Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn-một số thủ thuật sử dụng kênh hình trong giảng dạy môn sinh học theo chương...

Tài liệu Skkn-một số thủ thuật sử dụng kênh hình trong giảng dạy môn sinh học theo chương trình sgk mới

.PDF
7
1690
91

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN TRIỆU SƠN TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỌ TÂN Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN 1 :MỘT SỐ THỦ THUẬT SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC THEO CHƢƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA MỚI Người thực hiện : Chức vụ : Đơn vị công tác : Lê Thị Phương Giáo viên Trường THCS Thọ Tân PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN TRIỆU SƠN TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỌ TÂN Tháng 4KINH năm 2008 SÁNG KIẾN NGHIỆM PHẦN 1 :MỘT SỐ THỦ THUẬT SỬ DỤNG KÊNH HÌNH 1 TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC THEO CHƢƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA MỚI A ĐẶT VẤN ĐỀ I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhƣ ta đã biết sách giáo khoa mới chƣơng trình bậc THCS hiện đang sử dụng tại các trƣờng gồm chủ yếu các kênh thông tin để truyền tải kiến thức cho học sinh nhƣ : Kênh chữ , kênh hình , thí nghiệm thực hành .... Để truyền tải kiến thức một cách đầyđủ cho học sinh đòi hỏi ngƣời giáo viên phải biết sử dụng các kênh thông tin nhƣ thế nào đạt hiệu quả nhất là một vẫn đề . Do quan niệm xƣa đến nay ( Thông qua dạy chữ để dạy ngƣời ) dẫn đến việc truyền đạt kiến thức bộ môn còn nhiều hạn chế . Trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên . Ngƣời giáo viên khi sử dụng các kênh thông tin này đòi hỏi phải có các thủ thuật khác nhau . Trong phạm vi hạn hẹp của một sáng kiến kinh nghiệm tôi xin trình bẩy một nội dung đó là “ Thủ thuật khi sử dụng kênh hình trong giảng dạy môn sinh học lớp 7 “ II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 . Thống kê chất lượng môn sinh học lớp 7 trường THCS Thọ Tân trong những năm gầnđây Năm Giỏi Khá TB Yếu Khố Sĩ i số SL % SL % SL % SL 2006 7 103 3 2.9 15 14.5 72 69.9 9 2007 7 104 3 2.9 17 16.3 75 72.1 6 Kém % 8.7 5.7 SL % 3 2.9 3 2.9 2 Nhận xét Trong những năm gần đây việc thay sách giáo khoa tại các cấp học diễn ra trên địa bàn cả nƣớc . Sách giáo khoa mới có rất nhiều ƣu điểm với sách giáo khoa củ và đƣợc thống nhất chƣơng trình trên cả nƣớc . Tuy chƣơng trình đã có sự nghiên cứu để phù hợp với các vùng miền và các đối tƣợng học sinh . Tuy nhiên sách giáo khoa mới 2 biên soạn có lƣợng kiến thức nằm trong hệ thống kênh hình chiếm tỷ lệ cao đã làm cho việc dạy học của giáo viên gặp không ít khó khăn trong dạy học . Kết quả trong những năm gần đây do giáo viên chƣa giúp học sinh học tập đạt chất lƣợng cao theo ý đồ của tác giả đó là “ Cá biệt hóa trong quá trình dạy học “ Việc hạn chế trong dạy học và một số vấn đề phát sinh khác mà học sinh ít phân hóa về 2 cực đó là” Khá , giỏi và yếu ,kém “ Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhƣ vậy trong đó việc sử dụng kênh hình trong dạy học cũng là một nguyên nhân góp phần ít phân cực một cách rõ rệt hơn tỷ lệ học sinh giỏi giảm . B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TRÍ TUỆ CHO HỌC SINH 1 . Trang bị sách giáo khoa và đồ dùng học tập Nhƣ ta đã biết sách giáo khoa là một tài liệu không thể thiếu trong học tập của học sinh . Không có sách giáo khoa thì học sinh không có tài liệu để tham khảo chƣa nói đến nhiều bài trong sách giáo khoa đƣợc biên soạn theo thông tin tranh và phát vấn . Sách giáo khoa mới lƣợng kênh hình chiếm một vai trò hết sức quan trọng. Nó chiếm một lƣợng lớn kiến thức truyền tải cho học sinh . Trong phƣơng pháp dạy học tích cực đang đƣợc áp dụng hiện nay . Giáo viên chủ đạo trong truyền bá tri thức còn học sinh tích cực chủ động chiếm lỉnh kiến thức thì sách giáo khoa càng đóng vai trò hết sức quan trọng . Theo thống kê những năm gần đây tỷ lệ học sinh thiếu sách giáo khoa và các tài liệu phục vụ học tập còn chiếm tỷ lệ cao mà nguyên nhân rất nhiều nhƣ : Gia đình khó khăn không có tiền mua sách , do gia đình không quan tâm đến sách các môn phụ ( Theo quan điểm môn sinh học hiện nay tại các vùng nông thôn ).... 2 Đổi mới Phƣơng pháp dạy học Phƣơng pháp dạy học là hình thức tổ chức dạy học của ngƣời thầy giáo . Trong dạy học tích cực hiện đang áp dụng hiện nay đòi hỏi mọi đối tƣợng học sinh đều đƣợc tham gia và đều tích cực hoạt động chiếm lĩnh tri thức “ Cá biệt hóa trong giảng dạy “ 3 . Giáo viên không những phải nắm vững tri thức ,kiến thức mà còn phải nắm vững các đối tƣợng học sinh . Bên cạnh đó phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi phát vấn để phù hợp với các đối tƣợng học sinh trong khối lớp II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO 1.Biện pháp trang bị sách giáo khoa và thiết bị dạy học Nhƣ trên đã nêu sách giáo khoa và dụng cụ học tập là một tài liệu rất cần thiết cho giáo viên và học sinh . để trang bị tài liệu cho các em . Giáo viên phải dùng các biện pháp sau đây : - Phổ biến cho phụ huynh sự cần thiết của sách giáo khoa trong tiếp thu kiến thức của các em trong buổi họp phụ huynh tổ chức đầu năm . - Đối với những gia đình phụ huynh chƣa hiểu hết tầm quan trọng của môn sinh học trong việc giáo dục cho học sinh từ đó phụ huynh mua sách cho các em - Đối với những gia đình phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn không có tiền mua sách cho các em tôi tổ chức vận động các học sinh khối trƣớc cho sách những học sinh khối sau hoặc thành lập tổ chức tủ sách dùng chung . - Đối với các thiết bị phục vụ thực hành ,tận dụng các loại có sẳn ở địa phƣơng để làm đồ dùng học tập . - Đối với các tranh ảnh phục vụ cho bài thực hành , áp dụng dạy học tích hợp tôi cho học sinh vẽ thêm tranh ảnh để có thêm tài liệu và thông qua đó giúp các em yêu nghệ thuật hơn , đồng thời tăng cƣờng khả năng tìm hiểu các yêu cầu bộ môn 1. Đổi mới phương pháp Trong đổi mới phƣơng pháp dạy học môn sinh học cũng nhƣ nhiều bộ môn khác đó là cả một vấn đề . Trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ nói về thủ thuật sử dụng kênh hình trong dạy học môn sinh học lớp 7 nhƣ sau : a . Kênh hình khi sử dụng làm thông tin cần có các yêu cầu * Đối với hình ảnh được in trong sách giáo khoa : 4 Giáo viên sử dụng phần lớn trong một hoạt động tổ chức dạy học , khi đó các em thƣờng có đầy đủ nên ít chú ý quan sát dẫn đến nội dung tranh không đƣợc tận dụng triệt để . Khi sử dụng giáo viên cần chú ý các thủ thuật + Giáo viên phải đặt câu hỏi đầu vừa mang tính khái quát vừa mang tính chi tiết . Ví dụ dạy phần : Cấu tạo ngoài( cá chép – bài 31 – SGK trang 102 ) khi giáo viên cho học sinh quan sát tranh đặt câu hỏi nhƣ sau . GV :Em hãy quan sát tranh cấu tạo ngoài của cá chép và cho cô biết thân cá chép có cấu tạo giống hình gì ?Tại sao cá lại có hình nhƣ vậy ? - Từ quan sát khái quát giáo viên giúp học sinh nắm đƣợc phần chính bức tranh qua đó hƣớng dẫn các em quan sát các chi tiết và khắc sâu ý chính . - GV : Tại sao vây cá lại có hình bơi chèo.? - GV : khi ta bắt con cá ( còn sống ) ta thấy thân cá bao phủ một lớp nhờn tại sao lại có nhƣ vậy ? ( giáo viên có thể hỏi thêm) lớp nhờn có tác dụng nhƣ thế nào trong việc giảm ma sát khi bơi lội ?...... - Qua sự quan sát tranh và hệ thống câu hỏi của giáo viên học sinh thảo luận và tự tìm ra đƣợc nội dung của hoạt động . Yêu cầu khi đặt câu hỏi không quá tỉ mẩn và chi tiết mà các câu hỏi tránh học sinh học vẹt theo kênh chữ sách giáo khoa sẽ không khắc sâu kiến thức  Đối với các tranh giáo viên sử dụng trên bảng( dùng chung cho cả lớp ) - Yêu cầu tranh phải có độ chính xác tƣơng đối cao , vừa có thẩm mĩ , kích thƣớc tranh phải đủ lớn để các em ngồi tại các vị trí khác nhau đều có thể nhìn rõ. - Tranh tránh tô màu lòe loẹt tô màu không hợp lý thực tiễn dễ làm học sinh phân tán trọng tâm kiến thức cần truyền đạt . - Tranh sử dụng làm thiết bị phải đƣợc giữ kín đến đúng hoạt động mới đƣợc cho học sinh quan sát . Tránh để học sinh quan sát nhiều lần sẽ bình phẩm về mỹ thuật là chính ít để ý đến nội dung bức tranh cần truyền đạt. - Khi sử dụng tranh giáo viên cần chú ý đến thời điểm xuất hiện của bức tranh và thời gian lƣu trên bảng của bức tranh ( Sau khi quan sát xong , học sinh đã trả lời 5 đƣợc nội dung bức tranh cần truyền tải ) Giáo viên phải cất ngay tránh tình trạng lƣu tranh thời gian lâu học sinh sẽ bị phân tán ở các hoạt động khác . b . Một số lưu ý khi sử dụng kênh hình trong giảng dạy . * đối với bài tìm hiểu kiến thức mới : Hệ thống câu hỏi phát vấn phải đƣợc chuẩn bị chi tiết với tất cả các đối tƣợng học sinh . - Những câu hỏi dễ và khái quát nên cho nhóm các đối tƣợng trung bình và yếu trả lời . Các câu hỏi nay nên tung ra ở phần đầu hoạt động . - Những câu hỏi chi tiết và những câu hỏi khó ( Mở rộng ) dành cho các đối tƣợng khá giỏi và học sinh năng khiếu bộ môn. - Tất cả các đối tƣợng ( Nhóm ) đều đƣợc hỏi phát vấn ở các mức độ khác nhau sẽ làm cho tất cả các em đều đƣợc làm việc từ đó các em không làm việc riêng, không quan sát hoặc phân tán - Chú ý : Khi phát vấn các câu hỏi thứ tự hỏi có thể thay đổi trƣớc sau nhƣng không thể thay đổi đối tƣợng đƣợc hỏi phát vấn dễ làm học sinh chán học 1 Một số kết quả bước đầu Sau khi sử dụng kênh hình trong dạy học sinh 7 một cách hợp lý tôi đã thu đƣợc một số kết quả bƣớc đầu khả quan. Năm 2008 Giỏi Sĩ Khối 7 Khá TB Yếu Kém số SL % SL % SL % SL % SL % 91 5 5.4 18 19.7 62 68.1 4 4.3 2 2.1 Qua kiểm tra chất lƣợng kỳ I Khối tôi dạy tỷ lệ khá giỏi đã tăng so với năm học trƣớc Số học sinh yếu kém giảm so với cùng kỳ . đây là một tín hiệu đáng mừng trong việc nâng cao hiệu quả đào tạo môn sinh tại các trƣờng THCS hiện nay. II .BÀI HỌC VÀ KIẾN NGHỊ . 1 .Bài học 6 - Muốn có trò giỏi phải có thầy giỏi . Tuy nhiên thầy giỏi phải có phƣơng pháp phù hợp và đƣợc vận dụng sáng tạo trong giảng dạy phải luôn tìm tòi và học hỏi. - Để dạy học hiệu quả bên cạnh tri thức ngƣời giáo viên phải có lòng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm. - để có thiết bị dạy học trong công tác xã hội hóa trong giáo dục phải đẩy lên một tầng cao mới ,. 2 Kiến nghị . * Đối với nhà trƣờng : Cần đầu tƣ thêm thiết bị và đồ dùng phục vụ dạy học bộ môn . Tham mƣu với các cấp xây dựng CSVC quy chuẩn nhƣ phòng bộ môn, phòng thực hành... * Đối với ngành giáo dục cần trang bị bổ xung các tranh ảnh khổ lớn đầy đủ và cung cấp các tài liệu tham khao để giáo viên có điều kiện tham khảo . C KÊT LUẬN Trên đây là một số kinh nghiệm và thủ thuật sử dụng kênh hình trong giảng dạy môn sinh học lớp 7 . Vì là trong phạm vi hạn hẹp của một sáng kiến , thời gian áp dụng chƣa lâu tất nhiên công tác kiểm chứng chƣa chuẩn xác rất mong đƣợc sự góp ý giúp đỡ của các đồng nghiệp để tôi hoàn thành phần 2 của bộ sáng kiến này . Thọ Tân tháng 4 năm 2008 Ngƣời viết Lê Thị Phƣơng 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan