Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn quản lí dạy thêm, học thêm để phát huy tính tự học của học sinh trường thpt...

Tài liệu Skkn quản lí dạy thêm, học thêm để phát huy tính tự học của học sinh trường thpt xuân lộc.

.DOC
17
882
142

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC. ----------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÍ DẠY THÊM, HỌC THÊM ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC Người thực hiện: TRẦN ĐÌNH VINH Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục X Phương pháp dạy học bộ môn  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác  Có đính kèm  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2011 -2012 SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VÊ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Trần Đình Vinh 2. Ngày tháng năm sinh. 02 – 10 - 1962 3. Nam . nữ. Nam 4. Địa chỉ. Trường THPT Xuân Lộc – Đồng Nai 5. Điện thoại: CQ. 0613871115 NR:0613872026 ĐTDĐ:0918254269 6. Fax E.mail: trandinhvinhht@yahoo,com 7. Chức vụ: Hiệu trưởng 8. Đơn vị công tác.Trường THPT Xuân Lộc – Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO. - Học vị : Thạc sĩ - Năm nhận bằng: 2004 - Chuyên môn đào tạo: Vât lí Kỉ thuật III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm. Quản lí - Số năm có kinh nghiệm: 20 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1. Giải pháp giảm tỉ lệ học sinh bỏ học ( Năm 2008) 2. Giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường ( Năm 2010) 3. Kết hợp các nguồn lực và giải pháp nhằm giáo dục kỉ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông. SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. ----------------------------------------------Xuân Lộc, Ngày 22 tháng 5 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2011 - 2012 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Quản lí dạy thêm, học thêm để phát huy tính tự học của học sinh. Họ tên tác giả: Trần Đình Vinh Đơn vị: Trường THPT Xuân Lộc. Lĩnh vực : Quản lí giáo dục X Phương pháp dạy học bộ môn  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác  1. Tính mới: - Có giải pháp hoàn toàn mới:  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có: X 2. Hiệu quả. - Hoàn toàn mới và đã triển khai ứng dụng trong toàn ngành và hiệu quả cao:  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai sử dụng trong toàn ngành có hiệu quả:  - Hoàn toàn mới và đã triển khai ứng dụng tại đơn vị có hiệu quả cao:  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai sử dụng tại đơn vị có hiệu quả: X 3. Khả năng ứng dụng. - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách: Tốt  khá:  Đạt: Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn để thực hiện và để đi vào cuộc sống: Tốt X khá:  Đạt:  Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  khá: X Đạt:  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ QUẢN LÍ DẠY THÊM, HỌC THÊM ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thời gian qua, xã hội rất quan tâm đến vấn đề dạy thêm, học thêm. Nhiều ý kiến coi dạy thêm như là tất yếu trong hoàn cảnh hiện nay, nhiều ý kiến đồng ý việc dạy thêm nhưng phải có sự quản lí của các cơ quan có trách nhiệm, có ý kiến phản đối việc dạy thêm, học thêm và đòi cấm tuyệt việc này. Trong bối cảnh đó, Bộ giáo dục Đào tạo và các cấp quản lí đã có chỉ đạo về công tác dạy thêm, học thêm nhằm hạn chế tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, do nhiều lí do, đa số phụ huynh và học sinh vẫn coi học thêm của con em như là một cứu cánh, mà không biết đến những hệ luỵ xấu của nó đối với sự phát triển tương lai của con em. Nhằm thực hiện tốt việc những quy định về dạy thêm, học thêm, trong bối cảnh hiện nay, ngoài những quy định của ngành, hiệu trưởng các nhà trường cần có những giải pháp phù hợp, nhằm phát huy tính tích cực chủ động và khả năng sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện và nhất là tạo cho học sinh một thói quen tự học, chủ động giải quyết các vấn đề, các yêu cầu của các môn học và cũng từ đó có thói quen chủ động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống tương lai. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI Lời nói đầu: Tự học là một phẩm chất rất cần thiết mà mỗi người phải rèn luyện để hình thành, nhằm làm cho việc học tập suốt đời của mỗi người có hiệu quả. Thói quen tự học, tự nghiên cứu không tự có mà nó được hình thành trong quá trình phấn đấu của con người, thói quen này hình thành càng sớm, thì việc học tâp càng trở nên dễ dàng và chủ động. Trong thực tế, vì nhiều lí do mà đa số học sinh chưa có thói quen tự học khi vào cấp học THPT, đây là cấp học đã rất cần có phẩm chất này và đây cũng là giai đoạn tốt nhất để hình thành thói quen tự học. Dạy thêm, học thêm tràn lan đã vô tình góp một phần làm giàm hoặc triệt tiêu khả năng tự học của học sinh. Với mong muốn hình thành thói quen tự nghiên cứu, tự học của học sinh ở cấp THPT nhằm thực hiện tốt và thành công trong việc học tập, rèn luyện ở cấp học tiếp theo, hoặc để chủ động khi vào đời, tôi đã trăn trở tìm tòi cách ‘thổi’ vào học sinh một tư tưởng tự học, mà tôi cho là nếu ai thực hiện được sẽ thành công rực rỡ trong cuộc sống tương lai, và quản lí dạy thêm, học thêm cũng là một phần công việc để tạo điều kiện và cơ hội để hình thành tự học cho học sinh khi nó còn chưa muộn. Tôi không kết tội ở dạy thêm tích cực như vốn dĩ nó đã có từ thời xa xưa cho đến nay, mà chỉ muốn nghiên cứu nhằm giảm đi tiêu cực trong dạy thêm, học thêm và hình thành thói quen tự học cho những học sinh từ trước đến nay chỉ ỉ lại vào học thêm, vào thầy cô. Vì vậy trong phần lí luận tôi chỉ nhấn mạnh đến vấn đề tự học còn phần quản lí dạy thêm, học thêm chỉ nói ở phần giải pháp nhằm hỗ trợ cho việc hinh thành thói quen tự học cho học sinh. Đó là lí do tôi chọn đề tài này. 1. Thuận lợi: - Có sự chỉ đạo của các cấp về công tác dạy thêm, học thêm. - Xã hội quan tâm nhiều, bàn luận nhiều đến học thêm, dạy thêm và về sự cần thiết của việc tự học của học sinh, rất nhiều gương tự học thành đạt trong cuộc sống được thông tin đại chúng nhắc tới và đã được xã hội tôn vinh. - Đổi mới phương pháp giảng dạy, nhất là phần hướng dẫn học sinh tự học ở nhà đang được các nhà trường triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua. - Nhiều thầy cô hiểu đúng các vấn đề về dạy thêm học thêm và tầm quan trong của việc tự học của học sinh. - Học sinh có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, phụ huynh quan tâm đến tương lai của con em. Nhiều học sinh tích cực trong học tập, có nhiều học sinh đã có phương pháp học tốt, biết tự học và đã có kết quả tốt trong học tập rèn luyện. 2. Khó khăn. - Chương trình học của học sinh còn nặng nề về lí thuyết, các đánh giá học sinh thiên về điểm số, cách lực chọn vào học các trường Đại học, cao đằng chỉ thuần túy kiến thức, không chú trong đến các năng lực khác của học sinh. Kiến thức thi nặng nề. Nhiều phụ huynh học sinh đang quan tâm quá mức đến điểm số các môn học của học sinh, bất chấp hậu quả. - Hiện tượng học thêm phổ biến ở mọi nơi, mọi cấp học, làm cho học sinh không còn thời gian để tự học, nhiều phụ huynh và học sinh còn coi việc học thêm là cách tốt nhất để đạt được kết quả trong các kì thi, ỉ lại vào thầy cô. - Một số ít thầy cô không thấy tác hại của việc học thêm không đúng đắn, một số phụ huynh quản lí con bằng cách cho vào các lớp học thêm. - Đời sống một bộ phận giáo viên còn khó khăn. - Nhiều học sinh không có phương pháp học tập, rèn luyện. Không chú trong việc tự học, không dành thời gian cho việc tự học. III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lí luận. a. Tự học là gì ? Học và tự học là một kỉ năng cần giáo dục cho học sinh, trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. Tự học ở đây không chỉ được hiểu là việc tự nghiên cứu bài vở ở nhà thay cho việc đi học thêm mà nó còn được hiểu là việc về xem lại bài vở, biến những kiến thức được giảng dạy thành của mình. Từ đó có thể khắc sâu và nhớ lâu những hiểu biết, thay cho cách học rất phi logic hiện nay của nhiều học sinh: học theo khuôn mẫu đã được định trước Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của học sinh. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở người học mà còn là sự nghiệp của nhà trường Trong tự học, bước đầu thường có nhiều lúng túng nhưng chính những lúng túng đó lại là động lực thúc đẩy người học tư duy để thoát khỏi “lúng túng”, nhờ vậy mà thành thạo lên. Phương pháp tự học có tác dụng bồi dưỡng năng lực tự học. . b. Thực trạng về việc tự học của học sinh. Nhiều học sinh hiện nay đang rơi vào tình trạng lúc nào cũng bận rộn. Học sinh bận rộn với việc học ở trường, học thêm, bài tập về nhà, …. Tuy nhiên, bận rộn với việc học có thể là do phương pháp học chưa hợp lý và một trong những lý do lý giải điều đó chính là chưa biết sắp xếp, vận dụng thời gian tự học vào trong lịch học của mình. Trong thời gian học, học sinh đã nạp nhiều kiến thức vào đầu. Những con chữ từ sách, từ miệng thầy cô như những món ăn đã được tinh chế sẵn, chỉ việc ngồi và thưởng thức. Nhiều học sinh cho rằng như vậy không cần phải động não quá nhiều. Chỉ cần đến lớp ghi chép bài đầy đủ và học bài tới lúc thi có thể đạt được điểm, Hoặc nếu không hiểu những gì trên lớp thầy cô dạy thì đã có cách đi học thêm, lại một quá trình tiếp thu một cách thụ động khác được nạp vào bởi vậy lúc này tinh thần tự học của học sinh lại càng giảm xuống, sẽ lại phụ thuộc vào các lớp học thêm. Học sinh trở nên lười suy nghĩ hơn. Đó là lối học thụ động, không đem lại hiệu quả cao, dễ khiến nhiều người rơi vào tình trạng lúng túng, bối rối khi những kiến thức ấy được liên hệ với thực tế bên ngoài. Kiến thức được nạp vào một cách thụ động, đôi khi chỉ là học thuộc lòng theo kiểu học vẹt, không có sự đào sâu suy nghĩ để hiểu cặn kẽ nên chúng cũng ra khỏi đầu một cách nhanh chóng. Chính bởi cách học đó đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều học sinh nên rất nhiều học sinh khi đặt chân vào các trường đại học trở nên vô cùng bỡ ngỡ bởi đây là môi trường đòi hỏi tính tự học rất cao. Không còn là những giờ lên lớp thầy cô đọc cho chép hay bài làm hướng dẫn như những năm học trước, không còn đề cương chỉ việc học thuộc lòng và đi thi như trước. c. Luận bàn. Từ thực tế trên khẳng định việc tự học là rất quan trọng. Tự học sẽ giúp ta có ý thức trong quá trình học tập: chủ động nghiên cứu, tìm tòi, suy nghĩ, khám phá… bổ sung thêm những kiến thức còn thiếu sót, củng cố kiến thức chưa vững vàng và quan trọng hơn là mỗi ngày sự hiểu biết của con người càng tăng lên., để hoạt động học tập của học sinh đạt chất lượng và hiệu quả, học sinh phải có tri thức và kỹ năng tự học. Chính kỹ năng tự học là điều kiện vật chất bên trong để học sinh biến động cơ tự học thành kết quả cụ thể và làm cho học sinh tự tin vào bản thân mình, bồi dưỡng và phát triển hứng thú, duy trì tính tích cực nhận thức trong hoạt động tự học của họ. Có nhiều cách học, nhưng cách học hiệu quả nhất là tự học.Chỉ có sự tự học mới giúp chúng ta dễ dàng tiếp thu và hiểu sâu kiến thức một cách chủ động. Tất cả đòi hỏi ở người học một tinh thần tự học nếu như muốn có được thành tích học tập tốt. Nếu như ý thức được việc tự học, tự nghiên cứu lại bài học sẽ giúp học sinh có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học thì sẽ thu được thành quả cao trong quá trình học tập Tự học chính là một chiếc chìa khóa đưa người học đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp thành công trong học tập.Nếu biết tự học thì chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt trong quá trình học: chủ động suy nghĩ,tìm tòi,khám phá,nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề, từ đó tự học giúp tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình TV, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình. Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập, có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa, nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng, chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay...hay Trạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học,sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong "Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời. Thực tế đã cho ta thấy những tấm gương tự học như Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo, không có tiền mua dầu thắp sáng nên ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Hay nhà toán học Lương Thế Vinh từ một đứa trẻ chăn trâu vẫn luôn tu chí học hành, hoặc không ai xa là Bác Hồ từ một anh Ba phụ bếp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ đến người thợ quét tuyết trong công viên, Bác vẫn không ngừng tiếp thu và học tập để nâng cao hiểu biết về văn hóa, lịch sử nhân loại, rút ra những kinh nghiệm bổ ích và Người đã trở thành một danh nhân văn hóa thế giới… Những minh chứng trên phải chăng đã quá sáng tỏ để nhận ra rằng, có tự học, chúng ta mới xác định được năng lực của bản thân. Khổng Tử đã dạy: “Bể học không bờ”, vì thế ta không nên nản lòng khi thấy việc học của ta còn nông cạn, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm và ta cần phải cố gắng bồi đắp bằng ý chí và nghị lực của mình bởi việc tích lũy kiến thức của con người như “Kiến tha lâu đầy tổ”. Tự học là phương pháp tốt nhất để tiếp thu, tích lũy những điều thú vị ở quanh ta. Mỗi người cần tập dần tính tự học để có kiến thức uyên bác làm giàu cho đất nước. Thế hệ trẻ ngày nay muốn chiếm lĩnh được đỉnh cao khoa học, làm chủ cuộc sống và tương lai thì phải xác định được phương pháp học tập đúng đắn nhất là tự học. Từ những nội dung và ý nghĩa nêu trên cho tôi thấy trách nhiệm quản lí của mình trong việc hình thành thói quen tự học cho học sinh, những trăn trở đó được triển khai bằng những công việc cụ thể trong năm học vừa qua. 2. Các nội dung và biện pháp thực hiện quản lí việc học thêm để hình thành tính tự học của học sinh trường THPT Xuân Lộc. 2.1: Phổ biến và tuyên truyên cho học sinh hiểu về phương pháp học tập tích cực. Tích hợp các nội dung cần phổ biến cho học sinh vào các nội dung tiết sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm, nội dung phải truyền tải để học sinh hiểu được gồm: Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học hợp lý là cần thiết. điều quan trọng là phải có hệ thống kỹ năng tự học. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, bởi lẽ muốn có kỹ năng nghề nghiệp sau này trước hết phải có kỹ năng làm việc độc lập, trên cơ sở phát huy tính tích cực nhận thức để chiếm lĩnh hệ thống tri thức. Vì tri thức là sản phẩm của hoạt động, muốn nắm vững tri thức và có tay nghề thì việc rèn luyện hệ thống kỹ năng tự học một cách thường xuyên và nghiêm túc phải được chú trọng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Phương pháp tự học nêu trên là một chu trình ba giai đoạn: Giai đoạn 1- Tự nghiên cứu: Học sinh đọc trước các kiến thức trong tài liệu. tự suy nghĩ, tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích,để có thể hiểu và phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân. Giai đoạn 2 - Tự thể hiện: Học sinh nghe thầy giáo giảng, tiếp tiếp thu bài giảng so sánh với những hiểu biết qua tự đọc và lí giải, thực hiện của thầy, đối thoại với thầy, với bạn những vấn đề mình chưa thấy hiểu, có thể bằng văn bản, bằng lời nói, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự đối thoại, giao tiếp. Giai đoạn 3 - Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi với các bạn và thầy cô, sau khi thầy cô kết luận, học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá hiều biết, kỉ năng ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành kiến thức, kỉ năng của mình. Chu trình tự nghiên cứu - tự thể hiện - tự kiểm tra, tự điều chỉnh “thực chất cũng là con đường” phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết, và giải quyết vấn đề của nghiên cứu khoa học trong tương lai nhất là sau này khi vào bậc học Đại học. Rèn luyện phương pháp tự học phải trở thành mục tiêu học tập của học sinh Tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân để hoàn thành nhiệm vụ học tập của họ đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học trong nhà trường. Tự học là sự thể hiện đầy đủ nhất vai trò chủ thể trong quá trình nhận thức của học sinh. Trong quá trình đó, học sinh hoàn toàn chủ động và độc lập, tự lực tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức dưới sự chỉ đạo, điều khiển của thầy cô. Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình, học sinh cần tự rèn luyện phương pháp tự học, đây không chỉ là một phương pháp nâng cao hiệu quả học tập mà là một mục tiêu quan trọng của học tập. Có như vậy phương pháp tự học mới trở thành cốt lõi của phương pháp học tập. * Hướng dẫn phương pháp và rèn luyện kỉ năng hoc cho học sinh Một cách học nữa cũng hiểu quả không kém đó là học qua các bài tập. Việc làm bài tập giúp chúng ta củng cố các kiến thức đã học, nắm bắt được bản chất của vấn đề. Hơn thế tự học qua các bài tập giúp ta sáng tạo hơn trong cách giải bài tập giải bài tập sao cho ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Chính vì vậy có rất nhiều dạng bài khác nhau để giúp nắm vững và sáng tạo các kiến thức đã học được. Một cách hơn nữa cũng rất hiểu quả là thông qua cách học thuộc lòng. Cách học này không phải là cách học vẹt. Khi học cần phải biết là chúng ta đang học cái gì? Nội dung của nó ra làm sao? Chỉ có học thuộc mới giúp chúng ta nhớ lâu hơn không bị quên. Nhưng học thuộc lòng cũng phải có phương pháp học làm sao dễ nhớ - rạch ra các ý quan trọng mà học, chứ không cần học từng dấu chấm . Vì vậy học thuộc lòng cũng là một cách tự học cho kết quả cao. Nhưng cho dù học bằng phương pháp nào, qua báo chí hay cần phải biết áp dụng vào trong thực tế, vào cuộc sống. Điều này giúp chúng ta không bị xa rời thực tế, biết áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày, vào sản xuất nông, công nghiệp hoặc một ngành nghề hoặc nghề nào đó. Khi áp dụng vào thực tế, biết áp dụng các kiến thức đã học sẽ được sử dụng triệt để, sâu sắc nhất đồng thời cũng là cách tự học hiểu quả nhất, bởi nó giúp chúng ta không chỉ nắm vững các kiến thức đã được cung cấp mà còn khám phá ra nhiều vấn đề mới nảy sinh cần phải được giải quyết bằng các thao tác tổng hợp, tra cứu sách vở, học hỏi những người có kinh nghiệm, bàn luận với bạn bè. * Rèn luyện trí nhớ. Trí nhớ của mỗi người làm việc theo các kiểu riêng của nó. Trí nhớ thành 3 loại chính: - Trí nhớ hình tượng. - Trí nhớ cảm xúc. - Trí nhớ logic. Ba dạng trí nhớ tồn tại đồng thời, tuy nhiên tùy theo thời kỳ sinh học mà loại này chiếm ưu thế hơn hai loại kia. Dạng trí nhớ hình tượng và logic giữ vai trò quan trọng nhất ở tuổi học sinh. Bởi lẽ, tất cả những gì liên quan tới kiến thức toán, lý, hóa, văn… đều gắn bó với trí nhớ logic, với sự hổ trợ của trí nhớ hình tượng. Có những học sinh lặng lẽ học bài một mình, đó là những bạn có trí nhớ hình tượng phát triển. Ngược lại có những bạn ít đọc sách, chủ yếu nghe giảng và thích học nhóm, trao đổi với bạn bè. Điều đó cho thấy chúng ta thường chỉ thích chọn và luyện cho mình một dạng trí nhớ mà bỏ phí những khả năng ghi nhớ khác. Để tăng cường trí nhớ, đầu tiên chúng ta phải biết cách xoá bỏ những thông tin không có ý nghĩa, hoặc cố nhớ một cách máy móc những thứ mình không hiểu. Thật ra, với những "hiểu biết" không có tác dụng gì thì không cần nhớ và các "tri thức" nếu chưa hiểu rõ mà nhớ thì cũng chẳng có tác dụng gì. Như vậy, để nâng cao trí nhớ, phải hiểu những nội dung tri thức học được, đây là điều hết sức quan trọng. Có lẽ sẽ có người phản đối rằng: để đối phó với các kỳ thi không thể không dùng đến những cách nhớ này. Hẳn nhiên, việc giáo dục của các trường học hiện nay buộc học sinh thường phải dùng cách nhớ máy móc chỉ với mục đích thi cử, xong rồi quên. Rõ ràng, cách ghi nhớ máy móc không hề mang lại kết quả tốt. Như vậy để có bản lĩnh cao cường về trí nhớ thì cần rèn luện trí nhớ, muốn vậy cần phải thực hiện tốt các yêu cầu: Ôn tập; Hiểu rõ mục đích ghi nhớ: Tích cực hoạt động thực tế: Phải hiểu rõ nội dung ghi nhớ. Khi học sinh nắm bắt được nội dung trên thì nững tác động tiếp theo của nhà trường sẽ dễ được học sinh tiếp nhận và thực hiện. 2.2. Nêu gương những học sinh có phương pháp học tập tốt, có kết quả cao trong học tập. . Tuyên truyền, phổ biến cho học sinh gương học tập có phương pháp đật kết quả rất cao mặc dù không đi học thêm một môn nào. Các kiến thức cần tryền đạt và gương học giỏi cân truyền đạt là: Thực tế ngày nay cho thấy cách học của nhiều học sinh chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp,thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô.Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mươi lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm.Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo,văn mẫu,hướng dẫn...dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập. Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt":học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung,vấn đền được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành,chỉ học lí thuyết suôn, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến nãn chí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao. Tuy nhiên. trong trường THPT Xuân Lộc cũng có một số học sinh có phương pháp học tập đúng, đã có kết quả rất tốt cụ thể là: học sinh: Tạ Hoàn Thiện Quân – lớp 10 B1 có đểm tổng kết HKI năm học 2011-2012 các môn học là: 9,0 ( Toán :9,9; Vật lý: 9,2;Hóa học: 9,2; Sinh học: 9,3; Tin học: 9,5; Ngữ văn: 7,7; Lịch sử: 9,2; Địa lý: 8,9; Ngoại ngữ: 9,6; GDCD: 8,7; Cộng nghệ: 9,0; Thể dục: 6,5; GDQP-AN: 9,0) đây là học sinh không đi học thêm bất cứ một môn học nào trong cả suốt cả học kì một. Đây là tấm gương điển hình của nhà trường về phương pháp học tập đúng, nhất là khả năng tự học và biết cách sắp xết thời gian để tự học. 2.3. Triển khai các quy đnh về dạy thêm, học thêm của các cấp, đi sâu bàn cách quản lí dạy thêm ở nhà trường nhằm tạo thói quen tự học cho học sinh. 2.3.1. Triển khai các quy định về dạy thêm, học thêm cho thầy cô giáo. Triển khai đầy đủ các văn bản, yêu cầu tất cả giáo viên dạy thêm thực hiện nghiêm túc. Dạy thêm, học thêm phải là sự tự giác của thầy, trò và phụ huynh, được thể hiện qua các cam kết, muốn dạy thêm phải có giấy cấp phép và thực hiện như giấy cấp phép quy định, phải chịu sự quản lí của nhà trương. 2.3.2. Bàn biện pháp dạy thêm, học thêm ở nhà trường THPT Xuân Lộc, nhằm rèn luyện tính tự học cho học sinh. Thực tế có một số học sinh trường THPT Xuân Lộc có khả năng tự học cao, cũng mong muốn tự học để đạt kết quả tót, nhưng do tâm lí, nên trong thời gian qua, rất ít học sinh tự học khi thầy cô có dạy thêm. Một số học sinh, có thói quen ỉ lại vào việc dạy thêm của thầy cô, nên không chủ động trong học tập, nhà trường nhận thấy phải có những quy định riêng của nhà trường, để tác động tích cực đến các đối tượng nêu trên. Từ đó đã thống nhất các quy định: Thầy cô không tổ chức dạy thêm cho khối lớp 10. còn đối với lớp 11 và 12 tổ chức dạy thêm theo từng loại hình: Học sinh giỏi; học sinh khá trở lên có nhu cầu học nâng cao; học sinh yếu muốn bù đắp kiến thức để đáp ứng việc thi tốt nghiệp và học sinh kém, nhà trường sẽ hỗ trợ phụ đạo, yêu cầu phụ huynh và GVCN cộng tác, để học sinh thực hiện tốt thời gian học tập; với việc thống nhất như trên, sẽ giảm được các nguy cơ, học sinh khối 10 sẽ cố gắng tiếp thu bài giảng trên lớp, về nhà tự học và tăng cường học hỏi lẫn nhau, có những học sinh sẽ quay quắt với những vấn đề mình chưa hiểu sẽ cố gắng tìm tòi, từ đó bắt đầu hình thành thói quen tự học, chịu khó tự học để hiểu biết. tuy nhiên, để gỡ bí cho một vài học sinh khối 10 ( vì không có thầy dạy thêm để ỉ lại), nhà trường đã động viên một số thầy cô, tổ chức giải đáp thắc mắc cho học sinh khi học sinh quá bí, công việc này được Đoàn thanh niên đảm nhiệm và đã làm có hiệu quả. Đối với học sinh khối 11 và 12 sẽ học theo phân tầng và kết hợp với việc làm các bài kiểm tra chung của nhà trường thì giảm thiểu được việc học tràn lan, nhằm đảm bảo thời gian cho học sinh tự học ở nhà. 2.3.3. Phổ biến cho cha mẹ học sinh về việc quản lí dạy thêm của nhà trường nhằm tạo sự đồng thuận và hỗ trợ của cha mẹ. Họp cha mẹ cha mẹ học sinh, nói rõ quan điểm của nhà trường về vấn đề học thêm của con em để cha mẹ học sinh hiểu và cho ý kiến trao đổi về vấn đề này, nhất là việc không tổ chức dạy thêm ở khối lớp 10. Qua phiếu thăm dò đã thấy đa số cha me học sinh nhất trí với chủ trương nhà trường về vấn đề dạy thêm học thêm. Nhiều ý kiến tỏ ra tâm đắc việc “ Cai học thêm” đối với học sinh khối 10 nhằm yêu cầu học sinh làm việc cật lực trong năm này, trường hợp đặc biệt sẽ có sự hướng dẫn, giải đáp của thầy cô do nhà trường hỗ trợ. 2.3.4. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm tăng các kiến thức về kỉ năng sống cho học sinh. Việc học thêm tràn lan các kiến thức lí thuyết, cũng có nguyên nhân do sân chơi của học sinh quá ít, như vậy cần tạo ra các sân chơi bổ ích cho học sinh và cũng góp phần định hướng học thêm cho học sinh, từ những suy nghĩ đó nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho học sinh (Các hoạt động này cũng chính là tạo ra các lớp học để giáo dục kỉ năng sống) bao gồm các hoạt động : Thể dục sân trường, tham quan tìm hiểu, thuyết trình, chụp ảnh ý tưởng, văn nghệ, trổ tài nấu ăn, thiết kế thời trang… Tất cả các hoạt động này đều có sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh và các tổ chức ngoài nhà trường, những hoạt động này đã rất có hiệu quả nhờ việc chúng ta quản lí tốt dạy thêm, học thêm và được học sinh, cha mẹ học sinh hưởng ứng. Mảng giáo dục kỉ năng sống có hiệu quả sẽ thúc đẩy nhiều hoạt động khác của nhà trường. * Huy động các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỉ năng sống. - Phát huy nguồn lực BGH, trao đổi, quán triệt trong BGH về quan điểm chỉ đạo và thống nhất trong lãnh đạo, quản lí công tác GDKNS cho học sinh, từ đó đề ra các kế hoạch chi tiết cho các tổ chức trong nhà trường đặc biệt chú trọng đến kế hoạch của Giáo viên chủ nhiệm và kế hoạch phối hợp giữa GVCN với các tổ chức trong nhà trường, nhất là tổ chức Đoàn thanh niên. - Khai thác thế mạnh của một số Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) của nhà trường hiện có, bằng cách đặt hàng các đề tài sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo viên chủ nhiệm, để từ đó tập hợp được trí tuệ của đội ngũ này. Số đề tài SKKN phải đảm bảo bao quát hết các hoạt động của GVCN ( Khoảng 10 đề tài) , chú ý đến nhiệm vụ GDKNS cho học sinh. Sau khi các đề tài đã hoàn thành, nghiệm thu và tổ chức hội thảo công tác GVCN. Hội thảo cần chú trọng là rõ vai trò của GVCN, thực trạng công tác GVCN, những kinh nghiệm trong công tác GVCN, những vướng mắc cần chia sẽ và kiến nghị hỗ trợ công tác GVCN và điều quan trong nhất của hội thảo là định hướng công tác GVCN và phối hợp các nguồn lực trong công tác giáo dục kỉ năng sống cho học sinh. Hội thảo cũng nhằm mục đích bồi dưỡng kiến thức công tác GVCN cho những giáo viên còn non, đồng thời phải khẳng định được Giáo dục KNS cho HS là nhiệm vụ quan trong của nhà trường. - Liên kết với các cơ quan chuyên môn của huyện, của tỉnh để hỗ trợ nhân lực nhằm thực hiện các kỉ năng sống có tinh chuyên môn như: Y tế học đường, giáo dục giới tình, sức khỏe sinh sản, giáo dục pháp luật, giáo dục truyền thống QĐNDVN, Giới thiệu văn hóa dân tộc, TDTT, Văn nghệ... - Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường, động viên các thành viên các tổ chức tham gia các hoạt động chung như: Cắm trại, tham quan, Mit tinh, hội thao , thực hành kiến thức xã hỗi khác. Không để các tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mình một cách đơn độc mà có sự phối hợp và hỗ trợ của các ca nhân, tập thể trong nhà trường. - Huy động nhân lực trong cha mẹ học sinh, hỗ trợ quản lí học sinh trong các hoạt động ngoại khóa, tham quan du lịch, tìm hiểu... không để cho GVCN đơn độc trong thực hiện nhiệm vụ này. - Huy động lực lượng giáo viên có năng khiếu, cá kiến thức về các KNS để phối hợp cùng nhà trường tổ chức giáo dục cho các em. - Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, lên kế hoạch chi quỹ hội cha mẹ học sinh, trong đó chú ý chi cho các hoạt động GDKNS. - Mỗi hoạt động GDKNS có kế hoạch riệng, có những hoạt động kinh phí lớn, nhà trường cần công khai, thông báo cho cha mẹ học sinh đóng góp để thực hiện. - Một số tổ chức, doanh nghiệp muốn có sự liên kết với nhà trường để giao lưu, quảng cáo, các đơn vị này có thể hỗ trợ kinh phí để trường tổ chức các hoạt động có tính chất GDKNS cho học sinh. - Một số cơ quan chứ năng của nhà nước, có nhiệm vụ kết hợp với các cơ sở GD để thực hiện nhiệm vụ trong đó có lồng ghép GDKNS và được nhà nước giao kinh phí, nhà trường cần liên hệ để cùng các cơ quan đơn vị này phối hợp sử dụng kinh phí được giao có hiệu quả. - Một số mạnh thường quân, có trách nhiệm với xã hội, có mong muốn hỗ trợ kinh phí hoạch các phương tiện để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, trong đó có GDKNS, các nhà trường cần khai thác để thực hiện nhiệm vụ. * Tăng cường công tác quản lí của BGH đối với công tác Giáo dục kỉ năng sống cho học sinh. - Lên kế hoạch công tác GVCN chung của nhà trường, chỉ rõ từng mảng công việc, chú trọng GDKNS cho học sinh thông qua công tác GVCN. Từ Kế hoạch GVCN của nhà trường, các GVCN lên kế hoạch cụ thể cho cá nhân, bám sát các yêu cầu của kế hoạch nhà trường, BGH duyệt kế hoạch và kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch trong suốt năm học. - Bổ nhiệm Tổ trưởng tổ chủ nhiệm (TTCN). TTCN lên kế hoạch sinh hoạt chủ nhiệm theo tuần cho tất cả các GVCN thực hiện, để đồng bộ hóa một số nhiệm vụ của GVCN đồng thời cập nhật chỉ đạo của BGH hàng tuần để GVCN thực hiện. TTCN duyệt kế hoạch chủ nhiệm tuần với BGH, trước khi triển khai với GVCN, trong đó có những yêu cầu về GDKNS cho học sinh. Đây là công việc nhằm hỗ trợ cho GVCN còn non trong công tác GDKNS cho học sinh. - Lên kế hoạch Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động lao động của BGH cho nhà trường, trong kế hoạch chú ý mảng GDKNS. Đôn đốc thực hiện kế hoạch này suốt năm học. - Duyệt kế hoạch hoạt động của các tổ chức trong nhà trường, chú ý đến những hoạt động GDKNS và sự phối kết hợp của các tổ chức trong nhà trường đối với nhiệm vụ GDKNS cho học sinh. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các tổ chức trong suốt năm học. - Lên kế hoạch phối hợp với các cơ quan, tổ chức ngoài nhà trường nhằm hỗ trợ nhà trường GDKNS cho học sinh: Công an huyện Xuân Lộc, Đoàn thanh niện huyện Xuân Lộc, TT văn hóa - thể thao huyện, Hội cựu chiến binh Huyện, Hội chử thập Đỏ Huyện Xuân Lộc, TT y tế Huyện Xuân Lộc, UBBVBMTE tỉnh Đồng Nai, Các trường THPT trong huyện hoặc trong tỉnh Đồng Nai. Phòng cháy chữa cháy... - Tổ chức các lớp học ngoại khóa cho học sinh để GDKNS: Nhạc, võ thuật, khiêu vũ, TDTT, vẽ, bơi lội... * Tăng cường chỉ đạo công tác chuyên môn nhằm GDKNS cho HS thông qua các môn học văn hóa. - Bộ phận chuyên môn của nhà trường, qua TTCM, rà soát chương trình SGK và chuẩn kiến thức, chuẩn kỉ năng để có kế hoạch chỉ đạo chuyên môn, chú ý những bài học, những yêu cầu chương hoặc môn học về GDKNS để chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, nhất là các tiết thực hành, thí nghiệm và các hoạt động ứng dụng kiến thức vào cuộc sống lao động, sản xuất và các hoạt động văn hóa, xã hội địa phương. - Nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo khối, lớp, các tổ xung kích hoặc chung cho HS toàn trường, để ứng dụng các kiền thức, kỉ năng đã học của học sinh vào các nhiệm vụ kinh tế-xã hội địa phương: Mít tinh, cổ động, tuyên truyền, thi viết về văn hóa, con người, đồng diễn thể dục, tham gia các hoạt động lễ hội của dân tộc, của địa phương, cứu trợ, hỗ trợ, chăm sóc, giúp đỡ... - Tổ chức các cuộc thi ứng dụng khoa học- kỉ thuật cho những môn học tự nhiên: Chế tạo, sản xuất một số sản phẩm thông qua kiến thức đã học về Vật lí, Hóa học, Sinh học... có thể dùng được cho cá nhân hoặc gia đình. Kế hoạch giáo dục kỉ năng sống cho học sinh được nhà trường chúng tôi được coi như là kế hoạch dạy thêm, học thêm của nhà trường. Thực hiện tốt kế hoạch này sẽ hỗ trợ cho học sinh trong việc hình thành thói quen tự học. 2.3.5. Kiểm tra công tác dạy thêm. Các quy định dạy thêm, học thêm của nhà trường được phổ biên rộng rãi và công khai cho toàn bộ cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, nhà trường yêu cầu mọi người củng giám sát và thực hiện. Để kiểm tra việc thưc hiện của các thành viên, nhà trường thực hiện các biện pháp: - Cấp phép dạy thêm theo đúng quy định của ngành. - Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên thăm dò học sinh về việc học thêm, nếu có những lệc lạch sẽ được phản ánh lên BGH để chấn chỉnh. - Hàng tháng, BGH tiếp xúc với cán bộ lớp để nắm bắt tình hình dạy thêm, học thêm. - Thông tin rông rãi cho cha mẹ học sinh để nhận thông tin từ điện thoại về những lệch lạc trong dạy thêm, học thêm. - Yêu cầu ghi phiếu điều tra của nhà trường khi được yêu cầu từ đó kiểm tra để đối chứng thu thập thông tin về dạy thêm cũa giáo viên. - Lập đoàn kiểm tra khi có sự việc bất thường. IV. KẾT QUẢ. Hình thành thói quen tự học cho học sinh là một nhiệm vụ khó khăn, cần nhiều giải pháp của nhiều tổ chức các cấp. Quản lí dạy thêm, học thêm chỉ góp một phần trong việc hình thành thói quen này. Trong năm học 1011-2012 việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường THPT Xuân Lộc không gây bức xúc trong dư luận, đã góp phần tích cực vào kết quả của nhà trường. Đối với học sinh lớp 10, mặc dù không được các thầy cô, nhà trường tổ chức dạy thêm nhưng có kết quả xếp loại văn hóa cuối năm rất cao, dẫn đầu trong toàn trường. đặc biết số học sinh giỏi vượt hẳn so với khối 11,12 cụ thể là: Khối 10- loại giòi: 7,2%, Khối 11- loại giỏi: 3,7%. Khối 12 – loại giỏi : 2,1%. Nhiều học sinh đã có phương pháp học tốt, không học thêm vẫn đạt kết quả học lực rất cao. Giáo viên phấn khởi vì đã có thực tiễn chứng minh cho những vấn đề chưa an tâm ở đầu năm học khi không cho dạy thêm đối với khối 10. Cha mẹ học sinh phấn khởi ghi nhận kết quả của con em là thực chất, bằng thực lực cố gắng của bản thân, không nghi ngờ về kết quả nhất là đối với học sinh khối 10. Từ đó khẳng định một phần về sự hình thành khả năng tự học của học sinh. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Cần có những nghiên cứu cụ thể hơn để có sức thuyết phục cha mẹ học sinh trong việc hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ của học sinh để giảm thiểu những lệch lạc trong dạy thêm, học thêm. Đề tài có thể được áp dụng hàng năm tại các nhà nhà trường THPT. VI. KẾT LUẬN Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp, tác dụng chủ yếu là để điều chỉnh và dân dần hoàn thiện công tác quản lí ở các nhà trường phổ thông. TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC PHIẾU THĂM DÒ Để hình thành và rèn luyện thói quen tự học của học sinh, thông qua định hướng dạy thêm, học thêm của nhà trường, Hiệu trưởng xin thầy cô hỗ trợ trả lời trực tiếp vào phiếu thăm dò này. 1. Đối với mỗi con người, theo thầy cô tự học là một phẩm chất: a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Bình thường d. Không cần thiết: 2. Tự học là thói quen do rèn luyện mới có: a. Rất nhất trí . b. nhất trí c. bình thường c. Không nhất trí 3. Học sinh của chúng ta hiện nay không có tinh thần tự học.: a. Rất nhất trí . b. nhất trí c. bình thường c. Không nhất trí 4. Học sinh học thêm quá nhiều nên không có thời gian tự học. a. Rất nhất trí . b. nhất trí c. bình thường c. Không nhất trí 5. Học sinh ngày nay quá ỉ lại vào thầy cô dạy thêm: a. Rất nhất trí . b. nhất trí c. bình thường c. Không nhất trí 6. Học sinh đi học thêm vì:: a. Cần bổ sung kiến thức c. Vì cha mẹ bất buộc b.Theo bạn d. Sợ thầy cô buồn 7. Không cho thầy cô tổ chức dạy thêm, học thêm kiến thức văn hoá ở khối 10 a. Rất nhất trí . b. nhất trí c. bình thường c. Không nhất trí 8. Tăng cường giáo dục kỉ năng sống có tác động đến dạy thêm, học thêm. a. Rất nhất trí . b. nhất trí c. bình thường c. Không nhất trí 9. Nhà trường chúng ta đã giáo dục kỉ năng sống cho học sinh: a. Tốt b. Tương đối tốt c.Chưa tốt d. Chưa GD Kỉ năng sống 10. Theo thầy cô học sinh đi học thêm tràn lan do: a. Chương trình nặng b. Thói quen không tự tin cần thầy cô hỗ trợ c. Áp lực cha mẹ d. Do áp lực bài kiểm tra, áp lực thầy cô 11.Theo thầy cô học sinh trường mình có cần thiết học chương trình nâng cao không? a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Không cần thiết d. Không có ý kiến 12.Những hành vi của học sinh trường ta mà thầy cô bức xúc: ( Xin các thầy cô liệt kê) …… ……………………. …………………………. ……………… ……. ……………… ……………………….. …………………… ……………… ……………….. …. ………………. ………………………. …………………… ………………………. …………………. …………………. 13.Một số hoạt động cần thiết, khả thi mà nhà trường có thể thực hiện đươc nhằm giáo dục kỉ năng tự học cho học sinh ( xin các thầy cô liệt kê.) ……………… ……………………… …………………. ………………. ……. ………………….. …………………….. ………………. ……………….. ………………….. ………………. ………… …………… ……………. ………………….. ……………………………… Cảm ơn các thầy cô.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng