Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn phương pháp đọc hiểu môn tiếng anh thcs...

Tài liệu Skkn phương pháp đọc hiểu môn tiếng anh thcs

.PDF
27
1554
123

Mô tả:

Ph(TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN) PHÒNG GD & ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG (TÊN CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN) TRƯỜNG THCS NGHĨA PHONG BÁO CÁO SÁNG KIẾN BÁO CÁO SÁNG KIẾN (Tên sáng kiến) KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG ANH THCS Tác giả:................................................................... Tác Thị Thu Trìnhgiả:Lưu độ chuyên môn:........................................... Trình độ chuyên môn: Đại học Tiếng Anh Chức vụ:................................................................. vụ: Giáo viên tác:................................................................... Nơi công tác: Trường THCS Nghĩa Phong THÔNG TINngày CHUNG VỀ SÁNG KIẾN Nam Định, 15 tháng 04 năm 2016 1. Tên sáng kiến: P h ư ơ n g p h á p d ạ y đ ọ c h iể u m ô n T iế n g A n h T HC S 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: H ọ c s in h T H C S 2. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 05 năm 2016 đến ngày 16 tháng 08 năm 2016 3. Tác giả: Họ và tên: Lưu Thị Thu Năm sinh: 16/06/ 1980 Nơi thường trú: xã Nghĩa Phong - Nghĩa Hưng - Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học Tiếng Anh Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THCS Nghĩa Phong Điện thoại: 01217319438 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 10% 4. Đồng tác giả (nếu có): Họ và tên: .......................................................... Năm sinh: .......................................................... Nơi thường trú: ................................................... Trình độ chuyên môn:.................................................. Chức vụ công tác: ............................................... Nơi làm việc:.......................................................... Điện thoại: ........................................................ Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: …….% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THCS Nghũa Phong Địa chỉ: Đội 9- xã Nghĩa Phong – Nghĩa Hưng- Nam Định Điện thoại: 03503872272 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I.Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Trong quá trình giảng dạy tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc giúp các em nhớ từ vựng để làm bài tập đọc hiểu nên tôi đã tìm tòi và đưa ra một số phương pháp giúp các em làm tốt bài đọc hiểu. II. Mô tả giải pháp: 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến . Trước khi áp dụng phương pháp cũ hầu hết các em đều bị động khi làm dạng bài tập này nên kết quả không mấy khả quan, nên tôi đưa ra giải pháp mới này tuy không áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu kém. Đối với học sinh khá giỏi tôi thấy giải pháp này rất khả quan giúp học sinh học tập tích cực. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: (trọng tâm).Giải pháp mới có nhiều sự khác nhau rõ rệt, phần lớn các đối tượng đều dược áp dụng mang lại hiệu quả, các em hăng say hứng thú với dạng bài tập đọc hiểu mà trước đây các em hay sợ và thường bị điểm kém, giờ đây dạng bài đọc hiểu là dạng bài mà các em gỡ điểm. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: 1. Hiệu quả kinh tế 2.Hiệu quả về mặt xã hội (Giá trị làm lợi không tính thành tiền (nếu có): Mang lại rất nhiều hiệu quả giúp các em giờ đây không sợ dạng bài đọc hiểu, tạo hứng thú hăng say cho cả thầy và trò. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (khối phòng GD&ĐT đối với GV MN, TH, THCS) PHÒNG GD&ĐT (xác nhận, đánh giá, xếp loại) (LĐ phòng ký tên, đóng dấu) (Ký tên) MỤC LỤC Các phần chính Ghi chú Trang bìa Trang phụ bìa Thông tin chung về sáng kiến kinh nghiệm Mục lục Danh mục chữ cái viết tắt A. Đặt vấn đề (Lý do chọn đề tài) Trang số 1 B. Giải quyết vấn đề (Nội dung sáng kiến kinh nghiệm) Trang số 2 1. Cơ sở lý luận của vấn đề 2. Thực trạng của vấn đề 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm C. Kết luận, kiến nghị Tài liệu tham khảo Trang số 18 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1.THCS: Trung học cơ sở 2.UNESCO: Qũy nhi đồng Liên Hiệp Quốc 3.SGK: Sách giáo khoa 4.HS: Học sinh 5.USA: Nước Mĩ A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta đang trên đà hội nhập phát triển ,điều đó càng khẳng định vị trí của môn Tiếng Anh ở các cấp học cũng như việc đóng góp vào công cuộc đổi mới và khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của môn Tiếng Anh trong trường học, thì việc nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề quan trọng hàng đầu. Chương trình cải cách được áp dụng hàng loạt, vấn để phương pháp dạy học Tiếng Anh nảy sinh. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để học sinh có thể lĩnh hội được toàn bộ kiến thức và sử dụng và sử dụng nó một cách thành thạo?. Học Tiếng Anh đơn thuần là học ngôn ngữ, muốn sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó thì người học phải rèn luyện 4 kỹ năng cơ bản: Nghe – Nói Đọc – Viết. Trong đó, vai trò nói giữ vai trò quyết định xem người học có hiểu hay không nội dung bài mình vừa đọc. Ngay từ năm lớp 6 học đã được làm quen với những bài học ngắn dễ hiểu. Chương trình càng lên cao kỹ năng đọc càng được yêu cầu rèn luyện khắt khe hơn. Nếu giáo viên không có phương pháp giảng dạy tốt, sẽ không truyền đạt hết nội dung của bài dạy. Mặt khác nội dung của bài học thường thì dài và nhiều từ mới, dễ gây nản lòng cho học sinh. Để đáp ứng nhu cầu thực tế. Mỗi giáo viên cần phải tìm cho mình một phương pháp tối ưu, phù hợp với tình hình thực tế và với từng đối tượng học sinh. Để đáp ứng được yêu cầu thực tế, mỗi giáo viên cần phải tìm cho mình một phương pháp dạy học tối ưu, phù hợp với từng đối tượng thực tế của từng học sinh để đạt kết qủa cao. Vì vậy, cải tiến phương pháp và nội dung dạy học luôn được ngành giáo dục quan tâm đúng mức. Ngành luôn động viên khuyến khích những giáo viên có những cải tiến mới về phương pháp dạy học và có những đề tài sáng kiến kinh nghiệm hay, thiết thực áp dụng thực tế ngay cho việc dạy hoặc là cải tiến về đồ dùng dạy học v.v…. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh, với mong muốn đem sự hiểu biết của mình để truyền đạt cho các em, đồng thời tìm ra phương pháp giảng dạy cho riêng mình. Cuối cùng, tôi đã quyết định chọn đề tài : “Phương pháp dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh” ở trường THCS. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Mục đích của nghiên cứu đề tài là nhằm tìm hiểu tầm quan trọng của kĩ năng đọc Tiếng Anh. Từ thực trạng của việc dạy kĩ năng đọc Tiếng Anh ở trường THCS, tìm ra những phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy kĩ năng đọc Tiếng Anh. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc dạy kĩ năng đọc Tiếng Anh ở trường THCS. Từ đó có thể so sánh với kết quả đạt được sau khi áp dụng phương pháp mới. - Rút ra một số bài học bổ ích sau khi nghiên cứu. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Vì thời gian có hạn nên và tôi cũng giảng dạy lớp 8 nên tôi chỉ áp dụng phương pháp dạy kĩ năng đọc ở các đối tượng học sinh lớp 8 ở trường THCS Nghĩa Phong . V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Để thực hiện được sáng kiến kinh nghiệm này, cùng với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp và các học sinh trong trường. Tôi đã sử dụng các phương pháp sau: + Đọc tài liệu nghiên cứu những vấn đề có liên quan. + Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp vấn đề. + Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát, lấy ý kiến. + Phương pháp sư phạm. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Tầm quan trọng của việc dạy kĩ năng đọc. Đọc là một kĩ năng quan trọng rất cần thiết trong việc dạy và học ngôn ngữ ở các cấp lớp. Trong lớp học ngoại ngữ, học sinh để nắm bắt thông tin, để kiểm tra lại các dữ liệu để tìm câu hỏi trả lời cho những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một số vấn đề nào đó… Nếu không đọc được thì học sinh sẽ khó tiếp thu và ghi nhớ được dữ liệu và thông tin lâu dài. Trong cuộc sống hàng ngày, học sinh lưu trữ được rất nhiều thông tin qua dạy chữ viết từ việc học qua sách vở trong trường đến việc đọc những thông tin nhằm quảng cáo tiếp thị, hướng dẫn sử dụng máy móc, thiết bị, thông báo tin tức qua báo chí, truyền hình. Học đọc có nghĩa là người học được rèn luyện để nhận ra mặt chữ và ý nghĩa của thông tin đang được đọc. Người Việt học đọc Tiếng Anh có nhiều thuận lợi hơn một số dân tộc khác như người Hoa, người Thái, người Nga, ngừơi ARập vì hệ thống chữ viết của Tiếng Việt và Tiếng Anh gần giống nhau, chỉ một số rất ít mẫu tự khác nhau Z, W, J, tuỳ theo mục đích của bài học giáo viên có thể dạy học theo một vài cách khác nhau. - Người đọc thay phiên nhau đọc lớn tiếng (thường áp dụng trong các lớp bắt đầu học và cho người nhỏ tuổi). - Giáo viên đọc, học sinh dò theo trong sách. - Học sinh đọc thầm. Ở các lớp mới bắt đầu học Tiếng Anh, học sinh phải làm quen với sự kết hợp các chữ cái trong hệ thống chữ viết mới và dựa vào thông tin cho sẵn để hiểu được ngữ nghĩa của từ, của cụm từ, mệnh đề và câu Tiếng Anh. Việc đọc thành tiếng một câu hoặc một bài văn Tiếng Anh là một việc khó đối với người Việt vì từ Tiếng Anh không thể đánh vần như tiếng Việt. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến việc đọc thành tiếng như trọng âm, tiết tấu và ngữ điệu vì những yếu tố này có ảnh hưởng đến việc diễn đạt ý nghĩa của từ và câu. Ở các lớp dạy ngoại ngữ, hoạt động đọc thường được tổ chức nhằm củng cố những hoạt động rèn luyện trước đó như các hoạt động nghe và nói chẳng hạn. Việc đọc trong lớp theo các phương pháp cũ thường manh tính “ép buộc” vì giáo viên thường ra bài tập để học sinh thực hiện. Để việc dạy đọc có hiệu quả và mang tính giao tiếp hơn, giáo viên cần có giai đoạn chuẩn bị và làm cho học sinh cảm thấy có nhu cầu đọc, hứng thú đọc Các bài đọc cần phải chuẩn xác về ngôn ngữ, phong phú và đa dạng về thể loại, có nội dung liên quan và làm phong phú thêm kinh nghiệm sống của học sinh, gây hứng thú việc đọc không bị nhàm chán. Lời hướng dẫn thực hiện các bài tập đọc cần chú ý nhấn mạnh hướng dạy các kĩ thuật đọc và việc thảo luận mở rộng đề tài của bài đọc. Ngoài ra, việc đọc còn giúp các em nâng cao vốn hiểu biết về truyền thống văn hóa của Việt Nam và các nước trên thế giới. 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học. Qua một vài nghiên cứu cho thấy giáo viên cần phải chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc dạy học cho những người mới bắt đầu học như: - Khả năng tập trung của học sinh trong một thời gian tối thiểu. - Khả năng đọc hiểu lời hướng dẫn. - Khả năng đọc một mình và đọc với người khác. - Khả năng quan hệ với những người đồng học. - Khả năng nêu lên từng mục trong hình. - Khả năng đọc từ trái sang phải và đọc từ trên xuống dưới. - Khả năng sắp xếp phân loại (giống nhau / khác nhau). - Khả năng thể hiện các kĩ năng thuộc chức năng vận động như sự khéo léo, vụng về. - Khả năng theo dõi một dòng chữ in dài. - Khả năng phân biệt từ trái qua phải và từ trên xuống dưới. - Khả năng hiểu và hình thành các kí hiệu. - Khả năng theo dõi những biểu hiện qua cử chỉ, nét mặt, thân mình. - Khả năng nhận ra ý tưởng do tranh thể hiện một vật thực nào đó. - Khả năng nhận ra các kí hiệu âm thanh và hình ảnh. - Khả năng nhận thức rằng lời nói có thể được viết ra. - Khả năng nhận ra những câu khẳng định và câu hỏi mà học sinh nghe được. - Khả năng nhận ra và nói được những mẫu ngữ điệu cơ bản. - Khả năng nhận ra ý nghĩa do các vật thể hai chiều thể hiện (sách, tranh, tờ giấy có in chữ viết.....). Các khả năng này có thể đạt được qua quá trình rèn luyện trong các hoạt động đọc và viết mà học sinh thực hiện. Kết quả mau hay chậm tuỳ vào kiến thức nền mà học sinh đã có trước trong việc học tiếng mẹ đẻ, sức khoẻ, và sự sắc sảo trong khả năng nghe và nhìn. Ngoài ra, còn có 8 yếu tố khác tác động đến việc học ngoại ngữ của học sinh như: - Học sinh không có một trình độ học vấn phổ thông nhất định thường gặp khó khăn trong việc chuyển di và khái quát hoá kiến thức. Do đó họ cần phải được hướng dần kĩ trong việc đọc các trang in để từ đó có thể tăng sự quan tâm đến các trang in. - Học sinh thường có phản ứng không tích cực đối với nhiều trang chữ in dày đặc, cùng rất nhiều từ mới. - Học sinh có khuynh hướng tập trung các nổ lực vào việc giải mã các từ trong ngôn ngữ mới, trong khi lại hạn chế sự chú ý đến việc giải nghĩa của bài văn. - Giáo viên có thể đoán trước được rằng học sinh sẽ khó khăn trong việc đọc hiểu bài văn nếu nội dung bài văn không quen thuộc với họ. - Kinh nghiệm nói của học sinh được sử dụng vào việc giải mã bài văn thay đổi tuỳ theo lứa tuổi và kinh nghiệm sống của học sinh đối với thứ tiếng đang học. - Khả năng suy luận, nói và sự hiểu biết về các khái niệm như từ, cụm từ, câu, âm và các khái niệm khác có tác động tích cực đến sự thành công của việc đọc ban đầu. - Mức độ hiểu các loại văn bản tuỳ theo lứa tuổi và kinh nghiệm của học sinh đối với văn hóa của dân tộc thứ tiếng đang được học. - Học sinh học ngoại ngữ có nhu cầu về các giải thích liên quan đến những phép ẩn dụ trong văn viết, các thành ngữ và các thông tin về văn hoá của dân tộc có thứ tiếng được đọc nhiều hơn so với học sinh tiếng mẹ đẻ của mình. II. CƠ SỞ THỰC HIỆN 1. Thực trạng của kĩ năng đọc Tiếng Anh ở trường THCS. Mặc dù Tiếng Anh đã trở thành môn học chính thức trong trường học. Nhưng việc phát huy lợi ích của nó vẫn chưa được quan tâm nhiều. Một phần do hạn chế về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, nhưng phần lớn là do chất lượng dạy học chưa cao, chưa thu hút được sự ham mê học tập của học sinh. Điều đó thể hiện rõ rệt trong các giờ dạy. Học sinh luôn tì m cách lẫn tránh việc phải đọc một bài văn dài với những dòng chữ dày đặc từ mới. Mặt khác, hầu hết học sinh chỉ quan tâm đến nghĩa của từ mà không đi sâu tìm hiểu bài đọc. Kết quả các em không thể trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi về bài học. Chất lượng dạy học vì thế mà giảm xuống, không đáp ứng được đề ra của chương trình. Bên cạnh đó, vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Phương pháp dạy học phải đổi mới phù hợp với từng bài học, từng đối tượng học sinh. Trong chương trình sách giáo khoa cũ, kỹ năng đọc được rèn luyện đồng thời với kỹ năng Nghe - Nói và Viết .Từ mới trong mỗi bài đọc thường tùy theo các bậc học tăng dần lượng từ theo lớp 6,7,8,9 hoặc là những chủ đề quen thuộc học sinh đã biết. Giáo viên chỉ cần đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời ép buộc, gượng gạo và như vậy chất lượng học tập của các em sẽ không bao giờ cao. Hơn nữa, vai trò của giáo viên không thể không kể đến. Chất lượng dạy học có được nâng cao, phương pháp dạy học có đổi mới phù hợp với từng bài học, từng đối tượng học sinh. Trong chương trình SGK cũ, kĩ năng đọc được rèn luyện đồng thời với các kĩ năng nghe – nói và viết. Từ mới và cấu trúc mới trong mỗi bài đọc thường ít hoặc là những chủ đề quen thuộc, học sinh đã biết qua, giáo viên chỉ cần đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời theo kiểu ép buộc. Sau khi chương trình Tiếng Anh được biên soạn lại, kĩ năng đọc được rèn luyện riêng rẽ, việc đổi phương pháp dạy học càng được chú trọng và bắt buộc phải thực hiện theo. Nhiều đề tài mới lạ được đề cập đến, số lượng từ vựng cũng nhiều lên . Học sinh cảm thấy quá tải, phương pháp cũ vì thế mà không còn phù hợp. Chính vì vậy, trong việc này giáo viên mất vai trò chủ đạo. Dạy như thế nào để vừa đáp ứng được yêu cầu thực tế, vừa nâng cao được chất lượng học tập của các em. Biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề vướng mắc này cũng chính là những phương pháp thiết thực được áp dụng có hiệu quả vào mỗi tiết dạy kĩ năng đọc. 2. Tiến trình dạy kĩ năng đọc. Trong thực hành giảng dạy có thể chia việc dạy đọc làm các giai đoạn sau: a. Giai đoạn chuẩn bị đọc < Pre/ reading > Trong giai đoạn này giáo viên cần giới thiệu tổng quát về đề tài sắp đọc, dùng các dữ kiện có liên quan đến kinh nghiệm sống của học sinh qua một số hoạt động như: Đặt câu hỏi trước và giúp học sinh đoán trước nội dung của bài đọc. Nếu bài đọc là một đoạn hội thoại giáo viên có thể nói đến địa điểm diễn ra hội thoại, số người tham gia và nếu có thể, về mối liên hệ giữa những người (Người trong gia đình, bạn bè, người quen…). Nếu là một đoạn trích trong một truyện ngắn, giáo viên có thể cho một hay vài người học điểm lại những sự kiện chính trước . Trong quá trình này hoạt động được tổ chức nhằm giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, bên cạnh đó một số kỹ năng học khác được kết hợp trong kỹ năng đọc hiểu. Trong một số sách giáo khoa thường có in tranh, ảnh kèm với bài đọc. Giáo viên nên sử dụng những tranh ảnh này để thu hút sự chú ý của học sinh vào nội dung bài đọc bằng các giúp họ đoán trước những ý tưởng và ngôn ngữ sẽ được thể hiện trong bài. 1. Thông thường giáo viên chỉ cần nêu vài câu gợi mở trong giai đoạn này. Các câu hỏi này thể hiện câu trúc cơ bản của bài đọc và là phương tiện để giúp học sinh đoán trước nội dung của bài đọc, từ đó chuyển sang việc đọc bài văn một cách tự nhiên hơn. Đôi khi giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc lướt qua bài để có một số ý niệm tổng quát về thông tin trong bài đọc. Bằng một số hoạt động như thế giáo viên có thể gây hứng thú “Muốn đọc” và là cho học sinh quan tâm đến chủ đề sắp được học. Các hoạt động trong giai đoạn này có thể thay đổi theo tình hình thực tế của lớp học và trình độ học sinh. Giáo viên có thể thực hiện một hay hai hoạt động trong giai đoạn này. Vi dụ1: Tiếng anh 8- Unit 9: A first- aird course Giáo viên: You are going to read a text about first – aid. Look at the pictures ( hang the illustrative pictures on the board) Can you guess what pappened to the people in each picture? What do you call these cases in English? Can you give me first – aid instructions for each case? If not, ask your teacher to explain it to you then have a class dicussion about it. Ví dụ 2: Tiếng Anh 8 Unit 10: Recyling Lesson: Read Giáo viên: You are going to read a text a bout recycling. Imagine that there are milions of tons of rubbish climinating our environment each day. How can the damage to our lives if they aren’t recycled? What kinds of rubbish can we recycled? What kinds of rubbish can we reuse or reduce? The following words may help you: Car tires, bottles, glass, drink cans, compost, refill, break up, melt. Use dictionary or ask your teacher about the new words. 2. Dạng bài tiếp theo là học sinh đánh dấu vào “đúng” hay“sai” một số thông tin cho sẵn. Read the statements and tick True or False. a. Nha Trang is the seaside resort. b. Đà Lạt is recognized as a world Heritage Site by UNESCO c.You can visit tribal villages in Sapa. d. There are flights from Da Lat to Ha noi everyday. e. Ha Long Bay is known as the city of Eternal Spring. (Tiếng Anh 8 – Unit 11: Traveling around Viet Nam) 3. Ngoài ra, học sinh đoán và điền số từ, ngữ thích hợp những chỗ trống của đoạn văn cho sẵn. Ví dụ: Tiếng Anh 8 – Unit 4: Our Past Little Pea’s father is ............... After his wife ............ He married again. The step mother was very ........... toLittle Pea. She had to do chores all day. Her father was very upset. He soon ........ of a broken heart. In the fall, the village little Pea didn’t have new clothes. A fairy appcared and magically changed Little Pea’s rags into ........ As running to the festival, the dropped her ......... The prince found her shoe and wanted to ............... her. 4. Có thể cho học sinh thảo luận trước và cho ý kiến cá nhân về đề tài của bài văn. Ví dụ: You are going to read a text about the way of learning language look at the pictrures. How do people learn language? Which is the best way to learn language?. 5. Dự đoán nghĩa của một số từ hoặc tra nghĩa của các từ trong từ điển. Ví ịu: Tiếng Anh 8 Unit 13 Festival These word are necessary for your understanding of the text on “festival”. Are they familiar to you? If not. Look up their meanings in a good dictonary. contest judge team council award participate rub yell 6.Yêu cầu học sinh underline key words giúp học sinh nắm chắc được nhưng kiến thức trọng tâm của bài. 7. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi (Dùng các từ có liên quan đến bài học theo kiểu slap word , crossing word....) . Các hoạt động trong giai đoạn này có thể thay đổi tuỳ theo tình hình thực tế của lớp học và trình độ học sinh. Giáo viên có thể thực hiện một hay hai hoạt động trong giai đoạn này. 3. Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề. b. Giai đoạn đọc (While reading) Trong quá trình này các hoạt động được tổ chức nhằm giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, một số kĩ năng đọc khác được kết hợp trong việc rèn luyện kĩ năng đọc hiểu. Các kĩ năng thường dùng trong giai đoạn này là đọc tập trung và đọc mở rộng. Đọc tập trung có nghĩa là người đọc phải hiểu tất cả những gì đã đọc và có thể trả lời các câu hỏi chi tiết về từ, ngữ và ý tưởng được diễn đạt qua bài văn. Đọc mở rộng có nghĩa là học sinh hiểu một cách tổng quát về bài văn mà không cần thiết phải hiểu từng từ hoặc từng ý việc đọc tập trung sẽ giúp cho học sinh đọc mở rộng tốt hơn. Đồng thời việc đọc mở rộng cũng sẽ giúp cho học sinh tự tin hơn khi tiếp xúc với các văn bản chuẩn xác. Đối với một bài đọc dài, giáo viên có thể áp dụng cách đọc mở rộng ở một vài đoạn và cho học sinh đọc tập trung ở những đoạn khác. Nếu để cho học sinh đọc tập trung bài văn quá dài các em sẽ mất hứng thú và cũng sẽ không đủ thời gian rèn luyện kĩ năng đọc nhanh. Bài đọc trong sách giáo khoa cũ thường được chuẩn bị kĩ, có chọn lọc và giới hạn về ngôn ngữ để học sinh áp dụng lối đọc tập trung. Nhưng trong các SGK mới hình thức bài đọc phong phú, đa dạng và chuẩn xác. với cách đọc mở rộng học sinh sẽ cảm thấy dù trình độ ngôn ngữ của các em còn hạn chế, các em vẫn có thể một cách khái quát những gì được thông tin qua ngôn ngữ thực được dùng trong cuộc sống. Ở các lớp lớn, nên hạn chế việc cho học sinh đọc lớn bài văn vì việc đọc như thế rất khó đối với họ. Bài văn có thể nhiều từ mà học sinh chưa biết cách phát âm, các bài hội thoại có thể đòi hỏi sự hiểu sâu về các cấu trúc, ngữ điệu đặc biệt mà học sinh không biết. Việc đọc một bài văn không được chuẩn bị trước sẽ làm cho học sinh đọc kém tự nhiên, ngập ngừng, hoặc phát âm sai làm ảnh hưởng đến những học sinh khác. Trong khi đọc thành tiếng học sinh sẽ tập trung nhiều vào phần phát âm hơn là phần ý nghĩa của văn bản, do đó có thể học sinh đọc thành tiếng tốt nhưng lại hiểu ít hoặc thậm chí không hiểu gì về điều đã đọc. Các kỹ năng thường dùng trong giai đoạn này là đọc tập trung và đọc mở rộng . Đọc tập trung có nghĩa là người đọc phải hiểu tất cả những gì đã đọc và có thể trả lời các câu hỏi chi tiết về từ ngữ và ý tưởng được diễn đạt qua bài văn. Đọc mở rộng có nghĩa là học sinh hiểu một cách tổng quá về bài text mà không cần thiết phải hiểu từng từ hoặc từng ý việc đọc tập trung sẽ giúp cho học sinh đọc mở rộng tốt hơn . Đồng thời việc đọc mở rộng sẽ cũng sẽ giúp cho học sinh tự tin hơn khi tiếp xúc với những tài liệu khó hơn. Đối với một bài đọc dài , giáo viên có thể áp dụng cách đọc mở rộng một vài đoạn và cho học sinh đọc ở một bài đọc khác. Nếu để học sinh đọc một bài văn quá dài các em sẽ mất hứng thú và cũng không đủ thời gian rèn luyện kỹ năng đọc nhanh . Trước hết, giáo viên đọc cả bài văn hoặc cho học sinh nghe băng tiếng do người bản ngữ đọc, sau đó giáo viên cho học sinh đọc thầm. Giáo viên sẽ giúp các cá nhân nào gặp khó khăn trong khi đọc. Việc cho HS đọc to bài văn cần có sự chuẩn bị trước để việc đọc không mất thời gian và kém hiệu quả. Giáo viên cần chuyển đổi cách dạy đọc. Trong việc dạy đọc mở rộng, hình thức đọc thầm rất thích hợp mà mang lại hiệu quả cao. Giáo viên giới hạn thời gian đọc và sau đấy cho một số câu để kiểm tra mức độ đọc hiểu của học sinh. Phần lớn các bài văn đọc hiểu được viết ra là để đọc thầm. Sau đó mới đọc lớn. Vì vậy giáo viên nên tuỳ theo thể loại bài ngắn hay dài nhiều hay ít từ vựng mà áp dụng cách dạy đọc. Trong trường hợp cho HS đọc lớn, cần có sự chuẩn bị trước và thực hiện thay đổi theo một số cách như sau: 1. Đối với những lớp mới bắt đầu học, giáo viên đọc mẫu, cả lớp lặp lại từng câu. 2. Ở từng lớp đại trà có trình độ thấp, ngoài việc lặp lại theo giáo viên , học sinh có thể lặp lại theo băng tiếng. Việc lặp lại theo băng tiếng thường khó hơn lặp lại theo giáo viên vì giọng nói trong băng tiếng thường khó nghe hơn giọng nói của giáo viên. 3. Giáo viên đọc một đoạn, sau đấy cả lớp đọc lại đoạn bài học đó. 4. Gọi một học sinh khá đọc lại từng câu theo giáo viên. 5. Lớp được chia làm nhiều nhóm hai người hoặc nhiều người. Mỗi nhóm chuẩn bị một đoạn, sau đấy một đại diện của mỗi nhóm sẽ đọc một đoạn. Trong trường hợp bài đọc là một đoạn hội thoại, nhóm sẽ phân vai và chuẩn bị. Giáo viên thảo luận với những nhóm có khó khăn về phát âm (trọng âm, và ngữ điệu). Sau đó một nhóm nào đấy sẽ được chọn để đóng vai diễn cho cả lớp theo dõi. Trong khi dạy đọc, giáo viên sẽ nêu một số câu hỏi nhằm hướng dẫn học sinh đọc hiểu nội dung thông tin trong bài, đồng thời cũng để đo được mức độ của học sinh , từ đó giáo viên có thể giải thích thêm về các chi tiết còn chưa rõ. Vì vậy nội dung các câu hỏi cần phải hướng sự chú ý của học sinh đến những ý tưởng chính trong bài và giúp học sinh hiểu nghĩa của bài văn, không nên đặt các câu hỏi quá dài và quá khó để đánh đố học sinh mà nêu các câu hỏi ngắn gọn vì mục đích chính là giúp học sinh đọc hiểu bài. Giáo viên cần khuyến khích và tổ chức sao cho cả lớp tham gia vào hoạt động trả lời các câu hỏi. Sau đấy hướng dẫn để học sinh phân biệt được các câu trả lời đúng, sai. Trong giai đoạn này, giáo viên có thể tổ chức lớp thành hoạt động nhóm hai học sinh hay nhiều hơn hai để thảo luận các câu trả lời. Bằng cách này, tất cả mọi người trong lớp phải tham gia hoạt động trả lời và hoạt động này học sinh sẽ có cơ hội làm việc chung, thảo luận và giúp đỡ lẫn nhau giữa các em khá và trung bình hoặc yếu Hình thức trả lời có thể là nói hay viết. Việc trả lời nói sẽ ít mất thời gian hơn và được nhiều giáo viên áp dụng. Nhưng trong một lớp đông, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát lại tất cả học sinh có hiểu bài thật sự hay không? Hình thức viết câu trả lời sẽ giúp học sinh có nhiều thì giờ để suy nghĩ, dễ tổ chức và kiểm tra, dùng từ, ngữ có hiệu quả trong lớp đông học sinh. Nhưng hình thức này mất nhiều thời gian hơn. Giáo viên cần khuyến khích học sinh viết những câu trả lời ngắn vì mục đích của bài tập này chỉ nhằm kiểm tra mức độ hiểu bài đọc. Một số hoạt động trong giai đoạn này có thể là: 1. Hỏi và trả lời. 2. Đọc và điền vào các ô còn trống thông tin trong một bảng. Ví dụ: Tiếng Anh 8 – Unit 13: Festivals Lesson: Reading. Christmas is an imfortant festival in many countries around the world. There are four things which are special on Christmas Eve. Use the information in the reading to complete the table. Christmas Specials Place of orgin Date Riga Mid – 19 th century Christmas carols USA 3. Đọc và sắp xếp tranh theo đúng thứ tự được mô tả trong bài đọc hay sắp xếp theo thứ tự những lời hướng dẫn thực hành các bước trong một quy trình thực nghiệm, thao tác chuẩn bị một thiết bị điện hay điện tử... Ví dụ: Tiếng Anh 8 – Unit 10: Lesson: Language Focus. Here are instructions, to recycle the glass. Read the instructions then put the pictrues in the correct order. a. Break the class in to small pieces. b. Then wash the glass with a detergent liquid. c. Dry the class picces completely. d. Mix them with centain specific chemicals. e. Melt the mixture until it becomes a liquid. f. Use a long pipe, dip it into the liquid, then blow the liquid into intended shapes. 4. Đọc và vẽ tranh thể hiện nội dung hướng dẫn. (Hình thức này chỉ được áp dụng với những học sinh khá và có năng khiếu vẽ) 5. Đọc và ghi lại những thông tin chính dưới một hình thức khác. Đọc tóm tắt lại ý chính của bài đọc.... Qua mỗi bài đọc hiểu yêu cầu học sinh tóm lược ý chính toàn bài,có thể cho học sinh kể lại trước lớp Ví dụ :Tiếng Anh 8 Unit 10 Recycling. Học sinh phải kể được các bước tái chế car tire ,glass ,cans ,garbage ,compost c. Các bài tập cũng cố sau khi đọc (Post reading). Trong giai đoạn hiện nay học sinh sẽ tham gia một số hoạt động nhằm mở rộng việc khai thác bài đọc và phát triển một số kĩ năng khác ngoài kĩ năng đọc. Bài tập có thể là: Điền vào một bảng cho sẵn để giúp học sinh tập trung vào những điểm chính của bài đọc, đặc biệt là đối với các bạn đọc có nhiều số liệu thống kê và dữ kiện. Ví dụ: Tiếng Anh 8 - Unit 11: Travelling around Việt Nam Sau khi học sinh đọc và trả lời câu hỏi, giáo viên có thể yêu cầu học sinh lập bảng thống kê. Kinds of tourist attaction Sights ,swim ,sunbath Things to see places Offshore islands,sand Nha Trang beaches ,giant buddha 2. Trả lời một số câu hỏi có liên quan đến kinh nghiệm, ý kiến tình cảm, thái độ của cá nhân hoặc kèm theo việc giải thích lí do có liên quan đến bài học Ví dụ: Tiếng Anh 8 Unit 5: Study habits Lesson: Read Sau khi học xong bài đọc giáo viên có thể nêu một số câu hỏi về kinh nghiệm về việc học từ vựng của học sinh và yêu cầu các em trả lời. - Do you often learn words in one way? - Do you have any other ways to learn words better? - In your opinion, what is the way to learn words ?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng