
Trường THCS Vĩnh Mỹ A GV: Lê Kim Ngọc
SKKN Môn Âm Nhạc Năm học: 2014-2015
luyện tập, thực hành, và tổ chức cho các em hoạt động được tự biểu diễn, tạo nên
giờ học nhẹ nhàng, vui tươi, sinh động, lôi cuốn và có hiệu quả.
Trong chương trình âm nhạc THCS, môn âm nhạc gồm 3 phân môn:
học hát, nhạc lí – tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức. Học hát là một hoạt động
chiếm nhiều thời lượng nhất của tiết học. Thông thường, mỗi bài hát được dạy
trong một tiết, sau đó được ôn tập trong một hoặc hai tiết tiếp theo. Khi dạy một
bài hát, giáo viên thường tiến hành theo các bước sau:
- Giới thiệu bài hát: Ngoài giới thiệu tên bài, tên tác giả, xuất xứ, nội
dung, chủ đề…Nếu là dân ca, nên có giới thiệu về vùng, miền.
- Tìm hiểu bài: đọc lời ca, chia đoạn, chia câu: giáo viên hướng dẫn học
sinh đọc lời sau đó chia đoạn, chia câu để thuận lợi cho việc luyện tập từng câu.
- Nghe hát mẫu: giáo viên có thể tự trình bày bài hát với sự chuẩn bị chu
đáo hoặc cho học sinh nghe qua băng đĩa. Khi trình bày bài hát, giáo viên cần
trình bày chuẩn xác, có thể kết hợp động tác minh họa kèm theo sẽ làm cho học
sinh thấy thích thú hơn. Nếu cho học sinh nghe qua băng, đĩa phải chuẩn bị cẩn
thận đĩa nhạc, máy nghe tránh để học sinh chờ đợi gây ức chế tâm lí.
Việc hát mẫu cho học sinh có những ưu điểm mà người giáo viên cần
khai thác như: Giúp học sinh cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn bởi cách hát của giáo
viên gần gũi các em hơn so với đĩa nhạc, học sinh cảm thấy hào hứng khi nghe
thầy cô hát, thể hiện được năng lực âm nhạc và cảm xúc của giáo viên.
- Khởi động giọng: Giúp học sinh khởi động giọng trước khi tập hát.
Giáo viên cho HS luyện theo đàn cao độ đi lên dần rồi đi xuống dần, hoặ theo
mẫu do giáo viên qui định.
- Dạy hát từng câu: giáo viên đàn cho học sinh nghe nhẫm và tập hát hòa
giọng theo đàn. Những câu hát khó, luyến láy nhiều giáo viên cần hát mẫu vì học
sinh nghe đàn không thể hiện rõ bằng nghe giọng hát. Đôi khi, giáo viên nên chỉ
định học sinh giỏi hát mẫu thay cho giáo viên nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh, đồng thời làm cho môi trường học tập trở nên gần gũi và thân thiện
hơn. Trong khi dạy từng câu, giáo viên cần cho học sinh nhận xét lẫn nhau và kết
hợp sửa sai cho các em.
- Hát cả bài: giáo viên cho học sinh hát cả bài theo giai điệu của đàn, chú
ý những chổ ngân, nghỉ và sửa sai cho các em, lưu ý học sinh cách phát âm, hát
rõ lời và cảm xúc của bài hát, tránh gào thét đây là lỗi hay mắc phải ở giáo viên,
sau đó kết hợp nhạc đệm, nhạc đệm giáo viên chuẩn bị và lưu sẳn trong đàn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài hát với nhiều hình thức như đơn ca,
song ca, tốp ca…
- Kết hợp gõ đệm, vận động và phụ họa: GV hướng dẫn cho HS thực hiện
gõ đệm, cách gõ đệm tùy thuộc vào từng bài cụ thể.
Phần kết hợp vận động và phụ họa không đòi hỏi nhất thiết HS phải thực
hiện thật thành thạo vì vận động và phụ họa có thể tiến hành ở tiết tiếp theo ở
phần ôn tập bài hát. Tiết học hát chủ yếu HS biết kết hợp gõ đệm, GV hướng dẫn
một vài động tác cho các em làm quen với nhịp của bài ở tiết tiếp theo khi đã
thuộc lời ca các em kết hợp thực hiện vận động và phụ họa dễ dàng hơn.