearted, coffee-colored, dove-eyed, heart-shaped adv - present participle hard-working, ever-lasting adv - past participle well-prepared, well-done, well-dressed, well-known, well-developed, newly-born, newly-married Trường hợp 4: Cách thành lập các danh từ đơn (Formation of simple nouns): Formula verb-er/or noun worker, teacher, singer, driver, speaker, operator, decorator, sailor, actor, washer, cooker, lighter verb-ion/tion action, invention, construction, direction verb-ment development, appointment, agreement, management, entertainment verb-ing swimming, building, meeting adj-ness kindness, goodness, happiness, sadness, darkness adj-ty safety, loyalty, cruelty, variety adj-th leghth, depth, width, truth, warmth, strength adj-dom wisdom, freedom, boredom noun-ist guitarist, novelist, copyist, typist, violinist noun-ian musician, physician, historian, librarian noun-ism patriotism, capitalism, heroism noun-ship friendship, leadership, scholarship noun-hood childhood, brotherhood, neighborhood dis/ un/ im/ mis-noun displeasure, untruth, impolite, injustice, misbehavior, mispronunciation re-noun re-election, reconstruction, reorganization 12 Trường hợp 5: Cách thành lập các danh từ phức (Formation of compound nouns) Formula noun-noun noun Alarm clock, church bell, garden gate, city street, coffee cup, golf club, postcard, beauty contest, detective story, Sunday paper, holiday maker, newspaper, shop window adj-noun grandfather, grandson, blackboard, high-school adv/prep-noun overcoat, overtime, overman, undergrowth gerund-noun dinning-room, writing table, dressing table, swimming pool, boarding card, washing machine .... noun-gerund weight-lifting, lorry driving, fruit picking noun-verb-er/or bus-driver, book keeper, goal keeper, ticket seller, dressmaker, English teacher, pop singer Bước 3: Lựa chọn từ phù hợp nhất để hoàn thiện câu hoặc đoạn văn. * Dạng bài thứ ba: Write the complete sentences, using the words/ phrases given Đây là dạng bài tập sử dụng những từ/ cụm từ cho sẵn để viết thành câu hoàn chỉnh, trước khi hướng dẫn trình tự các bước thực hiện, giáo viên cần lưu ý học sinh một số điểm quan trọng để tránh nhầm lẫn với những dạng bài khác: + Thứ nhất: Không được thay đổi trật tự các từ cho sẵn trong câu. + Thứ hai: Chỉ được thêm từ, không được bớt từ. + Thứ ba: Chia động từ theo thì hoặc theo cấu trúc dựa vào các dấu hiệu nhận biết và các thành phần trong câu. Bước 1: Đọc kỹ các từ/ cụm từ cho sẵn, xác định thì của động từ và các cấu trúc ngữ pháp sử dụng trong câu. Ví dụ 1: Lan/ visit/ her friend/ Hue/ next month. "next month" là trạng từ chỉ thời gian trong tương lai, diễn tả hành động, sự việc sẽ diễn ra trong thời gian tới ... do vậy ta xác định động từ trong câu trên phải được chia ở thì Tương lai đơn: Lan is going to visit her friend in Hue next month. 13 Ví dụ 2: He/ spend/ two hours/ do/ homework. Dựa vào động từ "spend" và các cụm từ “two hours/ do” trong câu ta xác định trong câu trên có sử dụng cấu trúc “spend time/money (noun) doing something” .... do vậy ta xác định câu trên phải được thực hiện theo cấu trúc: He spent two hours doing his homework. Bước 2: Xác định các từ, cụm từ cần phải thêm vào trong câu (thường là các mạo từ, giới từ, tính từ sở hữu hoặc liên từ ...) Ví dụ 1: My father/ buy/ school bag/ me/ market/ yesterday. Trong câu trên ta thấy có sử dụng cấu trúc "buy something for somebody" do vậy cần phải có giới từ “for” trước tân ngữ “me”. “school bag” là một danh từ số ít do vậy cần phải có một mạo từ bất định “a” đứng trước, “market” là trạng từ chỉ nơi chốn trong câu nên cũng cần phải có giới từ và một mạo từ xác định đứng trước là “in” và “the”. Do vậy câu trên phải được hoàn thiện là: My father bought a school bag for me in the market yesterday. Bước 3: Xác định dạng câu là khẳng định, phủ định hay câu hỏi. Ví dụ 1: you/ go/ market/ friends/ last week ? Trong câu trên ta thấy có dấu “?”, đầu câu không sử dụng từ để hỏi “wh - question”, hơn nữa trong câu lại sử dụng trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ là: “last week” suy ra câu trên là một câu hỏi nghi vấn. Do vậy câu trên phải được hoàn thiện là: Did you go to the market with your friends last week ? * Dạng bài thứ tư: Rewrite the second sentence so that it has similar meaning to the first one. Đây là dạng bài đòi hỏi ta phải sử dụng một cấu trúc ngữ pháp khác thay thế cho cấu trúc được sử dụng trong câu đã cho để viết lại câu sao cho nghĩa không thay đổi. Bước 1: Xác định cấu trúc ngữ pháp sử dụng trong câu đã cho, kết hợp với tìm hiểu nội dung của câu. Ví dụ 1: He is taller than me. - I ...................................................................................................... 14 Dựa vào cụm từ “taller than” ta xác định được cấu trúc ngữ pháp sử dụng trong câu là cấu trúc câu so sánh hơn. Ví dụ 2: The water was not warm enough for us to swim in. - The water ....................................................................................... Trong câu trên ta xác định được cấu trúc được sử dụng trong câu là: (not) enough + adjective (for somebody) + to do something Bước 2: Dựa vào từ gợi ý cho sẵn trong câu thứ hai để xác định dạng câu và cấu trúc viết lại câu. Ví dụ 1: Huy can run faster than me. - I ...................................................................................................... Do câu thứ nhất sử dụng cấu trúc so sánh hơn, vì vậy ta có thể sử dụng cấu trúc câu so sánh không bằng hoặc câu so sánh hơn nhưng thay đổi từ trong câu. Do vậy ta có thể viết lại câu trên như sau: + I can not run as fast as Huy/ I run slower than Huy. Ví dụ 2: They were in France ten years ago. - They ............................................................................................... Trong câu thứ nhất sử dụng thì Quá khứ đơn với trạng từ “ago” để chỉ hành động, sự việc đã diễn ra cách đây bao lâu, vì vậy ta có thể sử dụng cấu trúc câu thì Hiện tại hoàn thành với giới từ “for” để viết lại: They have been in France for ten years. Ví dụ 3: My father built this house last year. - This house ..................................................................................... Trong câu thứ hai ta nhận thấy tân ngữ trong câu thứ nhất (câu chủ động) được sử dụng làm chủ ngữ, nên suy ra đây là câu thuộc thể bị động, hay nói theo cách khác; Nếu tân ngữ trong câu thứ nhất (là câu chủ động) làm chủ ngữ trong câu thứ hai thì ta sẽ phải dùng câu bị động để viết lại. Nếu tân ngữ trong câu thứ nhất (là câu bị động) làm chủ ngữ trong câu thứ hai thì ta sẽ phải dùng câu chủ động để viết lại: This house was built (by my father) last year. Ví dụ 4: “Do you like watching television, Nam ?” she asked. 15 - She asked ....................................................................................... Trong câu thứ nhất ta nhận thấy câu có sử dụng dấu ngoặc kép, suy ra đó là lời nói trực tiếp, do vậy ta sử dụng câu gián tiếp để viết lại, hay nói cách khác: Nếu câu thứ nhất là câu trực tiếp thì câu viết lại ta sẽ phải sử dụng câu gián tiếp và ngược lại: She asked me if I liked watching television. Ví dụ 5: This exercise is too difficult for him to do - This exercise ................................................................................. Trong câu thứ nhất ta thấy câu có sử dụng cấu trúc "too + adj (for somebody) + to do something" nên ta có thể sử dụng cấu trúc "so + adj + that + negative clause" hoặc cấu trúc "(not) enough + adj (for somebody) + to do something". Do vậy câu trên có thể viết lại là: This exercise is so difficult that he can't do it/ This exercise isn't easy enough for him to do. * Dạng bài thứ năm: Complete sentence/ passage with one suitable preposition. Bước 1: Hướng dẫn học sinh nắm được tính chất cơ bản nhất của giới từ thông qua sơ đồ sau. over above around above on toward(s) at in to in to across out of (away) from through below below under Bước 2: Cung cấp cho học sinh một số giới từ đi sau các động từ hoặc các tính từ quen thuộc. Trường hợp 1: Một số giới từ đi sau các động từ: 16 Các động từ Giới từ đi sau arrive, stop, look, stare, laugh, knock, shout .... at believe, fail, succeed, take part, participate ... in demand, dream, hear, learn, consist .... of appeal, be responsible, devote, belong, contribute, explain, to refer, prefer Trường hợp 2: Một số giới từ đi sau các tính từ: Các tính từ Giới từ đi sau acceptable, accustomed, agreeable, contrary, harmful, to important, kind, likely, lucky, open, pleasant, similar, rude, inferior, superior afraid, shed, aware, capable, confident, full, tired, scared, of terrified, frightened, fond available, difficult, late, perfect, useful, sorry for clever, present, quick, skillful, good, bad at acquainted, crowded, friendly, popular, pleased, angry, with bored interested, rich, successful in absent, different, safe from confused, sad, serious, worried, sorry about Bước 3: Hướng dẫn học sinh xác định và lựa chọn giới từ cần điền vào chỗ trống dựa vào các dấu hiệu nhận biết là các từ/ cụm từ (thường là các trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn hoặc các động từ, tính từ) đứng trước hoặc đứng sau chỗ trống. Ví dụ 1: He came to Ha Noi .............. 6 o'clock this morning Trong câu trên ta nhận thấy có cụm từ "6 o'clock" đứng sau chỗ trống trong câu chỉ thời gian cụ thể (giờ), do vậy giới từ cần phải điền là "at". Ví dụ 2: He has played video games .............. 6 o'clock. 17 Trong câu trên ta nhận thấy có cụm từ "6 o'clock" đứng sau chỗ trống trong câu chỉ thời gian cụ thể (giờ) nhưng vì trước chỗ trống trong câu sử dụng cấu trúc thì Hiện tại hoàn thành "has played" do vậy giới từ cần phải điền là "since". Ví dụ 3: How long have you been waiting .............. him ? Trong câu trên ta nhận thấy có sử dụng cấu trúc "wait for somebody" do vậy giới từ đi với động từ "wait" phải "for". * Dạng bài thứ sáu: Put these words in order to complete sentences. Đây là dạng bài tập sắp xếp những từ/ cụm từ cho sẵn thành câu hoàn chỉnh, trước khi hướng dẫn trình tự các bước thực hiện dạng bài, giáo viên cần lưu ý học sinh một số điểm quan trọng để tránh nhầm lẫn với những dạng bài khác: + Thứ nhất: Không được thêm từ, không được bớt từ. + Thứ hai: Không được chia động từ theo thì hoặc theo cấu trúc (trừ trường hợp đầu bài yêu cầu). Bước 1: Đọc kỹ các từ, cụm từ cho sẵn để hiểu khái quát nội dung chính của câu và phát hiện ra các cấu trúc ngữ pháp được sử dụng trong câu. Đếm số lượng từ/ cụm từ trong câu mục đích để tránh bỏ sót từ hoặc cụm từ sau khi đã sắp xếp lại. Bước 2: Hướng dẫn học sinh lựa chọn những từ có thể đi với nhau để ghép thành những cụm từ hoặc mệnh đề ngắn. Sử dụng những cụm từ hoặc mệnh đề ngắn để ghép thành những mệnh đề dài hơn, rồi từ những mệnh đề dài ghép thành câu hoàn chỉnh. Ví dụ 1: 2005/ has/ an/ used/ car/ he/ his/ had/ he/ accident/ in/ not/ since. Trong câu trên ta lấy các từ có thể đi được với nhau để ghép thành những cụm từ đó là: + had an accident/ has not used/ his car/ since/ he/ in 2005/ he Từ những từ/ cụm từ trên ta lại ghép tiếp thành những cụm từ/ mệnh đề dài hơn: + he had an accident in 2005/ he has not used/ since/ his car Từ những cụm từ/ mệnh đề trên ta dễ dàng ghép thành câu hoàn chỉnh: + He has not used his car since he had an accident in 2005. 18 Bước 3: Rà soát lại để kiểm tra cấu trúc và nội dung câu. Đếm lại số lượng từ/ cụm từ trong câu xem có đủ so với số lượng từ/ cụm từ đã cho hay không. Ví dụ 1: bear/ would/ of/ would/ a/ like/ cup/ I/ coffee,/ like/ some/ not/ I. Trong câu trên ta thấy có 13 từ bị xáo trộn, do vậy sau khi sắp xếp lại câu hoàn chỉnh ta củng phải kiểm tra lại xem có đủ 13 từ hay không: I would not like a cup of coffee, I would like some bear. * Dạng bài thứ bảy: Correct the mistakes in each sentence. Bước 1: Giúp học sinh tìm hiểu về những loại lỗi thường gặp trong câu hoặc trong đoạn văn. Ví dụ 1: He didn’t went to school yesterday. Trong câu trên ta thấy đây là câu phủ định của thì Quá khứ đơn nhưng động từ “go” đi sau trợ động từ “didn’t” lại chia thành “went”, do đó ta xác định đây là lỗi sai về chia động từ theo thì. Ví dụ 2: Ba advised me not go to school too late in the morning. Trong câu trên ta thấy có sử dụng cấu trúc “Advise somebody (not) to do something” nhưng trong câu lại thiếu “to” sau “not”, do đó ta xác định đây là lỗi sai về cấu trúc câu. Ví dụ 3: He will not me invite to his house. Trong câu trên ta thấy cấu trúc câu thì Tương lai đơn thì sau “will” phải có động từ dạng nguyên thể, nhưng ở câu trên sau “will” là tân ngữ “me” rồi mới đến động từ dạng nguyên thể “invite”, do đó ta xác định đây là lỗi sai về trật tự từ trong câu. Ví dụ 4: When I came to his house, he was picking poemgranates. Trong câu trên ta thấy danh từ “pomegranates” đã bị viết sai chính tả thành “poemgranates”, do đó ta xác định đây là lỗi sai về chính tả. Ví dụ 5: Lam is very skillful of playing badminton. Trong câu trên ta thấy tính từ “skillful” cần phải sử dụng giới từ “at” đi theo sau, nhưng trong câu lại sử dụng giới từ “of”, do đó ta xác định đây là lỗi sai về sử dụng giới từ đi sau tính từ (hoặc động từ). 19 Ví dụ 6: There are a lot of milk in the refrigerator. Trong câu trên ta thấy danh từ “milk” là danh từ không đếm được nhưng trong câu lại sử dụng với động từ tobe “are” dành cho danh từ số nhiều, do đó ta xác định đây là lỗi sai về sử dụng danh từ đếm được và không đếm được (hoặc các lỗi sai về danh từ số ít, danh từ số nhiều). Ví dụ 7: They play chess very good. Trong câu trên ta thấy để diễn tả các hành động diễn ra như thế nào thì ta cần phải sử dụng các trạng từ chỉ thể cách (adverb of manner) đi sau hành động, nhưng trong câu lại sử dụng tính từ “good” , do đó ta xác định đây là lỗi sai về sử dụng tính từ và trạng từ. Bước 2: Gạch chân các lỗi sai và chữa lại câu đúng. Ví dụ 1: He didn’t went to school yesterday. He didn’t go to school yesterday. Ví dụ 2: Ba advised me not go to school too late in the morning. Ba advised me not to go to school too late in the morning. Ví dụ 3: He will not me invite to his house. He will not invite me to his house. Ví dụ 4: When I came to his house, he was picking poemgranates. When I came to his house, he was picking pomegranates. Ví dụ 5: Lam is very skillful of playing badminton. Lam is very skillful at playing badminton. Ví dụ 6: There are a lot of milk in the refrigerator. There is a lot of milk in the refrigerator. * Dạng bài thứ tám: Read the passage then answer the questions. Bước 1: Đọc kỹ câu hỏi để xác định: Câu hỏi thuộc dạng câu hỏi gì? (câu hỏi nghi vấn hay câu hỏi có từ để hỏi). Thì của động từ trong câu thuộc thì nào? Nội dung câu hỏi muốn hỏi về điều gì? Câu hỏi cho chủ ngữ hay tân ngữ trong câu? Chủ ngữ /tân ngữ trong câu hỏi là về người hay vật? Câu hỏi thuộc thể chủ động hay bị động? 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng