Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn-phương pháp xây dựng câu hỏi khi dạy chương iii phần sinh vật và môi trư...

Tài liệu Skkn-phương pháp xây dựng câu hỏi khi dạy chương iii phần sinh vật và môi trường sinh học 9

.DOC
16
1842
109

Mô tả:

“phương pháp Xây dựng câu hỏi khi dạy chương iii phần sinh vật và môi trường Sinh học 9 3 “phương pháp Xây dựng câu hỏi khi dạy chương iii phần sinh vật và môi trường Sinh học 9 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế SH 9 - THCS. - Các tài liệu về lí luận dạy học. - Các văn kiện của Đảng về giáo dục. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hoá những cơ sở lý thuyết của việc xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh. 5.2. Phân tích nội dung các bài trong chương III phần Sinh vật và môi trường - SH9 - THCS làm cơ sở cho việc xây dựng câu hỏi. 5.3. Xác định thực trạng việc xây dựng câu hỏi trong dạy các bài trong chương III phần Sinh vật và môi trường - SH9 - THCS. 5.4. Xây dựng các câu hỏi để dạy các bài trong dạy các bài trong chương III phần Sinh vật và môi trường - SH9 - THCS. 5.5. Lấy ý kiến của các đồng nghiệp về giá trị của câu hỏi đã xây dựng cho từng bài phù hợp về kỹ thuật, chính xác về mặt khoa học chưa, có vừa sức học sinh và phát huy năng lực tự lực của học sinh không? Có đạt được những mục tiêu giáo dục đã đề ra không? 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lý thuyết. - Nghiên cứu các đề tài có liên quan đến vấn đề xây dựng câu hỏi - Đọc những tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học - Đọc thêm các loại sách tham khảo, sách hướng dẫn, sách nâng cao về bộ môn sinh học. 6.2. Điều tra - Sử dụng phiếu để điều tra gián tiếp hoặc trực tiếp trao đổi với giáo viên về việc xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh. - Sử dụng phiếu để điều tra trực tiếp đối với học sinh sau khi dạy theo phương pháp đặt vấn đề để kiểm tra năng lực tự lực của học sinh. 6.3. Phương pháp chuyên gia - Lấy ý kiến của đồng nghiệp về việc xác định quy trình xây dựng câu hỏi thành công ở mức độ nào? (tốt, khá, hay chưa đạt). - Giá trị của câu hỏi: Bao nhiêu những câu hỏi sử dụng được, bao nhiêu những câu hỏi không sử dụng được. ii.nội dung nghiên cứu Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.Cơ sở pháp lý 4 “phương pháp Xây dựng câu hỏi khi dạy chương iii phần sinh vật và môi trường Sinh học 9 Hiện nay với sự bùng nổ của thông tin, khoa học công nghệ phát triển thì đồng thời sự tác động của con người vào môi trường cũng ngày càng lớn hơn đã tác động mạnh mẽ và làm thay đổi lớn lao đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trước yêu cầu đổi mới của thời đại, đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu, phương pháp dạy học để giải quyết vấn đề cấp bách đặt ra. Việc cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học luôn luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Cụ thể được khẳng định trong nghị quyết TW4 khóa II, nghị quyết TW2 khóa III và được pháp chế trong Điều 24.2 - luật Giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ đơn thuần là dạy những vấn đề gì mà còn phải dạy như thế nào. Phải dạy cho học sinh phương pháp tự học, phát huy cao độ năng lực tự học của học sinh đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể hoạt động của học sinh trong học tập là một vấn đề cấp thiết và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. 2.Cơ sở lý luận Để hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ và phát huy năng lực tự lực (PHNLTL) tích cực của học sinh có nhiều phương pháp dạy học khác nhau và có nhiều biện pháp thực hiện. Một trong những biện pháp có hiệu quả là giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh. Khi soạn giáo án việc xây dựng câu hỏi được giáo viên thường xuyên tiến hành và tiến hành ở hầu hết các chương, bài với nhiều môn học khác nhau. Mang lại kết quả cao trong việc thực hiên mục tiêu của mỗi phần, mỗi bài, mỗi chương…Việc xây dựng câu hỏi trong mỗi nội dung là công cụ đắc lực, là phương tiện sư phạm hữu hiệu thúc đẩy hoạt động nhận thức của học sinh, xây dựng câu hỏi tốt, tạo điều kiện tốt để bài dạy thành công. Việc thường xuyên xây dựng và sử dụng câu hỏi sẽ đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề cần giải quyết, mà muốn giải quyết được những vấn đề đó học sinh phải tích cực vận động linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã có để trả lời. Vì vậy tăng cường xây dựng câu hỏi là việc làm cần thiết và cấp bách đối với mỗi giáo viên hiện nay. 3.Cơ sở thực tiễn Từ thực tiễn giảng dạy kết hợp với dự giờ của đồng nghiệp tôi nhận thấy hiện nay giáo viên đã và đang đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở cả khâu soạn bài và lên lớp. Tuy vậy muốn đổi mới phương pháp thì cần có những biện pháp cụ thể thì giáo viên còn lúng túng đặc biệt là biện pháp xây dựng câu hỏi, giáo viên thường sử dụng những câu hỏi có sẵn, nhiều khi chưa sát với đối tượng học sinh, không kích thích phát huy được năng lực tự lực sáng tạo của học sinh, chưa định hướng vào giải quyết các vấn đề hay, khó mới làm cho học sinh thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. 5 “phương pháp Xây dựng câu hỏi khi dạy chương iii phần sinh vật và môi trường Sinh học 9 Từ thực tế đó với mong muốn nhỏ bé và việc tìm tòi các biện pháp thích hợp nhằm phát huy tính tích cực, năng lực tự lực, sáng tạo của học sinh là lí do tôi chọn đề tài "Phương pháp xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh khi dạy chương III phần Sinh vật và môi trường - SH9 - THCS" Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu 1.Khái quát phạm vi Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ, diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh đề diễn đạt bằng ngôn từ nhằm yêu cầu được giải quyết. Câu hỏi là phương tiện dùng trong dạy và học, là nguồn để hình thành kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Khi tìm được câu trả lời là người học đã tìm ra được kiến thức mới, rèn được kỹ năng xác định mối quan hệ, đồng thời sử dụng được những điều kiện đã cho, như vậy là vừa củng cố kiến thức, vừa nắm vững và mở rộng kiến thức. Câu hỏi là phương tiện để rèn luyện và phát triển tư duy. Khi trả lời câu hỏi học sinh phải phân tích xác định mối quan hệ, so sánh, đối chiếu những điều đã cho và những điều cần tìm đòi hỏi phải suy nghĩ logic. Người học phải luôn luôn suy nghĩ do đó tư duy được phát triển. Cũng qua việc tìm câu trả lời mà lôi cuốn thu hút người học vào nhiệm vụ nhận thức do đó người học luôn cố gắng. Câu hỏi phát huy năng lực tự lực nếu được giáo viên sử dụng thành công còn có tác dụng gây được hứng thú nhận thức khát vọng tìm tòi dựa trên năng lực tự lực cho học sinh. Cho phép giáo viên thu được thông tin ngược về chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. (không chỉ là chất lượng kiến thức mà cả về chất lượng tư duy). Những thông tin này giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học một cách linh hoạt. Câu hỏi phát huy năng lực tự lực được sử dụng phổ biến thích hợp cho hầu hết các bài và thường được sử dụng phối hợp với các phương pháp dạy học khác góp phần nâng cao chất lượng dạy học. * Dựa vào cách trình bày, trả lời người ta chia ra các loại câu hỏi: - Câu hỏi kiểm tra kiến thức. Mục đích của dạng câu hỏi này là kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức đã học, nắm vững được bản chất kiến thức, giải thích và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết nhiệm vụ mới hoặc xác định ý nghĩa của kiến thức trong lí luận và trong thực tiễn. - Câu hỏi hình thành phát triển năng lực nhận thức. Các phần nội dung bài học của SH9 đều có phần cung cấp thông tin, hoặc hướng dẫn HS thu thập các thông tin (là các sự vật hiện tượng, quá trình, các thí nghiệm. . .) GV cần xây dựng câu hỏi rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp. . . để phát triển năng lực nhân thức. - Câu hỏi hình thành kiến thức mới. - Câu hỏi để củng cố hoàn thiện kiến thức. 6 “phương pháp Xây dựng câu hỏi khi dạy chương iii phần sinh vật và môi trường Sinh học 9 - Câu hỏi liên hệ thực tế. Ngoài những câu hỏi trên còn có nhiều cách phân loại khác. Mỗi cách đều có ý nghĩa riêng, có vai trò khác nhau đối với quá trình dạy học. Từ cách phân loại trên ta thấy rằng câu hỏi nói chung, câu hỏi phát huy năng lực tự lực nói riêng đều có vai trò rất quan trọng đối với quá trình dạy học. 2.Thực trạng của đề tài nghiên cứu Qua tiến hành khảo sát thực trạng dạy học sinh học nói chung và th ực tr ạng xây dựng câu hỏi phát huy năng lực tự lực của học sinh của giáo viên tôi đã tiến hành điều tra, quan sát sư phạm, dự giờ trao đổi với các đồng nghiệp cũng như điều tra trực tiếp giáo viên và học sinh lớp 9 ở Trường THCS Hoàng Hoa Thám trong 2 năm học: 2007 – 2008, 2008 – 2009. *Kết quả  Câu hỏi: Xin các đồng chí vui lòng cho biết việc xây dựng câu hỏi phát huy năng lực tự lực của học sinh có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình dạy học Kết quả theo bảng thống kê: Vai trò của việc xây dựng câu hỏi - Quan trọng - Khá quan trọng - Bình thường - Không quan trọng Số người (10) 7 2 1 0 Tỷ lệ (%) 70, 0 20, 0 10, 0 0 Ghi chú  Câu hỏi 2: Xin thầy cô cho biết để xây dựng câu hỏi thầy (cô) đã có những biện pháp gì? Phần lớn các giáo viên được hỏi đều trả lời có xây dựng câu hỏi nhưng chủ yếu dựa vào câu hỏi có sẵn. Số ít các giáo viên (thường là giáo viên giỏi) đã ít nhiều sử dụng một số biện pháp xây dựng câu hỏi. * Kết quả thu được trước và sau khi áp dụng phương pháp xây dựng câu h ỏi theo hướng phát huy năng lực của học như sau: Thực trạng Kết quả Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Yếu- Giỏi Khá T.Bình 5,7% 12,2% 49,8% YếuK é m 32,3% Giỏi Khá T.Bình 19,2% 31,4% 48,7% K é m 0,7% Chương III: Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài 7 “phương pháp Xây dựng câu hỏi khi dạy chương iii phần sinh vật và môi trường Sinh học 9 1.Cơ sở đề xuất các giải pháp Nguyên tắc chung - Câu hỏi tập trung vào vấn đề nghiên cứu. - Câu hỏi mang tích chất nêu vấn đề, buộc học sinh phải luôn ở trạng thái có vấn đề. - Hệ thống câu hỏi - lời giải đáp thể hiện một cách logic chặt chẽ, các bước giải quyết một vấn đề lớn tạo nên nội dung trí dục chủ yếu của bài, là nguồn tri thức cho học sinh. - Trong nhiều trường hợp giáo viên nên nêu ra nhiều câu hỏi gây sự tranh luận. Trong cả lớp, tạo điều kiện phát triển tính độc lập tư duy của học sinh, lập luận theo quan điểm riêng của mình. 2. Các giải pháp chủ yếu Để thiết kế được câu hỏi nói chung và câu hỏi phát huy năng lực tự lực nói riêng cần thực hiện theo quy trình sau: Các bước tiến hành 1 2 3 4 5 Nội dung thực hiện - Xác định rõ và đúng mục tiêu của câu hỏi - Liệt kê những cái cần hỏi và sắp xếp những cái cần hỏi theo một trình tự phù hợp với các hoạt động học tập - Diễn đạt các câu hỏi - Xác định những nội dung cần trả lời - Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt để đưa câu hỏi vào sử dụng *Diễn đạt điều cần hỏi - Mỗi câu hỏi đều chứa đựng hai nội dung: Điều đã biết và điều cần tìm. Điều đã biết và điều cần tìm. Điều đã biết và điều cần tìm có quan hệ với nhau, điều đã biết và điều cần tìm là cơ sở để suy ra điều cần tìm, hay điều cần tìm là hệ quả của điều đã biết. - Điều đã biết là những thông tin được nêu trong sách giáo khoa hay những kiến thức vẫn được thu nhận trước đó, điều đã biết thể hiện qua kênh chữ hoặc kênh hình. - Điều cần tìm là mối quan hệ giữa các hiện tượng hay đặc điểm bản chất, hay xác định kỹ năng ứng dụng, phương pháp luận hay nguyên nhân giải thích . Dựa vào đó giáo viên có thể diễn đạt trong câu hỏi theo trình tự khác nhau: Điều đã biết - điều cần tìm hay điều ngược lại. *Xác định nội dung cần trả lời 8 “phương pháp Xây dựng câu hỏi khi dạy chương iii phần sinh vật và môi trường Sinh học 9 Tìm nội dung trả lời để xác định câu hỏi có trả lời được hay không? Câu trả lời có phù hợp với trình độ của học sinh hay không? Nếu không cần sửa lại như thế nào? *Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt câu hỏi để đưa vào sử dụng. Đây là khâu cuối cùng, câu hỏi lúc này giống như viên ngọc đã được gọt rũa cẩn thận để đưa vào sử dụng nhằm đạt hiệu quả cao nhất. * Xây dựng Câu hỏi để dạy các bài ở chương III phần sinh vật và môi trường – sh9. * Các câu hỏi để dạy bài 53 – tác động của con người đối với môi trường ND1 – Tác động của con người tới môi tr ường qua các thời kỳ phát tri ển của xã hội 1. Xã hội loài người được phát triển qua mấy thời kỳ? 2. ở thời kỳ nguyên thủy xã hội loài người có những tác động gì vào môi trường? 3. ở thời kỳ nông nghiệp xã hội loài người có những tác động gì vào môi trường? 4. ở thời kỳ công nghiệp xã hội loài người có những tác động gì vào môi trường? 5. Trong các thời kỳ trên thì thời kỳ nào con người tác động vào môi trường nhiều nhất? ND2 – Tác động của con người làm suy thoái tự nhiên 6. Kể tên những tác động làm suy thoái môi trường tự nhiên? 7. Với mỗi tác động gây nên những hậu quả gì cho môi trường? 8. Hoàn thành bảng 53.1 Bảng 53.1. Những tác động của con người phá hủy môi trường tự nhiên Hậu quả phá hủy môi Hoạt động của con người Ghi kết quả trường tự nhiên 1. Hái lượm a) Mất nhiều loài sinh vật 2. Săn bắt động vật hoang dã b) Mất nơi ở của sinh vật 3. Đốt rừng lấy đất trồng trọt c) Xói mòn và thoái hóa đất 4. Chăn thả gia súc d) Ô nhiễm môi trường 5. Khai thác khoáng sản e) Cháy rừng 6. Phát triển nhiều khu dân cư g) Hạn hán 7. Chiến tranh h) Mất cân bằng sinh thái 9. Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo em, đó là những hậu quả gì? ND3 – Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi tr ường t ự nhiên 10. Ngoài những mặt hạn chế thời kỳ công nghiệp đã có những m ặt tích c ực nào? 11. Kể tên những biện pháp nhằm cải tạo môi trường? 9 “phương pháp Xây dựng câu hỏi khi dạy chương iii phần sinh vật và môi trường Sinh học 9 12. Ngoài các biện pháp trên còn có những biện pháp nào để cải tạo môi trường nữa không? ND4 - Kết luận và kiểm tra đánh giá 13. Kể tên những nguyên nhân gây suy thoái môi trường? 14. Kể tên những việc làm ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên mà em biết; tác hại của những việc đó; những hành động cần thiết để khắc phục ảnh hưởng xấu rồi liệt kê vào bảng 53.2? Bảng 53.2. Bảng ghi những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và biện pháp khắc phục Hành động cần làm Tên việc làm Tác hại để khắc phục 15. Qua bài học em rút ra được những điều gì * Xây dựng các Câu hỏi để dạy bài 54: ô nhiễm môi trường ND1- Mở bài: 1. Ô nhiễm môi trường là gì? 2. Ô nhiễm môi trường do những nguyên nhân nào? ND2 – Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường Quan sát H54.1  6 3. Có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? 4. Ô nhiễm không khí do những nguồn nào? 5. Hoàn thành bảng 54.1 Bảng 54.1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí Hoạt động 1. Giao thông vận tải: - Ôtô 2. Sản xuất công nghiệp: - Nhiên liệu bị đốt cháy - Xăng, dầu… - Than đá 10 “phương pháp Xây dựng câu hỏi khi dạy chương iii phần sinh vật và môi trường Sinh học 9 3. Sinh hoạt: 4. …………………………………….. - 6. Ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học do những nguồn nào? 7. Ô nhiễm phóng xạ do những nguồn nào? 8. Ô nhiễm chất thải rắn do những nguồn nào? 9. Hoàn thành bảng 54.2 Bảng 54.1. Các chất thải rắn gây ô nhiễm Tên chất thải - Giấy vụn - Hoạt động thải ra chất thải - Sinh hoạt, sản xuất công nghiệp 10. Ô nhiễm chất thải rắn do những nguồn nào? ND3- Kết luận và kiểm tra đánh giá 11. Qua bài học em rút ra được những điều gì? 12. Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? 13. Có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Bản thân em và gia dình đã làm gì để bảo vệ môi trường? 14. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng: Những hành động sau đây, hành động nào gây ô nhiễm môi trường A. Sử dụng túi nilon để đựng thực phẩm. B. Xây dựng bể khí sinh học bioga. C. Vứt xác động vật chết ra môi trường xung quanh D. Thu gom vỏ túi đựng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật đem đốt * Các Câu hỏi để dạy bài 55: - ô nhiễm môi trường ND1- Hạn chế ô nhiễm môi trường 1. Có mấy cách nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường? 2. Có những cách nào nhằm hạn chế ô nhiễm không khí? 3. Có những cách nào nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước? 11 “phương pháp Xây dựng câu hỏi khi dạy chương iii phần sinh vật và môi trường Sinh học 9 4. Có những cách nào nhằm hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật? 5. Có những cách nào nhằm hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn? 6. Hoàn thành bảng 55 Bảng 55. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm Tác dụng hạn chế 1. Ô nhiễm không khí Ghi kết quả Biện pháp hạn chế a) Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy. b) Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh khí thải (năng lượng gió, 2. Ô nhiễm nguồn nước mặt trời). c) Tạo bể lắng và lọc nước thải. d) Xây dựng nhà máy xử lí rác. 3. Ô nhiễm do thuốc bảo e) Chôn lấp và đốt cháy rác một vệ thực vật, hóa chất. cách khoa học. g) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng 4. Ô nhiễm do chất thải tránh. rắn h) Xây dựng thên nhà máy tái chế chất thải thành nguyên liệu, đồ dùng… 5. Ô nhiễm do chất phóng i) Xây dựng công viên cây xanh, xạ trồng cây. k) Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống. 6. Ô nhiễm do các tác l) Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ nhân sinh học các chất gây nguy hiểm cao. m) Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học. 7. Ô nhiễm do hoạt động n) Sản xuất lương thực và thực tự nhiên, thiên tai phẩm an toàn. o) Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp…ở xa khu dân cư. 8. Ô nhiễm tiếng ồn p) Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông. q) ………………………….. 4.3.7. Ngoài các biện pháp trên còn có những biện pháp nào nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nữa không? 12 “phương pháp Xây dựng câu hỏi khi dạy chương iii phần sinh vật và môi trường Sinh học 9 ND2- Liên hệ thực tế. Hoạt động theo nhóm, các nhóm thảo luận, giải thích từng hiện tượng thực tế ở sách giáo khoa và trong đời sống theo câu hỏi. 8. Bản thân em và gia đình đã đã làm được những gì nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường? 9. ở địa phương em có những nguồn gây ô nhiễm nào? Chính quyền địa phương đã có những biện pháp gì nhàm hạn chế ô nhiễm môi trường? ND3- Kết luận và kiểm tra đánh giá. 10. Qua bài học em rút ra được những điều gì? 11. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. Hạn chế ô nhiễm bằng cách: A. Xây dựng các nhà máy xí nghiệp trong khu dân cư B. Nuôi thả gia súc, gia cầm tự do C. Thanh tra môi trường xử lí nghiêm các vụ vi phạm về môi trường D. Môi trường không phải là của riêng ai nên không cần bảo vệ 12. Hãy đánh dấu  vào  cho ý trả lời của các câu sau: * Có mấy biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường :  3.  4.  5.  6. * Xác định hiệu quả của những Câu hỏi đã đề xuất - Phương pháp xác định. Sau khi xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực, khi dạy các bài ở chương III Phần Sinh vật và môi trường và trong khi soạn bài tôi đã xây dựng một hệ thống câu hỏi cụ thể ở các bài đó như sau: - Bài 53 - Tác động của con người đối với môi trường Bao gồm 15 câu hỏi. Từ câu 5.1.1 - 5.4.15. - Bài 54 - Ô nhiễm môi trường Bao gồm có 14 câu hỏi. Từ câu 5.2.1 - 5.2.14. - Bài 55 - Ô nhiễm môi trường Bao gồm 12 câu hỏi. Từ câu 5.3.1 - 5.3.12. Ngoài bài soạn, xây dựng hệ thống câu hỏi tôi còn tiến hành điều tra tham khảo trên các em học sinh khối 9 trong 2 năm h ọc: 2007 – 2008, 2008 – 2009 của Trường THCS Cẩm Tâm. Để xác định hiệu quả của những câu hỏi đã xây dựng. -Kết quả sau khi điều tra Sau khi tham khảo ý kiến của các đồng chí, đồng nghiệp cùng trường, thông tin phản hồi từ các em học sinh trong các năm học nói trên về hiệu quả của những câu hỏi đã đề xuất, tôi tập hợp thu được kết quả của bảng thống kê dưới đây: 13 “phương pháp Xây dựng câu hỏi khi dạy chương iii phần sinh vật và môi trường Sinh học 9 Số CH PHNLTL được giáo viên sử dụng Bài dạy Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường Bài 54: Ô nhiễm môi trường. Bài 55: Ô nhiễm môi trường. Tổng Kết quả tốt Kết quả khá Số CH chưa tốt CH học sinh không trả lời được TS % TS % TS % 12 80,0 2 13,4 1 10 71,4 3 21,4 8 66,6 3 30 73,2 8 CH sai TS % 6,6 0 0,0 1 7,2 0 0,0 25,0 1 8,4 0 0,0 19,5 3 7,3 0 0,0 *Nhận xét Từ kết quả thu được thông qua thống kê tôi nhận thấy hiệu quả của những câu hỏi phát huy năng lực tự lực đã xây dựng là rất lớn. Số câu hỏi được giáo viên đánh giá là rất tốt đem lại hiệu quả cao trong khi dạy là 73,2%. Số câu hỏi được đánh giá ở mức khá là 19,5%, số câu hỏi chưa tốt chỉ chiếm 7,3%. Song phần lớn số câu hỏi giáo viên cho là chưa tốt (những câu hỏi học sinh không trả lời được) tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ song đấy cũng là thực tế. Về trình độ của học sinh hiện nay chưa thực sự đồng đều hoặc câu hỏi do giáo viên nêu ra ch ưa th ực sự cô đọng dễ hiểu, hoặc quá khó, do vậy không phải học sinh nào cũng trả lời được. Như vậy việc xây dựng câu hỏi theo phát huy năng lực tự lực của học sinh. Khi dạy qua các bài ở chương III Phần Sinh vật và môi trường – SH9 nói riêng, dạy Sinh Học 9 và dạy môn Sinh học ở Trường THCS nói chung là rất cần thiết và có hiệu quả cao cần được giáo viên chúng ta quan tâm để nâng cao chất l ượng bài dạy trong bộn môn sinh học hiện nay. Phần : KếT LUậN Và khuyến nghị 1. Kết luận: Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Phương pháp xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh khi dạy các bài ở chương III Phần Sinh vật và môi trường- SH 9 – THCS”. Tôi đã tổng kết và rút ra những kết luận sau: 1.1 - Xác định được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong quá trình giảng dạy với việc xây dựng câu hỏi phát huy năng lực tự lực làm c ơ sỏ để đề xu ất nh ững biện pháp xây dựng câu hỏi. 1.2 - Phân biệt được đặc điểm cấu trúc nội dung cơ bản của các bài ở chương III Phần Sinh vật và môi trường - SH 9 - THCS. 1.3 - Xây dựng được hệ thống câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực có hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng giờ học. 14 “phương pháp Xây dựng câu hỏi khi dạy chương iii phần sinh vật và môi trường Sinh học 9 1.4 - Xác định được các biện pháp sử dụng câu hỏi. Trong giảng dạy sinh học 9 nói riêng và bộ môn sinh học nói chung. 1.5 - Kết quả của phương pháp chuyên gia khẳng định được hiệu quả của biện pháp xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh. 1.6 - ở các trường THCS giáo viên xây dựng câu hỏi theo quy trình ki ến th ức ch ặt chẽ dựa trên cơ sỏ lý thuyết còn hạn chế. Đề tài đã định hướng cho giáo viên biện pháp xây dựng câu hỏi cụ thể có hiệu quả giúp cho giáo viên có phương pháp giảng dạy thích hợp để nâng cao chất lượng giờ học. 2. khuyến nghị. Qua quá trình học tập nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học nhất là chương trình Sinh học nói chung và Sinh học lớp 9 nói riêng. Để phát huy dạy học của giáo viên và năng lực nhận thức của học sinh theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Để thực hi ện mục tiêu đó trong dạy học việc xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực t ự l ực c ủa các học sinh là một vấn đề hết sức cần thiết. Tuy nhiên có sử dụng câu h ỏi nhưng còn có nhiều hạn chế do giáo viên chưa có sơ lý luận để định hướng trong công vi ệc xây dựng câu hỏi đồng thời chưa có lý thuyết chỉ đạo khi xây d ựng câu h ỏi nên t ỷ l ệ câu hỏi đạt mục tiêu chưa cao. Qua việc nghiên cứu xây dựng đề tài “ Phương pháp xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực t ự l ực của h ọc sinh khi dạy các bài ở chương III Phần Sinh vật và môi trường- SH 9 – THCS” tôi có một số khuyến nghị sau: 2.1. Nhà trường, Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục cần mở nhiều chuyên đề các cấp để nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên bộ môn. 2.2. Nhà trường phải chú trọng hơn trong việc mua sắm thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc dạy học góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. 2.3. Bản thân mỗi giáo viên phải tự nghiên cứu đi sâu tìm hiểu, đầu t ư trí tuệ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra. Người viết Huỳnh Đắc Đệ 15 “phương pháp Xây dựng câu hỏi khi dạy chương iii phần sinh vật và môi trường Sinh học 9 TàI liệu tham khảo 1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành “Lý luận dạy học sinh học” phần Đại cương NXB Giáo dục - Hà Nội, 1996. 2. Nguyễn Ngọc Bảo “Phát triển tính tích cực và tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học” Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học phổ thông chu kỳ 2004  2007 - Bộ Giáo dục và đào tạo - Vụ Giáo dục trung học 2004 3. Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện hội nghị lần thứ II Ban chấp hành TW Đảng khoá 8 NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1997. 4. Trần Bá Hoành “Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS” NXB Giáo dục Hà Nội - 2000 5. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao “Phát triển các phương pháp dạy học tích cực” trong bộ môn sinh học” NXB Giáo dục, Hà Nội - 2000 6. Nguyễn Đức Thành (2005) “Chuyên đề tổ chức hoạt động học tập trong dạy học Sinh học ở trường THPT” 7. Sinh học 9 - Sách giáo viên Nhà xuất bản Giáo dục. 8. Thiết kế bài giảng sinh học 9 Nhà xuất bản ĐH quốc gia Hà Nội. 9. Bài soạn của các đồng nghiệp: - Nguyễn Đình Thành, Đỗ Trọng Giáp - Đỗ Thị Yến, Quách Văn Hiệu, Nguyễn Văn Phúc,… 10. Sinh học 9 - Sách giáo khoa Nhà xuất bản giáo dục PHầN ĐáNH GIá CủA HộI Đồng khoa học các cấp 16 “phương pháp Xây dựng câu hỏi khi dạy chương iii phần sinh vật và môi trường Sinh học 9 1. Đánh giá của hội đồng khoa học nhà trường Hội đồng khoa học trường THCS Hoàng Hoa Thám thống nhất xếp loại……. Chủ tịch HĐKH Hiệu trưởng 2. Đánh giá của hội đồng khoa học ngành 17 “phương pháp Xây dựng câu Gi¸o viªn: Huúnh §¾c §Ö hỏi khi dạy chương iii phần sinh vật và môi trường Sinh học 9 - Trêng THCS Hoµng Hoa Th¸m - Trang 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan