
Phương pháp sử dụng mẫu vật, tranh ảnh, mô hình, thí nghiệm, trong giảng dạy bộ môn sinh học
Nguyễn Thái Phương - Trường THCS Vĩnh Mỹ A- Năm học 2014-2015
3
- Giáo viên cần chú trọng hơn việc phát triển ở sinh học các kỹ năng đọc
phân tích tranh ảnh, mô hình, mẫu vật cùng với vốn kiến thức học sinh đã có, có
thể tìm ra kiến thức chứa đựng theo yêu cầu bài học. Việc hình thành những kỹ
năng này có các mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp để tìm ra đặc
điểm đối tượng cần tìm hiểu cũng như mối quan hệ giữa chúng.Từ đó rút ra điều
mà tranh ảnh, mô hình và mẫu vật truyền tải trực tiếp và đôi khi cần phải suy luận.
- Trong dạy học sinh học ở THCS thì nhóm phương pháp trực quan đi từ con
đường tìm tòi nghiên cứu tỏ ra có nhiều ưu thế trong việc thực hiện mục tiêu đào
tạo.Vì nó phù hợp với đặc điểm sinh lí của học sinh ở lứa tuổi này, đồng thời thể
hiện sự đặc thù của bộ môn, nhất là khi kinh nghiệm sống của các em còn ít, vốn
hiểu biết còn nghèo nàn các biểu tượng tích lũy còn hạn chế, các em còn nặng về tư
duy hình tượng cụ thể, tư duy thực nghiệm….thì việc xây dựng khái niệm đòi hỏi
phải dùng các phương tiện trực quan làm điểm tựa. Các phương pháp này phát huy
tính tích cực, tính chủ động sáng tạo, học sinh tự dành lấy kiến thức dứới sự tổ
chức hướng dẫn của giáo viên, kiến thức được thu nhận sẽ trở thành tài sản riêng
của các em. Vì vậy các em hiểu sâu hơn và vững hơn còn gây hứng thú đối với các
em trong nhận thức mà hứng thú là yếu tố tâm lý ban đầu có tác dụng tích cực đối
với quá trình nhận thức. Các phương tiện trực quan được giáo viên thường sử dụng
khi giảng giải về kiến thức hình thái, giải phẩu…
a. Các vật tượng hình như: Mô hình, tranh vẽ, ảnh chụp hoặc sơ đồ, cấu tạo…
- Các vật thật bao gồm: Các mẫu vật tươi ( Các loại hoa, Lá đơn, lá kép,
Thủy tức, Sán lá gan, Giun đất, Giun đũa, Trai sông, , Tôm sông, Nhện, Cá chép,
Ếch đồng, Châu chấu, Thằn lằn bóng đuôi dài, tim…của động vật, mẫu ngâm hoặc
tiêu bản).
- Trong các phương tiện trên thì mẫu vật tươi chiếm ưu điểm hơn cả, nó giúp
học sinh hiểu rõ hình dạng, kích thước thật của đối tượng quan sát, có lúc còn cho
em thấy rõ qua cảm giác, xúc giác về tính chất của đối tượng nghiên cứu (độ mềm,
độ cứng, trơn nhẵn hay gồ ghề…)