Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn rèn kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11 ...

Tài liệu Skkn rèn kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11

.DOC
60
1600
73

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT MỸ LỘC --------------- BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI CẤP TỈNH ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 11 Tác giả: Mai Thị Thu Hà Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Mỹ Lộc – Nam Định Nam Định, tháng 1 năm 2016 Trường THPT Mỹ Lộc THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 11. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2014 – 2015, học kì I năm học 2015 2016 và những năm học tới. 4. Tác giả: - Họ và tên: Mai Thị Thu Hà - Ngày, tháng, năm sinh: 03 – 03 - 1978 - Nơi thường trú: Liêm Thôn, Mỹ Thịnh, Mỹ Lộc, Nam Định - Trình độ chuyên môn: Đại học - Chức vụ công tác: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường THPT Mỹ Lộc - Địa chỉ liên hệ: Mai Thị Thu Hà – Giáo viên, Trường THPT Mỹ Lộc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. - Điện thoại: 0942714115. - Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 95%. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: - Tên đơn vị: Trường THPT Mỹ Lộc - Địa chỉ: Km5, xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định - Điện thoại: 0350.3810640 Sáng kiến kinh nghiệm 1 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc PHẦN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lí luận. Từ sau Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI), vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo Việt Nam đã thực sự đi vào đời sống. Bộ môn ngữ văn của chúng tôi không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Cùng với việc đổi mới sách giáo khoa, việc dạy học ngữ văn đã chuyển từ phương pháp giảng văn sang phương pháp đọc hiểu văn bản. Dạy văn thực chất là dạy cho học sinh cách thức khám phá, giải mã văn bản. Từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự học, tự đọc, tự tiếp nhận văn bản nói chung cũng như các năng lực phẩm chất khác. Hơn nữa việc dạy và học ngữ văn trong xu thế mới vừa phải quan tâm mục tiêu giáo dục theo yêu cầu của xã hội; vừa phải quan tâm đến nhu cầu, sở thích của cá nhân người học. Trước đây chương trình Ngữ văn đã nêu ba mục tiêu cơ bản của việc dạy học ngữ văn: Một là cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là tiếng Việt) và văn học (trong tâm là văn học Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lưa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Hai là hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ… Ba là bồi dưỡng tinh thần, tinh cảm như tình yêu tiếng Việt, yêu thiên nhiên, gia đình, lòng tự hào dân tộc… Từ sau khi đổi mới, mục tiêu dạy học môn Ngữ văn, đã điều chỉnh theo hướng: Đề cao mục tiêu hình thành và phát triển năng lực ngữ văn, mà trước hết là năng giao tiếp với việc sử dụng thành thạo bốn kỹ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói… Thông qua mục tiêu trực tiếp này tiếp tục hình thành các kỹ năng, năng lực khác; đồng thời giáo dục tư tưởng, tình cảm, giáo dục nhân cách cao đẹp cho học sinh. 2.Cơ sở thực tiễn Thực tế, chương trình Ngữ văn THPT đã được xây dựng trên nguyên tắc tích hợp cả 3 phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn. Trong phân môn Đọc văn, chúng ta sử dụng khái niệm đọc hiểu và coi đó như một phương pháp dạy học tích cực hướng tới chủ thể trung tâm là người đọc; nhất là khi yêu cầu đổi mới hiện nay chú trọng đặc biệt đến kĩ năng đọc hiểu văn bản của học sinh, thể hiện qua các đề bài kiểm tra đánh giá, các bài thi trong những năm gần đây. Sáng kiến kinh nghiệm 2 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc Đề bài kiểm tra đọc hiểu sử dụng các ngữ liệu bao gồm: các đoạn văn bản hoặc văn bản ngắn, các văn bản có trong chương trình sách giáo khoa và ngoài chương trình sách giáo khoa; cả văn bản nghệ thuật và văn bản nhật dụng với yêu cầu nắm vững các kiến thức cơ bản của cả ba phân môn (Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn) mới có thể giải quyết được yêu cầu đề ra. Một thực tế trong giảng dạy đọc hiểu và kiểm tra đánh giá môn ngữ văn phần đọc hiểu còn khá nhiều giáo viên lúng túng: ra đề còn chưa đúng tinh thần đọc hiểu, chưa ra được đề đúng và đề hay. Và cũng vì thế nên trong giảng dạy, giáo viên chưa định hướng cho học sinh được cách làm bài đọc hiểu một cách tốt nhất; rồi đến khi chấm bài thường cảm tính, chữa bài chung chung thiếu tính cụ thể. Đã có nhiều tài liệu hướng dẫn kĩ năng đọc hiểu văn bản, nhưng phần lớn đều dừng lại ở các bài cụ thể trong chương trình theo định hướng đôi khi đã trở thành lối mòn, hoặc giải những những bài bập cụ thể. Học sinh cũng đã được trang bị kiến thức phục vụ cho kĩ năng đọc hiểu một cách có hệ thống theo từng bậc học: từ Tiểu học,Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông. Nhưng thực tế, các em luôn cảm thấy lúng túng trước những bài tập kiểm tra đọc hiểu, hay gặp khó khăn khi tiếp cận một văn bản hoàn toàn mới. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, song theo tôi có những nguyên nhân chính sau đây: - Học sinh quen lối học chay, học vẹt – thuộc hướng dẫn, lời giải của thầy cô; không có thói quen hoặc ngại tìm tòi khám phá, phát hiện – học thụ động. - Được trang bị kiến thức nhưng hoặc là chưa biết huy động hoặc kĩ năng vận dụng yếu, có ‘phương tiện’ trong tay mà chẳng biết sử dụng như thế nào. - Các em chưa hình thành thói quen hệ thống hóa các đơn vị kiến thức để thấy mối liên hệ giữa các phân môn trong môn Ngữ văn cũng giống như các bộ môn khác như: Toán, Vật lý, Hóa học.... – để giải quyết một bài tập đôi khi phải huy động, vận dụng nhiều đơn vị kiến thức, công thức khác nhau. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến học sinh thấy môn ngữ văn trừu tượng khó hiểu, không rõ ràng tường minh dễ học dễ vận dụng như các bộ môn khác; các em (và còn rất nhiều người khác cũng vậy) chỉ thích nghe người ta giảng bình về văn chương chứ không muốn tự mình khám phá phát hiện vẻ đẹp của những áng văn chương; thậm chí họ không ngại thừa nhận: “Đọc thì thấy ‘rằng hay thì thật là hay’ nhưng mà chẳng biết hay vì cái chi?” Sáng kiến kinh nghiệm 3 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc Xuất phát từ thực trạng đó, tôi thấy việc hướng dẫn cho học sinh thực sự có kĩ năng và thuần thục kĩ năng đọc hiểu văn bản là vô cùng cần thiết để các em có thể dễ dàng thực hiện tốt các bài tập đọc hiểu; cũng như tự tin, chủ động tiếp cận cận các văn bản trong và ngoài chương trình học. Vì thế ngay từ khi Bộ Giáo dục & Đào tạo có chủ chương đưa câu hỏi đọc hiểu vào đề kiểm tra, đề thi tôi đã hình thành đề tài “rèn kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11.” PHẦN II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP A. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN Cùng với chương trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá. Điều này đã được cả người dạy và người học hào hứng hưởng ứng, và thực tế đã giúp cho giờ học ngữ văn bớt căng thẳng, nặng nề bởi nó phát huy được vai trò tích cực chủ động của học sinh. Song đó chỉ là trong giờ học với sự giúp đỡ của giáo viên qua một hệ thống những câu hỏi định hướng, gợi mở có tầng bậc. Còn thực tế khi gặp những đề kiểm tra dưới dạng câu hỏi đọc hiểu thì học sinh thường lúng túng không tự giải quyết được vấn đề: làm không đúng, không xác định được nội dung trả lời cho đúng trọng tâm, viết dài nên mất điểm. Bằng thực tế giảng dạy tôi thấy có một số nguyên nhân cơ bản sau: * Về phía giáo viên: Đây là một dạng bài tập kiểu mới vì vậy nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc ra câu hỏi, lựa chọn ngữ liệu đọc hiểu: ra câu hỏi và hướng dẫn chấm theo hướng chủ quan cảm tính, dạy thế nào ra hướng dẫn chấm như vậy, khiến học sinh không có phương pháp làm bài rất dễ mất điểm. Khi rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh, giáo viên thường bắt đầu bằng việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu từng văn bản một. Cách làm này rất mất thời gian, bởi vì những văn bản dùng làm ngữ liệu đọc hiểu văn bản rất phong phú đa dạng giáo viên không thể dạy hết cho học sinh được. * Về phía học sinh: - Học sinh chưa nắm chắc kiến thức cơ bản của các phân môn, vì vậy còn làm bài sai, thiếu chính xác. Có thể là bởi chương trình dàn trải kiến thức từ bậc Tiểu học, qua Trung học cơ sở, đến Trung học phổ thông; lại vẫn nặng về phần cung cấp kiến thức, chứ chưa thực chú trọng vận dụng thực hành nên các em chưa nắm chắc, thậm chí còn lơ mơ về được Sáng kiến kinh nghiệm 4 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc các đơn vị kiến thức cơ bản của các phân môn vì vậy còn hay nhầm lẫn (Ví dụ: không phân biệt được các biện pháp tu từ, các phong cách ngôn ngữ, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận, các phương thức lập luận…); hoặc nếu có nhớ thì lại không biết phân tích ý nghĩa, tác dụng hiệu quả như thế nào; hoặc không biết huy động, vận dụng những kiến thức ấy như thế nào. - Học sinh thiếu các kĩ năng làm bài: đọc ngữ liệu, không có kĩ năng phân tích, xử lí dữ liệu có trong đề bài; không biết xác định nội dung chính cần trả lời dẫn đến làm sai hoặc thiếu; không biết sắp xếp các ý dẫn đến trình bày lộn xộn, không được điểm tối đa. - Khi gặp dạng câu hỏi mở trả lời dài học sinh không biết cách trả lời nên thường trả lời cảm tính, dẫn đến mất điểm. Với câu hỏi mở học sinh thường không xác định được đâu là câu hỏi mở trả lời ngắn, đâu là câu hỏi mở trả lời dài nên làm bài một cách chủ quan, sơ sài, không biết câu nào cần làm kĩ, câu nào trả lời đủ ý là có điểm… Tóm lại, xét cả nguyên nhân chủ quan và khách quan tôi thấy việc rèn luyện nâng cao kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở đó tôi đã chọn đề tài “rèn kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11.” B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN I. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỆ THỐNG HÓA CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐỂ LÀM BÀI TẬP ĐỌC HIỂU: Kiến thức kiểm tra trong phần đọc hiểu rất đa dạng, phong phú, đòi hỏi các em phải nắm vững kiến thức thuộc cả ba phân môn Tiếng Việt, đọc văn và làm văn. Trên cơ sở những kiến thức học sinh đã được trang bị, tôi đã giúp các em hệ thống những kiến thức cơ bản như sau: 1. PHẦN TIẾNG VIỆT. 1.1. Các kiến thức về từ: a. Từ xét về cấu tạo: Nắm được đặc điểm các từ: từ đơn, từ ghép, từ phức, từ láy. * Từ đơn: là từ được cấu tạo bởi một tiếng có nghĩa tạo thành. Có 2 loại từ đơn: từ đơn một âm tiết và từ đơn đa âm tiết. Tác dụng: dùng định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu đặc điểm tính chất trạng thái của sự vật; dùng để tạo từ ghép, từ láy làm cho vốn từ thêm phong phú Sáng kiến kinh nghiệm 5 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc VD: nhà, cửa, bàn, ghế, xe… * Từ phức: là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. Từ phức được chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy: - Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa. + Tác dụng: dùng định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu đặc điểm tính chất trạng thái của sự vật + Căn cứ vào quan hệ về mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ VD: Anh em, bố mẹ, nhà cửa, bàn ghế, quần áo… (từ ghép đẳng lập) Xe đạp, lốp xe, cây cối, đường xá (từ ghép chính phụ) - Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc. Phân loại từ láy: Láy bộ phận (láy âm và láy vần) và láy toàn bộ; láy đôi, láy ba, láy bốn. VD: lúng la lúng liếng, sạch sành sanh, long lanh, … Tác dụng: tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả, thơ ca... có tác dụng gợi hình gợi cảm. b. Từ xét về nguồn gốc - Từ mượn: gồm từ Hán Việt và từ mượn các nước khác VD: + Từ Hán Việt: hoàng hôn, nhân dân, quốc kì, quốc lộ… + Từ mượn các nước khác: gác ba ga, ba đờ xuy, ra đi ô, facebook, email… - Từ địa phương (phương ngữ): là từ dùng ở một địa phương nào đó (có từ toàn dân tương ứng). VD: Tía, mế, mô, rứa, mần răng, ni, nớ… - Biệt ngữ xã hội: là từ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. VD: Cớm, chõm, dân hai ngón, … c. Từ xét về nghĩa * Khái niệm: - Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ..) mà từ biểu thị. Sáng kiến kinh nghiệm 6 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc - Một từ có thể có thể có nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa từ. * Phân loại từ tiếng Việt - Xét về từ loại: + Danh từ: là những từ chỉ người, vật; thường dùng làm chủ ngữ trong câu. - Động từ: là những từ dùng chỉ trạng thái, hành động của sự vật; thường dùng làm vị ngữ trong câu. + Tính từ: là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động trạng thái; có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu. + Đại từ: là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. + Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. + Chỉ từ: là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. + Quan hệ từ: là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn. + Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. + Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc tình cảm cảu người nói hoặc dùng để gọi, đáp. + Tình thái từ: là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. - Các loại từ xét về nghĩa: + Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa tương tự nhau. + Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau. + Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau. + Từ tượng hình: là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh trạng thái của sự vật. + Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc của con người. 1. 2. Các kiến thức về câu: a. Các thành phần cấu tạo câu * Thành phần chính: - Chủ ngữ: - Vị ngữ: Sáng kiến kinh nghiệm 7 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc * Thành phần phụ: - Trạng ngữ: là thành phần nhằm xác định thêm thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, cách thức... diễn ra sự việc nêu trong câu. - Thành phần biệt lập: là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu (tình thái, cảm thán, gọi - đáp, phụ chú), bao gồm: + Phần phụ tình thái: dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu + Phần phụ cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...). + Thành phần phụ chú:được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. + Thành phần gọi đáp: được dùng để tọa lập hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp. + Khởi ngữ: là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. b. Các thành phần nghĩa của câu: * Nghĩa sự việc: - Câu biểu thị hành động. - Câu biểu thị tư thế. - Câu biểu thị sự tồn tại. - Câu biểu thị trạng thái, tính chất, đặc điểm. - Câu biểu thị quá trình. - Câu biểu thị quan hệ. * Nghĩa tình thái. - Tình cảm thái độ, sự đánh giá của người nói với sự việc được nói đến trong câu. - Tình cảm thái độ của người nói với người nghe. c. Phân loại câu * Câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp: Câu đặc biệt, câu đơn, câu phức, câu ghép. - Câu đặc biệt: là câu không xác định được thành phần chủ ngữ - vị ngữ của câu. VD: Mưa. Nắng. Gió. Sương. - Câu đơn: là câu được cấu tạo bởi một cụm chủ ngữ vị ngữ. Sáng kiến kinh nghiệm 8 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc VD: Hoa nở. - Câu ghép là câu có kết câu từ 2 cụm chủ ngữ - vị ngữ làm nòng cốt trở lên. VD: Gió thổi, mây bay. Có nhiều loại câu ghép: câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ, câu ghép có quan hệ từ, câu ghép không có quan hệ từ. - Câu phức là câu có kết cấu từ 2 cụm chủ ngữ - vị ngữ trở lên nhưng trong đó chỉ có một cụm chủ vị làm nòng cốt còn các cụm chủ vị khác bị bao trong cụm chủ vị nòng cốt. VD: + Cái xe này, lốp bị hỏng. + Con mèo nhảy làm đổ lọ hoa. * Câu phân loại theo mục đích nói - Câu trần thuật: được dùng để miêu tả, kể, nhận xét sự vật. Cuối câu trần thuật người viết đặt dấu chấm. - Câu nghi vấn: được dùng trước hết với mục đích nêu lên điều chưa rõ (chưa biết còn hoài nghi) và cần được giải đáp. Cuối câu nghi vấn, người viết dùng dấu chấm hỏi. - Câu cầu khiến: Là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...đối với người tiếp nhận lời. Câu cầu khiến thường được dùng như những từ ngữ: hãy, đừng, chớ, thôi, nào....Cuối câu cầu khiến người viết đặt dấu chấm hay dấu chấm than. - Câu cảm thán: Dùng để bộc lộ trạng thái, cảm xúc của người nói ... - Câu phủ định, câu khẳng định. 1.3. Các biện pháp tu từ . a. Các biện pháp tu từ từ vựng a.1.So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng. * Tác dụng của so sánh: So sánh nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả. - So sánh giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng. - Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà nhằm diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể sinh động. Sáng kiến kinh nghiệm 9 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc Trong cách nói hằng ngày người Việt Nam thường dùng so sánh ví von : Đẹp như tiên giáng trần, hôi như cú, vui như tết, xấu như ma … Khiến lời nói vừa có hình ảnh vừa thấm thía. Còn trong văn bản nghệ thuật, so sánh được dùng như một biện pháp tu từ với thế mạnh đặc biệt khi gợi hình, gợi cảm. Đôi khi có những so sánh rất bất ngờ, thú vị, góp phần cụ thể hóa được những gì hết sức trừu tượng, khó cân đo, đong đếm. * Các kiểu so sánh: Dựa vào mục đích và các từ so sánh người ta chia phép so sánh thành hai kiểu: - So sánh ngang bằng (còn gọi là so sánh tương đồng): thường được thể hiện bởi các từ như là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu…bấy nhiêu. - So sánh hơn – kém (còn gọi là so sánh tương phản): thường sử dụng các từ như hơn, hơn là, kém, kém gì… a.2. Nhân hóa: là cách gọi tả con vật cây cối đồ vật ... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người. * Tác dụng: Nhân hóa khiến sự vật trở nên sống động, gần với đời sống con người. Cách diễn đạt nhân hóa đem lại cho lời thơ, văn có tính biểu cảm cao. * Phân loại: Nhân hoá được chia thành các kiểu sau đây: - Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người: - Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của đối tượng không phải là người. - Coi đối tượng không phải là người như con người để tâm tình trò chuyện. Ví dụ: Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất? Khăn thương nhớ ai Khăn vắt trên vai (Ca dao) - Ngoài ra còn có biện pháp vật hoá. Ðó là cách dùng các từ ngữ chỉ thuộc tính, hoạt động của loài vật, đồ vật sang chỉ những thuộc tính và hoạt động của con người. Biện pháp này thường được dùng trong khẩu ngữ và trong văn thơ châm biếm. a.3. Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác vì giữa chúng có điểm tương đồng với nhau. * Tác dụng: Dùng ẩn dụ nhằm tăng thêm tính gợi hình gợi cảm, sự hàm súc, lôi cuốn cho cách diễn đạt. Sáng kiến kinh nghiệm 10 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc * Phân loại: - Ẩn dụ hình thức: đó là sự chuyển đổi tên gọi những sự vật, hiện tượng có điểm nào đó tương đồng với nhau về hình thức (là cách gọi sự vật A bằng sự vật B). - Ẩn dụ cách thức: đó là sự chuyển đổi tên gọi về cách thức thực hiện hành động khi giữa chúng có những nét tương đồng nào đó với nhau (là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B). - Ẩn dụ phẩm chất: đó là sự chuyển đổi tên gọi những sự vật, hiện tượng có nét tương đồng với nhau ở một vài điểm nào đó về tính chất, phẩm chất (là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B). - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: đó là sự chuyển đổi tên gọi những sự vật, hiện tượng có nét tương đồng với nhau ở một vài điểm nào đó về cảm giác ẩn dụ này thường dùng kết hợp các từ ngữ chỉ cảm giác loại này với cảm giác loại khác (là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan dùng để chỉ những cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặc cảm xúc nội tâm. Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B). a.4. Hoán dụ: là gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm khác vì giữa chúng có quan hệ gần gũi, đi đôi với nhau trong thực tế. * Tác dụng: dùng hoán dụ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. * Phân loại: Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp: - Lấy một bộ phận để gọi toàn thể; - Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng. - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. a.5. Nói quá: là cách nói phóng đại mức độ, qui mô, tính chất, của sự vật hiện tượng được miêu tả. Nói quá còn gọi là khoa trương, thậm xưng, phóng đại, cường điệu, ngoa ngữ * Tác dụng: Tô đậm nhấn mạnh, gây ấn tượng hơn về điều định nói, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. * Biện pháp này được dùng nhiều trong các PC: khẩu ngữ, văn chương, thông tấn Sáng kiến kinh nghiệm 11 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc a.6. Nói giảm, nói tránh: là cách nói giảm nhẹ mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng hoặc dùng cách diễn đạt khác với tên gọi vốn có của sự vật, sự việc, hiện tượng. * Tác dụng: - Tạo nên cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển; tăng sức biểu cảm cho lời thơ, văn. - Giảm bớt mức độ tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề trong những trường hợp cần phải lảng tránh do những nguyên nhân của tình cảm. - Thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự quan tâm, tôn trọng của người nói đói với người nghe, góp phần tạo phong cách nói năng đúng mực của con người có giáp dục, có văn hoá. Ví dụ: Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Quang Dũng) a.7. Liệt kê: là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại trong một câu hoặc một đoạn. * Tác dụng: nhằm diễn tả cụ thể, toàn điện hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng tình cảm. VD: Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa cuả đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi... (Xuân Diệu) * Phân loại: Dựa vào hình thức cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa, có thể chia phép liệt kê thành những loại: - Theo cấu tạo: liệt kê từng cặp và liệt kê không từng cặp. - Theo ý nghĩa: liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến. a.8. Điệp ngữ: là biện pháp lặp đi lặp lại nhiều lần một từ, một ngữ hoặc cả câu một cách có nghệ thuật. * Tác dụng: dùng điệp ngữ vừa nhấn mạnh nhằm làm nổi bật ý; vừa tạo âm hưởng nhịp điệu cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ (tha thiết, nhịp nhàng, hoặc hào hùng mạnh mẽ); vừa gợi cảm xúc mạnh trong lòng người đọc. Sáng kiến kinh nghiệm 12 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc VD: ‘Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về...’ (Tố Hữu) * Phân loại điệp ngữ: - Điệp ngữ cách quãng. VD: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi (Tây Tiến) - Điệp ngữ nối tiếp. VD: Em phải nói, phải nói, và phải nói Phải nói yêu trăm bận, đến nghìn lần (Xuân Diệu) - Điệp vòng. VD: “Lòng này gửi gió đông có tiện Nghìn vàng xin gửi đến non Yên Non Yên dù chẳng tới miền Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bẳng trời Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong” (Chinh phụ ngâm) “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”. (Chinh phụ ngâm) a. 9. Chơi chữ: là biện pháp tu từ vận dụng linh hoạt các đặc điểm về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt để tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị. * Tác dụng: Biện pháp này thường được dùng nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước làm cho sự diễn đạt trở nên hấp dẫn và thú vị (thường được dùng để châm biếm, đả kích hoặc để đùa vui) VD: + Mênh mông muôn mẫu màu mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ Sáng kiến kinh nghiệm 13 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc + Con công đi chùa làng kênh Nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lại. ( Ca dao ) * Một số kiểu chơi chữ thường gặp - Dùng từ gần nghĩa, đồng nghĩa để chơi chữ... - Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa: - Dùng lối nói lái: - Dùng từ đồng âm: b. Các biện pháp tu từ cú pháp b.1. Lặp cú pháp: là biện pháp lặp đi lặp lại một cấu trúc cú pháp, trong đó có láy đi láy lại một số từ nhất định và cùng diễn đạt một nội dung chủ đề. - Tác dụng: Phép lặp cú pháp vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh, vừa làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu. Ví dụ: Ðế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Ðồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. ( Hồ Chủ Tịch) b.2. Ðảo ngữ: Ðảo ngữ là biện pháp thay đổi vị trí các thành phần cú pháp mà không làm thay đổi nội dung thông báo của câu. - Tác dụng: Ðảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh nội dung diễn đạt. Ví dụ: Từ những năm đau thương chiến đấu Ðã ngời lên nét mặt quê hương Từ gốc lúa bờ tre hiền hậu Ðã bật lên tiếng thét căm hờn. (Ðất nước- Nguyễn Ðình Thi ) - Một số hình thức đảo ngữ: + Ðảo vị ngữ: Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ Xanh om cổ thụ tròn xoe tán Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ. ( Hồ Xuân Hương ) + Ðảo bổ ngữ: Cho cuộc đời, cho Tổ quốc thương yêu Ta đã làm gì ? Và được bao nhiêu ? b.3. Sóng đôi cú pháp: là dựa vào biện pháp lặp cú pháp nhưng có sự sóng đôi thành từng cặp với nhau, có thể sóng đôi câu hay sóng đôi bộ phận câu. Sáng kiến kinh nghiệm 14 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc - Tác dụng: Sự đối lập giữa hai câu có kết cấu bình thường và những câu có kết cấu sóng đôi trong một văn bản đã tạo nên những sắc thái biểu cảm đặc sắc; bổ sung và phát triển cho ý hoàn chỉnh; tạo sự cân đối hài hòa. Ví dụ: Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. (Hồ Chủ Tịch) b.4. Phém chêm xen: là biện pháp chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. b.5. Im lặng (…): Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc. b.6. Câu hỏi tu từ: Bộc lộ thái độ, cảm xúc. b.7. Đối: Tạo sự cân đối 1.4. Các phép liên kết câu: * Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ biểu thị quan hệ kết nối với câu đứng trước. * Phép lặp: lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước * Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ có tác dụng thay thế những đã có ở câu đứng trước. * Phép liên tưởng: sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa, hoặc những từ cùng trường liên tưởng với những từ đã có ở câu đứng trước. * Phép tương phản: là dùng các từ ngữ biểu thị những khái niệm đối lập nhau cùng để xuất hiện trong một văn cảnh nhằm mục đích làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng được miêu tả. Tương phản có chức năng nhận thức và biểu cảm. Biện pháp này được dùng nhiều trong các phong cách: chính luận, thông tấn và văn chương . * Phép tỉnh lược: Tỉnh lược là biện pháp lược bỏ một hoặc một số thành phần nào đó của câu nhằm tránh lặp lại chúng trong một hoặc những câu khác. Tác dụng: nhờ sự lược bỏ này mà các câu có quan hệ chặt chẽ với nhau; đồng thời biện pháp này còn có tác dụng tránh lặp từ không cần thiết. Có thể tỉnh lược bất cứ thành phần nào đó của phát ngôn 1.5. Các phong cách ngôn ngữ. a. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Sáng kiến kinh nghiệm 15 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc * Khái niệm, vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống; thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. * Cách nhận biết: - Dạng tồn tại: + Dạng nói: lời chuyện trò, trao đổi. + Dạng viết: nhật kí, thư từ cá nhân … (chú ý dạng lời nói mô phỏng trong các văn bản tự sự). - Từ ngữ mang tính khẩu ngữ, tự nhiên bình dị ít trau truốt, suồng sã thoải mái, có thể dùng từ địa phương, từ ngữ chêm xen đưa đẩy sinh động. - Đặc trưng: Tính cụ thể; tính cảm xúc; tính cá thể. b. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật * Khái niệm, vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương nghệ thuật. * Cách nhận biết: - Dạng tồn tại: văn bản tự sự; văn bản trữ tình; văn bản kịch. - Đặc trưng: Tính hình tượng; tính truyền cảm; tính cá thể hóa. c. Phong cách ngôn ngữ báo chí * Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng, như văn bản dùng trong báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo điện tử… để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. * Cách nhận biết: - Dạng tồn tại: + Văn bản phản ánh tin tức: Bản tin. + Văn bản phản ánh công luận: xã luận, phóng sự, tiểu phẩm. + Văn bản thông tin quảng cáo. - Đặc trưng: Tính thông tin thời sự; tính ngắn gọn; tính sinh động, hấp dẫn. + Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin - Thời gian - Địa điểm - Sự kiện - Diễn biến - Kết quả. + Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn. Sáng kiến kinh nghiệm 16 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc + Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc. d. Phong cách ngôn ngữ chính luận * Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội (dùng để bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng lập trường, thái độ trước những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội). * Cách nhận biết: - Dạng tồn tại: + Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài xã luận, báo cáo chính trị, bình luận chính trị. + Ở dạng nói là các bài diễn thuyết, phát biểu trong mít tinh, phát biểu trong nghi thức ngoại giao… - Đặc trưng: Tính công khai về chính kiến, lập trường, tư tưởng chính trị; tính chặt chẽ trong lập luận; tính truyền cảm mạnh mẽ. Cụ thể: + Từ ngữ rõ ràng, không mơ hồ, úp mở; không sử dụng câu đa nghĩa + Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đoạn rõ ràng, rành mạch. + Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết. – Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục chính trị, xã hội, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng. 2. LÀM VĂN 2.1. Các phương thức biểu đạt. Nhìn chung trong giao tiếp con người ít khi sử dụng một phương thức biểu đạt thuần túy mà thường sử dụng nhiều phương thức biểu đạt một lúc. Dù có vận dụng bao nhiêu phương thức biểu đạt trong một văn bản thì trong đó vẫn phải có một phương thức chủ đạo. a. Phương thức tự sự: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, hay 1 chuỗi các sự việc có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả - Trình bày theo diễn biến sự vật, sự việc. * Cách nhận biết: - Dạng tồn tại: Văn bản tự sự: tác phẩm truyện, tiểu thuyết; bản tin báo chí; bản tường thuật, bản tường trình… Sáng kiến kinh nghiệm 17 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc - Đặc trưng của văn bản tự sự: Có cốt truyện; có nhân vật tự sự, sự việc; có tư tưởng, chủ đề; có ngôi kể thích hợp. b. Phương thức miêu tả: Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng. * Cách nhận biết: - Từ ngữ, câu văn giàu sức gợi giúp người đọc, người nghe có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả. - Dạng văn bản: Các bài văn tả cảnh, tả người, vật; đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự. c. Phương thức biểu cảm: Bày tỏ, bộc lộ cảm xúc, tâm trạng trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật... * Cách nhận biết: - Các văn bản: thơ trữ tình, tùy bút; các bức điện mừng, thăm hỏi, chia buồn… - Mật độ các từ ngữ biểu cảm xuất hiện trong văn bản. d. Phương thức nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết – nêu ý kiến đánh giá, bình luận. * Cách nhận biết: - Dạng văn bản tồn tại: các văn bản chính luận - Trình bày tư tưởng, chủ trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục. - Thể loại: + Văn nghị luận trung đại: hịch, cáo, chiếu, biểu… + Văn nghị luận hiện đại: xã luận, bình luận, lời kêu gọi; sách lí luận; bài viết tranh luận về một vấn đề trính trị, xã hội, văn hóa. e. Phương thức thuyết minh: Giới thiệu, cung cấp, giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe - Giới thiệu đặc điểm tình chất, cấu tạo, công dụng. * Cách nhận biết: - Dạng văn bản: Các văn bản giới thiệu sản phẩm, giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật; trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học…. - Chú ý các phương pháp thuyết minh: + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích. Sáng kiến kinh nghiệm 18 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc + Phương pháp liệt kê. + Phương pháp nêu ví dụ, dùng số liệu. + Phương pháp so sánh + Phương pháp phân loại, phân tích. - Chú ý các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. + Kết cấu theo trình tự thời gian + Kết cấu theo trình tự không gian + Kết cấu theo trình tự logic + Kết cấu theo trình tự tổng hợp - phân tích + Kết cấu theo trình tự chủ yếu - thứ yếu f. Phương thức hành chính công vụ: Trình bày ý muốn, quyết định, điều động, nghị định…. * Cách nhận biết: - Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí. - Dạng văn bản tồn tại: các văn bản hành chính công vụ (thông tư, chỉ thị, nghị quyết, …). 2.2. Các phép lập ý – diễn ý trong đoạn văn (phương thức lập luận): a. Diễn dịch: là phương pháp trình bày ý đi từ ý khái quát suy ra ý cụ thể, từ luận điểm suy ra các luận cứ; từ một chân lí, quy luật chung mà suy ra các hệ luận, các các biểu hiện cụ thể. Đoạn diễn dịch có câu chủ đề ở đầu đoạn. b. Quy nạp: là phương pháp trình bày ý đi từ chứng cứ cụ thể mà rút ra những nhận định tổng quát. Đoạn quy nạp có câu chủ đề ở cuối đoạn. c. Song hành: là cách lập luận trình bày ý bằng các câu có giá trị ngang nhau. Luận điểm được rút ra từ việc tổng hợp các ý của luận cứ. Đoạn song hành không có câu chốt, câu chủ đề, tất cả các câu cùng tập trung hướng tới một chủ đề chung (câu chủ đề ẩn, các câu đều là luận cứ). d. Móc xích: triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa và phát triển ý câu trước, luận cứ của câu trước tạo tiền đề cho sự phát triển ý của câu sau và cứ như thế đến hết đoạn. Sáng kiến kinh nghiệm 19 Mai Thị Thu Hà
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng