Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho học sinh phổ thông tỉnh ...

Tài liệu Skkn nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho học sinh phổ thông tỉnh đồng nai

.PDF
32
420
70

Mô tả:

ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TỈNH ĐỒNG NAI. I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng quan niệm: “Thanh niên, học sinh phải rèn luyện thể dục thể thao, vì thanh niên, học sinh là tương lai của đất nước”. Thể dục thể thao là một phương tiện hiệu quả giúp con người, giúp tuổi trẻ nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất, gây hứng khởi tinh thần, yêu đời, yêu cuộc sống. Bởi vậy, việc giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, đặc biệt là giáo dục thể chất trong nhà trường luôn được Bác Hồ đặc biệt quan tâm, chăm sóc. Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đưa môn Giáo dục thể chất vào giảng dạy ở các nhà trường, từ mầm non đến đại học. Việc đưa môn Giáo dục thể chất vào giảng dạy trong nhà trường đã gặt hái được nhiều kết quả khả quan, góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh; đào tạo được thế hệ trẻ có trình độ cao về học vấn, có sức khỏe tốt, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh; góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, sự phát triển của giống nòi. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương về việc tăng cường công tác giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp, xem đây là một môn học chính thức. Đặc biệt là từ năm 1985, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc theo định kỳ (4 năm một lần). Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc là dịp để ngành Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông các cấp. Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai, trong hơn 30 năm qua, ngành rất chú trọng đến việc giáo dục thể chất trong trường học. Bên cạnh việc thực hiện dạy chính khóa môn học này trong nhà trường, các trường học trên địa bàn tỉnh còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa thể dục thể thao cho học sinh; định hướng cho học sinh lựa chọn một môn thể dục thể thao, hoặc một hình thức tập luyện thể dục thể thao để luyện tập thường xuyên phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân học sinh. Việc tăng cường các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường đã góp phần tích cực nâng cao thể trạng, tầm vóc của thế hệ trẻ, góp phần giáo dục toàn diện học sinh, tạo sân chơi lành mạnh, góp phần ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường. Hàng năm, ngành Giáo dục và Đào tạo đều tổ chức Hội khỏe Phù Đổng các cấp, từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh. Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh là dịp để ngành Giáo dục và Đào tạo tuyển chọn, chuẩn bị lực lượng cho Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc, cung cấp lực lượng vận động viên tài năng đỉnh cao cho tỉnh nhà và quốc gia. Bên cạnh những việc đã làm được, hoạt động giáo dục thể chất và việc tổ chức các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những năm qua còn những khó khăn và tồn tại cần khắc phục. 1 Cơ sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường còn nhiều thiếu thốn, còn một số đơn vị trường học không có nơi để học sinh tập luyện thể dục thể thao. Đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên còn thiếu, một số chưa được đào tạo chính quy, trình độ và năng lực chuyên môn chưa đồng đều. Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng này chưa đủ sức động viên để anh chị em toàn tâm, toàn ý với công việc, Những khó khăn đã ảnh hưởng đến công tác giáo dục thể chất trong nhà trường những năm qua còn nhiều hạn chế, tình trạng thể lực của học sinh chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo trở thành công dân tương lai để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để khắc phục những khó khăn, tồn tại như đã nêu trên, trong thời gian tới chúng ta cần hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển thể dục thể thao trong trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần nâng cao thể lực, tầm vóc, chất lượng cuộc sống cho thế hệ trẻ nói riêng, con người Việt Nam nói chung; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác giáo dục thể chất cho học sinh phổ thông tỉnh Đồng Nai”. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN. 1. Cơ sở lý luận. Giáo dục thể chất thế hệ trẻ (chủ yếu là các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường) là một bộ phận cơ bản của thể dục thể thao toàn dân. Vì tuổi trẻ là tương lai, là niềm tin và hy vọng của đất nước, cho nên từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ về mọi mặt, trong đó có giáo dục thể chất. Giáo dục thể chất, nâng cao sức khỏe thế hệ trẻ, đặc biệt là đối với học sinh trong nhà trường phổ thông là một trong những nội dung cơ bản của tư tưởng của Hồ Chí Minh, và cũng là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong thời kỳ đất nước đổi mới để phát triển hiện nay, việc giáo dục thể chất trong trường học được Đảng ta hết sức chú trọng. Chỉ thị số 36-CT/TW chỉ rõ mục tiêu phát triển thể chất từ giáo dục mầm non đến giáo dục cao đẳng, đại học. Nghị quyết Đại hội VIII nhấn mạnh về “Chất lượng và hiệu quả giáo dục thể chất trong trường học”. Giáo dục thể chất là một mặt quan trọng trong nền giáo dục toàn diện ở nước ta, luôn luôn phải được quan tâm và nâng cao chất lượng. Nghị quyết Đại hội IX và X cũng nêu rõ: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trí, đức, thể, mỹ”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định một trong ba mũi đột phá chiến lược để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại là: Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc 2 dân; gắn kết chặt chẽ việc phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Chiến lược phát triển thể dục thể thao (TDTT) Việt Nam xác định mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020 là: Xây dựng và phát triển TDTT nước nhà để nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước và tăng tuổi thọ của người Việt Nam,… Đẩy mạnh công tác Giáo dục thể chất (GDTC) và thể thao trường học, đảm bảo yêu cầu phát triển con người toàn diện, làm nền tảng phát triển thể thao thành tích cao và góp phần xây dựng lối sống lành mạnh trong tầng lớp thanh thiếu niên,… Đổi mới chương trình, phương pháp GDTC học đường theo hướng thể thao kết hợp với giải trí. Luật TDTT năm 2006 quy định: Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo (GDDT) phối hợp với Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT& DL) xây dựng chương tình GDTC, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo hoạt động thể thao ngoại khóa và xây dựng hệ thống thi đấu thể thao trường học; Quy định chuẩn về giáo viên, giảng viên và cơ sở vật chất của TDTT trong mỗi nhà trường. Nghị quyết số 08 – NQ/TW năm 2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020 đã chỉ rõ cần phải: Đối mới chương trình và phương pháp GDTC, gắn GDTC với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng của học sinh, sinh viên. Đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực của đội ngũ giáo viên Thể dục hiện có; mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên Thể dục cho trường học; củng cố các cơ sở nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý lức tuổi và thể dục, thể thao trường học. Đây là nhiệm vụ trước hết thuộc về Ban Cán sự Đảng Bộ GDĐT và Bộ VH, TT&DL. Ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai đang triển khai thực hiện Quyết định số 3933/QĐ-UBND ngày 02/12/2013 của UBND tỉnh về việc Ban hành Đề án “ Nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất ở các trường phổ thông trong tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2020. Như vậy có thể nói, xây dựng chương trình GDTC cho học sinh, sinh viên trong trường học nói chung và cho học sinh các trường phổ thông nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang tính chiến lược của các ngành GDĐT và TDTT. Vấn đề là trong những năm qua chúng ta đã thực hiện nhiệm vụ này như thế nào và trong những năm tới ( sau 2015 ),chúng ta cần đẩy mạnh việc đổi mới công tác GDTC trong trường phổ thông ra sao. Để đạt được những thành tích tốt trong công tác này, mỗi nhà quản lý giáo dục đều phải đánh giá được thực trạng để khắc phục và đưa các giải pháp nhằm nâng cao công tác GDTC trong trường học. 3 2. Cơ sở thực tiển. Trong những năm qua, phong trào thể dục thể thao trường học được ngành Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm, các hoạt động thể dục thể thao chính khóa cũng như ngoại khóa trong các trường phổ thông có nhiều chuyển biến tích cực:100% các trường học trên địa bàn tỉnh tổ chức tốt việc dạy và học chính khóa môn Giáo dục thể chất, đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất từng bước được bổ sung, tỷ lệ giáo viên giáo dục thể chất được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn về chuyên môn ngày càng được nâng lên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập và thi đấu thể dục-thể thao được quan tâm đầu tư đáng kể, một số trường mới được xây dựng đã có nhà thi đấu đa năng. Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khóa thể dục thể thao được các trường chú trọng. Hàng năm, các trường học đều tổ chức tốt Hội khỏe Phù Đổng cấp cơ sở để tuyển chọn lực lượng vận động viên tham dự Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện, thị và cấp tỉnh. Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh là cơ sở để lựa chọn lực lượng tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc và tuyển chọn vận động viên tài năng nhằm đào tạo thành những vận động viên đỉnh cao cho thể thao tỉnh nhà và quốc gia. Dù đã được quan tâm đầu tư nhưng thực tế hiện nay công tác giáo dục thể chất mới chỉ phát triển về bề rộng chứ chưa có chiều sâu, việc dạy và học còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Đội ngũ giáo viên thể dục thể thao các trường học còn thiếu, một số chưa đạt chuẩn theo quy định và chưa có kinh nghiệm trong huấn luyện chuyên sâu. Trang thiết bị đồ dùng học tập bộ môn, mặc dù đã được đầu tư mua sắm cho các trường học nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao do không phù hợp về kích thước so với độ tuổi và điều kiện cụ thể của từng trường. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc tập luyện như sân bãi, nhà tập, khuôn viên phục vụ hoạt động thể dục-thể thao trong các trường học còn rất hạn chế, một số trường học chưa có sân bãi, nhà tập để học sinh tập luyện. Bên cạnh đó nhiều trường học chưa quan tâm và đầu tư đúng mức cho các hoạt động thể dục thể thao trong trường học, chưa tổ chức được các lớp năng khiếu thể dục thể thao trong nhà trường. Kinh phí đầu tư cho hoạt động thể thao trong trường học hiện nay là còn quá thấp so với yêu cầu. III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TỈNH ĐỒNG NAI 1. Khái quát về thực trạng dạy và học môn Thể dục trong trường phổ thông . Trong những năm qua, thực hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác GDTC và thể thao trong nhà trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trên cả 2 lĩnh vực: thực hiện chương trình môn học thể dục bắt buộc và tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa tự nguyện cho học sinh, phong trào Hội khỏe Phù Đổng. - Năm học 2013-2014, số lượng học sinh và trường, lớp trong tỉnh Đồng Nai được phân bổ như sau : 4 BẬC HỌC SỐ TRƯỜNG SỐ LỚP SỐ HỌC SINH TIỂU HỌC 303 7.085 233.539 THCS 173 3.890 146.463 THPT 64 1.802 77.623 a) Về thực hiện chương trình. Tỉnh Đồng Nai hiện có 100% số trường phổ thông dạy đủ 2 tiết Thể dục chính khoá một tuần theo chương trình đổi mới (do Bộ ban hành từ năm học 2005—2006) theo hướng dạy cho học sinh kiến thức, kỹ năng vận động để phát triển thể chất và góp phần hình thành nhân cách, trong đó ưu tiên số 1 là sự vận động thể lực tích cực cùa học sinh trong mỗi giờ học. Nội dung chương trình có phần bắt buộc và phần tự chọn, gồm các bài tập về đội hình đội ngũ, điền kinh, thể dục, bơi lội, cầu lông, bóng đá, đá cầu, trò chơi vận động, bóng rổ, bóng chuyền, thể dục nhịp điệu,... Việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên từ 6 đến 20 tuổi được quy định cụ thể và chính thức áp dụng từ năm học 2013 - 2014 (gồm 6 bài tập, 3 mức xếp loại thể lực, áp dụng cho HSSV từ 6 đến 20 tuổi). b) Phương pháp kiểm tra đánh giá môn học. Hiện tại đang đánh giá môn học thực hiện theo Thông tư 58/2011.TTBGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh được xếp thành 2 loại: Đạt (Đ) và Chưa đạt (CĐ). Cách đánh giá xếp loại môn thể dục hiện nay còn mang tính “cào bằng” nên chưa đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh và chưa kích thích phát huy việc nỗ lực học tập của học sinh. Với phương pháp dạy học như hiện nay phương pháp đánh giá này tỏ ra không phù hợp bởi vì: - Khi đánh giá mức độ đạt được mà chuẩn kiến thức kỹ năng yêu cầu, phần lớn các em đều đạt, mà em thực hiện tốt cũng đánh giá (Đ) giống như em thực hiện ở mức trung bình, chính vì điều đó nên không phát huy hết tính tích cực, chủ động của học sinh nhất là các em khá, giỏi. Vì vậy các em nghĩ không cần phải cố gắng cũng đạt yêu cầu đề ra mà phương pháp dạy học mới đòi hỏi nhiều ở học sinh tính chủ động và phát huy hết tính tích cực, tự giác tập luyện. Vô hình chung phương pháp đánh giá như hiện nay đi ngược lại mục tiêu của môn học. c) Về đội ngũ và công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Đội ngũ giáo viên thể dục chính qui trong nhà trường phổ thông được tăng cường đáp ứng tương đối đủ cho cấp THCS và cấp THPT nhưng vẫn còn thiếu cho cấp Tiểu học. Số giáo viên được đào tạo chuyên sâu chỉ đạt mức tương đối. 5 a) Bậc Tiểu học : * Tổng số giáo viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất là 510; trong đó: - Giáo viên chính quy : 123 - Giáo viên kiêm nhiệm : 387 Ở các trường Tiểu học, phần lớn giáo viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất chỉ tham dự các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, chưa được đào tạo chính quy; có một vài trường, môn Giáo dục thể chất chính khóa do giáo viên chủ nhiệm lớp đảm trách. ( phụ lục 4) b) Bậc THCS : * Tổng số giáo viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất là 521; trong đó: - Đại học: 115 - Cao đẳng : 406 - Trung cấp: 0 - Giáo viên kiêm nhiệm: 0 * Số giáo viên Giáo dục thể chất có khả năng huấn luyện chuyên sâu về thể dục thể thao: 126 người. Đối với các trường Trung học cơ sở, số giáo viên đạt chuẩn về đào tạo cao, nhưng đa phần không có khả năng huấn luyện chuyên sâu cho học sinh các lớp năng khiếu thể thao trường học. (phụ lục 5) c) Bậc Trung học phổ thông: * Tổng số giáo viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất là 278; trong đó: - Thạc sĩ: 04 - Đại học: 274 * Số giáo viên Giáo dục thể chất có khả năng huấn luyện chuyên sâu về thể dục thể thao: 192 người. (phụ lục 3) Về công tác bồi dưỡng chưa đi sâu vào trọng tâm của chương trình cần bồi dưỡng, nên hiệu quả chưa cao. Một số giáo viên thề dục lớn tuồi, cơ bản có kinh nghiệm giảng dạy, nhưng năng khiểu, khá năng thị phạm động tác còn hạn chế vì thế cần đầy mạnh vai trò của Công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn Thể dục. Hiện nay, việc bồi dưỡng thường xuyên cho GVTD không còn thực hiện, nguồn kinh phí chương trình mục tiêu phục vụ cho công tác này không có, nên ngành luôn gặp phải khó khăn, việc tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên gần như không thực hiện. d) Về hoạt động ngoại khóa. 6 Hình thức tổ chức và nội dung tập luyện TDTT của học sinh, sinh viên ngày càng đa dạng và dần đi vào nền nếp. Trong đó, hình thức câu lạc bộ TDTT trường học có tổ chức, có người hướng dẫn ngày càng được phát triển. Nhiều nội dung tập luyện được đưa vào các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian được lồng ghép với phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được phát động trong các trường học đã thu hút hầu hết cán bộ, giáo viên và học sinh chọn một môn thể thao hoặc một hình thức rèn luyện thường xuyên để nâng cao sức khoẻ. Chương trình “Phổ cập bơi lặn cứu đuối phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em ” cùng với việc tổ chức các hoạt động thể thao trong học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn luôn được tích cực hưởng ứng, tạo khí thế mới trong mỗi nhà trường. Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất ở các trường phổ thông trong tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2010” và đã được UBND tỉnh phê duyệt, góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho tỉnh nhà. Hàng năm, các trường đều tổ chức tốt Hội khỏe Phù Đổng cấp cơ sở. Phong trào học sinh “rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã đi vào chiều sâu. Nhiều học sinh đã biết lựa chọn một môn thể dục thể thao hoặc một hình thức tập luyện để luyện tập thường xuyên. Học sinh các trường phổ thông trở thành lực lượng nòng cốt tham dự Hội khỏe Phù Đổng hoặc các giải thể thao học sinh cấp tỉnh, toàn quốc và đạt nhiều thành tích cao. Số học sinh tham gia tập luyện thể dục thể thao ngày càng tăng; luyện tập thể dục thể thao đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với học sinh. Bên cạnh đó, Phong trào thể dục thể thao trường học chưa được các cấp lãnh đạo quan tâm và đầu tư về chiều sâu. Một số trường chưa tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa về thể dục thể thao cho học sinh. Hầu hết các trường chưa phối hợp được với ngành TDTT địa phương để tổ chức lớp năng khiếu thể dục thể thao trong nhà trường nhằm bồi dưỡng và phát triển năng khiếu TDTT học đường. e) Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Về điều kiện cơ sở vật chất, một số trường tập trung ở thành phố Biên Hòa rất hạn hẹp về diện tích và mặt bằng, sân trường hầu hết đều bê tông hóa, thiếu sân tập, sân chơi. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dành cho GDTC quá nghèo nàn, lạc hậu và không đáp ứng được với nhu cầu tập luyện, vui chơi, giải trí của học sinh. Hiện nay chỉ có một số rất ít trường trong tỉnh và những trường đạt chuẩn quốc gia mới có nhà tập đa năng, hoặc sân tập, sân chơi rộng rãi và đạt chuẩn, đảm bảo tốt cho việc dạy và học Thể dục theo quy định. Rất nhiều trường quá hẹp không có nổi sân chơi cho học sinh cũng tức là không có "lớp học" dành cho môn Thể dục và dẫn tới không thể dạy-học thể dục đúng yêu cầu, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất học sinh. Vì thế cần phải đảm bảo diện tích và mặt bằng cho các trường, có sân tập, sân chơi, có đủ trang thiết bị tập luyện, đồ chơi cho HS, trách nhiệm này 7 trước hết thuộc về các cấp quản lý và chính quyền địa phương, nếu không cải thiện sẽ không đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện của giáo dục nước nhà. Việc thực hiện đầu tư thiết bị, đồ dùng dạy học môn Thể dục nhìn chung cũng có nhiều bất cập. Bộ đã ban hành danh mục thiết bị tối thiểu và mỗi loại đều có mẫu chung để thống nhất đầu tư, nhưng đến khi cơ sở nhận hàng thì nhiều lô hàng không đúng mẫu, người nhận không đủ trình độ và hiểu biết để phân biệt hàng có đúng mẫu của Bộ không, thí dụ qua kiểm tra đã cho thấy một số trường TH, THCS, THPT trong tỉnh đã nhận rất nhiều bóng rổ nhưng lại không được cấp bảng rổ, dây nhảy không đúng mẫu, bàn đạp xuất phát, bóng chuyền, bóng đá kém chất lượng vv... Mặc khác, một số trường chưa khai thác sử dụng hiệu quả các thiết bị đồ dùng dạy học môn Thể dục, bằng chứng là sau hơn 2 năm được cấp và thực hiện theo chương trình mới, nhưng bảng bóng rổ, đệm nhảy, bóng, vợt bóng vẫn còn mới, nguyên bụi và cất kỹ trong kho mà chưa một lần sử dụng, gây lãng phí lớn. Những hiện tượng trên đã được nhắc nhở và yêu câu cần phải được khắc phục ngay, nên đã có nhiều chuyển biến. Cơ sở vật chất và dụng cụ thiết bị giảng dạy môn thể dục tỉnh Đồng Nai thể hiện qua các bảng thống kê sau: (tham khảo phụ lục 1, 2, 6,7). GDTC trường học bao gồm cả dạy học môn Thể dục và các hoạt động GDTC khác trong nhà trường, thì cơ sở vật chất, trang thiết bị và phưong tiện tập luyện cần phải bổ sung, đáp ứng sẽ là một trong những điều kiện cần và đủ đề đảm bảo chất lượng cho mặt giáo dục này. Nhờ có thực hiện chương trình thể dục đổi mới từ năm 2006, các trường đã có thêm một số trang thiết bị tập luyện tối thiểu đúng nghĩa, nhưng cũng chỉ tạm đủ để phục vụ cho các giờ học chính khóa nhưng chưa đủ cho các hoạt động ngoại khóa và phong trào. Qua kiểm tra, theo dõi các trường dạy và học môn Thể dục, vẫn còn rất nhiều giáo viên ngại sử dụng thiêt bị, đồ dùng dạy học (vì nhiều lý do: chuyên môn kém, không biết cách sử dụng, khó quản lý học sinh, phải chuẩn bị trước nên mất thì giờ vất vả hơn ...) nên đã dạy "chay", không biết khai thác và sử dụng có hiệu quả các phương tiện sẵn có, hoặc các dụng cụ, thiêt bị được đầu tư để tổ chức cho học sinh tập luyện. Việc bảo quản, duy tu trang thiết bị, đồ dùng dạỵ học còn chưa khoa học, không có nề nếp ở một số trường, nhiều giáo viên và học sinh còn thiếu ý thức bảo vệ, giữ gìn trang thiết bị tập luyện, cùng với việc thiếu đầu tư, bổ sung thêm đã làm cho việc nghèo nàn, thiếu thốn trang thiết bị, đồ dùng tập luyện và dạy học Thể dục ngày càng trầm trọng. 2. Những mặt còn tồn tại. Ngoài những thành tựu đạt được như đã nêu trên, công tác giáo dục thể chất ở trường học vẫn còn những tồn tại như chất lượng giờ Thể dục nội khóa trong nhiều trường phổ thông theo chương trình hiện hành còn thấp ( nhất là ở cấp tiểu học), lượng vận động chưa cao, phương pháp dạy còn sơ cứng, thiếu hấp dẫn. Giáo trình, phương pháp giảng dạy chậm được đổi mới. Nội dung hoạt động thể thao 8 ngoại khoá trong nhà trường còn nghèo nàn, chưa thực sự tạo được sự hứng thú đối với học sinh, chương trình Hội khỏe Phù Đổng ở cấp trường chưa được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ học sinh được xếp loại thể lực tốt còn tương đối. Nhận thức của xã hội, của phụ huynh về môn học này còn hạn chế, thậm chí có nơi, có lúc còn bị coi nhẹ, thiếu bình đẳng so với các mặt giáo dục khác. Giáo viên thể dục còn thiếu về số lượng ở cấp Tiểu học và ít được đào tạo về chuyên môn; một bộ phận là giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy các môn khác. Cơ sở vật chất không đủ đáp ứng cho việc giảng dạy thể dục chính khóa và các hoạt động ngoại khóa. Chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên thể dục chưa đồng nhất và còn nhiều bất cập. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GDTC TRONG TRƯỜNG HỌC Để thực hiện được quan điểm, đường lối của Đảng chính sách của Nhà nước về GDTC và thể thao trường học; Để khắc phục những hạn chế, tồn tại nói trên; Đồng thời để sớm đạt được mục tiêu nâng cao tầm vóc thể lực người Việt Nam để phục vụ sự nghiệp “Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước”, trong thời gian tới việc dạy và học môn Thể dục trong nhà trường phổ thông cần được đổi mới theo các định hướng về nội dung, nhiệm vụ cơ bản và thực hiện các giải pháp như sau: 1) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp đối với các hoạt động thể dục thể thao trong các nhà trường phổ thông. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh và phụ huynh và toàn xã hội trong việc thực hiện công tác giáo dục thể chất, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. - Ngành giáo dục đào tạo hệ thống lại các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các bộ ngành về công tác giáo dục thể chất. Tổ chức sinh hoạt trong toàn ngành về nội dung này, không để giáo viên, cán bộ quản lí coi nhẹ môn học thể dục, làm chuyển biến căn bản nhận thức trong toàn ngành về công tác giáo dục thể chất, cũng như mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường. - Nghiên cứu đổi mới công tác đánh giá, kiểm tra, thi cử môn thể dục trong các nhà trường, từng bước đánh giá đúng thực chất môn học này. Đưa nội dung giáo dục thể chất vào tiêu chuẩn thi đua xếp loại trường học và đánh giá giáo viên. - Các sở, ban, ngành, đoàn thể rà soát trách nhiệm của ngành trong việc cộng đồng trách nhiệm với ngành giáo dục đào tạo thực hiện công tác giáo dục thể chất trong trường học, có hướng khắc phục trong thời gian tới. - Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về mục tiêu giáo dục toàn diện, vai trò giáo dục thể chất trong nhà trường, trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội trong việc giáo dục thể chất. 2) Thực hiện đầy đủ những qui định của Bộ Giáo dục Đào tạo về nội dung chính khóa môn học thể dục cho tất cả các cấp học, ngành học. Từng bước nâng cao chất lượng môn học này ở các trường học. 9 - Cần phải cải tiến nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa, dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, gắn với hoạt động giải trí trong mỗi tiết học và chú trọng nhu cầu tự chọn của học sinh. Theo định hướng này, căn cứ vào các tài liệu hướng dẫn cùa Bộ (về dạy và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng) mỗi giáo viên cần chủ động sử dụng luân phiên các phương pháp GDTC phù hợp trong từng tiết học, nhằm gây hứng thú và tăng lượng vận động trong buổi tập; nhất là phương pháp trò chơi (cho các bậc học Mầm non, Tiểu học, THCS), phương pháp hoạt động theo nhóm, phương pháp thi đấu, phương pháp kết hợp nhiều nội dung trong một giáo án, thị phạm những lỗi sai thường mắc, nêu câu hỏi thảo luận, hướng dẫn tập luyện ở nhà,.... - Ngành giáo dục đào tạo rà soát lại đội ngũ giáo viên dạy thể dục ở các cấp học, có kế họach đào tạo đủ giáo viên cho bộ môn này (nhất là giáo viên thể dục ở bậc Tiểu học). Trên cơ sở đó sắp xếp, bố trí lại đội ngũ giáo viên theo tinh thần Chỉ thị 40-CT/TW là không để giáo viên không đủ năng lực đứng lớp giảng dạy. - Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên thể dục ở trường sư phạm: Đầu tư đủ trang thiết bị dạy học thể dục, nâng cao chất lượng tuyển sinh sư phạm thể dục, phấn đấu có đội ngũ giáo viên sư phạm thể dục có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Gắn chặt việc đào tạo giáo viên thể dục và thực tế dạy học ở phổ thông. - Từng bước có kế hoạch đảm bảo diện tích khuôn viên tính theo số học sinh; các trường có đủ diện tích sân chơi, bãi tập thể thao. Đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học thể dục, thực hiện đúng đặc thù bộ môn: Thực hành là chủ yếu. - Sở Giáo dục & Đào tạo xây dựng kế hoạch phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch để hàng năm có tập huấn trao đổi kinh nghiệm giữa hai đơn vị trong việc giảng dạy, huấn luyện, tổ chức các giải thi đấu trong học sinh, sinh viên. - Rà soát lại công tác quản lý ở các trường, có phương án khắc phục những yếu kém trong quản lý về tổ chức dạy học. Việc cấp phép cho thành lập các trường mới hoặc công nhận các trường đạt chuẩn quốc gia nếu không đảm bảo diện tích khuôn viên trường học và các điều kiện đảm bảo dạy học thể dục sẽ không được chấp thuận. 3) Tổ chức các nội dung ngoại khóa môn Thể dục trong nhà trường, khuyến khích các trường dạy Thể dục nhịp điệu, Thể dục nghệ thuật, võ thể dục hoặc các môn thể thao mũi nhọn cho riêng trường mình. Hàng năm tổ chức các giải thi đấu thể thao trong thanh, thiếu niên các trường học. - Phối hợp sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Nhà Thiếu nhi tỉnh định kỳ tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp tỉnh để đánh giá phong trào TDTT trong các trường học. 10 - Thực hiện phối hợp tốt hoạt động dạy thể dục với hoạt động đoàn, đội trong trường học, hai hoạt động này hỗ trợ cho nhau để nâng cao hiệu quả. 4) Phát triển, duy trì tập luyện các môn thể thao trong các nhà trường. Đầu tư đúng mức để phát triển các môn thể thao ở một số trường lớn, tổ chức dạy học thể thao tự chọn theo yêu cầu và năng khiếu thể thao của học sinh để rút kinh nghiệm và nhân rộng. Phấn đấu mỗi học sinh biết chơi ít nhất một môn thể thao. - Phát triển tập luyện các môn thể thao truyền thống, trước mắt là các môn không cần đầu tư nhiều nhưng hiệu quả mang tính xã hội cao như kéo co, đẩy gậy, đá cầu, cờ, điền kinh. Ở các trường có điều kiện từng bước thực hiện dạy thể thao tự chọn với số môn trên diện rộng tạo được không khí vui vẻ, hăng hái trong giờ học thể thao. Thí điểm đưa vào trường học một số trò chơi dân gian; một số môn thể thao trường học của các nước phù hợp với điều kiện Việt Nam, góp phần tạo điều kiện giao lưu hội nhập quốc tế. - Xây dựng các lớp năng khiếu thể dục thể thao cho học sinh; tạo nguồn bền vững và lâu dài cho công tác tuyển chọn, đào tạo vận động viên tài năng phục vụ cho sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh nhà và quốc gia. - Phấn đấu hết cấp học phổ thông mỗi học sinh biết chơi và tập luyện thường xuyên ít nhất một môn thể thao, trong đó tất cả học sinh đều biết bơi, nhằm giảm tai nạn đuối nước. 5) Phát hiện sớm, có kế hoạch chăm lo, bồi dưỡng các tài năng thể thao. Đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy trong trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao. - Phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hệ thống Nhà thiếu nhi để phát hiện, tạo điều kiện giúp đỡ phát triển các tài năng thể thao. Tổ chức tốt Hội khỏe Phù Đổng các cấp. - Quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên để Trường phổ thông Năng khiếu thể dục thể thao phát triển, mở rộng chiêu sinh năng khiếu nhiều môn thể thao, nhất là những bộ môn thể thao mà Đồng Nai có nhiều ưu thế như đá cầu, bơi lặn, cờ vua, bóng bàn, cầu lông, bóng đá…để bồi dưỡng năng khiếu thể thao. Phát hiện tài năng để gửi đi đào tạo thành nhân tài từ nguồn ngân sách. 6) Trong mỗi nhà trường hình thành nền nếp theo dõi sự phát triển thể chất của học sinh một cách hệ thống, cuối cấp học, khóa học phải có nhận xét cụ thể về sự phát triển thể chất của từng học sinh. - Xây dựng nền nếp theo dõi phát triển thể chất của học sinh có hệ thống trong các cấp học và suốt quá trình học tập ở nhà trường. Bên cạnh nhận xét về quá trình học tập, đạo đức có nhận xét đánh giá về sức khỏe, phát triển thể chất của học sinh. Quan tâm đến học sinh có khiếm khuyết về thể lực, học sinh khuyết tật… để có hình thức rèn luyện thể thao phù hợp. 11 - Nhà trường thường xuyên liên hệ với gia đình, phối hợp với gia đình học sinh trong việc theo dõi, tư vấn về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng… 7) Tăng cường đội ngũ giáo viên chuyên TDTT đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu hiện nay của công tác GDTC. - Cần phải đào tạo nguồn giáo viên thể dục chính qui đủ đáp ứng cho tất cả các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh. - Tiếp nhận và bố trí công tác những sinh viên được đào tạo chính quy môn Thể dục của hệ thống các trường Thể dục Thể thao hiện có cho các trường phổ thông trong tỉnh. - Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thể dục theo chu kỳ thường xuyên hàng năm. - Phải có văn bản thống nhất và nâng cao đến mức có thể về tiêu chuẩn, chế độ cho giáo viên GDTC trong toàn tỉnh ( hiện nay mức trợ cấp về tiêu chuẩn cho giáo viên thể dục trong tỉnh còn thấp và không đồng đều). V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI - Nâng cao chất lượng và hiệu quả về công tác giáo dục thể chất , góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ hội nhập. - Đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa phong trào thể dục thể thao trong các trường học; củng cố và tăng cường sức khỏe, nâng cao tầm vóc, thể trạng cho học sinh nhằm nâng cao thành tích thể thao trong các nhà trường. - Xây dựng các lớp năng khiếu thể dục thể thao cho học sinh; tạo nguồn bền vững và lâu dài cho công tác tuyển chọn, đào tạo vận động viên tài năng phục vụ cho sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh nhà và quốc gia. - Nâng cao nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý học sinh, sinh viên cũng như trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc thực hiện công tác giáo dục thể chất thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. - Thực hiện đầy đủ những qui định về công tác giáo dục thể chất đã được Bộ Giáo dục Đào tạo và các cơ quan liên quan ban hành. Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất từng bước cải thiện tầm vóc con người. - Tăng cường phương tiện, cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện tốt công tác giáo dục thể chất và nâng cao thành tích thể thao cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường. 12 VI. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ Việc đổi mới việc dạy và học môn Thể dục trong nhà trường; tăng cường cơ sở vật chất; đào tạo đội ngũ giáo viên… là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và thường xuyên của ngành GDĐT và các ngành hữu quan nhằm tạo cơ hội cho mọi người có khả năng phát triển cao về trí tuệ và cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, trong đó việc chăm lo sức khỏe, thể chất cho học sinh, sinh viên nhằm góp phần quan trọng tạo nguồn nhân lực mới, nâng cao tầm vóc người Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là mục tiêu chiến lược của công tác GDTC trường học tỉnh nhà. Kiến nghị: - Các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm đúng mức và tạo mọi điều kiện để giáo viên nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy môn thể dục đạt hiệu quả tối ưu, xem đây là một hoạt động không thể thiếu được trong dạy và học môn thể dục ở giáo dục phổ thông. - Các Trường CĐ, ĐH TDTT trên toàn quốc cần hoạch định một chương trình hết sức rõ ràng, cụ thể, đào tạo đội ngũ giáo viên thể dục phù hợp thực tiễn, phù hợp chuyên môn để sau này trực tiếp đứng lớp giảng dạy theo chương trình và sách giáo viên mới. Trong công tác thi tuyển cần chú ý đến năng khiếu thể thao, tránh đào tạo đại trà, cụ thể một số sinh viên sau khi ra trường không thể hiện năng khiếu một môn thể thao nào vượt trội, mà chỉ gọi chung là giáo viên GDTC coi như dạy môn nào, huấn luyện môn nào củng được. - Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên cốt cán để triển khai lại trên phạm vi toàn tỉnh. Liên Bộ nên phê duyệt nguồn kinh phí chương trình mục tiêu về đào tạo, bồi dưỡng hằng năm để tạo điều kiện cho các Sở triển khai thực hiện tốt hơn về công tác này. - Nâng cao nhận thức về vai trò và vị trí môn học Thể dục đối với đội ngũ Nhà giáo nói chung, Cán bộ quản lý giáo dục nói riêng cũng như mọi người dân để có sự nhìn khách quan hơn, có sự đầu tư đúng mức hơn cho bộ môn, nhằm không ngừng đẩy mạnh và nâng cao công tác GDTC trong nhà trường phổ thông các cấp. - Tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên thể dục chính qui đáp ứng đủ cho các trường tiểu học trong tỉnh. - Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị phòng tập, nhà thi đấu, sân tập và các điều kiện đảm bảo cho việc đổi mới phương pháp dạy học và hoạt động ngoại khóa. - Đảm bảo các chế độ cho đội ngũ giáo viên GDTC nhằm động viên tinh thần cho đội ngũ này gắn bó với nghề và tích cực nghiên cứu, sáng tạo trong công việc. 13 - Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét điều chỉnh việc đổi mới kiểm tra, đánh giá môn thể dục, với phương pháp dạy học mới như hiện nay phương pháp đánh giá này tỏ ra không phù hợp vì vậy khi đánh giá nên đánh giá kết quả học tập của học sinh thành 5 loại: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém hoặc đánh giá bằng cho điểm là hợp lý hơn cả. Nên chăng sử dụng đánh giá mức độ đạt được bằng điểm cụ thể vì như thế sẽ có sự nỗ lực phấn đấu của học sinh, tạo ra sự chủ động sáng tạo cũng như động lực thúc đẩy học tập. VII. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Chính trị, Nghị quyết 08/NQTW ngày 01/12/2011 về việc tăng cường lãnh đạo công tác TDTT đến năm 2020. 2. Bộ GDĐT, Chương trình giáo dục phổ thông, môn Thể dục, 2006. 3. Bộ GDĐT, Luật Giáo dục, 2005. 4. Tổng cục TDTT, Luật TDTT, 2006. 5. UBND tỉnh Đồng Nai, Quyết định số 3933/QĐ-UBND ngày 02/12/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc Ban hành Đề án “ Nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất ở các trường phổ thông trong tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2020. VIII. PHỤ LỤC: (7 phụ lục đính kèm) NGƯỜI THỰC HIỆN Lê Đình Nam 14 15 PHỤ LỤC 1: THỐNG KÊ THỰC TRẠNG SÂN BÃI TẬP LUYỆN TDTT CÁC TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2012-2013. SÂN BÃI TẬP LUYỆN TDTT STT TÊN TRƯỜNG Bóng đá Bóng chuyền Bóng rổ Cầu lông Bóng bàn Đá cầu Hố nhảy Bể bơi 1 Bàu Hàm 1 2 0 3 0 3 2 0 2 Bình Sơn 1 1 0 1 0 0 2 0 3 Bùi Thị Xuân 0 0 0 6 0 6 0 0 4 Chu Văn An 0 0 0 0 0 0 0 0 5 Lương Thế Vinh 1 1 1 2 0 2 1 0 6 Đắc Lua 1 1 0 2 1 2 1 0 7 Dầu Giây 1 1 0 4 1 2 0 0 8 Điểu Cải 0 1 0 2 1 2 2 0 9 Định Quán 1 3 0 2 1 2 2 0 10 Đoàn Kết 0 2 0 2 1 2 2 0 11 DT Nội Trú 1 2 1 4 2 4 1 0 12 Đức Trí 0 1 0 2 1 2 1 0 13 Hồng Bàng 1 2 0 2 1 2 2 0 14 Huỳnh Văn Nghệ 1 1 1 1 1 1 1 1 15 Kiệm Tân 1 2 0 2 0 2 1 0 16 Lê Hồng Phong 0 1 1 1 0 1 1 0 17 Lê Qúi Đôn 0 0 0 0 0 0 0 1 18 Long Khánh 1 2 0 4 0 0 1 0 19 Long Phước 1 1 1 1 1 1 1 1 20 Long Thành 1 3 1 2 2 2 2 0 21 Nam Hà 0 1 0 2 1 0 1 0 22 Lạc Long Quân 0 1 0 2 0 2 0 0 23 Ngô Quyền 0 1 0 0 1 0 0 0 16 24 Ngô Sỹ Liên 1 2 1 2 0 1 1 0 25 Ngọc Lâm 1 1 0 3 2 2 1 0 26 Nguyễn Đình Chiểu 0 1 0 1 0 0 1 0 27 Nguyễn Huệ 0 1 1 2 1 2 2 0 28 Nguyễn Hữu Cảnh 1 2 1 0 4 0 1 0 29 Nguyễn Khuyến 1 1 1 1 1 1 0 0 30 Nguyễn Trãi 0 1 1 1 0 1 1 0 31 Nhơn Trạch 0 3 0 3 2 2 2 0 32 Phú Ngọc 1 2 0 4 1 1 1 0 33 Phước Thiền 0 1 0 2 0 2 1 0 34 Sông Ray 1 1 0 2 0 0 1 0 35 Tam Hiệp 0 1 0 1 2 0 0 0 36 Tam Phước 1 1 0 2 1 2 2 0 37 Tân Phú 1 1 0 2 2 0 1 0 38 Thanh Bình 0 1 0 2 2 2 1 0 39 Thống Nhất A 1 1 0 2 0 2 2 0 40 Thống Nhất B 1 1 0 1 1 0 1 0 41 Tôn Đức Thắng 1 2 1 3 0 3 2 0 42 Trấn Biên 0 0 0 0 0 0 0 0 43 Trần Đại Nghĩa 1 1 1 2 0 2 1 0 44 Trần Phú 0 1 0 0 0 2 1 0 45 Trần Quốc Tuấn 1 1 1 3 1 5 1 0 46 Trị An 1 1 0 1 1 0 2 0 47 Trịnh Hoài Đức 1 1 1 3 2 3 0 1 48 Trương Vĩnh Ký 1 1 0 1 2 1 1 0 49 Văn Hiến 0 1 0 2 1 2 0 0 50 Văn Lang 0 1 0 1 1 1 1 0 17 51 Vĩnh Cửu 1 1 0 3 0 3 2 0 52 Võ Trường Toản 1 1 0 2 0 0 1 0 53 Xuân Hưng 1 1 0 5 0 5 2 0 54 Xuân Lộc 1 2 0 4 1 4 2 0 55 Xuân Mỹ 1 1 0 2 1 2 2 0 56 Xuân Thọ 0 0 0 0 0 0 0 0 57 Đinh Tiên Hoàng 1 1 1 1 1 1 0 1 58 Tân Hòa 0 0 0 0 0 0 0 0 59 Ch.Á Thái Bình Dương 1 2 0 3 2 3 2 0 60 Nguyễn Văn Trỗi 1 1 0 3 1 3 61 Song Ngữ Lạc Hồng 1 2 1 3 1 3 2 1 62 Nguyễn Bỉnh Khiêm 1 2 0 3 0 3 2 0 63 Lê Quí Đôn – T.Phú 0 2 0 2 0 2 2 0 64 Hùng Vương 0 1 0 2 0 2 1 0 39 79 17 127 48 97 62 5 TỔNG CỘNG: 0 18 PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ THỰC TRẠNG SÂN BÃI TẬP LUYỆN TDTT CÁC PHÒNG GIÁO DỤC NĂM HỌC 2012-2013. SÂN BÃI TẬP LUYỆN TDTT STT PHÒNG GIÁO DỤC Bóng đá Bóng chuyền Bóng rổ Cầu lông Bóng bàn Đá cầu Hố nhảy Bể bơi 1 TP. BIÊN HÒA 17 18 9 46 30 22 10 1 2 TX.LONG KHÁNH 6 8 1 12 10 5 15 0 3 H. TRẢNG BOM 6 15 0 15 6 17 17 0 4 THỐNG NHẤT 5 10 0 16 1 12 7 0 5 ĐỊNH QUÁN 24 38 0 40 11 33 11 0 6 TÂN PHÚ 12 25 0 30 10 15 16 0 7 CẨM MỸ 13 16 2 18 11 14 16 0 8 XUÂN LỘC 35 40 5 154 58 26 108 0 9 LONG THÀNH 0 10 0 30 5 8 19 0 10 NHƠN TRẠCH 1 5 0 6 12 0 10 0 11 VĨNH CỬU 9 7 6 5 5 5 10 0 12 TỔNG CỘNG 128 192 23 372 159 157 239 1 19 PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CÁC TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2012-2013. STT TÊN TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO TỔNG SỐ GV KIÊM NHIỆM NAM NỮ Thạc sỹ CĐ ĐH C.SÂU 1 Bàu Hàm 3 0 3 0 0 0 3 3 2 Bình Sơn 5 0 4 1 0 0 5 5 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng