Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số kinh nghiệm trong công tác quản lí học sinh bán trú ở các trường ptd...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm trong công tác quản lí học sinh bán trú ở các trường ptdtbt thcs tại huyện than uyên

.PDF
52
1050
75

Mô tả:

SKKN: Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c qu¶n lÝ häc sinh b¸n tró ë c¸c tr­êng PTDTBT THCS t¹i huyÖn Than Uyªn - T¸c gi¶: §oµn V¨n §¹t. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. “Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người”. Câu danh ngôn trên đã cho chúng ta thấy rằng người thầy không chỉ là người truyền tri thức, truyền ngọn lửa đam mê, mà còn là người phải biết cảm thông, chia sẻ với những khó khăn của người học, biết sự rung động của “tình người”. Mặc dù thời gian công tác trong ngành giáo dục của bản thân mới được 6 năm, nhưng trong 6 năm đó tôi lại có 4 năm được giao làm công tác chủ nhiệm lớp. Từng chứng kiến một số em vì nhà ở xa trường, hoàn cảnh gia đình lại vô cùng khó khăn. Một mặt các em vừa phải đi học về trong ngày, một mặt gia đình không những thiếu người lao động mà còn phải nuôi các em ăn học. Dẫn đến một số em đã phải bỏ học giữa chừng. Các em còn lại khi đến trường vô cùng vất vả, có khi các em phải dậy từ 5 giờ sáng để đến trường cho kịp. Rồi khi tan trường đã là 11h45, các em lại đi bộ trở về. Đặc biệt vào các hôm mưa to, gió rét, hay mùa đông lạnh giá nhìn các em đến trường mà quả thật những người thầy như bản thân tôi không khỏi nghẹn ngào… Căn cứ Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú và Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú, thống nhất tên gọi là trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) và học sinh bán trú. Theo thông tư và Quyết định nêu trên, trường PTDTBT là trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tếxã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn cán bộ cho các vùng này. Học -1- SKKN: Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c qu¶n lÝ häc sinh b¸n tró ë c¸c tr­êng PTDTBT THCS t¹i huyÖn Than Uyªn - T¸c gi¶: §oµn V¨n §¹t. sinh bán trú là học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được cấp có thẩm quyền cho phép ở lại trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày. Như vậy, trường PTDTBT có tính chất phổ thông, dân tộc và bán trú. Trường thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông và nhiệm vụ liên quan đến tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng phù hợp với học sinh bán trú. Học sinh bán trú được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ nhà ở; trường PTDTBT được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị như giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh và các thiết bị kèm theo; hàng năm được mua sắm, bổ sung dụng cụ để phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao. Có thể nói với việc ra đời của mô hình các trường PTDTBT THCS (Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở) đối với 4 trường tại huyện Than Uyên là một “thời cơ vàng” đối với đồng bào con em các dân tộc 04 xã tại huyện Than Uyên (xã Khoen On, xã Ta Gia, xã Tà Hừa, xã Phúc Than). Việc ra đời mô hình các trường PTDTBT nói chung và các trường PTDTBT THCS nói riêng đã là một “thời cơ vàng” nhưng để làm sao cho những thời cơ vàng đó thật sự là “vàng” với con em các dân tộc nơi đây hay nói cách khác làm thế nào để thực hiện tốt mô hình các trường PTDTBT là điều không phải dễ dàng? Xuất phát từ trăn trở đó, trong 03 năm học (năm học 2010-2011; 2011-2012; 2012-2013) bản thân tôi cũng như một số đồng chí làm công tác quản lí tại các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Than Uyên luôn cùng nhau chia sẻ những khó khăn, từng bước đề ra những giải pháp để thực hiện tốt công tác chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh bán trú đảm bảo 4 hơn “an toàn hơn ở nhà, vui hơn ở nhà, ăn ngon hơn ở nhà, học tập tốt hơn ở nhà”. Với thành công đạt được của mô hình PTDTBT THCS tại huyện Than Uyên, đã thôi thúc và giúp tôi “mạnh dạn” tổng kết những phương pháp, cách làm trong công tác quản lí học sinh bán trú qua sáng kiến “Một số kinh nghiệm trong công tác quản lí học sinh bán trú ở các trường PTDTBT THCS tại huyện Than Uyên”. -2- SKKN: Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c qu¶n lÝ häc sinh b¸n tró ë c¸c tr­êng PTDTBT THCS t¹i huyÖn Than Uyªn - T¸c gi¶: §oµn V¨n §¹t. II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 1. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi tiến hành nghiên cứu ở đây là hoạt động của các trường PTDTBT THCS tại huyện Than Uyên. Đây là những trường còn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như trong công tác quản lý học sinh bán trú và xây dựng các hoạt động bán trú để làm sao tạo một môi trường học tập và sinh hoạt thật sự có hiệu quả cho các em. 2. Đối tượng nghiên cứu. Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý học sinh bán trú ở các trường PTDTBT THCS tại huyện Than Uyên. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Mặc dù thời gian của bản thân công tác trong ngành còn chưa nhiều, trong khi đó thời gian phụ trách công tác bán trú nói chung mới được 04 năm. Năm học 2010-2011 là Phó ban quản lí bán trú tại trường PTDTBT THCS xã Phúc Than, năm học 2011-2012 là Phó Hiệu trưởng (phụ trách) trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On, năm học 2012-2013 là Hiệu trưởng trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On. Nhưng bản thân luôn thấy rõ vai trò và ý nghĩa của mô hình trường PTDTBT nói chung và mô hình trường PTDTBT THCS nói riêng. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cũng như tham khảo một số kinh nghiệm trong công tác quản lý học sinh bán trú ở các trường PTDTBT THCS tại huyện Than Uyên. Mong rằng, qua sáng kiến này sẽ cùng các đồng chí quản lí ở các trường PTDTBT THCS nói riêng và các đồng chí ở trong ngành giáo dục nói chung cùng nhau trao đổi, chia sẻ những cách làm hay, sáng tạo sao cho phù hợp với đơn vị mình nhất, để các mô hình trường PTDTBT THCS hoạt động thật sự hiệu quả, từng bước nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục, xứng đáng với lòng tin của Đảng, nhà nước và nhân dân giao cho. IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. Việc viết một sáng kiến kinh nghiệm đã khó, viết một sáng kiến kinh nghiệm hoàn toàn mới về công tác quản lý học sinh bán trú ở các trường PTDTBT -3- SKKN: Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c qu¶n lÝ häc sinh b¸n tró ë c¸c tr­êng PTDTBT THCS t¹i huyÖn Than Uyªn - T¸c gi¶: §oµn V¨n §¹t. THCS lại càng khó khăn. Mặc dù vậy, bản thân tôi cũng mạnh dạn khái quát những công việc đã làm, cũng như tham khảo, chia sẻ, học hỏi một số kinh nghiệm quản lí của 03 trường PTDTBT THCS còn lại để đưa ra những biện pháp mới có hiệu quả trong việc thực hiện và xây dựng mô hình các trường PTDTBT THCS tại huyện Than Uyên. Những biện pháp này đã tiến hành áp dụng cụ thể đối với 04 trường PTDTBT THCS (mỗi trường có thể lựa chọn những điểm thích hợp). Đây là đề tài khá rộng, với nhiều nội dung lại rất mới mẻ đối với bản thân tôi. Đã có lúc, tôi đã nghĩ mình hơi “tham” hoặc làm một đề tài quá sức nhưng mong muốn của bản thân tôi là sáng kiến sau khi hoàn thành có thể phù hợp với nhiều đơn vị. Mỗi đơn vị có thể áp dụng một phần và bên cạnh đó là cùng nhau chia sẻ những khó khăn có thể dựa trên những điểm tương đồng. Bởi không phải đơn vị nào cũng giống đơn vị nào, những khó khăn có thể là giống nhau nhưng biện pháp để khắc phục có thể khác nhau do hoàn cảnh, môi trường giáo dục khác nhau. -4- SKKN: Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c qu¶n lÝ häc sinh b¸n tró ë c¸c tr­êng PTDTBT THCS t¹i huyÖn Than Uyªn - T¸c gi¶: §oµn V¨n §¹t. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Ngay từ bé các em đã nằm trong vòng tay chăm sóc của cha mẹ. Khi đến tuổi tới trường các em được gia đình đưa đi đón về, chăm sóc động viên của đầy đủ những người thân trong gia đình. Nhưng khi lớn hơn chút nữa các em phải tự đi đến trường, phải tự chăm sóc bản thân mình. Nhà trường không những là nơi nuôi dưỡng những ước mơ của các em được bay cao, bay xa mà nơi đây còn giúp cho các em có những người bạn, người cha người mẹ thứ hai của mình. Đối với những vùng thuận lợi, những gia đình có điều kiện là vậy. Nhưng đối với các em học sinh ở vùng khó khăn, cái ăn cái mặc còn đang bủa vây đến gia đình các em thì sự quan tâm, chăm sóc hầu như là rất hạn chế. Có khi các em phải nhịn ăn để đến trường, có khi cả tuần, cả tháng các em chỉ mặc một bộ quần áo. Mà có khi bộ quần áo đó cũng không được lành lặn là bao. Rồi có khi do hoàn cảnh gia đình, các em phải bỏ học giữa chừng, những ánh mắt đầy tiếc nuối, những gương mặt xạm đi vì nắng gió do đường đến trường quá xa, cánh cửa tương lai đang mở đã vội đóng sập lại trước mặt các em. Lứa tuổi các em ở bậc THCS là lứa tuổi thiếu niên đây là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em được vào học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”... Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này. Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, điều kiện sống, hoạt động… của các em. Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnh sống, -5- SKKN: Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c qu¶n lÝ häc sinh b¸n tró ë c¸c tr­êng PTDTBT THCS t¹i huyÖn Than Uyªn - T¸c gi¶: §oµn V¨n §¹t. hoạt động khác nhau của các em tạo nên. Và sự xuất hiện mô hình các trường PTDTBT nói chung và mô hình các trường PTDTBT THCS nói riêng chính là điều kiện chắp cánh cho những ước mơ của các em trở thành hiện thực. Các em đến trường được học tập, được sinh hoạt được vui chơi. Tại đây mái trường thực sự đã trở thành ngôi nhà thứ hai của các em. Không còn khoảng cách giữa gia đình các bạn có điều kiện, và gia đình các bạn không có điều kiện. Không còn khoảng cách giữa dân tộc này với dân tộc kia. Một môi trường thật sự hòa đồng, một môi trường mà nhiều em đã từng ao ước giờ mới trở thành hiện thực. Công tác bán trú dân nuôi ở các trường PTDTBT THCS có ý nghĩa thật to lớn. Nó góp phần đào tạo lực lượng đặc biệt của địa phương - lao động có trí tuệ ở vùng khó khăn. Vì vậy, xây dựng và tổ chức tốt mô hình các trường PTDTBT nói chung và mô hình trường PTDTBT THCS nói riêng có ý nghĩa thật sự quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển toàn diện ở các em. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ. 1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội của 04 xã: Khoen On, Ta Gia, Tà Hừa, Phúc Than. Trong 04 trường PTDTBT THCS tại huyện Than Uyên hầu hết đều cách xa trung tâm huyện chỉ có trường PTDTBT THCS xã Phúc Than là thuận lợi nhất về cơ sở vật chất cũng như giao thông khi cách trung tâm huyện khoảng 9km (Trường PTDTBT THCS xã Tà Hừa cách trung tâm huyện khoảng 50km; Trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On cách trung tâm huyện khoảng 30km; Trường PTDTBT THCS xã Ta Gia cách trung tâm huyện khoảng 23km). Điểm chung nhất của 04 xã: Khoen On, Phúc Than, Tà Hừa, Ta Gia đó là địa bàn có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như dân tộc Thái, Khơ Mú, H.Mông, Dao, Tày... Trong đó nhiều nhất là dân tộc Thái. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, giao thông đi lại vất vả nhiều đồi núi hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt. Trên địa bàn vẫn còn tồn tại một số hủ tục như nạn tảo hôn, cúng ma... 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội riêng biệt của 04 xã: Khoen On, Ta Gia, Tà Hừa, Phúc Than. -6- SKKN: Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c qu¶n lÝ häc sinh b¸n tró ë c¸c tr­êng PTDTBT THCS t¹i huyÖn Than Uyªn - T¸c gi¶: §oµn V¨n §¹t. Sau đây là một số thông tin khái quát nhất của các xã có trường PTDTBT THCS đóng trên địa bàn. (số liệu tính đến thời điểm tháng 9 năm 2012). Xã Khoen On là xã vùng cao, phía Bắc giáp xã Ta Gia, phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía đông giáp xã Tà Mung với 10 thôn bản. Địa hình xã Khoen On rất phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại hết sức khó khăn, điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Diện tích tự nhiên của xã Khoen On là 10.145.96 ha, diện tích đất nông nghiệp là 73 ha. Dân số có 4.269 nhân khẩu, bao gồm 3 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Thái chiếm 83.7%, dân tộc H’Mông chiếm 12,3%, dân tộc Khơ Mú chiếm 4%. Xã Khoen On có 711 hộ/4.269 nhân khẩu sống ở 10 thôn bản khác nhau, với số hộ nghèo hiện tại của xã chiếm 47,1% (338/718 hộ), số hộ cận nghèo của xã là 18,8% (135/718 hộ). Trong năm 2012, kinh tế - xã hội của xã đã có bước phát triển, đời sống của nhân dân các dân tộc trong xã từng bước được cải thiện nhưng do xuất phát điểm thấp cho nên Khoen On vẫn là một xã nghèo, trình độ dân trí còn rất thấp, đời sống của nhân dân còn khó khăn. Những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Khoen On đã có giao lưu thông thương với các địa phương khác nên đời sống nhân dân đã có những cải thiện. Phúc Than là xã mới được chia tách ra từ xã Mường Than, phía Đông giáp tỉnh Lào Cai, phía Tây giáp xã Mường Mít, phía Nam giáp xã Mường Than, phía Bắc giáp xã Pắc Ta. Trường THCS xã Phúc Than được thành lập ngày 13/8/2007 theo Quyết định số 804B/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của UBND huyện Than Uyên (tiền thân là trường THCS số 2 xã Mường Than). Ngày 01/5/2011 trường đổi tên là trường PTDTBT THCS xã Phúc Than theo Quyết định số 768/QĐ-UBND ngày 17/5/2011 của UBND huyện Than Uyên về việc chuyển đổi mô hình trường THCS xã Phúc Than thành trường PTDT bán trú THCS xã Phúc Than. Xã có quốc lộ 32 chạy qua, giao thông liên thôn bản vẫn còn khó khăn, nhất là trời mưa. Diện tích tự nhiên của xã là 5.628 ha. Tổng số dân năm nay là 8666 người, xã có 09 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong đó, dân tộc Thái: 5824/8520 chiếm 68,36%; dân tộc Kinh: 526/8520 chiếm 6,17%; dân tộc H'mông: 1786/ 8520 chiếm 20,96%; dân tộc Dao: 334/ 8520 chiếm 3,92%; dân tộc Tày: 31/ 8520 chiếm 0,36 %; dân -7- SKKN: Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c qu¶n lÝ häc sinh b¸n tró ë c¸c tr­êng PTDTBT THCS t¹i huyÖn Than Uyªn - T¸c gi¶: §oµn V¨n §¹t. tộc Mường: 9/ 8520 chiếm 0,11%; dân tộc Cao Lan: 04/8520 chiếm 0.05%; dân tộc Dáy: 04/8520 chiếm 0.05%; dân tộc Nùng: 02/8520 chiếm 0,02% cư trú rải rác trong toàn xã. Tình hình kinh tế - xã hội của xã: 22/22 thôn bản thuộc xã đặc biệt khó khăn, còn tình trạng hủ tục lạc hậu như tảo hôn, cúng ma... đời sống của nhân dân các dân tộc trong xã từng bước được cải thiện nhưng do đa số nhân dân trong xã sản xuất nông nghiệp, canh tác còn lạc hậu, nhiều hạn chế nên số hộ nghèo vẫn chiếm 29,3% (xã không có hộ cận nghèo), trình độ dân trí còn rất thấp, đời sống của nhân dân còn rất khó khăn. Địa hình xã Ta Gia rất phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại hết sức khó khăn, điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Diện tích tự nhiên của xã Ta Gia là 9564,6 ha, dân cư sống tương đối tập trung, gồm 12 thôn bản, có 3 dân tộc anh em cùng chung sống trong đó: Dân tộc Thái chiếm 84%; Dân tộc H'Mông chiến 10,4%; Dân tộc Khơ Mú chiếm 5,56 %. Hiện tại số hộ nghèo của xã là 233/791 chiếm 29,5%, số hộ cận nghèo của xã là 7,1%. Tà Hừa là xã vùng sâu cách xa trung tâm huyện, phía Bắc giáp xã Pha Mu, phía Tây và Nam giáp tỉnh Sơn La, phía đông giáp xã Mường Kim toàn xã có 7 thôn bản; trong đó cả 7 thôn bản đều thuộc chương trình 135 của chính phủ, có nhiều thôn bản cách xa trung tâm xã. Địa hình xã Tà Hừa rất phức tạp, núi non trùng điệp, giao thông đi lại hết sức khó khăn, mùa mưa lũ đi lại rất nguy hiểm. Diện tích tự nhiên của xã là hơn 6482,16 ha, dân số có 3486 khẩu bao gồm 03 dân tộc anh em, trong đó 100% là dân tộc ít người, cư trú rải rác trong toàn xã. Số hộ nghèo và cận nghèo của xã hiện tại chiếm 42,8% (Trong đó số hộ nghèo là 22,5%; số hộ cận nghèo là 20,3%). Vì vậy việc xây dựng mô hình các PTDTBT nói chung và mô hình trường PTDTBT THCS nói riêng là một công việc thật sự quan trọng đối với ngành giáo dục cũng như nhiệm vụ nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực cho địa phương. Công tác bán trú tại các nhà trường luôn được các cấp các ngành quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị để các nhà trường thuận lợi nhất trong việc xây dựng có hiệu quả mô hình công tác bán trú ở -8- SKKN: Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c qu¶n lÝ häc sinh b¸n tró ë c¸c tr­êng PTDTBT THCS t¹i huyÖn Than Uyªn - T¸c gi¶: §oµn V¨n §¹t. các trường học. Có thể nói số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, số học sinh ở xa trường chiếm số lượng rất đông ở tất cả các trường đóng trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn. Như vậy nếu không có mô hình PTDTBT chắc chắn không những số lượng của các em không duy trì đảm bảo, nhiều em sẽ bỏ học giữa chừng. Bên cạnh đó là tỉ lệ chuyên cần thấp (đặc biệt là những ngày mưa to, gió lớn, thời tiết khắc nghiệt), mà chất lượng giáo dục cũng không đảm bảo do các em không có thời gian để học tập. Về đến nhà các em phải đi rừng lấy củi, phải đi chăn trâu, trông em… bởi hầu như các em là lực lượng lao động chính trong gia đình. Bên cạnh đó là một số hủ tục ở địa phương như lấy chồng lấy vợ sớm, đi ở rể… Tất cả những điều đó đã làm cho công tác giáo dục ở các xã vùng 3, vùng đặc biệt khó khăn vô cùng vất vả mà chất lượng lại không thật cao. Năm học 2010-2011, bản thân tôi đã chứng kiến một học sinh vì sợ lấy chồng, sợ bị bắt “làm vợ” nên ngày nghỉ chủ nhật cũng không dám về nhà mà ở lại luôn trường? Vậy nếu không có mô hình các trường PTDTBT, không có một “thời cơ vàng” như thế, những học sinh này sẽ ra sao? Qua trao đổi và gặp gỡ các đồng chí quản lí cũng như giáo viên, nhân viên ở các trường PTDTBT nói chung và các trường PTDTBT THCS nói riêng đã giúp bản thân tôi càng thấy vai trò to lớn của công tác bán trú. Nhìn các em học sinh người dân tộc, hàng ngày được cắp sách đến trường, được sinh hoạt và học tập trong một môi trường thuận lợi, được các cấp các ngành quan tâm tạo điều kiện bản thân tôi lại luôn thầm hứa với mình phải thực hiện tốt vai trò của một người quản lí. Thực tế trên đã giúp tôi nhận thức sâu sắc hơn về công tác bán trú dân nuôi, một mô hình đã từng là “mơ ước, khát khao” của bao thế hệ học trò người dân tộc nghèo giờ đây đã trở thành hiện thực. 2. Số liệu về học sinh. Hiện tại số lượng học sinh ở bán trú của các trường PTDTBT THCS tại huyện Than Uyên như sau: (số liệu tính tới thời điểm tháng 03 năm 2013) -9- SKKN: Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c qu¶n lÝ häc sinh b¸n tró ë c¸c tr­êng PTDTBT THCS t¹i huyÖn Than Uyªn - T¸c gi¶: §oµn V¨n §¹t. Số học sinh ở bán trú Tổng số Thông tin Trường Trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On Trường PTDTBT THCS xã Ta Gia Trường PTDTBT THCS xã Tà Hừa Trường PTDTBT THCS Tỉ lệ % Tỉ lệ % Ghi ( là nữ so với chú HS toàn Tổng trường số 195 114 58,4 52 45,6 344 189 55,4 83 43,9 136 82 60,7 33 40,2 547 131 20 68 51,9 1222 516 42,2 236 45,7 (so với toàn Nữ trường) HS ở bán trú) xã Phúc Than Tổng III. CÁC BIỆN PHÁP Đà TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Do là năm thứ hai thực hiện mô hình PTDTBT nên hầu hết các trường mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc quản lý nề nếp bán trú và nâng cao chất lượng giáo dục cũng như làm phong phú đời sống sinh hoạt, bữa ăn của học sinh. Tuy nhiên do còn một số hạn chế như cơ sở vật chất nhà trường chưa thật đảm bảo, các trang thiết bị phục vụ cho công tác bán trú còn hạn chế (Trong 04 trường PTDTBT THCS hiện nay tại huyện Than Uyên chỉ có 02 trường nấu ăn bằng bếp gas; 02 trường có máy lọc nước đó là trường PTDTBT THCS xã Phúc Than và trường PTDTBT THCS xã Ta Gia). Bên cạnh đó biện pháp quản lý đôi khi còn chưa thật phù hợp với trường PTDTBT THCS; năng lực dạy học của không ít giáo viên còn hạn chế. Đặc biệt chất lượng học tập của học sinh còn thấp. Vì vậy để nâng cao chất lượng học tập đối với học sinh tại trường PTDTBT THCS có nhiều yếu tố và biện pháp tác động, song có thể khẳng định vai trò quản lý của Hiệu trưởng nhà trường là yếu tố quyết định hàng đầu. Do vậy, tôi sẽ giành phần lớn trang viết trong sáng kiến này để đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng ở các trường PTDTBT THCS tại huyện Than Uyên. 1. Đổi mới công tác quản lý của Hiệu trưởng. Năm học 2012-2013 là năm học: “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng - 10 - SKKN: Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c qu¶n lÝ häc sinh b¸n tró ë c¸c tr­êng PTDTBT THCS t¹i huyÖn Than Uyªn - T¸c gi¶: §oµn V¨n §¹t. cao chất lượng giáo dục”. Bởi vậy, công tác quản lý của người Hiệu trưởng rất quan trọng đối với các trường học nói chung và các trường PTDTBT THCS nói riêng. 1. 1. Biện pháp thứ nhất: Tuyên truyền sâu rộng tới gia đình và nhân dân địa phương về quy chế tổ chức, hoạt động và chính sách hỗ trợ học sinh bán trú trường PTDTBT THCS. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có yên ấm hoà thuận thì xã hội mới lành mạnh. Vấn đề gia đình đã thành vấn đề quốc tế. Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 15-5-1994 làm ngày Quốc tế gia đình. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã nhấn mạnh: “Chúng ta quay trở lại những yếu tố cơ bản của xã hội loài người nhằm hướng đến một chương trình rõ ràng hơn và mạnh mẽ hơn cho công bằng xã hội''. Ý kiến này thực sự đáng lưu ý đối với mọi người, mọi ngành, mọi giới quan tâm đến gia đình. Bởi vậy chỉ có khi gia đình hiểu rõ những lợi ích cụ thể mà con em họ đạt được, có được khi ở bán trú thì mô hình các trường PTDTBT THCS mới thật sự thành công. Bởi giáo dục không chỉ đơn thuần của nhà trường đó là công việc của cả 3 nhân tố: Gia đình, nhà trường và xã hội. Mô hình kết hợp giáo dục Gia đình Xã hội Học sinh Nhà trường Ngay từ khi có quyết định chuyển đổi mô hình các trường THCS thành mô hình các trường PTDTBT THCS, thì người Hiệu trưởng cần tham mưu với chính quyền xã tổ chức buổi họp phụ huynh toàn trường, và họp với phụ huynh có con em ở bán trú. Trong buổi họp này, người Hiệu trưởng cần phổ biến rõ những chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với chính sách giáo dục dân tộc nói chung; về quy - 11 - SKKN: Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c qu¶n lÝ häc sinh b¸n tró ë c¸c tr­êng PTDTBT THCS t¹i huyÖn Than Uyªn - T¸c gi¶: §oµn V¨n §¹t. chế tổ chức, hoạt động và một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDTBT THCS nói riêng. Người Hiệu trưởng cũng cần thông qua một số điều kiện về việc ăn, ở của các em. Các phụ huynh được trao đổi, thảo luận cũng như cho ý kiến về các vấn đề mà người Hiệu trưởng đã tuyên truyền. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cũng cần xin ý kiến của lãnh đạo xã về các nội dung trên, đặc biệt về vai trò của mô hình các trường PTDTBT THCS với việc học của con em trên địa bàn xã. Trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On, là một trường còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là về cơ sở vật chất. Trong địa bàn xã, có bản Noong Quang là một bản rất xa trung tâm xã. Có gia đình cách nhà trường hơn 20km, đường đi lại thì vô cùng khó khăn và nguy hiểm. Hơn nữa 100% các em là người dân tộc H.Mông còn khá ít nói và rụt rè. Trong dịp tết cổ truyền của người H.Mông vừa qua, nhà trường đã lên ăn tết và tặng quà cho học sinh nơi đây. Những nụ cười đã nở thật sự rạng rỡ trên môi các em đã khiến chúng tôi thật sự ấm lòng và nhen lên một niềm vui khó tả... 1.2. Biện pháp thứ hai: Phổ biến, quán triệt cho giáo viên, nhân viên và học sinh về quy chế tổ chức, hoạt động và chính sách hỗ trợ học sinh bán trú trường PTDTBT THCS. Người Hiệu trưởng phải quán triệt cho đội ngũ CB, GV, NV (cán bộ, giáo viên, nhân viên) và học sinh về các chủ trương, đường lối của Đảng về chính sách dân tộc, về tầm quan trọng của công tác giáo dục, ở vùng có kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nói riêng, và đào tạo nói chung, trong đó có vị trí, tính chất của trường PTDTBT THCS ở các buổi họp hội đồng nhà trường, buổi sinh hoạt bán trú... Hình thức phổ biến như thông báo tới toàn thể CB, GV, NV nhưng phải có kiểm tra, đánh giá. Có thể lồng nội dung này vào các bài khảo sát để kiểm tra việc hiểu và nắm rõ về chính sách giáo dục dân tộc nói chung; về quy chế tổ chức, hoạt động và một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDTBT THCS nói riêng như thế nào? Bên cạnh đó có thể trò chuyện, trao đổi của người Hiệu trưởng với giáo viên, nhân viên qua đó người Hiệu trưởng cũng hiểu được sự nắm bắt của CB, GV, - 12 - SKKN: Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c qu¶n lÝ häc sinh b¸n tró ë c¸c tr­êng PTDTBT THCS t¹i huyÖn Than Uyªn - T¸c gi¶: §oµn V¨n §¹t. NV mình. Để từ đó CB, GV, NV có ý thức hơn trong việc dạy học, chăm sóc, để thật sự “mỗi người thầy, người cô trở thành người cha người mẹ thứ hai của học sinh” góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo trong nhà trường. Đối với học sinh các em có quyền và phải được biết chế độ của các em ra sao? Những chính sách các em được hưởng là như thế nào? Điều này phải được nhà trường thực hiện ngay từ khi các em vào ở bán trú. Tất cả những nội dung này phải được phổ biến tới các em một cách cụ thể, và thông qua các buổi sinh hoạt bán trú theo định kì (Trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On tiến hành 01 tuần/lần) Ban quản lí bán trú có thể nhắc lại hoặc hỏi một số học sinh về các chính sách của các em được nhận để nhà trường có thể có các biện pháp điều chỉnh về công tác phổ biến và tuyên truyền (nếu có). 1.3. Biện pháp thứ ba: Chú trọng việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về “lượng” và đảm bảo về “chất” trong các trường PTDTBT THCS. Ngay từ giữa năm học, người Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch năm học sau một cách chính xác (nếu không có biến động đột xuất) để từ đó có được số lượng học sinh của năm học sau. Khi có được số lượng học sinh của năm học sau, sẽ có kế hoạch cụ thể về giáo viên, nhân viên, số lớp học, phòng ở bán trú... Dựa vào quy mô nhà trường, Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch cụ thể và tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo bố trí đủ về số lượng CB, GV, NV đặc biệt là nhân viên cấp dưỡng và nhân viên y tế. Bên cạnh đó, người Hiệu trưởng cần nắm rõ hoàn cảnh, năng lực sở trường... của CB, GV, NV sao cho khi phân công có thể phát huy được sức mạnh của đội ngũ qua đó mang lại hiệu quả cao trong quản lý, chuyên môn và các hoạt động bán trú của nhà trường. Điểm chung của nhiều trường PTDTBT THCS là quy mô số lớp đôi khi còn thấp, (nhìn chung đối với 04 trường PTDTBT THCS tại huyện Than Uyên số lớp ít nhất từ 8 đến 22 lớp, HS từ 136 đến 547 em; Trong đó số học sinh bán trú từ 82 cho đến 189 em ); số giáo viên đảm bảo so với nhu cầu dạy và học, phần lớn là trẻ về tuổi đời và ít về tuổi nghề; - 13 - SKKN: Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c qu¶n lÝ häc sinh b¸n tró ë c¸c tr­êng PTDTBT THCS t¹i huyÖn Than Uyªn - T¸c gi¶: §oµn V¨n §¹t. mỗi xã có một trường THCS (Trừ xã Khoen On), khoảng cách giữa các trường thường cách xa nhau; giao thông đi lại không thuận tiện (trừ trường PTDTBT THCS xã Phúc Than)… nên giáo viên ít có điều kiện để trao đổi, học hỏi lẫn nhau về chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó, Hiệu trưởng cần phải tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt chuyên môn, thao giảng, dự giờ; tạo điều kiện về thời gian, trang bị phương tiện, các loại báo, tạp chí, đầu tư mạng Intenrnet (Tập đoàn Viễn thông Quân Đội Viettel đã cấp cho mỗi trường một mạng không dây 3G)…để giáo viên nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Đồng thời phải xây dựng được tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, sáng tạo, biết học hỏi và cùng chia sẻ. Yêu cầu CB, GV, NV học hỏi, nâng cao kiến thức Tin học, Ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số nơi công tác. Đối với trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On nhà trường đã ứng dụng tích cực công nghệ thông tin vào công tác dạy học. Đã tổ chức được các chuyên đề có ứng dụng công nghệ thông tin trong đó Ban giám hiệu là người phải đầu tiên và tích cực sử dụng. Công tác Hội giảng cũng được nhà trường rất coi trọng. Các tiết hội giảng có phân công cụ thể các đồng chí đi dự, đánh giá một cách công bằng khách quan khuyến khích sự sáng tạo và có ứng dụng công nghệ thông tin. Sau khi công tác hội giảng hoàn thành, nhà trường có tổng kết cũng như khen thưởng các đồng chí có nhiều thành tích. Ban giám hiệu cũng phải tích cực tham gia hội giảng các cấp, không viện lí do công việc để không tham gia. Ngoài ra, nhà trường cũng tổ chức khảo sát giáo viên 2 lần/ năm học, để người Hiệu trường nắm được việc bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên ra sao? Việc nắm bắt và hiểu được những chủ trương đường lối của ngành như thế nào? Để có biện pháp điều chỉnh sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, để nâng cao việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng. Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức giao lưu chuyên môn với trường THCS thị trấn Than Uyên. Đây là ngôi trường có nhiều thầy cô giáo thật sự vững về tay nghề, chắc về phương pháp. Bởi vậy qua các tiết dự giờ học hỏi, cũng như trao đổi phương pháp anh em trong nhà trường cũng đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích. Ngoài ra, nhà trường - 14 - SKKN: Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c qu¶n lÝ häc sinh b¸n tró ë c¸c tr­êng PTDTBT THCS t¹i huyÖn Than Uyªn - T¸c gi¶: §oµn V¨n §¹t. cũng tổ chức 02 buổi giao lưu chuyên môn với trường PTDTBT THCS xã Ta Gia, một ngôi trường cũng có khá nhiều điểm tương đồng với trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On, và trường PTDTBT THCS xã Tà Hừa. 1.4. Biện pháp thứ tư: Đổi mới trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy. Đi đôi với quản lý công tác dạy học của giáo viên theo chương trình, kế hoạch, quy chế chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; quản lý hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn…Hiệu trưởng cần coi trọng việc tổ chức và chỉ đạo có hiệu quả quá trình đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên theo hướng phù hợp từng nhóm đối tượng học sinh, tránh lối dạy dập khuôn, áp đặt. Để làm được điều này, Ban giám hiệu cũng như tổ khảo thí của nhà trường phải tích cực đi dự giờ đặc biệt là dự giờ đột xuất để nắm được quá trình đổi mới phương pháp, việc dạy của giáo viên và học của học sinh như thế nào? Qua các tiết dự giờ phải có sự nhận xét cụ thể, trao đổi thẳng thắn những việc chưa làm được của giáo viên nhưng cũng cần ghi nhận những điều giáo viên đã làm được. Các buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn và nhóm chuyên môn cần tiến hành một cách hiệu quả, đặc biệt phải triển khai lí thuyết và thực hành trên lớp. Đối với việc chỉ đạo việc tăng cường quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học. Một công việc đã từng thực hiện tại trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On đó là giao cho đồng chí thư viện quản lí việc mượn và sử dụng đồ dùng dạy học. Hàng tháng khi họp hội đồng Ban giám hiệu tổng kết lại và đặc biệt tuyên dương những đồng chí tích cực sử dụng đồ dùng dạy học cũng như phê bình đánh giá có khi hạ xếp loại đối với những đồng chí giáo viên có đồ dùng mà không sử dụng. Bên cạnh đó nhà trường cũng gặp trực tiếp đối với học sinh, làm những phiếu khảo sát giáo viên thông qua học sinh. Tuy nhiên cũng cần lưu ý số đồ dùng từng môn là khác nhau nhưng sẽ căn cứ vào danh mục thư viện. Bên cạnh đó, người Hiệu trưởng còn cần chỉ đạo việc cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng đối với học sinh, qua các bài kiểm tra sau khi dự giờ, bài kiểm tra khảo sát... để thấy rõ được ưu điểm và hạn chế của quá trình dạy học, từ đó đề ra các biện pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - 15 - SKKN: Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c qu¶n lÝ häc sinh b¸n tró ë c¸c tr­êng PTDTBT THCS t¹i huyÖn Than Uyªn - T¸c gi¶: §oµn V¨n §¹t. học. 1.5. Biện pháp thứ năm: Đổi mới trong công tác quản lý học tập của học sinh ở trường PTDTBT THCS. Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phương pháp và kỹ năng học là hết sức quan trọng. Học sinh THCS dân tộc thiểu số hầu hết rất yếu về phương pháp học tập và chưa có thói quen tự học. Mà kỹ năng học tập vừa là điều kiện học tập có chất lượng, vừa là kết quả học tập của học sinh. Vì vậy, thông qua giáo viên, cần bồi dưỡng cho học sinh phương pháp và kỹ năng học tập tích cực, chủ động, tránh lối học vẹt, thụ động và phát huy năng lực tự học, tự tìm hiểu. Hiệu trưởng cần chỉ đạo thực hiện việc xây dựng thời gian biểu cho các hoạt động học tập hàng ngày, tuần, tháng; rèn cho học sinh kỹ năng học tập trên lớp (tóm tắt ý chính bài học, ghi nhớ tái hiện tri thức đã học, ứng dụng làm bài tập, rèn tư duy độc lập, khả năng diễn đạt ngôn ngữ tiếng Việt, kỹ năng liên tưởng, so sánh….). Đặc biệt hướng dẫn cho học sinh cách thức học tập ở nhà (khu bán trú); hướng dẫn học sinh học theo nhóm, học tự quản trên lớp… Người hiệu trưởng và giáo viên tránh tình trạng nóng vội, muốn gò ép học sinh học tập quá nhiều ngay từ đầu. Cần tạo cho học sinh một tâm lý thoải mái “học mà chơi, chơi mà học” các em vừa sinh hoạt vui chơi, lao động, vừa học tập. Quản lý tốt nền nếp, giờ giấc học tập của học sinh là một việc hết sức quan trọng nhất là ở trường PTDTBT THCS. Do ở gia đình các em có thể học bất kì vào thời gian nào các em muốn, tuy nhiên thời gian học của các em ở nhà có lẽ sẽ không thật đảm bảo do các em hầu như là lao động chính trong gia đình. Bởi vậy khi ở môi trường bán trú các em phải sinh hoạt theo một thời gian biểu nhất định. Do đó người giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách theo các phòng cần uốn nắn từ từ, nhắc nhở các em kịp thời. Tránh thái độ quát mắng học sinh ngay từ đầu bởi - 16 - SKKN: Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c qu¶n lÝ häc sinh b¸n tró ë c¸c tr­êng PTDTBT THCS t¹i huyÖn Than Uyªn - T¸c gi¶: §oµn V¨n §¹t. hầu hết các em ban đầu còn khá nhút nhát và có tính tự ái cao. Nếu quản lí tốt được việc học tập của học sinh ở bán trú thì chắc chắn chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường sẽ không ngừng được nâng lên rõ rệt. Với khả năng tiếp thu của học sinh dân tộc thiểu số có hạn, trong khi dung lượng không ít bài học dài, kiến thức nhiều, quỹ thời gian để giáo viên truyền thụ từng bài học trên lớp lại theo quy định chung. Vì vậy, Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch, chỉ đạo giáo viên dạy giãn tiết, dạy thêm buổi. Riêng đối với Trường PTDTBT THCS số 1 Khoen On nhà trường đã cho các tổ thống nhất nội dung dạy học buổi tối, 100% giáo viên đồng ý dạy buổi tối cho học sinh thời gian từ 19h45 đến 21h35 đặc biệt tập trung vào những môn học sinh còn yếu về kĩ năng; các trường bán trú còn lại đều có kế hoạch cho học sinh học tập, trong đó người giáo viên quản lý, hướng dẫn các em. Trường PTDTBT THCS xã Tà Hừa do chưa có điện, nên đã tổ chức cho các em học vào buổi chiều. Bên cạnh đó Ban giám hiệu cần dựa vào khảo sát chất lượng học lực học sinh đầu năm học và kết quả học lực giữa học kỳ 1, học kỳ 2, phân loại kiến thức và kỹ năng của học sinh từng khối lớp, tổ chức các nhóm (lớp) “đặc biệt” để phụ đạo học sinh yếu kém (nếu có), học sinh mất căn bản lớp dưới, hạn chế tối đa tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”. Học sinh tại trường PTDTBT THCS hầu hết là người dân tộc thiểu số, vốn tiếng Việt hạn chế, học sinh lại thiếu mạnh dạn, thiếu tự tin trong giao tiếp, nên Hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo và yêu cầu từng giáo viên theo đặc thù bộ môn, tăng cường vốn tiếng Việt đối với học sinh, nhất là kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Không chỉ trong học tập, hoạt động này còn cần tích cực trong các hoạt động ngoại khóa. Ở hầu hết các trường tại huyện Than Uyên giờ chào cờ không còn đơn thuần là những giờ học khô khăn, chỉ kiểm điểm nhắc nhở, và phổ biến kế hoạch tuần tới. Mà đây còn là thời gian các lớp trực tuần và đội văn nghệ bán trú (đối với các trường PTDTBT) thể hiện những bài ca, điệu múa như để chào mừng một tuần học mới với nhiều kết quả cao hơn. Một biện pháp mà tất cả các trường PTDTBT nói chung và trường PTDTBT THCS tại huyện Than Uyên nói riêng đã thực hiện và thấy rất hiệu quả đó là việc - 17 - SKKN: Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c qu¶n lÝ häc sinh b¸n tró ë c¸c tr­êng PTDTBT THCS t¹i huyÖn Than Uyªn - T¸c gi¶: §oµn V¨n §¹t. giao cụ thể cho các giáo viên phụ trách theo phòng. Những kết quả đạt được cũng như những tồn tại của phòng đó sẽ là một cơ sở để đánh giá xếp loại giáo viên theo tháng, học kì và cả năm. Chỉ có khi giao trách nhiệm cụ thể tới từng thành viên cụ thể trong nhà trường thì ý thức trách nhiệm cũng như lòng nhiệt tình mới phát huy được cao nhất. Và khi đó nề nếp các em được đảm bảo mà các em không chỉ có những người cha, người mẹ rất chung mà các em có những người cha, người mẹ cụ thể. Đó là cơ sở để các em tâm sự, bày tỏ những mong muốn cũng như suy nghĩ của bản thân. Để từ đó những người thầy, người cô phụ trách phòng có thể nhanh chóng giải quyết hoạc trao đổi với người quản lí để có thể giúp các em thấy được sự quan tâm của nhà trường dành cho các em. 1.6. Biện pháp thứ sáu: Cần tạo ra một môi trường bán thú “thân thiện”, nơi các em cùng ở và sinh hoạt trong một mái nhà: “Mái nhà em yêu”. Ngay trong phần đầu của sáng kiến, bản thân tôi đã thấy rằng mô hình các trường PTDTBT THCS nói riêng và trường PTDTBT nói chung là một “thời cơ vàng” với con em dân tộc ở các vùng đặc biệt khó khăn. Môi trường bán trú không phải chỉ giúp nhà trường và ngành giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục mà đây còn là một điều kiện thuận lợi để giúp các em phát triển toàn diện. Ngoài kiến thức tiếp thu qua bài học, thông qua môi trường bán trú, cần giúp học sinh củng cố, mở rộng nhận thức xã hội; tính hòa đồng, mạnh dạn tự tin, năng động; rèn óc thẩm mỹ; tăng cường thể chất; tình yêu quê hương bản làng, đất nước; tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc. Vì vậy, Hiệu trưởng phải quan tâm chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ lên lớp luôn đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả. Đồng thời cần đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian để giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đối với trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On, nhà trường đã tích cực tổ chức các hoạt động theo từng tháng. Tháng 9 nhà trường tổ chức phong trào “Mái nhà em yêu”, tháng 10 là chương trình “Rung chuông vàng”, tháng 11 là các phong trào như “Hoa điểm tốt, Tiếng hát dân ca”, tháng 12 là phong trào “Lớp học thân thiện”, tháng 1,2 là phong trào “Mừng Đảng, mừng xuân”... Tất cả các phong trào đều được các em tích cực tham gia hưởng ứng - 18 - SKKN: Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c qu¶n lÝ häc sinh b¸n tró ë c¸c tr­êng PTDTBT THCS t¹i huyÖn Than Uyªn - T¸c gi¶: §oµn V¨n §¹t. và đạt kết quả cao. Đặc biệt như hai phong trào “Mái nhà em yêu, Lớp học thân thiện” các em đã bày tỏ những suy nghĩ chân thành của mình có khi rất hồn nhiên. Đó có thể là những câu thơ đôi khi chưa thật hay, hay là những bức tranh trang trí lớp học còn khá nghệch ngoạc... Khoen On chung một mái trường Phòng hai chung một con đường ước mơ Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng các nhà trường PTDTBT THCS tại huyện Than Uyên đã thành lập ngay Ban quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh Bán trú. Trong đó trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On đã thành lập Ban quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh Bán trú, giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. - Trưởng ban (Hiệu trưởng): Xây dựng các loại kế hoạch bán trú, chỉ đạo chung; Phụ trách thi đua khen thưởng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và chi chế độ chính sách học sinh; cùng Hiệu trưởng giải quyết các khó khăn vướng mắc và các kiến nghị của học sinh. - Phó ban 1 (Phó Hiệu trưởng): Giúp trưởng ban điều hành các thành viên, giám sát việc chi trả chế độ và chăm sóc nuôi dưỡng học sinh, chăm lo đời sống cho học sinh và các thành viên trong ban, điều hành công việc khi trưởng ban đi vắng. - Phó ban 2 (Chủ tịch Công đoàn): Giúp trưởng ban điều hành các thành viên, giám sát việc chi trả chế độ và chăm sóc nuôi dưỡng học sinh, chăm lo đời sống cho học sinh và các thành viên trong ban, điều hành công việc khi trưởng ban và Phó ban 1 đi vắng. - Uỷ viên 1 (Thủ quỹ): Quản lý chi trả việc mua thức ăn, đồ dùng tư trang cho cá nhân; làm các thủ tục nhập kho, xuất kho theo quy định của thủ kho; chăm sóc, nuôi dưỡng. - Uỷ viên 2 (Kế toán): Hoàn thịên các thủ tục chứng từ kế toán; mua thức ăn cho học sinh và làm thủ tục nhập kho theo quy định; chăm sóc, nuôi dưỡng. - Uỷ viên 3 (Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn): Tổ chức các trò chơi, hoạt - 19 - SKKN: Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c qu¶n lÝ häc sinh b¸n tró ë c¸c tr­êng PTDTBT THCS t¹i huyÖn Than Uyªn - T¸c gi¶: §oµn V¨n §¹t. động ngoại khoá , phụ trách văn nghệ, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật; chấm điểm nền nếp bán trú, tuyên dương phê bình vào thứ 2 đầu tuần; ….chăm sóc, nuôi dưỡng. Tổ chức cho học sinh thể dục buổi sáng, các hoạt động vui chơi. Bảo vệ cơ sở vật chất, bảo vệ các vấn đề an ninh. chăm sóc, nuôi dưỡng. - Uỷ viên 4 (Trưởng ban lao động): Phụ trách công tác tổ chức; sắp xếp chỗ ăn nghỉ; tổ chức, hoàn thiện và xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất cho bán trú, chỉ đạo công tác trồng rau xanh, chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Ủy viên 5 (Y tế): Phụ trách công tác chăm lo tới sức khỏe của các em học sinh bán trú. - Uỷ viên 6 (Các giáo viên): phối hợp các thành viên trong ban để chăm sóc, nuôi dưỡng. - Ủy viên 7 (Các nhân viên cấp dưỡng): phối hợp các thành viên trong ban để chăm sóc, nuôi dưỡng. Tùy điều kiện từng trường, có thể tổ chức lao động, tăng gia sản xuất (nuôi gia cầm, nuôi cá, trồng rau…) để rèn kĩ năng sống cho học sinh và cải thiện bữa ăn hàng ngày, cũng qua đó để HS hiểu được giá trị công sức, thành quả của lao động, đồng thời tạo cho học sinh sự đoàn kết, thương yêu, gắn bó nhau và yêu mến trường lớp hơn. Các trường PTDTBT tại huyện Than Uyên nói chung, và các trường PTDTBT THCS tại huyện Than Uyên nói riêng đã tích cực tăng gia sản xuất. Hầu như tất cả các trường đã tự túc được rau xanh, có thời điểm đã thừa rau và bán được rau (như trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On). 1.7. Biện pháp thứ bảy: Đổi mới việc quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; đảm bảo đầy đủ các chế độ chính sách của giáo viên và học sinh. Có thể thấy rằng các trường PTDTBT THCS sẽ được trang bị về cơ sở vật chất, và thiết bị khá đầy đủ trong thời gian tới (mặc dù hiện tại chưa có). Nên người Hiệu trưởng cần có những quy định về sử dụng tài sản, mượn và sử dụng đồ dùng học tập, nội quy thư viện, phòng đọc (nếu có). Để tránh tình trạng bị mất, hoặc nhanh hư hỏng. Bên cạnh đó, người Hiệu trưởng cần nắm vững việc sử dụng - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng