Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn ở các trường trung học...

Tài liệu Skkn nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn ở các trường trung học

.PDF
14
482
91

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 2015 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị Phòng Giáo dục trung học Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC D¹Y TèT - HäC TèT Người thực hiện: NGUYỄN QUỐC TUẤN Lĩnh vực nghiên cứu:  - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  - Lĩnh vực khác: .....................................................  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015 Nguyễn Quốc Tuấn - 1 / 14 - - S ở G i á o d ụ c và Đ à o t ạ o Đ ồ ng N ai - 2 0 1 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 2015 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN QUỐC TUẤN 2. Sinh ngày 10 tháng 10 năm 1961 3. Giới tính: Nam 4. Địa chỉ: Phòng Giáo dục trung học_ Sở GDĐT Đồng Nai. 5. Điện thoại: (CQ)/ 6. Fax: (NR); ĐTDĐ: 0919 082 210 E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Phó Trưởng phòng GDTrH _ Sở GDĐT 8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Theo dõi tham mưu hoạt động chuyên môn cấp THPT. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO 1. Trình độ chuyên môn: Cử nhân sinh học. 2. Năm nhận bằng : 1984 3. Chuyên ngành : Sư phạm – Sinh học III. Kinh nghiệm công tác: Số năm công tác 31 năm Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: - Giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng trường chuẩn quốc gia. - Một số kinh nghiệm trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi.  Nguyễn Quốc Tuấn - 2 / 14 - - S ở G i á o d ụ c và Đ à o t ạ o Đ ồ ng N ai - 2 0 1 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 2015 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Đồng Nai là địa phương có nhiều khu công nghiệp tập trung lớn, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Nguồn nhân lực, phần lớn là lực lượng lao động trẻ từ mọi miền của đất nước hội tụ về đây lập nghiệp, đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về các mặt kinh tế - xã hội, hệ thống cơ sở giáo dục gồm các cấp học, bậc học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề, ... đã liên tục được củng cố, phủ khắp địa bàn và phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, việc duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục bậc trung học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục Đồng Nai. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc trung học thì một trong những biện pháp tích cực có hiệu quả là xây dựng nề nếp sinh hoạt chuyên môn, truyền tải các kinh nghiệm, giải pháp giảng dạy của giáo viên ở từng đơn vị để áp dụng đại trà cho đội ngũ giáo viên trong toàn tỉnh. Làm thế nào để có thể phát huy được những kinh nghiệm quý báu của đội ngũ thầy cô giáo về phương pháp dạy các nội dung, bài khó; tính sáng tạo trong tổ chức hoạt động dạy học..... ở từng trường học có số lượng giáo viên bộ môn, số lớp học hạn chế? Làm thế nào để sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên có thể được triển khai rộng rãi trong toàn ngành? Đó là những câu hỏi mà người quản lí chuyên môn cần tìm cách trả lời. Với vai trò là thành viên phụ trách Hội đồng bộ môn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai, từ năm 2003 tôi được sự phân công của Lãnh đạo đã cùng với phòng GDTrH tham mưu với Lãnh đạo Sở GD&ĐT trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động của HĐBM ở các trường trung học trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dạy học ở cấp trung học. Tuy nhiên, hoạt động của hội đồng bộ môn còn gặp nhiều khó khăn. Phải kể đến các lý do sau đây: - Thứ nhất, HĐBM thành lập để thực hiện những vấn đề chuyên môn, nhiệm vụ chủ yếu là tư vấn cho các đơn vị giáo dục thực hiện tốt công tác chuyên môn nên chưa có quy chế rõ ràng. - Thứ hai, các thành viên trong HĐBM làm kiêm nhiệm nhiều công tác nên việc tập trung sinh hoạt tổ chuyên môn, để thẩm định, thống nhất đánh giá các chuyên đề, các đề kiểm tra… gặp nhiều khó khăn. Thời gian dành cho hoạt động của HĐBM còn hạn chế. - Thứ ba, chế độ kinh phí chưa đáp ứng được với những thành quả lao động do giáo viên đầu tư cho chuyên môn. - Thứ tư, đến năm 2010 Bộ GD&ĐT cũng chính thức thành lập tổ chức Hội đồng bộ môn cấp Bộ với nhiệm vụ chính là "một tổ chức của Bộ GDĐT có chức năng tư vấn về chuyên môn thuộc lĩnh vực giáo dục phổ thông". Nguyễn Quốc Tuấn - 3 / 14 - - S ở G i á o d ụ c và Đ à o t ạ o Đ ồ ng N ai - 2 0 1 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 2015 Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, bản thân tôi đã nghiên cứu tham mưu lãnh đạo Sở chỉ đạo để từng bước đưa công tác sinh hoạt chuyên môn của Đồng Nai đi vào nề nếp và có chất lượng ngày càng tốt hơn. Sau đây, tôi xin phép được trình bày “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn ở các trường trung học". II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động được thực hiện thường xuyên theo định kỳ nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp thông qua dự giờ và phân tích bài học. Như vậy, hoạt động chuyên môn không chỉ là sử lí những công việc hành chính sự vụ mà còn phải: * Xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ và quản lý việc thực hiện chương trình của giáo viên. * Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. * Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. * Tham gia kiểm tra, đánh giá trình độ tay nghề và nghiệp vụ của giáo viên. * Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. * Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, bồi dưỡng, phụ đạo cho học sinh. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn được quy định tại Điều 16 (Điều lệ trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007) và Điều 2 (Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên ban hành theo quyết định số 82/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008) của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Tổ chuyên môn tổ chức họp 2 lần/tháng vào ngày đầu tháng và giữa tháng; tuy nhiên thời gian sinh hoạt không nhiều, không thường xuyên; nội dung sinh hoạt nghèo làn, đơn điệu, thiên về hành chính, sự vụ, sự việc; - Nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ trưởng đánh giá tình hình 2 tuần qua, đưa ra kế hoạch cho 2 tuần tới và thông báo một số văn bản (nếu có), các thành viên ý kiến. Việc các thành viên ý kiến cũng chỉ xoay quanh việc đánh giá của tổ trưởng và kế hoạch của tổ trưởng, rất ít khi đề cập đến những vướng mắc về nội dung, chương trình, phương pháp hay công tác chủ nhiệm trong quá trình giảng dạy của bản thân. Hầu hết các biên bản ghi lại nội dung họp tổ chuyên môn là nhắc lại các yêu cầu của nhà trường đã được triển khai tại phiên họp hội đồng hoặc là nhận xét, đánh giá tiết dạy thao giảng theo yêu cầu thi giáo viên dạy giỏi cấp tổ/nhóm. - Sự chuẩn bị của từng giáo viên trước khi tham gia sinh hoạt hầu như không có do tới buổi sinh hoạt mới biết nội dung sinh hoạt do tổ trưởng nêu ra nên không có đầu tư suy nghĩ thấu đáo các nội dung cuộc họp; ý thức tham gia xây dựng các nội dung sinh hoạt chuyên môn không cao. Nguyễn Quốc Tuấn - 4 / 14 - - S ở G i á o d ụ c và Đ à o t ạ o Đ ồ ng N ai - 2 0 1 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 2015 - Thời gian sinh hoạt chuyên môn thường cuối các buổi họp hội đồng triển khai công tác của nhà trường hoặc cuối buổi học nên đa số giáo viên có tâm lí chung muốn sinh hoạt ngắn gọn để về nhà giải quyết chuyện gia đình nên ít chú tâm vào việc đóng góp ý kiến. - Nhiều trường do số lượng giáo viên bộ môn ít nên thường sinh hoạt ghép các môn khác nhau, do đó tổ trưởng còn hạn chế về chuyên môn riêng từng môn. - Nhiều môn học có giáo viên ít nên gặp nhiều khó khăn trong trao đổi học tập chuyên môn lẫn nhau. - Tổ trưởng chuyên môn được bố trí theo năm học dựa trên quyết định của Hiệu trưởng, nên hầu hết không qua đào tạo nghiệp vụ quản lí tổ chuyên môn. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm là tìm ra, vận dụng một số biện pháp để quản lý, chỉ đạo các đơn vị trường THPT, các phòng GDĐT tích cực thực hiện công tác tổ chức, xây dựng kế hoạch hoạt động của Hội đồng bộ môn tại các đơn vị nhằm duy trì, phát triển phong trào ngày càng rộng lớn và đi sâu vào chất lượng giảng dạy, giúp người giáo viên có cơ hội thật sự tiến bộ về mọi mặt chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời, giúp các đơn vị nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung thông qua hoạt động chuyên môn, cải thiện môi trường, cách thức sinh hoạt chuyên môn, quản lí chuyên môn của các đơn vị. Từ đó, nâng cao hiệu quả giáo dục trên địa bàn. 3. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Hội đồng bộ môn cấp tỉnh được hình thành từ năm 2003 xuất phát trước nhu cầu đòi hỏi phải có tổ chức thực hiện giải quyết các công việc chuyên môn mà có thể thu hút được giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, cũng như dạy mẫu các nội dung khó, bài dạy có vấn đề mà đội ngũ giáo viên còn nhiều ý kiến khác nhau trong giảng dạy ở đơn vị tại các cơ sở trường trung học… Đồng thời, giúp Giám đốc nắm bắt kịp thời và chỉ đạo sâu sát các hoạt động chuyên môn, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng giáo trung học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, căn cứ trên đề xuất của phòng giáo dục trung học mà người đứng đầu là thầy Trần Thanh Thiên trưởng phòng GDTrH, Ban Giám đốc Sở GDĐT đã quyết định thành lập Hội đồng bộ môn cấp tỉnh. Đây là tổ chức tập hợp đội ngũ thầy cô giáo có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác chuyên môn, tâm huyết với ngành giáo dục, tạo điều kiện cho thầy cô giáo được thể hiện, trao đổi, học hỏi lẫn nhau về chuyên môn, nghiệp vụ… a) Về cơ cấu tổ chức Hội đồng bộ môn: - Thành viên HĐBM là những giáo viên giỏi, có uy tín tại các đơn vị trường học. Mỗi tổ bộ môn đều có các giáo viên giỏi đại diện cho các trường THCS của 11 phòng GD&ĐT, hoặc các trường THPT. - Hội đồng bộ môn được thành lập theo nhiệm kì 02 năm/nhiệm kì. Hằng năm HĐBM được củng cố bổ sung thành phần để bảo đảm có đội ngũ giáo viên ở các bộ môn đại diện đủ các vùng miền. Nguyễn Quốc Tuấn - 5 / 14 - - S ở G i á o d ụ c và Đ à o t ạ o Đ ồ ng N ai - 2 0 1 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 2015 - HĐBM được lập theo môn hình cấp học: THPT và THCS; mỗi cấp học có các tổ bộ môn do 01 chuyên viên Sở làm chủ nhiệm HĐBM. Mỗi tổ bộ môn có thể có từ 8-12 thành viên. Riêng cấp THCS, do có sự quản lí của phòng GD&ĐT, do đó Sở có chỉ đạo các phòng GD&ĐT thành lập HĐBM cấp huyện để có thể triển khai chi tiết các hoạt động của HĐBM cấp tỉnh. b) Việc xây dựng kế hoạch hoạt động của HĐBM: - Kế hoạch hoạt động được xây dựng theo nhiệm kì. Hằng năm đều có kế hoạch cụ thể chi tiết phù hợp với nhiệm vụ năm học. - Căn cứ trên Kế hoạch HĐBM cấp tỉnh các tổ bộ môn sẽ xây dựng Kế hoạch của tổ bộ môn theo nhiệm kì và theo năm học. c) Về nề nếp sinh hoạt: - HĐBM sinh hoạt định kì 03 lần/năm học. - Ngoài ra HĐBM có có thể họp theo yêu cầu của công việc như thẩm định các chuyên đề bộ môn, đề thi… d) Nhiệm vụ chính của HĐBM là: - Tổ chức tư vấn về chuyên môn, đóng góp ý kiến, phát hiện đề xuất và kiến nghị với Lãnh đạo Sở GDĐT về các vấn đề liên quan đến nội dung, kế hoạch và phương pháp giảng dạy và giáo dục trung học. - Tham vấn cho Ban giám đốc Sở về các hoạt động chuyên môn của từng bộ môn, tình hình thực hiện thay sách, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị và dụng cụ thí nghiệm thực hành, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, . . . - Các thành viên của HĐBM bậc học THCS tham vấn cho phòng Giáo dục đào tạo và trường THPT về các hoạt động chuyên môn trong đơn vị. - Tổ chức nghiên cứu và thực hiện các chuyên đề dạy học bộ môn. Các thành viên của tổ bộ môn thường xuyên nghiên cứu các nội dung mới, nội dung khó trong chương trình dạy học; đồng thời đề xuất cách dạy, cách giải quyết vấn đề có hiệu quả nhất. - Trong nhiệm kỳ, mỗi bộ môn của một bậc học tổ chức thực hiện ít nhất hai (02) chuyên đề kèm theo tiết dạy minh họa. - Tổ chức tập hợp các đề kiểm tra một tiết, đề thi học kỳ của các trường THCS và THPT, sau đó tiến hành thẩm định từ đó có tư liệu để đánh giá thực trạng giảng dạy và học tập, cách kiểm tra đánh giá chất lượng các bộ môn bậc THCS và THPT, trên cơ sở đó tham vấn cho các cấp quản lý giáo dục về hiệu quả công tác đào tạo của các đơn vị. - Tham vấn, tổ chức hội giảng cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh; góp ý xây dựng cách đánh giá đề tài sáng kiến kinh nghiệm phù hợp đặc trưng của từng bộ môn. Nguyễn Quốc Tuấn - 6 / 14 - - S ở G i á o d ụ c và Đ à o t ạ o Đ ồ ng N ai - 2 0 1 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 2015 - Theo dõi tình hình giảng dạy và học tập của từng bộ môn trong phạm vi trường, huyện được phân công. Dự giờ khảo sát chất lượng học sinh học bộ môn, nắm được những khó khăn bất cập về chất lượng giảng dạy và sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học... - Tham gia công tác thanh kiểm tra của Phòng GDĐT, Sở GDĐT, Thanh tra đối với giáo dục phổ thông. e) Quá trình hình thành: Từ khi thành lập đến nay, HĐBM đã hình thành và hoạt động qua 12 năm với 6 nhiệm kì: + Nhiệm kì 2003 – 2005: Hội đồng bộ môn có 70 thành viên và phân thành 2 cấp THCS và THPT theo quyết định số 630/QĐ-SGD&ĐT ngày 08 tháng 10 năm 2003 của Giám đốc Sở GDĐT Đồng Nai. Do thầy Đỗ Hữu Tài, Phó Giám đốc Sở là Chủ tịch HĐBM cấp tỉnh. Cấp THCS cơ sở có 10 tổ bộ môn(Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD). Cấp THPT có 10 tổ bộ môn(Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD). + Nhiệm kỳ 2005 – 2007: Hội đồng bộ môn có 223 thành viên và phân thành 2 cấp THCS và THPT theo quyết định số 540/QĐ-SGD&ĐT ngày 02 tháng 10 năm 2005 của Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Nai. Do thầy Huỳnh Văn Ba phó giám đốc Sở là chủ tịch HĐBM cấp tỉnh. Cấp THCS cơ sở có 12 tổ bộ môn(Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Thể dục, Tin học, Thiết bị dạy học). Cấp THPT có 13 tổ bộ môn(Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Thể dục, Tin học, Thiết bị dạy học, QPAN). + Nhiệm kỳ 2009 – 20011: Hội đồng bộ môn cấp tỉnh được chia thành 2 cấp THCS và THPT: * Hội đồng bộ môn cấp THCS có 123 thành viên (theo quyết định 996/QĐSGDĐT ngày 07/10/2009 của Giám đốc Sở GDĐT). Do thầy Nguyễn Thiệp phó giám đốc Sở là chủ tịch HĐBM cấp tỉnh. Cấp THCS cơ sở có 10 tổ bộ môn(Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Sử- Địa, GDCD, Thể dục, NGLL). * Hội đồng bộ môn cấp THPT có 92 thành viên (theo quyết định 995/QĐSGDĐT ngày 07/10/2009 của Giám đốc Sở GDĐT). Do thầy Nguyễn Thiệp phó giám đốc Sở là chủ tịch HĐBM cấp tỉnh. Cấp THPT có 13 tổ bộ môn(Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Thể dục, Tin học, GDNGLL, QPAN). + Nhiệm kỳ 2011 – 20013: Hội đồng bộ môn cấp tỉnh được chia thành 2 cấp THCS và THPT. Nguyễn Quốc Tuấn - 7 / 14 - - S ở G i á o d ụ c và Đ à o t ạ o Đ ồ ng N ai - 2 0 1 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 2015 * Hội đồng bộ môn cấp THCS có 151 thành viên (theo 844/QĐ-SGD&ĐT ngày 07/10/2009 của Giám đốc Sở GDĐT). Do thầy Nguyễn Thiệp phó giám đốc Sở là chủ tịch HĐBM cấp tỉnh. Cấp THCS cơ sở có 13 tổ bộ môn(Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ). * Hội đồng bộ môn cấp THPT có 97 thành viên (theo quyết định 828/QĐSGDĐT ngày 17/10/2011 của Giám đốc Sở GDĐT). Do thầy Nguyễn Thiệp phó giám đốc Sở là chủ tịch HĐBM cấp tỉnh. Cấp THPT có 13 tổ bộ môn(Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Thể dục, Tin học, GDNGLL, QPAN). + Nhiệm kì 2013 – 2015: * Hội đồng bộ môn cấp THCS có 165 thành viên (theo quyết định 823/QĐSGDĐT ngày 01/10/2013 của Giám đốc Sở GDĐT). Do thầy Nguyễn Thiệp phó giám đốc Sở là chủ tịch HĐBM cấp tỉnh. Cấp THCS cơ sở có 13 tổ bộ môn(Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ). * Hội đồng bộ môn cấp THPT có 98 thành viên thuộc 12 tổ bộ môn (theo quyết định 826/QĐ-SGDĐT ngày 02/10/2013 của Giám đốc Sở GDĐT). Do thầy Nguyễn Thiệp phó giám đốc Sở là chủ tịch HĐBM cấp tỉnh. Nhìn chung, các tổ bộ môn trong 12 năm qua được thành lập theo nhu cầu thực tế đòi hỏi ở từng năm. f) Kết quả hoạt động của HĐBM qua các nhiệm kì: * Kết quả chung: + HĐBM đã tham vấn có hiệu quả cho các cấp quản lý giáo dục về hoạt động chuyên môn ở đơn vị, đặc biệt hoạt động đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị và dụng cụ thí nghiệm thực hành, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy… + HĐBM là đội ngũ nòng cốt trong công tác biên soạn phân phối chương trình các môn học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT phù hợp với thực tế giảng dạy ở địa phương. + Các thành viên của HĐBM đã tích cực tham gia trực tiếp vào hoạt động thanh tra, kiểm tra của nhà trường, của Sở. Qua công tác thanh kiểm tra, các thành viên đã giúp cho công tác quản lý chuyên môn của nhà trường đi vào nề nếp, giúp cho đội ngũ giáo viên nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. + Qua thanh kiểm tra các thành viên thuộc HĐBM đã nắm được tình hình đổi mới chương trình sách giáo khoa cấp THCS và THPT, trong chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng và Nhà nước, là lực lượng nòng cốt trong việc bồi dưỡng, tập huấn thay sách, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá… Nguyễn Quốc Tuấn - 8 / 14 - - S ở G i á o d ụ c và Đ à o t ạ o Đ ồ ng N ai - 2 0 1 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 2015 + Các thành viên của HĐBM là lực lượng nòng cốt của phong trào chuyên môn ở các đơn vị cơ sở. Tham gia trực tiếp mở các chuyên đề nâng cao chất lượng giảng dạy ở cấp trường, cấp Sở; các chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, thực hành thí nghiệm, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. + Trực tiếp làm đồ dùng dạy học, kiểm tra, tư vấn về công tác chuyên môn trong nhà trường. Tham gia dự giờ rút kinh nghiệm, theo dõi tình hình giảng dạy và học bộ môn trong đơn vị. + HĐBM đã tổ chức xây dựng ngân hàng đề kiểm tra một tiết, kiểm tra học kỳ, giúp cho đội ngũ giáo viên có tài liệu tham khảo, nâng cao chất lượng trong công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập. + Tham gia ra đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh; tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp. + Tham gia Ban chấm thi tuyển chọn giáo viên cho trường trung học khi có nhu cầu tuyển giáo viên. + Các thành viên của HĐBM đã tích cực tham gia Hội đồng giám khảo kỳ hội giảng các cấp. Trọng nhiệm kỳ vừa qua, hầu hết các thành viên HĐBM tham gia làm giám khảo các kỳ hội giảng cấp tỉnh (bậc THCS và THPT) đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, năng lực chuyên môn vững vàng trong việc đánh giá tiết dạy, sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên tham gia hội giảng cấp tỉnh. * Nhiệm kì 2003 – 2005: - HĐBM đã tổ chức 3 lần hội nghị theo đúng quy định, tất cả các bộ môn Tóan, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử , Địa, Anh văn, GDCD, Thể dục, Tin học… - Các thành viên thuộc HĐBM qua dự giờ, thanh kiểm tra đã nắm được tình hình thay sách các lớp 6,7,8 bậc THCS, và lớp 10,11 chương trình thí điểm phân ban THPT trong chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng và Nhà nước, là lực lượng lòng cốt trong việc thay sách, đổi mới phương pháp giảng dạy… - Các tổ bộ môn đã thực hiện ra 954 đề kiểm tra thuộc các bộ môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử , Địa, Văn, Anh văn và được 16 chuyên đề bộ môn, 20 tiết dạy minh họa, với hơn lượt 2200 giáo viên tham dự. * Nhiệm kì 2005 – 2007: - Qua việc dự giờ, thanh kiểm tra các thành viên thuộc HĐBM đã nắm được tình hình thay sách các lớp của bậc THCS, và lớp 10,11,12 chương trình thí điểm phân ban THPT trong chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng và Nhà nước, là lực lượng nòng cốt trong việc thay sách, đổi mới phương pháp giảng dạy… - Trong nhiệm kỳ, các tổ bộ môn đã thực hiện ra 954 đề kiểm tra thuộc các bộ môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử , Địa, Văn, Anh văn và được 16 chuyên đề bộ môn, 20 tiết dạy minh họa, với hơn 2200 lượt giáo viên tham dự. Nguyễn Quốc Tuấn - 9 / 14 - - S ở G i á o d ụ c và Đ à o t ạ o Đ ồ ng N ai - 2 0 1 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 2015 - Các chuyên đề đã được các tổ bộ môn đầu tư khá công phu, đạt chất lượng khá tốt và được các giáo viên tham dự đánh giá cao. Các chuyên đề đã đi sâu vào những vấn đề cần tập trung giải quyết của bộ môn, các vấn đề khó đối với giáo viên trong giảng dạy. Các chuyên đề đã thực hiện mang tính chất hội thảo, rút ra kết lụận, hoặc vấn đề mở để các giáo viên cùng tiếp tục nghiên cứu, thảo luận. * Nhiệm kì 2007 – 2009: - Các tổ bộ môn đã tổ chức nghiên cứu, báo cáo 18 chuyên đề và 11 tiết dạy minh họa, thuộc các bộ môn Toán, Vật Lý, Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lí, Giáo dục công dân với hơn 2.000 lượt giáo viên tham dự. - Các chuyên đề đã được các tổ bộ môn đầu tư khá công phu, đạt chất lượng khá tốt và được các giáo viên tham dự đánh giá cao. Các chuyên đề đi sâu vào những vấn đề cần tập trung giải quyết của bộ môn, các vấn đề khó đối với giáo viên trong giảng dạy, cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong kiểm tra đánh giá… Nhiều chuyên đề thực hiện mang tính chất hội thảo, rút ra kết luận, hoặc vấn đề mở để các giáo viên cùng tiếp tục nghiên cứu, thảo luận. - Các tổ HĐBM thực hiện tốt các chuyên đề gồm các môn Toán; Lý; Hóa; Anh văn; Lịch Sử, Ngữ văn. - Các đơn vị đã đóng góp tích cực vào việc tổ chức, phục vụ cho các chuyên đề: Trường THPT Ngô Quyền ; THPT Nguyễn Trãi; THPT Trấn Biên, THPT Lương Thế Vinh; THPT Lê Hồng Phong, THPT Kiện Tân, THPT Long Khánh, THCS Hùng Vương – Biên Hòa, THCS Võ Trường Toản – Vĩnh Cửu, … - Hội đồng bộ môn đã giúp Sở tổ chức thành công Hội giảng giáo viên giỏi cấp tỉnh năm học 2007-2008 và 2008-2009. Các thành viên của HĐBM là thành viên Hội đồng giám khảo, tham gia làm giám khảo các kỳ hội giảng cấp tỉnh, đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, năng lực chuyên môn vững vàng trong việc đánh giá tiết dạy, sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên tham gia hội giảng cấp tỉnh. - Thành viên hội đồng bộ môn là báo cáo viên trong công tác bồi dưỡng giáo viên thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa. * Nhiệm kì 2009 - 2011. + Các tổ bộ môn đã tổ chức nghiên cứu, báo cáo 36 chuyên đề và 17 tiết dạy minh họa, thuộc các bộ môn Toán, Vật Lý, Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lí, Giáo dục công dân với hơn 2535 lượt giáo viên tham dự. Các chuyên đề đã được các tổ bộ môn đầu tư công phu, đạt chất lượng tốt và được các giáo viên tham dự đánh giá cao. Các chuyên đề đi sâu vào những vấn đề cần tập trung giải quyết của bộ môn, các vấn đề khó đối với giáo viên trong giảng dạy, cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong kiểm tra đánh giá, thực hành thí nghiệm, … Nhiều chuyên đề thực hiện mang tính chất hội thảo, rút ra kết luận, hoặc vấn đề mở để các giáo viên cùng tiếp tục nghiên cứu, thảo luận. + Các tổ HĐBM thực hiện tốt các chuyên đề gồm các môn Toán; Lý; Hóa; Anh văn; Lịch Sử, Ngữ văn. Nguyễn Quốc Tuấn - 10 /14 - - S ở G i á o d ụ c và Đ à o t ạ o Đ ồ ng N ai - 2 0 1 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 2015 + Các đơn vị đã đóng góp tích cực vào việc tổ chức, phục vụ cho các chuyên đề : Trường THPT Ngô Quyền ; THPT Nguyễn Trãi; THPT Trấn Biên, THPT Lương Thế Vinh; THPT Lê Hồng Phong, THPT Kiệm Tân, THPT Long Khánh, THCS Hùng Vương – Biên Hòa, THCS Hùng Vương – Trảng Bom,… + Tham gia xây dựng đĩa hình tiết dạy minh họa về đổi mới phương pháp dạy học cho các trường THPT ở các môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD, Vật lý, Hóa học, Sinh học theo yêu cầu của Bộ GDĐT. Các chuyên đề này đã được tổ chức học tập rộng rãi ở tất cả các tỉnh thành trong toàn quốc. * Nhiệm kì 2011 - 2013. + Các tổ bộ môn đã tổ chức nghiên cứu, báo cáo 51 chuyên đề và 24 tiết dạy minh họa, thuộc các bộ môn Toán, Vật Lý, Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Giáo dục Quốc phòng – An ninh … với hơn 3100 lượt giáo viên tham dự. Các chuyên đề đã được các tổ bộ môn đầu tư công phu, đạt chất lượng tốt và được các giáo viên tham dự đánh giá cao. Các chuyên đề đi sâu vào những vấn đề cần tập trung giải quyết của bộ môn, các vấn đề khó đối với giáo viên trong giảng dạy, cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong kiểm tra đánh giá… Nhiều chuyên đề thực hiện mang tính chất hội thảo, rút ra kết luận, hoặc vấn đề mở để các giáo viên cùng tiếp tục nghiên cứu, thảo luận. + Các tổ HĐBM thực hiện tốt các chuyên đề gồm các môn Toán; Lý; Hóa; Sinh; Lịch Sử, Địa lý, Ngữ văn, GDCD, Quốc phòng – An ninh… + Các đơn vị đã đóng góp tích cực vào việc tổ chức, phục vụ cho các chuyên đề: Trường THCS-THPT Lê Quý Đôn – Biên Hòa; THPT Nguyễn Trãi; THPT Long Khánh; THPT Long Thành; THPT Trần Phú; THCS Hùng Vương, THCS Tam Hiệp – Biên Hòa; THCS Lê Thánh Tông – Xuân Lộc, … Sau 12 năm kiên trì thực hiện xây dựng, củng cố và được tích lũy kinh nghiệm,cải tiến thường xuyên. Đến nay HĐBM được đánh giá phát triển ngày càng sâu rộng và có hiệu quả, được duy trì đều đặn và bền vững, thực sự là tổ chức giúp cho người quản lí kịp thời nắm bắt bắt kịp thời và chỉ đạo sâu sát các hoạt động chuyên môn; đội ngũ giáo viên có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng đổi mới hoạt động chuyên môn, nhân rộng phương pháp dạy học hiệu quả hướng tới người học. III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Để thực hiện một chủ trương nào đó nói chung, người quản lí bao giờ cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện ý đồ mà mình muốn đạt tới. Trong trường hợp cụ thể này là xây dựng tổ chức HĐBM của Sở Giáo dục và Đào tạo phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể giúp các đơn vị có cơ sở pháp lý xây dựng kế hoạch; Sở phải nghiên cứu đặc điểm tình hình ở các cơ sở để có sự giúp đỡ kịp thời như tạo điều kiện giúp cho giáo viên vừa có thể hoàn thành nhiệm vụ với khối lượng công việc của một giáo viên bình thường, vừa phải thêm nhiệm vụ nghiên cứu truyền tải kinh nghiệm của bản thân để các đồng nghiệp có thể trao đổi Nguyễn Quốc Tuấn - 11 /14 - - S ở G i á o d ụ c và Đ à o t ạ o Đ ồ ng N ai - 2 0 1 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 2015 học hỏi lẫn nhau; hướng dẫn cơ cở tranh thủ mọi nguồn lực có thể huy động được để động viên giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn. - Tạo môi trường thi đua lành mạnh làm động lực cho các giáo viên cùng phấn đấu thông qua các phong trào hội giảng, tổ chức các cuộc thi… - Tranh thủ các mối quan hệ để tìm nguồn hỗ trợ kinh phí xây dựng phong trào; động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có công, có thành tích trong các hoạt động chuyên môn của ngành. IV. KIẾN NGHỊ - HĐBM thành lập để thực hiện những vấn đề chuyên môn, nhiệm vụ chủ yếu là tư vấn cho các đơn vị giáo dục thực hiện tốt công tác chuyên môn nên chưa có quy chế rõ ràng. Do vậy, cần xây dựng quy chế hoạt động cho Hội đồng bộ môn. - Các thành viên trong HĐBM làm kiêm nhiệm nhiều công tác nên việc tập trung sinh hoạt tổ chuyên môn, để thẩm định, thống nhất đánh giá các chuyên đề, các đề kiểm tra… gặp nhiều khó khăn. Thời gian dành cho hoạt động của HĐBM còn hạn chế. Do vậy, cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa về thời gian và giảm đầu việc cho thành viên HĐBM cấp tỉnh. - Có chế độ kinh phí hỗ trợ các thành viên HĐBM cấp tỉnh nhằm đáp ứng được một phần nào đó với những thành quả lao động do giáo viên đầu tư cho chuyên môn. V. KẾT LUẬN Các biện pháp nêu trên được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động chuyên môn trong các năm qua đã góp phần nhất định giúp nâng cao chất lượng giáo dục trong các đơn vị trường trung học tỉnh Đồng Nai. Sau 6 nhiệm kỳ với 12 năm hoạt động, với tinh thần và ý thức trách nhiệm cao, vừa làm vừa học hỏi, các thành viên HĐBM cấp tỉnh đã tích cực thúc đẩy các hoạt động chuyên môn của ngành ngày càng chất lượng, góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. HĐBM đã góp phần quan trọng giúp cho giáo viên trong việc sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị và dụng cụ thí nghiệm thực hành, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn của các cấp quản lý giáo dục… VI. Tài liệu tham khảo 1. Thông tin trên Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo http://www.edu.net. 2. Tham luận của các cá nhân, đơn vị về hoạt động của Hội đồng bộ môn... đăng tải trên internet. 3. Các văn bản hướng dẫn, các Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác sinh hoạt chuyên môn. 4. Các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai về việc tổ chức Hội đồng bộ môn. Nguyễn Quốc Tuấn - 12 /14 - - S ở G i á o d ụ c và Đ à o t ạ o Đ ồ ng N ai - 2 0 1 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 2015 5. Các báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động hội đồng bộ môn cấp tỉnh của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai từ năm học 2003-2013. NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Quốc Tuấn Nguyễn Quốc Tuấn - 13 /14 - - S ở G i á o d ụ c và Đ à o t ạ o Đ ồ ng N ai - 2 0 1 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 2015 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Phòng Giáo dục trung học. ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Đồng Nai, ngày 27 tháng 5 năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014 - 2015 ––––––––––––––––– GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG Tên sáng kiến kinh nghiệm: CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC Họ và tên tác giả: Nguyễn Quốc Tuấn. Chức vụ: Phó Trưởng phòng GDTrH. Đơn vị: Phòng Giáo dục trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo. Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................   - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  Tôi cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Nguyễn Quốc Tuấn Nguyễn Quốc Tuấn - 14 /14 - - S ở G i á o d ụ c và Đ à o t ạ o Đ ồ ng N ai - 2 0 1 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng