Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở trường tiểu học...

Tài liệu Skkn nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở trường tiểu học

.DOC
14
1186
95

Mô tả:

MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU: 1.Lý do chọn đề tài .............................................................................................2 2. Mục tiêu đề tài ...............................................................................................2 3. Đối tượng – cơ sở đề tài.................................................................................2 4. Nhiệm vụ đề tài...............................................................................................2 5. Phạm vi đề tài..............................................................................................3 B. NỘI DUNG: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG TỔ CHUYÊN MÔN 1.Vai trò của Tổ chuyên môn trong tổ chức các hoạt động giáo dục3 1.1 Về khả năng tiếp nhận và tổ chức thực hiện các thông tin quản lý................3 1.2 Sự bất cập về điều kiện thực hiện so với nhiệm vụ đang đảm nhận.............4 1.3 Vấn đề phổ cập đúng độ tuổi. ........................................................................4 CHƯƠNG II: NHỮNG BƯỚC TIẾN HÀNH CỤ THỂ. 1. Về số lượng cơ cấu ..........................................................................................5 2.Những việc đã làm và kết quả bước đầu...........................................................5 3.Một số nhận định về thực trạng Tổ chuyên môn .............................................7 4.Khả năng vận động và hướng phát triển của Tổ chuyên môn...........................7 CHƯƠNG III: NỘI DUNG – HÌNH THỨC – BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀN NẾP TỔ CHUYÊN MÔN. 1. Người Tổ trưởng chuyên môn ..........................................................................8 2.Xây dựng việc thực hiện nhiệm vụ quản lý Tổ chuyên môn..........................8 3. Tổng hợp, vận dụng , lưu trữ các văn bản chuyên môn....................................8 4. Về nhận thức và các hoạt động khác................................................................9 5. Xây dựng Tổ chuyên môn với công tác kế hoạch ............................................9 6. Xây dựng Tổ chuyên môn với công tác kiểm tra............................................11 7. Một số phương thức động viên kích thích cá nhân và tập thể tổ tích cực hoạt động.......................................................................................................................12 8. Định hướng nội dung sinh hoạt.......................................................................12 C. KẾT LUẬN. -1- NÂNG CAO ChẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành và xã hội. Chất lượng giáo dục tiểu học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó rất quan trọng là yếu tố quản lý. Công tác quản lý cần phải được cải tiến để quản lý có hiệu quả. Một trong những phương hướng cải tiến quản lý hiện nay là hoàn thiện từng khâu từ phân hệ của hệ thống quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý của hệ thống. Tổ chuyên môn là một hệ thống tổ chức nhà trường được ghi trong điều lệ trường tiểu học Như vậy: Tổ chuyên môn là người giúp Hiệu trưởng điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ. Tính chất hoạt động chủ yếu của tổ chuyên môn là chuyên sâu về nghề nghiệp sư phạm thể hiện sự tích tụ cao về chuyên môn. Xây dựng tổ chuyên môn hoạt động có nền nếp, chất lượng chính là sự đầu tư có hiệu quả về chất lượng giảng dạy và chất lượng giáo dục học sinh. Đó chính là tôi chọn đế tài kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng hoạt dộng của Tổ chuyên môn”. 2. Mục tiêu đề tài: Phân tích, nhận xét thực trạng và đề xuất các biện pháp xây dựng tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả trong nhà trường tiểu học. 3. Đối tượng cơ sở đề tài: 3.1. Đối tượng: Đối tượng của tổng kết kinh nghiệm là các tổ chuyên môn trong nhà trường tiểu học An Hòa Tây 2. Chủ yếu là giáo viên và tổ truởng chuyên môn. 3.2. Cơ sở: -2- Cơ sở của tổng kết kinh nghiệm là thông qua hoạt động thực tế của đơn vị Trường tiểu học An Hòa Tây 2. 4. Nhiệm vụ đề tài: Nghiên cứu tình hình , đội ngũ giáo viên của trường tiểu học An Hòa Tây 2 về số lượng, trình độ thực tiễn và hiệu quả của công tác giảng dạy, giáo dục của công tác chuyên môn. Chỉ ra được thực trạng và yêu cầu cần thiết phải đầu tư cho tổ chuyên môn trước mắt là tiêu chuẩn tổ trưởng chuyên môn về uy tín, về nhân cách đủ chất để đảm đương nhiệm vụ được giao. Đề xuất được những giải pháp khả thi về việc nâng cao chất lượng giảng dạy, về hiệu quả giáo dục, góp phần đổi mới phương pháp trong giáo viên, 5. Phạm vi, giới hạn của đề tài: Đây là đề tài kinh nghiệm nghiên cứu hoạt động nâng cấp về chất, về nhận thức lý luận bên cạnh cái thực tiễn. Mũi đột phá bắt đầu từ khâu nâng cao kiến thức tổng hợp cho tổ trưởng, giáo viên trong nhà trường. Đề tài kinh nghiệm có phạm vi giới hạn trong không gian cơ sở của trường, khả năng tác dụng trong nhiều năm. Mục đích cuối cùng của kinh nghiệm là góp phần ổn định vào việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong kiến thức khoa học về quản lý giáo dục. B. NỘI DUNG: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG TỔ CHUYÊN MÔN 1. Vai trò của Tổ trưởng chuyên môn trong việc tổ chức các hoạt đông giáo dục: 1.1 Về khả năng tiếp nhận và tổ chức thực hiện các thông tin quản lý: Đây là công việc hết sức quan trọng đối với người quản lý chuyên môn. Vì khả năng tiếp nhận xử lý và tổ chức tốt thì đem lại lại hiệu quả tối ưu. Tổ chuyên môn gồm các giáo viên đứng lớp trực tiếp tổ chức dạy và giáo dục học sinh, cho nên bất kỳ giáo viên nào cũng phải biết mình có một vai trò quan trọng ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đến một tập thể học sinh và ngược lại học sinh nào cũng được tiếp nhận sự -3- giáo dục của tập thể giáo viên. Cho nên chất lượng giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả cao hay thấp không những ở một giáo viên mà đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của giáo viên trong tổ. Do vậy tập thể chuyên môn cần phải: - Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công tác, tạo bầu không khí thoải mái, lành mạnh; - Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt, học hỏi nhau cùng tiến bộ; - Nắm vững và tổ chức thực hiện tốt đường lối và quan điểm giáo dục của Đảng; Thực hiện tốt các chỉ đạo về chuyên môn của trường, của ngành. 1.2 Sự bất cập về điều kiện thực hiện so với nhiệm vụ đang đảm nhận. - Về chuyên môn, nghiệp vụ: Đội ngũ giáo viên trường đào tạo từ nhiều thế hệ khác nhau, trình độ chuyên môn chưa đồng đều, một số giáo viên chưa nhiệt tình cao trong công tác làm ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục. Một bộ phận giáo viên tiếp thu và vận dụng các chuyên đề vào giảng dạy ở mức đạt yêu cầu; giáo viên lớn tuổi chưa tiếp cận được với công nghệ thông tin. - Về nghiệp vụ quản lý tổ chuyên môn: Nhìn chung, các tổ chuyên môn chỉ làm việc theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, kế hoạch đề ra ở mức độ nào thì thực hiện ở mức đó. Do vậy chưa phát huy hết sức mạnh của tập thể tổ chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Sinh hoạt tổ chuyên môn chưa thật sự đi vào chiều sâu nội dung, phương pháp, hiệu quả tiết dạy. Đa số chỉ dừng lại yêu cầu chung cơ bản, thiếu tính nâng cao hoặc xoáy sâu vào trọng tâm của tiết dạy. Việc tự học, tự nghiên cứu để bồi dưỡng thêm về kiến thức và năng lực lãnh đạo tổ chuyên môn còn hạn chế, thường thì làm theo kế hoạch đã định sẵn của Hiệu trưởng, ít tìm tòi, nghiên cứu xây dựng, hoặc đề xuất ý kiến có tính sáng tạo đối với Ban giám hiệu. 1.3 Vấn đề phổ cập đúng độ tuổi: -4- Trong nhiệm vụ hiện nay huyện nhà đã thực hiện xong phổ cập đúng độ tuổi với tỉ lệ cao. Vì thế ở trường, tổ chuyên môn cần phải nâng cao hiệu quả đào tạo, giáo dục với biện pháp hạ thấp lưu ban, bỏ học góp phần ổn định và bền vững cho công tác phổ cập đúng độ tuổi ở huyện nhà. * Tóm lại: Từ mục tiêu quản lý, khả năng tổ chức thực hiện hoạt động tổ chuyên môn, những bất cập trong điều kiện. nhiệm vụ công tác giáo viên…. Đây cũng là điều mà người cán bộ quản lý cần phải có kế hoạch đầu tư xây dựng tổ chuyên môn sinh hoạt có nền nếp, chất lượng. Nhận thức tốt trong tinh thần thái độ công tác tốt, yêu nghề : “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”. Đội ngũ có bài bản về công tác quản lý, đổi mới tốt các phương pháp dạy và học, nhạy bén và thích nghi trong yêu cầu hiện tại về chuẩn nghề nghiệp, về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giáo dục. CHƯƠNG II: NHỮNG BƯỚC TIẾN HÀNH CỤ THỂ 1. Về số lượng – cơ cấu: 1.1. Về số lượng: - Tổ chuyên môn: 3 ( tổ ghép) - Giáo viên dạy lớp : 19 – tỉ lệ giáo viên: 1.35 ( dạy 7buổi/tuần/ 100% lớp) - Tổng số học sinh: 377 - số lớp : 14 1.2 Về cơ cấu: - Tỉ lệ nam nữ: Nam : 9; Nữ: 10 - Tuổi đời cao nhất: 50; thấp nhất: 23 ( nữ ) - Thâm niên công tác: 30 năm ( 1 giáo viên) - Trình độ chuyên môn: + Trên chuần : 5 + Đạt chuẩn: 12 + Dưới chuẩn: 2 - Nguồn đào tạo: Trung học sư phạm ( 12+2) - Hướng sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng: -5- + Đào tạo trên chuẩn: 60% + Giáo viên giỏi cấp huyện: 30% + Sử dụng giáo án vi tính: 60%. 2. Những việc đã làm và kết quả ban đầu: 2.1. Nhận thức chính trị, tinh thần thái độ trong công tác: - Giáo viên thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tham gia cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học, sáng tạo do trường phát động. - Tổ trưởng chuyên môn là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, có tính gương mẫu, uy tín, năng lực trong sinh hoạt tổ chuyên môn. - Giáo viên trong tổ có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, công tác, tổ chức tốt các yêu cầu về thao giảng tổ, thao giảng trường và báo cáo các chuyên đề phục vụ cho chuyên môn, nghiệp vụ. - Tổ chức dự giờ, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra chất lượng học sinh góp phần thúc đẩy chung về “ Hai không” trong chất lượng giáo dục. - Vận động mỗi giáo viên tham gia ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy theo chỉ tiêu của ngành, phấn đấu cuối năm 2010 có 80% giáo viên sử dụng giáo án vi tính. * Kết quả các hoạt động của tô chuyên môn từ đầu năm học đến cuối kỳ I – Năm học: 2009 -2010. TT Tên hoạt động 1 Về chất lượng sinh hoạt tổ 2 Thi đua tổ ( đăng ký ) 3 4 Năm học:08-2009 2 tốt ; 1 khá ( tổ4,5) 2 tiên tiến; 1TT xuất sắc Số lượng GV dạy giỏi cấp huyện 4 giáo viên Giỏi Toán: 36,7%; Chất lượng giảng dạy& giáo dục Yếu 5%. Tiếng việt: 25,8% Yếu : 4% -6- Năm học:09- 2010 3 tốt 1 tiên tiến; 2 tiên tiến xuất sắc 4 giáo viên Giỏi Toán: 39,1% Yếu: 1,6% Tiếng việt:41,6% Yếu: 1,6% 5 Xếp loại hạnh kiểm 6 Sử dụng TB, ĐD dạy học Thực hiện đầy đủ:100% 100% giáo viên Thực hiện đầy đủ:100% 100% giáo viên Phụ chú: Tổ chuyên môn ghép. 3. Một số nhận định về tổ chuyên môn: 3.1 Ưu điểm: - Được sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục địa phương - Được sự hỗ trợ của về chuyên môn của Ban giám hiệu trường, chỉ đạo về chuyên môn của Phòng giáo dục Đào tạo huyện. - Tổ trưởng có uy tín, giỏi về chuyên môn, giáo viên trong tổ có sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong công tác; có tinh thần học hỏi, cầu tiến tự học thêm theo đào tạo từ xa để nâng chuẩn. 3.2. Hạn chế: - Một số giáo viên lớn tuổi nên chậm về đổi mới phương pháp dạy học, chậm tiếp cận công nghệ thông tin. - Trường chưa có phòng chức năng để phục vụ cho công tác dạy và học. - Về khách quan: Một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm tốt đến việc học tập con em mình, lý do về kinh tế gia đình. 4. Khả năng vận động và hướng phát triển của tổ chuyên môn: Tập thể sư phạm, tổ chuyên môn trường tuy còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về nghiệp vụ quản lý, về kinh nghiệm chưa đều trong đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên với nhiệt tình sẵn có, lòng yêu nghề mến trẻ hết lòng vì sự nghiệp giáo dục đào tạo thế hệ trẻ. Đội ngũ luôn được sự chỉ đạo về chuyên môn của Phòng giáo dục Đào tạo, sự hỗ trợ tích cực của Đoàn thể, chính quyền địa phương, sự ủng hộ quan tâm của quần chúng, của phụ huynh học sinh. Đội ngũ nếu được bồi dưỡng về chuyên môn, về đầu tư nghiệp vụ quản lý đúng mức thì tin rằng -7- tập thể tổ chuyên môn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ, trọng trách được giao. Tổ trưởng chuyên môn sẽ mãi mãi là con chim đầu đàn của tổ. CHƯƠNG III: NỘI DUNG – BIỆN PHÁP – HÌNH THỨC XÂY DỰNG NỀN NẾP TỔ CHUYÊN MÔN. 1.Người tổ trưởng chuyên môn: Được quyết định bổ nhiệm của Hiệu Trưởng yêu cầu các tiêu chuẩn: - Có uy tín trong chuyên môn. - Có trình độ chuyên môn vững vàng. - Có kinh nghiệm sư phạm phong phú. - Được đồng nghiệp tín nhiệm. - Có nhiệt tình công tác, biết điều hàmh hoạt động tổ. - Hiểu biết về mối quan hệ quản lý trong trường học, có quyết tâm thực hiện mục tiêu giáo dục. 2. Xây dựng việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của tổ chuyên môn: - Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ ở năm học, học kỳ, hàng tháng. Giúp giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân, kiểm tra, đôn đốc mỗi tổ viên thực hiện đúng kế hoạch của tổ đề ra. - Trực tiếp điều hành hoạt động của tổ theo kế hoạch đã đề ra. Phân công nhiệm vụ cho giáo viên trong tổ, đồng thời theo dõi, giúp đỡ cho giáo viên thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ chung. - Xây dựng nguyên tắc, nền nếp, lề lối làm việc trong tổ, thường xuyên báo cáo các hoạt động của tổ cho Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng. - Quản lý việc thực hiện chương trình trong phạm vi tổ giảng dạy, đảm bảo tiến độ đồng đều trong tổ. - Tổ chức dạy bù các tiết nghỉ hay thiếu và báo cáo kịp thời cho nhà trường. 3. Tập hợp, vận dụng, lưu trữ các văn bản có liên quan đến hoạt đông giảng dạy, học tập của giáo viên, học sinh trong tổ gồm: -8- - Biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn. - Sổ theo dõi tình hình dự giờ, thao giảng tổ, theo dõi việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. - Các báo cáo thống kê, khảo sát chất lượng 2 môn học ( Toán, tiếng Việt) ở đầu, giữa, và cuối kỳ. - Dự báo chất lượng trong yêu cầu nhà trường về soạn đề kiểm tra định kỳ. 4. Về nhận thức và các hoạt động khác: - Quyết định số 51/2007 BGD ĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 về việc ban hành điều lệ trường tiểu học. - Các tiêu chí về đạt chuẩn quốc gia ban hành theo quyết định số 32/2005/ QĐBGD ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế trường đạt chuẩn quốc gia. - Thông tư số 32/2009 TT- BGD ĐT về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học - Quyết dịnh số 14/2008/QĐ – BGD ĐT về ban hành quy chế chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học - Quyết định số 04/QĐ BGD ĐT ngày 4/2/2008 về ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học. - Kế hoạch số 01/KH –AHT 2 ngày 1 tháng 9 năm 2009 của Trường tiểu học An Hòa Tây 2 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010. 5. Xây dựng tổ chuyên môn với công tác kế hoạch: 5.1 Kế hoạch hóa là chức năng quản lý: - Là lựa chọn các con đường, phương tiện để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. - Xác định nhịp độ phát triển và tỉ lệ cân đối giữa các nội dung, các hoạt động, các yếu tố của tổ. - Sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ phải thực hiện một cách hợp lý khoa học theo thời gian. -9- - Giữa các thành tố trên tạo nên bản chất của kế hoạch hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, là vấn đề mấu chốt quan trọng nhất, dựa vào đó mà lựa chọn con đường, tìm kiếm phương tiện thực hiện. 5.2 Kế hoạch tổ chuyên môn cần đảm bảo các yêu cầu: - Thể hiện nhiệm vụ năm học của trường và phù hợp đặc điểm tình hình thực tế của tổ. - Sự cân đối giữa yêu cầu và khả năng, phương tiện, điều kiện thực hiện. - Những nhiệm vụ trọng tâm, biện pháp tích cực cụ thể, thiết thực như: Xây dựng chương trình hành động, phân công, phân nhiệm rõ ràng, bố trí thời gian hợp lý, tổ chức kiểm tra, đôn đốc vận động thực hiện. - Tính cụ thể, thiết thực và khả thi. 5.3. Cấu trúc nội dung của kế hoạch tổ chuyên môn: A. Tóm tắt tình hình: - Số lượng, chất lượng giáo viên. - Học tập của học sinh của các bộ môn văn hóa. - Giảng dạy của giáo viên. - Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy. - Công tác quản lý tổ. B. Mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu phấn đấu: - Nêu các vấn đề cần giải quyết. mức độ phải đạt được để nâng cao chất lượng dạy và học các bộ phận văn hóa. ( ví dụ; Chấm dứt hiện tượng dạy sai kiến thức, dạy thuyết trình suông, dạy không sử dụng đồ dùng dạy học, dạy không phù hợp đặc trưng môn…) - Xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu, danh hiệu thi đua cho cá nhân và tổ lao đông tiên tiến, tiên tiến xuất sắc, chiến sĩ thi đua cơ sở…; - Xây dựng nền nếp chuyên môn trong tổ,quản lý dạy và học theo quy chế, nghiên cứu chuyên đề để thao giảng, hội giảng, rút kinh nghiệm qua giảng dạy, bồ dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu… - 10 - - Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy học ( trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách báo, tư liệu…) chăm lo tinh thần, vật chất cho giáo viên ( tổ chuyên môn cũng đồng thời là tổ công đoàn). 5.4 Các biện pháp: - Nắm tình hình giảng dạy của giáo viên; - Xây dựng nền nếp chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn; - Bồi dưỡng giáo viên tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa, đề xuất, tham mưu công tác với Hiệu Trưởng; - Lập chương trình hoạt động: Nội dung công việc, phân công thời gian, kiểm tra, nhận xét đánh giá kết quả. 6. Xây dựng tổ chuyên môn với công tác kiểm tra: 6.1 Ý nghĩa công tác kiểm tra: - Bàn về công tác kiểm tra. Hồ Chủ Tịch viết: “ Kiểm soát khéo bao nhiêu, khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định sẽ bớt đi ” ( sửa đổi lề lối làm việc) 6.2 Tác dụng của kiểm tra: - Giúp chủ thể quản lý thu được thông tin phản hồi về tình hình đối tượng quản lý thực hiện quyết định ra sau. Do đó có căn cứ điều chỉnh tổng kết hay chuyển sang chu kỳ quản lý mới. - Giúp cho hệ quản lý hiểu sâu hơn hệ bị quản lý và các điều kiện hoạt động, những khó khăn và thuận lợi, trên cơ sở đó thúc đó thúc đẩy thực hiện quyết định. - Làm cho chủ thể quản lý nhận thức được mình, thấy rõ những vấn đề cần được bồi dưỡng, rèn luyện, những điều cần phải cải tiến trong quản lý. 6.3 Nôi dung kiểm tra của tổ trưởng chuyên môn: - Kiểm tra giờ dạy trên lớp. - Kiểm tra công tác sổ sách. - Kiểm tra việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, và thực hiện các quay chế về chuyên môn. - 11 - - Kiểm tra chất lượng học tập của học sinh. - Kiểm tra công tác phụ đạo, bồi dưỡng của giáo viên - Kiểm tra công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên. - Việc soạn bài, chấm bài của giáo viên. 6.4 Biện pháp kiểm tra: a , Kiểm tra qua dự giờ, thăm lớp. - Phân tích kết quả kiểm tra những hạn chế, thiếu sót, phát huy các mặt mạnh đến kết luận chung. Thực hiện đúng các yêu cầu kiểm tra là: Kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy. - Kiểm tra chất lượng chuẩn kiến thức, kỹ năng của học sinh. b , Kiểm tra chất lượng học sinh: - Thời gian kiểm tra từ 15 đến 20 phút để đánh giá kiến thức học sinh trực tiếp qua sổ điểm, kiểm tra cuối học kỳ, năm học và kiểm tra tập vở học sinh. - Việc kiểm tra phải chuẩn bị chu đáo : xác định rõ mục đích, nội dung, cách thức kiểm tra, thời gian kiểm tra thật khách quan để thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa kiến thức của giáo viên và việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. 7. Một số phương thức động viên, kích thích cá nhân và tập thể tổ tích cực hoạt động: - Phân công giao việc là kích thích đầu tiên để cá nhân và tập thể hoạt động. Nhưng muốn cá nhân, tập thể tích cực hoạt động thì cần tuân thủ các yêu cầu sau: + Phân công giáo việc phải tuân thủ pháp chế. + Phải chiếu cố đến nguyện vọng, hoàn cảnh của đối tượng. + Phải phù hợp với khả năng thực tế của đối tượng. + Phải phân tích, thuyết phục đối tượng chấp nhận và tự giác thục hiện. + Phải xoay quanh nhiệm vụ chính của đơn vị. + Phải thấy được thuận lợi, khó khăn của dối tượng để giúp đở cụ thể, thiết thực về tinh thần, vật chất nhằm tạo điều kiện chi đối tượng hoàn thành nhiệm vụ. 8. Định hướng nội dung hoạt động: - 12 - Để cho việc sinh hoạt tổ chuyên môn của tổ khối đạt được kết quả thiết thực theo kinh nghiệm chung thì trước hết các đồng chí phụ trách chuyên môn( Phó Hiệu trưởng), Hiệu trưởng của trường phải xác định cho được các chuyên môn cần thiết để định hướng cho khối tập trung vào ( dĩ nhiên, yêu cầu của Ban giám hiệu là tự bản thân tổ khối đặt ra được vấn đề cần giải quyết cụ thể cho tổ mình là chính). Đó là cần phải nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo dục theo từng khối lớp, từng bộ môn. C. KẾT LUẬN Tổ chuyên môn là lực lượng cốt cán, tin cậy của Hiệu trưởng, giúp Hiệu trưởng điều hành, quản lý những vấn đề chuyên môn trong phạm vị của tổ. Những điều quan trọng chủ yếu nhất là quản lý dạy, học tốt theo nội dung, phương pháp của chương trình và các quy chế chuyên môn, các nền nếp về phong cách giảng dạy cùng với các điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ cho dạy tốt, học tốt các môn học theo từng khối lớp. An Hòa Tây, ngày 25 tháng 2 năm 2010 NGƯỜI THỰC HIỆN HĐKH CƠ SỞ Trần Văn Cường - 13 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Điều lệ trường tiểu học: Được ban hành theo Quyết định số 51/2007/QĐ BGD ĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ giáo dục và Đào tạo. 2. Các văn bản pháp quy về giáo dục. - Quy chế trường đạt chuẩn quốc gia: Được ban hành theo Quyết định số 32/2005/QĐ BGD ĐT ngày 24 tháng 10 năm 2005 của Bộ giáo dục và đào tạo. - Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học: Được ban hành theo Quyết định số 14/2008/QĐ BGD ĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo. - Quy định kiểm định chất lượng: Được ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ BGD ĐT ngày 4 tháng 2 năm 2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo. - 14 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan