Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn-MỘT SỐ LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP Ở HỌC SINH LỚP 3 NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA...

Tài liệu Skkn-MỘT SỐ LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP Ở HỌC SINH LỚP 3 NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA

.PDF
17
3156
65

Mô tả:

MỘT SỐ LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP Ở HỌC SINH LỚP 3 NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Như chúng ta đã biết, mục tiêu tổng quát giáo dục tiểu học đã được xác định phù hợp với xu thế phát triển của thời đại bao gồm cả thái độ, năng lực, kỹ năng, kiến thức, cách học, cách làm, cách sống,... nhằm đào tạo con người tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết thực tiễn và có năng lực tự học sáng tạo. Hay nói cách khác, mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm đào tạo con người toàn diện. Vì thế, quá trình dạy học có hứng thú, tích cực hay không, có phát huy trí thông minh cho trẻ được hay không ... tất cả phụ thuộc vào khả năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt của trẻ. Mà việc viết đúng chính tả là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy. Nhưng học trò tiểu học của chúng ta hiện nay còn mắc nhiều lỗi chính tả đáng lo ngại. Đây là vấn đề khiến cho giáo viên tiểu học phải trăn trở, suy tư, luôn tìm ra mọi nguyên nhân - biện pháp nhằm giảm tối thiểu việc học sinh mắc lỗi chính tả ... Làm thế nào để giúp các em nghe - nói và viết đúng Tiếng Việt ? Đây là vấn đề không phải dễ trong thực tế. Thật vậy, chính tả Tiếng Việt là một vấn đề luôn luôn được nhiều người quan tâm. Với tư cách là một phân môn ở trường tiểu học, Chính tả dạy các em viết đúng, viết đúng hợp với chuẩn chính tả của tiếng việt _ Vả lại, đối với học sinh tiểu học hoạt động chủ đạo của các em thiên về cảm tính nhưng các em có điều kiện sống trong thời kỳ hiện đại, thông tin bùng nổ, học sinh được tiếp cận với cái mới và với đặc điểm tâm sinh lý, trẻ thích tìm tòi, học hỏi, khám phá cái mới trong nhận thức và trong cuộc sống xã hội. Do đó, nhận thức của học sinh tiểu học ngày càng mở rộng, năng khiếu, nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, ... của trẻ ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Với những đặc điểm trên, việc giúp cho học sinh tiểu học viết đúng chính tả càng khó hơn trước vì giáo viên phải biết tổ chức cho trẻ hoạt động tốt trong học tập cũng như trong lĩnh hội tri thức chung của nhân loại để biến thành tri thức riêng của mình qua quá trình học tập. Vì thế, hy vọng rằng đề tài này sẽ giúp chúng ta tìm ra những nguyên nhân và giải pháp tốt để giải quyết vấn đề “Lỗi chính tả” của học sinh tiểu học. Bởi vì các em có viết đúng thì mới hiểu đúng, rồi từ đó các em mới cảm thấy yêu quý và “tự làm giàu” vốn từ, nâng cao hiểu biết và phát triển toàn diện nhân cách và đặc biệt là phát triển tốt kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết Tiếng Việt. II/ NỘI DUNG - BIỆN PHÁP - CÁCH GIẢI QUYẾT: 1.Mô tả lỗi sai: Thế nào là chính tả? Chính tả là một phân môn dạy các em viết đúng. Viết đúng hợp với chuẩn chính tả của Tiếng Việt. Chính tả là sự quy định của xã hội, mang tính chất bắt buộc, không cho phép sự sáng tạo cá nhân. Ví dụ “quốc” - trong Tiếng Việt không có âm đệm đứng trước ô. Chữ “quốc” đây là chữ sai nhưng phải sử dụng vì chữ viết mang tính toàn dân. Một điều đáng chú ý nữa là trong trường phổ thông thì chỉ có trường tiểu học mới dạy chính tả. Điều này nói lên tầm quan trọng của chính tả nên việc dạy chính tả phải có hệ thống để giúp các em nắm được quy luật viết đúng. Từ đó giáo dục cho các em tính cẩn thận, óc thẫm mĩ, hình thành lòng yêu quý tiếng mẹ đẻ. Trong giờ chính tả, về cơ bản học sinh xác định được cách viết đúng bằng cách tiếp nhận chính xác âm thanh của lời nói nhưng chúng ta biết rằng chính tả Tiếng Việt còn dựa theo nguyên tắc ngữ nghĩa. Bởi vì, Tiếng Việt của chúng ta có nhiều phương ngữ cho nên việc “nghe thế nào viết thế ấy” là không thể thực hiện. Vì thế, các em còn phải dựa vào yếu tố chính âm. Chính âm là các chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và có hiệu lực về mặt xã hội. Ngoài ra, các em còn phải dựa vào chuẩn chính tả mới có thể viết đúng. Chuẩn chính tả là việc chuẩn hoá hình thức chữ viết của ngôn ngữ. Chuẩn chính tả phải được quy định cụ thể, rõ ràng tới từng chữ và phải được mọi người tuân theo. Ví dụ như chuẩn chính tả có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối; có tính ổn định cao rất ít thay đổi tạo nên tính bảo thủ trong cách viết ( i - y: Mĩ - Mỹ). Mặc dù có tính ổn định cao nhưng chuẩn chính tả cũng có nhiều thay đổi. Ví dụ “trằm trồ” là cách viết cũ; còn bây giờ thì viết “trầm trồ” hoặc ngày xưa viết “đầy tớ” còn bây giờ “đày tớ”. Ngoài ra, muốn viết đúng chính tả các em còn phải nắm vững cấu tạo của âm tiết. Am tiết Tiếng Việt là một tổ hợp âm thanh có tổ chức chặt chẽ được biểu thị sơ đồ sau: Thanh Vần Âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối - Vần là một khối rất chặt. - Thanh phủ trùm lên đầu các phần âm đầu và vần. - Thanh và vần kết hợp rất chặt chẽ. Ví dụ chỉ có âm chính thôi cũng thành tiếng được, như ô (dù) - gồm có: Âm chính + thanh ngang. Trên cơ sở lý luận đó, tôi thấy học sinh lớp 3 ở Trường Tiểu học “A” Thị trấn An Châu thường mắc những lỗi chính tả như sau: 1.1/ Sai âm đầu: TR - CH: Thống kê 50 bài của học sinh thấy có 08 em - chiếm 16 % viết sai tr thành ch. Ví dụ như em Nguyễn Văn Xuyên lớp 3B viết: “Mưa thối đất thối cát, hết chận này qua chận khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn”. X - S: Có 05/ 50 em viết sai - 10%. Ví du như em Kim Chi lớp 3A viết: “ ... dổ hết suống đất” hoặc em Loan lớp 3B viết: “Xoạn nồi nấu cơm”. V - D: Có 10/ 50 em - 20% viết sai V thành D. Ví dụ như em Mỹ Phụng lớp 3A viết: “...do gạo nấu cơm...”, em Tâm lớp 3B viết “Hôm nay em đi học dề không thấy mẹ đâu cả” GI - D : Có 03 em - 6% viết sai GI thành D. Ví dụ như em Bành Quốc Huy lớp 3B viết ...”dúp đỡ...”, em Mành lớp 3A viết: “ ... mẹ dục con sớm lên đường ...”. Tóm lại, qua thống kê cho thấy học sinh lớp 3 ở đây sai khá nhiều về âm đầu, có 26 lượt sai gần bằng 52%. Cụ thể theo biểu đồ sau: 20% 16% 10% V-D Tr - Ch X-S 6% Gi SAI ÂM ĐẦU 1.2/ Sai âm chính: Ít sai hơn âm đầu, có 7/ 50 em - 14% viết sai. Đó là trường hợp sai ă â. Ví dụ như em Phụng lớp 3D viết “Mưa tối tâm mặt mũi...”, em Phước Toàn 3D viết “Hai trung đoàn bộ đội được điều động cắp tốc tới ...” 1.3/ Sai âm cuối: Sai khá phổ biến: N - NG: 11/ 50 - 22% viết sai. Ví dụ: như em Hồng Tính lớp 3D viết: “... em nhườn anh cây khế này...”, “Chị Bưởi trường như con thằng lằng...”. Và có sai N - NH khoãng 4/ 50 gần bằng 8%. Ví du như em Tuyền lớp 3A viết “nước lên láng khắp mọi nơi”, em Nghĩa lớp 3D viết “... em xinh kể lại câu chuyện...” em Thư 3D viết “...hai bênh bờ quãng sông này...”. T - C : sai khoảng 5/ 50 - 10%. Ví dụ như em Dương 3D viết “...trả cụt vàng...”, “... ngạt nhiên .. 22% 10% 8% N - NG T-C SAI ÂM CUỐI 1.4/ Sai dấu thanh: N - NH Đặc biệt ở trường “A” An Châu học sinh lớp 3 không sai âm đệm mà lại sai dấu thanh nhất là dấu hỏi và dấu ngã. Có 12/ 50 - 24% viết sai. Ví dụ như em Minh Hùng lớp 3B viết dấu ngã thành dấu hỏi “Mưa rả rích” hoặc “... lội bì bỏm qua đồng...” Lại có em Thuỷ Ngân viết dấu hỏi thành dấu ngã “bếp lữa hồng...”. Tất cả các lỗi sai thường gặp ở học sinh Trường Tiểu học “A” An Châu được thống kê bằng biểu đồ sau: 52% 40% 24% Âm đầu Âm cuối Dấu thanh 14% Âm chính Âm đệm 0% 2.Nguyên nhân và cách chữa: Qua nghiên cứu thực tế, học sinh ở đây mắc lỗi chính tả có hai nguyên nhân chính đó là do phát âm sai và do không nắm quy tắc chính tả. Ngoài ra, cũng có trường hợp bất cẩn, lo ra nên dẫn đến mắc nhiều lỗi chính tả. Thật vậy, tại địa phương này, đại đa số nhân dân phát âm sai “tr” thành “ch” như “một trăm nghìn” thì nói là “một chăm ngàn” hoặc “về quê” thì nói “dề quê” thậm chí còn nói “dìa quê”. Học sinh chúng ta phần nhiều do ảnh hưởng gia đình cho nên các em nói thế nào thì viết thế ấy. Để sửa chữa lỗi này, giáo viên nên chú trọng đến cách phát âm cho học sinh, phân tích cách phát âm, ví dụ như cong đầu lưỡi “tr” và hướng dẫn học sinh phân biệt nghĩa của từ, khi nào viết “tr” khi nào viết “ch” Ví dụ: Tr - “ánh trăng” , “chẻ tre” Ch - “phải chăng”, che nắng” Những từ có phụ âm đầu là “v -d , x - s” cũng thế. Khi dạy, không riêng môn chính tả mà ở bất kỳ môn học nào, từ nào có phụ đầu “tr - ch, v - d, x s” giáo viên đều phải chú ý nhấn mạnh nghĩa của từ, cách đọc, cách viết. Ví dụ: vó; dó; gió - vó ngựa, cây dó, gió thổi. Đối với âm chính, âm cuối cũng vậy, muốn sửa sai cho học sinh thì giáo viên chú ý nhấn mạnh, giúp học sinh rèn luyện ở mọi lúc mọi nơi, ở tất cả các phân môn. Riêng vế lỗi sai dấu thanh, do đặc thù của địa phương chịu ảnh hưởng phương ngữ Nam bộ nên khi phát âm khó mà phân biệt được dấu hỏi hay dấu ngã. Trường hợp này ta nên giúp học sinh phân biệt nghĩa của từ, nắm mẹo luật chính tả để viết đúng, hiểu đúng. Ví dụ: Đối với từ láy thì đưa mẹo luật để phân biệt dấu hỏi, dấu ngã như sau: Chị Huyền mang Nặng Nga đau Anh Sắc Không Hỏi một câu gọi là. Nghĩa là các dấu đi theo nhóm: Huyền ( \ ), nặng ( . ), ngã ( ~ ) Sắc ( / ), không dấu ( - ), hỏi ( ? ). Như trường hợp trên “bì bõm” ta viết dấu ngã (bõm), hoặc từ láy : lồng lộng, trắng trẻo, thướt tha, ... Hoặc đối với từ Hán Việt thì giáo viên cũng nên giới thiệu “Mẹo” để học sinh dễ nhớ: Mình Nên Nhớ Viết Liền Dấu Ngã. Nghĩa là đối với các từ có chữ cái M, N, Nh, V, L, D, Ng (Ngh) đều mang dấu ngã. Ngoài ra, để giúp các em hiểu, viết đúng chính tả thì nên cho các em sử dụng “Từ điển chính tả”, hướng dẫn các em biết tự tra Từ điển, tìm hiểu nghĩa từ ... phân biệt cách viết. 3. Hiệu quả: Tóm lại, các hình thức, các biện pháp nêu trên phải được tổ chức đúng theo từng đối tượng, hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học và tuỳ tình hình thực tế của từng lớp mà vận dụng trong sự kết hợp hài hoà, có hiệu quả. Nhờ vậy mà chấtlượng Dạy - Học lớp tôi giảng dạy đạt kết quả khá cao, đặc biệt là đối với phân môn chính tả. Từ việc các em viết sai chính tả khá nhiều (giai đoạn đầu năm), tôi đã áp dụng các biện pháp nêu trên, đến cuối năm thì việc viết sai chính tả ở lớp tôi không đáng kể. Ví dụ: - Âm đầu “tr - ch” , đầu năm viết sai trên 50%, đến cuối năm còn sai khoảng 02% (đối với học sinh yếu). - Âm cuối “n - nh”, đầu năm viết sai trên 30%, đến cuối năm còn sai khoảng 01% (đối với học sinh yếu). Thống kê kết quả chung về phân môn chính tả của lớp tôi trong 3 năm gần đây như sau: * Năm học 2001 - 2002: Đạt 72,2% - học sinh viết đúng chính tả. * Năm học 2002 - 2003: Đạt 82,7% - học sinh viết đúng chính tả. Sau khi thực hiện đề tài (tính đến hết học kỳ I - năm học 2003 - 2004) đạt 96,5% học sinh viết đúng chính tả. III/ KẾT LUẬN: Tóm lại, từ vị trí và nhiệm vụ của phân môn ở tiểu học; chính tả được dạy, được chú ý trên tất cả các phân môn Tiếng Việt như Tập đọc, Tập làm văn, Từ ngữ, Ngữ pháp,... và còn dạy với tính cách là một phân môn độc lập. Chính vì vậy, để giúp các em học tốt phân môn Chính tả hay nói cách khác là để giúp học sinh Nói - Viết - Hiểu đúng Tiếng Việt thì giáo viên phải giải quyết hai phần việc liên quan chặt chẽ với nhau đó là dạy lý thuyết và dạy cả thực hành cho các em, để từ đó tạo cho các em năng lực thực hành đồng thời rèn luyện kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết đúng Tiếng Việt. Ngoài ra, việc dạy học ở phân môn Chính tả phải đảm bảo hầu hết các nguyên tắc của giáo dục học, có như thế việc học chính tả mới đảm bảo một cách khoa học. Nếu dựa vào tâm lý của trẻ, việc dạy chính tả phải phù hợp theo từng lứa tuổi, theo từng đối tượng một cách chặt chẽ. Bên cạnh đó, giáo viên cần phải chú ý vận dụng các kết quả của tâm lý học như các quy luật tiếp thu tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, ... để từ đó khi dạy học chính tả ta có thể biết được sản phẩm của lời nói được sản sinh ra như thế nào, vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển tư duy để hình thành kỹ năng nói, viết ra sao ... Nói chung, muốn đạt được mục đích dạy học, người giáo viên phải hết sức linh hoạt, sáng tạo trong công tác dạy học mà chủ yếu là phương pháp truyền thụ kiến thức và kỹ năng thực hành cho học sinh ( Ví dụ như ở phần củng cố tiết dạy, có thể tổ chức thêm trò chơi thi ghép chữ, tìm từ và viết từ,... ) , để từ đó học sinh có thể nắm bắt và khắc sâu kiến thức một cách chủ động, có hệ thống và khoa học, giúp các em nghiên cứu tự học, tự sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức. Song song đó, để việc dạy học chính tả đi vào chất lượng thật sự trong quá trình giảng dạy ở trường tiểu học. Qua nghiên cứu thực nghiệm ở phần lý luận so với thực tiễn, bản thân xin có lời kiến nghị như sau: Một là, việc chỉ đạo, cải tiến phương pháp dạy học cần có sự kế thừa giữa phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại một cách hài hoà vì trình độ của học sinh vùng nông thôn chưa đồng đều và ít hoạt bát. Hai là, về phía sách học sinh, nên có những bài tập ( sau phần bài viết chính tả) có nội dung liên quan đến bài tập ở lớp nhiều hơn bài tập ở nhà vì thời gian học tập của học sinh ở vùng nông thôn quá khó khăn, các em phải dành nhiều thời gian giúp gia đình, cha mẹ ít quan ... . Ba là, nên có thêm “chú thích” theo phương ngữ Bắc - Trung - Nam. Bởi vì, hiện nay ở sách học sinh có những từ mà giáo viên phía Nam không hiểu hết nghĩa thì khó mà giảng cho học sinh được. An Châu, ngày 20 tháng 3 năm 2004. Người viết Lý Thị Ngọc Mãi.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan