Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2 qua môn tập đọc...

Tài liệu Skkn rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2 qua môn tập đọc

.DOC
25
2042
142

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU I, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI I.1.1/ Cơ sở lý luận Xuất phát từ quan điểm chung là dạy Tập đọc kết hợp dạy ngữ và rèn đọc cho các em học tiếng mẹ đẻ. Thực tế hiện nay nghành giáo dục nói chung và bậc tiểu học nói riêng, đã và đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học đối với tất cả các môn học trong đó có môn Tập đọc. Mặt khác Tập đọc là phân môn mang tính tổng hợp, bởi bên cạnh việc dạy học chúng ta còn trau rồi kiến thức về Tiếng Việt, kiến thức về văn học, về đời sống, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh. Phân môn tập đọc góp phần hình thành và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh bằng một trong bốn kỹ năng cơ bản mà học sinh tiểu học cần phải lắm vững. Hiện nay ở nhà trường Tiểu học, việc rèn luyện kỹ năng đọc đạt kết quả chưa cao. Có thể có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân lớn nhất có lẽ là cách thức về phương pháp rèn đọc chưa được coi trọng. Thực tế nếu không có kỹ năng đọc thì học sinh không có điều kiện để học các môn khác, không thể tiếp thu nền văn minh của loài người. Vì vậy việc dạy đọc cho học sinh có ý nghĩa to lớn. Thông qua dạy đọc, giáo viên giúp cho học sinh đọc đúng, đọc hay và bồi dưỡng cho các em cái hay cái đẹp trong cuộc sống. Giáo viên phải đặc biệt coi trọng và chú ý đến việc dạy văn kết hợp với việc dạy ngữ cho học sinh tiếng mẹ đẻ một cách toàn diện. Dạy đọc đúng với dạy đọc hay, dạy đọc ((ngôn ngữ)) với dạy ((văn học)). Đó chính là cơ sở dạy học cho học sinh trưởng thành và phát triển cả về trí tuệ và tâm hồn, nhân cách và tri thức. Với học sinh lớp 2 các em bước đầu biết đọc thì giáo viên cần hướng dẫn, đọc đúng, đọc nhanh, đọc lưu loát trôi chảy. Với chương trình thay sách Tiếng Việt Tiẻu học 2003, tôi đã và đang từng bước thực hiện nhiệm vụ dạy tốt môn Tiếng Việt trong đó có có phân môn Tập đọc. Từ đó người giáo viên thấy rõ và xác định được việc dạy học tập đọc cho học sinh Tiểu học nói chung học sinh lớp 2 nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết. Chúng ta phải làm thế nào để thông qua môn tập đọc giúp học sinh 1 không những đạt được năng lực đọc mà phải hiểu nội dung của văn bản và các thể loại từ văn xuôi đến thơ ca. Hiểu được ý đồ của tác giả và bút pháp nghệ thuật mà mỗi tác giả đã thể hiện trong tác phẩm. Giáo viên phải tìm phương pháp tiếp cận làm cho học sinh có cảm tình với bài đó, thúc đẩy học sinh biểu lộ tình cảm, thái độ tự nhiên thông qua giọng đọc. Trong thực tế hiện nay, để thực hiện được vấn đề này, người giáo viên phải thay đổi cách dạy để các em có thể nắm bắt được tri thức - thực hiện việc dạy theo hướng đổi mới. Mặt khác việc dạy đọc đúng cho học sinh đã có từ lâu và cũng có nhiều tài liệu đề cập đến. Tất cả đều khẳng định vai trò quan trọng của việc dạy đọc đúng - đọc hiểu cho học sinh. Vì vậy trong quá trình dạy phân môn này giáo viên cần quan tâm đến tất cả các yếu tố cấu thành chất lượng phân môn tập đọc và đặc biệt là việc dạy đọc đúng cho học sinh phải được coi trọng. Thông qua việc dạy đọc đúng giúp các em hiểu được văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh kiến thức. I. 1.2/ Cơ sở thực tiễn: Mặc dù lâu nay các thầy cô giáo đã và đang thực hiện việc rèn đọc đúng cho học sinh, nhất là đối với học sinh Tiểu học nhưng điều đó vẫn còn bị hạn chế. Bản thân tôi là một giáo viên Tiểu học đã trực tiếp dạy lớp 2 tôi thấy được quá trình dạy đọc đúng cho học sinh Tiểu học là rất quan trọng. Đối với học sinh lớp 4-5 việc đọc diễn cảm và đọc đúng đã là vấn đề khó thì đối với học sinh lớp 2 nói riêng lại càng khó hơn nhiều. Bởi vì các em đều là học sinh mới làm quen với bài văn, bài thơ ở tháng 2 của học kỳ II. Nhưng nếu được quan tâm rèn luyện đọc thì các em sẽ đọc tốt. Cũng có một em khi còn học lớp 1 đọc đã yếu lại không được sự quan tâm giáo dục của bố mẹ nên khi chuyển lên lớp 2 các em đọc vẫn còn yếu. Thực tế khảo sát chất lượng phân môn tập đọc đầu năm của học sinh cho ta thấy học sinh phát âm còn ngọng, hay sai phụ âm đầu vần và dấu thanh. Học 2 sinh thường phát âm sai phụ âm : l, n, ch, tr và các thanh hỏi – ngã.Học sinh đọc bài chưa biết ngắt nghỉ dấu chấm, dấu phẩy trong một bài văn, bài thơ. Về giáo viên, việc rèn cho học sinh kỹ năng đọc đúng còn có một số hạn chế cần khắc phục. Là giáo viên tôi không thể lo ngại trước kết kết quả khảo sát phân môn tập đọc của lớp 2c. Cụ thể đầu năm học 2007-2008 tôi tiến hành khảo sát như sau: SSHS Đọc ngọng 28 Khảo sát năm Đọc sai phụ âm Đọc sai dấu Đọc đúng TS % TS % TS % TS 4 14,2 7 25 5 17,8 12 % 42,8 Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tế trên của lớp thì tôi có băn khoăn suy nghĩ là phải làm gì và làm như thế nào để các em phát âm chuẩn, đọc đúng. Với đề tài này, tôi mạnh dạn trình bày một số phương pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2C, nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy đọc đúng. Khi viết đề tài này tôi đã phát huy tất cả những kiến thức được học, được bồi dưỡng qua các lớp học chuyên môn và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. Đặc biệt là kinh nghiệm thực tế qua các giờ dạy mà đối tượng chính là học sinh của mình. Do đó, tôi muốn đưa ra những phương pháp đặc trưng ở góc độ chủ quan mà tôi đã tiếp thu được trong các kì bồi dưỡng hè. Từ nhận thức trên bản thân tôi đã rút ra bài học (( Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2 qua môn tập đọc)) I.2/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này, nhằm mục đích tìm ra phương pháp và hướng đi giúp học sinh học tốt hơn. Qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay của mỗi học sinh. + Về đọc đúng: Học sinh đọc đúng các phụ âm đầu, vần, thanh, đọc đúng tiéng, từ, câu, đoạn văn, bài văn, bài thơ. Từ các em đã biết đọc đúng thì các em 3 hiểu được nội dung văn bản, và thể loại ( văn xuôi hay thơ) từ đó học sinhcó thái độ. Tình cảm đúng trong cuộc sống. + Thông qua dạy đọc giúp các em có điều kiện tiếp cận và nắm bắt các môn học, hiểu các văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh được tri thức, tự tin khi giao tiếp, nhằm góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức-trí-mĩ cho học sinh. I.3 Thời gian - Địa điểm. Lập đề cương nghiên cứu: I.3.1/ Thời gian - Nghiên cứu từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 5 năm 2008 I.3.2./ Địa điểm: - Trường Tiểu học thị trấn Tiên Yên. I.3.3/ Phạm vi đề tài: - Để tiến hành làm đề tài này tôi đã nghiên cứu sách giáo khoa phân môn tập đọc lớp 2 để tìm hiểu nội dung, cấu trúc của chương trình. Tìm hiểu việc dạy và học của các em có hệ thống nội dung bài học. Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên của môn Tiếng Việt trong đó có phân môn tập đọc lớp 2. Nghiên cứu rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy để rút ra những điều ta cần thực hiện. Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến môn Tiếng Việt nhất là phân môn Tập đọc. Học hỏi các đồng nghiệp trong trường nhất là các giáo viên cùng khối. Vì vậy đây cũng là dịp để bản thân tôi học hỏi và tham gia các tài liệu tham khảo của các chuyên gia nghiên cứu dạy phân môn tập đọc cho học sinh và qua đó có thể tự bồi dưỡng bản thân. I.3.3.1/ Giới hạn đối tượng nghiên cứu. - ở đề tài này tôi tập trung nghiên cứu: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2c Trường Tiểu học thị trấn Tiên Yên. 4 I.3.3.2./ Giới hạn điạ bàn nghiên cứu: Học sinh lớp 2C Trường Tiểu học thị trấn Tiên Yên. I.4/ Phương pháp nghiêm cứu: + Phương pháp lý thuyết + Phương pháp điều tra + Phương pháp quan sát + Phương pháp hỏi đáp. I.5/ Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiến Muốn nâng cao chất lượng rèn đọc cho học sinh lớp 2. Giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian cho các bước, trong bài tập đọc, sao cho phù hợp vớu từng đối tượng học sinh. Sau mỗi tiết học giáo viên phải ghi nhận ký để tìm ra những ưu điểm của từng bài, từ đó tìm ra phương pháp dạy học cho phù hợp. Giáo viên phải có kĩ năng đọc, có kiến thức, có sự đầu tư chu đáo cho từng tiết dạy. Ngôn ngữ của giáo viên phải chính xác. Phải biết tạo cho học sinh không khí thoải mái trong giờ học, học mà chơi, chơi mà học, không gò bó ép buộc. II, PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 5 II.1.1/ Cơ sở lí luận: Để xây dựng một đề tài thì việc nghiên cứu lí luận là không thể thiếu được. Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã nghiên cứu, tham khảo các sách giáo khoa, sách giáo viên và nhiều tài liệu có liên quan đến việc rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2c. - Thông qua đề tài này nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: - Rèn kĩ năng và năng lực đọc cho học sinh. - Trau dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ, kiến thức đời sống cho học sinh. - Giáo dục thẩm mĩ – tình cảm – phát triển tư duy cho học sinh - Học sinh đọc tốt còn giúp các em học tốt các môn học khác. CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU II.3.2.2. Thực trạng về kĩ năng đọc của học sinh lớp 2 Tôi đã tiến hành điều tra vào lớp giảng dạy và khảo sát cụ thể qua việc đọc của từng học sinh. Qua điều tra tra thực tế việc học của học sinh tôi nhận thấy thực trạng của lớp tôi có ưu nhược điểm sau: SSHS Đọc ngọng 28 Khảo sát năm Đọc sai phụ âm Đọc sai dấu Đọc đúng TS % TS % TS % TS 4 14,2 7 25 5 17,8 12 % 42,8 Nói chung đa số học sinh đọc được nội dung bài và bước đầu có kĩ năng đọc đúng. Cũng có em biết áp dụng vaò giờ ngoại khoá. Một số em đã biết đọc đúng và có ý thức học tập tốt, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. II.2.2/ Đánh giá thực trạng 6 Một số em chưa thực sự hiếu học, hay quên đồ dùng học tập, chưa chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Một số học sinh yếu vừa đọc vừa đánh vần, một số đông học sinh khác đọc trôi chảy song chư biết nhấn mạnh ở các từ ngữ cần chú ý cũng như cách ngắt nghỉ đúng dấu câu. VD: Chỗ ngắt giọng giữa chủ ngữ và vị ngữ, chưa kể trong các bài thơ, nhiều bài văn xuôi tác giả không dùng dấu phẩy như yêu cầu của trường. Đây là nguyên nhân dẫn đến học sinh không đọc đúng chỗ ngắt giọng ở những câu văn dài có cấu trúc ngữ pháp phức tạp. VD: Đây là phần thưởng ,/ cả lớp đề nghị tặng bạn Na.// Đỏ bừng mặt,/ cô bé đứng dậy/ bước lên bục.// ( Phần Thưởng) Qua khảo sát cho thấy học sinh khi đọc thơ mắc lỗi ngắt nhịp là do không tính đến nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực của nhà thơ. (( Tự xa xưa/ thủa nào. Trong rừng xanh/ sâu thẳm Đôi bạn/ sống bên nhau Bê Vàng/ và Dê Trắng. …Vẫn gọi hoài:/ (( Bê!//Bê!//)). (Gọi Bạn) Ngắt giọng hay là đích của dạy đọc và cúng là một trong những phương tiện để dạy tiếp nhận. Chiếm lĩnh văn bản được đọc. Từ đó các em đọc đúng phụ âm đầu, ngắt giọng đúng và hay tôi đã hướng dẫn để các em cảm thụ được nội dung bài học theo từng chủ điểm. Nhờ đó các em trau dồi cho mình vốn từ phong phú, cách viết trong sáng, mạch lạc, bố cục chặt chẽ, nội dung hấp dẫn trong phân môn Tập đọc. Qua quá trình thực tế dạy học tập đọc cho học sinh lớp 2c tôi thấy nhiều em đọc tốt, tiếp thu bài nhanh song vẫn tồn tại một số em đọc còn chưa thạo. Kết luận chương II. 7 Qua quá trình thực tế dạy tập đọc cho học sinh lớp 2c nhiều em tiếp thu bài nhanh, đọc tốt song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số em đọc chưa thạo. Học sinh lớp 2c do tôi chủ nhiệm còn có một số em bố mẹ ở nhiều vùng quê khác nhau nên các em vẫn chịu ảnh hưởng tiếng nói của bố, mẹ nên khi phát âm một số em còn ngọng giữa phụ l, n. Một ssó em người dân tộc còn phát âm sai ở thanh hỏi và thanh ngã. Một số em khi gọi đọc bài còn mắc nhiều lỗi phát âm, đọc và trả lời câu hỏi nhỏ, trả lời câu hỏi. không đủ câu, đọc kéo dài ê - a. Có thể nói đó là nguyên nhân khách quan tác động (( vô thức)) đến một số ít học sinh trong lớp. II.3/ CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 2C II.3.1/ Các biện pháp Qua qúa trình thực tế dạy tập đọc cho học sinh lớp 2c, nhiều em tiếp thu bài nhanh, đọc tốt song vẫn còn tồn tại một số em đọc chưa thạo, vừa đọc vừa đánh vần, một số em đọc còn sai phụ âm: l – n, kh – h, đọc giọng vần anh - ăn, đọc sai dấu thanh hỏi, ngã… Một số em khi gọi đọc bài còn mắc nhiều lỗi phát âm, đọc và trả lời câu hỏi còn nhỏ, trả lời không đủ câu, đọc kéo dài… Có thể nói đó là nguyên nhân khách quan dẫn đến một số học sinh đọc chưa đúng. Qua những nguyên nhân trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp rèn đọc đúng cho học sinh lớp 2c. Biện pháp 1/Luyện đọc từ khó: - Muốn hướng dẫn các em phát âm được tốt trước hết người giáo viên phải là người có giọng đọc mẫu chuẩn đẻ làm trực quan cho học sinh. Đây là hình thức trực quan sinh động và có hiệu quả đáng kể có tác dụng làm mẫu cho các em luyện đọc. 8 + Luyện đọc từ khó: Khi hướng dẫn học sinh phát âm tôi thường phân tích cho các em thấy sự khác biệt giữa cáhc phát âm đúng với cách phát âm sai mà học sinh thường mắc phải như các tiếng có phụ âm l – n , kh – h. Điều này cần hướng dẫn tỉ mỉ và có trực quan cho các em thấy đựoc sự khác nhau của nó đẻ phân biệt rõ khi đọc phát âm cho đúng. Đặc biệt là đối với học sinh yếu tôi còn sử dụng trực quan cụ thể đẻ các em thấy được hệ thống cách phát âm như môi, răng, lưỡi ( bộ máy phát âm) khi phát âm nó như thế nào? Cụ thể hơn khi phát âm phụ âm l thì đầu lưỡi thẳng, khi âm phụ âm n thì đầu lưỡi hất lên. Ngoài các hình thức trên tôi còn ghi các từ khó bằng phấn màu lên bảng, tôi chỉ ghi phấn màu cho các phụ âm mà các em hay phát âm sai và vần các em phát âm sai để làm nổi bật các phụ âm, vần khó trong các từ luyện đọc để các em đựơc nhìn ( bằng mắt) được tập phát âm ( bằng miệng) được nghe ( bằng tai) và có thể tôi gọi em hay phát âm sai lên bảng viết. Có như vậy các em sẽ nhớ lâu và đọc đúng. Biện pháp 2 Luyện đọc câu - đoạn – cả bài. Kết hợp với rèn phát âm đúng cho học sinh tiếng từ có phụ âm, có vần học sinh hay phát âm sai tôi còn rèn cho học sinh biết ngắt, nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy và đọc lưu loát ( đây là yêu càu trọng tâm của học sinh lớp 2). Đầu năm học đa số các em đọc còn chưa chuẩn, đọc còn ngắc ngứ, đọc từng âm, tiếng. Một số học sinh yếu còn phải dừng lại để đánh vần. Nhiều em chưa biết nghỉ hơi đúng lúc, đúng chỗ. Để khắc phục tình trạng này tôi đã tiến hành nhiều thời gian hơn cho việc luyện đọc. Tuy nhiên vẫn đảm bảo đủ nội dung trong một giờ tập đọc. Dùng thời gian thích đáng cho việc luyện đọc ( ở lớp và ở nhà). Khi học sinh đọc bài tôi theo dõi để nhắc nhở học sinh đọc ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy. Đọc rõ từng cụm từ, câu, tránh đọc ê - a kéo dài. 9 Đối với học sinh đọc yếu phần luyện đọc chưa đạt yêu cầu các dùng bút chì đánh dấu vào sách giáo khoa về nhà tự luyện đọc để tiết sau tôi kiểm tra. Rèn kĩ năng đọc. đọc câu đoạn, hay cả bài tôi luôn hướng dẫn các em rất tỉ mỉ. Trong các giờ tập đọc tôi thường chép sẵn đoạn văn hay đoạn thơ lưu ý về cách ngắt giọng ở đoạn văn, ngắt nhịp ở các dòng thơ. Nếu là bài đọc thuộc lòng tôi cũng cần phải chép ra bảng phụ đẻ học sinh tri giác cụ thể. Khi dạy học thuộc lòng tôi chép lên bảng ( bảng phụ) rồi luyện đọc cho các em bằng cách là xoá dần bảng chỉ để lại các từ điểm tựa. Phần này làm trực quan tốt thì các em học dễ nhớ và dễ thuộc bài nhanh hơn, so với cách để học sinh đọc bài trong sách giáo khoa. Ngoài việc rèn đọc đúng tôi còn rèn kĩ năng đọc và hiểu cho học sinh. đọc hiểu ở đây có thể là từ khoá, từ trung tâm, câu, đoạn, cả bài. VD: Bài (( Tìm ngọc)). Giúp học sinh hiểu (( Long Vương nghĩa là gì?)) Dựa vào câu hỏi gợi ý, dẫn dắt giúp các em dễ hiểu từ mới. + Luyện đọc đúng: Là đọc thành tiếng, yêu cầu học sinh đọc trôi chảy, lưu loát và rèn cho học sinh biết ngắt, nghỉ đúng chỗ, biết phân biệt câu thoe dòng thơ. Ngoài việc rèn cho học sinh biết đọc ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy tôi còn hướng dẫn học sinh biết ngắt hơi sau các dấu hai chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi… ( đối với bài văn xuôi). VD: Bài (( Bác sĩ Sói)). ( Tiếng Việt 2) Tôi chép phần luyện đọc lên bảng phụ rồi cho học sinh đọc bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. Ngựa lễ phép:// Cảm ơn bác sĩ.// Cháu đau chân qua.// Ngài làm ơn chữa giúp cho.// Hết bao nhiêu tiền cháu xin chịu.// 10 Đến dấu hai chấm đọc nghỉ lại, dấu chấm nghỉ lấy hơi, dáu phẩy ngắt. Khi đọc cần thể hiện giọng điệu. Ngựa – giọng ngoan ngoãn lễ phép. - Sói đáp. Chà!// Chà!// Chữa làm phúc,/ tiền với nong gì.// đau thế nào?// Lại đây ta xem.// - Đọc đến dấu chấm than nghỉ hơi, dấu chấm hỏi lên cao giọng ở cuối câu, giọng sói vênh vang ra vẻ ban ơn. + Đối với đọc thầm: Tôi yêu cầu học sinh đọc thầm bẵng mắt, không được đọc lầm rầm ( phát ra tiếng đọc nhỏ). Yêu cầu tất cả học sinh theo dõi bài đọc phải đầy đủ các tiếng trong câu ( lưu ý: không đọc lướt) Ngoài những hình thức luyện đọc trên lớp tôi còn hướng dẫn các em luyện đọc ở nhà. + Với học sinh yếu: Luyện đọc từ, cụm từ, câu, đoạn, cả bài. + Với học sinh trung bình, khá: Luyện đọc trôi chảy, lưu loát cả bài. Mụch đích đọc ở nhà là giúp các đọc lại những từ, cụm từ, câu, đoạn, cả bài mà giáo viên hướng dẫn trên lớp để giúp các em đọc bài tốt hơn. + Cuối mỗi giờ tập đọc tôi thường tổ chức cho học sinh chơi trò chơi đọc đoạn, cả bài, hay thuộc lòng bài thơ, thi đọc phân vai, có lời nhận xét và bình chọn của cả lớp. Kết luận chương III. Nhìn lại trong quá trình từ đầu năm cho đến nay. Tôi đã mạnh dạn đi vận dụng nghiên cứu, áp dụng vào các giờ dạy và đã đảm bảo thực hiện phương pháp dạy học phân môn tập đọc chương trình tiểu học năm 2003. 11 Đặc biệt là khâu rèn đọc cho học sinh đến nay đã đem lại hiệu quả. Điều làm tôi phấn khởi nhất chính là kết quả đạt được trong thời gian khảo sát giữa kì II ở trường môn đọc của lớp 2c do tôi trực tiếp giảng dạy. Đọc ngọng SSHS 28 Đọc sai phụ âm Đọc sai dấu Đọc đúng TS % TS % TS % TS 3 10,7 6 21,4 4 14,2 15 3 10,7 4 14,2 4 14,2 17 2 17,1 3 10,7 3 10,7 20 1 3,5% 1 3,5% 1 3,5% 25 Khảo sát giữa kì I Khảo sát cuối kì I Khảo sát giữa % 53,5 60,6 70,1 kì II Khảo sát cuối 89,5% kì II III./KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ III.1/ Kết luận Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp đặc biệt. Con người cũng như các động vật khác thường giao tiếp với nhau bằng tín hiệu. Trong đó có tín hiệu ngôn ngữ được thể hiện ở dạng nói và viết. Để mỗi tiết học mang lại hiệu quả cao, người giáo viên phải đầu tư thời gian một cách hợp lý, nhằm lựa chọn các nội dung và phương pháp cho dạy và học. Đồng thời người giáo viên phải thực sự năng động, sáng tạo, luôn trăn trở tìm tòi suy nghĩ hình thức tổ chức dạy – học… sao cho mọi học sinh đều có niềm say mê hứng thú trong học tập. 12 Trong quá trình dạy – học tập đọc phả nắm vững đặc điểm tâm lý của học sinh. Học sinh lớp 2 các em thích được động viên, khuyến khích, thích được gần gũi. Để thực hiện được mỗi tiết dạy giáo viên cần hiểu thật rõ, năm vững nội dung yêu cầu của từng tiết. (Toàn bài phải đọc với giọng chung thế nào, tốc đọ, cường độ, chỗ nào phải nhấn giọng, hạ giọng, từ nào, câu nào, học sinh hay đọc sai, đọc lẫn) để giờ dạy có hiệu quả. Nắm chắc được đặc trưng của phân môn tập đọc lớp 2, trong giờ dạy tôi phân bố thời gian theo trình tự giáo án nhưng chú trọng các yếu tố: Đọc mẫu của giáo viên: Đọc mẫu nhằm giới thiệu gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm lý học tập. Nếu giáo viên đọc mẫu tốt cũng đã dạy cho học sinh được rất nhiều. Đọc câu, đoạn nhằm minh hoạ, hướng dẫn, gợi ý giúp học sinh tự tìm tòi cách đọc. Trong chương trình Tiếng Việt mới, phân môn tập đọc có nhiệm vụ rõ ràng hơn. Đó là rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc, nghe và nói. Đọc là quá trình tiếp nhận thông tin do đó các kĩ năng đọc, nghe và nói có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sách giáo khoa Tiếng Việt mới thể hiện rõ quan điểm giao tiếp qua việc lựa chọn hệ thống ngữ liệu để dạy đọc. Quá trình tìm hiểu công việc học tập của học sinh và công tác giảng dạy của giáo viên đối với phân môn tập đọc trong trường Tiểu học. Đồng thời thông qua kĩ kiểm tra giữa kì 2 vừa qua, tôi thấy lớp 2c có nhiều tiến bộ. Song kết quả đạt chưa hẳn là cao bởi vì sự tìm tòi trong chuyên môn còn hạn chế. Vì vậy kết quả đạt chưa được như mong muốn. Dạy tập đọc là một vấn đề không đơn giản chút nào, nên muốn có kết quả cao thì cả thầy lẫn trò đều phải cố gắng, phải kiên trì trong quá trình rèn đọc. Ngoài ra còn nêu cao tinh thần trách nhiệm của người giáo viên luôn cải tiến phương pháp soạn giảng, sửa lỗi kịp thời cho từng học sinh. Qua thực tế tôi thấy mình cần cố gắng rèn luyện học tập, nghiên cứu tài liệu, sách chuyên san, học hỏi đồng nghiệp giàu kinh nghiệm giảng dạy. Bài học kinh nghiệm của bản thân. 13 Tôi tự rút ra bài học cho mình (( Muốn đạt đựoc mục đích mà mình mong muốn thì bản thân phải có niềm tin, niềm say mê thực sự, luôn kiên trì, nhẫn nại, rèn luyện không ngừng. Chính niềm say mê ấy sẽ giúp ta thêm sức mạnh to lớn, cuốn hút ta đi vào tìm tòi sáng tạo)). Do điều kiện khả năng có hạn chế, đề tài còn nhiều thếu sót, những vấn đề chưa thể đề cập đến. Mặc dù bản thân tôi đã hết sức cố gắng rất mong được sự giúp đỡ, góp ý bổ xung của đồng nghiệp, đặc biệt là ban giám hiệu của trường, hội đồng khoa học của phòng giáo dục Tiên Yên. III.2/ Kiến nghị Để việc dạy học đạt kết quả tôi cũng xin kính mong nhà trường và phòng giáo dục đầu tư thêm thiết bị đò dùng dạy học và các tài liệu tham khảo, tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn để tôi tích lũy thêm kinh nghiệm giảng dạy giúp cho việc dạy và học đạt chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của giáo viên hiện nay. Tiên Yên, Ngày 14 tháng 4 năm 2008 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Hải IV/ DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO STT TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 SGK TV 2 tập 1 2 SGK TV 2 tập 2 14 TÁC GIẢ Nguyễn Minh Thuyết Nguyễn Minh Thuyết 3 4 5 6 Thiết kế bài giảng TV 2 tập 1 Thiết kế bài giảng TV 2 tập 2 Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 2 Hỏi - đáp về PP dạy tập đọc ở tiểu học Nguyễn Trại Nguyễn Trại PHỤ LỤC DẠY THỬ NGHIỆM Qua quá trình điều tra nghiên cứu, tìm ra được những tồn tại và đã đề xuất một biện pháp khắc phục, tôi đã tiến hành hai tiết ở tập đọc lớp 2 như sau: Tiết 1: lớp 2A Tập đọc Mùa Xuân đến ( 1 tiết) I, Mục đích yêu cầu: 1, Kiến thức: đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ: nắng vàng, rực rỡ, nảy lộc, khướu, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc bài với giọng vui tươi, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 2, Kĩ năng: Hiểu nghĩa các từ: mận, nồng nàn, đỏm giáng, trầm ngâm. - Hiểu nội dung bài: Bài ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân làm cho đát trời, cây cối, chim muông… thay đổi tươi đẹp bội phần. 3, Thái độ: Giáo dục các em lòng yêu cảnh đẹp của đất nước qua bốn mùa. II, Đồ dùng dạy – học - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa ( phóng to tranh, bảng phụ ghi câu văn dài.) - Sách giáo khoa III, Các hoạt động dạy – học 1, Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh đọc bài: Ông Mạnh thắng Thần Gió 15 Hỏi: Vì sao ông Mạnh chiến thắng Thần Gió? ( Vì Ông Mạnh có lòng quyết tâm và biết lao động…) Nhận xét cách đọc, cách trả lời câu hỏi và cho điểm. 2, Bài mới: a, Giới thiệu bài: tranh Tranh vẽ cảnh đẹp mùa xuân có hoa mận nở... Hỏi: Tranh vẽ cảnh đẹp gì? Mùa xuân về làm cho vạn vật thay đổi các em thấy rõ hơn vẻ đẹp của mùa xuân, sự thay đổi của đất trời, cây cối, chim muông trong bài tập đọc: Mùa xuân đến. b, Luyện đọc: Giáo viên đọc mẫu: Học sinh nghe và đọc thầm theo Giọng đọc vui tơi, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Hướng dẫn cách đọc toàn bài Học sinh đọc nối tiếp câu Giáo viên theo dõi và uốn nắn + Hướng dẫn phát âm: - Hướng dẫn cách đọc các từ: nắng vàng, rực rỡ, nảy lộc, khướu, nồng nàn Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh + Hướng dẫn ngắt câu văn dài: Học sinh nêu cách ngắt ( bảng phụ) Giáo viên theo dõi và sửa sai Vườn cây lại đầy tiếng chim/ và bóng chim bay nhảy + Luyện đọc đoạn + Giải nghĩa các từ chú ý sách giáo khoa + Học sinh đọc bài trong nhóm 4: Giáo viên theo dõi và hỗ trợ những học sinh đọc bài còn chậm, đọc ngọng, sai dấu... - Gọi các nhóm thi đọc Học sinh đọc nối tiếp đoạn Học sinh đọc các phần chú giải - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mỗi bạn lần lượt đọc 1 đoạn Thi đọc đoạn, cả bài Học sinh, giáo viên nhận xét + Cả lớp đọc đồng thanh Học sinh đọc bài 16 c, Tìm hiểu bài: Gọi học sinh đọc câu hỏi 1: Một học sinh đọc câu hỏi1 (cả lớp đọc thầm đoạn 1) Hỏi: Dấu hiệu nào báo mùa xuân đến? Hoa đào, hoa mai nở, trời ấm chim én bay về... - Bầu trời ngày thêm xanh, nắng vàng Hỏi: Hãy kể lại những thay đổi của bầu ngày cành rực rỡ, cây cối đâm chồi nảy trời và mọi vật khi mùa xuân đến. lộc, ra hoa, chim chóc bay nhảy... Chuyển ý: - 1 học sinh đọc câu hỏi 2( cả lớp đọc thầm đoạn 2) Gọi 1 học sinh đọc câu hỏi 2 Hỏi: Tìm những từ ngữ trong bài giúp - Hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, em cảm nhận đợc hơng vị riêng của mỗi hoa cau thoang thoảng. loài hoa xuân - Chích choè nhanh nhảu, khướu lắm Hỏi: Vẻ đẹp riêng của mỗi loài chim đđiều, chào mào đỏm dáng, bác cu gáy ợc thể hiện qua các từ ngữ nào? trầm ngâm. Chuyển ý: Một học sinh đọc câu hỏi3(cả lớp đọc Gọi học sinh đọc câu hỏi 3: thầm đoạn 3) - Tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp của Hỏi: Theo các em qua bài văn này tác mùa xuân. Xuân về đất trời, cây cối, giả muốn nói với chúng ta điều gì? chim chóc như có thêm sức sống mới. d, Luyện đọc lại Giáo viên đọc mẫu: Gọi 3 học sinh đọc bài 3 học sinh đọc nối tiếp Học sinh, giáo viên nhận xét và bình chọn 3, Củng cố, dặn dò Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài Nhận xét giờ học Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau. Chim Sơn Ca và bông Cúc trắng. Qua 2 tiết dạy của 2 lớp tôi có nhận xét như sau: 17 - Đối với tiết 1 lớp 1A, bài Mùa xuân đến: - Trong giờ tập đọc này tôi nhận thấy rằng học sinh đọc nối tiếp câu to, rõ ràng, trôi chảy. Phần luyện đọc câu văn dài tôi để các em tự ngắt, tôi không hướng dẫn cụ thể: học sinh tìm chỗ ngắt giọng còn lúng túng, khi đọc hiệu quả chưa cao, các em chưa biết nhấn giọng ở chỗ nào, khi đọc bài giọng còn đều đều. Tiết 2 : Lớp 2C Tập đọc Cò và Cuốc I, Mục đích yêu cầu 1, Kiến thức: đọc trơn cả bài. Đọc đúng từ khó: Cuốc, trắng phau phau, thảnh thơi, lội ruộng. - Đọc ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu giữa các cụm từ. - Biết đọc giọng của Cuốc và Cò 2, Kĩ năng: Hiểu được nghĩa các từ mới: trắng phau phau, thảnh thơi. - Hiểu nội dung bài: chuyện khuyên chúng ta phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi sung sướng. 3, Thái độ: Giáo dục các em học tập gương của Cò chăm chỉ học tập II, Đồ dùng dạy – học - Tranh vẽ Cò và Cuốc – Bảng phụ ghi câu văn dài - Sách giáo khoa III, Các hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học 1, Kiểm tra bài cũ Gọi 3 học sinh đọc bài: Một trí khôn - 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi hơn trăm trí khôn. Hỏi: Trong truyện ai là người khôn? 18 Hỏi: Câu chuyện nói nên điều gì? - Nói lên sự thông minh của gà rừng... * Nhận xét và cho điểm 2, Bài mới a, Giới thiệu bài: - Treo bức tranh và hỏi: Hỏi: Em có biết gì về loài chim tranh? - Con Cò màu trắng rất đẹp. Chim Cuốc màu đen hay ở dưới ruộng. - Cò và Cuốc là 2 loài chim cùng kiếm ăn trên đồng ruộng nhưng chúng lại có điểm khác nhau. Chúng ta cùng đọc và tìm hiểu nội dung bài này. b, Luyện đọc - Đọc mẫu: Nghe và đọc thầm theo - Đọc bài với giọng vui, nhẹ nhàng. - Hướng dẫn cách đọc toàn bài. + Giọng Cuốc: ngạc nhiên, ngây thơ + Giọng Cò: dịu dàng, vui vẻ. Gọi học sinh đọc nối tiếp câu. Đọc nối tiếp câu Theo dõi cách đọc các dấu câu ngắt nghỉ của học sinh. + Hướng dẫn luyện đọc từ khó: Ghi bảng các từ khó và hướng dẫn tỉ mỉ cách Đọc cá nhân, đồng thanh phát âm phân biệt l, n, anh/ ăn: lội ruộng nhìn lên, trắng tinh, thảnh thơi. + Hướng dẫn ngắt câu văn dài, ngắt sẵn Nghe và đọc thầm theo và hướng dẫn tỉ mỉ cách đọc. Em sống trong bụi cây dưới đất,/ nhìn lên trời xanh,/ thấy các anh chị trắng phau phau,/ đôi cánh dập dờn như múa,/ không nghĩ/ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này//. Đọc mẫu Gọi học sinh đọc Đọc cá nhân, đồng thanh. - Luyện đọc đoạn 19 - Học sinh đọc câu chú giải trong sách giáo khoa. Học sinh đọc bài trong nhóm - Nhóm trưởng hướng dẫn các bạn đọc - Theo dõi và hỗ trợ những em đọc còn chậm - Gọi học sinh thi đọc giữa các nhóm học sinh, giáo viên nhận xét. Học sinh đọc đồng thanh. c, Tìm hiểu nội dung bài. Gọi 1 học sinh đọc câu hỏi 1 Đọc câu hỏi 1 ( cả lớp đọc thầm) Hỏi: Thấy Cò lội ruộng Cuốc hỏi thế - Chị bắt tép vất vả thế chẳng sợ bùn nào? bắn bẩn hết áo trắng sao? Hỏi: Cò nói với Cuốc diều gì? - Khi làm việc ngại gì bẩn hở chị. Chuyển ý: Gọi học sinh đọc câu hỏi 2. Đọc câu hỏi 2 ( cả lớp đọc thầm) Hỏi: Vì sao Cuốc lại hỏi Cò như vậy? - Vì hằng ngày Cuốc vẫn thấy Cò bay trên trời cao, trắng phau phau. Hỏi: Cò trả lời Cuốc nh thế nào? - Phải có lúc vất vả và lội bùn mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao. Chuyển ý: Gọi 1 học sinh đọc câu hỏi 3 Đọc câu hỏi 3 ( cả lớp đọc thầm) Hỏi: Câu trả lời của Cò chứa đựng một - Phải chịu khó lao động thì mới có lúc lời khuyên. Lời khuyên ấy là gì? được sung sướng. d, Luyện đọc lại Đọc mẫu Nghe Hỏi: Bài này có mấy nhân vật? - Trả lời: Cò và Cuốc Yêu cầu học sinh đọc phân vai trong nhóm 3 phút Theo dõi và hỗ trợ những em còn lúng túng. - Mỗi nhóm cử 3 đại diện: người dẫn chuyện, Cò và Cuốc Gọi 2 nhóm lên thi đọc Học sinh, giáo viên nhận xét và bình chọn nhóm nào đọc hay. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan