Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5...

Tài liệu Skkn rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5

.DOC
20
1412
117

Mô tả:

A . MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Tập làm văn có vai trò quan trọng trong việc trau dồi ngôn ngữ cho học sinh. Làm công cụ tư duy, giao tiếp, học tập và trong cuộc sống. Góp phần làm giàu cho học sinh về cách nhìn nhận thế giới xung quanh các em, giúp các em phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy, năng lực liên tưởng và sáng tạo. Qua đó bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ và nhân cách cho các em. Tập làm văn là môn học có yêu cầu tổng hợp, mức độ cao nhất trong quá trình học của học sinh. Nó mang tính thực hành toàn diện, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tổng hợp và sáng tạo. Môn Tập làm văn là tổng hợp kiến thức của các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Kể chuyện trong môn Tiếng Việt. Do đó môn Tập làm văn được xem là môn học khó đối với học sinh Tiểu học nói chung và đặc biệt rất khó khăn đối với học sinh dân tộc thiểu số nói riêng. Trên thực tế, dạy học Tập làm văn ở trường Tiểu học Tình Thương là môn học rất khó đối với các em và giáo viên. Thông thường, rèn cho các em các kĩ năng đọc thông, viết đúng chính tả đã là một điều vất vả đối với giáo viên ở đây. Khả năng tiếp nhận kiến thức của các em quá yếu so với mặt bằng chung, đặc biệt là việc dạy học môn Tiếng Việt. Học sinh phần lớn là học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 98% (gồm dân tộc Ê – đê, dân tộc Mnông). Trong phân môn Tập làm văn phần lớn các em chưa biết viết, vốn từ để diễn đạt hết sức hạn chế. Hiện nay có rất nhiều loại sách “Những bài văn mẫu” dùng cho học sinh tham khảo. Song những bài văn mẫu đôi khi không sát với thực tế, từ ngữ sử dụng quá xa vời với các em. Thế nhưng, vì vấp phải nhiều khó khăn trong dạy học của phân môn này, đôi lúc giáo viên quá dựa dẫm, ỉ lại vào những cuốn sách văn mẫu, cho học sinh học thuộc các bài văn mẫu, sao chép y nguyên bài văn mẫu vào bài làm của mình. Vô tình chúng ta đã đánh mất rèn kĩ năng diễn đạt cho các em, làm cho các em lười tư duy, không có tính sáng tạo. Cách cảm, cách nghĩ của các em không phong phú mà còn đi theo lối mòn khuôn sáo, tẻ nhạt. Đôi khi có những câu văn trong bài văn mẫu, các em cứ chép nhưng không hiểu nội dung. Kế thừa từ những kinh nghiệm dạy học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ trong những năm công tác và trước thực trạng trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ phải làm gì để khắc phục những hạn chế trong việc dạy Tập làm văn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5.” II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI: 1 1. Mục tiêu: Tìm ra biện pháp, giải pháp phù hợp trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 có kĩ năng: + Có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh. + Biết chọn lọc từ ngữ (đặc biệt là từ ngữ giàu hình ảnh, có biểu cảm), trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc (sống động), thành những câu văn sáng rõ về nội dung, có tình cảm chân thực. + Bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, con người; bồi dưỡng vốn sống, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp cho các em. 2. Nhiệm vụ: Tìm hiểu thực trạng và đưa ra những giải pháp, biện pháp thiết thực để rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Tình Thương nói riêng và học sinh lớp 5 dân tộc thiểu ở các trường Tiểu học vùng khó khăn ở Tây Nguyên nói chung. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Văn miêu tả trong chương trình lớp 5 - SGK Tiếng Việt lớp 5. - Một số bài văn miêu tả lớp 5 của học sinh trường Tình Thương . IV. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: Nghiên cứu và đưa ra các biện pháp, giải pháp dạy văn miêu tả cho học sinh thiểu số vùng khó khăn lớp 5 trường Tiểu học Tình Thương. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp nhận định, khái quát hoá 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp làm mẫu - Phương pháp nghiên cứu, phân tích các sản phẩm của học sinh. - Phương pháp nêu gương 3. Nhóm phương pháp thống kê toán học: - Phương phápphân tích số liệu - Phương pháp thống kê -Phương pháp tổng hợp, đánh giá. 2 B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI : - Tiếng Việt ngôn ngữ chính thức trong nhà trường (Điều 5, chương 1, Luật Giáo dục) - Giáo dục Tiểu học được thực hiện bằng tiếng Việt (Điều 4 chương I Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học) Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông trong giao tiếp. Dạy tiếng Việt nhằm bảo tồn, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn nền văn hóa cao đẹp của đất nước và con người Việt Nam. Thứ trưởng Bộ GD& ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã khẳng định: “Tiếng Việt là khâu quan trọng nhất trong quyết định giáo dục học sinh dân tộc thiểu số. Do vậy, nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số.” Văn miêu tả giúp học sinh phát triển khả năng ngôn ngữ nhiều nhất. Chính ngôn ngữ mới là công cụ vàng, vạn năng giúp thành công trong các hoạt động và giao tiếp và đời sống. Dạy tốt văn miêu tả giúp các em phát triển tư duy, năng lực liên tưởng, sáng tạo. Các em bộc lộ được những cảm nhâ ân về cái hay, cái đẹp, bồi dưỡng cho các em về đạo đức và thẩm mĩ, tình yêu với sự vật, quê hương, đất nước. Do đó, chúng ta cần phải nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho các em ở Tiểu học và làm tiền đề cho các em học tốt môn văn ở cấp học trên. Chính vì lẽ đó mà điểm phân môn Tập làm văn lớp 5, theo thông tư 22 mới ban hành về đánh giá học sinh,chiếm 80% số điểm trong bài kiểm tra viết. II. THỰC TRẠNG: Phần lớn học sinh là người dân tộc thiểu số. Học sinh có thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ, ít có thói quen sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Mặt bằng kinh tế, trình độ dân trí của phụ huynh ở đây còn thấp, cho nên khả năng phát triển ngôn ngữ của các em còn kém do ảnh hưởng lối sống, sinh hoạt, giao tiếp của gia đình, các em ít có dịp đi đây đi đó, tiếp xúc với thế giới xung quanh, có em chưa một lần được ra khỏi thôn buôn. Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của các em, vốn tiếng Việt của các em hết sức hạn chế.Học sinh hay nghỉ học, nhiều học sinh thuộc gia đình khó khăn, con đông, các em phải ở nhà trông em, đi làm rẫy... Phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập của con em mình và hầu như không quan tâm đến việc học của con em. Các em chưa có động cơ học tập. Vốn từ của các em quá ít ỏi, trong giao tiếp các em chỉ dùng được những từ thông thường. Khả năng hiểu từ của các em còn nhiều hạn chế. Khả năng sử dụng từ và diễn đạt của các em gặp rất nhiều khó khăn, hay sử 3 dụng sai từ. Đa số các em không biết diễn đạt điều mình muốn viết vì nghèo vốn từ. Đứng trước thực trạng trên, giáo viên gặp rất khó khăn trong việc dạy văn miêu tả. Một số giáo viên ngại khai thác, hướng dẫn kèm cặp học sinh mà lạm dụng phương pháp làm mẫu, dẫn đến HS nhìn bài mẫu chép hoặc nhìn bài bạn chép. Đôi khi giáo viên dạy không đúng trình tự, chưa liên kết các tiết dạy TLV để đi đến hoàn chỉnh một bài văn theo cấu trúc chương trình biên soạn của SGK hoặc quá dựa dẫm vào SGK, quá cứng nhắc dựa vào gợi ý trong SGK, chưa dám thoát ly SGK. Một vài giáo viên chưa chú ý đến dạy tích hợp Tập làm văn vào các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện,... hay bồi dưỡng kĩ năng viết văn, làm giàu vốn từ, sử dụng vốn từ, cảm thụ thơ văn,... trong các tiết học này để hỗ trợ dạy tốt phân môn Tập làm văn. Việc sử dụng đồ dụng dạy học của giáo viên đôi khi chưa khai thác triệt để kênh hình giúp HS quan sát tìm ý hoặc bỏ qua bước quan sát tìm ý hay lập dàn ý vì nghĩ học sinh không làm được hoặc mất thời gian nên giáo viên hay đốt cháy giai đoạn. Do đó tỉ lệ học sinh biết viết văn miêu tả rất hạn chế. III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA GIẢI PHÁP: 1. Mục tiêu: Giúp học sinh + Có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh. + Biết chọn lọc từ ngữ (đặc biệt là từ ngữ có biểu cảm), trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc (sống động), thành những câu văn sáng rõ về nội dung, có tình cảm chân thực. + Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, con người; bồi dưỡng vốn sống, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp cho các em. 2. Nội dung và cách thức thực hiện: Chất lượng học sinh là một vấn đề được tất cả giáo viên quan tâm hàng đầu. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm. Tôi rất quan tâm và lo lắng về chất lượng học sinh của lớp mình phụ trách. Xác định rõ Tập làm văn là môn học hết sức quan trọng nhưng lại rất khó khăn đối với các em. Điều đó làm tôi suy nghĩ, mày mò tìm các giải pháp để cải thiện chất lượng học phân môn Tập làm văn, đặc biệt là văn miêu tả cho học sinh. Với một số kinh nghiệm của tôi trong những năm dạy học, tôi đã tìm ra những giải pháp, biện pháp sau: 2.1. Bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn, thơ của giáo viên: Để học sinh biết viết một bài văn miêu tả hay thì trước hết người giáo viên phải có khả năng cảm thụ, viết văn miêu tả có cảm xúc, giàu trí liên tưởng, 4 khả năng biểu đạt,... Có như vậy mới giúp học sinh cảm thụ và viết ra được những câu văn hay, giàu hình ảnh và cảm xúc. Giáo viên phải thổi được hồn của các sự vật vào trong tâm hồn của các em và truyền cảm hứng cho các em viết văn qua các tiết dạy. Giáo viên phải làm chủ được kiến thức, ngôn từ để diễn đạt trong mọi tình huống ở trong các tiết Tập đọc,...và trong các bài văn của các em viết ra, từ đó mới định hướng, hướng dẫn các em cách tìm ý, dùng từ, đặt câu hay nhận xét, hướng dẫn các em chỉnh sửa trong các tiết trả bài. Để thực hiện được điều đó, giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng, tìm tòi, sưu tầm những bài văn hay, tìm hiểu cách viết văn ở các bài văn hay, đọc sách báo nhiều,... 2.2. Hướng dẫn học sinh nắm cấu tạo từng dạng văn miêu tả: Với mỗi dạng văn miêu tả, để giúp học sinh biết cách viết, điều kiện cần đầu tiên là học sinh phải biết được cấu tạo của từng dạng văn miêu tả. Bởi văn tả đồ vật, khác với văn tả con vật, cây cối, tả cảnh,...Thông thường trước khi vào mỗi dạng văn miêu tả thì theo chương trình trong SGK sẽ có một bài tập đọc hay bài chính tả có nội dung viết về văn miêu tả ở dạng này, đây là ngụ ý của SGK, giáo viên cần linh động tích hợp giới thiệu cho học sinh làm quen dần, sẽ giúp các em bớt bỡ ngỡ khi vào tìm hiểu dạng văn này và giúp các em học bài tốt hơn. Ví dụ: Trước khi vào bài “Cấu tạo bài văn tả cảnh”, đầu tuần GSK đã giới thiệu bài: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”,... Để học sinh viết được bài văn miêu tả đảm bảo về cấu trúc và nội dung, giáo viên cần hình thành và giúp học sinh nắm được cấu tạo của từng dạng văn miêu tả. Khi dạy từng dạng cấu tạo của bài văn miêu tả của mỗi bài, ở phần nhận xét đều có một bài văn tả tương ứng. Giáo viên cần cho học sình tìm hiểu kĩ và đưa ra nhận xét về cấu tạo của từng dạng văn. Sau đó cho học sinh nêu cấu tạo của dạng văn miêu tả. Nội dung này đối với học dân tộc thiểu số phải được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và được củng cố liên tục ở các tiết sau đó. Ví dụ: Cấu tạo của bài văn miêu tả cảnh Bài văn miêu tả cảnh thường có ba phần: 1. Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả 2. Thân bâì: - Tả bao quát (Nhìn từ xa, trông cảnh đó như thế nào?) - Tả chi tiết từng phần của cảnh (Ví dụ: Tả dòng sông thì chọn tả hình dáng: dài, uốn khúc, thẳng tắp,...Màu sắc sông: màu đỏ nặng phù sa...Cảnh hai bên bờ sông : những lũy tre xanh, những rặng dừa trĩu nặng, nhà cửa ven sông …Cảnh trên dòng sông: thuyền, ghe, bạn nhỏ tắm sông, lục bình trôi,...Hoạt động của con người trên dòng sông…) hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. 3. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết. 5 3. Chọn đề tài gần gũi và có nhiều lựa chọn đối với học sinh. Là đối tượng học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn nên khả năng tư duy liên tưởng của các em gặp nhiều hạn chế. Vì đời sống sinh hoạt của các em chưa phong phú, khả năng diễn đạt bằng tiếng Việt cũng vậy. Do đó, giáo viên cần phải cân nhắc, lựa chọn đề tài gần gũi với các em thường ngày mà các em hay tiếp xúc và nên đưa ra nhiều dạng đề để các em có nhiều lựa chọn. Ví dụ: - Tả cảnh: Cảnh trên sân trường, cảnh nơi em ở,... - Tả người : Nên yêu cầu các em tả người thân, bạn bè, thầy cô,.. Có lẽ khó khăn nhất đối với học sinh là viết văn tả cảnh. Chẳng hạn, với đề bài sau: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (trưa, chiều) trong vườn cây (trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy) Đối với đề bài này, giáo viên cần xem xét, định hướng cho các em lựa chọn. Đối với trường tôi, tôi sẽ lựa chọn một trong hai cách: trên cánh đồng hoặc trên nương rẫy. Sau đó tôi tập trung hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý: Tả cánh một buổi sáng trên cánh đồng (vì trường tôi nằn gần cánh đồng, học sinh được tiếp xúc nhiều và học sinh cũng vừa được làm quen với bài “Buổi sớm trên cánh đồng” trong SGK). Sau đó tôi mới khuyến khích học sinh có thể chọn và lập dàn ý tả cảnh trên nương rẫy,... tùy vào ý thích và sự hiểu biết của mình. Hay với dạng đề bài tả cảnh sông nước, tôi sẽ hướng dẫn học sinh chọn và tả cảnh bờ hồ nằm ngay cạnh trường,... Lúc đầu, để giúp cho mọi đối tượng học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn bài viết và viết được bài tránh để giấy trắng, tôi thường đưa ra dạng đề có nhiều lựa chọn và gần gũi với học sinh. Mức độ đi từ dễ đến khó. Ví dụ: Dạy văn tả người, ban đầu cần đưa ra đề “Tả một người mà em yêu quý”. Sau đó mới nâng dần lên Tả người bạn, tả thầy cô,… 2.4. Hướng dẫn quan sát, bồi dưỡng vốn từ và cách dùng từ đặt câu, dùng dấu câu cho học sinh: a. Hướng dẫn quan sát: Trong dạy học học sinh dân tộc thiểu số, muốn học sinh nắm được bài, hiểu được bài thì trực quan là yêu cầu đầu tiên cần phải có. Bởi các em phần lớn chỉ biết tư duy trực quan, chỉ cần lắt léo, trừu tượng một tí là rất khó khăn đối với các em. Các em có quan sát, có nhìn thấy thì mới tìm ra được từ và hiểu đúng nghĩa từ đó. Mặt khác, điều đặc trưng của văn miêu tả là phải trực tiếp quan sát sự vật thì mới viết được bài văn mang sắc thái riêng, gắn với sự vật đó. Nếu không quan sát sự vật theo yêu cầu đề bài mà các em viết thì phần lớn là chép theo văn mẫu hoặc bắt chước người khác viết một cách máy móc. 6 Ví dụ: Tả về mẹ, có em viết: “Mẹ em dong dỏng cao, có nước da ngăm ngăm đen và khuôn mặt hình trái xoan” nhưng trên thực tế thì mẹ em đó nước da trắng và chiều cao khiêm tốn. Hay tả bạn thì bạn nào cũng khuôn mặt trái xoan,... Do đó chúng ta cần hướng dẫn trẻ quan sát và hình thành thói quen quan sát vì muốn miêu tả tốt thì quan sát phải tốt và có được những nhận xét đúng để tìm ra được sự khác biệt, nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng để có thể phân biệt sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác. Vai trò người giáo viên đối với hoạt động này hết sức quan trọng, các em không biết quan sát từ đâu, tìm ý như thế nào? Là người tổ chức hướng dẫn các em cần hướng dẫn các em dựa vào cấu tạo của từng dạng văn miêu tả để quan sát, tìm ý. a. Bồi dưỡng vốn từ: Biết quan sát, cần phải dùng từ như thế nào để miêu tả là rất khó đối với các em. Các em ở đây vốn từ nghèo nàn, thế nên trong dạy học nhiều khi học sinh hiểu bài nhưng khi đứng lên trả lời, không thể nào diễn đạt được. Trong Tập làm văn, khi diễn đạt các em thường dùng sai từ, nhầm lẫn từ do không hiểu nghĩa của từ nên đặt sai chỗ hoặc đôi khi các em dùng từ đặt câu quá thật. Ví dụ: Các câu văn tả bạn, có những em sử dụng từ sai: “ Khuôn mặt tròn giống như hai hòn bi xanh.”; “ Mũi bạn ấy giống như hình trái xoan.”; “Răng to như sữa bò.”; “Bạn rất kính yêu chúng em.”... Hay chỉ liệt kê, dùng từ quá thật “Mũi bạn dài và nhỏ.”; “Cái mũi rất tẹt.”; “ Miệng rất nhỏ.”... Do những tồn tại trên, mỗi đề bài tôi thường gợi ý, hướng dẫn học sinh cách tìm từ ngữ để miêu tả dựa vào sự hiểu biết của mình hoặc giáo viên cung cấp từ mới cho các em. Hướng dẫn các em tìm từ bằng nhiều hình thức như: quan sát thực tế, qua tranh ảnh, xem phim, nhất là qua các phân môn khác của môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu, môn Tập đọc để giúp các em hiểu từ. Khi viết câu, tôi lại hướng dẫn các em cách dùng từ, hiểu từ mình đang dùng, bày cách liên tưởng, tìm hình ảnh so sánh, nhân hóa để viết câu văn cho hay hơn. Chẳng hạn: b. Hướng dẫn học sinh biết cách lựa chọn chi tiết để tả và dùng từ đặt câu: Khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần định hướng và hướng dẫn học sinh lựa chọn chi tiết để tả. Ví dụ: Tả một dòng sông, cần hướng dẫn học sinh chọn các chi tiết như tả cảnh trên sông, tả cảnh hai bên bờ sông,… khi tả người cần lựa chọn tả những nét tiêu biểu của người đó. Tả hình dáng không nhất thiết tả tất cả các bộ phận mà biết lự chọn nét tiêu biểu về hàm răng hay mái tóc,… để tả. 7 Giáo viên lưu ý học sinh khi tả: Tùy vào từng đối tượng mình tả, quan sát kĩ và lựa chọn từ phù hợp để miêu tả, không thể tả em bé như người lớn được hay tả người lớn lại dùng những từ ngứ tả em bé. Ví dụ, khi tả đôi mắt của cô giáo có em viết: Đôi mắt cô đen lay láy, tròn như hai hòn bi ve. Trong trường hợp này giáo viên cần định hướng cho các em cách dùng từ đặt câu như: Đôi mắt cô to tròn, nhìn chúng em đầy trìu mến, yêu thương hay “Đôi mát cô như biết nói, biết cười,…” - Trong quá trình dạy học, trong các tiết trả bài hoặc hướng dấn viết văn, tôi thường yêu cầu học sinh đặt câu với những từ vừa tìm được và đưa ra các trường hợp sử dụng từ chưa đúng để cả lớp phân tích nhận xét, sửa sai. Ví dụ: Trong bài tả em bé chập chững biết đi, có em viết: “ Khi em đi học về, em bay ra đón em, ôm chầm lấy chân em.” Khi phát hiện học sinh viết chưa phù hợp, tôi thường đưa ra cho cả lớp nhận xét, sửa sai và rút kinh nghiệm theo các bước: + Câu văn của bạn viết, có chỗ nào chưa phù hợp, các em cần phải sửa? (Bạn sử dụng từ “bay” để miêu tả hoạt động “chạy” của em bé là không phù hợp) + Chúng ta cần thay từ “bay” bằng từ nào? (thay từ “bay” bằng từ “chạy lon ton”) Học sinh sửa và viết đọc lại câu văn. - Trong khi viết, học sinh thường viết những câu chưa đủ hai thành phần chính, dùng dấu chấm, phẩy chưa đúng hay những câu văn khô khan, thiếu hình ảnh cảm xúc, tôi lại hướng dẫn học sinh cách viết để câu văn hoàn chỉnh và hay hơn. Ví dụ: Trong bài văn tả bạn H Kim, có em viêt: “Cái trán cao, tóc dài ngang vai.” Tôi chép câu văn lên bảng và hỏi: + Câu văn bạn viết đã giàu tính gợi tả chưa hay còn mang tính liệt kê? + Dựa vào đặc điểm của bạn H Kim là một bạn thông minh, nhanh nhẹn, tóc ngang vai hay buộc cao, vầng trán cao. Vậy ta cần thay đổi câu văn này như thế nào, để miêu tả bạn H Kim toát lên được những đặc điểm đó? Sau khi gợi ý cho học sinh nêu, tôi giúp học sinh chỉnh sửa và hoàn chỉnh câu văn có hình ảnh cảm xúc hơn, làm nổi bật đặc điểm của bạn H Kim: “Mái tóc dài chấm ngang vai, luôn được bạn buộc cao như tóc đuôi gà, để lộ vầng trán cao, toát lên vẻ thông minh, nhanh nhẹn vốn có của bạn.” Giáo viên hướng dẫn học sinh cách lựa chọn từ khi tả. Ví dụ từ thường dùng khi làm bài văn tả người: 8 - Tả thân hình, dáng người: Cao, lùn, gầy gò, ốm yếu, nho nhỏ, nhỏ thó, tầm thước, xương xương, mảnh khảnh, dong dỏng, thon thả, đẫy đà, yểu điệu, béo phệ, mập mạp, lực lưỡng, vạm vỡ, trẻ trung, quắc thước,cân đối, gầy guộc, mảnh mai, cường tráng, tiều tuỵ, lụ khụ, uể oải, bụ bẫm… - Tả khuôn mặt, diện mạo: Bầu bĩnh, trẻ măng, hồng hào, đen sạm, rám nắng, xanh xao, tái mét, xanh tái như chàm, không còn chút máu, vuông vắn, vuông chữ điền, trái xoan, hốc hác, vô tư, đần độn, thông minh sáng sủa, khôi ngô, khả ái, xấu xí, rỗ như tổ ong, tươi tỉnh, niềm nở, hớn hở, ủ rũ, cau có, bơ phờ, hung tợn, ngờ nghệch khờ khạo, lầm lì, là lạ, đạo mạo, thơ ngây, nhăn nheo, thờ thẫn, đăm chiêu, thiểu não, hiền hậu, dễ thương,… - Tả làn da: Nhăn nheo, xanh như tàu lá, bạch tạng, trắng nõn, trắng trẻo, nõn nà, mịn màng, chai cứng, nứt nẻ, rám nắng, sần sùi, tái mét, xanh xao, xanh lét, hồng hào, đỏ thắm, mốc thếch, đen sạm, da bánh mật, ngăm ngăm, ngăm đen, đen đủi, trắng như trứng gà bóc… - Tả mắt: Đen huyền, đen láy, trong sáng, u buồn, lung linh, ươn ướt, sắc sảo, đượm buồn, thâm quầng, trắng đục, đỏ ngầu, sáng, lồi, tròn vo, xếch, một mí, mất ốc bươu, trao tráo, ti hí, mắt bồ câu,… - Tả cái nhìn của đôi mắt: Đăm đắm, mơ mộng, đắm đuối, dáo dác, trìu mến, mơ màng, chòng chọc, chăm chú, ngơ ngác, hằn học,… - Diễn tả tính cách: Nóng nảy, bạo dạn, vị tha, hời hợt,lười nhác, lì lợm, trầm tính, đứng đắn, thật thà, ôn hoà, hiền hậu, vui vẻ, nhút nhát, nghiêm nghị, dè dặt, siêng năng, thận trọng, lỗ mãng, bao dung, nhân hậu, khoác lác, ba hoa, nham hiểm, xảo quyệt, tham lam, ích kỉ, ưa giễu cợt, cau có, gắt gỏng, hấp tấp, khắt khe, láu táu, ít nói, nhã nhặn,... - Diễn tả thái độ: Vui sướng, hớn hở, hân hoan, hả hê, thoả thích, sảng khoái, khoái chí, vui nhộn, vui đáo để, vui mừng, đắc chí,… *Giúp các emm biết cách dùng từ miêu tả, liên tưởng, so sánh: - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách dùng từ miêu tả để giúp các em viết được câu văn sinh động hơn. Ví dụ: Khi tả hoa "nở", từ “nở” chỉ mang tính chất thông báo, mà cần phải sử dụng từ miêu tả như: bung nở, hé nở, xòe nở, bung cánh, hé cánh, xòe cánh,... Từ "xanh" chỉ miêu tả nhưng không gợi tả, cần hướng dẫn học sinh dùng từ gợi tả cho màu xanh: xanh biếc, xanh lam, xanh ngọc, xanh mướt,...Nếu giáo viên chú ý dạy tích hợp Tập làm văn vào trong Tập đọc, Luyện từ và câu thì sẽ giảm bớt được nhiều thời gian trong cung đoạn này. Ví dụ: Màu “vàng” được dùng từ gợi tả rất cụ thể trong bài: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”- Tiếng Việt 5, tập 1, trang 10. 9 - Để câu văn sinh động hơn, giáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh cách dùng từ miêu tả mà còn phải hướng dẫn học sinh cách dùng các biện pháp nhân hóa, so sánh mà các em đã được học, đưa vào bài để miêu tả sự vật được sinh động hơn. Rất khó đối với các em là cách liên tưởng để tìm hình ảnh so sánh sự vật. Ví dụ: Tìm từ so sánh với mặt trời thì cần hướng dẫn học sinh: + Mặt trời có hình gì? Giống cái gì? (hình tròn giống như quả cầu) + Mặt trời có màu gì? Giống hình ảnh nào? (đỏ rực, giống như lửa) Dẫn dắt học sinh đặt câu: "Mặt trời thì đỏ rực như quả cầu lửa", Tương tự để có câu: "Mảnh trăng cong cong như lưỡi liềm" - Đối với những học sinh khá, giỏi, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách sáng tạo câu văn bằng cách liên tưởng, so sánh sự vật nâng cao hơn. Ví dụ: Khi miêu tả “Hồ nước lặng yên” thì cho học sinh so sánh với trạng thái "lặng yên" của con người. Giáo viên có thể hỏi: Khi nào con người lặng yên? và học sinh có thể tìm ra được các từ " khi ngủ, khi nhớ, khi buồn, khi mơ mộng, ..." Như vậy, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh viết được rất nhiều câu: Hồ nước lặng im như chìm vào giấc ngủ./Hồ nước lặng im như đang mơ mộng với những đám mây trắng./Hồ nước lặng im như đang buồn bã điều gì./ Hồ nước lặng im như đang nhớ những vì sao lấp lánh buổi đêm.... - Giáo viên cần tổng quát được cách dùng từ ở từng dạng văn miêu tả, để định hướng tốt cho các em khi viết văn: + Tả cảnh thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dạng, đặc điểm, có thể so sánh, nhân hoá làm cho cảnh vật được miêu tả thêm sinh động; cần bộc lộ cảm xúc trước sự vật được miêu tả trong cảnh. + Tả người thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc, âm thanh; từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, trạng thái của người; có thể sử dụng biện pháp liên tưởng, so sánh để miêu tả cho sinh động và bộc lộ mối quan hệ tình cảm với người được tả. 2.5. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và xây dựng đoạn văn phần thân bài: Đây là một hoạt động hết sức quan trong làm văn miêu tả. Thế nhưng một số giáo viên thường bỏ qua giai đoạn này vì bước đầu thì đây cũng là một hoạt động khó đối với học sinh nói chung và đặc biệt là đối với học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn lại càng khó hơn. Song nếu giáo viên hướng dẫn cụ thể thì các em sẽ làm được, việc này lặp đi lặp lại nhiều sẽ tạo thành thói quen có lợi trong viết văn cho học sinh. Nếu một bài văn mà các em biết cách lập dàn ý trước khi làm bài thì các em đã có định hướng tốt cho bài văn của mình. Bài văn có đầy 10 đủ ý, bố cục chặt chẽ và lâu dần các em sẽ khái quát được cách làm một bài văn khi xác định xong đề bài. Khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý một bài văn tôi thường theo các bước sau: - Xác định đề bài - Nhắc lại cấu tạo bài văn theo đề bài đã cho - Tiến hành hướng dẫn lập dàn ý. Ví dụ: Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu gắn bó với em trong nhiều năm qua. Với đối tượng học sinh như đã nêu, tôi dẫn dắt học sinh thực hiện lập dàn ý từ hệ thống câu hỏi khá tỉ mỉ sau: + Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? (Tả ngôi trường của em) + Đề bài thuộc dạng văn miêu tả nào? (tả cảnh) + Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh? (Hs nêu) + Em quan sát vào thời gian nào? (buổi sáng khi học sinh chưa đến trường, buổi chiều khi học sinh đã ra về hay trong giờ học,...) + Em quan sát bằng những giác quan nào? ( mắt nhìn, tai nghe các âm thanh như tiếng giảng bài của cô, tiếng trống,...tiếng cảnh vật xung quanh như tiếng ve kêu, chim hót,..) + Phần mở bài em cần giới thiệu như thế nào? (Hs nêu) + Phần thân bài em tả những cảnh nào của trường? ( HS nêu) + Phần kết bài, em nêu cảm nghĩ của mình đối với ngôi trường như thế nào? *Lưu ý: Các em có thể tả cảnh trường vào một thời điểm nhất định hoặc theo thứ tự thời gian trong ngày như sáng đến chiều hay theo mùa. Khi quan sát, các em nên quan sát từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, nắm được điểm chung và riêng của cảnh, chú ý vào những điểm nổi bật nhất của cảnh. Sự liên quan của cảnh vật đó với cảnh vật xung quanh như con người, chim chóc, thiên nhiên,... - Tổ chức nhận xét, bổ sung hoàn thiện dàn ý: Để giúp học sinh có một dàn ý hoàn chỉnh, giáo viên cho học sinh đọc dàn ý của mình cho cả lớp nhận xét, bổ sung, giáo viên giúp đỡ để các em hoàn chỉnh dàn ý. Dàn ý bài văn tả ngôi trường Tiểu học Tình Thương: *Mở bài + Trường em mang tên Trường Tiểu học Tình Thương + Ngôi trường chưa khang trang nhưng cảnh vật thật là hiền hòa. *Thân bài + Nhìn từ xa ngôi trường nhỏ bé, yên. 11 + Biển trường xanh đậm, nổi rõ hàng chữ trường Tiểu học Tình Thương màu trắng. + Tường được sơn màu vàng + Sân trường được lát gạch hình chữ T, giữa có lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. + Bao quanh sân gạch là những bồn hoa được chúng em chăm sóc cẩn thận. + Có 3 dãy phòng học và một dãy phòng chức năng. + Lớp học rộng rãi, thoáng mát, bàn 2 chỗ ngồi, trang trí rất đẹp, có đầy đủ quạt điện, đèn điện, sáng nào chúng em cũng vệ sinh sạch sẽ. +Từ cổng nhìn thẳng vào là dãy phòng chức năng, phòng đầu tiên bên phải là thư viện,... *Kết bài: + Em rất yêu quý và tự hào về trường em + Dù sau này đi xa em vẫn luôn nhớ mãi hình ảnh mái trường thân yêu của em. Tiếp theo, tôi cho học sinh chọn và viết hoàn chỉnh một đoạn văn phần thân bài, tổ chức nhận xét, sửa chữa hoàn chỉnh. Ví dụ: Đoạn văn tả bao quát ngôi trường Ngôi trường nhỏ bé, hiền hòa nằm dưới những hàng cây bạch đàn quanh năm xanh tốt, làm ô che nắng cho chúng em chơi những trò chơi như nhảy dây, bắn bi,... sau những giờ học. .. 2.6. Xây dựng mở bài và kết bài: a. Xây dựng mở bài: Mở bài là phần có vai trò hết sức quan trọng trong mỗi bài văn. Nó thu hút người đọc, người nghe chú ý,tập trung vào bài ngay đầu bài. Có hai cách mở bài: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Mở bài trực tiếp thì mọi đối tượng học sinh đều có thể thực hiện được. Riêng mở bài gián tiếp ( không bắt buộc) nhưng giáo viên khuyến khích học sinh sử dụng khi làm bài, giúp các em có được bài văn hay hơn, hấp dẫn người nghe hơn. Để giúp học sinh có cách mở bài và kết bài phong phú, đa dạng. Trước hết người giáo viên phải giúp học sinh hiểu Thế nào là mở bài trực tiếp, gián tiếp? + Mở bài trực tiếp: Là giới thiệu trực tiếp sự vật mình định tả + Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (có thể bằng cách đưa ra một mẩu chuyện, một so sánh, một liên tưởng, một câu văn thơ, một âm thanh,... để đi đến điều mình cần giới thiệu). 12 Ví dụ: Cách mở bài khi viết văn tả mẹ “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn thương con.” Ôi! Tình mẹ yêu con chỉ có thể so sánh với biển nước mênh mông. Mẹ! Người em yêu nhất trên đời. (mở bài bằng câu thơ) b. Hướng dẫn học sinh xây dựng kết bài: Cũng như mở bài, kết bài cũng có hai cách đó là kết bài mở rộng và không mở rộng. Để giúp học sinh có cách mở bài và kết bài phong phú, đa dạng. Trước hết người giáo viên phải giúp học sinh hiểu: Thế nào là kết bài mở rộng và không mở rộng? + Kế bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm + Kế bài không mở rộng: Cho biết kết cục, không bình luận gì thêm. Ví dụ: Kết bài của một bài văn tả đẹp - Kết bài mở rộng: Mỗi lần ngắm cảnh nơi đây, lòng em lại dâng trào một cảm xúc lâng lâng khó tả vì được tự do thưởng thức sự ưu đãi vẻ đẹp tuyệt vời mà thiên nhiên dâng tặng cho con người. Chúng ta hãy quý trọng thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời ấy. -Kết bài không mở rộng: Em rất yêu cảnh nơi đây. Em mong rằng sẽ có dịp quay lại để được chiêm ngưỡng cảnh đẹp tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. 2.7. Hướng dẫn học sinh hoàn chỉnh bài văn. Sau các tiết lập dàn ý, xây dựng mở bài, kết bài, xây dựng đoạn văn thường có tiết viết hoàn chỉnh bài văn. Trước khi yêu cầu viết một bài văn hoàn chỉnh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tổng hợp, liên kết các tiết trước để giúp các em có một bài văn hoàn chỉnh. Ví dụ: + Bài văn gồm có mấy phần? Đó là những phần nào? + Mở bài có mấy cách? Nêu từng cách mở bài? + Thân bài được trình bày như thế nào? (Có thể trình bày thành nhiều đoạn, mỗi đoạn diễn tả một nội dung chính. Ví dụ: Tả con vật thì có đoạn tả hình dáng, đoạn tả thói quen sinh hoạt,...) + Kết bài có mấy cách? Nêu từng cách kết bài? * Lưu ý học sinh: Sau mỗi phần hay mỗi đoạn cần phải xuống dòng (một số em thường hay viết liền mạch). Đầu đoạn phải lùi vào một ô và viết hoa. 13 Trong khi học sinh làm bài, giáo viên hướng dẫn học sinh bám sát dàn ý đã lập để viết. Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh, đặc biệt là những học sinh yếu. 2.8. Chấm bài: Mỗi bài văn học sinh viết được, kết hợp với cách đánh giá của giáo viên đúng cách sẽ giúp các em trưởng thành trong nhận thức, trong cách suy nghĩ. Do đó, tôi thường chấm bài rất tỉ mỉ sau mỗi bài học sinh viết, sửa sai trực tiếp về lỗi chính tả, gạch chân dưới những câu, từ học sinh đặt chưa đúng và nhận xét cụ thể để giúp các em chữa bài trong tiết trả bài. Những góp ý nhẹ nhàng, chi tiết hay những lời khen của giáo viên như một định hướng giúp học sinh hoàn thiện bài viết hơn. 2.9. Tiết trả bài Trong tiết trả bài, giáo viên cần nhận xét rõ ưu, khuyết điểm chung. Luôn đưa ra những ưu điểm cụ thể sau dó mới nhận xét những sai sót, tồn tại của học sinh về lỗi chính tả, bố cục, cách dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt. Sau đó, cho học sinh sửa bài theo nhóm hoặc cá nhân, gọi một vài học sinh nêu lỗi vấp phải và cách sửa của mình hay của nhóm, lớp góp ý, giáo viên chốt lại câu văn như thế nào là hay, là đúng. Cuối cùng giáo viên đọc những đoạn văn hay, bài văn hay cho cả lớp nghe, cho học sinh viết lại một đoạn văn của bài. IV. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Với đề tài này mang tính giá trị khoa học và thực tiễn cao, đã được khảo nghiệm trên thực tế dạy học ở trường Tiểu học Tình Thương. Sau một năm học , tôi thấy trong viết văn miêu tả các em đã làm chủ được vốn từ, các em linh hoạt hơn trong viết văn cũng như trong giao tiếp. Bài văn của mỗi em đều có sắc thái riêng, mang tính sáng tạo và thực tiễn cao. Đa số học sinh xác định đúng đề, làm bài đảm bảo về cấu trúc, trong đó có một số bài giàu hình ảnh, cảm xúc, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Qua khảo sát chất lượng, kết quả cụ thể trong đầu năm so với cuối năm như sau: 14 Điểm T Thời Lớp S điểm H S 5a2 Đầu năm Cuối năm 20 1-2 3-4 S % L S % L 1 5,0 6 30,0 5-6 7-8 S L SL % 11 55,0 2 11 55,0 7 9-10 % S % L Trên điểm 5 SL % 10,0 13 65,0 35,0 2 10,0 20 100 Dưới Điểm 5 S L 7 Với đề tài này chúng ta có thể áp dụng được với tất cả các đối tượng học sinh là dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên. C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Qua thực tiễn dạy học ở đối tượng là HS dân tộc tại chỗ, tôi nhận thấy: để giúp các em HS dân tộc viết đúng, viết hay thì giáo viên cần chú ý một số yêu cầu sau: - Thiết kế bài dạy chi tiết, phù hợp với từng đối tượng học sinh lớp mình.Trước khi dạy một đề văn mới, cố gắng hết mức có thể hướng dẫn học sinh quan sát tìm ý bằng trực quan trên lớp, trong sân trường hoặc hướng dẫn học sinh cách quan sát kĩ ở nhà. - Kiên trì uốn nắn, sửa lỗi cho các em, có niềm tin vào sự tiến bô â của học sinh. - Phải khai thác triệt để đồ dùng dạy học và tranh vẽ trong sách giáo khoa và sưu tầm những vật thật bằng video (nếu có bằng máy tính), tranh ảnh để cung cấp vốn từ cho học sinh. - Thường xuyên đánh giá, nhận xét, sửa sai kịp thời các bài viết của học sinh. - Thái độ ân cần, vui vẻ của giáo viên cũng rất cần thiết. Bởi lẽ các em còn nhỏ, đặc biệt học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ, lòng tự ái rất cao, nếu giáo viên nói nặng lời, học sinh sẵn sàng xách cặp ra về hoặc ngồi không, không chịu học bài nữa. Vì thế, giáo viên không nên nặng lời to tiếng hay cáu gắt với các em, ngược lại cần phải động viên khích lệ và khen thật nhiều dù chỉ là sự tiến bộ nhỏ, mới giúp các em hứng thú trong học tập và tiếp thu bài tốt. - Đọc sách báo thường xuyên để có thêm vốn ngôn ngữ trong cuộc sống, bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn và cảm xúa khi viết văn để đưa vào giảng giải giúp học sinh dễ hiểu bài. 15 % 35,0 - Phải tạo được thói quen tự giác học tập, chuẩn bị bài ở nhà, đọc bài và tự tìm hiểu nội dung, quan sát thế giới xung quanh. - Tăng cường mượn sách, báo cho học sinh đọc thêm sách, báo, truyện,...hoặc nhắc nhở các em lên thư viện đọc sách để giúp các em hiểu biết thêm về cuộc sống quanh em, từ đó tự tin để bộc lộ của mình, nâng cao khả năng nói, viết . Đối với phân môn Tập làm văn là rất khó đối với học sinh Tiểu học nói chung. Nên với đề tài này chúng ta có thể linh động áp dụng với nhiều đối tượng học sinh trong lớp. Tôi sẽ tiếp tục áp dụng đề tài, tiếp tục nghiên cứu, rà soát lại, bổ sung thêm để hoàn thiện hơn, từ đó nâng cao chất lượng đồng bộ cho các em, chuẩn bị tốt cho các em hành trang để học tốt kiến thức ở lớp trên. II. KIẾN NGHỊ Với tầm quan trọng và căn cứ vào tỉ lệ % điểm kiểm tra định kì của phân môn Tập làm văn lớp 5 theo thông tư 22 mới ban hành, giáo viên cần tăng thêm thời lượng dạy Tập làm văn ở buổi học thứ hai. Sử dụng các hình ảnh (hoặc video) sinh động, hấp đẫn vào các tiết dạy. Trên đây là một vài kinh nghiệm về “Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu sốvùng khó khăn lớp 5” tôi đã thực hiện. Chắc chắn đề tài vẫn còn nhiều hạn chế, kính mong được sự góp ý chân thành từ Ban giám khảo, các cấp quản lí và đồng nghiệp để đề tài này áp dụng có hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!./. Dray Sáp, ngày 27 tháng 2 năm 2017 Người viết Trần Thị Tuyết Nga NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ( Kí tên và đóng dấu) 16 Phạm Văn Liên TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 STT Tên tài liệu Tác giả 1 Hướng dẫn dạy học các môn học cho các vùng, miền Bộ giáo dục và đào tạo (Ban hành kèm theo công văn số 7580/GDTH) Nguyễn Quý Thành, trường Đại học Quy Nhơn, năm 2010. 2 Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. 3 Sách giáo viên Tiếng Việt 4, lớp 5 - Tập 1, Tập 2 Nhà xuất bản GD, năm 2008 4 Tăng cường tiếng Việt cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Dự án giáo dục Tiểu học PEDC 18 Trang A/ PHẦN MỞ BÀI 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài 1 III. Đối tượng nghiên cứu 2 IV. Phạm vi nghiên cứu 2 V. Phương pháp nghiên cứu 2 B/ PHẦN NỘI DUNG 2 I. Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài 2 II. Thực trạng 3 III. Nội dung và hình thức của giải pháp 4 1.Mục tiêu 4 2.Nội dung và cách thức thực hiện 4 2.1.Bồi dưỡng khả năng cảm thụvăn, thơ của giáo viên. 4 2.2.Hướng dẫn học sinh nắm cấu tạo từng dạng văn miêu tả. 4 2.3.Chọn đề tài gần gũi với học sinh. 5 2.4.Hướng dẫn quan sát, bồi dưỡng vốn từ, cách dùng từ đặt câu. 6 2.5.Hướng dẫn lập dàn ý và xây dựng đoạn văn. 9 2.6.Xây dựng mở bài và kết bài 11 19 2.7. Hướng dẫn học sinh viết hoàn chỉnh bài văn. 12 2.8. Chấm bài 12 2.9. Tiết trả bài 12 IV. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 13 C/ KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 13 Tài liệu tham khảo 17 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan