Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực hợp tác quốc tế của trung tâm khảo thí vn0...

Tài liệu Skkn nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực hợp tác quốc tế của trung tâm khảo thí vn033 tại sở giáo dục và đào tạo đồng nai.

.DOC
10
288
111

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Phòng Giáo dục thường xuyên Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG LĨNH VỰC HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA TRUNG TÂM KHẢO THÍ VN033 TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Người thực hiện: Sú Chếnh Phí Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .......................................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN Họ và tên: Sú Chếnh Phí Ngày tháng năm sinh: 04/7/1972 Nam, nữ: Nam Địa chỉ: Tân Thành, Thanh Bình, Trảng Bom, Đồng Nai. Điện thoại: 0613842467 (CQ); ĐTDĐ: 01225064789 Fax: E-mail: Chức vụ: Chuyên viên Nhiệm vụ được giao: - Phụ trách công tác ngoại ngữ. - Tổ chức thi, cấp chứng chỉ quốc gia và tổ chức thi chứng chỉ quốc tế . - Tham mưu công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động giảng dạy tiếng Trung. - Dự thảo các văn bản chỉ đạo báo cáo thuộc các lĩnh vực được phân công. - Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2010 - Chuyên ngành đào tạo: Đại học sư phạm TiếngTrung III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Phụ trách công tác ngoại ngữ, tổ chức thi chứng chỉ quốc gia, chứng chỉ quốc tế. - Số năm có kinh nghiệm: 4 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 2 năm gần đây: 1) Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Trung. 2) Kinh nghiệm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiếng Trung đạt chuẩn tiếng Trung quốc tế (HSK). NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG LĨNH VỰC HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA TRUNG TÂM KHẢO THÍ VN033 TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xu thế hội nhập của Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới, hơn bao giờ hết ngoại ngữ mà trong đó Tiếng Anh là chủ yếu được xem như một công cụ thiết yếu, góp phần quan trọng cho sự thành công của việc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Với cơ cấu kinh tế trong đó công nghiệp chiếm gần 60%, trong nhiều năm qua Đồng Nai luôn nằm trong TOP các tỉnh phát triển đứng đầu cả nước, dẫn đầu về phát triển các khu công nghiệp với 30 khu công nghiệp đang hoạt động, mấy năm trở lại đây, Đồng Nai luôn là một trong những tỉnh đi đầu trong thu hút FDI. Tính đến nay, đã có gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Đồng Nai. Song song với sự phát triển về kinh tế, nhu cầu học ngoại ngữ tại Đồng Nai không ngừng tăng cao. Thống kê gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy số lượng các trung tâm, cơ sở dạy ngoại ngữ tại Đồng Nai, với khoảng 140 đơn vị, thu hút gần 40.000 lượt học viên mỗi năm, đang đứng thứ ba trong cả nưóc chỉ sau thủ đô Hà Nội và thành phố lớn nhất Viêt Nam – thành phố Hồ Chí Minh. Để có thể hỗ trợ cho người học Tiếng Anh tại Đồng Nai trong việc tiếp cận với trình độ tiếng Anh trong khu vực và thế giới, đồng thời góp phần nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh tại địa phương và đặc biệt khi hệ thống đánh giá trình độ Tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam được thể hiện qua chứng chỉ ngoại ngữ quốc gia gồm ba cấp độ A,B,C chưa tương thức với khung trình độ ngoại ngữ chung trên thế giới, việc phổ biển rộng rãi và tăng cường dạy và học Tiếng Anh theo chuẩn quốc tế tại Đồng Nai là một việc cần làm ngay. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Hội nhập toàn diện với các nước trong khu vực và thế giới để nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã và đang là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta kể từ những năm 90 của thế ký trước. Tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế để phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa được thể hiện rõ trong ‘chính sách mở cửa’ của Nhà nước ta. Thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 đã chứng kiến nhiều đoàn xúc tiến thương mại và kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng đến với các nước trên nhiều châu lục. Chính những chính sách và hoạt động nói trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên nhiều lĩnh vực mà trong đó lĩnh vực giáo dục và đào tạo với sự ra đời của việc liên kết đào tạo giữa các đối tác của Việt Nam với các trường đại học của Mỹ, Anh, Úc, vân vân đã tạo nên một luồng gió mới thúc đẩy du học và du học tại chỗ đồng thời hỗ trợ cho sinh viên và học sinh Việt Nam tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế trong nhiều lĩnh vực. - Cambridge ENGLISH là một bộ phận của Đại học Cambridge, Vương quốc Anh, một trong hai trường đại học lâu đời và danh giá nhất của nước Anh. Tính đến năm 2008, Cambridge ENGLISH đã có 150 năm kinh nghiệm trong công tác khảo thí trên phạm vi thế giới mà hiện tại hàng năm thu hút khoảng 3 triệu thí sinh của 130 quốc gia với hơn 1.000 trung tâm khảo thí được ủy nhiệm trên toàn cầu. Tại Việt Nam, từ năm 1995 Cambridge ENGLISH đã ký thoả thuận hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, được phép triển khai các kỳ thi cấp chứng chỉ Anh văn quốc tế ở nhiều cấp độ cho người học Tiếng Anh tại Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến năm 2005 đơn vị duy nhất triển khai công tác khảo thí nói trên vẫn là Hội đồng Anh, một tổ chức của Anh, với 2 văn phòng: một ở Hà Nội và một ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Năm 2005 Cambridge ENGLISH có cơ sở riêng cho Văn phòng đại diện của mình đặt tại số 63 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai và Hội đồng khảo thí Tiếng Anh thuộc Đại học Cambridge – Vương quốc Anh qua việc thành lập một trung tâm khảo thí được ủy nhiệm của Cambridge ENGLISH tại Đồng Nai do Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai trực tiếp quản lí và điều hành công việc. - Việc hợp tác nói trên nhằm hỗ trợ người học Tiếng Anh tại Đồng Nai tiếp cận chuẩn Tiếng Anh quốc tế qua hệ thống chứng chỉ Tiếng Anh do Cambridge ENGLISH cấp, đồng thời hỗ trợ các giáo viên Tiếng Anh tại địa phương nâng cao tay nghề, trao dồi nghiệp vụ sư phạm và kĩ năng ngôn ngữ theo chuẩn quốc tế. - Việc hợp tác giữa Đồng Nai DOET và Cambridge ENGLISH còn nhằm hỗ trợ triển khai Chương trình đào tạo năng khiếu Tiếng Anh của tỉnh (Chương trình 5), một trong sáu chương trình thuộc Đề án phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. - Trung tâm khảo thí được uỷ nhiệm của Cambridge ENGLISH tại Đồng Nai tổ chức các khoá thi cấp chứng chỉ Tiếng Anh bao gồm: + Các chứng chỉ cho thiếu nhi trong độ tuổi từ 7 đến 12 gồm 3 cấp dộ: Starters, Movers và Flyers. + Các chứng chỉ Tiếng Anh tổng quát; Key English Test (KET), Key English Test for School, Preliminary English Test (PET), Preliminary English Test for School, First Certificate English Test (FCE) + Chứng chỉ Năng lực Giảng dạy Tiếng Anh : Teaching Knowledge Test (TKT) * Về việc triển khai các khóa thi cấp chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tại Đồng Nai. - Bước 1: Tìm hiểu, gặp gỡ và trao đổi bước đầu với đối tác: làm việc với đại diện Cambridge ENGLISH tại Việt Nam. - Bước 2: Tham mưu lãnh đạo các cấp về nội dung hợp tác: + Tham mưu lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai. + Gởi văn bản xin chủ trương lên Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai và Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Bước 3: Tổ chức giới thiệu về chương trình, nội dung hợp tác với đại diện các trung tâm, cơ sở dạy Tiếng Anh trong tỉnh. Việc này được thực hiện kết hợp trong dịp Hội nghị tổng kết hoạt động của các đơn vị giảng dạy Tin học và Ngoại ngữ hàng năm. - Bước 4: Ký kết Bản ghi nhớ và thoả thuận hợp tác. Ngày 17.01.2008, sau gần một năm làm công tác tham mưu và được sự chấp thuận về mặt chủ trương của lãnh đạo các cấp, Đồng Nai DOET và Cambridge ENGLISH chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) và Thoả thuận hợp tác gồm 2 nội dung lớn: + Triển khai việc tổ chức thi các loại chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế Cambridge ENGLISH đã trình bày bên trên tại Đồng Nai. của + Cambridge ESOL hỗ trợ Đồng Nai DOET trong việc triển khai Chương trình 5: đào tạo học sinh năng khiếu Tiếng Anh của tỉnh. Trung tâm khảo thí được ủy nhiệm của Cambridge ENGLISH tại Đồng Nai có tên trung tâm là Dong Nai DOET, mã số trung tâm: VN033 và người điều hành (Centre Exams Manager) là ông Phạm Minh Đức, Trưởng phòng Giáo dục Thường xuyên- Sở Giáo dục và Đào tạo. - Bước 5: Giới thiệu chính thức về VN033 và kế hoạch triển khai các nội dung hợp tác tới các đơn vị dạy Tiếng Anh trong tỉnh, - Bước 6: Tiến hành đào tạo đội ngũ giám khảo môn Nói (Oral Examiner hay Speaking Examiner) và giám thị theo chuẩn của Cambridge ENGLISH: Để có thể triển khai một kỳ thi của Cambridge ENGLISH tại Đồng Nai ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, VN033 cần phải có một đội ngũ giám thị và giám khảo môn Nói được Cambridge ENGLISH tuyển chọn và đào tạo qua các bước. Đối với giám khảo môn Nói, việc tuyển chọn và đào tạo gồm: + Đồng Nai DOET ra thông báo tuyển giám khảo cho các ứng viên có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy Tiếng Anh. Ứng viên nộp đơn xin việc kèm lý lịch cho Cambridge ENGLISH tuyển chọn. + Các ứng viên qua vòng tuyển chọn dựa vào kinh nghiệm giảng dạy được trình bày trong lý lịch sẽ được mời phỏng vấn trực tiếp bởi các chuyên gia đào tạo của Cambridge ENGLISH. + Các ứng viên qua vòng phỏng vấn sẽ tham gia buổi tập huấn giới thiệu. + Tiếp tục với 08 giờ được huấn luyện. Các thầy cô đạt yêu cầu qua các phần thực hành chấm thử sẽ được Cambridge ENGLISH cấp mã số, chính thức công nhận là giám khảo môn Nói của Cambridge ENGLISH + Tập huấn cũng cố (Co-ordination) . Các giám khảo không qua tập huấn cũng cố, theo quy định một năm một lần, sẽ không được tiếp tục làm công việc chấm thi Nói. Đối với các giám thi: các thầy cô cũng phải qua một buổi tập huấn do Cambridge ENGLISH trực tiếp hướng dẫn. - Bước 7: Tập huấn công tác điều hành trung tâm bao gồm quy trình nhập dữ liệu thí sinh vào phần mềm của Cambridge ENGLISH, quy trình giao nhận đề thi và chuyển bài làm của thí sinh về Cambridge ENGLISH tại Anh quốc, vân vân. - Bước 8: Tổ chức các buổi tập huấn giới thiệu về khung trình độ chung Châu Âu, các loại chứng chỉ của Cambridge ENGLISH dựa theo khung trình độ Châu Âu, phương pháp giảng dạy và chuẩn bị thí sinh cho các kỳ thi của Cambridge ENGLISH. Ngoài Cambridge ENGLISH, Đồng Nai DOET còn phối hợp với Nhà xuất bản Đại học Cambridge (CUP) tổ chức giới thiệu giáo trình và các kỹ năng giảng dạy Tiếng Anh cho các đối tượng khác nhau cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh trong tỉnh. - Bước 9: Tổ chức các khóa thi. * Về việc hỗ trợ triển khai Chương trình đào tạo học sinh năng khiếu tại Đồng Nai. - Nội dung giảng dạy của các lớp Tiếng Anh năng khiếu được thiết kế theo khung trình độ châu Âu và cao hơn yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo một cấp độ so với học sinh các lớp phổ thông. - Cambridge ENGLISH hỗ trợ Đồng Nai DOET trong việc ra đề kiểm tra và chấm bài làm của học sinh sau khi kết thúc mỗi cấp độ. - Cambridge ENGLISH hỗ trợ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên các lớp nói trên. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Tính đền nay, việc hợp tác giữa Đồng Nai DOET và Cambridge ENGLISH đã bước sang năm thứ 7. Đánh giá chung, việc hợp tác này đã đạt được những kết quả tốt đẹp vượt hơn mong đợi. Việc triển khai hệ thống chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế của Đại học Cambridge tại Đồng Nai đã được các đơn vị giảng dạy Tiếng Anh, giáo viên, phụ huynh và người học tiếng Anh trong tỉnh đồng tình và hưởng ứng ngày càng cao thể hiện qua số lượng thí sinh đăng ký dự thi các loại hình chứng chỉ ngày càng nhiều hơn. Cụ thể: - Về sồ lượng trung tâm, cơ sở tham gia giảng dạy chương trình và được Cambridge ENGLISH cấp giấy chứng nhận là một trung tâm luyện thi của Cambridge: Năm Số đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 06 12 20 32 45 57 84 - Về số lượng thí sinh dự thi qua các năm: + Năm 2008: 720 thí sinh thi các loại chứng chỉ thiếu nhi (YLE), 23 thí sinh thi KET, PET, 15 giáo viên thi chứng chỉ TKT + Năm 2009: 1.200 thí sinh YLE, 120 thí sinh KET PET, 20 giáo viên thi TKT + Năm 2010: 1.752 thí sinh YLE, 270 thí sinh KET PET, 5 giáo viên thi TKT + 6 tháng đầu năm 2011: đã có gần 1000 thí sinh YLE, gần 150 thí sinh thi KET PET và 12 giáo viên thi TKT. + Năm 2012: Có 2970 thí sinh YLE, gần 300 thí sinh KET PET, 10 giáo viên thi TKT, 42 thi sinh thi FCE. + Năm 2013: có 3027 thí sinh YLE, 560 thí sinh KET PET, 12 thí sinh thi TKT, 72 thí sinh thi FCE. + Năm 2014: 3360 thí sinh YLE, 831 thí sinh KET PET, 13 thí sinh thi TKT, 52 thí sinh thi FCE. + 6 tháng Năm 2015: gần 1000 thí sinh YLE, gần 400 thí sinh KET PET, 18 thí sinh thi TKT, 37 thí sinh thi FCE. Một trong những tác động tích cực đến việc tăng số lượng thí sinh là mức thu lệ phí thi giảm nhiều so với trước năm 2008. Cụ thể YLE là 20USD thay vì 28USD. Các điểm tổ chức thi được đưa về các huyện thị xã trong tỉnh như Tân Phú, Long Khánh và tổ chức ở nhiều nơi trong thành phố Biên Hòa; nhờ đó, tiết kiệm được chi phí cho phụ huynh và thí sinh. - Về số lượng giám khảo môn Nói được Cambridge công nhận: + Năm 2008: tổng số 21 giám khảo, trong đó có 11 giám khảo đến cấp độ KET PET + Năm 2009: tăng thêm 4 giám khảo + Năm 2010: tăng thêm 5 giám khảo và có 4 giám khảo nâng lên cấp FCE. + Năm 2011: tăng thêm 4 giám khảo + Năm 2012: tăng thêm 5 giám khảo + Năm 2013: tăng thêm 6 giám khảo + Năm 2014: tăng thêm 8 giám khảo - Về việc tập huấn giáo viên: Tình đến nay đã phối hợp với Cambridge ENGLISH, CUP tổ chức hơn 20 đợt tập huấn về chương trình, giáo trình và kỹ năng giảng dạy cho 4000 lượt giáo viên trong toàn tỉnh. Trung bình mỗi năm có khoảng 3 đến 4 đợt tập huấn cho khoảng 300 đến 400 lượt giáo viên trong tỉnh. - Về việc hỗ trợ hoạt động kiểm tra của các lớp năng khiếu thuộc Chương trình 5: Cambridge ENGLISH đã hỗ trợ 02 đợt kiểm tra cho 150 lượt học sinh năng khiếu với 04 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. - Về chất lượng thí sinh: Đánh giá chung, thí sinh Đồng Nai có tỉ lệ đạt yêu cầu qua các khóa thi được Cambridge ENGLISH đánh giá ở mức bình quân là 70%, trong đó có 5% đến 7% thí sinh đạt điểm tuyệt đối. Đặc biệt trong năm 2010, nhân dịp tổ chức Cuộc thi hùng biện cho thí sinh ở cấp độ KET PET cho các tỉnh thành Trung và Nam bộ, Đồng Nai đã có 20 thí sinh thi KET PET được xếp vào TOP 100 thí sinh có số điểm cao nhất trong năm và 3 thí sinh vào TOP 10 thí sinh thi PET có điểm số cao nhất. Hiệu quả cao nhất của việc hợp tác giữa Đồng Nai DOET và Cambridge ENGLISH trong việc triển khai hệ thống chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tại Đồng Nai là cuối năm 2008 Đề án ngoại ngữ 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt qua Quyết định 1400. Theo đề án này, hệ thống đánh giá trình độ Tiếng Anh của người học Tiếng Anh tại Việt Nam sẽ dựa theo khung trình độ chung Châu Âu. Đề án cũng nêu rõ lộ trình cho học sinh phổ thông các cấp đạt được chứng chỉ Anh văn Cambridge như sau: + Tốt nghiệp tiểu học: đạt trình độ của chứng chỉ Movers (cấp độ A1) + Tốt nghiệp THCS: đạt trình độ của chứng chỉ KET (cấp độ A2) + Tốt nghiệp THPT: đạt trình độ của chứng chỉ PET (cấp độ B1) Hiện tại, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đang thực hiện kế hoạch triển khai Đế án ngoại ngữ 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, triển khai việc rà soát trình độ Tiếng Anh của giáo viên Tiếng Anh trong toàn tỉnh qua bài thi FCE và kĩ năng giảng dạy qua bài thi TKT. Sự có mặt của VN033 đã giúp Đồng Nai DOET tiếp cận trước một bước, so với đa số các tỉnh thành khác trong nước, với chuẩn đánh giá quốc tế và là một thuận lợi lớn cho Đồng Nai trong việc triển khai quyết định 1400 của Chính phủ. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Trung tâm khảo thí được ủy nhiệm của Cambridge ENGLISH tại Đồng Nai, VN033 đã thực hiện trong thực tế có hiệu quả nêu trên. Trong Hội nghị tổng kết năm học 2009-2010 Bộ GD-ĐT đã phân công Sở GD-ĐT Đồng Nai báo cảo chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lí về tin học và ngoại ngữ với đại biểu các tỉnh thành trong toàn quốc. Trên cơ sở những kết quả đạt được trong thời gian qua, tiếp tục phát huy, tạo điều kiện thuận lợi để các Trung tâm, cơ sở ngoại ngữ thực hiện tốt nhiệm vụ dạy ngoại ngữ . Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội và chú trọng công tác dạy và học ngoại ngữ góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - website: Cambridge ESOL.org và các tài liệu do Cambridge ESOL cung cấp. VII. PHỤ LỤC: không NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị : Phòng GDTX ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– ................................, ngày tháng năm PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014-2015 BM03-TMSKKN ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực hợp tác quốc tế của Trung tâm khảo thí VN033 tại Sở giáo dục và Đào tạo Đồng Nai. Họ và tên tác giả: Sú Chếnh Phí Chức vụ: Chuyên viên Đơn vị: Phòng Giáo dục thường xuyên – Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai. Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả. Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng