Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn phương pháp kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả môn ngữ văn cấp thcs...

Tài liệu Skkn phương pháp kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả môn ngữ văn cấp thcs

.PDF
10
1631
86

Mô tả:

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐẠT HIỆU QUẢ MÔN NGỮ VĂN CẤP THCS A. ĐẶT VẤN ĐỀ Kiểm tra, đánh giá học sinh là một vấn đề khó và phức tạp của hệ thống phương pháp dạy học. Nhưng đó lại là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy và học nói chung trong đó bộ môn Ngữ văn nói riêng. Đây là một vấn đề trách nhiệm của giáo viên và học sinh, nó phản ánh mối quan hệ giữa thầy và trò ở nhiều khía cạnh, nhưng trong đó nổi bật lên là tính tự giác và trung thực. Nếu người giáo viên tiến hành tốt ở khâu kiểm tra, đánh giá sẽ giúp học sinh đánh giá được kết quả học tập và giáo viên thấy được phương pháp học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh từ đó có phương hướng điều chỉnh kịp thời. Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá của học sinh là một việc làm cần thiết. Nó đáp ứng được nhu cầu thực tế và phù hợp với xu hướng kiểm tra, đánh giá giáo dục của thế giới. B. NỘI DUNG 1. Các hình thức, biện pháp kiểm tra, đánh giá Kiểm tra đánh giá là kết quả của quá trình học tập của học sinh và trong quá trình dạy của giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi vì kiểm tra đánh giá là nhằm làm rõ tình hình lĩnh hội kiến thức của học sinh. Từ quan niệm như vậy ta thấy kiểm tra đánh giá có ý nghĩa hết sức cơ bản đối với các môn học nói chung và môn học Ngữ Văn nói riêng. Để nắm rõ kết quả học tập của học sinh chúng ta thấy có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá. Song quy tụ chung lại có hai hình thức cơ bản, đó là : Kiểm tra đánh giá thường xuyên và kiểm tra đánh giá định kỳ. 1.1. Về kiểm tra, đánh giá thường xuyên Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên là một trong những việc làm cần thiết đối với các giờ học trên lớp. Bởi lẽ, hình thức kiểm tra này không những giúp học sinh nắm vững những kiến thức đã học mà còn có sự liên thông giữa kiến thức cũ với kiến thức cho bài học mới. Nó là cơ sở cho việc tiếp nhận tri thức mới của người học. Hình thức kiểm tra thường xuyên được tiến hành thông qua các biện pháp sau: - Kiểm tra bài cũ ở đầu giờ học: Là hình thức kiểm tra miệng: 1 Trước hết giáo viên đặt câu hỏi rồi gọi học sinh trả lời. Câu hỏi trước bao giờ cũng dễ hơn câu hỏi sau. Câu hỏi đầu tiên chỉ mang tính chất tái hiện, sau đó nâng dần câu hỏi lên khi học sinh lấy lại bình tĩnh. Chú ý khi đặt câu hỏi thì tập trung vào cả lớp chứ không nghiêng hẳn về một học sinh hay một nhóm học sinh nào. Mặt khác khi đặt câu hỏi cần chú ý đến sắc thái biểu cảm của câu hỏi, thông thường khi sử dụng câu hỏi mệnh lệnh thì thường là khô khan, do đó giáo nên biến câu hỏi khô khan này trở thành câu hỏi có tính thân thiện hơn, mềm hơn đối với học sinh, ví dụ: Khi dạy Văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long thông thường câu hỏi mang tính khái quát là “Hãy nêu chủ đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa và nhận xét về nhân vật anh thanh niên”. Thì nên hỏi là “Em hãy cho thầy biết chủ đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa? ”. Sau khi học sinh trả lời xong câu hỏi một thì giáo viên lại tiếp tục hỏi: “Em hãy nêu nhận xét của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long? ”. Câu hỏi thứ hai là loại câu hỏi rèn luyện về mặt tư duy cho học sinh. - Ngoài việc kiểm tra đầu giờ học, giáo viên có thể kiểm tra thường xuyên lồng vào nội dung của kiến thức mới khi có liên quan đến kiến thức cũ. Mặt khác, giáo viên có thể kiểm tra thường xuyên trong giờ học kiến thức mới khi học xong một đơn vị kiến thức nào đó.Ví như khi dạy tiết 8, Các phương châm hội thoại (tt) (NV 9), giáo viên không kiểm tra bài cũ mà có thể lồng vào bài mới. Khi dạy mục(I) xong, giáo viên cho học sinh so sánh sự khác nhau giữa phương châm về lượng với phương châm quan hệ. -Trong kiểm tra miệng, giáo viên cũng có thể dùng hình thức cho học sinh quan sát biểu mẫu (dữ liệu đã cho sẵn). Để làm được cách thức này, giáo viên phải chuẩn bị các biểu mẫu một cách chu đáo. Vào đầu tiết học, giáo viên treo biểu mẫu có sẵn rồi gọi học sinh lên bảng điền những thông tin cần thiết còn thiếu . Khi kiểm tra miệng của Văn bản Cố hương, giáo viên có thể sử dụng bảng như sau: Em hãy chỉ ra những thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ bằng cách điền những thông tin còn thiếu theo bảng mẫu đã cho? Đặc điểm Nhuận Thổ lúc còn thơ Nhuận Thổ lúc đứng tuổi (20 năm trước) (lúc “Tôi” trở về) Hình dáng 2 Động tác Giọng nói Thái độ đối với “Tôi” Tính cách - Ngoài các hình thức kiểm tra trên thì kiểm tra đánh giá thường xuyên còn được thể hiện qua việc kiểm tra 15 phút. Khi kiểm tra 15 phút thông thường giáo viên kết hợp phần trắc nghiệm với phần tự luận. Muốn làm được điều này thì GV phải chuẩn bị ra đề một cách chu đáo (xem phần quy trình ra đề kiểm tra của 2.1.2). 1.2. Về kiểm tra, đánh giá định kỳ Song song với việc kiểm tra đánh giá thường xuyên thì việc kiểm tra định kỳ là một việc làm bắt buộc đối với tất cả các môn học nói chung trong đó có môn học Ngữ Văn nói riêng. Do đặc thù của bộ môn Ngữ văn nên việc kiểm tra đánh giá định kỳ có hai hình thức bắt buộc theo quy chế chuyên môn: - Một là, kiểm tra 45 phút (1 tiết): Phần kiểm tra này là sự kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm và tự luận. Trong đó trắc nghiệm là chiếm 30% – 40% còn lại là tự luận từ 6% – 70%. - Hai là, kiểm tra 90 phút (2 tiết): Phần này không có trắc nghiệm (do phân môn làm văn) trừ phần kiểm tra Tổng hợp cuối học kỳ. * Để kiểm tra định kỳ một cách có hiệu quả thì giáo viên cần phải ra đề sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh nhưng phải đạt chuẩn khả năng kiến thức. Khi ra đề cần tuân thủ các công đoạn sau đây: 1. Xác định mục đích yêu cầu của việc ra đề - GV cần phải xác định cho được việc ra đề là để kiểm tra đánh giá cuối chương hay cả một phần nào đó hoặc kiểm tra cuối học kỳ, cuối khóa để ra đề cho phù hợp. - Khi ra đề cần phải đảm bảo được đúng đặc trưng bộ môn, phải khoa học; phân loại được trình độ của từng đối tượng học sinh. - GV cần phải xác định thêm mục tiêu đối với học sinh là ở mức độ nào: Nhận biết hay thông hiểu; vận dụng hay sáng tạo. 2. Thiết lập ma trận 2 chiều 3 Sau khi xác định mục đích yêu cầu của việc ra đề kiểm tra TNKQ, giáo viên cần phải thiết lập ma trận để nhằm mục đích: - Xác định được kiến thức, kĩ năng. - Xác định số câu hỏi và trọng điểm các nội dung theo mức độ từ biết đến hiểu và vận dụng. - Xác định mức độ câu hỏi khó hay dễ. 3. Thiết kế câu hỏi * Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm Thông thường khi xây dựng đề trắc nghiệm giáo viên thường sử dụng những dạng thức câu hỏi sau: a) Dạng nhiều lựa chọn: Đây là hình thức tiêu biểu nhất được sử dụng rộng rãi trong quá trình ra đề trắc nghiệm. Dạng này thường có hai phần: - Câu lệnh: Là câu hỏi hoặc là một mệnh đề chưa hoàn chỉnh. - Các phương án trả lời: Thường có 4 phương án. Một phương án đúng và ba phương án nhiễu. Các phương án nhiễu phải hợp lý. Phải tương đương về hình thức ngữ pháp và khác biệt về mặt nội dung. VD: Trong văn bản Chiếc lược Ngà người kể chuyện là gì? a. Bác Ba (bạn ông Sáu). b. Tác giả. c. Ông Sáu. d. Bé Thu. Phần lệnh phải rõ ràng, chặt chẽ. Hạn chế dùng câu phủ định. Nếu có dùng thì nên gạch chân. b) Dạng câu ghép đôi: Dạng câu hỏi này thường có 2 cột: Vế trái và vế phải sao cho phù hợp. VD: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp? A B 1. Phương châm về chất. a. Cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ. 2. Phương châm quan hệ. b. Khi nói cần tế nhị và tôn trọng người khác. 3. Phương châm cách thức. c. Không nói những điều mà mình không tin là 4 đúng hay không có bằng chứng xác thực. 4. Phương châm lịch sự. d. Cần nói vào đúng đề tài giao tiếp. c) Dạng điền khuyết: có hai mức độ. - Điền đúng. - Điền hay. VD1: Câu thơ “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” từ nào thay thế cho từ nhòm ? a. Nhìn b. Ngó c. Liếc d. Ngắm VD2: Hãy điền vào những phần trống sau đây cho phù hợp? Tác giả Tác phẩm Phạm Đình Hổ ………………………… Phê phán thói ăn chơi, ………………………… xa đọa của Chúa Trịnh ………………………… ………………………… Nguyễn Du Truyện Kiều ………………………... Đồng chí ………………………... ………………………... ………………………... Nội dung ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… * Lưu ý những sai sót thường gặp trong khi ra đề trắc nghiệm khách quan. - Khi ra đề khách quan có nhiều phương án đúng trong một câu. - Không có phương án nào là đúng. - Lệnh không thống nhất. - Các phương án nhiễu không có học sinh nào mắc phải. 5 - Các phương án đưa ra phải có tính đúng, sai rõ ràng. - Đối với dạng câu ghép đôi: Số dòng ở hai cột bằng nhau, tránh một dòng ở cột bên trái ghép được với 2, 3 dòng ở cột bên phải. - Tránh trường hợp các câu sau cung cấp thông tin để trả lời cho câu trước và ngược lại. - Khi ra đề cần phải theo tỉ lệ (Văn bản - TV-TLV) là 4 : 4 : 2 hoặc 4 : 5 : 1. * Thiết kế câu hỏi tự luận - Đối với câu hỏi tự luận (chung với phần trắc nghiệm – 45 phút): Giáo viên cần nắm vững những kiến thức trọng tâm mà mình cần cho học sinh nắm vững hơn trong từng phần, từng chương. Song, khi ra câu hỏi cần phải chú ý đến tính vừa sức và phù hợp với học sinh.Thông thường câu hỏi tự luận ra theo hướng mở, không áp đặt và gò bó học sinh, không quá phụ thuộc vào SGK và SGV. Câu hỏi đầu là câu hỏi tái hiện và nhận biết. Khi đến câu hỏi hai trở đi thì mức độ nâng cao dần, giúp học sinh tư duy, rèn luyện khả năng nói điều mình nghĩ và có thể vận dụng kiến thức ở câu một vào việc giải quyết những câu tiếp theo. VD1: Giáo viên ra đề phần tự luận cho kiểm tra 1 tiết phần Tiếng Việt: Câu 1: Thế nào là tuân thủ phương châm lịch sự trong giao tiếp? Câu 2: Đặt một tình huống hội thoại mà trong đó nhân vật tham gia giao tiếp đã vi phạm phương châm lịch sự. VD2: GV ra đề phần tự luận cho kiểm tra 1 tiết phần đọc hiểu văn bản: Câu 1: Chép thuộc lòng bảy câu thơ đầu của Văn bản Đồng chí của Chính Hữu Câu 2: Sau khi đọc xong truyện ngắn Chiếc Lược Ngà của Nguyễn Quang Sáng, em có những cảm xúc, suy nghĩ gì về nhân vật bé Thu và tình cảm cha con trong chiến tranh. - Đối với câu hỏi tự luận 90 phút (Riêng phần Tập làm văn): Khi ra đề GV cần phải cho học sinh nắm vững được những nét cơ bản về lý thuyết kiểu bài; các đặc trưng của từng kiểu bài; kĩ năng xây dựng đoạn và kết đoạn, kĩ năng hoàn thiện văn bản sau mỗi phần, chương kiến thức đã học. Việc ra để phải mang tính phù hợp và vừa sức với đối tượng học sinh. Khi ra đề phải có những yêu cầu rõ ràng như: Chủ đề, thể loại và phạm vi tư liệu. Ví dụ : Kể lại một lần em đã làm lỗi với bạn mà em nhớ nhất. Tuy nhiên cũng có những dạng đề chìm. Dạng này chỉ dành cho 6 những học sinh khá và giỏi. VD: Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong văn học trung đại. Thông thường ra đề kiểm tra cho riêng phần TLV thường chỉ có một câu. Tuy nhiên ta cũng đã thấy có sự tích hợp với phân môn TV và Đọc – hiểu văn bản. * Xây dựng đáp án và biểu điểm - Phần trắc nghiệm: Mỗi câu hỏi trắc nghiệm đều có số điểm tương đương nhau. Nhưng phần này không vượt quá 30% - 40% số điểm toàn bài (cho thang điểm 10). - Phần tự luận: Điểm cho phần tự luận (đối với đề 45 phút), tùy theo câu hỏi và biểu điểm mà GV cho phù hợp. Nhưng không quá 70% số điểm. Riêng phần tự luận (đối với đề 90 phút) thì thang điểm là 10, có tính chất tổng hợp toàn bài, song vẫn có những mức độ yêu cầu phù hợp với từng thang điểm nhất định: 9 – 10 ; 7 – 8 ; 5 – 6 ; 3 – 4 ; 1 – 2 và 0 điểm, * Về biện pháp tổ chức kiểm tra - Tổ chức kiểm tra: Sau khi đã thiết kế đề kiểm tra giáo viên cần phải đánh máy vi tính và xáo trộn các câu hỏi cũng như xáo trộn các phương án trả lời sao cho thành nhiều đề khác nhau (4 đề), song những đề này nội dung không khác nhau, nhằm ngăn chặn những tiêu cực trong kiểm tra là học sinh có thể nhìn trộm bài của nhau. Sau khi có đề giáo viên nên photo mỗi em một đề. Trong quá trình kiểm tra, trước khi kiểm tra giáo viên phát bài cho học sinh theo thứ tự từ đề số 1 đến đề số 4 (đối với kiểm tra 1 tiết) và chép đề bài lên bảng (đối với kiểm tra 90 phút). Khi học sinh tiến hành làm bài, giáo viên nên nhắc nhở các em cách thức làm bài kiểm tra. Trong khi kiểm tra, giáo viên nên quan sát bao quanh lớp, tâm lí nhẹ nhàng, thoải mái, chia các khoảng thời gian cho cả bài làm và dự báo thường xuyên cho các em sau mỗi 15 phút (đối với kiểm tra 1 tiết) và 30 phút (đối với kiểm tra 90 phút). Sau khi kết thúc buổi kiểm tra GV thu bài của học sinh, rồi đối chiếu số lượng bài làm với sĩ số học sinh hiện diện trong lớp. Sau khi kiểm tra xong, giáo viên cần có những nhận xét về thái độ làm bài của học sinh. * Chấm, trả bài kiểm tra - Về chấm bài: Khi chấm bài giáo viên nên có tâm thế thoải mái, khách quan, khoa học, phù hợp với biểu điểm. Trong quá trình chấm bài giáo viên mạnh dạn cho điểm khuyến khích đối với học sinh có những phát hiện mới, hay, đúng. 7 Giáo viên không được dùng mực tẩy xóa trong bài làm của học sinh khi các em mắc lỗi. Trong trường hợp như thế này, ngưoif nên dùng mực đỏ gạch chân những lỗi sau. Đặc biệt GV cần phải có những lời phê sao cho phù hợp với những ưu khuyết điểm thông qua bài làm của học sinh, cần ngắn gọn, cô đọng, hàm xúc. Tránh dùng những lời phê mang tính chất chung chung hoặc quá nặng nề hay không phê. - Về trả bài: Giáo viên trả bài theo đúng quy định. Vì đây là một trong những khâu quan trọng. Bởi thông qua việc trả bài học sinh mới nhận ra được những ưu, khuyết điểm của mình mà rút ra được những kinh nghiệm làm cơ sở nhất định cho bài kiểm tra sao đạt kết quả tốt hơn. Để thực hiện tốt việc trả bài cho học sinh, giáo viên cần thực hiện tốt các bước như sau: + Một là, giáo viên đọc lại yêu cầu của đề bài kiểm tra. + Hai là, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định được yêu cầu về hình thức và nội dung của đề bài. + Ba là, giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng lại dàn ý và công bố biểu điểm để học sinh so sánh đối chiếu. + Bốn là, giáo viên nhận xét chung những ưu khuyết điểm qua bài làm của học sinh. Song song với những nhận xét ấy, giáo viên đưa ra những lỗi sai cơ bản như: Chính tả, dùng từ, đặt câu,….sau đó gọi học sinh nhận xét, sửa chữa. + Năm là, giáo viên trả bài cho học sinh. Dành cho các em một khoảng thời gian nhất định để các em đối chiếu, sửa chữa chéo cho nhau. + Cuối cùng, giáo viên có thể tuyên dương và đọc một trong những bài hay nhất lớp. Đồng thời có thể phê phán những học sinh chưa ý thức trong bài làm. Chú ý là giáo viên không được nêu tên cụ thể của học sinh. 4. Kết quả - Về kiểm tra miệng: Giúp giáo viên nhanh chóng hiểu được tình hình học tập, trình độ của học sinh, thúc đẩy các em biết suy nghĩ, rèn luyện khả năng diễn đạt bằng lời nói. - Về kiểm tra viết (trắc nghiệm kết hợp với tự luận): Giúp giáo viên cùng một lúc nắm được trình độ của tất cả học sinh trong lớp. Đồng thời ; rèn cho học sinh các khả năng phán đoán lựa chọn phương án giải quyết. Kiểm tra tích hợp được nhiều kiến thức, chống việc học sinh học tủ, học lệch mà ngược lại học sinh học tập 8 tích cực. Bên cạnh đó nó còn giúp cho giáo viên chấm điểm nhanh, chính xác và khách quan, thấy được hiệu quả của phương pháp sư phạm của mình để có sự điều chỉnh, bổ sung thích hợp. Song bên cạnh đó việc kiểm tra đánh giá theo phương pháp mới (trắc nghiệm khách quan) vẫn còn vướng phải những hạn chế như: Dễ xảy ra sai số hệ thống như học sinh đoán mò - Về kiểm tra viết 90 phút (riêng phần TLV): Với hình thức kiểm tra này thì giáo viên đo được trình độ cao về lập luận của học sinh, kĩ năng sáng tạo của học sinh. Học sinh khó đoán mò. Nhấn mạnh được kiến thức trọng tâm,…Nhưng bên cạnh đó việc ra đề theo hình thức này không bao quát được kiến thức trên diện rộng của học sinh. C. KẾT LUẬN Nói tóm lại, việc kiểm tra đánh giá học sinh theo hình thức mới có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Với hình thức này đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn Ngữ văn. Kết quả của công việc này đạt đến đâu đều phụ thuộc nhiều vào sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt của giáo viên. trong việc lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp, kiểm tra đánh giá. Chính vì lẽ đó, bản thân mỗi giáo viên nói chung, giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng cần phải thường xuyên trau dồi và học tập để nâng cao tay nghề cũng như trình độ chuyên môn, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục cũng như làm cho HS ngày càng yêu thích văn chương nói chung và học tập bộ môn Ngữ văn nói riêng. …………………Hết……………… Vĩnh Mỹ A, ngày 01 tháng 01 năm 2015 Người thực hiện Trương Văn Hải 9 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng